Quyết định 4255/QĐ-UBND

Quyết định 4255/QĐ-UBND năm 2017 về phê duyệt Quy hoạch ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin và điện tử trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

Nội dung toàn văn Quyết định 4255/QĐ-UBND 2017 Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin điện tử Thái Nguyên


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4255/QĐ-UBND

Thái Nguyên, ngày 26 tháng 9 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH ỨNG DỤNG, PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ ĐIỆN TỬ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015;

Căn cứ Luật Giao dịch điện tử năm 2005;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin năm 2006;

Căn cứ Luật Công nghệ cao năm 2008;

Căn cứ Luật An toàn thông tin mạng năm 2015;

Căn cứ các Quyết định của Thủ tưng Chính phủ: S1064/QĐ-TTg ngày 08/7/2013 về phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Trung du và miền núi phía Bc đến năm 2020; số 260/QĐ-TTg ngày 27/02/2015 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; s 768/QĐ-TTg ngày 06/5/2016 về việc điều chỉnh quy hoạch xây dựng Vùng thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ các Nghị quyết của HĐND tỉnh: Số 40/2014/NQ-HĐND ngày 18/5/2014 thông qua đề án phát triển công nghiệp công nghệ thông tin và điện t phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa đến năm 2020; số 22/NQ-HĐND ngày 12/8/2016 thông qua Quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2025, tm nhìn đến năm 2030; số 08/NQ-HĐND ngày 18/5/2017 thông qua Quy hoạch ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin và điện tử trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030;

Xét đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 2064/TTr-KHĐT ngày 31/8/2017 về việc phê duyệt Quy hoạch ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin và điện tử trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin và điện tử trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (sau đây gọi tắt là Quy hoạch) với các nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Xây dựng tỉnh Thái Nguyên trở thành một trong những tnh đi đầu cả nước về ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin và điện tử, là trụ cột, liên kết quan trọng, bền vững trong phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng an ninh; có hạ tầng công nghệ thông tin tiên tiến, hiện đại và đảm bảo an toàn thông tin phục vụ xây dựng chính quyền điện tử, công dân, doanh nghiệp, bệnh viện, trường học điện tử, phát triển đô thị thông minh, giao thông thông minh và nông nghiệp thông minh, giao dịch thanh toán điện tử; trung tâm công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử, linh kiện, vi mạch bán dẫn của vùng Trung du miền núi phía Bắc, vùng Thủ đô Hà Nội.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Đến năm 2025

a) Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin

- Phấn đấu 100% cán bộ công chức, viên chức trong cơ quan nhà nước được trang bị máy tính, thiết bị điện tử kết nối mạng Internet, mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước với băng rộng, trên nền tảng mạng 4G, 5G có tốc độ, chất lượng cao, đảm bảo an toàn thông tin mạng, phục vụ tốt các giao dịch điện tử, thanh toán điện tử, quản lý giao thông, đô thị thông minh, nông nghiệp thông minh có hiệu lực, hiệu quả.

- Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin tập trung của tỉnh kết nối liên thông đến 100% xã, phường, thị trấn và trung ương; dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 được cung cấp, duy trì thường xuyên và thông suốt.

b) Ứng dụng công nghệ thông tin

- Xây dựng, phát triển chính quyền điện tử với 90% hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu dùng chung toàn tỉnh đồng bộ thống nhất; 100% các văn bản, tài liệu (trừ văn bản mật) được số hóa điện tử, ký strao đổi liên thông; 100% cơ quan nhà nước của tỉnh có cổng (trang) thông tin điện tử cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định; 100% thủ tục hành chính được cung cấp ở mức độ 2; 95% ở mức 3 và 50% ở mức 4 thông qua cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh và Chính phủ.

- Xây dựng và phát triển công dân điện tử, bệnh viện, trường học điện tử; quản lý giao thông và đô thị thông minh, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; 85% người dân tiếp cận thông tin trên mạng Internet; phấn đấu 100% học sinh trung học sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin, khai thác Internet; trên 95% bệnh viện, trường học ứng dụng hệ thống quản lý thông tin điều hành tổng thể.

- Trên 70% doanh nghiệp thực hiện giao dịch thương mại điện tử; 95% các siêu thị, trung tâm mua sắm, khách sạn, nhà hàng và cơ sở kinh doanh khác cho phép khách hàng thanh toán không dùng tiền mặt.

c) Phát triển công nghệ thông tin, điện tử

- Các chỉ số xếp hạng về công nghệ thông tin trong nhóm 10 tỉnh, thành phố phát triển của cả nước.

