Nội dung toàn văn Quyết định 4441/QĐ-BNN-BVTV 2017 công bố thủ tục mới phân bón lưu hành tại Việt Nam
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 4441/QĐ-BNN-BVTV | Hà Nội, ngày 31 tháng 10 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH; THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THAY THẾ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 2 năm 2017 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về quản lý phân bón;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật và Chánh Văn phòng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 09 thủ tục hành chính mới ban hành; 04 thủ tục hành chính thay thế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (có Phụ lục kèm theo).
Điều 2. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC:
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH; THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THAY THẾ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4441/QĐ-BNN-BVTV ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)
PHẦN I.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn
STT | Tên thủ tục hành chính | Lĩnh vực | Cơ quan thực hiện |
A. Thủ tục hành chính cấp trung ương | |||
1 | Công nhận lần đầu phân bón lưu hành tại Việt Nam | Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Cục Bảo vệ thực vật |
2 | Công nhận lại phân bón lưu hành tại Việt Nam | Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Cục Bảo vệ thực vật |
3 | Cho phép khảo nghiệm phân bón | Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Cục Bảo vệ thực vật |
4 | Công nhận tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm phân bón | Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Cục Bảo vệ thực vật |
5 | Kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu | Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Cục Bảo vệ thực vật |
B. Thủ tục hành chính cấp tỉnh | |||
1 | Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón đối với cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón | Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật |
2 | Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón đối với cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón | Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật |
3 | Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón | Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật |
4 | Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón | Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật |
2. Danh mục thủ tục hành chính thay thế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn
STT | Số hồ sơ TTHC | Tên thủ tục hành chính | Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế | Lĩnh vực | Cơ quan thực hiện |
A. Thủ tục hành chính cấp trung ương | |||||
1 |
| Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón | Nghị định số 108/2017/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lý phân bón | Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Cục Bảo vệ thực vật |
2 |
| Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón | Nghị định số 108/2017/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lý phân bón | Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Cục Bảo vệ thực vật |
3 |
| Cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón | Nghị định số 108/2017/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lý phân bón | Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Cục Bảo vệ thực vật |
B. Thủ tục hành chính cấp tỉnh | |||||
1 |
| Xác nhận nội dung quảng cáo phân bón và đăng ký hội thảo phân bón | Nghị định số 108/2017/NĐ-CP của Chính phủ về Quản lý phân bón | Nông nghiệp và Phát triển nông thôn | Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn |
PHẦN II.
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
A. Thủ tục hành chính cấp trung ương
I. Công nhận lần đầu phân bón lưu hành tại Việt Nam
Lĩnh vực: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đến Cục Bảo vệ thực vật
- Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc.
Nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để bổ sung hồ sơ,
- Bước 3: Thẩm định hồ sơ và công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam: Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật tổ chức thẩm định để đánh giá hồ sơ công nhận.
Ban hành Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam nếu hồ sơ đáp ứng các quy định về phân bón; trường hợp không ban hành Quyết định công nhận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp
- Bưu điện
- Cổng thông tin điện tử (Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Bảo vệ thực vật)
3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP;
- Bản thông tin chung về phân bón do nhà sản xuất cung cấp bao gồm: loại phân bón, chỉ tiêu chất lượng chính, hàm lượng yếu tố hạn chế trong phân bón, công dụng, hướng dẫn sử dụng, thông tin chung về tình hình xuất khẩu, nhập khẩu phân bón;
- Bản chính báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 02 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP (trừ các loại phân bón quy định tại khoản 2 Điều 13 và phân bón có tên trong Danh mục quy định tại khoản 11 Điều 47 Nghị định số 108/2017/NĐ-CP) hoặc kết quả của các công trình, đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước, cấp bộ, cấp tỉnh và có quyết định công nhận là tiến bộ kỹ thuật (đối với phân bón quy định tại điểm c khoản 2 Điều 13 Nghị định số 108/2017/NĐ-CP);
- Mẫu nhãn phân bón theo đúng quy định.
4. Thời hạn giải quyết: 03 tháng (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ)
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài (có văn phòng đại diện, công ty, chi nhánh công ty đang được phép hoạt động tại Việt Nam),
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Bảo vệ thực vật
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam
Thời hạn của quyết định công nhận là 5 năm
8. Phí: Chưa có quy định
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Mẫu số 01: Đơn đề nghị công nhận/công nhận lại phân bón lưu hành tại Việt Nam ban hành kèm Nghị định số 108/2017/NĐ-CP;
- Mẫu số 02: Báo cáo kết quả khảo nghiệm phân bón ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP,
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về quản lý phân bón;
- Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.
Mẫu số 01
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………………… | ……….., ngày …… tháng…… năm……… |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN/CÔNG NHẬN LẠI
PHÂN BÓN LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM
Kính gửi: …………………………………….(1)
Tên tổ chức, cá nhân đăng ký: .....................................................................................
Địa chỉ liên lạc tại Việt Nam: .........................................................................................
Mã số doanh nghiệp/số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: .................................
Điện thoại:………………………....Fax: …………………………E-mail:.............................
ĐỀ NGHỊ
□ Công nhận lần đầu
Trường hợp công nhận lần đầu
□ Phân bón được nghiên cứu hoặc tạo ra trong nước;
□ Phân bón được nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam;
□ Phân bón đã được công nhận lưu hành đăng ký thay đổi chỉ tiêu chất lượng;
□ Công nhận lại
Trường hợp công nhận lại
□ Phân bón hết thời gian lưu hành;
□ Thay đổi thông tin tổ chức, cá nhân có phân bón đã được công nhận lưu hành; mất, hư hỏng, Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam;
□ Chuyển nhượng tên phân bón;
□ Thay đổi tên phân bón đã được công nhận lưu hành.
Nội dung đăng ký lại (nếu có): .....................................................................................
Tên phân bón: .............................................................................................................
Dạng phân bón: ..........................................................................................................
Chỉ tiêu chất lượng: .....................................................................................................
Tên nhà sản xuất: ........................................................................................................
Địa chỉ nơi sản xuất: ....................................................................................................
Tài liệu kèm theo .........................................................................................................
1 ................................................................................................................................
2 ................................................................................................................................
3.................................................................................................................................
Chúng tôi xin cam đoan thông tin trong đơn, tài liệu kèm theo là đúng sự thật và tuân thủ các quy định của pháp luật về phân bón./.
| ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN |
______________
(1) Tên cơ quan có thẩm quyền
Mẫu số 02
TÊN TỔ CHỨC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………………… | ……….., ngày …… tháng…… năm……… |
BÁO CÁO KẾT QUẢ KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN
I. THÔNG TIN CHUNG
1. Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân có phân bón khảo nghiệm: ...........................................
2. Tên, địa chỉ tổ chức khảo nghiệm: ............................................................................
3. Tên, nguồn gốc xuất xứ phân bón khảo nghiệm: .......................................................
4. Chỉ tiêu chất lượng và các yếu tố hạn chế (nếu có): ...................................................
5. Tên phòng thử nghiệm, kiểm tra chất lượng phân bón trước khi thực hiện khảo nghiệm:
...................................................................................................................................
6. Loại phân bón, hình thức sử dụng, đặc tính, công dụng chủ yếu: ...............................
II. CĂN CỨ VÀ YÊU CẦU KHẢO NGHIỆM
1. Căn cứ tiến hành khảo nghiệm: ................................................................................
2. Yêu cầu, mục đích khảo nghiệm: ..............................................................................
III. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN KHẢO NGHIỆM
1. Địa điểm thực hiện khảo nghiệm: ..............................................................................
2. Thời gian thực hiện khảo nghiệm: .............................................................................
3. Cây trồng khảo nghiệm (giống, thời vụ gieo trồng, thời gian thu hoạch hoặc giai đoạn sinh trưởng của cây):
4. Điều kiện về đất canh tác (tên loại đất, tính chất đất): ................................................
5. Chế độ canh tác (công thức luân canh, lượng và loại phân bón sử dụng hàng năm, điều kiện tưới tiêu và các biện pháp kỹ thuật khác): .................................................................................................................
6. Điều kiện về thời tiết, khí hậu: ...................................................................................
7. Nhận xét tình hình phát sinh, phát triển, sâu bệnh, khả năng chống chịu của cây trồng trong thời gian khảo nghiệm:
IV. PHƯƠNG PHÁP KHẢO NGHIỆM
1. Khảo nghiệm diện hẹp
a) Công thức thí nghiệm (công thức khảo nghiệm và công thức đối chứng): ..................
...................................................................................................................................
b) Thiết kế thí nghiệm (diện tích ô thí nghiệm, số lần nhắc lại, phương pháp bố trí, sơ đồ thí nghiệm):
c) Phương pháp bón phân (lượng bón, số lần bón, thời kỳ bón, ngày bón, kỹ thuật bón, phân bón nền):
d) Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thu thập số liệu: ...................................................
đ) Phương pháp xử lý số liệu: .....................................................................................
2. Khảo nghiệm diện rộng
a) Công thức thí nghiệm (công thức khảo nghiệm và công thức đối chứng): ..................
...................................................................................................................................
b) Thiết kế thí nghiệm (số thửa đất bố trí thí nghiệm, diện tích mỗi thửa đất, diện tích và sơ đồ bố trí công thức thí nghiệm ở mỗi thửa đất): .............................................................................................................
c) Phương pháp bón phân (lượng bón, số lần bón, thời kỳ bón, ngày bón, kỹ thuật bón, phân bón nền):
d) Chỉ tiêu theo dõi và phương pháp thu thập số liệu: ...................................................
đ) Phương pháp xử lý số liệu: .....................................................................................
V. KẾT QUẢ THỰC HIỆN KHẢO NGHIỆM
1. Kết quả khảo nghiệm diện hẹp
a) Nhận xét tình hình sinh trưởng, phát triển của cây trồng trong thí nghiệm: ................
...................................................................................................................................
b) Các yếu tố cấu thành năng suất và bội thu năng suất: ...............................................
c) Đánh giá chất lượng sản phẩm cây trồng (đối với phân bón có tác dụng nâng cao chất lượng sản phẩm):
d) Hiệu suất sử dụng phân bón: ...................................................................................
đ) Hiệu quả kinh tế của phân bón khảo nghiệm (theo giá sản phẩm dự kiến của tổ chức, cá nhân có phân bón khảo nghiệm): ...................................................................................................................................
e) Đánh giá tính chất đất được cải thiện, khả năng làm tăng miễn dịch cây trồng đối với phân bón có chất cải tạo đất, phân bón có tác dụng làm tăng miễn dịch cho cây trồng: ......................................................
...................................................................................................................................
2. Kết quả khảo nghiệm diện rộng
Báo cáo các nội dung tương ứng trong báo cáo kết quả khảo nghiệm diện hẹp ở Mục 1 nêu trên.
VI. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ, HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG PHÂN BÓN
1. Kết luận, kiến nghị: ..................................................................................................
2. Hướng dẫn sử dụng phân bón: ................................................................................
VII. PHỤ LỤC (kèm theo báo cáo)
1. Bản sao kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng phân bón của phòng thử nghiệm được công nhận hoặc chỉ định.
2. Bản sao Biên bản nghiệm thu kết quả khảo nghiệm của Hội đồng khoa học thành lập bởi tổ chức thực hiện khảo nghiệm./.
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHỨC KHẢO NGHIỆM
| NGƯỜI VIẾT BÁO CÁO
|
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CÓ PHÂN BÓN KHẢO NGHIỆM |
II. Công nhận lại phân bón lưu hành tại Việt Nam
Lĩnh vực: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Trước khi hết thời gian lưu hành 03 tháng hoặc có nhu cầu thay đổi tên phân bón, chuyển nhượng tên phân bón, thay đổi thông tin liên quan; mất, hư hỏng Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam, tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đến Cục bảo vệ thực vật.
- Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc.
Nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để bổ sung hồ sơ.
- Bước 3: Thẩm định hồ sơ và công nhận lại phân bón lưu hành tại Việt Nam:
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Ban hành Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam nếu hồ sơ đáp ứng quy định.
Trường hợp không ban hành quyết định công nhận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp
- Bưu điện
- Cổng thông tin điện tử (Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Bảo vệ thực vật)
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1. Đối với trường hợp phân bón hết thời gian lưu hành tại Việt Nam: 01 bộ hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị công nhận lại phân bón lưu hành tại Việt Nam theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP;
- Bản sao hợp lệ thông báo tiếp nhận công bố hợp quy;
- Mẫu nhãn phân bón đang lưu thông theo đúng quy định tại Điều 33, Điều 34 Nghị định 108/2017/NĐ-CP.
3.2. Đối với trường hợp thay đổi tên phân bón, chuyển nhượng tên phân bón, thay đổi thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân đăng ký; mất, hư hỏng quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam
- Đơn đề nghị công nhận lại phân bón lưu hành tại Việt Nam theo Mẫu số 01 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP;
- Bản chính Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam đã được cấp (trừ trường hợp bị mất, hư hỏng);
- Bản sao hợp lệ văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về sở hữu trí tuệ hoặc của tòa án về việc vi phạm nhãn hiệu hàng hóa (trường hợp thay đổi tên phân bón; trừ trường hợp thay đổi tên phân bón quy định tại khoản 9 Điều 47 của Nghị định số 108/2017/ND-CP);
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mới (trường hợp thay đổi thông tin tổ chức, cá nhân đăng ký);
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng hoặc thỏa thuận chuyển nhượng phân bón (đối với trường hợp chuyển nhượng tên phân bón);
- Mẫu nhãn phân bón theo đúng quy định tại Điều 33, Điều 34 Nghị định 108/2017/NĐ-CP.
4. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ).
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài (có văn phòng đại diện, công ty, chi nhánh công ty đang được phép hoạt động tại Việt Nam).
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Bảo vệ thực vật.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam.
- Đối với trường hợp phân bón hết thời gian lưu hành tại Việt Nam: Thời hạn của Quyết định là 05 năm.
- Đối với trường hợp thay đổi tên phân bón, chuyển nhượng tên phân bón, thay đổi thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân đăng ký; mất, hư hỏng quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam: Thời hạn của Quyết định theo thời hạn của Quyết định đã cấp.
8. Phí: Chưa có quy định
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Mẫu số 01: Đơn đề nghị công nhận/công nhận lại phân bón lưu hành tại Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về quản lý phân bón;
- Nghị định 43/2017/NĐ-CP ngày 14/4/2017 của Chính phủ về nhãn hàng hóa.
Mẫu số 01
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………………… | ……….., ngày …… tháng…… năm……… |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN/CÔNG NHẬN LẠI
PHÂN BÓN LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM
Kính gửi: …………………………………….(1)
Tên tổ chức, cá nhân đăng ký: .....................................................................................
Địa chỉ liên lạc tại Việt Nam: .........................................................................................
Mã số doanh nghiệp/Số Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: .................................
Điện thoại:………………………....Fax: …………………………E-mail:.............................
ĐỀ NGHỊ
□ Công nhận lần đầu
Trường hợp công nhận lần đầu
□ Phân bón được nghiên cứu hoặc tạo ra trong nước;
□ Phân bón được nhập khẩu lần đầu vào Việt Nam;
□ Phân bón đã được công nhận lưu hành đăng ký thay đổi chỉ tiêu chất lượng;
□ Công nhận lại
Trường hợp công nhận lại
□ Phân bón hết thời gian lưu hành;
□ Thay đổi thông tin tổ chức, cá nhân có phân bón đã được công nhận lưu hành; mất, hư hỏng, Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam;
□ Chuyển nhượng tên phân bón;
□ Thay đổi tên phân bón đã được công nhận lưu hành.
Nội dung đăng ký lại (nếu có): .....................................................................................
Tên phân bón: .............................................................................................................
Dạng phân bón: ..........................................................................................................
Chỉ tiêu chất lượng: .....................................................................................................
Tên nhà sản xuất: ........................................................................................................
Địa chỉ nơi sản xuất: ....................................................................................................
Tài liệu kèm theo .........................................................................................................
1 ................................................................................................................................
2 ................................................................................................................................
3.................................................................................................................................
Chúng tôi xin cam đoan thông tin trong đơn, tài liệu kèm theo là đúng sự thật và tuân thủ các quy định của pháp luật về phân bón./.
| ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN |
______________
(1) Tên cơ quan có thẩm quyền
III. Cho phép khảo nghiệm phân bón
Lĩnh vực: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đến Cục Bảo vệ thực vật.
- Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc.
Nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để bổ sung hồ sơ.
- Bước 3: Thẩm định, thẩm tra hồ sơ và Ban hành văn bản cho phép khảo nghiệm: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật có trách nhiệm thành lập hội đồng thẩm định hồ sơ hoặc tiến hành soát xét, phê duyệt hồ sơ.
Ban hành văn bản cho phép khảo nghiệm nếu hồ sơ đáp ứng các quy định về phân bón.
Trường hợp không cho phép phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp
- Bưu điện
- Cổng thông tin điện tử (Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Bảo vệ thực vật)
3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ bao gồm:
- Đơn đăng ký khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 04 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP;
- Tài liệu kỹ thuật đối với phân bón đăng ký khảo nghiệm theo Mẫu số 05 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP;
- Đề cương khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 06 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP.
4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ).
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Bảo vệ thực vật.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Văn bản cho phép khảo nghiệm phân bón.
8. Phí: Chưa có quy định
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Mẫu số 04: Đơn đề nghị đăng ký khảo nghiệm phân bón ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP;
- Mẫu số 05: Tài liệu kỹ thuật đối với phân bón đăng ký khảo nghiệm ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP;
- Mẫu số 06: Đề cương khảo nghiệm phân bón ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về quản lý phân bón.
Mẫu số 04
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………………… | ……….., ngày …… tháng…… năm……… |
ĐƠN ĐĂNG KÝ KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN
Kính gửi: ……………………………………………….(1)
1. Tên tổ chức, cá nhân đăng ký khảo nghiệm:
- Địa chỉ: .....................................................................................................................
- Điện thoại: ……………………….Fax: ………………………E-mail:...................................
- Số quyết định thành lập/Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (nếu có):
2. Tên phân bón: .........................................................................................................
3. Loại phân bón: ........................................................................................................
4. Chỉ tiêu chất lượng: .................................................................................................
5. Xuất xứ: ..................................................................................................................
6. Khảo nghiệm với các cây trồng: ...............................................................................
7. Khảo nghiệm trên các loại đất: .................................................................................
8. Đề xuất tổ chức thực hiện khảo nghiệm: ...................................................................
9. Các tài liệu nộp kèm theo:.........................................................................................
□ Tài liệu kỹ thuật đối với phân bón đăng ký khảo nghiệm
□ Đề cương khảo nghiệm phân bón
□ Tài liệu khác (nếu có)
Chúng tôi xin cam đoan thông tin trong đơn, tài liệu kèm theo là đúng sự thật và tuân thủ các quy định của pháp luật về phân bón./.
| ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN |
______________
(1) Tên cơ quan có thẩm quyền
Mẫu số 05
TÀI LIỆU KỸ THUẬT
PHÂN BÓN ĐĂNG KÝ KHẢO NGHIỆM
I. Thông tin chung về phân bón
1. Tên phân bón:..........................................................................................................
Tên khác (nếu có): .......................................................................................................
2. Nguồn gốc:
Sản xuất trong nước □ Nhập khẩu □ Số giấy phép nhập khẩu:.......................................
3. Loại phân bón: ........................................................................................................
4. Dạng phân bón:
Dạng lỏng □ Dạng viên □ Dạng bột □
Dạng hạt □ Dạng khác □ (ghi rõ): ...............................................................................
5. Màu sắc phân bón:...................................................................................................
6. Chỉ tiêu chất lượng của phản bón đăng ký
STT | Tên chỉ tiêu | Đơn vị tính | Hàm lượng | Phương pháp phân tích | |
Theo tài liệu đăng ký | Kết quả phân tích | ||||
|
|
|
|
|
|
7. Yếu tố hạn chế trong phân bón đăng ký
STT | Tên yếu tố | Đơn vị tính | Hàm lượng | Phương pháp phân tích |
1 | Thủy ngân (Hg) | mg/kg hoặc mg/l hoặc ppm khối lượng |
|
|
2 | Chì (Pb) | mg/kg hoặc mg/l hoặc ppm khối lượng |
|
|
3 | Asen (As) | mg/kg hoặc mg/l hoặc ppm khối lượng |
|
|
4 | Cadimi (Cd) | mg/kg hoặc mg/l hoặc ppm khối lượng |
|
|
5 | E. coli | MPN/g hoặc MPN/ml hoặc CFU/g hoặc CFU/ml |
|
|
6 | Salmonella | CFU/g hoặc CFU/ml |
|
|
7 | Yếu tố khác |
|
|
|
8. Hướng dẫn sử dụng (ghi rõ cho từng loại cây trồng, loại đất):
- Liều lượng và thời kỳ bón:..........................................................................................
- Phương pháp bón:.....................................................................................................
- Các lưu ý khác trong quá trình sử dụng: .....................................................................
9. Các cảnh báo tác động xấu đến sức khỏe, môi trường (nếu có): ...............................
10. Báo cáo kết quả nghiên cứu, khảo nghiệm sơ bộ (nếu có): Thời gian, địa điểm, loại đất, loại cây trồng, tác dụng của loại phân bón đã nghiên cứu, khảo nghiệm và những hạn chế trong quá trình sử dụng.
II. Thông tin về tình hình sản xuất, nhập khẩu và sử dụng phân bón khảo nghiệm
1. Đối với phân bón nhập khẩu
- Tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón: ........................................................
- Tình hình sử dụng ở quốc gia hoặc vùng lãnh thổ sản xuất phân bón:
Được sử dụng rộng rãi □ Được sử dụng hạn chế □
Sử dụng trên loại cây trồng: …………….Sử dụng trên loại đất: ......................................
Sử dụng vào các giai đoạn nào của cây: ......................................................................
- Ngôn ngữ tài liệu gốc:
Tiếng Anh □ Tiếng Trung □ Tiếng Nga □ Tiếng khác ..........................
2. Đối với phân bón sản xuất trong nước:
- Tên, địa chỉ tổ chức sản xuất phân bón: .....................................................................
- Địa điểm sản xuất: .....................................................................................................
- Sơ đồ quy trình sản xuất (kèm theo)
Chúng tôi xin cam đoan thông tin trong đơn, tài liệu kèm theo là đúng sự thật và tuân thủ các quy định của pháp luật về phân bón./.
| ………., ngày ……..tháng ……….năm ……….. |
Mẫu số 06
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………………… | ……….., ngày …… tháng…… năm……… |
ĐỀ CƯƠNG KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN
1. Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân có phân bón khảo nghiệm.
2. Tên phân bón; loại phân bón; phương thức sử dụng (bón rễ/bón lá); chỉ tiêu chất lượng và các yếu tố hạn chế; đặc tính, công dụng chủ yếu của phân bón khảo nghiệm.
3. Nguồn gốc xuất xứ phân bón (tạo ra trong nước, nhập khẩu, kết quả nghiên cứu, chuyển giao,...).
4. Cây trồng và loại đất khảo nghiệm.
5. Địa điểm, thời gian khảo nghiệm diện hẹp; địa điểm, thời gian khảo nghiệm diện rộng (dự kiến).
6. Các công thức thí nghiệm khảo nghiệm diện hẹp (công thức khảo nghiệm và công thức đối chứng); công thức thí nghiệm khảo nghiệm diện rộng (dự kiến).
7. Sơ đồ bố trí thí nghiệm khảo nghiệm diện hẹp.
8. Các chỉ tiêu theo dõi, phương pháp thu thập, xử lý số liệu.
9. Các biện pháp kỹ thuật áp dụng trong thí nghiệm.
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
| NGƯỜI LẬP ĐỀ CƯƠNG |
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHỨC KHẢO NGHIỆM (nếu có) |
IV. Công nhận tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm phân bón
Lĩnh vực: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức nộp 01 bộ hồ sơ đến Cục Bảo vệ thực vật.
- Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc.
Nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức để bổ sung hồ sơ.
- Bước 3: Thẩm định, thẩm tra hồ sơ và công nhận tổ chức đủ điều kiện khảo nghiệm phân bón: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Bảo vệ thực vật tổ chức thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế.
Ban hành Quyết định công nhận tổ chức đủ điều kiện khảo nghiệm phân bón nếu hồ sơ, điều kiện đáp ứng quy định.
Trường hợp không công nhận phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp
- Bưu điện
- Cổng thông tin điện tử (Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Bảo vệ thực vật)
3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị công nhận tổ chức đủ điều kiện thực hiện khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 08 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP;
- Bản thuyết minh điều kiện thực hiện khảo nghiệm phân bón theo Mẫu số 09 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP.
4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ).
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Bảo vệ thực vật.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Quyết định công nhận tổ chức đủ điều kiện khảo nghiệm phân bón.
8. Phí: Chưa có quy định
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Mẫu số 08: Đơn đề nghị công nhận tổ chức đủ điều kiện khảo nghiệm phân bón ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP;
- Mẫu số 09: Bản thuyết minh điều kiện thực hiện khảo nghiệm phân bón ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Điều kiện công nhận tổ chức thực hiện khảo nghiệm phân bón:
a) Tổ chức được thành lập theo quy định của pháp luật.
b) Người trực tiếp phụ trách khảo nghiệm phải có trình độ đại học trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học và có Giấy chứng nhận tập huấn khảo nghiệm phân bón.
c) Có ít nhất 05 người thực hiện khảo nghiệm chính thức của tổ chức (viên chức hoặc hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động xác định thời hạn) đáp ứng các điều kiện sau:
- Có trình độ tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học;
- Có Giấy chứng nhận tập huấn khảo nghiệm phân bón.
d) Có đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác khảo nghiệm phân bón, cụ thể:
- Có hoặc thuê đất đủ diện tích để bố trí thí nghiệm khảo nghiệm trên đồng ruộng theo Tiêu chuẩn quốc gia (TCVN). Trường hợp chưa có TCVN tương ứng, thực hiện theo quy phạm khảo nghiệm phân bón tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
- Có phòng hoặc khu vực để xử lý và lưu mẫu thí nghiệm khảo nghiệm.
- Có trang thiết bị, phần mềm phục vụ cho việc xử lý số liệu thống kê kết quả khảo nghiệm.
- Có phòng thử nghiệm chất lượng phân bón được cơ quan có thẩm quyền công nhận hoặc có hợp đồng với phòng phân tích chất lượng phân bón được chỉ định để kiểm tra chất lượng phân bón và các chỉ tiêu liên quan đến nội dung khảo nghiệm phân bón.
- Trang thiết bị phục vụ khảo nghiệm
+ Có phương tiện, dụng cụ, thiết bị đo lường đã được kiểm định hoặc tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật về đo lường.
