Quyết định 43/2009/QĐ-UBND

Quyết định 43/2009/QĐ-UBND ban hành Chính sách hỗ trợ phát triển giống cây trồng giai đoạn 2010 – 2015 tại tỉnh Bình Định do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành

Quyết định 43/2009/QĐ-UBND Chính sách hỗ trợ phát triển giống cây trồng giai đoạn 2010 – 2015 đã được thay thế bởi Quyết định 52/2015/QĐ-UBND Chính sách hỗ trợ phát triển giống cây trồng giai đoạn 2016 2020 Bình Định và được áp dụng kể từ ngày 01/01/2016.

Nội dung toàn văn Quyết định 43/2009/QĐ-UBND Chính sách hỗ trợ phát triển giống cây trồng giai đoạn 2010 – 2015


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------

Số: 43/2009/QĐ-UBND

Quy Nhơn, ngày 20 tháng 10 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản Quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Kết luận số 195 – KL/TU ngày 05/10/2009 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (khóa XVII) tại Hội nghị lần thứ 58;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chính sách hỗ trợ phát triển giống cây trồng giai đoạn 2010 – 2015 tại tỉnh Bình Định.

Điều 2.

1. Căn cứ nội dung của Chính sách này, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT chịu trách nhiệm chủ trì trong việc phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện hàng năm; kiểm tra, theo dõi việc thực hiện để tham mưu, đề xuất điều chỉnh, bổ sung chính sách kịp thời.

2. UBND các huyện, thành phố chủ động phối hợp với các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể quần chúng, hội nghề nghiệp để phổ biến nội dung chính sách này cho nhân dân biết và tổ chức triển khai thực hiện chính sách này hàng năm đạt hiệu quả.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Thủ trưởng các sở, ban, đơn vị có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Thiện

CHÍNH SÁCH

HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN GIỐNG CÂY TRỒNG GIAI ĐOẠN 2010 – 2015 TẠI TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 43/2009/QĐ-UBND ngày 20/10/2009 của UBND tỉnh)

Phần 1

CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ MỤC TIÊU ĐẠT ĐƯỢC

Điều 1. Cơ sở pháp lý và sự cần thiết để ban hành chính sách

- Căn cứ Nghị quyết TW 7 và Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết TW 7 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn ;

- Căn cứ Quyết định số 17/2006/QĐ-TTg ngày 20/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp đến năm 2010.

Trong những năm qua, việc đầu tư phát triển giống cây trồng của tỉnh và các huyện, thành phố đã nâng cao hiệu quả sản xuất ngành trồng trọt. Năng suất, sản lượng của nhiều loại cây trồng tăng khá; cơ cấu cây trồng, mùa vụ có nhiều chuyển biến tích cực; sản lượng lương thực năm 2008 đã vượt mục tiêu kế hoạch đề ra cho năm 2010. Nhờ vậy, đã góp phần giữ vững tốc độ tăng trưởng về giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm của ngành nông nghiệp ở mức cao.

Tuy nhiên công tác khảo nghiệm, phục tráng, nhân và cung ứng giống cây trồng trong thời gian qua vẫn chưa đáp ứng kịp yêu cầu của thực tế của sản xuất. Nguyên nhân là do: cơ sở vật chất kỹ thuật, đất đai, kinh phí phục vụ công tác giống chưa được quy hoạch và đầu tư đồng bộ; hệ thống sản xuất dịch vụ giống và lực lượng cán bộ kỹ thuật ở cơ sở còn nhiều bất cập; các loại giống mới, giống lai, giá bán cao vượt quá khả năng của nông dân.

Vì vậy việc ban hành chính sách hỗ trợ phát triển giống cây trồng nhằm khuyến khích sản xuất, cung ứng, sử dụng giống mới có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tiếp tục nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các sản phẩm trồng trọt của tỉnh ta trong thời gian đến.

Điều 2. Mục tiêu

1. Đẩy mạnh công tác khảo nghiệm và phục tráng giống cây trồng; áp dụng công nghệ tiên tiến để tuyển chọn ra nhiều giống mới có đặc tính tốt phục vụ sản xuất.

2. Khuyến khích nông dân áp dụng giống mới, giống ưu thế lai có năng suất, chất lượng cao, nâng tỷ lệ sử dụng giống tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất, góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh, hiệu quả sản xuất của ngành trồng trọt và thu nhập của nông dân.