- Công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử, linh kiện và vi mạch bán dẫn là ngành, lĩnh vực công nghiệp chủ lực của tỉnh, chiếm trên 50% đến 60% giá trị sản xuất công nghiệp và 60 % đến 70% giá trị xuất khẩu.

- Giá trị sản xuất công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử, vi mạch bán dn, linh kiện điện tử và sản phẩm phụ trợ (theo giá thực tế) đến năm 2020 đạt 500.000 tỷ đồng và đến năm 2025 đạt 800.000 tỷ đồng, tốc độ tăng trưng bình quân giai đoạn 2016-2025 đạt từ 15% đến 20%.

- Ngành công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử, linh kiện, vi mạch bán dẫn giải quyết việc làm cho từ 100.000 đến 150.000 lao động.

d) Phát triển nguồn nhân lực và chuyển giao công nghệ

- 100% lãnh đạo Sở, Ban, ngành, UBND cấp huyện và cấp xã được đào tạo kiến thức, kỹ năng khai thác sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin.

- Phn đấu 100% cán bộ, công chức, viên chức sử dụng thành thạo máy tính và các ứng dụng công nghệ thông tin.

- Năng lực đào tạo, dạy nghề, nguồn nhân lực về điện tử, tự động hóa, vi mạch bán dẫn, công nghệ thông tin, phần mềm nhúng đạt chuẩn yêu cầu của doanh nghiệp, nhà đầu tư trên địa bàn tỉnh, trong nước và hướng đến quốc tế.

2.2. Đến năm 2030

- Đưa Thái Nguyên nằm trong tốp đầu cả nước về phát triển kinh tế tri thức, xã hội thông tin, phát triển chính quyền điện tử, trung tâm sản xuất, dịch vụ và đào tạo công nghệ thông tin, điện tử, linh kiện, vi mạch bán dẫn và các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Là trung tâm giáo dục, đào tạo cung cấp nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử, vi mạch bán dẫn và linh kiện điện tử của khu vực trung du miền núi phía Bắc và cả nước.

- Xây dựng khu công viên phần mềm và nội dung số, khu công nghệ thông tin tập trung tnh Thái Nguyên hoạt động hiệu quả, cơ sở hạ tầng thuận lợi, hiện đại và có giá trị kinh tế cao. Phát triển một số khu phố, tòa nhà thông minh, đô thị thông minh; quản lý giao thông thông minh; nông nghiệp thông minh; hình thành các khu hành lang công nghệ thông tin, điện tử đa phương tiện hiện đại của tỉnh.

- Công nghiệp phần mềm tăng trưởng đạt khoảng 25%/năm. Tổng doanh thu từ phn mềm và dịch vụ phần mềm đạt từ 2 đến 5 tỷ USD/năm.

- Công nghiệp nội dung số tăng trưởng đạt khoảng 20%/năm. Tổng doanh thu từ công nghiệp nội dung số đạt khoảng 5 tỷ USD/năm.

- Công nghiệp phần cứng, vi mạch bán dẫn, linh kiện điện tử tăng trưởng đạt khoảng 10%/năm. Tổng doanh thu đạt khoảng 45 tỷ USD/năm.

- Hệ thống cơ sở dữ liệu thư viện lõi IP (intellectual property core), phần mềm thiết kế, phát triển vi mạch bán dẫn được trang bị phổ biến trong các cơ sở đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, doanh nghiệp nghiên cứu, thiết kế và sản xuất công nghiệp bán dẫn điện tử trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

II. NỘI DUNG QUY HOẠCH

1. Ứng dụng công nghệ thông tin, điện tử

1.1. Trong cơ quan Đng và Nhà nước

- Đầu tư Trung tâm dữ liệu tập trung của cơ quan Đảng; hệ thống hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin tập trung, mạng đô thị băng rộng (metronet), mạng truyền số liệu chuyên dùng cho cơ quan nhà nước thống nhất từ tỉnh đến xã đảm bảo hoạt động đồng bộ song song, có dự phòng đáp ứng nhu cầu triển khai các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển chính quyền điện tử phục vụ cải cách hành chính, sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.

- Triển khai đồng bộ kiến trúc Chính phủ điện tử thống nhất, liên thông kết nối với trung ương và từ tỉnh đến xã; các ứng dụng, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, dùng chung được đầu tư thống nhất đảm bảo kết nối liên thông theo chiều dọc và ngang, an toàn và bảo mật thông tin.

1.2. Trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ

- Cung cấp các hoạt động giao tiếp, giao dịch điện tử, thanh toán điện tử. Phát triển mnh thương mại điện tử, mua sắm qua mạng; cung cấp các dịch vụ thu phí, lệ phí điện tử; các hệ thống thanh toán bằng thẻ tín dụng.