+ Vật dụng để thiết kế, triển khai thí nghiệm.
+ Trang thiết bị bảo hộ lao động.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về quản lý phân bón.
Mẫu số 08
TÊN TỔ CHỨC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………………… | ……….., ngày …… tháng…… năm……… |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN TỔ CHỨC
ĐỦ ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN
Kính gửi: ………………………….(1)
1. Tên tổ chức đề nghị công nhận: ...............................................................................
2. Địa chỉ: ..................................................................................................................
Điện thoại: …………………….Fax: ………………………..E-mail: ....................................
3. Quyết định thành lập (nếu có), Giấy đăng ký doanh nghiệp số ……………../………….
Cơ quan cấp: …………………….cấp ngày…………………….. tại ...................................
Đề nghị quý cơ quan
CÔNG NHẬN TỔ CHỨC ĐỦ ĐIỀU KIỆN
THỰC HIỆN KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN
4. Hồ Sơ kèm theo:
...................................................................................................................................
...................................................................................................................................
Chúng tôi xin cam đoan thông tin trong đơn, tài liệu kèm theo là đúng sự thật và tuân thủ các quy định của pháp luật về phân bón./.
| ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC |
______________
(1) Tên cơ quan có thẩm quyền
Mẫu số 09
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……….., ngày …… tháng…… năm………
BẢN THUYẾT MINH ĐIỀU KIỆN
THỰC HIỆN KHẢO NGHIỆM PHÂN BÓN
Kính gửi: ……………………………..(1)
1. Tên tổ chức: ............................................................................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................................
Điện thoại: ………………………..Fax:………………………. E-mail: ..................................
2. Nguồn nhân lực (cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ kỹ thuật, nhân viên liên quan trực tiếp đến khảo nghiệm phân bón)
STT | Họ và tên | Năm sinh | Chức vụ | Bộ phận công tác | Chuyên môn được đào tạo | Viên chức/Loại hợp đồng lao động đã ký | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú: Nộp kèm theo bản sao quyết định tuyển dụng hoặc hợp đồng lao động, văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận tập huấn khảo nghiệm phân bón và bản tóm tắt quá trình công tác của tối thiểu 05 người thực hiện khảo nghiệm chính thức.
3. Cơ sở vật chất
a) Diện tích, địa điểm khu thực nghiệm: ........................................................................
b) Diện tích phòng hoặc khu vực để xử lý và lưu mẫu: ..................................................
c) Tên, số lượng trang thiết bị, phần mềm phân tích thống kê để xử lý số liệu, kết quả khảo nghiệm:
d) Trang thiết bị của phòng thử nghiệm (nếu có): ..........................................................
Trường hợp không có phòng thử nghiệm phải cung cấp hợp đồng ký kết với phòng thử nghiệm được chỉ định.
đ) Trang thiết bị phục vụ khảo nghiệm:
STT | Tên thiết bị | Số lượng | Mục đích sử dụng | Ghi chú |
I | Thiết bị đo lường |
|
|
|
1 |
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
II | Vật dụng để thiết kế, triển khai thí nghiệm |
|
|
|
1 |
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
III | Trang thiết bị bảo hộ lao động |
|
|
|
1 |
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
4. Kết quả hoạt động khảo nghiệm phân bón (nếu có): Các khảo nghiệm, kết quả nghiên cứu của tổ chức đăng ký thực hiện khảo nghiệm phân bón đã thực hiện.
5. Cam kết của tổ chức đăng ký khảo nghiệm phân bón:
- Thực hiện các quy định về công nhận tổ chức khảo nghiệm.
- Đáp ứng các yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền khi tiến hành đánh giá công nhận tổ chức khảo nghiệm./.
| ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC |
______________
(1) Tên cơ quan có thẩm quyền
V. cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón
Lĩnh vực: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đến Cục Bảo vệ thực vật.
- Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc.
Nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để bổ sung hồ sơ.
- Bước 3: Cục Bảo vệ thực vật tổ chức kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất phân bón và lập Biên bản kiểm tra.
- Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
- Bước 5: Cục Bảo vệ thực vật tổng hợp, công bố trên Cổng thông tin điện tử của Cục danh sách các tổ chức, cá nhân được cấp giấy chứng nhận.
2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp
- Bưu điện
- Cổng thông tin điện tử (Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Bảo vệ thực vật)
3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 12 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP;
- Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 14 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP;
- Bản sao hợp lệ phiếu kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh đối với máy thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và các thiết bị đo lường thử nghiệm;
- Bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp đại học trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học của người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất;
- Bản sao hợp lệ Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc Giấy xác nhận đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Cam kết bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành;
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy hoặc phương án chữa cháy của cơ sở theo quy định hiện hành.
4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ)
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Bảo vệ thực vật
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón
Thời hạn của Giấy chứng nhận là 05 năm.
8. Phí:
- Phân vô cơ: 1.200.000 đồng (Biểu mức thu phí, lệ phí trong hoạt động hóa chất của Thông tư số 170/2016/TT-BTC).
- Phân hữu cơ và phân bón khác: 6.000.000 đồng (Biểu phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp của Thông tư số 207/2016/TT-BTC).
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Mẫu số 12: Đơn đề nghị cấp/cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP;
- Mẫu số 14: Bản thuyết minh điều kiện sản xuất phân bón ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
a) Tổ chức, cá nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Có địa điểm sản xuất, diện tích nhà xưởng phù hợp với công suất của dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất phân bón;
c) Dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất từ khâu xử lý nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng đáp ứng công suất sản xuất và quy trình công nghệ:
- Các công đoạn, hệ thống bắt buộc phải sử dụng máy thiết bị được cơ - giới hóa hoặc tự động hóa, cụ thể:
+ Đối với phân bón dạng phối trộn khô, dạng bột, dạng hạt phải có hệ thống máy có cơ cấu quay hoặc khuấy, đảo nguyên liệu, bán thành phẩm phục vụ việc phối trộn để tạo sản phẩm cuối cùng; có băng tải, dây chuyền để vận chuyển nguyên vật liệu đến máy trộn và từ máy trộn đến thùng chứa trước khi đóng gói thành phẩm.
+ Đối với phân bón dạng lỏng phải có hệ thống thùng chứa, thùng quay hoặc hệ thống khuấy trộn bằng cơ học hoặc khí nén nguyên liệu, bán thành phẩm phục vụ việc phối trộn để tạo sản phẩm cuối cùng; có hệ thống đường ống hoặc bơm hoặc dây chuyền để vận chuyển nguyên vật liệu đến máy trộn và từ máy trộn đến thùng chứa trước khi chuyển đến máy đóng chai, đóng gói thành phẩm.
+ Đối với phân bón được tạo hạt từ nguyên liệu rời, ép hoặc nén thành viên phải có máy tạo hạt, ép viên. Phân bón có yêu cầu về cỡ hạt phải có sàng phân loại sản phẩm; đối với phân bón có yêu cầu về độ ẩm dưới 12% phải có hệ thống máy sấy.
+ Phân bón có yêu cầu về khối lượng tịnh phải có cân hoặc thiết bị đo lường có độ chính xác theo quy định pháp luật về đo lường. Phân bón có yêu cầu về thể tích phải có trang thiết bị kiểm soát thể tích có độ chính xác theo quy định pháp luật về đo lường.
+ Trường hợp tự sản xuất chủng men giống để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh hoặc phân bón vi sinh vật, phải có các thiết bị tạo môi trường và nuôi cấy vi sinh vật gồm: Cân kỹ thuật, máy lắc, nồi hấp tiệt trùng, tủ âm, tủ sấy, máy lắc nhu động, lò vi sóng, tủ cấy vi sinh vật, tủ lạnh, nồi lên men hoặc thiết bị lên men.
+ Trường hợp tự lên men để sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, phân bón sinh học phải có hệ thống thiết bị lên men thủy phân theo dây chuyền từ nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng.
- Máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và thiết bị đo lường thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh theo quy định của pháp luật;
d) Có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt; có kệ hoặc bao lót để xếp đặt hàng;
đ) Có phòng thử nghiệm được công nhận hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định để đánh giá các chỉ tiêu về chất lượng phân bón do mình sản xuất;
e) Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với ISO 9001 hoặc tương đương, đối với cơ sở mới thành lập, muộn nhất sau 01 năm kể từ ngày thành lập;
g) Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất có trình độ đại học trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về quản lý phân bón;
- Thông tư số 207/2016/TT-BTC ngày 09/11/2016 của Bộ Tài Chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp;
- Thông tư số 170/2016/TT-BTC ngày 26/10/2016 của Bộ Tài Chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong hoạt động hóa chất.
Mẫu số 12
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……….., ngày …… tháng…… năm……… |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT PHÂN BÓN
Kính gửi: ……………………………….(1)
1. Đơn vị chủ quản: .....................................................................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ……….ngày …………….Nơi cấp .....................................................
Điện thoại: …………………………..Fax: …………………………….E-mail: ................
2. Tên cơ sở: ..............................................................................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký hộ gia đình số: ………………..ngày …………………Nơi cấp
Điện thoại: ………………………..Fax: …………………………..E-mail: .........................
Địa điểm sản xuất phân bón: ........................................................................................
Địa điểm nơi chứa (kho) phân bón: ..............................................................................
Đề nghị quý cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón
Loại hình sản xuất:
□ Sản xuất tạo ra sản phẩm phân bón
□ Đóng gói phân bón thành phẩm
Hình thức cấp:
□ Cấp mới □ Cấp lại lần thứ ………………
Lý do cấp lại ...............................................................................................................
Hồ sơ gửi kèm:
...................................................................................................................................
Chúng tôi xin cam đoan thông tin trong đơn, tài liệu kèm theo là đúng sự thật và tuân thủ các quy định của pháp luật về phân bón./.
| ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN |
______________
(1) Tên cơ quan có thẩm quyền
Mẫu số 14
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……….., ngày …… tháng…… năm……… |
BẢN THUYẾT MINH
VỀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT PHÂN BÓN
Kính gửi: …………………………………………
I. THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
1. Đơn vị chủ quản:
Tên tiếng Việt: .............................................................................................................
Tên tiếng nước ngoài (nếu có): ....................................................................................
Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................................
Điện thoại: …………………………………………..Fax: .....................................................
E-mail: ……………………………………..Website: ..........................................................
2. Tên tổ chức, cá nhân: .............................................................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................................
Điện thoại: ………………………………………….Fax: ......................................................
E-mail: ……………………………………..Website: ..........................................................
3. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức, cá nhân:
Họ và tên: ...................................................................................................................
Chức danh: .................................................................................................................
Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu số: ......................................................................
Ngày cấp: ……./ ……../ ………………Nơi cấp: ..............................................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: .................................................................................
Chỗ ở hiện tại: ............................................................................................................
Điện thoại: ………………………..Fax: ………………………..E-mail: .................................
4. Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất:
Họ và tên: ...................................................................................................................
Chức danh: .................................................................................................................
Điện thoại: ………………………Fax:……..……………….E-mail:.......................................
5. Loại hình hoạt động:
- DN nhà nước | □ | - DN 100% vốn nước ngoài | □ |
- DN liên doanh với nước ngoài | □ | - DN cổ phần | □ |
- DN tư nhân | □ | - Khác: ………………………. |
|
6. Mục đích sản xuất phân bón:
Bán trong nước □ Xuất khẩu □
Khác □ Nêu cụ thể ……………………………………………..
7. Công suất thiết kế: .................................................................................................
II. THÔNG TIN VỀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT
1. Nhà xưởng:
- Sơ đồ tổng thể (bản vẽ kèm theo)
- Diện tích nhà xưởng (m2): ..........................................................................................
+ Khu vực sản xuất (m2): .............................................................................................
+ Khu vực kho (m2): ....................................................................................................
* Trường hợp có nhiều địa điểm sản xuất và kho thì liệt kê đầy đủ tên, địa chỉ, điện thoại.
2. Thống kê dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất phân bón, gồm các thông tin: Tên máy thiết bị, công suất thiết kế, công nghệ, nguồn gốc.
3. Bản vẽ thiết kế dây chuyền sản xuất (bản vẽ kèm theo)
4. Sơ đồ, thuyết minh quy trình sản xuất: ..................................................................
5. Tổng số lao động sản xuất phân bón: ....................................................................
6. Danh mục phân bón sản xuất (thống kê từng địa điểm sản xuất phân bón):
STT | Loại phân bón | Dạng phân bón | Công suất | Phương thức sử dụng |
|
|
|
|
|
7. Hệ thống xử lý chất thải:
- Nước thải: | □ Có | □ Không |
- Khí thải: | □ Có | □ Không |
- Chất thải rắn (bao gồm cả cách thức thu gom, vận chuyển, xử lý): ................................
8. Trang thiết bị bảo hộ lao động: ..............................................................................
9. Trang thiết bị phòng chống cháy nổ: ......................................................................
10. Phòng thử nghiệm
□ Có (tiếp tục khai báo mục a)
□ Không (tiếp tục khai báo mục b)
a) Nếu có, bổ sung các thông tin sau
- Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp ISO 17025-2005 hoặc tương đương:
□ Được chứng nhận bởi tổ chức chứng nhận ………………………………………………..