3. Dự trữ giống lúa để chủ động, kịp thời khắc phục hậu quả thiên tai. Đảm bảo số lượng, chất lượng, cơ cấu giống; cung ứng kịp thời vụ cho các hộ nông dân vùng bị thiên tai để phục hồi sản xuất, ổn định cuộc sống.

4. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư vào khảo nghiệm, tuyển chọn, sản xuất giống nhằm xây dựng hệ thống sản xuất và cung ứng giống cây trồng ngày càng hoàn thiện, theo hướng hiện đại.

Phần 2

NỘI DUNG CHÍNH SÁCH

Điều 3. Hỗ trợ khảo nghiệm, kiểm nghiệm và phục tráng giống cây trồng

1. Tổ chức khảo nghiệm, kiểm nghiệm giống cây trồng nhằm tuyển chọn các giống mới có năng suất cao, chất lượng tốt bổ sung vào cơ cấu giống của tỉnh. Tiến hành phục tráng các giống đặc sản của địa phương, các giống cây trồng không còn nguồn giống gốc để phục hồi các đặc tính tốt của giống phục vụ sản xuất.

2. Ngân sách hỗ trợ 100% kinh phí cho công tác khảo nghiệm và phục tráng giống cây trồng. Mức kinh phí hỗ trợ cụ thể theo dự toán được duyệt hàng năm.

Điều 4. Hỗ trợ nhân giống lúa thuần

1. Hỗ trợ mua giống lúa siêu nguyên chủng:

- Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí mua giống lúa siêu nguyên chủng để sản xuất giống lúa nguyên chủng theo kế hoạch hàng năm của tỉnh. Thời gian hỗ trợ là 6 năm, từ năm 2010 đến 2015.

2. Trợ giá giống lúa nguyên chủng:

- Ngân sách tỉnh trợ giá giống lúa nguyên chủng để sản xuất giống lúa xác nhận theo kế hoạch hàng năm của tỉnh, bảo đảm đủ lượng giống lúa xác nhận cho 100% diện tích gieo trồng lúa.

- Mức trợ giá đối với giống lúa nguyên chủng sản xuất trong tỉnh là 30% giá giống, mức trợ giá đối với giống lúa nguyên chủng mua ngoài tỉnh là 40% giá giống (Sở Tài chính chủ trì phối hợp Sở Nông nghiệp và PTNT kiểm tra và thẩm định giá giống để làm cơ sở hỗ trợ).

- Thời gian trợ giá là 6 năm, từ năm 2010 đến 2015. Đối tượng được trợ giá là các đơn vị được giao nhiệm vụ sản xuất giống lúa xác nhận.

3. Tổ chức sản xuất và cung ứng giống lúa xác nhận:

- UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và PTNT, UBND các xã tổ chức và hướng dẫn các HTXNN nhân giống lúa xác nhận, tổ chức quản lý chất lượng, đảm bảo cung ứng đủ nhu cầu giống lúa xác nhận cho nông dân trên địa bàn với giá cả hợp lý. Giá 1kg giống lúa xác nhận Hợp tác xã NN bán cho nông dân bằng hoặc thấp hơn 1,3 kg lúa thịt tại cùng thời điểm.

- UBND các huyện, thành phố chỉ đạo UBND cấp xã ưu tiên giao đất công ích của xã để Hợp tác xã NN sản xuất giống; chỉ đạo kiện toàn đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ kỹ thuật để nâng cao năng lực sản xuất dịch vụ giống của các Hợp tác xã NN.

Điều 5. Hỗ trợ nhân giống và phát triển lúa lai

1. Hỗ trợ sản xuất hạt giống lúa lai F1:

Ngân sách tỉnh hỗ trợ 100% kinh phí mua giống lúa bố mẹ trong 6 năm (kể từ năm 2010); hỗ trợ kinh phí thuê chuyên gia hướng dẫn kỹ thuật và chuyển giao công nghệ sản xuất lúa lai trong 3 năm đầu để liên kết tổ chức sản xuất hạt giống lúa lai F1 tại tỉnh, nhằm chuyển giao công nghệ, hạ giá thành sản xuất và có giá bán hợp lý tại địa phương, chủ động đáp ứng một phần nguồn giống cho việc phát triển giống lúa lai của tỉnh.

Đối tượng được hỗ trợ: Các đơn vị sản xuất hạt lai F1 theo cơ cấu giống của tỉnh để cung ứng hạt giống lúa lai cho sản xuất của nông dân trong tỉnh. Giá bán hạt lai F1 của các đơn vị này bằng giá thành sản xuất cộng với chi phí quản lý và lưu thông được duyệt (giao Sở Tài chính chủ trì phối hợp các sở liên quan xác định chi phí và giá bán).