- Ứng dụng công nghệ thông tin và điện tử trong hoạt động quản lý, điều hành; quảng bá thương hiệu; tiếp thị, mở rộng thị trường; giám sát, tự động hóa các quy trình sản xuất; thiết kế, kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, năng suất lao động, tăng khả năng cạnh tranh và hội nhập quốc tế.

1.3. Trong các lĩnh vực đời sống xã hội

- Phát triển và cung cấp dịch vụ điện tử trong các hoạt động ngân hàng, dịch vụ vận tải; điện, nước, viễn thông, dịch vụ công khác như vệ sinh môi trường, thu phí, lệ phí, bán hàng qua mạng, thanh toán qua mạng, hệ thống hóa đơn điện tử, vé điện tử, sàn giao dịch điện tử phục vụ nhu cầu xã hội.

- Phát triển các trường học, bệnh viện điện tử; đô thị thông minh, quản lý giao thông thông minh, nông nghiệp thông minh và ứng dụng công nghệ cao đồng bộ, hiệu quả; phát triển cộng đồng số và thu hẹp khoảng cách số theo ngành nghề, địa phương và theo nhóm.

1.4. Đảm bảo an toàn thông tin mạng

- Hệ thống thông tin của cơ quan Đảng, Nhà nước và các doanh nghiệp có mức độ an toàn thông tin và tin cậy cao; đầu tư hệ thống theo dõi, giám sát, cảnh báo sớm những rủi ro và khắc phục sự cố về an toàn thông tin.

- Các hoạt động ng dụng công nghệ thông tin và trao đổi dữ liệu điện tử phải áp dụng tiêu chuẩn an toàn thông tin; hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, dịch vụ công trực tuyến trên địa bàn tỉnh được sao lưu và đảm bảo an toàn, an ninh mạng ở mức cao theo quy định. Các văn bản chính thức trao đi trên mạng của cơ quan nhà nước cấp tỉnh đến xã phải được ký điện tử bằng chữ ký số.

2. Phát triển công nghệ thông tin và điện tử

- Xây dựng, triển khai các chương trình nhằm tiếp cận và tận dụng ưu thế cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 để huy động nguồn lực đầu tư phát triển công nghệ thông tin, điện tử, vi mạch bán dẫn và linh kiện trên địa bàn tỉnh.

- Thực hiện đầu tư xây dựng: Khu công nghệ thông tin tập trung; công viên phần mềm và nội dung số; tòa tháp ươm tạo công nghệ và doanh nghiệp; trung tâm nghiên cứu và chuyển giao công nghệ; triển khai chương trình hỗ trợ khởi nghiệp, ươm tạo công nghệ và doanh nghiệp; thúc đy ứng dụng Internet of things (Internet kết ni vạn vật), từng bước hòa nhập vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

- Tập trung nghiên cứu, sản xuất các phần mềm nhúng; cung ứng các dịch vụ điện toán đám mây (Cloud Computing), dịch vụ an toàn thông tin và khuyến khích các dịch vụ đào tạo, gia công phn mềm (ITO), gia công quy trình (BPO). Phát triển dịch vụ dữ liệu, phân tích khai phá dữ liệu; trí tuệ nhân tạo; xây dựng các trung tâm dữ liệu (Data Center), trung tâm dịch vụ.

- Hỗ trợ chuyển giao và xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu thư viện lõi IP (intellectual property core), phần mềm thiết kế, phát triển vi mạch bán dẫn trong các cơ sở đào tạo, phát triển nguồn nhân lực của đại học Thái Nguyên.

3. Phát triển công nghiệp điện tử chuyên dùng

Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển trong doanh nghiệp; hỗ trợ từ ngân sách cho nghiên cứu phát triển, chuyển giao công nghệ, thực hiện chương trình đặt hàng khoa học công nghệ trong việc nghiên cứu chế tạo các sản phẩm điện tử chuyên dùng phục vụ hoạt động khai thác khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng, luyện kim, cơ khí, nông nghiệp, quản lý giám sát môi trường.

Đầu tư, xây dựng Trung tâm nghiên cứu và thiết kế vi mạch.

3.1. Quy hoạch thứ tự định hướng ưu tiên phát triển

Công nghiệp vi mạch bán dẫn, vi cơ điện tử, phần mềm nhúng, điều khiển tự động hóa; công nghiệp linh kiện; sản xuất, lắp ráp sản phẩm hoàn thiện.