□ Cơ sở tự áp dụng
- Thiết bị thử nghiệm
STT | Tên thiết bị | Số lượng | Nước sản xuất | Công suất | Năm bắt đầu sử dụng |
|
|
|
|
|
|
- Chỉ tiêu thử nghiệm
STT | Chỉ tiêu | Phương pháp | Ghi chú |
|
|
|
|
(Đánh dấu * đối với các chỉ tiêu thử nghiệm được công nhận/chỉ định bởi các tổ chức chứng nhận/Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
- Nhân lực
STT | Họ và tên | Năm sinh | Nam/ Nữ | Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ | Chức vụ, chức danh | Khóa đào tạo đã tham gia | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
b) Nếu không có, cung cấp tên phòng thử nghiệm và hợp đồng kiểm tra chất lượng thành phẩm
………………………………………………………………………………………………………
11. Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp ISO 9001 hoặc tương đương
□ Bản sao chụp kèm theo
□ Được chứng nhận bởi tổ chức chứng nhận …………………………………………………
□ Cơ sở tự áp dụng
12. Hệ thống quản lý môi trường phù hợp ISO 14001 hoặc tương đương
□ Được chứng nhận bởi tổ chức chứng nhận ...............................................................
□ Cơ sở tự áp dụng
13. Những thông tin khác:...........................................................................................
| ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC |
Ghi chú: Đối với hình thức đóng gói phân bón thì không phải khai báo, thuyết minh về quy trình sản xuất, phòng thử nghiệm, hệ thống quản lý môi trường phù hợp ISO 14001.
VI. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón
Lĩnh vực: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đến Cục Bảo vệ thực vật (Đối với trường hợp cấp lại khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hết hạn, trước thời hạn 03 tháng kể từ ngày hết hạn, tổ chức sản xuất phân bón có nhu cầu tiếp tục sản xuất phân bón phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại).
- Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc; nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để bổ sung hồ sơ.
- Bước 3: Thẩm định và cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón
+ Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hết hạn:
Cục Bảo vệ thực vật tổ chức kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất phân bón và lập Biên bản kiểm tra.
Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp không cấp lại phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
+ Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón bị mất, hư hỏng, thay đổi nội dung thông tin ghi trên Giấy chứng nhận:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời hạn của Giấy chứng nhận giữ nguyên thời hạn của Giấy chứng nhận đã cấp.
Trường hợp không cấp lại phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp
- Bưu điện
- Cổng thông tin điện tử (Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Bảo vệ thực vật)
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1. Đối với trường hợp cấp lại khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hết hạn: 01 bộ hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 12 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP;
- Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 14 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP;
- Bản sao hợp lệ phiếu kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh đối với máy thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và các thiết bị đo lường thử nghiệm;
- Bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp đại học trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học của người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất;
- Bản sao hợp lệ Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc Giấy xác nhận đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Cam kết bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành;
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy hoặc phương án chữa cháy của cơ sở theo quy định hiện hành.
3.2. Đối với trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón bị mất, hư hỏng, thay đổi nội dung thông tin ghi trên Giấy chứng nhận: 01 bộ hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 12 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ sau:
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đã được sửa đổi (đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh nội dung về đăng ký doanh nghiệp hoặc địa điểm hoặc thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân đăng ký);
+ Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 14 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP (đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh về điều kiện hoạt động, công suất sản xuất);
+ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam hoặc hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc chuyển giao phân bón từ tổ chức, cá nhân khác (đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh bổ sung về loại phân bón sản xuất).
- Bản chính Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón đã được cấp (trừ trường hợp Giấy chứng nhận bị mất).
4. Thời hạn giải quyết:
- 20 ngày làm việc đối với trường hợp cấp lại khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hết hạn (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ)
- 05 ngày đối với trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón bị mất, hư hỏng, thay đổi nội dung thông tin ghi trên Giấy chứng nhận (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ)
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân trong nước hoặc nước ngoài
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Bảo vệ thực vật.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón.
- Đối với trường hợp cấp lại khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hết hạn: Thời hạn của Giấy chứng nhận là 05 năm.
- Đối với trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón bị mất, hư hỏng, thay đổi nội dung thông tin ghi trên Giấy chứng nhận: Thời hạn Giấy chứng nhận theo thời hạn của Giấy chứng nhận đã cấp.
8. Phí:
- Phân vô cơ: Chưa có quy định
- Phân hữu cơ và phân bón khác: 2.500.000 đồng (Biểu phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp của Thông tư số 207/2016/TT-BTC).
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Mẫu số 12: Đơn đề nghị cấp/cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP;
- Mẫu số 14: Bản thuyết minh điều kiện sản xuất phân bón ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón (đối với trường hợp cấp lại khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hết hạn):
a) Tổ chức, cá nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Có địa điểm sản xuất, diện tích nhà xưởng phù hợp với công suất của dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất phân bón;
c) Dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất từ khâu xử lý nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng đáp ứng công suất sản xuất và quy trình công nghệ;
- Các công đoạn, hệ thống bắt buộc phải sử dụng máy thiết bị được cơ giới hóa hoặc tự động hóa, cụ thể:
+ Đối với phân bón dạng phối trộn khô, dạng bột, dạng hạt phải có hệ thống máy có cơ cấu quay hoặc khuấy, đảo nguyên liệu, bán thành phẩm phục vụ việc phối trộn để tạo sản phẩm cuối cùng; có băng tải, dây chuyền để vận chuyển nguyên vật liệu đến máy trộn và từ máy trộn đến thùng chứa trước khi đóng gói thành phẩm.
+ Đối với phân bón dạng lỏng phải có hệ thống thùng chứa, thùng quay hoặc hệ thống khuấy trộn bằng cơ học hoặc khí nén nguyên liệu, bán thành phẩm phục vụ việc phối trộn để tạo sản phẩm cuối cùng; có hệ thống đường ống hoặc bơm hoặc dây chuyền để vận chuyển nguyên vật liệu đến máy trộn và từ máy trộn đến thùng chứa trước khi chuyển đến máy đóng chai, đóng gói thành phẩm.
+ Đối với phân bón được tạo hạt từ nguyên liệu rời, ép hoặc nén thành viên phải có máy tạo hạt, ép viên. Phân bón có yêu cầu về cỡ hạt phải có sàng phân loại sản phẩm; đối với phân bón có yêu cầu về độ ẩm dưới 12% phải có hệ thống máy sấy.
+ Phân bón có yêu cầu về khối lượng tịnh phải có cân hoặc thiết bị đo lường có độ chính xác theo quy định pháp luật về đo lường. Phân bón có yêu cầu về thể tích phải có trang thiết bị kiểm soát thể tích có độ chính xác theo quy định pháp luật về đo lường.
+ Trường hợp tự sản xuất chủng men giống để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh hoặc phân bón vi sinh vật, phải có các thiết bị tạo môi trường và nuôi cấy vi sinh vật gồm: Cân kỹ thuật, máy lắc, nồi hấp tiệt trùng, tủ âm, tủ sấy, máy lắc nhu động, lò vi sóng, tủ cấy vi sinh vật, tủ lạnh, nồi lên men hoặc thiết bị lên men.
+ Trường hợp tự lên men để sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, phân bón sinh học phải có hệ thống thiết bị lên men thủy phân theo dây chuyền từ nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng.
- Máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và thiết bị đo lường thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh theo quy định của pháp luật;
d) Có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt; có kệ hoặc bao lót để xếp đặt hàng;
đ) Có phòng thử nghiệm được công nhận hoặc có hợp đồng với tổ chức thử nghiệm được chỉ định để đánh giá các chỉ tiêu về chất lượng phân bón do mình sản xuất;
e) Có hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với ISO 9001 hoặc tương đương, đối với cơ sở mới thành lập, muộn nhất sau 01 năm kể từ ngày thành lập;
g) Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất có trình độ đại học trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học..
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về quản lý phân bón.
- Thông tư số 207/2016/TT-BTC ngày 09/11/2016 của Bộ Tài Chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp.
Mẫu số 12
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……….., ngày …… tháng…… năm……… |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT PHÂN BÓN
Kính gửi: ……………………………….(1)
1. Đơn vị chủ quản: .....................................................................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ……….ngày …………….Nơi cấp ................................................
Điện thoại: …………………………..Fax: …………………………….E-mail: ......................
2. Tên cơ sở: ..............................................................................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký hộ gia đình số: ………………..ngày …………………Nơi cấp
Điện thoại: ………………………..Fax: …………………………..E-mail: ............................
Địa điểm sản xuất phân bón: ........................................................................................
Địa điểm nơi chứa (kho) phân bón: ..............................................................................
Đề nghị Quý cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón
Loại hình sản xuất:
□ Sản xuất tạo ra sản phẩm phân bón
□ Đóng gói phân bón thành phẩm
Hình thức cấp:
□ Cấp mới □ Cấp lại lần thứ ………………
Lý do cấp lại ...............................................................................................................
Hồ sơ gửi kèm:
...................................................................................................................................
Chúng tôi xin cam đoan thông tin trong đơn, tài liệu kèm theo là đúng sự thật và tuân thủ các quy định của pháp luật về phân bón./.
| ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN |
______________
(1) Tên cơ quan có thẩm quyền
Mẫu số 14
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……….., ngày …… tháng…… năm……… |
BẢN THUYẾT MINH
VỀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT PHÂN BÓN
Kính gửi: …………………………………………
I. THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
1. Đơn vị chủ quản:
Tên tiếng Việt: .............................................................................................................
Tên tiếng nước ngoài (nếu có): ....................................................................................
Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................................
Điện thoại: …………………………………………..Fax: .....................................................
E-mail: ……………………………………..Website: ..........................................................
2. Tên tổ chức, cá nhân: .............................................................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................................
Điện thoại: ………………………………………….Fax: ......................................................
E-mail: ……………………………………..Website: ..........................................................
3. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức, cá nhân:
Họ và tên: ...................................................................................................................
Chức danh: .................................................................................................................
Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu số: ......................................................................
Ngày cấp: ……./ ……../ ………………Nơi cấp: ..............................................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: .................................................................................
Chỗ ở hiện tại: ............................................................................................................
Điện thoại: ………………………..Fax: ………………………..E-mail: .................................
4. Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất:
Họ và tên: ...................................................................................................................
Chức danh: .................................................................................................................
Điện thoại: ………………………Fax:……..……………….E-mail:.......................................
5. Loại hình hoạt động:
- DN nhà nước | □ | - DN 100% vốn nước ngoài | □ |
- DN liên doanh với nước ngoài | □ | - DN cổ phần | □ |
- DN tư nhân | □ | - Khác: ………………………. |
|
6. Mục đích sản xuất phân bón:
Bán trong nước □ Xuất khẩu □
Khác □ Nêu cụ thể ……………………………………………..
7. Công suất thiết kế: .................................................................................................
II. THÔNG TIN VỀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT
1. Nhà xưởng:
- Sơ đồ tổng thể (bản vẽ kèm theo)
- Diện tích nhà xưởng (m2): ..........................................................................................
+ Khu vực sản xuất (m2): .............................................................................................
+ Khu vực kho (m2): ....................................................................................................
* Trường hợp có nhiều địa điểm sản xuất và kho thì liệt kê đầy đủ tên, địa chỉ, điện thoại.
2. Thống kê dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất phân bón, gồm các thông tin: Tên máy thiết bị, công suất thiết kế, công nghệ, nguồn gốc.
3. Bản vẽ thiết kế dây chuyền sản xuất (bản vẽ kèm theo)
4. Sơ đồ, thuyết minh quy trình sản xuất: ..................................................................
5. Tổng số lao động sản xuất phân bón: ....................................................................
6. Danh mục phân bón sản xuất (thống kê từng địa điểm sản xuất phân bón):
STT | Loại phân bón | Dạng phân bón | Công suất | Phương thức sử dụng |
|
|
|
|
|
7. Hệ thống xử lý chất thải:
- Nước thải: | □ Có | □ Không |
- Khí thải: | □ Có | □ Không |
- Chất thải rắn (bao gồm cả cách thức thu gom, vận chuyển, xử lý): ................................
8. Trang thiết bị bảo hộ lao động: ..............................................................................
9. Trang thiết bị phòng chống cháy nổ: ......................................................................
10. Phòng thử nghiệm
□ Có (tiếp tục khai báo mục a)
□ Không (tiếp tục khai báo mục b)
a) Nếu có, bổ sung các thông tin sau
- Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp ISO 17025-2005 hoặc tương đương:
□ Được chứng nhận bởi tổ chức chứng nhận ………………………………………………
□ Cơ sở tự áp dụng
- Thiết bị thử nghiệm
STT | Tên thiết bị | Số lượng | Nước sản xuất | Công suất | Năm bắt đầu sử dụng |
|
|
|
|
|
|
- Chỉ tiêu thử nghiệm
STT | Chỉ tiêu | Phương pháp | Ghi chú |
|
|
|
|
(Đánh dấu * đối với các chỉ tiêu thử nghiệm được công nhận/chỉ định bởi các tổ chức chứng nhận/Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
- Nhân lực
STT | Họ và tên | Năm sinh | Nam/ Nữ | Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ | Chức vụ, chức danh | Khóa đào tạo đã tham gia | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
b) Nếu không có, cung cấp tên phòng thử nghiệm và hợp đồng kiểm tra chất lượng thành phẩm
………………………………………………………………………………………………………
11. Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp ISO 9001 hoặc tương đương
□ Bản sao chụp kèm theo
□ Được chứng nhận bởi tổ chức chứng nhận …………………………………………………
□ Cơ sở tự áp dụng
12. Hệ thống quản lý môi trường phù hợp ISO 14001 hoặc tương đương
□ Được chứng nhận bởi tổ chức chứng nhận ...............................................................