2. Trợ giá sử dụng giống lúa lai:

- Diện tích sử dụng giống lúa lai: tăng dần từ 10.000 ha năm 2010 lên 13.000 ha năm 2013, mỗi năm tăng 1.000 ha.

- Định mức lượng giống lúa lai F1 cho 1 ha gieo trồng: 40 - 45 kg/ha.

- Loại giống trợ giá: các giống lúa lai trong cơ cấu giống của tỉnh, gồm 2 nhóm giống: nhóm chất lượng gạo trung bình chiếm 40% diện tích; và nhóm chất lượng gạo ngon 60% diện tích. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT phân loại nhóm giống, phân bổ diện tích và loại giống hỗ trợ cho từng địa phương.

- Mức trợ giá, đối tượng hỗ trợ:

+ Đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số: mức trợ giá 100% giá giống. Nguồn kinh phí: đối với các hộ đồng bào dân tộc thiểu số của 3 huyện miền núi (Vĩnh Thạnh, An Lão, Vân Canh) hỗ trợ theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ; đối với các hộ đồng bào dân tộc ở các huyện còn lại hỗ trợ theo Nghị quyết 39 -BCT của Bộ Chính trị.

+ Đối với các hộ còn lại: Mức trợ giá theo tỷ lệ giảm dần từ 30% giá giống năm 2010 xuống còn 15% giá giống năm 2013 (mỗi năm giảm 5% giá giống).

Điều 6. Hỗ trợ sản xuất lạc giống vụ thu đông hàng năm

- Tổ chức sản xuất lạc giống vụ thu đông hàng năm để tăng dần nguồn giống sản xuất tại tỉnh, đáp ứng nhu cầu giống lạc trong vụ đông xuân của tỉnh.

- Ngân sách tỉnh hỗ trợ một phần chi phí mua giống gốc trong thời gian 6 năm. Mức hỗ trợ giảm dần từ 60% giá giống năm 2010 xuống còn 10% giá giống năm 2015 (mỗi năm giảm 10% giá giống), đối tượng được hỗ trợ là các hộ nông dân ở các vùng sản xuất lạc giống vụ thu đông (định mức giống 200kg/ha).

Điều 7. Dự trữ giống lúa khắc phục hậu quả thiên tai

1. Quy mô, nhiệm vụ

- Lượng giống dự trữ hàng năm 1.000 tấn giống lúa xác nhận. Trong đó:

+ Tỉnh dự trữ 500 tấn.

+ Các huyện dự trữ 500 tấn, phân bổ như sau: Tuy Phước 100 tấn; An Nhơn 100 tấn; Phù Cát 100 tấn; Hoài Nhơn 100 tấn; Phù Mỹ 50 tấn; Tây Sơn 50 tấn.

- Đơn vị dự trữ giống: cấp tỉnh giao Trung tâm Giống cây trồng; cấp huyện giao một số HTXNN có điều kiện kho chứa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo an toàn.

2. Cơ chế chính sách

- Khi xảy ra thiên tai, mất giống, đơn vị dự trữ giống xuất kho để bán hoặc hỗ trợ theo chỉ đạo của UBND tỉnh.

- Khi hết vụ sản xuất, nếu không xảy ra thiên tai mất giống, đơn vị được giao nhiệm vụ dự trữ giống tích cực tìm thị trường tiêu thụ giống dự trữ. Trường hợp không sử dụng hết lượng giống dự trữ và không làm giống được cho vụ sau (có xác nhận các ngành chức năng) thì được xuất bán theo giá lúa thịt.

- Đơn vị thực hiện nhiệm vụ dự trữ giống được ngân sách tỉnh ứng trước 100% chi phí (hoặc hỗ trợ 100% lãi suất vay) để mua giống dự trữ; được hỗ trợ chi phí bảo quản lưu kho, chi phí lưu thông, được cấp bù phần chênh lệch giữa giá lúa giống và giá lúa thịt toàn bộ lượng giống dự trữ không sử dụng hết phải bán lúa thịt (nếu có). Chi phí dự trữ giống lúa hàng năm và luân chuyển cho năm sau được hội đồng liên ngành do Sở Tài chính chủ trì kiểm tra và đề xuất UBND tỉnh quyết định.

- UBND các huyện vùng đồng bằng tổ chức dự trữ 500 tấn giống lúa xác nhận đề phòng thiên tai theo cơ chế hỗ trợ nêu trên bằng nguồn ngân sách của huyện (giao cho các HTX NN có đủ điều kiện về kho bãi để thực hiện dự trữ giống).