3.2. Quy hoạch phát triển sản phẩm và cơ cấu sản phẩm

Ưu tiên phát triển sản xuất các sản phẩm điện tử: Thiết bị thông minh, mạng và ngoại vi; thiết bị điện tử ngành y tế, sinh học và nông nghiệp; linh kiện, phụ tùng và sản phẩm phụ trợ; các sản phẩm điều khiển, giám sát tự động và các cơ cấu chấp hành; các bộ điều khiển s(CNC) cho các máy công cụ và các máy gia công chế tạo; thiết bị điều khiển và hệ thống tự động cho các loại máy nâng hạ có trọng tải lớn; robot công nghiệp chuỗi hở, robot song song có 3 bậc tự do trở lên; tăng tỷ trọng sản phm điện tử chuyên dùng và phụ tùng linh kiện điện bng việc tập trung sản xuất, lắp ráp các sản phẩm điện tử chuyên dùng, các sản phẩm công nghệ cao.

3.3. Quy hoạch phát triển công nghiệp linh kiện, vi mạch bán dẫn

- Tập trung thu hút các doanh nghiệp FDI vào các ngành điện tử công nghệ cao, đặc biệt là công nghiệp thiết kế, sản xuất vi mạch bán dẫn; phối hợp chặt chẽ với các trường đại học, các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp để nghiên cứu, đề xuất và đưa vào sản xuất các sản phẩm có hàm lượng giá trị gia tăng cao, hỗ trợ phát triển các sản phẩm mới; sản xuất các linh kiện điện tử và vi mạch bán dẫn theo hướng liên doanh, liên kết, tập trung vào khâu thiết kế, chế tạo các sản phẩm công nghệ cao được Nhà nước ưu tiên, khuyến khích đầu tư phát triển.

3.4. Phát triển thị trường điện tử

- Tăng cường xúc tiến thương mại, tổ chức hệ thống mạng lưới đại lý tiêu thụ sản phẩm, các dịch vụ bảo hành, bảo dưỡng và cung ứng phụ tùng vật tư thay thế; xây dựng cổng thông tin điện tử xúc tiến đầu tư trên mạng Internet.

- Đầu tư phát triển và hình thành các ngân hàng, kho dữ liệu, tài liệu, sáng chế, giải pháp hữu ích; mua, chuyển giao các dữ liệu, báo cáo, phân tích, dự báo hằng năm của các tổ chức quốc tế uy tín phục vụ việc nghiên cứu, tham mưu của các cấp, các ngành, các địa phương trên địa bàn tỉnh; xây dựng và hình thành các bộ tài liệu, dữ liệu chuyên đề đa ngôn ngữ, đa dạng hình thức để phục vụ công tác đối ngoại, xúc tiến đầu tư.

4. Phát triển công nghiệp hỗ trợ

Xây dựng chương trình hợp tác với các tỉnh lân cận để sớm hình thành chuỗi cung ứng ổn định, bền vững các sản phẩm phụ trợ đảm bảo hài hòa lợi ích, cùng phát triển; ưu tiên và huy động mọi nguồn lực để thực hiện đầu tư, thu hút đầu tư trong nước xây dựng nhà máy sản xuất sản phẩm hỗ trợ cho công nghiệp phần cứng, điện tử chuyên dùng, linh kiện, vi mạch bán dẫn làm nền tảng vững chắc cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trên cơ sở khai thác sử dụng thế mạnh của tỉnh về cơ khí, luyện kim, vật liệu, khoáng sản (đồng, vàng, titan, thiếc, kẽm và quặng đa kim).

Thu hút đầu tư và phát triển từ 1 đến 3 doanh nghiệp trong nước chuyên sản xuất các sản phẩm tiêu chuẩn phục vụ các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế tạo cơ khí cơ bản như: đúc, gia công áp lực, gia công chính xác, hóa nhiệt luyện, xử lý bề mặt tại Thái Nguyên.

4.1. Phát triển các sản phẩm phụ trợ

- Phát triển sản xuất sản phẩm luyện quặng ilmenit và sản xuất titanium, hợp kim chất lượng cao, vật liệu gốm sứ kỹ thuật, vật liệu composite nền kim loại, composite nền cao phân tử phục vụ phát triển công nghệ cao, công nghiệp công nghệ thông tin và điện tử; các bộ điều khiển số (CNC) cho các máy công cụ và các máy gia công chế tạo; thiết bị điều khiển và hệ thống tự động cho các loại máy nâng hạ có trọng tải lớn; robot công nghiệp chuỗi hở, robot song song có 3 bậc tự do trở lên.