□ Cơ sở tự áp dụng
13. Những thông tin khác:...........................................................................................
| ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC |
Ghi chú: Đối với hình thức đóng gói phân bón thì không phải khai báo, thuyết minh về quy trình sản xuất, phòng thử nghiệm, hệ thống quản lý môi trường phù hợp ISO 14001.
VII. Cấp giấy phép nhập khẩu phân bón
Lĩnh vực: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đến Cục Bảo vệ thực vật.
- Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc.
Nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để bổ sung hồ sơ.
- Bước 3: Cấp Giấy phép nhập khẩu phân bón: Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ
- Trực tiếp
- Bưu điện
- Cổng thông tin điện tử (Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Bảo vệ thực vật)
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Trường hợp nhập khẩu phân bón để khảo nghiệm; chuyên dùng cho sân thể thao, khu vui chơi giải trí; chuyên dùng của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để phục vụ cho sản xuất trong phạm vi của doanh nghiệp, sử dụng trong các dự án của nước ngoài tại Việt Nam; làm quà tặng, hàng mẫu: 01 bộ hồ sơ bao gồm:
- Đơn đăng ký nhập khẩu phân bón theo Mẫu số 19 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP;
- Bản sao hợp lệ hoặc bản sao (mang theo bản chính để đối chiếu) một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) hoặc văn bản phê duyệt chương trình, dự án đầu tư của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (đối với trường hợp dự án của nước ngoài tại Việt Nam) hoặc văn bản phê duyệt chương trình, dự án được doanh nghiệp phê duyệt theo quy định pháp luật;
- Tờ khai kỹ thuật theo Mẫu số 20 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP;
- Bản tiếng nước ngoài kèm theo bản dịch sang tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của đơn vị đăng ký nhập khẩu về chỉ tiêu chất lượng, công dụng, hướng dẫn sử dụng, cảnh báo an toàn;
- Bản sao hợp lệ hoặc bản sao (mang theo bản chính để đối chiếu), kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của đơn vị đăng ký nhập khẩu Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale - CFS) do nước xuất khẩu cấp hoặc Giấy xác nhận phù hợp quy chuẩn của nước xuất khẩu;
b) Trường hợp nhập khẩu phân bón làm quà tặng; làm hàng mẫu: 01 bộ hồ sơ bao gồm:
- Đơn đăng ký nhập khẩu phân bón theo Mẫu số 19 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP;
- Bản sao hợp lệ hoặc bản sao (mang theo bản chính để đối chiếu) một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) hoặc văn bản phê duyệt chương trình, dự án đầu tư của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (đối với trường hợp dự án của nước ngoài tại Việt Nam) hoặc văn bản phê duyệt chương trình, dự án được doanh nghiệp phê duyệt theo quy định pháp luật;
- Tờ khai kỹ thuật theo Mẫu số 20 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP;
- Bản tiếng nước ngoài kèm theo bản dịch sang tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của đơn vị đăng ký nhập khẩu về chỉ tiêu chất lượng, công dụng, hướng dẫn sử dụng, cảnh báo an toàn;
- Giấy xác nhận hoặc Giấy mời tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam.
c) Trường hợp nhập khẩu phân bón để sản xuất phân bón xuất khẩu: 01 bộ hồ sơ bao gồm:
- Đơn đăng ký nhập khẩu phân bón theo Mẫu số 19 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP;
- Bản sao hợp lệ hoặc bản sao (mang theo bản chính để đối chiếu) một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) hoặc văn bản phê duyệt chương trình, dự án đầu tư của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (đối với trường hợp dự án của nước ngoài tại Việt Nam) hoặc văn bản phê duyệt chương trình, dự án được doanh nghiệp phê duyệt theo quy định pháp luật;
- Tờ khai kỹ thuật theo Mẫu số 20 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP;
- Bản tiếng nước ngoài kèm theo bản dịch sang tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của đơn vị đăng ký nhập khẩu về chỉ tiêu chất lượng, công dụng, hướng dẫn sử dụng, cảnh báo an toàn;
- Bản chính hoặc bản sao hợp lệ hợp đồng nhập khẩu, hợp đồng xuất khẩu hoặc hợp đồng gia công với đối tác nước ngoài.
d) Trường hợp nhập khẩu phân bón phục vụ nghiên cứu khoa học: 01 bộ hồ sơ bao gồm:
- Đơn đăng ký nhập khẩu phân bón theo Mẫu số 19 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP;
- Bản sao hợp lệ hoặc bản sao (mang theo bản chính để đối chiếu) một trong các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy tờ chứng minh tư cách pháp nhân hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (đối với trường hợp doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) hoặc văn bản phê duyệt chương trình, dự án đầu tư của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền (đối với trường hợp dự án của nước ngoài tại Việt Nam) hoặc văn bản phê duyệt chương trình, dự án được doanh nghiệp phê duyệt theo quy định pháp luật;
- Tờ khai kỹ thuật theo Mẫu số 20 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP;
- Bản tiếng nước ngoài kèm theo bản dịch sang tiếng Việt có xác nhận của cơ quan dịch thuật hoặc của đơn vị đăng ký nhập khẩu về chỉ tiêu chất lượng, công dụng, hướng dẫn sử dụng, cảnh báo an toàn;
- Bản sao hợp lệ đề cương nghiên cứu về phân bón đề nghị nhập khẩu.
4. Thời hạn giải quyết: 07 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ)
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Bảo vệ thực vật
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy phép nhập khẩu phân bón
Thời hạn của Giấy phép là 01 năm.
8. Phí: Chưa có quy định
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Mẫu số 19: Đơn đăng ký nhập khẩu phân bón ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP;
- Mẫu số 20: Tờ khai kỹ thuật ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính;
- Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về quản lý phân bón;
Mẫu số 19
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐĂNG KÝ NHẬP KHẨU PHÂN BÓN
Kính gửi: ………………………………….
1. Tên, địa chỉ, điện thoại, Fax của tổ chức, cá nhân đăng ký nhập khẩu: .......................
2. Tên phân bón: ...............................................................................................................
3. Số lượng nhập khẩu: ....................................................................................................
4. Nhà sản xuất và nước xuất khẩu phân bón: ................................................................
5. Mục đích nhập khẩu
□ Để khảo nghiệm
□ Chuyên dùng cho sân thể thao
□ Cho khu vui chơi giải trí
□ Phục vụ sản xuất của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
□ Sử dụng trong các dự án nước ngoài tại Việt Nam
□ Quà tặng
□ Hàng mẫu
□ Hàng hội chợ, triển lãm
□ Để sản xuất phân bón xuất khẩu
□ Phục vụ nghiên cứu khoa học
□ Làm nguyên liệu sản xuất phân bón
6. Thời gian nhập khẩu: .....................................................................................................
7. Cửa khẩu nhập khẩu: .....................................................................................................
8. Các tài liệu nộp kèm theo: ..............................................................................................
Chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến phân bón nhập khẩu.
Khi cần liên hệ theo địa chỉ: ..., điện thoại: ...,Fax: ……….., E-mail:……
| ……., ngày…… tháng……. năm .... |
Mẫu số 20
TỜ KHAI KỸ THUẬT
1. Tên phân bón:................................................................................................................
Tên khác: ..........................................................................................................................
2. Nước sản xuất:..............................................................................................................
3. Loại phân bón
a) Vô cơ (Inorganic/Chemical) |
| b) Hữu cơ (Organic) |
|
Phân bón đa lượng | □ | Phân bón hữu cơ | □ |
|
| Phân bón hữu cơ vi sinh | □ |
Phân bón trung lượng | □ | Phân bón hữu cơ sinh học | □ |
Phân bón vi lượng | □ | Phân bón hữu cơ khoáng | □ |
Phân bón đất hiếm | □ | Phân bón cải tạo đất hữu cơ | □ |
Phân bón khoáng hữu cơ | □ | c) Sinh học |
|
|
| Phân bón sinh học | □ |
Khoáng sinh học | □ | Phân bón vi sinh vật | □ |
Phân bón cải tạo đất vô cơ | □ | Phân bón cải tạo đất sinh học | □ |
Loại khác (ghi rõ loại) | □ |
|
|
4. Chất bổ sung |
|
|
|
Chất điều hòa sinh trưởng | □ | Chất tăng hiệu suất sử dụng | □ |
Chất giữ ẩm | □ | Chất khác (ghi rõ loại) | □ |
5. Phương thức sử dụng:
Phân bón rễ □
Phân bón lá □
6. Dạng phân bón:
Dạng lỏng □ Dạng viên □ Dạng bột □
Dạng hạt □ Dạng khác, ghi rõ dạng gì: …………………………….
7. Màu sắc: ………………………………..Mùi phân bón: ..................................................
8. Bao bì, ghi rõ loại bao bì, khối lượng hoặc dung tích....................................................
9. Chỉ tiêu chất lượng đăng ký trên bao bì
STT | Chỉ tiêu chất lượng | Đơn vị tính | Hàm lượng đăng ký trên bao bì, nhãn |
|
|
|
|
|
|
|
|
Trường hợp các chỉ tiêu chất lượng chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc tiêu chuẩn Việt Nam về phương pháp phân tích, nhà nhập khẩu cần nêu rõ phương pháp phân tích đối với từng chỉ tiêu.
10. Các yếu tố hạn chế trong phân bón
STT | Các yếu tố | Đơn vị tính | Hàm lượng |
1 | Asen |
|
|
2 | Cadimi |
|
|
3 | Chì |
|
|
4 | Thủy ngân |
|
|
5 | Biuret trong Urê |
|
|
6 | Axit tự do trong supe lân |
|
|
7 | Salmonella |
|
|
8 | E. coli |
|
|
9 | Các yếu tố khác theo quy định hoặc quy chuẩn kỹ thuật |
|
|
11. Hướng dẫn sử dụng
- Cây trồng sử dụng: .........................................................................................................
- Liều lượng sử dụng/đơn vị diện tích, ghi rõ cho từng loại cây trồng: .............................
- Diện tích sử dụng, ghi rõ cho từng loại cây trồng: ..........................................................
- Thời kỳ bón: ...................................................................................................................
- Công dụng chính: ............................................................................................................
- Các lưu ý khác trong quá trình sử dụng: ........................................................................
12. Các cảnh báo tác động xấu đến sức khỏe, môi trường (nếu có)
Chúng tôi cam đoan và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của những thông tin trong tờ khai kỹ thuật này và cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan đến phân bón nhập khẩu.
| Tổ chức, cá nhân xin đăng ký |
Ghi chú: Mục 11 của tờ khai này chỉ khai trong trường hợp nhập khẩu phân bón quy định tại điểm a, b, c, g khoản 2 Điều 27 Nghị định này.
VIII. Kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu
Lĩnh vực: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ tới Cục Bảo vệ thực vật.
- Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc.
Nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để bổ sung hồ sơ.
- Bước 3: Thẩm định hồ sơ: Trong thời gian 01 ngày làm việc, cơ quan kiểm tra nhà nước kiểm tra tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ.
+ Trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan kiểm tra nhà nước tiến hành lấy mẫu theo quy định.
+ Trường hợp hồ sơ không đầy đủ và hợp lệ, cơ quan kiểm tra nhà nước trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Bước 4: Lấy mẫu kiểm tra chất lượng: Kiểm tra thực tế sự phù hợp của lô phân bón tại địa điểm lấy mẫu so với tài liệu trong hồ sơ đăng ký. Trường hợp phù hợp, tiến hành lấy mẫu phân bón. Mẫu phân bón sau khi lấy phải được niêm phong và lập Biên bản lấy mẫu kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu.
- Bước 5: Thông báo kết quả kiểm tra: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi lấy mẫu kiểm tra, cơ quan kiểm tra nhà nước thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân.
2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp
- Bưu điện
- Cổng thông tin điện tử (Bộ Nông nghiệp và PTNT, Cục Bảo vệ thực vật)
3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ bao gồm:
- Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu theo Mẫu số 22 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP;
- Bản sao các giấy tờ sau:
+ Hợp đồng mua bán;
+ Danh mục hàng hóa kèm theo: Ghi rõ số lượng đăng ký, mã hiệu của từng lô hàng;
+ Hóa đơn hàng hóa;
+ Vận đơn (đối với trường hợp hàng hóa nhập theo đường không, đường biển hoặc đường sắt)
4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc (kể từ khi lấy mẫu kiểm tra)
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Bảo vệ thực vật
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Thông báo kết quả kiểm tra nhà nước về chất lượng phân bón nhập khẩu
8. Lệ phí: Không
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Mẫu số 22: Giấy đăng ký kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không có
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về quản lý phân bón;
Mẫu số 22
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……….., ngày …… tháng…… năm………
GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA NHÀ
NƯỚC CHẤT LƯỢNG PHÂN BÓN NHẬP KHẨU
Kính gửi: ………………………………….(1)
Tên tổ chức, cá nhân: ........................................................................................................
Địa chỉ: .............................................................................................................................
Điện thoại: …………………………………..Fax: .................................................................
Đăng ký kiểm tra nhà nước chất lượng phân bón nhập khẩu sau:
STT | Loại phân bón | Tên phân bón | Nhà sản xuất, xuất khẩu | Khối lượng | Cửa khẩu nhập | Thời gian nhập |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đăng ký kiểm tra lô hàng nói trên tại địa điểm (địa điểm, sơ đồ kho lưu chứa phân bón để kiểm tra)
Hồ sơ kèm theo gồm có:
- Hợp đồng số: ……………………………….. | - Tờ khai hải quan số: ……………………… |
- Hóa đơn số: ……………………………….. | - Giấy chứng nhận xuất xứ (nếu có) |
- Vận đơn số: ……………………………….. | - Giấy phép nhập khẩu phân bón (nếu có) |
Chúng tôi xin cam đoan và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật:
1. Giữ nguyên trạng phân bón tại địa điểm đăng ký trên và xuất trình phân bón cùng hồ sơ hải quan để ………………………(1) thực hiện việc kiểm tra chất lượng lô hàng này.
2. Chỉ đưa phân bón vào sản xuất, buôn bán, sử dụng khi được …………………….(1) cấp thông báo chứng nhận lô hàng đạt yêu cầu chất lượng.
TÊN CƠ QUAN KIỂM TRA NHÀ NƯỚC | ĐẠI DIỆN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN |
______________
(1) Tên cơ quan kiểm tra nhà nước
B. Thủ tục hành chính cấp tỉnh
I. Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón đối với cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón
Lĩnh vực: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ đến Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.
- Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để bổ sung hồ sơ.
- Bước 3: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tổ chức kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất phân bón
- Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
- Bước 5: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tổng hợp, công bố trên Cổng thông tin điện tử danh sách các tổ chức, cá nhân được cấp giấy chứng nhận.
2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp
- Bưu điện
- Cổng thông tin điện tử (do tỉnh quy định cụ thể)
3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 12 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về quản lý phân bón;
- Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 14 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về quản lý phân bón;
- Bản sao hợp lệ phiếu kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh đối với máy thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và các thiết bị đo lường thử nghiệm;
- Bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp đại học trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học của người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất;
- Bản sao hợp lệ Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường xác nhận đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Cam kết bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành.
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy hoặc phương án chữa cháy của cơ sở theo quy định hiện hành.
4. Thời hạn giải quyết: 20 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ)
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân
Thời hạn của Giấy chứng nhận là 05 năm.
8. Phí:
- Phân vô cơ: 1.200.000 đồng (Theo quy định tại Thông tư 170/2016/TT-BTC).
- Phân hữu cơ và phân bón khác: 6.000.000 đồng (Theo quy định tại Thông tư 207/2016/TT-BTC);
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Mẫu số 12: Đơn đề nghị cấp/cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP;
- Mẫu số 14: Bản thuyết minh điều kiện sản xuất phân bón ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
a) Tổ chức, cá nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Có địa điểm sản xuất, diện tích nhà xưởng phù hợp với công suất của dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất phân bón;
c) Dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất từ khâu xử lý nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng đáp ứng công suất sản xuất và quy trình công nghệ;
- Các công đoạn, hệ thống bắt buộc phải sử dụng máy thiết bị được cơ giới hóa hoặc tự động hóa, cụ thể:
+ Đối với phân bón dạng phối trộn khô, dạng bột, dạng hạt phải có hệ thống máy có cơ cấu quay hoặc khuấy, đảo nguyên liệu, bán thành phẩm phục vụ việc phối trộn để tạo sản phẩm cuối cùng; có băng tải, dây chuyền để vận chuyển nguyên vật liệu đến máy trộn và từ máy trộn đến thùng chứa trước khi đóng gói thành phẩm.
+ Đối với phân bón dạng lỏng phải có hệ thống thùng chứa, thùng quay hoặc hệ thống khuấy trộn bằng cơ học hoặc khí nén nguyên liệu, bán thành phẩm phục vụ việc phối trộn để tạo sản phẩm cuối cùng; có hệ thống đường ống hoặc bơm hoặc dây chuyền để vận chuyển nguyên vật liệu đến máy trộn và từ máy trộn đến thùng chứa trước khi chuyển đến máy đóng chai, đóng gói thành phẩm.
+ Đối với phân bón được tạo hạt từ nguyên liệu rời, ép hoặc nén thành viên phải có máy tạo hạt, ép viên. Phân bón có yêu cầu về cỡ hạt phải có sàng phân loại sản phẩm; đối với phân bón có yêu cầu về độ ẩm dưới 12% phải có hệ thống máy sấy.
+ Phân bón có yêu cầu về khối lượng tịnh phải có cân hoặc thiết bị đo lường có độ chính xác theo quy định pháp luật về đo lường. Phân bón có yêu cầu về thể tích phải có trang thiết bị kiểm soát thể tích có độ chính xác theo quy định pháp luật về đo lường.
+ Trường hợp tự sản xuất chủng men giống để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh hoặc phân bón vi sinh vật, phải có các thiết bị tạo môi trường và nuôi cấy vi sinh vật gồm: Cân kỹ thuật, máy lắc, nồi hấp tiệt trùng, tủ âm, tủ sấy, máy lắc nhu động, lò vi sóng, tủ cấy vi sinh vật, tủ lạnh, nồi lên men hoặc thiết bị lên men.
+ Trường hợp tự lên men để sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, phân bón sinh học phải có hệ thống thiết bị lên men thủy phân theo dây chuyền từ nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng.
- Máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và thiết bị đo lường thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh theo quy định của pháp luật;
d) Có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt; có kệ hoặc bao lót để xếp đặt hàng;
đ) Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất có trình độ đại học trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về quản lý phân bón;
- Thông tư số 207/2016/TT-BTC ngày 09/11/2016 của Bộ Tài Chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp;
- Thông tư số 170/2016/TT-BTC ngày 26/10/2016 của Bộ Tài Chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong hoạt động hóa chất.
Mẫu số 12
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……….., ngày …… tháng…… năm……… |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT PHÂN BÓN
Kính gửi: ……………………………….(1)
1. Đơn vị chủ quản: .....................................................................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ……….ngày …………….Nơi cấp ............................................................
Điện thoại: …………………………..Fax: ………………………….E-mail: ........................
2. Tên cơ sở: ..............................................................................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký hộ gia đình số: ………………..ngày …………………Nơi cấp
Điện thoại: ………………………..Fax: …………………………..E-mail: ...........................
Địa điểm sản xuất phân bón: ........................................................................................
Địa điểm nơi chứa (kho) phân bón: ..............................................................................
Đề nghị quý cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón
Loại hình sản xuất:
□ Sản xuất tạo ra sản phẩm phân bón
□ Đóng gói phân bón thành phẩm
Hình thức cấp:
□ Cấp mới □ Cấp lại lần thứ ………………
Lý do cấp lại ...............................................................................................................
Hồ sơ gửi kèm:
...................................................................................................................................
Chúng tôi xin cam đoan thông tin trong đơn, tài liệu kèm theo là đúng sự thật và tuân thủ các quy định của pháp luật về phân bón./.
| ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN |
______________
(1) Tên cơ quan có thẩm quyền
Mẫu số 14
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……….., ngày …… tháng…… năm……… |
BẢN THUYẾT MINH
VỀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT PHÂN BÓN
Kính gửi: …………………………………………
I. THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
1. Đơn vị chủ quản:
Tên tiếng Việt: .............................................................................................................
Tên tiếng nước ngoài (nếu có): ....................................................................................
Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................................
Điện thoại: …………………………………………..Fax: .....................................................
E-mail: ……………………………………..Website: ..........................................................
2. Tên tổ chức, cá nhân: .............................................................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................................
Điện thoại: ………………………………………….Fax: ......................................................
E-mail: ……………………………………..Website: ..........................................................
3. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức, cá nhân:
Họ và tên: ...................................................................................................................
Chức danh: .................................................................................................................
Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu số: ......................................................................
Ngày cấp: ……./ ……../ ………………Nơi cấp: ..............................................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: .................................................................................
Chỗ ở hiện tại: ............................................................................................................
Điện thoại: ………………………..Fax: ………………………..E-mail: ...............................
4. Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất:
Họ và tên: ...................................................................................................................
Chức danh: .................................................................................................................
Điện thoại: ………………………Fax:……..……………….E-mail:.......................................
5. Loại hình hoạt động:
- DN nhà nước | □ | - DN 100% vốn nước ngoài | □ |
- DN liên doanh với nước ngoài | □ | - DN cổ phần | □ |
- DN tư nhân | □ | - Khác: ………………………. |
|
6. Mục đích sản xuất phân bón:
Bán trong nước □ Xuất khẩu □
Khác □ Nêu cụ thể ……………………………………………..
7. Công suất thiết kế: .................................................................................................
II. THÔNG TIN VỀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT
1. Nhà xưởng:
- Sơ đồ tổng thể (bản vẽ kèm theo)
- Diện tích nhà xưởng (m2): ..........................................................................................
+ Khu vực sản xuất (m2): .............................................................................................
+ Khu vực kho (m2): ....................................................................................................
* Trường hợp có nhiều địa điểm sản xuất và kho thì liệt kê đầy đủ tên, địa chỉ, điện thoại.
2. Thống kê dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất phân bón, gồm các thông tin: Tên máy thiết bị, công suất thiết kế, công nghệ, nguồn gốc.
3. Bản vẽ thiết kế dây chuyền sản xuất (bản vẽ kèm theo)
4. Sơ đồ, thuyết minh quy trình sản xuất: ..................................................................
5. Tổng số lao động sản xuất phân bón: ....................................................................
6. Danh mục phân bón sản xuất (thống kê từng địa điểm sản xuất phân bón):
STT | Loại phân bón | Dạng phân bón | Công suất | Phương thức sử dụng |
|
|
|
|
|
7. Hệ thống xử lý chất thải:
- Nước thải: | □ Có | □ Không |
- Khí thải: | □ Có | □ Không |
- Chất thải rắn (bao gồm cả cách thức thu gom, vận chuyển, xử lý): ................................
8. Trang thiết bị bảo hộ lao động: ..............................................................................
9. Trang thiết bị phòng chống cháy nổ: ......................................................................
10. Phòng thử nghiệm
□ Có (tiếp tục khai báo mục a)
□ Không (tiếp tục khai báo mục b)
a) Nếu có, bổ sung các thông tin sau
- Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp ISO 17025-2005 hoặc tương đương:
□ Được chứng nhận bởi tổ chức chứng nhận ……………………………………………..
□ Cơ sở tự áp dụng
- Thiết bị thử nghiệm
STT | Tên thiết bị | Số lượng | Nước sản xuất | Công suất | Năm bắt đầu sử dụng |
|
|
|
|
|
|
- Chỉ tiêu thử nghiệm
STT | Chỉ tiêu | Phương pháp | Ghi chú |
|
|
|
|
(Đánh dấu * đối với các chỉ tiêu thử nghiệm được công nhận/chỉ định bởi các tổ chức chứng nhận/Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
- Nhân lực
STT | Họ và tên | Năm sinh | Nam/ Nữ | Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ | Chức vụ, chức danh | Khóa đào tạo đã tham gia | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
b) Nếu không có, cung cấp tên phòng thử nghiệm và hợp đồng kiểm tra chất lượng thành phẩm
………………………………………………………………………………………………………
11. Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp ISO 9001 hoặc tương đương
□ Bản sao chụp kèm theo
□ Được chứng nhận bởi tổ chức chứng nhận …………………………………………………
□ Cơ sở tự áp dụng
12. Hệ thống quản lý môi trường phù hợp ISO 14001 hoặc tương đương
□ Được chứng nhận bởi tổ chức chứng nhận ...............................................................
□ Cơ sở tự áp dụng
13. Những thông tin khác:...........................................................................................
| ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC |
Ghi chú: Đối với hình thức đóng gói phân bón thì không phải khai báo, thuyết minh về quy trình sản xuất, phòng thử nghiệm, hệ thống quản lý môi trường phù hợp ISO 14001.
II. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón đối với cơ sở chỉ hoạt động đóng gói phân bón
Lĩnh vực: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ tới Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Đối với trường hợp cấp lại khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hết hạn, trước thời hạn 03 tháng kể từ ngày hết hạn, tổ chức, cá nhân sản xuất phân bón có nhu cầu tiếp tục sản xuất phân bón phải nộp hồ sơ đề nghị cấp lại).
- Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc; nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để bổ sung hồ sơ.
- Bước 3: Thẩm định và cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón
+ Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hết hạn:
Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tổ chức kiểm tra thực tế tại cơ sở sản xuất phân bón và lập Biên bản kiểm tra.
Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp không cấp lại phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
+ Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón bị mất, hư hỏng, thay đổi nội dung thông tin ghi trên Giấy chứng nhận:
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Thời hạn của Giấy chứng nhận giữ nguyên thời hạn của Giấy chứng nhận đã cấp.
Trường hợp không cấp lại phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp
- Bưu điện
- Cổng thông tin điện tử (do tỉnh quy định cụ thể)
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1. Đối với trường hợp cấp lại khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hết hạn: 01 bộ hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 12 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP;
- Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 14 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP;
- Bản sao hợp lệ phiếu kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh đối với máy thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và các thiết bị đo lường thử nghiệm;
- Bản sao hợp lệ bằng tốt nghiệp đại học trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học của người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất;
- Bản sao hợp lệ Quyết định phế duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường chi tiết hoặc Giấy xác nhận đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường hoặc Cam kết bảo vệ môi trường theo quy định hiện hành;
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy hoặc phương án chữa cháy của cơ sở theo quy định hiện hành.
3.2. Đối với trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón bị mất, hư hỏng, thay đổi nội dung thông tin ghi trên Giấy chứng nhận: 01 bộ hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 12 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ sau:
+ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đã được sửa đổi (đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh nội dung về đăng ký doanh nghiệp hoặc địa điểm hoặc thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân đăng ký);
+ Bản thuyết minh về điều kiện sản xuất phân bón theo Mẫu số 14 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP (đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh về điều kiện hoạt động, công suất sản xuất);
+ Quyết định công nhận phân bón lưu hành tại Việt Nam hoặc hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc chuyển giao phân bón từ tổ chức, cá nhân khác (đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh bổ sung về loại phân bón sản xuất).
- Bản chính Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón đã được cấp (trừ trường hợp Giấy chứng nhận bị mất).
4. Thời hạn giải quyết:
- 20 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ) đối với trường hợp cấp lại khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hết hạn.
- 5 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ) đối với trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón bị mất, hư hỏng, thay đổi nội dung thông tin ghi trên Giấy chứng nhận.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón
- Đối với trường hợp cấp lại khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hết hạn: Thời hạn của Giấy chứng nhận là 05 năm
- Đối với trường hợp cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón bị mất, hư hỏng, thay đổi nội dung thông tin ghi trên Giấy chứng nhận: Thời hạn của Giấy chứng nhận theo thời hạn của Giấy chứng nhận đã cấp.
8. Phí:
Phân hữu cơ và phân bón khác: 2.500.000 (Theo quy định tại Thông tư 207/2016/TT-BTC)
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Mẫu số 12: Đơn đề nghị cấp/cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP;
- Mẫu số 14: Bản thuyết minh điều kiện sản xuất phân bón ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
(Đối với trường hợp cấp lại khi Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón hết hạn)
a) Tổ chức, cá nhân được thành lập theo quy định của pháp luật;
b) Có địa điểm sản xuất, diện tích nhà xưởng phù hợp với công suất của dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất phân bón;
c) Dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất từ khâu xử lý nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng đáp ứng công suất sản xuất và quy trình công nghệ;
- Các công đoạn, hệ thống bắt buộc phải sử dụng máy thiết bị được cơ giới hóa hoặc tự động hóa, cụ thể:
+ Đối với phân bón dạng phối trộn khô, dạng bột, dạng hạt phải có hệ thống máy có cơ cấu quay hoặc khuấy, đảo nguyên liệu, bán thành phẩm phục vụ việc phối trộn để tạo sản phẩm cuối cùng; có băng tải, dây chuyền để vận chuyển nguyên vật liệu đến máy trộn và từ máy trộn đến thùng chứa trước khi đóng gói thành phẩm.
+ Đối với phân bón dạng lỏng phải có hệ thống thùng chứa, thùng quay hoặc hệ thống khuấy trộn bằng cơ học hoặc khí nén nguyên liệu, bán thành phẩm phục vụ việc phối trộn để tạo sản phẩm cuối cùng; có hệ thống đường ống hoặc bơm hoặc dây chuyền để vận chuyển nguyên vật liệu đến máy trộn và từ máy trộn đến thùng chứa trước khi chuyển đến máy đóng chai, đóng gói thành phẩm.
+ Đối với phân bón được tạo hạt từ nguyên liệu rời, ép hoặc nén thành viên phải có máy tạo hạt, ép viên. Phân bón có yêu cầu về cỡ hạt phải có sàng phân loại sản phẩm; đối với phân bón có yêu cầu về độ ẩm dưới 12% phải có hệ thống máy sấy.
+ Phân bón có yêu cầu về khối lượng tịnh phải có cân hoặc thiết bị đo lường có độ chính xác theo quy định pháp luật về đo lường. Phân bón có yêu cầu về thể tích phải có trang thiết bị kiểm soát thể tích có độ chính xác theo quy định pháp luật về đo lường.
+ Trường hợp tự sản xuất chủng men giống để sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh hoặc phân bón vi sinh vật, phải có các thiết bị tạo môi trường và nuôi cấy vi sinh vật gồm: Cân kỹ thuật, máy lắc, nồi hấp tiệt trùng, tủ ấm, tủ sấy, máy lắc nhu động, lò vi sóng, tủ cấy vi sinh vật, tủ lạnh, nồi lên men hoặc thiết bị lên men.
+ Trường hợp tự lên men để sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, phân bón sinh học phải có hệ thống thiết bị lên men thủy phân theo dây chuyền từ nguyên liệu đến sản phẩm cuối cùng.
- Máy móc thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và thiết bị đo lường thử nghiệm phải được kiểm định, hiệu chuẩn, hiệu chỉnh theo quy định của pháp luật;
d) Có khu vực chứa nguyên liệu và khu vực thành phẩm riêng biệt; có kệ hoặc bao lót để xếp đặt hàng;
đ) Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất có trình độ đại học trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về quản lý phân bón.
- Thông tư số 207/2016/TT-BTC ngày 09/11/2016 của Bộ Tài Chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí trong lĩnh vực trồng trọt và giống cây lâm nghiệp.
Mẫu số 12
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……….., ngày …… tháng…… năm……… |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT PHÂN BÓN
Kính gửi: ……………………………….(1)
1. Đơn vị chủ quản: .....................................................................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ……….ngày …………….Nơi cấp ...............................................
Điện thoại: …………………………..Fax: …………………………….E-mail: ......................
2. Tên cơ sở: ..............................................................................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc/Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký hộ gia đình số: ………………..ngày …………………Nơi cấp
Điện thoại: ………………………..Fax: …………………………..E-mail: ..........................
Địa điểm sản xuất phân bón: ........................................................................................
Địa điểm nơi chứa (kho) phân bón: ..............................................................................
Đề nghị quý cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất phân bón
Loại hình sản xuất:
□ Sản xuất tạo ra sản phẩm phân bón
□ Đóng gói phân bón thành phẩm
Hình thức cấp:
□ Cấp mới □ Cấp lại lần thứ ………………
Lý do cấp lại ...............................................................................................................
Hồ sơ gửi kèm:
...................................................................................................................................
Chúng tôi xin cam đoan thông tin trong đơn, tài liệu kèm theo là đúng sự thật và tuân thủ các quy định của pháp luật về phân bón./.
| ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN |
______________
(1) Tên cơ quan có thẩm quyền
Mẫu số 14
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……….., ngày …… tháng…… năm……… |
BẢN THUYẾT MINH
VỀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT PHÂN BÓN
Kính gửi: …………………………………………
I. THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
1. Đơn vị chủ quản:
Tên tiếng Việt: .............................................................................................................
Tên tiếng nước ngoài (nếu có): ....................................................................................
Tên viết tắt (nếu có): ....................................................................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................................
Điện thoại: …………………………………………..Fax: .....................................................
E-mail: ……………………………………..Website: ..........................................................
2. Tên tổ chức, cá nhân: .............................................................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................................
Điện thoại: ………………………………………….Fax: ......................................................
E-mail: ……………………………………..Website: ..........................................................
3. Người đại diện theo pháp luật của tổ chức, cá nhân:
Họ và tên: ...................................................................................................................
Chức danh: .................................................................................................................
Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu số: ......................................................................
Ngày cấp: ……./ ……../ ………………Nơi cấp: ..............................................................
Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: .................................................................................
Chỗ ở hiện tại: ............................................................................................................
Điện thoại: ………………………..Fax: ………………………..E-mail: ...............................
4. Người trực tiếp quản lý, điều hành sản xuất:
Họ và tên: ...................................................................................................................
Chức danh: .................................................................................................................
Điện thoại: ………………………Fax:……..……………….E-mail:.....................................
5. Loại hình hoạt động:
- DN nhà nước | □ | - DN 100% vốn nước ngoài | □ |
- DN liên doanh với nước ngoài | □ | - DN cổ phần | □ |
- DN tư nhân | □ | - Khác: ………………………. |
|
6. Mục đích sản xuất phân bón:
Bán trong nước □ Xuất khẩu □
Khác □ Nêu cụ thể ……………………………………………..
7. Công suất thiết kế: .................................................................................................
II. THÔNG TIN VỀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT
1. Nhà xưởng:
- Sơ đồ tổng thể (bản vẽ kèm theo)
- Diện tích nhà xưởng (m2): ..........................................................................................
+ Khu vực sản xuất (m2): .............................................................................................
+ Khu vực kho (m2): ....................................................................................................
* Trường hợp có nhiều địa điểm sản xuất và kho thì liệt kê đầy đủ tên, địa chỉ, điện thoại.
2. Thống kê dây chuyền, máy móc thiết bị sản xuất phân bón, gồm các thông tin: Tên máy thiết bị, công suất thiết kế, công nghệ, nguồn gốc.
3. Bản vẽ thiết kế dây chuyền sản xuất (bản vẽ kèm theo)
4. Sơ đồ, thuyết minh quy trình sản xuất: ..................................................................
5. Tổng số lao động sản xuất phân bón: ....................................................................
6. Danh mục phân bón sản xuất (thống kê từng địa điểm sản xuất phân bón):
STT | Loại phân bón | Dạng phân bón | Công suất | Phương thức sử dụng |
|
|
|
|
|
7. Hệ thống xử lý chất thải:
- Nước thải: | □ Có | □ Không |
- Khí thải: | □ Có | □ Không |
- Chất thải rắn (bao gồm cả cách thức thu gom, vận chuyển, xử lý): ................................
8. Trang thiết bị bảo hộ lao động: ..............................................................................
9. Trang thiết bị phòng chống cháy nổ: ......................................................................
10. Phòng thử nghiệm
□ Có (tiếp tục khai báo mục a)
□ Không (tiếp tục khai báo mục b)
a) Nếu có, bổ sung các thông tin sau
- Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp ISO 17025-2005 hoặc tương đương:
□ Được chứng nhận bởi tổ chức chứng nhận …………………………………………………..
□ Cơ sở tự áp dụng
- Thiết bị thử nghiệm
STT | Tên thiết bị | Số lượng | Nước sản xuất | Công suất | Năm bắt đầu sử dụng |
|
|
|
|
|
|
- Chỉ tiêu thử nghiệm
STT | Chỉ tiêu | Phương pháp | Ghi chú |
|
|
|
|
(Đánh dấu * đối với các chỉ tiêu thử nghiệm được công nhận/chỉ định bởi các tổ chức chứng nhận/Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
- Nhân lực
STT | Họ và tên | Năm sinh | Nam/ Nữ | Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ | Chức vụ, chức danh | Khóa đào tạo đã tham gia | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
b) Nếu không có, cung cấp tên phòng thử nghiệm và hợp đồng kiểm tra chất lượng thành phẩm
………………………………………………………………………………………………………
11. Hệ thống quản lý chất lượng phù hợp ISO 9001 hoặc tương đương
□ Bản sao chụp kèm theo
□ Được chứng nhận bởi tổ chức chứng nhận …………………………………………………
□ Cơ sở tự áp dụng
12. Hệ thống quản lý môi trường phù hợp ISO 14001 hoặc tương đương
□ Được chứng nhận bởi tổ chức chứng nhận ...............................................................
□ Cơ sở tự áp dụng
13. Những thông tin khác:...........................................................................................
| ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC |
Ghi chú: Đối với hình thức đóng gói phân bón thì không phải khai báo, thuyết minh về quy trình sản xuất, phòng thử nghiệm, hệ thống quản lý môi trường phù hợp ISO 14001.
III. Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón
Lĩnh vực: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ tới Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.
- Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc.
Nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để bổ sung hồ sơ.
- Bước 3: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tổ chức kiểm tra thực tế tại cơ sở buôn bán phân bón.
- Bước 4: Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón: Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp không cấp phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp
- Bưu điện
- Cổng thông tin điện tử (do tỉnh quy định cụ thể)
3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mẫu số 13 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP;
- Bản thuyết minh điều kiện buôn bán theo Mẫu số 15 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP;
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về phân bón hoặc bằng tốt nghiệp trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học của người trực tiếp buôn bán phân bón.
4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ)
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón
8. Phí: Chưa có quy định
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Mẫu số 13: Đơn đề nghị cấp/cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP;
- Mẫu số 15: Bản thuyết minh về điều kiện buôn bán phân bón ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Tổ chức, cá nhân được đăng ký hoặc thành lập theo quy định của pháp luật;
- Có cửa hàng buôn bán phân bón. Cửa hàng buôn bán phân bón phải có: biển hiệu; sổ ghi chép việc mua, bán phân bón; bảng giá bán công khai từng loại phân bón niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc;
- Có khu vực chứa phân bón; có kệ hoặc bao lót để xếp đặt hàng;
- Người trực tiếp bán phân bón phải có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về phân bón. Trừ trường hợp đã có trình độ trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học.
Trường hợp buôn bán phân bón không có cửa hàng phải có đăng ký doanh nghiệp; có địa điểm giao dịch cố định, hợp pháp; có sổ ghi chép việc mua bán phân bón và người trực tiếp bán phân bón phải có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về phân bón; trừ trường hợp đã có trình độ trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về quản lý phân bón.
Mẫu số 13
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……….., ngày …… tháng…… năm……… |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN PHÂN BÓN
Kính gửi: ……………………………….(1)
1. Tên cơ sở: ..............................................................................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký hộ gia đình số: ……….ngày …………….Nơi cấp ..................................................................................
Tên chủ cơ sở/ người đại diện theo pháp luật................................................................
Điện thoại: …………………………..Fax: …………………………….E-mail: ........................
Số chứng minh nhân dân số:………………..Ngày cấp:…………..Nơi cấp:........................
2. Tên đơn vị chủ quản (nếu có): ..................................................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................................
Điện thoại: …………………………..Fax: …………………………….E-mail: ........................
Địa điểm nơi chứa (kho) phân bón: (nếu có)..................................................................
Đề nghị quý cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón
□ Cấp □ Cấp lại
Lý do cấp lại ...............................................................................................................
Hồ sơ gửi kèm:
...................................................................................................................................
Chúng tôi xin tuân thủ các quy định của pháp luật về lĩnh vực phân bón và các quy định pháp luật khác có liên quan./.
| ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN |
______________
(1) Tên cơ quan có thẩm quyền
Mẫu số 15
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……….., ngày …… tháng…… năm………
BẢN THUYẾT MINH
VỀ ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN PHÂN BÓN
Kính gửi: …………………………………….(1)
I. THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
1. Đơn vị chủ quản: ....................................................................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................................
Điện thoại: …………………………Fax: …………………………….E-mail: ..........................
2. Tên tổ chức, cá nhân: .............................................................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................................
Điện thoại: …………………………Fax: …………………………….E-mail: ..........................
3. Loại hình hoạt động: (doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể) ......................................
4. Năm bắt đầu hoạt động: .........................................................................................
5. Số đăng ký, ngày cấp, cơ quan cấp chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: ...............
II. THÔNG TIN VỀ HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN BUÔN BÁN
1. Cửa hàng (áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có cửa hàng)
- Diện tích cửa hàng: ………………………..m2
- Diện tích/công suất khu vực chứa/kho chứa phân bón: ……….m2 hoặc…………….. tấn
- Danh mục các trang thiết bị bảo đảm an toàn lao động, phòng chống cháy nổ: …………
2. Nhân lực:
Danh sách nhân lực, trong đó bao gồm các thông tin:
- Họ tên, ngày tháng năm sinh; loại văn bằng, giấy chứng nhận (ngày cấp, thời hạn hiệu lực, tên cơ quan cấp, tên người được cấp).
- Những thông tin khác ................................................................................................
3. Nơi chứa phân bón:
□ Có (tiếp tục khai báo mục a)
□ Không (tiếp tục khai báo mục b)
a) Nếu có, cung cấp các thông tin sau:
Nơi chứa phân bón: Từ 5.000 tấn trở lên □ Dưới 5.000 tấn □
Kích thước kho: ..........................................................................................................
Thông tin về nơi chứa phân bón: ..................................................................................
Tên người đại diện: .....................................................................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................................
Điện thoại: ..................................................................................................................
b) Nếu không có kho riêng: nêu tên những đơn vị mà tổ chức, cá nhân có hợp đồng thuê kho (kèm hợp đồng thuê kho): ................................................................................
4. Nội quy phòng cháy chữa cháy □
5. Phương tiện phòng cháy chữa cháy: ......................................................................
| ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN |
______________
(1) Tên cơ quan có thẩm quyền
IV. Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón
Lĩnh vực: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Trình tự thực hiện:
- Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ tới Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.
- Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc.
Nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để bổ sung hồ sơ.
- Bước 3: cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp không cấp lại phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp
- Bưu điện
- Cổng thông tin điện tử (do tỉnh quy định cụ thể)
3. Thành phần, số lượng hồ sơ: 01 bộ hồ sơ bao gồm:
- Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 13 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP;
- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc Giấy chứng nhận đăng ký địa điểm kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đã được sửa đổi (đối với trường hợp đề nghị điều chỉnh nội dung về đăng ký doanh nghiệp hoặc địa điểm hoặc thông tin liên quan đến tổ chức, cá nhân đăng ký);
- Bản chính Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón đã được cấp (trừ trường hợp Giấy chứng nhận bị mất).
4. Thời hạn giải quyết: 5 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ)
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón theo Mẫu số 17 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP.
8. Phí: Chưa có quy định
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
- Mẫu số 13: Đơn đề nghị cấp/cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP;
- Mẫu số 15: Bản thuyết minh về điều kiện buôn bán phân bón ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP.
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
- Tổ chức, cá nhân được đăng ký hoặc thành lập theo quy định của pháp luật.
- Có cửa hàng buôn bán phân bón. Cửa hàng buôn bán phân bón phải có: biển hiệu; sổ ghi chép việc mua, bán phân bón; bảng giá bán công khai từng loại phân bón niêm yết tại nơi dễ thấy, dễ đọc.
- Có khu vực chứa phân bón; có kệ hoặc bao lót để xếp đặt hàng.
- Người trực tiếp bán phân bón phải có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về phân bón. Trừ trường hợp đã có trình độ trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học,
Trường hợp buôn bán phân bón không có cửa hàng phải có đăng ký doanh nghiệp; có địa điểm giao dịch cố định, hợp pháp; có sổ ghi chép việc mua, bán phân bón và người trực tiếp bán phân bón phải có Giấy chứng nhận bồi dưỡng chuyên môn về phân bón; trừ trường hợp đã có trình độ trung cấp trở lên một trong các chuyên ngành về lĩnh vực trồng trọt, bảo vệ thực vật, nông hóa thổ nhưỡng, nông học, hóa học, sinh học.
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về quản lý phân bón.
Mẫu số 13
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ……….., ngày …… tháng…… năm……… |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP/CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN
ĐỦ ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN PHÂN BÓN
Kính gửi: ……………………………….(1)
1. Tên cơ sở: ..............................................................................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................................
Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký hộ gia đình số: ……….ngày …………….Nơi cấp ..................................................................................
Tên chủ cơ sở/ người đại diện theo pháp luật................................................................
Điện thoại: …………………………..Fax: …………………………….E-mail: ......................
Số chứng minh nhân dân số:………………..Ngày cấp:…………..Nơi cấp:.......................
2. Tên đơn vị chủ quản (nếu có): ..................................................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................................
Điện thoại: …………………………..Fax: …………………………….E-mail: ......................
Địa điểm nơi chứa (kho) phân bón: (nếu có)..................................................................
Đề nghị quý cơ quan cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện buôn bán phân bón
□ Cấp □ Cấp lại
Lý do cấp lại ...............................................................................................................
Hồ sơ gửi kèm:
...................................................................................................................................
Chúng tôi xin tuân thủ các quy định của pháp luật về lĩnh vực phân bón và các quy định pháp luật khác có liên quan./.
| ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN |
______________
(1) Tên cơ quan có thẩm quyền
Mẫu số 15
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
……….., ngày …… tháng…… năm………
BẢN THUYẾT MINH
VỀ ĐIỀU KIỆN BUÔN BÁN PHÂN BÓN
Kính gửi: …………………………………….(1)
I. THÔNG TIN VỀ TỔ CHỨC, CÁ NHÂN
1. Đơn vị chủ quản: ....................................................................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................................
Điện thoại: …………………………Fax: …………………………….E-mail: .......................
2. Tên tổ chức, cá nhân: .............................................................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................................
Điện thoại: …………………………Fax: …………………………….E-mail: ........................
3. Loại hình hoạt động: (doanh nghiệp, hộ kinh doanh cá thể) ......................................
4. Năm bắt đầu hoạt động: .........................................................................................
5. Số đăng ký, ngày cấp, cơ quan cấp chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: ...........
II. THÔNG TIN VỀ HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN BUÔN BÁN
1. Cửa hàng (áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có cửa hàng)
- Diện tích cửa hàng: ………………………..m2
- Diện tích/công suất khu vực chứa/kho chứa phân bón: ……….m2 hoặc…………….. tấn
- Danh mục các trang thiết bị bảo đảm an toàn lao động, phòng chống cháy nổ: …………
2. Nhân lực:
Danh sách nhân lực, trong đó bao gồm các thông tin:
- Họ tên, ngày tháng năm sinh; loại văn bằng, giấy chứng nhận (ngày cấp, thời hạn hiệu lực, tên cơ quan cấp, tên người được cấp).
- Những thông tin khác ................................................................................................
3. Nơi chứa phân bón:
□ Có (tiếp tục khai báo mục a)
□ Không (tiếp tục khai báo mục b)
a) Nếu có, cung cấp các thông tin sau:
Nơi chứa phân bón: Từ 5.000 tấn trở lên □ Dưới 5.000 tấn □
Kích thước kho: ..........................................................................................................
Thông tin về nơi chứa phân bón: ..................................................................................
Tên người đại diện: .....................................................................................................
Địa chỉ: .......................................................................................................................
Điện thoại: ..................................................................................................................
b) Nếu không có kho riêng: nêu tên những đơn vị mà tổ chức, cá nhân có hợp đồng thuê kho (kèm hợp đồng thuê kho):
4. Nội quy phòng cháy chữa cháy □
5. Phương tiện phòng cháy chữa cháy: ......................................................................
| ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN |
______________
(1) Tên cơ quan có thẩm quyền
V. Xác nhận nội dung quảng cáo và đăng ký hội thảo phân bón
Lĩnh vực: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Trình tự thực hiện:
- Đối với trường hợp xác nhận nội dung quảng cáo phân bón
+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc; nếu hồ sơ không hợp lệ phải thông báo cho tổ chức, cá nhân để bổ sung hồ sơ.
+ Bước 3: Ban hành văn bản xác nhận nội dung quảng cáo: Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ; trường hợp không đồng ý phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
- Đối với trường hợp đăng ký hội thảo phân bón:
Trước khi tổ chức hội thảo ít nhất 01 ngày, tổ chức, cá nhân đăng ký hội thảo gửi các giấy tờ, tài liệu tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để theo dõi, kiểm tra, giám sát.
Ban hành văn bản đồng ý hoặc không đồng ý nội dung hội thảo phân bón.
2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp
- Bưu điện
3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
3.1. Đối với trường hợp xác nhận nội dung quảng cáo phân bón: 01 bộ hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo về phân bón theo Mẫu số 25 tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP;
b) Bản sao hợp lệ bản công bố hợp quy hoặc Quyết định công nhận phân bón lưu hành;
c) Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất đối với trường hợp quảng cáo loại phân bón do tổ chức, cá nhân sản xuất;
d) 02 kịch bản quảng cáo và 01 đĩa CD ghi âm, ghi hình hoặc bản thiết kế phù hợp với loại hình và phương thức quảng cáo.
3.2. Đối với trường hợp đăng ký hội thảo phân bón: 01 bộ hồ sơ bao gồm:
a) Văn bản đăng ký tổ chức hội thảo gồm: chương trình (ghi rõ nội dung báo cáo); thời gian (ngày/tháng/năm); địa điểm tổ chức (địa chỉ cụ thể); nội dung bài báo cáo và tài liệu phát cho người dự, nội dung mô tả chung về phân bón giới thiệu như nguồn gốc, xuất xứ, đặc điểm, tính năng, công dụng; bảng kê tên, chức danh, trình độ chuyên môn của báo cáo viên;
b) Bản sao hợp lệ bản công bố hợp quy hoặc Quyết định công nhận phân bón lưu hành;
c) Bản sao Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất đối với trường hợp giới thiệu loại phân bón sản xuất trong nước.
Trường hợp tổ chức, cá nhân đăng ký hội thảo lần thứ hai trở lên mà nội dung hội thảo không thay đổi thì có văn bản đăng ký tổ chức hội thảo nêu rõ thời gian, địa điểm tổ chức, không phải nộp các giấy tờ theo quy định tại điểm a, b, c khoản này. Trường hợp có thay đổi về nội dung hội thảo thì nộp văn bản, giấy tờ quy định tại điểm a, b khoản này.
4. Thời hạn giải quyết:
- 10 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ) đối với trường hợp xác nhận nội dung quảng cáo phân bón.
- 1 ngày làm việc (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ) đối với trường hợp đăng ký hội thảo phân bón.
5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức, cá nhân.
6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
Văn bản xác nhận nội dung quảng cáo
8. Phí: Chưa có quy định
9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Mẫu số 25: Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo phân bón ban hành kèm theo Nghị định số 108/2017/NĐ-CP
10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 108/2017/NĐ-CP ngày 20 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về quản lý phân bón;
- Nghị định số 181/20I3/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quảng cáo.
Mẫu số 25
TÊN TỔ CHỨC, CÁ NHÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: …………………… | ……….., ngày …… tháng…… năm……… |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO PHÂN BÓN
Kính gửi: ……………………………(1)
Tên tổ chức, cá nhân: .......................................................................................................
Địa chỉ: .............................................................................................................................
Số điện thoại: ………………………..Fax: ……………………………E-mail: ......................
Số giấy phép hoạt động: ...................................................................................................
Họ tên và số điện thoại người chịu trách nhiệm đăng ký hồ sơ: .......................................
Kính đề nghị ……………….(1) xem xét và xác nhận nội dung quảng cáo đối với phân bón sau:
STT | Tên phân bón | Giấy chứng nhận đăng ký | Phương tiện quảng cáo |
1 |
|
|
|
…. |
|
|
|
Các tài liệu gửi kèm:
1 ......................................................................................................................................
2 ......................................................................................................................................
3.......................................................................................................................................
Chúng tôi cam kết quảng cáo đúng nội dung được xác nhận, tuân thủ các quy định của pháp luật về phân bón và các quy định khác của pháp luật về quảng cáo. Nếu quảng cáo sai nội dung được xác nhận chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
| ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA TỔ CHỨC, CÁ NHÂN |
______________
(1) Tên cơ quan có thẩm quyền