Điều 8. Hỗ trợ đào tạo, huấn luyện kỹ thuật

1. Ngân sách tỉnh hỗ trợ để tổ chức đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật ở các cơ sở nghiên cứu khảo nghiệm, kiểm nghiệm, sản xuất và dịch vụ giống cây trồng cho cán bộ kỹ thuật Trồng trọt - BVTV ở các huyện, thành phố, xã, Hợp tác xã NN có sản xuất và dịch vụ giống.

2. Kinh phí hàng năm theo dự toán được duyệt.

Điều 9. Chính sách khuyến khích phát triển hệ thống sản xuất, dịch vụ giống cây trồng

UBND tỉnh khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển giống cây trồng theo Quyết định số 17/2006/QĐ-TTg ngày 20/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về Chương trình giống cây trồng, giống vật nuôi và giống cây lâm nghiệp (ưu tiên về đầu tư, về tín dụng, về đất đai, về thuế).

1. Các lĩnh vực ưu tiên khuyến khích:

- Khảo nghiệm, khu vực hóa, tuyển chọn giống mới.

- Tổ chức, chuyển giao công nghệ sản xuất hạt lúa lai F1­ tại địa bàn tỉnh để cung ứng hạt lai F­1 phục vụ phát triển lúa lai trong tỉnh.

- Tổ chức sản xuất lạc giống trong vụ thu đông để có nguồn giống tại chỗ, chủ động cung ứng cho sản xuất vụ đông xuân (vụ lạc chính vụ của tỉnh).

- Mở rộng mạng lưới cung ứng giống, nhất là cung ứng giống lúa lai.

2. Các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển giống cây trồng phải có dự án và được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định hiện hành.

3. Các doanh nghiệp chế biến nông sản trên địa bàn tỉnh có trách nhiệm đầu tư vốn của doanh nghiệp và tham gia phát triển giống cây trồng trên địa bàn tỉnh, trực tiếp là cây trồng cung cấp nguyên liệu cho hoạt động chế biến của doanh nghiêp, như: đầu tư xây dựng trại thực nghiệm và nhân giống; xây dựng mô hình trình diễn giống mới; sản xuất, cung ứng giống cho nông dân vùng nguyên liệu.

4. Ngoài kinh phí hỗ trợ của tỉnh, hàng năm các huyện, thành phố cần bố trí nguồn ngân sách của địa phương cho công tác trình diễn và nhân rộng các giống mới, hỗ trợ sản xuất giống, trợ giá các giống cây trồng mới, dự trữ giống phòng chống thiên tai.

Phần 4

KINH PHÍ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH

Điều 10. Kinh phí thực hiện chính sách

Tổng kinh phí khái toán thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển giống cây trồng giai đoạn 2010 - 2015 tại tỉnh Bình Định là 46.720 triệu đồng (chi tiết có phụ lục kèm theo). Kinh phí hỗ trợ chính sách hàng năm thực hiện theo dự toán được UBND tỉnh phê duyệt.

Điều 11. Nguồn kinh phí thực hiện chính sách

- Nguồn kinh phí sự nghiệp thường xuyên của ngân sách tỉnh.

- Nguồn kinh phí sự nghiệp đào tạo của tỉnh.

- Nguồn kinh phí Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ.

- Nguồn kinh phí theo Nghị quyết 39-BCT của Bộ Chính trị.

Phần 3

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 12. Phân cấp sản xuất, cung ứng các cấp giống cây trồng

1. Cấp giống siêu nguyên chủng:

Thu thập nguồn giống từ các cơ quan trung ương (Viện, Trường, Trung tâm, Công ty) có chức năng sản xuất, dịch vụ giống siêu nguyên chủng.

Sở Nông nghiệp và PTNT có kế hoạch đặt hàng các giống lúa siêu nguyên chủng đáp ứng nhu cầu các loại giống siêu nguyên chủng của tỉnh.

2. Cấp giống nguyên chủng:

Cấp tỉnh (Sở Nông nghiệp và PTNT) chịu trách nhiệm tổ chức sản xuất, và cung ứng giống nguyên chủng cho các huyện, thành phố để nhân giống xác nhận.

Sở Nông nghiệp và PTNT chỉ đạo Trung tâm Giống cây trồng chịu trách nhiệm sản xuất và cung ứng giống nguyên chủng.

3. Cấp giống xác nhận:

Cấp huyện, thành phố chịu trách nhiệm tổ chức sản xuất, và cung ứng giống xác nhận cho nhu cầu sản xuất trên địa bàn huyện, thành phố.

UBND huyện, thành phố chịu trách nhiệm chỉ đạo các HTXNN có đủ điều kiện tổ chức sản xuất và cung ứng giống xác nhận.

Điều 13. Trách nhiệm của các sở, ngành liên quan và UBND các huyện. thành phố trong việc triển khai thực hiện chính sách

1. Sở Nông nghiệp và PTNT:

- Hướng dẫn thực hiện các quy định quản lý nhà nước về giống cây trồng; tổ chức thực hiện chính sách hỗ trợ và trợ giá giống cây trồng; làm đầu mối tổng hợp, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển giống cây trồng của tỉnh.

- Tổ chức đào tạo, huấn luyện cán bộ kỹ thuật.

- Giao nhiệm vụ cho các đơn vị chuyên môn trực thuộc Sở triển khai công tác khảo nghiệm, kiểm nghiệm, so sánh, tuyển chọn giống cây trồng mới, phục tráng giống; sản xuất và cung ứng đủ giống lúa nguyên chủng cho các huyện, thành phố; sản xuất hạt giống lúa lai F1; dự trữ giống khắc phục thiên tai (phần của tỉnh).

- Hướng dẫn thực hiện việc xã hội hóa công tác giống cây trồng theo quy định hiện hành của Nhà nước và chính sách của tỉnh nhằm huy động tối đa các nguồn lực của các thành phần kinh tế để xây dựng hệ thống giống cây trồng của tỉnh tiên tiến, vững mạnh, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu của sản xuất.

- Phối hợp và hỗ trợ UBND các huyện, thành phố trong việc tổ chức hệ thống nhân giống xác nhận, kiểm tra chất lượng giống, củng cố và nâng cao năng lực sản xuất và dịch vụ giống cây trồng của các HTXNN trong tỉnh; tổ chức sản xuất lạc giống vụ thu đông.

- Hàng năm (trước ngày 15/10), xây dựng kế hoạch hỗ trợ kinh phí cụ thể từ nguồn ngân sách tỉnh, báo cáo UBND tỉnh để báo cáo xin chủ trương của Ban Thường vụ Tỉnh ủy.

2. Sở Tài chính: hướng dẫn thủ tục, quy trình cấp phát, thanh quyết toán kinh phí ngân sách hỗ trợ phát triển giống cây trồng.

3. Các Sở, Ngành liên quan theo chức năng nhiệm vụ của ngành mình có trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện chính sách.

4. UBND các huyện, thành phố:

Thực hiện công tác quản lý nhà nước về giống cây trồng trên địa bàn theo phân cấp của UBND tỉnh; triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển giống cây trồng trên địa bàn huyện, thành phố; chủ trì phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng hệ thống nhân giống xác nhận. Đặc biệt là củng cố và nâng cao năng lực sản xuất và dịch vụ giống cây trồng của các HTXNN. Đảm bảo sản xuất và cung ứng đủ nhu cầu giống xác nhận trên địa bàn. Bố trí ngân sách của huyện, thành phố để thực hiện chính sách theo phân cấp của UBND tỉnh.

Điều 14. Điều khoản thi hành

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các Sở, Ngành và UBND các huyện, thành phố phản ánh thông qua Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp và đề xuất UBND tỉnh điều chỉnh, bổ sung chính sách đã ban hành để đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn và quy định của pháp luật./.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 43/2009/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu43/2009/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành20/10/2009
Ngày hiệu lực30/10/2009
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài chính nhà nước, Tài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 01/01/2016
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 43/2009/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 43/2009/QĐ-UBND Chính sách hỗ trợ phát triển giống cây trồng giai đoạn 2010 – 2015


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 43/2009/QĐ-UBND Chính sách hỗ trợ phát triển giống cây trồng giai đoạn 2010 – 2015
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu43/2009/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Bình Định
                Người kýNguyễn Văn Thiện
                Ngày ban hành20/10/2009
                Ngày hiệu lực30/10/2009
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài chính nhà nước, Tài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 01/01/2016
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản hướng dẫn

                  Văn bản được hợp nhất

                    Văn bản gốc Quyết định 43/2009/QĐ-UBND Chính sách hỗ trợ phát triển giống cây trồng giai đoạn 2010 – 2015

                    Lịch sử hiệu lực Quyết định 43/2009/QĐ-UBND Chính sách hỗ trợ phát triển giống cây trồng giai đoạn 2010 – 2015