- Phát triển sản xuất phần mềm nhúng, phần mềm điều khiển, an ninh quốc phòng, phần mềm ứng dụng quản lý, điều hành và dịch vụ phục vụ các ngành công nghiệp công nghệ cao; hình thành hệ thống nghiên cứu phát triển và sản xuất vật liệu mới, đặc biệt là vật liệu điện tử; từng bước ưu tiên phát triển các sản phẩm: các chi tiết 5C của động cơ; các linh kiện, cụm linh kiện thuộc cơ cấu điều khiển, cơ cấu chấp hành sử dụng trong thiết bị tự động hóa, thiết bị công nghiệp chuyên dụng.

4.2. Phát triển sản xuất nguyên liệu

Tập trung sản xuất các sản phẩm thép công nghệ cao, tiên tiến, có quy mô lớn sử dụng công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trường; sử dụng có hiệu quả việc khai thác tài nguyên khoáng sản; hỗ trợ phát triển một số doanh nghiệp khoa học và công nghệ trong lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng sản xuất các sản phẩm mà Thái Nguyên có lợi thế và tiềm năng phát triển ứng dụng trong việc sản xuất các sản phẩm công nghệ cao.

5. Phát triển nguồn nhân lực

- Hỗ trợ phát triển Đại học Thái Nguyên trở thành trung tâm phát triển nguồn lực, thực hiện các nhiệm vụ: Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ; phát triển chương trình khởi nghiệp và sáng tạo; thúc đẩy phát triển ứng dụng (Internet kết nối vạn vật) tiếp cận với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.

- Đào tạo ứng dụng trong các cơ quan Đảng và Nhà nước; phát triển nguồn nhân lực phục vụ phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử, linh kiện và vi mạch bán dẫn; Hỗ trợ người dân nâng cao trình độ, nhận thức trong việc tiếp cận các dịch vụ công, mua sắm qua mạng, giao dịch điện tử, thanh toán điện tử... đảm bảo an toàn bảo mật và thu hẹp khoảng cách số.

6. Định hướng liên kết vùng, hợp tác quc tế

- Thực hiện hợp tác quốc tế, ngoại giao, đối ngoại, xúc tiến đầu tư theo chiu sâu, làm sâu sắc hơn quan hệ với các đối tác đảm bảo bn vững, lâu dài với các quốc gia, tập đoàn lớn toàn cầu. Xây dựng định hướng không gian quy hoạch để hình thành chuỗi các nhà máy sản xuất sản phẩm phụ trợ với sản xuất sản phẩm hoàn thiện để hình thành liên kết giữa các tỉnh lân cận đảm bảo bền vững, hữu cơ, lâu dài, là động lực hỗ trợ để cùng nhau phát triển.

- Thúc đẩy hợp tác với các tổ chức, tập đoàn đa quốc gia, cá nhân trong nước và nước ngoài, người Việt Nam ở nước ngoài tham gia phát triển công nghệ thông tin và điện tử. Tham gia vào các diễn đàn, hội thảo quốc tế, hiệp hội nghề nghiệp (phn mềm nguồn mở, vi mạch bán dẫn,...) của khu vực và quốc tế để tăng cường khả năng hợp tác, học tập và trao đổi kinh nghiệm trong quá trình phát triển.

III. DANH MỤC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ

(Chi tiết theo phụ lục kèm theo)

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Tổng nhu cầu vốn đến năm 2025: 2.913,7 tỷ đồng, trong đó:

- Vốn ngân sách Trung ương: 951,40 tỷ đồng.

- Vốn ngân sách địa phương: 966,30 tỷ đồng, chia ra:

+ Vốn sự nghiệp: 317,5 tỷ đồng.

+ Vốn đầu tư: 648,8 tỷ đồng.

- Vốn hợp pháp khác: 996,00 tỷ đồng.

V. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

1. Nhóm giải pháp quản lý nhà nước

2. Nhóm các giải pháp về vốn và đầu tư

3. Nhóm giải pháp về thị trường, công nghệ và môi trường

4. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực

5. Nhóm giải pháp phát triển công nghiệp hỗ trợ

6. Nhóm giải pháp về tăng cường liên kết, hợp tác và hội nhập.

(Có Đề án quy hoạch chi tiết kèm theo)

Điều 2. Giao Sở Thông tin và Truyền thông tổ chức công bố Quy hoạch đến các tổ chức, cá nhân có liên quan. Chủ trì, phối hợp vi các Sở, Ban, ngành, địa phương, các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch; kiểm tra, theo dõi việc thực hiện Quy hoạch, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

Giao Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu, báo cáo UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện các chương trình, dự án trọng tâm; các S, Ban, ngành, địa phương, đơn vị căn cứ chức năng nhiệm vụ và nội dung liên quan trong Quy hoạch, phối hợp tổ chức triển khai thực hiện theo quy định.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Thông tin và Truyền thông; Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính; Xây dựng; Giám đốc các Sở, ngành, đơn vị liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3 (T/h);
- Bộ Thông tin và Truyền thông;
- Thường trực Tỉnh ủy;
- Thường tr
c HĐND tỉnh;
- Chủ tịch
, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- Các Sở, Ban, ng
ành, đoàn thể ở tỉnh;
- Các Ph
ó Chánh Văn phòng UBND tỉnh;
- Trung t
âm Thông tin tnh;
- Lưu: VT,
TH.
Loctv/QĐ.10/50b

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH THƯỜNG TRỰC




Nhữ Văn Tâm

 

PHỤ LỤC:

DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ TRONG GIAI ĐOẠN 2017-2020 VÀ GIAI ĐOẠN 2021-2025
(Kèm theo Quyết định số 4255/QĐ-UBND ngày 26/9/2017 của UBND tỉnh Thái Nguyên)

STT

Mã

Chương trình, dự án, nhiệm vụ

Tổng đầu tư giai đoạn 2017-2020 (Tỷ đồng)

Tng đầu tư giai đoạn 2021-2025 (tỷ đồng)

Ghi chú

Tổng số

Chia ra

Tổng số

Chia ra

NSTW

NSĐP

Hp pháp khác

NSTW

NSĐP

Hp pháp khác

Chi thường

Chi ĐTPT

Chi thường

Chi ĐTPT

 

 

TNG CỘNG

455.4

152.9

104.0

182.5

16.0

2,458.3

798.5

213.5

466.3

980.0

 

A

NG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

341.2

152.9

67.3

121.0

0.0

690.8

273.0

138.0

244.8

35.0

 

I

Xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật CNTT

206.7

81.3

23.9

101.5

0.0

340.1

101.0

50.0

189.1

0.0

 

1

QHCNTT-01

Dự án thuê ngoài mạng truyền dẫn chuyên dùng cơ quan đảng nhà nước có dự phòng từ tỉnh tới xã theo hình thức thuê ngoài

5.5

0.0

 

5.5

0.0

10.5

0.0

 

10.5

0.0

 

2

QHCNTT-02

Đầu tư, trang bị thiết bị làm việc cho cán bộ công chức, nâng cấp mạng LAN cho các cơ quan nhà nước

48.4

0.0

 

48.4

0.0

78.9

0.0

 

78.9

0.0

 

3

QHCNTT-03

Dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin tập trung trong hoạt động của cơ quan nhà nước

57.6

35.0

 

22.6

0.0

78.2

40.0

 

38.2

0.0

 

4

QHCNTT-04

Dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật cơ quan Đảng

16.5

0.0

 

16.5

0.0

30.7

3.0

 

27.7

0.0

 

5

QHCNTT-05

Dự án đầu tư hạ tầng kỹ thuật CNTT cơ quan HĐND

5.5

2.0

 

3.5

0.0

20.9

5.0

 

15.9

0.0

 

6

QHCNTT-06

Dự án đầu tư hạ tầng xác thực, trục liên thông, tích hợp kết nối liên thông dữ liệu, ứng dụng và thanh toán điện tử

5.0

0.0

 

5.0

0.0

20.9

3.0

 

17.9

0.0

 

7

QHCNTT-07

Hệ thống đảm bảo an ninh mạng cho Chính quyền điện tử tỉnh Thái Nguyên

68.2

44.3

23.9

 

0.0

100.0

50.0

50.0

 

0.0

 

II

Ứng dụng trong nội bộ cơ quan, đơn vị và phục v người dân, doanh nghiệp

134.5

71.6

43.4

19.5

0.0

350.7

172.0

88.0

55.7

35.0

 

8

QHCNTT-08

Ứng dụng CNTT xây dựng nền tảng Chính quyền điện tử tập trung tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020 theo Nghị Quyết 36a của Chính phủ

88.7

57.6

31.1

 

0.0

128.5

75.0

53.5

 

0.0

 

9

QHCNTT-09

ng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan Đảng

8.3

0.0

8.3

 

0.0

15.7

5.0

10.7

 

0.0

 

10

QHCNTT-10

Ứng dụng CNTT trong hoạt động của các cơ quan HĐND

4.0

0.0

4.0

 

0.0

10.8

3.0

7.8

 

0.0

 

11

QHCNTT-11

Phát triển Thương mại điện tử

5.0

2.0

 

3.0

0.0

20.7

10.0

 

10.7

0.0

 

12

QHCNTT-12

Ứng dụng CNTT trong giáo dục

4.8

2.0

0.0

2.8

0.0

18.0

10.0

0.0

8.0

0.0

 

13

QHCNTT-13

Ứng dụng CNTT trong y tế

7.2

3.0

0.0

4.2

0.0

27.0

15.0

0.0

12.0

0.0

 

14

QHCNTT-14

Ứng dụng CNTT trong phát triển nông nghiệp công nghệ cao, giao thông thông minh và quản lý đô th

10.5

5.0

 

5.5

0.0

100.0

40.0

 

25.0

35.0

 

15

QHCNTT-15

ng dụng CNTT trong đảm bảo an ninh, chính trị nội bộ, an toàn thông tin

6.0

2.0

 

4.0

0.0

30.0

14.0

16.0

 

0.0

 

B

PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, ĐIỆN TỬ

114.2

0.0

36.7

61.5

16.0

1,767.5

525.5

75.5

221.5

945.0

 

I

Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin và điện tử

38.0

0.0

0.0

22.0

16.0

1,485.0

420.0

0.0

155.0

910.0

 

16

QHCNTT-16

Xây dựng Khu Công nghệ thông tin tập trung tnh Thái

10.0

0.0

 

8.0

2.0

678.0

150.0

 

35.0

493.0

 

17

QHCNTT-17

Xây dựng Khu Công viên phần mềm và nội dung s Quyết

10.0

0.0

 

8.0

2.0

357.0

110.0

 

25.0

222.0

 

18

QHCNTT-18

Đầu tư xây dựng Tòa tháp ươm tạo công nghệ, doanh nghiệp và hệ sinh thái khởi nghiệp

3.0

0.0

 

1.0

2.0

125.0

45.0

 

25.0

55.0

 

19

QHCNTT-19

Dự án hỗ trợ nghiên cứu sản xuất vi mạch bán dẫn, thiết kế vi mạch, sản phẩm công nghệ thông tin, điện tử

0.0

0.0

 

0.0

0.0

100.0

45.0

 

35.0

20.0

 

20

QHCNTT-20

Dự án hỗ trợ đầu tư xây dựng Trung tâm, viện nghiên cứu phát triển CNTT&ĐT

15.0

0.0

 

5.0

10.0

25.0

10.0

 

10.0

5.0

 

21

QHCNTT-21

Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: điện, thông tin truyền thông, nước, xử lý chất thi, cảnh quan môi trưng, giao thông, nhà ở xã hội, dịch vụ công cộng

0.0

0.0

 

0.0

0.0

200.0

60.0

 

25.0

115.0

 

II

Phát triển công nghiệp hỗ trợ CNTT&ĐT

6.5

0.0

0 0

6.5

0.0

75.0

40.0

0.0

35.0

0.0

 

22

QHCNTT-22

Dự án khảo sát thăm dò, phân tích đánh giá vùng tài nguyên khoáng sản, vật liệu phục vụ xây dựng và phát triển công nghiệp hỗ trợ CNTT&ĐT

3.5

0.0

 

3.5

0.0

0.0

0.0

 

0.0

0.0

 

23

QHCNTT-23

Nghiên cứu, sản xuất và chế tác các sn phẩm thành phần 3D, phần mềm điều khiển và nhúng cho công nghiệp nội dung số, điện tử

3.0

0.0

 

3.0

0.0

25.0

10.0

 

15.0

0.0

 

24

QHCNTT-24

Hỗ trợ sản xuất khuôn mẫu, khuôn đúc và các cu phần của sản phẩm hoàn thiện của sản phẩm công nghệ thông tin và

0.0

0.0

 

0.0

0.0

50.0

30.0

 

20.0

0.0

 

III

Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu và chuyển giao công nghệ

51.0

0.0

18.0

33.0

0.0

145.0

45.5

36.0

31.5

32.0

 

25

QHCNTT-25

Xây dựng chương trình thu hút chuyên gia cao cấp trong và ngoài nước, hỗ trợ khởi nghiệp cho lưu học sinh sau khi về nước và sinh viên mới ra trường khởi nghiệp, hỗ trợ thành lập doanh nghiệp trong ngành CNTT&ĐT

2.0

0.0

2.0

 

0.0

10.0

3.0

7.0

 

0.0

 

26

QHCNTT-26

Hỗ trợ doanh nghiệp tổ chức nghiên cứu chuyển giao công nghệ thiết kế, chế tạo vi mạch bán dẫn, vi cơ điện tử, sản xuất phần mềm nhúng, phần mềm điều khiển tự động, robot; mua bn quyền, chuyển giao sáng chế, giải pháp hữu ích của quốc tế trong ngành CNTT&ĐT

12.0

0.0

 

12.0

0.0

25.0

10.0

 

9.0

6.0

 

27

QHCNTT-27

Xây dựng kho dữ liệu sáng chế, giải pháp hữu ích phục vụ nghiên cứu phát triển CNC-CNTT&ĐT

1.0

0.0

 

1.0

0.0

5.0

2.5

 

2.5

0.0

 

28

QHCNTT-28

Hỗ trợ đào tạo công nhân kỹ thuật, kỹ thuật viên lành nghề, hỗ trợ xây dựng phát triển Trường nghề chất lượng cao, đạt chuẩn Quốc tế;

13.0

0.0

13.0

 

0.0

35.0

10.0

19.0

 

6.0

 

29

QHCNTT-29

Hỗ trợ doanh nghiệp, tổ chức đu tư xây dựng các phòng thí nghiệm phục vụ nghiên cứu phát triển các sản phẩm Công nghệ thông tin và điện tử

20.0

0.0

 

20.0

0.0

55.0

15.0

 

20.0

20.0

 

30

QHCNTT-30

Chương trình hỗ trợ đào tạo 200 kỹ sư bán dẫn, kỹ sư thiết kế, kỹ sư sản xuất, kỹ sư quy trình và thiết bị để phục vụ phát triển công nghiệp linh kiện, vi mạch bán dẫn

3.0

0.0

3.0

 

0.0

15.0

5.0

10.0

 

0.0

 

IV

Xây dựng cơ chế chính sách, xúc tiến thương mại, phát triển thị trường, hợp tác và hội nhập quốc tế

18.7

0.0

18.7

0.0

0.0

62.5

20.0

39.5

0.0

3.0

 

31

QHCNTT-31

Chương trình phát triển sản phm trọng điểm CNTT&ĐT mang thương hiệu Thái Nguyên

10.0

0.0

10.0

 

0.0

35.0

20.0

12.0

 

3.0

 

32

QHCNTT-32

Xây dựng chính sách khuyến khích hình thành phát triển tại Khu CNTT tập trung, Công viên phần mềm, cụm công nghiệp hỗ trợ, cụm công nghiệp điện tử thúc đẩy sự quy tụ, đầu tư của các doanh nghiệp nhằm tạo sự liên kết, nâng cao hiệu qu hoạt động của các doanh nghiệp

1.0

0.0

1.0

 

0.0

5.0

0.0

5.0

 

0.0

 

33

QHCNTT-33

Xây dựng bộ các tài liệu, cơ sở dữ liệu phục vụ xúc tiến, hợp tác đầu tư phát triển

1.2

0.0

1.2

 

0.0

5.0

0.0

5.0

 

0.0

 

34

QHCNTT-34

Tổ chức thực hiện dịch Tiếng Anh và một số tiếng Bản địa của các Quốc gia trọng điểm thu hút đầu tư phát triển CNTT&ĐT đối với các thủ tục hành chính có yếu tố nước

2.5

0.0

2.5

 

0.0

5.5

0.0

5.5

 

0.0

 

35

QHCNTT-35

Chương trình hỗ trợ Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh xây dựng, công nhận, áp dụng các tiêu chuẩn Quốc tế trong lĩnh vực sn xuất, kinh doanh thuộc lĩnh vực CNTT&ĐT

2.0

0.0

2.0

 

0.0

5.0

 

5.0

 

0.0

 

36

QHCNTT-36

Xây dựng và tổ chức thực hiện các chiến lược ngoại giao và hợp tác quốc tế theo chiều sâu, bền vững

2.0

0.0

2.0

 

0.0

7.0

0.0

7.0

 

0.0

 

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 4255/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu4255/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành26/09/2017
Ngày hiệu lực26/09/2017
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcCông nghệ thông tin
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 4255/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 4255/QĐ-UBND 2017 Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin điện tử Thái Nguyên


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 4255/QĐ-UBND 2017 Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin điện tử Thái Nguyên
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu4255/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Thái Nguyên
                Người kýNhữ Văn Tâm
                Ngày ban hành26/09/2017
                Ngày hiệu lực26/09/2017
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcCông nghệ thông tin
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Quyết định 4255/QĐ-UBND 2017 Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin điện tử Thái Nguyên

                        Lịch sử hiệu lực Quyết định 4255/QĐ-UBND 2017 Quy hoạch phát triển công nghệ thông tin điện tử Thái Nguyên

                        • 26/09/2017

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 26/09/2017

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực