Quyết định 446/QĐ-UBND

Quyết định 446/QĐ-UBND năm 2018 về Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 139/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 20-NQ/TW về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Nội dung toàn văn Quyết định 446/QĐ-UBND 2018 thực hiện 139/NQ-CP bảo vệ nâng cao sức khỏe nhân dân Điện Biên


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
ĐIỆN BIÊN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 446/QĐ-UBND

Điện Biên, ngày 29 tháng 5 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA UBND TỈNH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 139/NQ-CP NGÀY 31/12/2017 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 20-NQ/TW NGÀY 25/10/2017 HỘI NGHỊ LẦN THỨ SÁU BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG KHÓA XII VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE NHÂN DÂN TRONG TÌNH HÌNH MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

Thực hiện Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ, về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

Thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TW ngày 16/3/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 335/TTr-SYT ngày 19/3/2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Y tế;
- T
T. Tỉnh ủy;
- TT. HĐND tỉnh;
- Lãnh đạo UBND tỉnh;
- Đoàn Đại biểu quốc hội t
nh;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- Lưu: VT, KGVX
(NNT).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Mùa A Sơn

 

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA UBND TỈNH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 139/NQ-CP NGÀY 31/12/2017 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 20-NQ/TW NGÀY 25/10/2017 HỘI NGHỊ LẦN THỨ SÁU BAN CHẤP HÀNH TRUNG ƯƠNG KHÓA XII VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE NHÂN DÂN TRONG TÌNH HÌNH MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 446/QĐ-UBND ngày 29 tháng 5 năm 2018 của UBND tỉnh Điện Biên)

Thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

Thực hiện Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ, về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

Thực hiện Nghị quyết số 14-NQ/TW ngày 16/3/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, UBND tỉnh Điện Biên xây dựng Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết 139/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ, cụ thể như sau:

Phần thứ I

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC CHĂM SÓC SỨC KHỎE NHÂN DÂN ĐẾN NĂM 2017

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Trong những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã đặc biệt quan tâm đến công tác y tế, nhiều Chỉ thị, Nghị quyết và chính sách về y tế, như: Nghị quyết số 04- NQ/HNTW ngày 14/01/1993 của Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII), về những vn đcấp bách của sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân; Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23/02/2005 của Bộ Chính trị, về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân trong tình hình mới và nhiu văn bản quy định các chế độ, chính sách khác đối với công tác y tế là những điều kiện thuận lợi thúc đy sự phát triển toàn diện của công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân.

Trên cơ sở các văn bản hướng dẫn, quy định của Đảng, Nhà nước và các Bộ, Ngành Trung ương, tỉnh Điện Biên xây dựng các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Điện Biên các nhiệm kỳ, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, 5 năm và hằng năm, trong đó có các mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể đ phát trin sự nghiệp y tế. Qua đó, sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, Chính quyền đi với công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân (BVCSSKND) ngày càng được tăng cường. Nhận thức của các cấp ủy Đảng, Chính quyền về nhiệm vụ trng tâm của công tác BVCSSKND có nhiu chuyển biến rõ rệt. Các chỉ tiêu, mục tiêu cơ bản về công tác y tế đã được đưa vào nghị quyết của các cấp ủy, kế hoạch hành động của chính quyền, các ngành, đoàn thể. UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã phối hợp với ngành y tế ngày càng chặt chẽ, từ khâu xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển sự nghiệp y tế đến triển khai các hoạt động cụ thể đđạt được mục tiêu, người dân ngày càng được tiếp cận, sử dụng các dịch vụ y tế có chất lượng ngay tại địa bàn, các chỉ ssức khoẻ người dân được cải thiện và nâng cao.

Hệ thống y tế từ tỉnh đến xã và thôn, bản được củng cố, các cơ sở khám chữa bệnh đã được quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị và đào tạo cán bộ chuyên khoa, người bệnh đã được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày càng cao. Tình hình dịch bệnh ổn định, các loại bệnh truyền nhim gây dịch được khng chế; các chỉ số sức khỏe được cải thiện, thể hiện qua các chỉ số sức khỏe cơ bản: Tuổi thọ trung bình từ lúc sinh tiếp tục tăng hàng năm, từ 65 tuổi năm 2005 lên 68,1 tuổi năm 2017; tốc độ tăng dân số giảm từ 2,06% (năm 2005) xuống còn 1,68% (năm 2017); Tỷ lệ Bác sỹ/vạn dân tăng từ 4,5 bác sĩ (năm 2005) lên 12,2 bác sỹ (năm 2017); Tỷ lệ xã có bác sĩ hoạt động tăng từ 4,3% (năm 2005) lên 82,3% (năm 2017); Tỷ lệ thôn bản có nhân viên y tế thôn bản hoạt động tăng từ 94% (năm 2005) lên 96,6% (năm 2017); Tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế xã đạt 53,8%; Tỷ lệ trẻ em < 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin hằng năm đều đạt trên 90%; Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân giảm từ 30,2% (năm 2005) xuống 17,6% (năm 2017); Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi giảm từ 45‰ (năm 2005) xuống còn 35,7‰ (năm 2017); Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi giảm từ 62‰ (năm 2005) xuống còn 42,1‰ (năm 2017)... góp phn thành công chung trong ổn định an ninh, chính trị; xóa đói, giảm nghèo và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

III. MỘT SỐ TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Mt số tồn ti, hn chế

- Tchức mạng lưới y tế tuyến cơ sở còn có những hạn chế về quản lý nhà nước, bất cập về biên chế, thành phần và cơ cấu cán bộ. Thiếu bác sĩ chuyên khoa sâu, kỹ thuật viên tại tuyến tỉnh, huyện; Chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế về chuyên môn, quản lý.

- Các chỉ ssức khỏe đã được cải thiện, tuy nhiên vẫn ở mức thấp so với cả nước, cụ thể: Tuổi thọ trung bình thấp hơn toàn quốc khoảng 5,6 tuổi (thấp hơn so với khu vực 3,1 tui); Tỷ sut tử vong trẻ em dưới 1 tui cao gp 2,3 lần, tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi cao gấp 1,8 ln, tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân cao gấp 1,34 lần so với toàn quốc. Tỷ suất sinh cao gấp 1,49 lần so với bình quân của cả nước; Tổng tỷ suất sinh còn cao (2,69 con) chưa đạt mức sinh thay thế 2,1 con; tỷ lệ sinh con th3 cao; Tỷ lệ nhiễm HIV/dân số còn cao (0,59%), đứng thứ 3 so với toàn quốc; tình trạng tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống vẫn còn tồn tại ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số; An toàn vệ sinh thực phẩm, ngộ độc thực phẩm tiềm ẩn nguy cơ đe dọa sức khỏe và tính mạng nhân dân; công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình: Chất lượng dân số còn hạn chế, tỷ lệ sinh cao, nhất là sinh con thứ 3, tiếp cận và sử dụng các dịch vụ chăm sóc trước, trong sinh ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số và vùng khó khăn vẫn còn hạn chế. Việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, trang thiết bị hiện đại, kỹ thuật cao vào công tác khám, chữa bệnh các tuyến còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của nhân dân;

- Ngân sách đầu tư cho y tế cơ bản chỉ đáp ứng nhiệm vụ chi thường xuyên và các chế độ, chính sách cho con người, chưa đáp ứng hết các nhu cầu cần thiết để thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh.

