Quyết định 45/2013/QĐ-UBND

Quyết định 45/2013/QĐ-UBND về Quy định quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Long An

Quyết định 45/2013/QĐ-UBND quản lý khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản Long An đã được thay thế bởi Quyết định 10/2016/QĐ-UBND khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản Long An và được áp dụng kể từ ngày 13/03/2016.

Nội dung toàn văn Quyết định 45/2013/QĐ-UBND quản lý khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản Long An


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 45/2013/QĐ-UBND

Long An, ngày 11 tháng 09 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04/5/2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản;

Căn cứ Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản;

Căn cứ Nghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày 13/02/2009 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2005/NĐ-CP;

Căn cứ Ngh định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển;

Căn cứ Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20/6/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thủy sản;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1827/TTr-SNN ngày 27/8/2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý các hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Long An.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể tngày ký và thay thế Quyết định số 16/2009/QĐ-UBND ngày 23/4/2009 của UBND tỉnh về việc ban hành quy định về quản lý các hoạt động khai thác thủy sản trên địa bàn tỉnh Long An.

Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì phối hợp với các Sở, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thxã, thành phố, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Tổng cục Thủy sản;
- Cục KTVB QPPL- Bộ Tư pháp;
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- CT, các P.CTUBND tỉnh;
- Như Điều 3;
- Phòng NC-KT;
- Lưu: VT, SNN, An.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Thanh Nguyên

 

QUY ĐỊNH

QUẢN LÝ CÁC HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
(Ban hành kèm theo Quyết định s 45/2013/QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng

1. Quy định này quy định việc quản lý các hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản tại các vùng nước trên địa bàn tỉnh Long An.

2. Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Long An.

Điều 2. Nguyên tắc chung

1. Khai thác thủy sản ở sông, kênh, rạch và các vùng nước tự nhiên khác phải đảm bảo không làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản. Khai thác thủy sản phải gắn liền tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản.

2. Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản phải kết hợp phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên, môi trường. Đảm bảo hài hòa lợi ích của các ngành, phù hp với quy hoạch, kế hoạch phát triển thủy sản của địa phương.

3. Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản là yêu cầu cấp thiết trước mắt và lâu dài, là sự nghiệp của toàn xã hội, là quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, tchức, toàn dân.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong quy định này các từ ngữ dưới đây được hiu như sau:

1. Nguồn lợi thủy sản là tài nguyên sinh vật trong vùng nước tự nhiên, có giá trị kinh tế, khoa học để phát triển nghề khai thác thủy sản, bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản.

2. Khai thác thủy sản là việc tiến hành khai thác nguồn lợi thủy sản trên biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác.

3. Tái tạo nguồn lợi thủy sản là quá trình tự phục hồi hoặc hoạt động làm phục hồi, gia tăng nguồn lợi thủy sản.

4. Thủy sinh vật ngoại lailoài thủy sinh vật được du nhập từ nước ngoài vào lãnh thổ của Việt Nam.

5. Kích thước mắt lưới là sđo khoảng cách hai điểm giữa của hai gút lưới đối diện của mắt lưới hình thoi được kéo căng theo chiều dọc, ký hiệu là 2a, đơn vị tính là mm.

6. Chất gây mê là chất hóa học gây kích thích các loài thủy sản mất khả năng hô hấp, bài tiết...

7. Mồi thuốc dẫn dụ là mồi nhữ được chế biến có tác dụng kích thích vào giác quan của các loài thủy sản nhằm thu hút tập trung chúng lại để khai thác, đánh bắt.

8. Tàu cá là tàu, thuyền và các cấu trúc nổi khác chuyên dùng cho khai thác, nuôi trồng, bảo quản, chế biến thủy sản.

9. Hoạt động thủy sản là việc tiến hành khai thác, nuôi trồng, vận chuyển thủy sản khai thác; bảo quản, chế biến, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản; dịch vụ trong hoạt động thủy sản; điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản.

Chương 2.

QUẢN LÝ KHAI THÁC THỦY SẢN

Điều 4. Những hành vi khai thác thủy sản bị cấm

1. Sử dụng chất nổ, hóa chất độc hại, chất gây mê, mồi thuốc dẫn dụ, thực vật có độc tố; sử dụng xung điện dưới mọi hình thức và các công cụ đánh bắt, khai thác có tính cht tận diệt.

2. Sử dụng ngư cụ đánh bắt thủy sản có kích thước mắt lưới nhỏ hơn kích thước mắt lưới quy định tại phụ lục I kèm theo Quy định này.

3. Khai thác các loài thủy sản có kích thước nhỏ hơn quy định tại phụ lục II kèm theo Quy định này.

4. Khai thác cá con (cá rô non, cá ròng ròng,...), khai thác thủy sản bố mẹ đang thời kỳ sinh sản nuôi con.

Điều 5. Các loại nghề, đối tượng khai thác thủy sản bị cấm

1. Tàu cá làm nghề cào khung không được phép hoạt động khai thác thủy sản ở vùng cửa sông, sông, kênh, rạch.

2. Khai thác những đối tượng cấm khai thác và cấm khai thác có thời hạn được quy định tại phụ lục III, phụ lục IV kèm theo Quy định này.

Điều 6. Vùng cấm khai thác thủy sản, thời gian cấm khai thác thủy sản

1. Tàu cá khai thác thủy sản không được phép hoạt động tại các khu bảo tồn nội địa, trong khu vực Nhà nước quy hoạch nuôi cá lồng, bè (trừ hoạt động thu hoạch của cơ sở nuôi). Vùng quy hoạch nuôi thủy sản do tỉnh phê duyệt.

2. Nghiêm cấm hoạt động khai thác thủy sản trên các tuyến kênh rạch nội đng làm ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng đến việc cấp nước trong sản xuất nông nghiệp, nuôi thủy sản.

Điều 7. Giấy phép khai thác thủy sản

1. Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản tại các vùng nước trên địa bàn tỉnh phải có giấy phép khai thác thủy sản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cp. Trừ trường hợp cá nhân khai thác thủy sản bằng tàu cá có trọng tải dưới 0,5 tấn hoặc không sử dụng tàu cá.

2. Nội dung, điều kiện cấp, gia hạn, thu hồi giấy phép khai thác thủy sản phải được thực hiện đúng theo quy định của Luật Thủy sản và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

3. Chi cục Thủy sản là cơ quan cấp giấy phép khai thác thủy sản trên địa bàn của tỉnh Long An.

Điều 8. Quản lý hoạt động đáy sông

Tổ chức, cá nhân hoạt động nghề đáy sông phải có giấy phép của cơ quan qun lý nhà nước có thẩm quyền cấp. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (UBND cấp huyện) quản lý và cấp giấy phép hoạt động đáy sông đóng trên địa bàn mình quản lý.

Điều 9. Tổ chức hội nghề nghiệp khai thác thủy sản

Khuyến khích các tổ chức, cá nhân hoạt động khai thác thủy sản cùng loại nghề thành lập hội nghề nghiệp hoặc ban quản lý cộng đồng, tổ hợp tác theo đúng quy định pháp luật.

Chương 3.

BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN LỢI THỦY SẢN

Điều 10. Bảo vệ nguồn lợi thủy sản

1. Tổ chức, cá nhân khi tham gia vào hoạt động thủy sản phải đảm bảo thực hiện đúng theo quy định tại các Điều 4, 5, 6 của Quy định này.

2. Nghiêm cấm các hoạt động khai thác, tiêu thụ, chế biến, vận chuyển các loài thủy sản quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng cần bảo vệ, bảo tồn và phát triển theo quy định của pháp luật.

Điều 11. Bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản

1. Tổ chức, cá nhân khi xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ các công trình có liên quan đến môi trường sống, di cư, sinh sản của các loài thủy sản phải thực hiện đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật vbảo vệ môi trường.

2. Tổ chức, cá nhân khai thác thủy sản bằng đặt đăng, đáy hoặc bằng phương pháp ngăn, chắn ở các sông phải dành hành lang cho các loài thủy sản di chuyển.

3. Tổ chức, cá nhân khi tiến hành hoạt động thủy sản phải tuân thủ pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về tài nguyên nước và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

4. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ môi trường sống của các loài thủy sản trong hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ và các hoạt động khác.

Điều 12. Bảo tồn, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản

1. Tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ thực hiện việc bảo tồn, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản theo quy định của Luật Thủy sản và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu khoa học, tham gia thả giống thủy sản vào môi trường tự nhiên và tạo ra các vùng cư trú nhân tạo nhằm phục hồi, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản.

3. Nghiêm cấm mọi tổ chức, cá nhân tự ý du nhập, thả, phóng sinh các loài thủy sinh vật ngoại lai vào các vùng nước tự nhiên, khu bảo tồn nội địa.

Chương 4.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 13. Trách nhiệm của các Sở ngành và các tổ chức đoàn thể tỉnh

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm đầu mối giúp UBND tỉnh quản lý Nhà nước về hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh.

a) Tổ chức thanh tra, kiểm tra hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo đúng quy định của pháp luật.

b) Lập kế hoạch điều tra, đánh giá nguồn lợi thủy sản. Trình UBND tỉnh xem xét, quyết định bổ sung những đi tượng cấm khai thác và đối tượng cấm khai thác có thời hạn, khu vực cấm khai thác có thời hạn trong năm.

c) Phát động tổ chức, cá nhân thả giống thủy sản về môi trường tự nhiên nhm tái tạo và phát triển ngun lợi thủy sản.

d) Phối hợp các ngành chức năng trong thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh.

đ) Định kỳ, đột xuất báo cáo về hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo quy định.

2. Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh cân đối kinh phí thực hiện công tác quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

3. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nghiên cứu, đề xuất các chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề cho ngư dân nghèo sử dụng nghề cấm đkhai thác thủy sản.

4. Sở Tài nguyên và Môi trường có trách nhiệm đánh giá tác động, ảnh hưởng của các loại nghề khai thác thủy sản tầng đáy đối với vấn đề bảo vệ môi trường.

5. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Long An tổ chức tuyên truyền phổ biến rộng rãi trong nhân dân quy định về quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

6. Công an tỉnh tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và sử dụng công cụ cấm đkhai thác thủy sản theo đúng quy định pháp luật.

7. Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tăng cường tuần tra, kiểm tra các hoạt động thủy sản trên các tuyến biên giới của tỉnh đảm bảo đúng quy định pháp luật.

8. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh tăng cường công tác kiểm soát vật liệu nổ, kịp thời ngăn chặn việc sử dụng chất nổ trong khai thác thủy sản.

9. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Long An và các tổ chức đoàn thể phối hợp các cấp chính quyền và các ngành chức năng trong công tác tuyên truyền, giáo dục để người dân thực hiện tốt quy định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

10. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

a) Chịu trách nhiệm triển khai quản lý các hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản trên địa bàn quản lý. Xem xét cm khai thác thủy sản trên các tuyến kênh rạch nội đồng làm ô nhiễm môi trường nước, ảnh hưởng đến việc cp nước trong sản xuất nông nghiệp, nuôi thủy sản.

b) Thành lập đoàn kiểm tra liên ngành tăng cường tổ chức kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm các quy định về quản lý hoạt động khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo quy định của pháp luật.

c) Chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn tuyên truyền, phổ biến đến ngư dân và các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình vhoạt động khai thác và bảo vệ ngun lợi thủy sn trên địa bàn tỉnh theo đúng quy định.

Điều 14. Khen thưởng và xử lý vi phạm

Các tổ chức, cá nhân có thành tích trong việc thực hiện nội dung Quy định này sẽ được xét khen thưởng, biểu dương theo quy định chung. Các tổ chức, cá nhân nào vi phạm Quy định này tùy theo tính chất, mức độ mà bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Điều 15. Điu khoản thi hành

1. Thủ trưởng các Sở, ngành tỉnh, Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm triển khai, phổ biến và tổ chức thực hiện nghiêm túc quy định này và các quy định pháp luật về thủy sản có liên quan.

2. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc triển khai tổ chức thực hiện Quy định này.

3. Trong quá trình tổ chức triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh xem xét giải quyết kịp thời./.

 

PHỤ LỤC I

QUY ĐỊNH KÍCH THƯỚC TỐI THIỂU CHO TỪNG LOẠI NGƯ CỤ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 45/2013/QĐ-UBND ngày 11/9/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

STT

Ngư cụ

Kích thưc mt lưới 2a (mm), không nhỏ hơn

1

Lưới vây (lưới giựt, bao cá...)

18

2

Lưới kéo (thủ công, cơ giới)

20

3

Lưới kéo cá cơm

10

4

Lưới rê (lưới bén)

Lưới rê (cá cơm)

Lưới rê (cá linh)

40

10

15

5

Vó (càng, gt...)

20

6

Chài các loi

15

7

Đăng

18

8

Đáy

18

 

PHỤ LỤC II

KÍCH THƯỚC TỐI THIỂU CỦA MỘT SỐ LOÀI THỦY SẢN CÓ GIÁ TRỊ KINH TẾ Ở CÁC VÙNG NƯỚC TỰ NHIÊN ĐƯỢC PHÉP KHAI THÁC (2 MÕM ĐẾN CHẼ VÂY ĐUÔI)
(Ban hành kèm theo Quyết định s
ố 45/2013/QĐ-UBND ngày 11/9/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

STT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

Chiều dài nhỏ nhất cho phép khai thác (mm)

1

Cá chép

Cyprinus carpio

150

2

Cá trôi

Cirrhina molitorella

220

3

Cá chày đất

Spinibarbus caldwelli

150

4

Cá bỗng

Spinibarpichthys denticulatus

400

5

Cá trm đen

Mylopharyngodon piceus

400

6

Cá trm cỏ

Ctenopharyngodon idellus

450

7

Cá mè trắng

Hypophthalmichthys molitrix

300

8

Lươn

Monopterus albus

360

9

Cá rm xanh

Bangana lemassoni

130

10

Cá chiên

Bagarius rutilus

450

11

Cá lăng chm

Hemibargrus guttatus

560

12

Cá tra

Pangasiannodon hypophthalmus

300

13

Cá viền

Megalobrama terminalis

230

14

Cá lóc bông

Channa micropeltes

380

15

Cá trê vàng

Clarias macrocepphalus

200

16

Cá trê trng

Clarias batrachus

200

17

Cá sc rn

Trichogaster pectoralis

100

18

Cá bng tượng

Oxyeleotris marmorata

200

19

Cá thát lát

Notopterus Notopterus

200

20

Cá rô đng

Anabas testudineus

80

21

Cá chạch sông

Mastacembelus armatus

200

22

Cá lóc

Channa striata

220

23

Cá mè vinh

Barbonymus gonionotus

100

24

Cá chài

Leptobarbus hoevenii

200

 

PHỤ LỤC III

CÁC LOÀI THỦY SẢN BỊ CẤM KHAI THÁC
(Ban hành kèm theo Quyết định số
45/2013/QĐ-UBND ngày 11/9/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

STT

Tên Vit Nam

Tên khoa hc

1

Cá chình mun

Anguilla bicolor pacifica

2

Cá anh vũ

Semilabeo notabilis

3

Cá tra dầu

Pangasianodon gigas

4

Cá hô

Catlocarpio siamensis

5

Cá chìa vôi sông

Proteracanthus sarissophorus

6

Cá cháy

Tenualosa toli

7

Cá trà sóc (cá sọc dưa)

Probarbus jullieni

 

PHỤ LỤC IV

CÁC LOÀI THỦY SẢN BỊ CẤM KHAI THÁC CÓ THỜI HẠN TRONG NĂM
(Ban hành kèm theo Quyết định s
ố 45/2013/QĐ-UBND ngày 11/9/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

STT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

Thời gian cấm khai thác

1

Cá lóc

Channa striata

Từ 1/4 đến 1/6 hàng năm

2

Cá sc rn

Trichogaster pectoralis

3

Cá lóc bông

Channa micropeltes

4

Cá rô đng

Anabas testudineus

5

Cá trê vàng

Clarias macrocepphalus

6

Cá thát lát

Notopterus Notopterus

7

Cá linh ống

Cirrhinus siamensis

Từ 1/4 đến 31/8

8

Cá linh thùy

Cirrhinus lobatus

9

Cá bng tượng

Oxyeleotris marmorata

Từ 1/5 đến 30/9

10

Tôm càng xanh

Macrobrachium rosenbergii

Từ 1/4 đến 31/6

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 45/2013/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu45/2013/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành11/09/2013
Ngày hiệu lực21/09/2013
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 13/03/2016
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 45/2013/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 45/2013/QĐ-UBND quản lý khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản Long An


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản hiện thời

              Quyết định 45/2013/QĐ-UBND quản lý khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản Long An
              Loại văn bảnQuyết định
              Số hiệu45/2013/QĐ-UBND
              Cơ quan ban hànhTỉnh Long An
              Người kýNguyễn Thanh Nguyên
              Ngày ban hành11/09/2013
              Ngày hiệu lực21/09/2013
              Ngày công báo...
              Số công báo
              Lĩnh vựcLĩnh vực khác
              Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 13/03/2016
              Cập nhật7 năm trước

              Văn bản được dẫn chiếu

                Văn bản hướng dẫn

                  Văn bản được hợp nhất

                    Văn bản gốc Quyết định 45/2013/QĐ-UBND quản lý khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản Long An

                    Lịch sử hiệu lực Quyết định 45/2013/QĐ-UBND quản lý khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản Long An