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị: Tuyến tỉnh, còn 1/5 bệnh viện chưa được cải tạo nâng cấp, 1 bệnh viện chưa có cơ sở để làm việc. Các chi cục, trung tâm chuyên khoa tuyến tnh: 02 đơn vị chưa được đầu tư cơ sở vật chất để làm việc, phải ở nhờ các đơn vị khác trong ngành. Tuyến huyện: 1/10 bệnh viện đang được đầu tư nhưng thiếu vốn, 1/10 bệnh viện tuyến huyện chưa được đầu tư; 58/130 trạm y tế cơ sở nhà trạm không đạt chuẩn, xuống cấp, hư hỏng nặng hoặc chưa có nhà trạm; Cơ sở khám chữa bệnh có hệ thống xử lý chất thải đạt tiêu chuẩn còn thấp (27%).

- Các chính sách, chế độ thu hút đãi ngộ đối với cán bộ y tế về công tác tại khu vực vùng cao, vùng sâu, vùng xa còn hạn chế.

2. Nguyên nhân

- Do điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh còn nhiều khó khăn; nguồn lực đầu tư cho y tế còn hạn chế.

- Mô hình bệnh tật thay đổi; Các nguy cơ dịch bệnh như: sốt rét, lây nhiễm HIV/AIDS, cúm A (H5N1), thương hàn... và các bệnh dịch nguy hiểm khác vẫn còn tiềm ẩn và diễn biến phức tạp, có thể bùng phát dịch, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, biên giới; tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trên dân số còn cao, số người nghiện các chất ma túy cao (9.280 người).

- Do tập quán của một số đồng bào vùng cao còn duy trì hủ tục lạc hu, không tiếp cận dịch vụ y tế khi có bệnh, bên cạnh đó còn tình trạng di dịch cư tự do, tuyên truyền đạo trái pháp luật, nhận thức còn hạn chế, chưa tích cực tham gia các chương trình y tế đnâng cao sức khỏe.

- Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân về chăm sóc sức khỏe ở một số vùng sâu, vùng xa còn hạn chế.

- Xã hội hóa y tế, liên danh liên kết phát triển các dịch vụ kthuật cao đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân còn hạn chế.

Phần thứ II

KẾ HOẠCH BẢO VỆ, CHĂM SÓC VÀ NÂNG CAO SỨC KHỎE NHÂN DÂN GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2030

I. CÁC CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về Tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

- Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị ln thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

- Kế hoạch s139/KH-BYT ngày 01/3/2016 của Bộ Y tế về Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2016 - 2020;

- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Điện Biên lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2015-2020;

- Nghị quyết số 14-NQ/TW ngày 16/3/2018 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới trên địa bàn tỉnh Điện Biên;

- Quyết định số 279/QĐ-UBND ngày 25/4/2014 của UBND tỉnh về việc điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch Phát triển ngành Y tế tỉnh Điện Biên giai đoạn 2014-2020 và tầm nhìn đến 2030;

- Quyết định số 1487/QĐ-UBND ngày 25/12/2015 của UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch Phát triển kinh tế - xã hội 5 năm giai đoạn 2016-2020, tỉnh Điện Biên;

- Kế hoạch số 1576/QĐ-UBND ngày 03/6/2016 của UBND tỉnh Điện Biên về Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2016 - 2020, tỉnh Điện Biên.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Nâng cao sức khoẻ cả về thể chất và tinh thần, tầm vóc, tuổi thọ, chất lượng cuộc sng của người dân trên địa bàn tỉnh. Xây dựng hệ thống y tế công bằng, chất lượng, hiệu quả và hội nhập quốc tế. Xây dựng và phát triển y học của tỉnh đảm bảo khoa học, dân tộc và đại chúng. Bảo đảm mọi người dân đều được quản lý, chăm sóc sức khoẻ. Xây dựng đội ngũ cán bộ y tế "Thầy thuốc phải như mẹ hiền", có năng lực chuyên môn vững vàng, từng bước tiếp cận trình độ quốc tế. Nâng cao năng lực cạnh tranh trong chuỗi sản xuất, cung ứng dược phẩm, dịch vụ y tế.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Đến năm 2025

- Tuổi thọ trung bình khoảng 72 tuổi, số năm sống khoẻ đạt tối thiểu 65 năm;

- Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 98% dân số. Tỷ lệ chi trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình cho y tế giảm còn 35%;

- Tỷ lệ tiêm chủng mở rộng đt tối thiểu 95% với 12 loại vắc xin. Giảm tỉ suất tử vong trẻ em: dưới 5 tuổi còn 18,5‰; dưới 1 tuổi còn 12,5‰;

- Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi dưới 20%. Tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành dưới 12%. Chiều cao trung bình thanh niên 18 tuổi đối với nam đạt 167 cm, nữ 156 cm;

- Phấn đấu trên 90% dân số được quản lý sức khoẻ; 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện dự phòng, quản lý, điều trị một số bệnh không lây nhiễm.

- Đạt 32 giường bệnh viện, 13 bác sĩ, 2,5 dược sĩ đại học, 25 điều dưỡng viên trên 10.000 dân. Tỷ lệ giường bệnh tư nhân đạt 5%.

- Tỷ lệ hài lòng của người dân với dịch vụ y tế đạt trên 80%.

2.2. Đến năm 2030

- Tuổi thọ trung bình khoảng 75 tuổi, số năm sống khoẻ đạt tối thiểu 68 năm.

- Tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế trên 98% dân số. Tỷ lệ chi trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình cho chăm sóc y tế giảm còn 30%.

- Bảo đảm tỷ lệ tiêm chủng mở rộng đạt trên 95% với 14 loại vắc xin. Giảm tỉ suất tử vong trẻ em: dưới 5 tui còn 15‰; dưới 1 tui còn 10‰.

- Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ em dưới 5 tuổi dưới 15%; khống chế tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành dưới 10%. Chiều cao trung bình thanh niên 18 tuổi đối với nam đạt 168,5 cm, nữ 157,5 cm.

- Phấn đấu trên 95% dân số được quản lý sức khoẻ; 100% trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện dự phòng, quản lý, điều trị một số bệnh không lây nhiễm.

- Đạt 34 giường bệnh viện, 14 bác sĩ, 3,0 dược sĩ đại học, 33 điều dưỡng viên trên 10.000 dân. Tỷ lệ giường bệnh tư nhân đạt 10%.

- Tỷ lệ hài lòng của người dân với dịch vụ y tế đạt trên 90%.

- Cơ bản chấm dứt các dịch bệnh AIDS, lao và loại trừ sốt rét.

Cụ thể như biểu dưới đây:

TT

CHỈ TIÊU

Đơn vị

Thực hiện 2017

Mục tiêu đến 2025

Mục tiêu đến 2030

Toàn quốc

Điện Biên

Toàn quốc

Điện Biên

1

Tuổi thọ trung bình

Tuổi

68,1

74,5

72

75

75

2

Số năm sống khoẻ đạt tối thiểu

năm

 

67

65

68

68

3

Tỷ lệ tham gia bảo him y tế/dân số

%

98,7

95,0

>98

>95

>98

4

Tỷ lệ chi trực tiếp từ tiền túi của hộ gia đình cho y tế

%

 

Giảm còn 35

Giảm còn 35

Giảm còn 35

Giảm còn 35

5

Tỷ lệ tiêm chủng mở rộng đạt tối thiểu với 12 loại vắc xin.

%

90,4

95,0

95,0

 

 

6

Tỷ lệ tiêm chng mở rộng đạt tối thiểu với 14 loại vắc xin.

%

 

 

 

95,0

95,0

7

Tỉ sut tử vong trẻ em dưới 5 tuổi

35,7

18,5

18,5

15

15,0

8

Tỉ suất tvong trẻ em dưới 1 tui

42,1

12,5

12,5

10

10,0

9

Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi của trẻ em < 5 tuổi

%

28,2

<20

<20

<15

<15

10

Tỷ lệ béo phì ở người trưởng thành

%

 

<12

<12

<10

<10

11

Chiều cao trung bình thanh niên 18 tuổi đối với nam

cm

 

167,0

167,0

168,5

168,5

12

Chiều cao trung bình thanh niên 18 tuổi đối với nữ

cm

 

156,0

156,0

157,5

157,5

13

Dân số được quản lý sức khoẻ

%

90

>90

>90

>95

>95

14

Trạm y tế xã, phường, thị trấn thực hiện dự phòng, quản lý, điều trị một số bệnh không lây nhiễm.

%

100

95

100

100

100

15

Giường bệnh viện

10.000 dân

31,4

30

32

32

34

16

Bác sĩ

10.000 dân

12,2

10

13

11

14

17

Dược sĩ đại học

10.000 dân

1,3

2,8

2,5

3

3

18

Điều dưỡng viên/10.000 dân.

10.000 dân

11,5

25

25

33

33

19

Tỷ lệ giường bệnh tư nhân

%

0

10

5

15

10

Tương đương với số giường bệnh/vạn dân

10.000 dân

0

3

2

4,8

4,0

20

Tỷ lệ hài lòng của người dân với dịch vụ y tế

%

80

>80

>80

>90

>90

21

Chm dứt các dịch bệnh AIDS? Lao và loại trừ sốt rét:

 

 

 

 

Cơ bản chấm dứt

Cơ bản chấm dứt

Tỷ lệ nhiễm HIV còn sống trên dân s

%

0,57

 

<0,2

Tỷ lệ mc lao trong cộng đồng

100.000 dân

52,9

 

<50

Tỷ lệ mắc sốt rét

1.000 dân

0,18

 

Cơ bản chấm dứt

IV. CÁC NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo trong công tác CSBVSKND

- Tổ chức học tập, quán triệt đầy đủ, sâu sắc các nội dung của Nghị quyết số 20-NQ/TW và Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 31/12/2017 đến các đơn vị, cấp ủy, chính quyền địa phương thuộc thẩm quyền quản lý.

- Xây dựng và ban hành kế hoạch hành động của Sở, Ban, Ngành, đoàn thể tỉnh và chính quyền địa phương để thực hiện Nghị quyết. Kế hoạch hành động phải bám sát các nhiệm vụ, giải pháp Nghị quyết đề ra và phù hợp với thực tế của ngành, đơn vị, địa phương.

- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân, coi đây là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu của các cấp, các ngành, chính quyền địa phương.

- Đưa các mục tiêu, chỉ tiêu về sức khỏe, y tế và các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe như môi trường thể dục, thể thao văn hóa... vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm và chiến lược phát triển dài hạn của các ngành, các cấp, các địa phương.

- Huy động sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và của cả cộng đồng trong công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Phân công trách nhiệm cụ thể, rõ ràng đối với từng ngành từng cơ quan, đoàn thể trong thực hiện các mục tiêu, giải pháp về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

- Thường xuyên kiểm tra, giám sát; định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá thi đua, khen thưởng kết quả thực hiện của các cơ quan, đơn vị.

2. Nâng cao sức khoẻ nhân dân

a) Sở Y tế

Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan liên quan tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án và các nhiệm vụ liên quan đến nâng cao sức khỏe tại địa phương theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Đồng thời tăng cường tuyên truyền vận động để nâng cao nhận thức, trách nhiệm, thay đi hành vi của người dân và các cấp ủy, chính quyền các cấp để tăng cường bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sc khỏe nhân dân; tập trung ưu tiên các hoạt động dự phòng gắn với y tế cơ sở như: Chế độ dinh dưỡng hợp lý, sữa học đường, dinh dưỡng học đường; bảo đảm an toàn thực phẩm, tăng cường luyện tập thể dục thể thao; vận động toàn dân giữ gìn vệ sinh môi trường để mọi người dân được sống trong môi trường trong sạch, không hút thuc lá, không lạm dụng rượu bia; tăng cường công tác y tế học đường; phòng, chống bệnh nghề nghiệp, đồng thời tăng cường công tác quản lý, thanh kiểm tra về công tác y tế công lập và ngoài công lập trên địa bàn nhằm góp phần nâng cao thể lực, tầm vóc người dân tỉnh Điện Biên; phòng chống các bệnh không lây nhiễm như tim mạch, ung thư, đái tháo đường, béo phì..., giảm biến chng, giảm tử vong, tăng tuổi thọ, nâng cao chất lượng cuộc sng của người dân trên địa bàn tỉnh.

b) Sở Giáo dục và Đào tạo

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu xây dựng đề án đổi mới căn bản về giáo dục thể chất, tâm lý, tăng số môn tập luyện tự chọn trong nhà trường, kết hợp chặt chẽ với tập luyện ngoài nhà trường phù hợp với thực tế trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Tăng cường và đi mới công tác y tế học đường trên cơ sở gắn chặt với y tế cơ sở.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các ngành liên quan hướng dẫn kiện toàn hệ thống y tế học đường để chăm sóc sức khỏe ban đầu đối với trẻ em, học sinh, sinh viên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch bảo hiểm y tế cho học sinh, sinh viên trên địa bàn.

c) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan liên quan triển khai tốt công tác bảo vệ sức khỏe người lao động; bảo vệ sức khỏe trẻ em; phòng, chống bệnh nghề nghiệp; an toàn lao động; phòng, chống đuối nước trẻ em...

d) Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tiếp tục đẩy mạnh và phát triển mạnh các phong trào rèn luyện thân thể trong các cơ quan, nhà trường và cộng đồng dân cư. Khai thác hiệu quả các thiết chế thể dục thể thao. Vận động và tạo điều kiện về cơ sở vật chất, không gian để người dân tham gia luyện tập, bảo vệ và nâng cao sức khỏe. Đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, thể thao với nhiều hình thức; Tăng cường tuyên truyền, vận động xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hóa, lối sng lành mạnh, vệ sinh.

đ) Sở Công Thương

- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan trong công tác phòng chống sản xuất, kinh doanh hàng giả, gian lận thương mại và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Hướng dẫn, kiểm tra các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thuộc phạm vi quản lý của ngành theo quy định.

e) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu thực hiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn về an toàn thc phẩm, quản lý chặt chẽ tồn dư kháng sinh và thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật thuộc phạm vi quản lý của ngành theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, đề án và tuyên truyền, vận động để người dân thực hiện tốt việc vệ sinh môi trường nông thôn, được tiếp cận sử dụng nước sạch, nhà tiêu hp vệ sinh theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

- Phát triển hệ sinh thái, bảo đảm sản xuất, lưu thông, phân phối thực phẩm an toàn.

- Phối hợp với Ban Dân tộc tỉnh, các cơ quan liên quan tuyên truyền, vận động, thực hiện chương trình vệ sinh môi trường nông thôn vùng dân tộc và miền núi.

g) Sở Khoa học và Công nghệ

Triển khai các nội dung liên quan đến thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và công nghệ y tế, dược, sinh học.

h) Công an tỉnh

Tăng cường công tác đấu tranh, phòng chống các loại tội phạm và tệ nạn xã hội, nhất là tội phạm ma túy; làm tốt công tác lập hồ sơ đưa đối tượng vào cơ sở giáo dục, trường giáo dưỡng và trung tâm cai nghiện bắt buộc; phối hp các ngành chức năng tăng cường quản lý người nghiện ma túy sau cai nghiện, phòng ngừa tái nghiện.

i) Sở Tài nguyên và Môi trường

- Triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp giảm thiểu ảnh hưởng xấu từ ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu tới sức khỏe trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

- Rà soát, đẩy mạnh việc triển khai thực hiện các chương trình, đề án xử lý chất thải trên địa bàn.

k) Sở Xây dựng

Rà soát một số nhiệm vụ cấp nước, thoát nước, quy hoạch hạ tầng xã hội thuộc phạm vi quản lý của ngành; Quản lý chất thải rắn thông thường tại đô th, khu công nghiệp, cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn.

l) Sở Giao thông vận tải

- Triển khai các giải pháp để bảo đảm vệ sinh môi trường trên các phương tiện vận tải theo quy định.

- Phát triển hạ tầng giao thông trên địa bàn tỉnh, nhất là các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; sử dụng công nghệ tiên tiến trong kiểm soát, quản lý hệ thống giao thông đường bộ.

m) Ban An toàn giao thông tỉnh, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh

Triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống thảm họa, bảo đm trật tự an toàn giao thông.

n) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Chỉ đạo việc thực hiện các chương trình, đề án và các nhiệm vụ liên quan đến nâng cao sức khỏe tại địa phương.

- Quan tâm, tạo điều kiện để mỗi người dân được bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe, đặc biệt là ở vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiu s.

3. Nâng cao năng lực phòng, chống dịch bệnh gắn với đổi mới y tế cơ sở

a) Sở Y tế

- Tham mưu xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án theo hướng dẫn của Bộ Y tế về bảo đảm an ninh y tế, ứng phó kịp thời với các tình huống khn cấp, đặc biệt là các dịch bệnh mới nổi; triển khai đồng bộ các giải pháp đtăng cường và nâng cao hiệu quả phòng, chống dịch bệnh, không để dịch bệnh lớn xảy ra trên địa bàn tỉnh.

- Triển khai thực hiện lộ trình tăng số vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Tập trung chỉ đạo, tăng cường triển khai các hoạt động phòng, chống các bệnh không lây nhiễm; đẩy mạnh việc quản lý, điều trị các bệnh không lây nhiễm, bệnh mãn tính, chăm sóc dài hạn tại y tế cơ sở; Xây dựng cơ chế phối hợp trong công tác tuyên truyền, vận động nhân dân khám sàng lọc, phát hiện sớm và kiểm soát bệnh tật giữa ngành y tế và các Sở, Ngành liên quan và chính quyn các cấp.

- Triển khai chủ trương tăng cường y tế cơ sở với các giải pháp đổi mới về tổ chức bộ máy, nhân lực, hoạt động và tài chính. Thực hiện cơ chế thanh toán, điều chỉnh tăng tỷ lệ chi từ quỹ bảo hiểm y tế cho y tế cơ sở, mở rộng phạm vi chi trả các dịch vụ, thuốc cho tuyến y tế cơ sở phù hợp với khả năng thực hiện gói dịch vụ y tế cơ bản và khả năng cân đối quỹ bảo hiểm y tế theo hướng dẫn của BY tế.

- Triển khai mô hình trạm y tế tuyến xã hoạt động theo nguyên lý y học gia đình, phòng khám bác sgia đình cùng làm nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng bệnh và khám, chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn. Đưa y tế cơ sở thực sự là tuyến đầu trong phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe, tạo niềm tin cho người dân vào y tế cơ sở.

- Tiếp tục triển khai thực hiện các kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt về chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em, người cao tuổi, người khuyết tật, người bị ảnh hưởng bởi hậu quả của chiến tranh và các đối tượng ưu tiên trên địa bàn tỉnh. Tổ chức thực hiện chính sách chăm sóc tại nhà, tại cộng đồng đối với người cao tuổi, người khuyết tật, người mắc bệnh không lây nhiễm, bệnh mãn tính, chăm sóc giảm nhẹ đối với người mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối theo quy định hiện hành, nhm đảm bảo phù hợp với phong tục, tập quán, điều kiện kinh tế xã hội của từng vùng, địa phương. Triển khai các hoạt động dự phòng, tư vấn, khám và xét nghiệm sàng lọc cho phụ nữ có thai, phòng các bệnh lây nhiễm từ mẹ sang con, phát hiện sớm ung thư đường sinh sản, kiểm soát bệnh tật; đy mnh quản lý, điều trị bệnh không lây nhiễm, bệnh mãn tính, thực hiện hiệu quả hoạt động chăm sóc dài hạn tại y tế cơ sở.

- ng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của trạm y tế xã, triển khai các chương trình, mục tiêu về y tế, quản lý hồ sơ sc khỏe người dân gn với quản lý thẻ, thanh toán bảo hiểm y tế. Xây dựng lộ trình phù hợp để tiến tới mọi người dân đều được theo dõi, quản lý sức khỏe.

- Phối hợp với Ban Quân Y tỉnh thực hiện thể chế đẩy mạnh kết hợp quân - dân y, phát triển mạng lưới y tế ở vùng biên giới, vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo quy định.

b) Bảo hiểm xã hội tỉnh

- Phối hợp với Sở Y tế xây dựng kế hoạch và đề xuất giải pháp thực hiện quản lý và sử dụng có hiệu quả quỹ bảo hiểm y tế, thực hiện nghiêm túc quy định về tạm ứng chi phí khám, chữa bệnh theo đúng quy định của Luật bảo him y tế.

- Phối hợp với Sở Y tế thực hiện chính sách bảo hiểm y tế đối với y tế cơ sở nhằm khuyến khích người dân khám, chữa bệnh tại y tế cơ sở, tạo điều kiện đy tế cơ sở phát triển, nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.

c) Sở Tài chính

Căn cứ ngân sách Trung ương cấp, khả năng ngân sách của địa phương và các nguồn vn khác quản lý qua ngân sách bố trí vốn để ngành Y tế đảm bảo kinh phí chi ngân sách cho y tế dự phòng, y tế cơ sở, chăm sóc sức khỏe ban đầu và các đối tượng người cao tuổi, người khuyết tật, người bị ảnh hưởng bởi hậu quả của chiến tranh, các đối tượng ưu tiên. Bảo đảm nguồn lực của địa phương để mở rộng các hoạt động nâng cao sức khỏe, cho công tác phòng, chống HIV/AIDS, bệnh lao, bệnh sốt rét.

d) Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu cho tỉnh ưu tiên các dự án ODA đầu tư cho y tế cơ sở, cho các hoạt động nâng cao sức khỏe nhân dân.

- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Y tế tham mưu cân đối, bố trí vốn đầu tư phát triển cho ngành Y tế, ưu tiên vốn đầu tư cho y tế cơ sở, y tế dự phòng, cho vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, vùng biên giới.

đ) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Trình Hội đồng nhân dân cùng cấp bố trí kinh phí thực hiện các nội dung tại Chương trình hành động này theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

- Ưu tiên ngân sách địa phương cho đầu tư, chi thường xuyên và huy động các nguồn lực khác cho y tế cơ sở, y tế dự phòng; ưu tiên ngân sách của Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bn vững đầu tư cho các trạm y tế xã vùng khó khăn.

4. Nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, khắc phục căn bản tình trạng quá tải bệnh viện

a) Sở Y tế

- Tổ chức thực hiện đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ khám, chữa bệnh các tuyên trên địa bàn, đặc biệt là tuyến cơ sở nhằm tăng sự hài lòng của người bệnh; giải quyết căn bản tình trạng quá tải tại một số bệnh viện tuyến tỉnh và huyện vào năm 2020; tiếp tục phát triển hệ thống bệnh viện vệ tinh, tăng cường công tác chỉ đạo tuyến, luân phiên, đào tạo, chuyển giao kỹ thuật cho tuyến dưới; đẩy mạnh đổi mới phong cách, thái độ phục vụ, nâng cao y đức và xây dựng cơ sở y tế xanh, sạch, đẹp, thân thiện với môi trường.

- Căn cứ các quy định của Bộ Y tế, tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy chế, quy định, quy trình, hướng dẫn điều trị thống nhất trong cả nước để bảo đảm chất lượng khám, chữa bệnh trên địa bàn; Thực hiện đúng quy trình bảo đảm an toàn người bệnh, kiểm soát tốt tai biến y khoa, giảm tình trạng nhiễm khun bệnh viện, kiểm soát kháng kháng sinh, dinh dưỡng tiết chế, chăm sóc toàn diện người bệnh; Ban hành danh mục kỹ thuật phù hợp với các tuyến trên địa bàn tỉnh, tiến tới bảo đảm chất lượng dịch vụ đồng đều giữa các cơ sở y tế, các tuyến; Thực hiện các quy định đliên thông kết quả xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, các thông tin, kết quả chn đoán, điều trị giữa các cơ sở khám, chữa bệnh với tuyến y tế cơ sở để tiến tới theo dõi, chăm sóc liên tục người bệnh.

- Giảm phiền hà, giảm thời gian chờ đợi, tạo thuận lợi cho người bệnh thông qua đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý khám, chữa bệnh (bệnh án điện tử, khám, chữa bệnh từ xa, chiếu chụp không cn in phim). Thực hiện lộ trình thông tuyến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định. Phát triển mnh hệ thống cấp cứu tại cộng đồng và trước khi vào bệnh viện.

- Tiếp tục thực hiện việc đổi mới cơ chế hoạt động, quản lý các bệnh viện công lập gắn trao quyền tự chủ theo quy định với trách nhiệm giải trình, bảo đảm công khai, minh bạch, có sự kiểm soát của cơ quan có thẩm quyền. Cơ sở công lập bảo đảm cung cấp đầy đủ dịch vụ y tế ở mức độ cơ bản; được cung cấp các dịch vụ cao hơn, dịch vụ theo yêu cầu, bảo đảm công khai, minh bạch. Xây dựng lộ trình về tài chính, nhân lực và thực hiện lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ để chăm sóc toàn diện người bệnh, đồng thời nâng cao thu nhập cho cán bộ y tế theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

- Đẩy mạnh xã hội hóa công tác khám chữa bệnh trên địa bàn.

- Khuyến khích phát triển y tế tư nhân, nhất là mô hình bệnh viện hoạt động không vì lợi nhuận; thúc đẩy hợp tác công - tư, tạo môi trường bình đẳng cả về hỗ trợ, chuyển giao chuyên môn kỹ thuật giữa các cơ sở khám, chữa bệnh công lập và tư nhân.

- Phối hợp với Ban Quân Y tỉnh tăng cường khám, chữa bệnh cho các đối tượng chính sách. Phát huy thế mạnh y tế của lực lượng vũ trang để thực hiện các dịch vụ khám, chữa bệnh cho người dân vùng sâu, vùng xa, biên giới.

- Tăng cường bồi dưỡng, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ y tế. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy chế chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, xâm hại đến nhân phẩm và sức khỏe thầy thuốc; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn cơ sở y tế.

b) Bảo hiểm xã hội tỉnh

- Tiếp tục đy mnh cải cách thủ tục hành chính trong giám định, thanh toán bảo hiểm y tế. Phối hợp với Sở Y tế trong việc thực hiện các đề án ứng dụng Công nghệ thông tin trong khám, chữa bệnh, tập trung vào thực hiện phần mềm hồ sơ, bệnh án điện tử để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám định chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, kết nối dữ liệu liên thông giữa cơ quan BHXH và cơ sở Y tế, đảm bảo kết nối dữ liệu thẻ bảo hiểm y tế với cơ sở khám, chữa bệnh chính xác, kp thời, an toàn, bảo mật; tích hp dữ liệu tham gia bảo hiểm y tế với dữ liệu BHXH và mã số định danh công dân, tạo thuận lợi cho người dân trong khám, chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm y tế.

- Phối hợp với Sở Y tế thực hiện tốt chính sách bảo hiểm y tế cho người dân trên địa bàn, giải quyết các vướng mắc kịp thời trong việc thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, khuyến khích cơ sở tuyến dưới nâng cao chất lượng dịch vụ, khuyến khích người dân khám, chữa bệnh tại tuyến cơ sở; thực hiện thanh toán kịp thời, đầy đủ với các cơ sở khám, chữa bệnh theo đúng quy định của Luật bảo hiểm y tế.

c) Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

- Rà soát, xây dựng và thực hiện Kế hoạch số 433/KH-UBND ngày 23/02/2018 của UBND tỉnh, về thực hiện Đề án Xây dựng và phát triển mạng lưới y tế cơ sở trong tình hình mới, trên địa bàn tỉnh Điện Biên, giai đoạn 2017 - 2025

- Chỉ đạo các cơ sở y tế thuộc phạm vi quản lý đầu tư phát triển kỹ thuật để người dân tin tưởng vào chất lượng dịch vụ tuyến dưới mà không phải vượt lên tuyến trên.

5. Phát triển y dược học cổ truyền

Sở Y tế chủ trì:

a) Tham mưu xây dựng và tổ chức thực hiện Chương trình phát triển y học cổ truyền, kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại trong phòng bệnh, khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, chăm sóc sức khỏe nhân dân trên địa bàn tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Tăng chỉ tiêu số lượt khám, chữa bệnh bằng y học cổ truyền các tuyến, đặc biệt là tuyến y tế cơ sở.

b) Nâng cao vai trò của y học cổ truyền trong bảo vệ, nâng cao sức khỏe và chăm sóc sức khỏe ban đầu. Tuyên truyền, vận động nhân dân trồng và sử dụng cây thuốc nam, thuốc y học dân tộc.

c) Xây dựng Đề án/Kế hoạch phát triển dược liệu, ưu tiên đầu tư và tập trung phát triển các vùng chuyên canh, hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất, bảo quản, chế biến dược liệu trên địa bàn.

d) Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện các danh mục dược liệu, vị thuốc cổ truyền, thuốc từ dược liệu vào danh mục thanh toán bảo hiểm y tế theo hướng dẫn của Bảo hiểm xã hội Việt Nam và Bộ Y tế.

đ) Đẩy mạnh nghiên cứu, kiểm nghiệm, chng minh tác dụng của các phương thức chẩn trị, phương pháp điều trị không dùng thuốc, các bài thuốc, vị thuốc y học ctruyền trên địa bàn tỉnh. Tăng cường công tác đào tạo đội ngũ thầy thuốc y học cổ truyền. Thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ, phát hiện, đăng ký, công nhận sở hữu trí tuệ và thương mại hóa các bài thuốc y học cổ truyền theo quy định; tôn vinh và bảo đảm quyn lợi của các danh y, huy động các tổ chức xã hội tham gia khám chữa bệnh, phòng bệnh bằng y học cổ truyền.

6. Đẩy mạnh phát triển ngành dược và thiết bị y tế

a) Sở Y tế

- Tiếp tục thực hiện các giải pháp để bảo đảm đủ thuốc, có chất lượng, an toàn, hiệu quả, giá hợp lý, đáp ứng nhu cầu phòng; chữa bệnh, phục hồi chức năng cho nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh; khuyến khích sử dụng thuốc sản xuất trong nước.

- Thực hiện đấu thầu tập trung, thuốc, thiết bị, hóa chất, vật tư y tế, bảo đảm công khai, minh bạch.

- Củng cố hệ thống phân phối thuốc, bảo đảm kỷ cương pháp luật, hiệu quả, chuyên nghiệp. Tập trung quản lý hệ thống bán buôn, bán lẻ, các nhà thuốc trong và ngoài bệnh viện. Thực hiện đồng bộ các giải pháp đtruy xuất nguồn gốc thuc, chấn chỉnh tình trạng bán thuốc không theo đơn. ng dụng công nghệ thông tin, thực hiện kết nối mạng, bảo đm kiểm soát xuất xứ, giá cả thuốc được mua vào, bán ra ở mỗi nhà thuốc trên địa bàn tỉnh.

- Đẩy mạnh nghiên cứu các phương thức chẩn trị, điều trị không dùng thuốc, các bài thuốc, vị thuốc y học cổ truyền.

- Triển khai thực hiện hệ thống quản lý, cơ chế, chính sách để phát triển mạng lưới kiểm nghiệm, kiểm định trang thiết bị y tế theo quy định, góp phần nâng cao chất lượng và thực hiện liên thông kết quả xét nghiệm, chiếu chụp giữa các cơ sở y tế.

b) Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan đẩy mạnh công tác phòng, chống việc sản xuất, kinh doanh đối với thuốc, thực phẩm chức năng, trang thiết bị y tế giả, kém chất lượng và các hàng hóa có nguy cơ gây hại đến sức khỏe.

c) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành tỉnh và UBND các huyện, thị xã, thành phố rà soát, xây dựng quy hoạch, ưu tiên đầu tư và tập trung phát triển một số vùng chuyên canh dược liệu; khuyến khích dược liệu nuôi tại tỉnh. Thu hút đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến tại các vùng dược liệu quy mô lớn, hình thành các chuỗi liên kết trong sản xuất, bảo quản, chế biến dược liệu.

d) Bảo hiểm xã hội tỉnh phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan liên quan thực hiện cơ chế khuyến khích sử dụng thuốc, trang thiết bị sản xuất trong nước theo quy định.

7. Phát triển nguồn nhân lực, khoa học công nghệ y tế

a) Sở Y tế

- Xây dựng kế hoạch/đề án Phát triển nguồn nhân lực Y tế giai đoạn 2025. Thực hiện công tác đào tạo nhân lực y tế, đáp ứng u cầu cả về y đức và chuyên môn trong điều kiện chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.

- Xây dựng đội ngũ nhân viên y tế có số lượng, cơ cấu hợp lý, đủ trình độ năng lực thi hành nhiệm vụ trong các cơ sở y tế.

- Tập trung đào tạo bác sỹ gia đình; Tiếp tục đào tạo bác sĩ các chuyên khoa cho tuyến huyện, đào tạo chuyên khoa sâu cho các bệnh viện tuyến tỉnh và trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh; Thường xuyên đào tạo lại, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế tuyến cơ sở.

- Tăng cường quản lý chất lượng đào tạo thông qua giám sát, kiểm định chất lượng đào tạo, áp dụng tiêu chuẩn đánh giá chất lượng đào tạo theo quy định, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về nhân lực y tế.

- Tổ chức thực hiện nghiêm túc Hướng dẫn thực hành đối với người đề nghị cấp chứng chhành nghề khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Bộ Y tế.

- Đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học công nghệ và ứng dụng các tiến bộ khoa học trong lĩnh vực y tế, đặc biệt là các lĩnh vực y học cơ bản, y học kỹ thuật cao, y học lâm sàng, y tế cộng đồng, quản lý y tế.

- Tăng cường bồi dưỡng, rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ y tế. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy chế chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp, xâm hại đến nhân phm và sức khoẻ thy thuc; bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn cơ sở y tế.

b) Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan liên quan, căn cứ vào tình hình thực tế về điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh, xây dựng chính sách thu hút cán bộ y tế làm việc lâu dài tại miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn; nhất là người có trình độ chuyên môn làm việc trong các lĩnh vực y tế dự phòng, pháp y, tâm thần, lao, phong,...

c) Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các Sở, ngành liên quan triển khai các nội dung liên quan đến thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ y, dược, sinh học trên địa bàn tỉnh.

8. Đổi mới hệ thống quản lý và cung cấp dịch vụ y tế

Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan

- Đẩy nhanh tiến độ sắp xếp các đơn vị, trung tâm làm nhiệm vụ y tế dự phòng cấp tỉnh thành trung tâm kiểm soát dịch bệnh tỉnh, hoàn thành trước năm 2020.

- Tiếp tục kiện toàn, hoàn thiện hệ thống tổ chức y tế theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả và hội nhập quốc tế. Bảo đảm sự chỉ đạo thống nhất xuyên suốt về chuyên môn, nghiệp vụ theo ngành từ tỉnh đến thôn, bản, đồng thời bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương.

- Sắp xếp, kiện toàn tổ chức các đơn vị thuộc hệ dự phòng, các trung tâm chuyên khoa tuyến tỉnh, các cơ sở khám chữa bệnh đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe nhân dân.

- Kiện toàn hệ thống tổ chức y tế theo 3 cấp tỉnh, huyện, xã; Thực hiện thống nhất mô hình y tế cấp huyện chỉ có một trung tâm y tế đa chức năng, bao gồm y tế dự phòng, dân s, khám bệnh, chữa bệnh, phục hi chức năng và các dịch vụ y tế khác; trung tâm trực tiếp quản lý trạm y tế xã và phòng khám đa khoa khu vực. Rà soát, sắp xếp hợp lý các phòng khám đa khoa khu vực. Tổ chức hệ thống trạm y tế xã, phường, thị trn gắn với y tế học đường và phù hợp với đặc điểm của từng địa phương.

- Phát triển hệ thống cấp cứu, phát triển hệ thống khám chữa bệnh y tế tư nhân: Bệnh viện, phòng khám ... Khuyến khích phát triển mạnh mhệ thống bệnh viện, cơ sở chăm sóc sức khoẻ, điều dưỡng ngoài công lập, đặc biệt là các mô hình hoạt động không vì lợi nhuận.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo, chuyển giao kỹ thuật, thực hiện nghiêm quy định luân phiên người hành nghề trong các cơ sở y tế thuộc địa phương quản lý: Luân phiên giữa các bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện và ngược lại; giữa các huyện; giữa trung tâm y tế huyện với trạm y tế xã và ngược lại; giữa các xã đnâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ y tế.

- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân. Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm vi phạm. Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, cung cấp dịch vụ, giảm phin hà, tạo thuận lợi cho người dân.

9. Đổi mới cơ chế tài chính y tế

a) Sở Y tế

- Phối hợp với Sở Tài chính và các cơ quan liên quan tham mưu cho tỉnh ưu tiên b trí ngân sách của tỉnh cho y tế. Tập trung ngân sách nhà nước cho y tế dự phòng, y tế cơ sở, bệnh viện ở vùng khó khăn, biên giới, các lĩnh vực phong, lao, tâm thn...; dành ít nhất 30% ngân sách y tế cho công tác y tế dự phòng.

- Tăng cường đầu tư và đẩy mạnh quá trình cơ cấu lại ngân sách nhà nước trong lĩnh vực y tế để có nguồn lực triển khai toàn diện công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân, nhất là đối với các đối tượng chính sách, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng miền núi, biên giới.

- Từng bước chuyển chi thường xuyên từ ngân sách nhà nước cấp trực tiếp cho cơ sở khám, chữa bệnh sang hỗ trợ người tham gia bảo hiểm y tế gắn với lộ trình tính đúng, tính đủ giá dịch vụ y tế (gắn với thực hiện mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô). Đẩy mạnh phương thức nhà nước giao nhiệm vụ, đặt hàng và thực hiện cơ chế giá gắn với chất lượng dịch vụ, khuyến khích sử dụng dịch vụ y tế ở tuyến dưới.

- Đổi mới mạnh mẽ công tác quản lý và tổ chức hoạt động của các đơn vị sự nghiệp y tế công lập. Đẩy mạnh thực hiện quyền tự chủ về nhiệm vụ chuyên môn, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính gắn với trách nhiệm giải trình, công khai, minh bạch. Áp dụng mô hình quản trị đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập trong bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư như quản trị doanh nghiệp. Có chính sách ưu đãi về đất, tín dụng... đkhuyến khích các cơ sở y tế đầu tư mở rộng, nâng cấp, hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân, kể cả của người có thu nhập cao, người nước ngoài.

- Phối hợp với Sở Tài chính tham mưu thực hiện các cơ chế, chính sách tái cơ cấu tài chính y tế theo nguyên tắc: Các nhiệm vụ, hoạt động y tế công cộng do ngân sách nhà nước bảo đảm là chủ yếu, đồng thời khuyến khích xã hội hóa. Khám, chữa bệnh do bảo hiểm y tế và người dân chi trả. Chăm sóc sức khỏe ban đầu do ngân sách nhà nước và người dân cùng chi trả, tiến tới bảo hiểm y tế chi trả một số dịch vụ thiết yếu. Bảo hiểm y tế đối với người lao động phải do người sử dụng lao động và người lao động cùng đóng góp; ngân sách nhà nước bảo đảm đối với một số đối tượng chính sách.

- Đẩy mạnh việc thực hiện xã hội hóa, huy động các nguồn lực phát triển hệ thống y tế. Đa dạng hóa các hình thức hợp tác công - tư, bảo đảm minh bạch, công khai, cạnh tranh bình đẳng, không phân biệt công - tư trong cung cấp dịch vụ y tế. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng cơ sở y tế (kể cả các trạm y tế xã, phòng khám bác sỹ gia đình), tập trung vào cung cấp dịch vụ cao cấp, theo yêu cầu.

- Phối hợp với các Sở, ngành liên quan thực hiện “Gói dịch vụ y tế cơ bản do bảo hiểm y tế thanh toán” phù hợp với khả năng chi trả của Quỹ Bảo him y tế và “Gói dịch vụ y tế cơ bản do ngân sách nhà nước chi trả” phù hợp với khả năng ngân sách nhà nước khi có hướng dẫn của các Bộ, Ngành Trung ương.

- Ngân sách nhà nước, bảo hiểm y tế bảo đảm chi trả cho các dịch vụ ở mức cơ bản; người sử dụng dịch vụ chi trả cho phần vượt mức. Thực hiện cơ chế giá dịch vụ và cơ chế đồng chi trả theo quy định nhằm khuyến khích người dân khám, chữa bệnh ở tuyến dưới và các cơ sở y tế ở tuyến trên tập trung cung cấp các dịch vụ mà tuyến dưới chưa bảo đảm được.

- Tăng cường quản lý nhà nước, xây dựng và thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm phòng, chống, ngăn chặn và chấm dứt tình trạng lợi dụng chủ trương xã hội hóa để lạm dụng các nguồn lực công phục vụ các "nhóm lợi ích", tạo ra bất bình đng trong tiếp cận dịch vụ y tế.

- Triển khai đồng bộ các giải pháp để thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân. Nâng cao năng lực, chất lượng giám định bảo hiểm y tế bảo đảm khách quan, minh bạch. Thực hiện các giải pháp đồng bộ chống lạm dụng, trục lợi, bảo đảm cân đối quỹ bảo hiểm y tế và quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế, cơ sở y tế.

b) Sở Tài chính

- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, báo cáo UBND tỉnh để trình HĐND tỉnh tiếp tục ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước, tăng chi cho y tế, bảo đảm tốc độ tăng chi cho y tế phù hợp tốc độ tăng chi ngân sách địa phương, ưu tiên, bố trí tăng chi cho công tác y tế dự phòng trong tổng mức chi sự nghiệp y tế phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

- Sở Tài chính chủ trì, phi hp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Y tế căn cứ nguồn ngân sách trung ương hỗ trợ, khả năng cân đối ngân sách địa phương và các nguồn vốn khác tham mưu bố trí kinh phí để thực hiện Kế hoạch, góp phần hoàn thành tốt các nhiệm vụ y tế và các hoạt động liên quan đến lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân theo Nghị quyết số 20-NQ/TW và Nghị quyết số 139/NQ-CP trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục phối hợp với Sở Y tế và các ngành liên quan tham mưu ban hành Điều lệ hoạt động của Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo nhằm tạo cơ chế pháp lý để tiếp nhận, huy động các nguồn kinh phí hỗ trợ cũng như việc thực hiện các chính sách hỗ trợ từ nguồn thu của Quỹ (khi được HĐND - UBND ban hành chính sách).

- Chủ trì tham mưu thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi về tín dụng, thuế theo quy định của Nhà nước đkhuyến khích các cơ sở y tế đầu tư mở rộng, nâng cấp, hiện đại hóa, đáp ứng yêu cầu khám, chữa bệnh đa dạng của nhân dân.

c) Bảo hiểm xã hội tỉnh

- Triển khai đồng bộ các giải pháp, tăng cường truyền thông, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân tham gia BHYT để sớm thực hiện được mục tiêu BHYT toàn dân.

- Phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài chính tham mưu tổ chức thực hiện theo quy định về mức đóng bảo hiểm y tế phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, thu nhập của người dân và chi phí, chất lượng dịch vụ y tế, bảo đảm quyn lợi của người tham gia bảo hiểm y tế và cân đối nguồn quỹ bảo hiểm y tế của tỉnh đa dạng các gói bảo hiểm y tế; nhằm bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân.

- Nâng cao cht lượng công tác giám định; tuyển chọn, đào tạo nâng cao năng lực chuyên môn, tiếp tục cải tiến công tác giám định đảm bảo chất lượng, chính xác, kịp thời, khách quan, đúng quy định chuyên môn về khám, chữa bệnh; phối hợp với Sở Y tế trong việc chỉ đạo và thực hiện quy trình giám định bảo hiểm y tế.

- Thực hiện các giải pháp để quản lý, sử dụng quỹ bảo hiểm y tế tiết kiệm, hiệu quả. Phối hợp với Sở Y tế triển khai đng bộ các giải pháp đhạn chế việc sử dụng dịch vụ quá mức cn thiết, không phù hợp với yêu cầu chuyên môn trong khám, chữa bệnh.

d) UBND các huyện, thị xã, thành phố

Tăng cường quản lý nhà nước, xây dựng và thực hiện các giải pháp đồng bộ nhằm phòng, chống, ngăn chặn và chấm dứt tình trạng lợi dụng chủ trương xã hội hóa để lạm dụng các nguồn lực công.

10. Công tác truyền thông

a) Sở Y tế

- Chủ trì, phối hợp với Ban Tuyên giáo tỉnh ủy, Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng kế hoạch và tuyên truyền rộng rãi Nghị quyết số 20-NQ/TW và Nghị quyết 139/NQ-CP .

- Xây dựng và đẩy mạnh công tác truyền thông, vận động nhân dân thực hiện lối sống lành mạnh, tăng cường rèn luyện thân thể, tập thể dục, thể thao, dinh dưỡng hợp lý; lợi ích của tiêm chủng; khám, sàng lọc phát hiện sớm bệnh, tật; nói không với ma túy; hạn chế tác hại của thuốc lá, rượu, bia, đồ uống có cồn, có ga; thực hiện ăn chín, uống sôi; giữ gìn vệ sinh môi trường sống, sử dụng nước sạch, nhà tắm, nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Củng cố, phát triển mạng lưới truyền thông từ tuyến tỉnh đến thôn, bản; xây dựng các thông điệp, nội dung truyền thông phù hợp để người dân dễ nhớ, dễ hiểu, nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho bản thân, gia đình và xã hội.

b) Sở Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan báo chí tuyên truyền rộng rãi về các nội dung của Nghị quyết số 20-NQ/TW và Nghị quyết 139/NQ-CP .

c) UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền nội dung của Nghị quyết số 20-NQ/TW và Nghị quyết 139/NQ-CP .

10. Chủ động, tích cực và nâng cao hiệu quả hợp tác quc tế

a) SY tế

- Tăng cường hp tác, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế trong lĩnh vực y tế, nhất là với các nước trong khu vực Cộng đồng ASEAN. Tiếp tục vận động sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật và kinh nghiệm của các tổ chức quốc tế. Phối hợp các nước có chung đường biên giới trong phòng, chống các bệnh dịch như HIV/AIDS, sốt rét và các bệnh dịch nguy hiểm, mới nổi khác. Thực hiện các giải pháp để chủ động đối phó với tác động bất lợi của quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.

- Tăng cường quảng bá, đưa y dược cổ truyền Việt Nam ra các nước trên thế giới.

b) Công an tỉnh

Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường hợp tác quốc tế trong đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lĩnh vực y dược.

Trên đây là Kế hoạch hành động của UBND tỉnh thực hiện Nghị quyết số 139/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ, về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, giai đoạn đến năm 2030, tỉnh Điện Biên. Các cấp, các ngành căn cứ chức năng, nhiệm vụ và các nội dung liên quan tại Kế hoạch này, xây dựng kế hoạch cụ thể của cơ quan, đơn vị và tổ chức thực hiện, đảm bảo các nội dung, yêu cầu.

 

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 446/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu446/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành29/05/2018
Ngày hiệu lực29/05/2018
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật6 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 446/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 446/QĐ-UBND 2018 thực hiện 139/NQ-CP bảo vệ nâng cao sức khỏe nhân dân Điện Biên


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 446/QĐ-UBND 2018 thực hiện 139/NQ-CP bảo vệ nâng cao sức khỏe nhân dân Điện Biên
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu446/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Điện Biên
                Người kýMùa A Sơn
                Ngày ban hành29/05/2018
                Ngày hiệu lực29/05/2018
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThể thao - Y tế
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật6 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Quyết định 446/QĐ-UBND 2018 thực hiện 139/NQ-CP bảo vệ nâng cao sức khỏe nhân dân Điện Biên

                  Lịch sử hiệu lực Quyết định 446/QĐ-UBND 2018 thực hiện 139/NQ-CP bảo vệ nâng cao sức khỏe nhân dân Điện Biên

                  • 29/05/2018

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 29/05/2018

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực