Quyết định 4558/QĐ-BHXH

Quyết định 4558/QĐ-BHXH năm 2008 về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều động, biệt phái, thuyên chuyển, từ chức, miễn nhiệm, đình chỉ chức vụ và công tác đối với cán bộ quản lý thuộc hệ thống Bảo hiểm Xã hội Việt Nam do Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 4558/QĐ-BHXH bổ nhiệm,bổ nhiệm lại,luân chuyển,điều động,biệt phái,thuyên chuyển,từ chức,miễn nhiệm,đình chỉ chức vụ và công tác BHXH VN


BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 4558/QĐ-BHXH

Hà Nội, ngày 21 tháng 10 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC BỔ NHIỆM, BỔ NHIỆM LẠI, LUÂN CHUYỂN, ĐIỀU ĐỘNG, BIỆT PHÁI, THUYÊN CHUYỂN, TỪ CHỨC, MIỄN NHIỆM, ĐÌNH CHỈ CHỨC VỤ VÀ CÔNG TÁC ĐỐI VỚI CÁN BỘ QUẢN LÝ THUỘC HỆ THỐNG BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

TỔNG GIÁM ĐỐC BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

Căn cứ Nghị định số 94/2008/NĐ-CP ngày 22/8/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bảo hiểm xã hội Việt Nam;
Xét đề nghị của Trưởng ban Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định về việc bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, điều động, biệt phái, thuyên chuyển, từ chức, miễn nhiệm, đình chỉ chức vụ và công tác đối với cán bộ quản lý thuộc hệ thống do hiểm xã hội Việt Nam.

Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 1557/QĐ-BHXH ngày 29/10/2003; Quyết định số 2364/QĐ-BHXH ngày 09/8/2008 và có hiệu lực thực hiện kể từ ngày ký. Trưởng ban Tổ chức cán bộ, Chánh văn phòng Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Giám đốc Bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 2;
- Bộ Nội vụ (để b/c);
- HĐQL (để b/c);
- TGĐ, các Phó TGĐ;
- Lưu VT, TCCB (5)

TỔNG GIÁM ĐỐC




Nguyễn Huy Ban

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC BỔ NHIỆM, BỔ NHIỆM LẠI, LUÂN CHUYỂN, ĐIỀU ĐỘNG, BIỆT PHÁI, THUYÊN CHUYỂN, TỪ CHỨC, MIỄN NHIỆM, ĐÌNH CHỈ CHỨC VỤ VÀ CÔNG TÁC ĐỐI VỚI CÁN BỘ QUẢN lý THUỘC HỆ THỐNG BẢO HIỂM XÃ HỘI VIỆT NAM

(Ban hành kèm theo Quyết định số 4858/QĐ-BHXH ngày21 tháng 10 năm 2008 của Tổng giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam)

Phần I.

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Căn cứ Quyết định số 50-QĐ/TW ngày 03/5/1999 về việc Quy chế đánh giá cán bộ, Quyết định số 67-QĐ/TW ngày 04/7/2007 ban hành Quy định về phân cấp quản lý cán bộ , Quyết định số 68-QĐ/TW ngày 04/7/2007 ban hành Quy chế bổ nhiệm cán bộ của Bộ Chính trị; Nghị quyết số 11-NQ ngày 25/01/2002 của Bộ Chính trị; Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/02/2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ, công chức lãnh đạo và các quy định của Ban Tổ chức Trung ương, của Bộ Nội vụ;

Căn cứ Nghị định số 128/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật Kế toán áp dụng trong lĩnh vực kế toán nhà nước; Thông tư liên tịch số 50/2005/TTLT/BTC-BNV ngày 15/6/2005 của liên bộ Bộ Tài chính - Bộ Nội vụ về việc hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục bổ nhiệm, bãi nhiệm, thay thế và xếp phụ cấp kế toán trưởng, phụ trách kế toán trong các đơn vị kế toán thuộc lĩnh vực kế toán nhà nước.

Công tác cán bộ thuộc hệ thống Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam trong quy định này bao gồm:

- Bổ nhiệm cán bộ quản lý: Thủ trưởng đơn vị cấp có thẩm quyền ra quyết định cử cán bộ, công chức giữ một chức vụ quản lý có thời hạn trong hệ thống BHXH Việt Nam.

- Bổ nhiệm lại cán bộ quản lý: Thủ trưởng đơn vị cấp có thẩm quyền xem

xét, đánh giá và quyết định bổ nhiệm lại một chức vụ quản lý đang đảm nhiệm khi hết thời hạn bổ nhiệm trong hệ thống BHXH Việt Nam.

- Luân chuyển cán bộ quản lý: Thủ trưởng đơn vị cấp có thẩm quyền bổ nhiệm cán bộ, công chức giữ một chức vụ quản lý mới trong quá trình thực hiện công tác quy hoạch và đào tạo, bồi dưỡng nhằm tạo điều kiện cho cán bộ trẻ có triển vọng, cán bộ diện quy hoạch được rèn luyện trong thực tiễn, tạo nguồn cán bộ cho ngành.

- Điều động cán bộ quản lý: Thủ trưởng đơn vị cấp có thẩm quyền ra quyết định điều động cán bộ quản lý từ vị trí này sang vị trí khác nhằm tăng cường cán bộ cho các lĩnh vực hoặc địa bàn cần thiết, đáp ứng yêu cầu điều hành, quản lý hoạt động của ngành; mặt khác khắc phục tình trạng cục bộ trong công tác cán bộ, khép kín từng đơn vị, từng địa phương.

- Biệt phái cán bộ quản lý: Thủ trưởng đơn vị cấp có thẩm quyền ra quyết định biệt phái có thời hạn cán bộ, công chức đến đơn vị khác theo kế hoạch công tác.

- Thuyên chuyển cán bộ quản lý: Thủ trưởng đơn vị cấp có thẩm quyền ra (quyết định để cán bộ quản lý được chuyển công tác ra khỏi hệ thống BHXH Việt Nam theo nguyện vọng cá nhân hoặc theo đề nghị của cơ quan, đơn vị khác.

- Miễn nhiệm cán bộ quản lý: Thủ trưởng đơn vị cấp có thẩm quyền ra quyết định thôi giữ chức vụ quản lý đối với cán bộ quản lý khi chưa hết thời hạn bổ nhiệm do sắp xếp.) tổ chức, do sức khoẻ không đảm bảo, do năng lực hạn chế không hoàn thành nhiệm vụ, mất uy tín, do vi phạm kỷ luật nhưng chưa đến mức cách chức…

- Từ chức: Thủ trưởng đơn vị cấp có thẩm quyền đồng ý cho cán bộ quản lý xin thôi giữ chức vụ quản lý khi chưa hết thời hạn bổ nhiệm theo nguyện vọng cá nhân, vì lý do sức khoẻ. . .

- Đình chỉ chức vụ và công tác đối với cán bộ quản lý: Thủ trưởng đơn vị cấp có thẩm quyền ra quyết định đình chỉ chức vụ và công tác đối với cán bộ quản lý để tập trung thời gian và cách ly công việc điều hành để kiểm điểm những tư tưởng hoặc hành vi sai phạm trong quá trình thi hành nhiệm vụ.

Phần II.

CÁC CHỨC DANH CÁN BỘ QUẢN LÝ THUỘC HỆ THỐNG BHXH VIỆT NAM

1. Cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam:

1.1. Các tổ chức giúp việc Tổng giám đốc (các Ban và Văn Phòng)

- Trưởng ban, Phó trưởng ban; Chánh văn phòng, Phó chánh văn phòng (sau đây gọi chung là thủ trưởng, phó thủ trưởng các tổ chức giúp việc Tổng giám đốc); trưởng phòng, Phó trưởng phòng thuộc các tổ chức giúp việc Tổng giám đốc.

1.2. Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc (Viện Khoa học bảo hiểm xã hội, Trung tâm Thông tin, Trung tâm lưu trữ, Trường Đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, Báo Bảo hiểm xã hội, Tạp chí Bảo hiểm xã hội):

Viện trưởng, Phó viện trưởng; Giám đốc, Phó giám đốc Trung tâm; Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng; Tổng biên tập, Phó tổng biên tập ( sau đây gọi chung là thủ trưởng, phó thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc);

- Trưởng phòng, Phó trưởng phòng thuộc các đơn vị sự nghiệp trực thuộc; Thư ký tòa soạn Báo, Tạp chí ( sau đây gọi chung là Trưởng phòng, Phó trưởng phòng).

1.3. Các đơn vị trực thuộc khác (Đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam, tại thành phố Hồ Chí Minh, Ban Quản lý dự án Công nghệ thông tin, Ban Quản lý các dự án đầu tư và xây dựng);

Trưởng đại diện, Phó trưởng đái diện; Giám đốc, Phó giám đốc Ban quản lý dự án (sau đây gọi chung là thủ trưởng, phó thủ trưởng các đơn vị trực thuộc khác).

2. Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là BHXH tỉnh):

- Giám đốc, phó giám đốc BHXH tỉnh;

- Giám đốc, phó giám đốc BHXH huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là BHXH huyện);

- Trưởng phòng, phó trưởng phòng nghiệp vụ thuộc BHXH tỉnh;

Phần III.

BỔ NHIỆM CÁN BỘ QUẢN LÝ

Bảo hiểm xã hội Việt Nam thực hiện chế độ bổ nhiệm cán bộ quản lý thời hạn 5 năm theo quy định đối với cán bộ, công chức đủ điều kiện bổ nhiệm quy định tại ĐIỀU 6 Quyết định số 27/2003/QĐ-TTg ngày 19/02/2003 của Thủ tướng Chính phủ và tiêu chuẩn cụ thể của ngành đối với từng chức danh bổ nhiệm. Quy trình bổ nhiệm cán bộ quản lý tiến hành thông qua việc thăm dò tín nhiệm bằng cách bỏ phiếu kín đối với nguồn cán bộ tại chỗ. Tuy nhiên, việc lấy phiếu tín nhiệm không phải để quyết định và không phải là căn cứ duy nhất, nhưng có ý nghĩa tham khảo quan trọng để cấp có thẩm quyền xem xét khi bổ nhiệm cán bộ.

Đối với cán bộ tiếp nhận từ khu vực hành chính - sự nghiệp ngoài hệ thống BHXH Việt Nam cần căn cứ vào từng trường hợp cụ thể, dựa trên các yếu tố: trình độ, năng lực cán bộ, thâm niên công tác, chức vụ đang đảm nhiệm và thời gian giữ chức vụ đang đảm nhiệm để xem xét việc tiếp nhận và bổ nhiệm ngay hoặc phải qua thời gian thử thách từ 3 - 6 tháng mới bổ nhiệm chức vụ dự kiến.

Đối với cán bộ tiếp nhận từ các cơ quan, đơn vị ngoài khu vực hành chính sự nghiệp, ít nhất phải sau thời gian bảo lưu lương của đơn vị cũ (6 tháng) và phải được chuyển xếp vào thang bảng lương của ngành mới đủ điều kiện xem xét bổ nhiệm chức vụ dự kiến.

Việc bổ nhiệm cán bộ quản lý thực hiện theo quy trình dưới đây:

A. CÁN BỘ QUẢN lý THUỘC BHXH TỈNH:

1. Bổ nhiệm giám đốc, phó giám đốc BHXH tỉnh:

Căn cứ nhu cầu công tác quản lý, điều hành của BHXH tỉnh và khối lượng công tác thu, chi, quản lý đối tượng tham gia BHXH và đặc điểm địa bàn dân cư trong tỉnh, Tổng giám đốc quyết định số lượng cán bộ quản lý BHXH tỉnh (giám đốc và các phó giám đốc) phù hợp với đặc điểm tình hình cụ thể của từng địa phương, số lượng phó giám đốc giúp việc giám đốc nói chung không quá 03 người.

Việc bổ nhiệm giám đốc và phó giám đốc BHXH tỉnh thực hiện theo quy trình sau:

1.1. Đối với nguồn cán bộ tại chỗ:

1.1.1. Cơ quan chủ trì lấy phiếu tín nhiệm:

- Bảo hiểm xã hội Việt Nam.

- Mời đại diện Ban Tổ chức tỉnh uỷ tham dự và chứng kiến.

1.1.2. Thành phần tham gia bỏ phiếu tín nhiệm:

- Ban lãnh đạo BHXH tỉnh;

- Toàn thể cấp uỷ BHXH tỉnh;

- Chủ tịch công đoàn cơ quan;

- Bí thư đoàn thanh niên cơ quan;

- Các trưởng phòng, phó trưởng phòng nghiệp vụ thuộc BHXH tỉnh;

- Các công chức có chức danh chuyên Viên chính;

- Các giám đốc, phó giám đốc BHXH huyện.

Trong trường hợp cần thiết, ngoài thành phần nêu trên có thể tổ chức lấy phiếu tín nhiệm của toàn bộ công chức, viên chức thuộc cơ quan BHXH tỉnh

1.1.3. Trình tự lấy phiếu tín nhiệm:

Đại diện cơ quan chủ trì lấy phiếu tín nhiệm tiến hành các bước sau:

- Nêu mục đích, yêu cầu;

- Thông báo tiêu chuẩn của chức vụ bổ nhiệm và điều kiện bổ nhiệm;

- Lập đanh sách cán bộ dự kiến lấy phiếu tín nhiệm căn cứ vào nguồn cán bộ trong quy hoạch hoặc để thành viên dự họp tự giới thiệu, không đưa trước danh sách; hoặc có thể để hội nghị tự do lựa chọn không cần lập danh sách giới thiệu trước.

- Phổ biến về cách thức ghi phiếu giới thiệu người và chức vụ bổ nhiệm;

- Bỏ phiếu kín (Phiếu tín nhiệm được sử dụng thống nhất theo Mẫu số 4).

Cơ quan chủ trì lấy phiếu tín nhiệm có trách nhiệm chuẩn bị phiếu, phát phiếu, kiểm phiếu và lưu giữ phiếu tín nhiệm theo chế độ bảo mật.

Kết quả kiểm phiếu không công bố trong hội nghị, chỉ dùng làm tài liệu tham khảo cho Tổng giám đốc và Thường vụ Tỉnh uỷ xem xét khi bổ nhiệm.

1.1.4. Hồ sơ bổ nhiệm:

Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm giám đốc, phó giám đốc BHXH tỉnh gồm cớ:

- Tờ trình của giám đốc BHXH tỉnh gửi Tổng giám đốc về việc đề nghị bổ nhiệm phó giám đốc BHXH tỉnh và dự kiến phân công công tác. Trường hợp bổ nhiệm giám đốc BHXH tỉnh không cần có tờ trình này;

- Bản tự nhận xét, đánh giá, phân loại của công chức được đề nghị bổ nhiệm, về quá trình công tác và ý kiến nhận xét, đánh giá của lãnh đạo BHXH tỉnh (Mẫu số 3TĐG/TCTW)

- Nhận xét của cấp uỷ BHXH tỉnh (chi uỷ và đảng uỷ cấp trên trực tiếp) đối với công chức đề nghị bổ nhiệm và nhận xét của chi ủy nơi công chức cư trú.

- Sơ yếu lý lịch theo mẫu 2C/TCTW của Ban Tổ chức Trung ương, có xác nhận của BHXH tỉnh;

- Bản kê khai tài sản tài chính của bản thân;

- Bản bổ sung và giải trình chi tiết các nội dung hồ sơ cán bộ theo quy định hiện hành;

- lý lịch gốc của công chức đề nghị bổ nhiệm;

- Các văn bằng, chứng chỉ đào tạo. Nếu là bản sao phải có bản chính để đối chiếu;

- Giấy chứng nhận sức khoẻ của công chức đề nghị bổ nhiệm.

1.1.5. Trình tự bổ nhiệm:

Sau khi hoàn chỉnh hồ sơ, BHXH tỉnh gởi toàn bộ hồ sơ nêu trên về BHXH Việt Nam. Trong thời hạn không quá 30 ngày làm việc kể từ khi lấy phiếu tín nhiệm, BHXH Việt Nam tiến hành các thủ tục:

- Thẩm tra hồ sơ, phân tách, tổng hợp ý kiến;

- Ban cán sự đảng xem xét để quyết nghị;

- Tổng giám đốc trao đổi với Thường vụ Tỉnh uỷ về việc bổ nhiệm cán bộ;

- Tổng giám đốc ra quyết định bổ nhiệm cán bộ.

Trường hợp không thể bổ nhiệm được, BHXH Việt Nam sẽ có thông báo ý kiến để BHXH tỉnh biết.

1.2. Đối với nguồn cán bộ từ nơi khác:

Trường hợp không có nguồn cán bộ tại chỗ để xem xét bổ nhiệm, BHXH Việt Nam có thể xem xét tiếp nhận, bổ nhiệm cán bộ từ các nguồn khác. Cụ thể như sau:

1.2.1 Đối với trường hợp điều động cán bộ trong ngành từ Trung ương hoặc địa phương khác tới:

- Ban Cán sự đảng xem xét, lựa chọn cán bộ và trao đổi thống nhất ý kiến với Ban giám đốc BHXH tỉnh;

- Ban Cán sự đảng trao đổi ý kiến với Ban Thường vụ Tỉnh uỷ để có sự thống nhất;

- Tổng giám đốc ra quyết định điều động và bổ nhiệm cán bộ.

1. 2.2. Đối với trường hợp cán bộ dự kiến bổ nhiệm ngoài hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam:

- BHXH Việt Nam làm việc với Thường vụ Tỉnh uỷ để tỉnh giới thiệu cán bộ ngoài ngành, nguồn từ địa phương;

- BHXH Việt Nam tiến hành gặp cán bộ được giới thiệu, làm việc với Ban Cán sự đảng (nếu có) hoặc Thường vụ cấp uỷ và lãnh đạo đơn vị cán bộ đang công tác để kiểm tra, xác minh lý lịch, hồ sơ bổ nhiệm và tìm hiểu về cán bộ;

- Bảo hiểm xã hội Việt Nam trao đổi thống nhất ý kiến với Ban giám đốc BHXH tỉnh;

- Ban Cán sự đảng xem xét, quyết định và trao đổi ý kiến với Thường vụ Tỉnh uỷ;

- Tổng giám đốc ra quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm cán bộ.

Trong cả hai trường hợp nêu trên không phải lấy phiếu tín nhiệm.

2. Bổ nhiệm giám đốc BHXH huyện:

2.1. Đối với nguồn cán bộ tại chỗ.

2.1.1. Cơ quan chủ trì lấy phiếu tín nhiệm:

- Bảo hiểm xã hội tỉnh.

Mời đại diện Huyện uỷ tham dự và chứng kiến.

2.1.2 Thành phần tham gia lấy phiếu tín nhiệm:

- Giám đốc, phó giám đốc BHXH tỉnh;

- Toàn thể cấp uỷ của Bảo hiểm xã hội tỉnh;

- Toàn thể công chức, viên chức của BHXH huyện;

Tuỳ theo đặc điểm địa bàn, để thuận tiện cho công việc và đi lại, có thể tổ chức lấy phiếu tín nhiệm ở một hoặc hai nơi: ở BHXH tỉnh đối với số cán bộ chủ chốt của tỉnh và ở BHXH huyện đối với công chức, viên chức của huyện nơi có cán bộ được xem xét bổ nhiệm.

2.1.3. Trình tự lấy phiếu tín nhiệm:

Thực hiện theo trình tự quy định tại Mục 1.3

Kết quả kiểm phiếu không công bố trong hội nghị, dùng làm tài liệu tham khảo cho giám đốc BHXH tỉnh xem xét trình Tổng giám đốc để phê duyệt bổ nhiệm. Quá trình kiểm phiếu mời đại diện Huyện uỷ cùng tham dự và chứng kiến.

2.1.4. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm:

Hồ sơ đề nghị phê duyệt bổ nhiệm giám đốc BHXH huyện gồm có:

- Tờ trình của BHXH tỉnh gửi Tổng giam đốc đề nghị phê duyệt bổ nhiệm;

- Bản tự nhận xét, đánh giá quá trình công tác của cán bộ được đề nghị bổ nhiệm, có ý kiến nhận xét, đánh giá của lãnh đạo BHXH tỉnh (Mẫu số 2: TĐG/TCTW);

- Sơ yếu lý lịch theo mẫu 2C/TCTW của Ban Tổ chức Trung ương, có xác nhận của BHXH tỉnh;

- Bản kê khai tài sản tài chính;

- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ đào tạo có công chứng;

- Biên bản kết quả lấy phiếu tín nhiệm (Mẫu số 5); ý kiến thoả thuận của Huyện uỷ.

2.1.5. Trình tự bổ nhiệm:

Sau khi hoàn tất các thủ tục hồ sơ nêu trên, BHXH tỉnh gởi toàn bộ hồ sơ về BHXH Việt Nam để tiến hành thẩm định, xem xét phê duyệt bổ nhiệm.

Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được công văn kèm hồ sơ, BHXH Việt Nam có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ nhân sự, Đối Chiếu tiêu chuẩn quy định, hoặc tiến hành các thủ tục thẩm tra nêu thấy cần thiết và có công văn thông báo ý kiến của Tổng giám đốc để BHXH tỉnh biết.

Sau khi nhận được công văn phê duyệt của BHXH Việt Nam, giám đốc BHXH tỉnh ra quyết định bổ nhiệm cán bộ và gửi 01 bản quyết định bổ nhiệm về BHXH Việt Nam để tổng hợp, theo dõi.

2.2. Đối với nguồn cán bộ từ nơi khác:

2.2.1. Đối với trường hợp bổ nhiệm cán bộ từ cơ quan.BHXH tỉnh về hoặc từ BHXH huyện khác tới:

Ban giám đốc BHXH tỉnh xem xét, bàn bạc, lựa chọn cán bộ, sau đó BHXH tỉnh thực hiện quy trình bổ nhiệm như bổ nhiệm cán bộ tại chỗ quy định tại Mục 2.1 trên đây. Trường hợp này không phải lấy phiếu tín nhiệm của toàn thể công chức, viên chức của BHXH huyện nơi có cán bộ dự kiến điều động bổ nhiệm. Trường hợp thấy cần thiết phải thử thách, sau 6 tháng thử thách tiến hành lấy phiếu tín nhiệm và làm quy trình như mục 2.1 trên đây.

2.2.2. Đối với trường hợp cán bộ dự kiến tiếp nhận bổ nhiệm ngoài hệ thống BHXH Việt Nam do Huyện uỷ giới thiệu hoặc do BHXH tỉnh lựa chọn.

- BHXH tỉnh tiến hành gặp cán bộ dự kiến tiếp nhận, làm việc với cấp uỷ, lãnh đạo cơ quan quản lý cán bộ đó để xác minh lý lịch và tìm hiểu về cán bộ;

- Trong trường hợp này, Ban giám đốc BHXH tỉnh họp thống nhất ý kiến, trao đổi với Huyện uỷ (nếu nguồn cán bộ do BHXH tỉnh tự tin) và xem xét việc tiếp nhận, bổ nhiệm cán bộ không cần lấy phiếu tín nhiệm;

Trên cơ sở đó, BHXH tỉnh hoàn tất các thủ tục hồ sơ đề nghị bổ nhiệm quy định tại Mục 2.1.4 gửi BHXH Việt Nam xin ý kiến chấp thuận việc tiếp nhận và bổ nhiệm.

Trình tự bổ nhiệm thực hiện như quy định tại Mục 2.1.5 nêu trên.

Việc tiếp nhận cán bộ ngoài hệ thống BHXH Việt Nam cần căn cứ từng trường hợp cụ thể để xem xét quyết định.

3. Bổ nhiệm phó giám đốc BHXH huyện:

Căn cứ khối lượng công việc cụ thể của BHXH huyện, chủ yếu dựa vào nhiệm vụ thu, chi, số lượng đối tượng tham gia BHXH, đặc điểm địa bàn dân cư để xác định cơ cấu cán bộ quản lý BHXH huyện. Nói chung, cơ cấu gồm giám đốc và từ 01 đến 02 phó giám đốc, trong đó cố gắng cơ cấu một phó giám đốc có trình độ chuyên môn đào tạo về ngành y. Cơ cấu cụ thể giám đốc BHXH tỉnh có công văn gửi Tổng giám đốc xem xét quyết định số lượng phó giám đốc của từng đơn vị.

Việc bổ nhiệm phó giám đốc BHXH huyện tiến hành theo trình tự sau:

3.1. Đối với nguồn cán bộ tại chỗ.

3.1.1. Cơ quan chủ trì lấy phiếu tín nhiệm:

- Bảo hiểm xã hội tỉnh.

Mời đại diện Huyện uỷ tham dự và chứng kiến.

3.1.2 Thành phần tham gia lấy phiếu tín nhiệm:

Toàn thể công chức, viên chức của BHXH huyện nơi có công chức được xem xét bổ nhiệm.

3.1.3.trình tự lấy phiếu tín nhiệm.

Thực hiện theo trình tự quy định tại Mục 1 .1.3

Kết quả kiểm phiếu không công bố trong hội nghị, dùng làm tài liệu tham khảo cho giám đốc BHXH tỉnh xem xét quyết định.

3.1.4. Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm:

Hồ sơ bổ nhiệm phó giám đốc BHXH huyện gồm có:

- Bản tự nhận xét, đánh giá quá trình công tác của công chức đề nghị bổ nhiệm, có ý kiến nhận xét, đánh giá của giám đốc BHXH huyện nơi công chức công tác (Mẫu số 2: TĐG/TCTW);

- Sơ yếu lý lịch theo mẫu 2C/TCTW do cá nhân tự khai;

- Bản kê khai tài sản tài chính;

- Bản sao các văn bằng, chứng chỉ đào tạo có công chứng;

- Biên bản kết quả lấy phiếu tín nhiệm (Mẫu số 5);

- Ý kiến thoả thuận của Huyện uỷ.

3.1.5. Trình tự bổ nhiệm:

Phòng Tổ chức cán bộ hoặc Phòng Tổ chức hành chính có trách nhiệm tổng hợp các hồ sơ cá nhân đề nghị bổ nhiệm và kết quả lấy phiếu tín nhiệm báo cáo Ban giám đốc.

Trên cơ sở đó, Ban giám đốc họp mở rộng với cấp uỷ cơ quan để quyết nghị việc bổ nhiệm hoặc không bổ nhiệm.

Giám đốc BHXH tỉnh ra quyết định bổ nhiệm.

Chậm nhất 01 tuần kể từ ngày ra quyết định bổ nhiệm, BHXH tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo kèm theo lý lịch trách ngang, các văn bằng chứng chỉ và quyết định bổ nhiệm cán bộ về BHXH Việt Nam để theo dõi, kiểm tra và tổng hợp chung.

3.2. Đối với nguồn cán bộ từ nơi khác:

3.2.1.Đối với trường hợp bổ nhiệm cán bộ từ cơ quan BHXH tỉnh về hoặc từ các huyện khác tới:

- Ban giám đốc BHXH tỉnh họp thống nhất ý kiến lựa chọn cán bộ, trao đổi với Huyện ủy;

- Cấp ủy BHXH tỉnh xem xét quyết nghị;

- Trên cơ sở đó, giám đốc BHXH tỉnh ra quyết định bổ nhiệm cán bộ.

Chậm nhất 01 tuần kể từ ngày ra quyết định bổ nhiệm, BHXH tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo kèm theo lý lịch trích ngang, các vãn bằng chứng chỉ và quyết định bổ nhiệm cán bộ về BHXH Việt Nam để theo dõi, kiểm tra và tổng hợp chung.

3.2.2. Đối và trường hợp cán bộ dự kiến tiếp nhận bổ nhiệm ngoài hệ thống BHXH Việt Nam do Huyện uỷ giới thiệu hoặc do BHXH tỉnh lựa chọn:

- BHXH tỉnh tiến hành gặp cán bộ dự kiến tiếp nhận, làm việc với cấp uỷ, lãnh dạo cơ quan quản lý cán bộ đó để xác minh lý lịch và tìm hiểu về cán bộ;

Trong trường hợp này, Ban giám đốc BHXH tỉnh họp thống nhất ý kiến, trao đổi với Huyện uỷ (nếu nguồn cán bộ do BHXH tỉnh tự tìm) và xem xét việc tiếp nhận, bổ nhiệm cán bộ không cần lấy phiếu tín nhiệm; ,

- Cấp ủy BHXH tỉnh xem xét quyết nghị;

- Trên cơ sở đó, giám đốc BHXH tỉnh ra quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm cán bộ.

Chậm nhất 01 tuần kể từ ngày ra quyết định tiếp nhận bổ nhiệm, BHXH tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo kèm theo lý lịch trích ngang, văn bằng chứng chỉ và quyết định tiếp nhận bổ nhiệm cán bộ về BHXH Việt Nam để theo dõi, kiểm tra và tổng hợp chung.

Việc tiếp nhận cán bộ ngoài hệ thống BHXH Việt Nam cần căn cứ từng trường hợp cụ thể để xem xét quyết định.

4. Bổ nhiệm trưởng phòng thuộc BHXH tỉnh:

4.1. Đối với nguồn cán bộ tại chỗ.

4.1.1 Cơ quan chủ trì lấy phiếu tín nhiệm:

- Bảo hiểm xã hội tỉnh.

4.1.2 Thành phần thanh gia bỏ phiếu tín nhiệm:

- Giám đốc, phó giám đốc BHXH tỉnh;

- Toàn thể cấp uỷ BHXH tỉnh;

- Chủ tịch công đoàn cơ quan;

- Bí thư đoàn thanh niên cơ quan;

- Toàn thể công chức, viên chức của phòng đó.

4.1.3. Trình tự lấy phiếu tín nhiệm:

Thực hiện theo trình tự quy định tại Mục 1. 1.3.

Kết quả kiểm phiếu không công bố trong hội nghị, dùng dàm tài liệu tham khảo cho giám đốc BHXH tỉnh xem xét trình Tổng giám đốc để phê duyệt bổ nhiệm.

4.1.4. Hồ sơ bổ nhiệm:

Hồ sơ đề nghị phê duyệt bổ nhiệm trưởng phòng thuộc BHXH tỉnh gồm cớ:

- Tờ trình của BHXH tỉnh gửi Tống giám đốc đề nghị phê duyệt bổ nhiệm;

- Bản tự nhận xét, đánh giá quá trình công tác của công chức đề nghị bổ nhiệm, có ý kiến nhận xét, đánh giá của lãnh đạo BHXH tỉnh (Mẫu số 2:TĐG/TCTW)

- Sơ yếu lý lịch theo nẫu 2C/TCTW của Ban Tổ chức Trung ương, có xác nhận của BHXH tỉnh;

- Bản kê khai tài sản tài chính;

- Bản bổ sung và giải trình chi tiết các nội dung hồ sơ cán bộ theo quy định hiện hành;

- Các văn bằng, chứng chỉ đào tạo là bản sao có công chứng;

- Biên bản kết quả lấy phiếu tín nhiệm (Mẫu số 5).

4.1.5. Trình tự bổ nhiệm:

Thực hiện như quy định tại Mục 2.1.5. nêu trên.

4.2. Đối với nguồn cán bộ từ nơi khác:

4.2.1. Đối với trường hợp bổ nhiệm cán bộ từ phòng khác tới hoặc từ BHXH huyện về:

Ban giám đốc BHXH tỉnh xem xét, bàn bạc, lựa chọn cán bộ, sau đó BHXH tỉnh thực hiện quy trình bổ nhiệm như đối với bổ nhiệm cán bộ tại chỗ quy định tại Mục 4. 1 trên đây. Trường hợp này không phải lấy phiếu tín nhiệm của công chức, viên chức của phòng nơi cớ cán bộ dự kiến điều động bổ nhiệm. .

4.2.2. Đối với trường hợp cán bộ dự kiến tiếp nhận bồ nhiệm ngoài hệ thống, BHXH Việt Nam:

- BHXH tỉnh tiến hành gặp cán bộ dự kiến tiếp nhận, làm việc với cấp uỷ, lãnh đạo cơ quan quản lý cán bộ đó để xác minh lý lịch và tìm hiểu về cán bộ.

- Trong trường hợp này, Ban giám đốc BHXH tỉnh họp mở rộng với cấp uỷ cơ quan thống nhất ý kiến và xem xét việc tiếp nhận, bổ nhiệm cán bộ không cần lấy phiếu tín nhiệm.

Trên cơ sở đó, BHXH tỉnh có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị bổ nhiệm quy định tại Mục 4.1.4 gửi BHXH Việt Nam xin ý kiến chấp thuận việc tiếp nhận và bổ nhiệm.

Trình tự bổ nhiệm thực hiện như quy định tại Mục 2.1.5 nêu trên.

Việc tiếp nhận cán bộ ngoài hệ thống BHXH Việt Nam cần căn cứ từng trường hợp cụ thể để xem xét quyết định. Trường hợp thấy cần thiết phải có thời gian thử thách ít nhất 6 tháng rồi làm quy trình bổ nhiệm như cán bộ tại chỗ.

5. Bổ nhiệm phó trưởng phòng thuộc BHXH tỉnh:

Căn cứ khối lượng công việc cụ thể của phòng nghiệp vụ BHXH tỉnh để xác định cơ cấu cán bộ quản lý (trưởng phòng và các phó trưởng phòng) ; Nói chung số lượng phó trưởng phòng có từ 01 đến 03 người. Cơ cấu cụ thể giám đốc BHXH tỉnh có công văn gửi Tổng giám đốc xem xét quyết định số lượng phó trưởng phòng của từng đơn vị. Việc bổ nhiệm phó trưởng phòng BHXH tỉnh tiến hành theo trình tự sau:

5.1. Đối với nguồn cán bộ tại chỗ:

5.1.1 Cơ quan chủ trì lấy phiếu tín nhiệm:

- Bảo hiểm xã hội tỉnh.

5.1.2 Thành phần tham gia bỏ phiếu tín nhiệm

- Giám đốc, phó giám đốc BHXH tỉnh;

- Toàn thể cấp uỷ BHXH tỉnh;

- Chủ tịch công đoàn cơ quan;

- Bí thư đoàn thanh niên cơ quan;

- Toàn thể công chức, viên chức của phòng đó.

5.1.3. Trình tự lấy phiếu tín nhiệm:

Thực hiện theo trình tự quy định tại Mục 1.1.3.

Kết quả kiểm phiếu do Phòng Tổ chức cán bộ hoặc Phòng Tổ chức hành chính thực hiện có sự chứng kiến của đại diện cấp ủy và không công bố trong hội nghị, dùng làm tài liệu tham khảo cho giám đốc BHXH tỉnh xem xét quyết định.

5.1.4. Hồ sơ bổ nhiệm:

Hồ sơ bổ nhiệm phó trưởng phòng thuộc BHXH tỉnh gồm có:

- Bản tự nhận xét, đánh giá quá trình công tác của công chức đề nghị bổ nhiệm, có ý kiến nhận xét, đánh giá của thủ trưởng đơn vị nơi công chức công tác (Mẫu số: 2TĐG/TCTW);

- Sơ yếu lý lịch theo mẫu 2C/TCTW do cá nhân tự khai;

- Bản kê khai tài sản tài chính;

- Bản bổ sung và giải trình chi tiết các nội dung hồ sơ cán bộ theo quy định hiện hành;

- Các văn bằng, chứng chỉ đào tạo có công chứng;

- Biên bản kết quả lấy phiếu tín nhiệm (Mẫu số 5).

- ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy nơi cán bộ sinh hoạt

5.1.5. Trình tự bổ nhiệm:

Phòng Tổ chức cán bộ hoặc Phòng Tổ chức hành chính có trách nhiệm tổng hợp các hồ sơ cá nhân đề nghị bổ nhiệm và kết quả lấy phiếu tín nhiệm báo cáo Ban giám đốc.

- Trên cơ sở đó, Ban giám đốc họp mở rộng với cấp uỷ cơ quan để quyết nghị việc bổ nhiệm hoặc không bổ nhiệm.

- Giám đốc BHXH tỉnh ra quyết định bổ nhiệm.

Chậm nhất sau 01 tuần kể từ ngày ra quyết định bổ nhiệm, BHXH tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo kèm theo lý lịch trích ngang, các văn bằng chứng chỉ và quyết định bổ nhiệm cán bộ về BHXH Việt Nam để theo dõi, kiểm tra và tổng hợp chung.

5.2. Đối với nguồn cán bộ từ nơi khác:

5.2.1. Đối với trường hợp bổ nhiệm cán bộ từ phòng khác tới hoặc từ BHXH huyện về.

Ban giám đốc họp mở rộng với cấp ủy BHXH tỉnh xem xét, bàn bạc, lựa chọn cán bộ, sau đớ BHXH tỉnh thực hiện quy trình bổ nhiệm như đối với bổ nhiệm cán bộ tại chỗ quy định tại Mục 5.1 trên đây. Trường hợp này không cần lấy phiếu tín nhiệm của công chức, viên chức của phòng nơi có cán bộ xem xét điều động bổ nhiệm.

Kết quả kiểm phiếu không công bố trong hội nghị, dùng làm tài liệu tham khảo cho giám đốc BHXH tỉnh xem xét quyết định bổ nhiệm.

Chậm nhất sau 01 tuần kể từ ngày ra quyết định bổ nhiệm, BHXH tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo kèm theo lý lịch trích ngang, các văn bằng chứng chỉ và quyết định bổ nhiệm cán bộ về BHXH Việt Nam để theo dõi, kiểm tra và tổng hợp chung.

5.2.2. Đối với trường hợp cán bộ dự kiến tiếp nhận bổ nhiệm ngoài hệ thống BHXH Việt Nam:

- BHXH tỉnh tiến hành gặp cán bộ dự kiến tiếp nhận, làm việc với cấp uỷ, lãnh đạo cơ quan quản lý cán bộ đó để xác minh lý lịch và tìm hiểu về cán bộ;

- Ban giám đốc BHXH tỉnh họp thống nhất ý kiến việc tiếp nhận, bổ nhiệm

- Cấp ủy BHXH tỉnh xem xét quyết nghị;

- Trên cơ sở đó, giám đốc BHXH tỉnh ra quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm cán bộ.

Chậm nhất sau 01 tuần kể từ ngày ra quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm, BHXH tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo kèm theo lý lịch trích ngang, văn bằng chứng chỉ và quyết định tiếp nhận bổ nhiệm cán bộ về BHXH Việt Nang đề theo dõi, kiểm tra và tổng hợp chung.

Việc tiếp nhận cán bộ ngoài hệ thống BHXH Việt Nam cần căn cứ từng trường hợp cụ thể để xem xét quyết định. Trường hợp thấy cần thiết phải có thời gian thử thách ít nhất 6 tháng rồi làm quy trình bổ nhiệm như cán bộ tại chỗ.

B. CÁN BỘ QUẢN LÝ THUỘC CÁC TỔ CHỨC GIÚP VIỆC TỔNG GIÁM ĐỐC, CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP TRỰC THUỘC VÀ CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC KHÁC

6. Bổ nhiệm thủ trưởng, phó thủ trưởng các tổ chức giúp việc Tổng giám đốc, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc:

Căn cứ nhu cầu công tác quản lý, điều hành và khối lượng công việc cụ thể của đơn vị, Tổng giám đốc quyết định số lượng cán bộ quản lý thủ (trưởng và các phó thủ trưởng). Số lượng phó thủ trưởng giúp việc thủ trưởng không quá 03 người.

Việc bổ nhiệm thủ trưởng, phó thủ trưởng các tổ chức giúp việc Tổng giám đốc, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc thực hiện theo quy trình sau:

6.1. Đối với nguồn cán bộ tại chỗ.

6.1.1. Cơ quan chủ trì lấy phiếu tm nhiệm:

Ban Tổ chức cán bộ giúp Tổng giám đốc tổ chức lấy phiếu tín nhiệm.

6.1.2. Thành phần tham gia bỏ phiếu tín nhiệm:

Toàn thể cán bộ, công chức, viên chức thuộc đơn vị.

6.1.3. Trình tự lấy phiếu tín nhiệm:

Thực hiện theo trình tự quy định tại Mục 1.1.3; nhưng không có mục trao đổi với Tỉnh ủy. Kết quả kiểm phiếu do Ban Tổ chức cán bộ thực hiện có sự chứng kiến của đại diện cấp uỷ đơn vị và không công bố trong hội nghị, chỉ dùng làm tài liệu tham khảo cho Ban Cán sự đảng và Tổng giám đốc xem xét khi bổ nhiệm.

6.1 .4. Hồ sơ bố nhiệm:

- Bản thân cán bộ cớ trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ bổ nhiệm bao gồm:

+ Sơ yếu lý lịch theo Mẫu 2C/TCTW do cá nhân tự khai;

+ Bản kê khai tài sản, tài chính;

+ Bổ sung và tường trình chi tiết các nội dung hờ sơ cán bộ theo quy định hiện hành;

+ Cung cấp các loại văn bằng, chứng chỉ đào tạo (có công chứng);

+ Bản tự nhận xét, đánh giá quá trình công tác của cán bộ (Mẫu số 3TĐG/TCTW);

- Ý kiến nhận xét, đánh giá và đề nghị của thủ trưởng đơn vị đối với việc bổ nhiệm cán bộ là cấp phó thủ trưởng đơn vị. Đối với cấp thủ trưởng đơn vị không cần thủ tục này.

- Ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp uỷ nơi cán bộ sinh hoạt.

- Ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp uỷ nơi cán bộ cư trú.

6.1.5. Trình tự bổ nhiệm:

+ Ban Tổ chức cán bộ có trách nhiệm:

- Tổng hợp các hồ sơ của cá nhân đề nghị bổ nhiệm;

- Tổng hợp kết quả lấy phiếu tín nhiệm;

- Ban Cán sự đảng xem xét quyết nghị.

- Lấy ý kiến tham gia của Ban Chấp hành đảng bộ cơ quan.

- Tổng giám đốc quyết định.

6.2. Đối với nguồn cán bộ từ nơi khác:

6.2.1. Đối với trường hợp điều động cán bộ từ BHXH tỉnh về hoặc từ đơn vị khác thuộc cơ quan BHXH Việt Nam tới:

- Ban Cán sự đảng xem xét, lựa chọn cán bộ và quyết nghị bổ nhiệm.

- Lấy ý kiến tham gia của Ban Chấp hành đảng bộ cơ quan.

Trên cơ sở đó, Tổng giám đốc ra quyết định bổ nhiệm.

6.2.2. Đối với trường hợp cán bộ dự kiến bổ nhiệm không thuộc hệ thống BHXH Việt Nam:

- BHXH Việt Nam tiến hành gặp cán bộ được giới thiệu, làm việc với Ban Cán sự đảng (nếu có) hoặc Thường vụ Cấp uỷ và lãnh đạo cơ quan cán bộ đang công tác để xác minh lý lịch và tìm hiểu cán bộ;

- Ban Cán sự đảng xem xét quyết nghị tiếp nhận, bổ nhiệm.

- Lấy ý kiến tham gia của Ban Chấp hành đảng bộ cơ quan.

Trên cơ sở đó, Tổng giám đốc ra quyết định tiếp nhận, bổ nhiệm cán bộ.

Việc tiếp nhận cán bộ ngoài hệ thống BHXH Việt Nang cần cán cứ từng trường hợp cụ thể để xem xét quyết định. Trường hợp thấy cần thiết phải có thời gian thử thách ít nhất 6 tháng rồi làm quy trình bổ nhiệm như cán bộ tại chỗ.

7- Bổ nhiệm trưởng phòng, phó trưởng phòng thuộc các tổ chức giúp việc Tổng giám đốc:

Căn cứ nhu cầu công tác quản lý, điều hành và khối lượng công việc cụ thể của phòng, Tổng giám đốc quyết định số lượng cán bộ quản lý (trưởng phòng và các phó trưởng phòng), số lượng phó trưởng phòng giúp việc trưởng phòng tối đa không quá 03 người. Cơ cấu cụ thể Ban lãnh đạo và cấp ủy đơn vị thống nhất có tờ trình gửi Tổng giám đốc xem xét quyết định. Việc bổ nhiệm trưởng phòng, phó trưởng phòng thuộc các tổ chức giúp việc Tông giám đốc thực hiện theo quy trình sau:

7.1. Đối với nguồn cán bộ tại chỗ:

7.1.1. Cơ quan chủ trì lấy phiếu tín nhiệm:

Ban Tổ chức cán bộ chủ trì, thủ trưởng các tổ chức giúp việc Tổng giám đốc nơi có cán bộ dự kiến bổ nhiệm phối hợp chủ trì.

7.1.2. Thành phồn tham gia bỏ phiếu tín nhiệm:

- Thủ trưởng phó thủ trưởng đơn vị;

- Trưởng phòng, phó trưởng phòng các phòng trực thuộc;

- Toàn thể cấp uỷ đơn vị;

- Ban chấp hành công đoàn hoặc tổ trưởng công đoàn đơn vị;

- Bí thư đoàn thanh niên đơn vị;

- Toàn thể công chức, viên chức của phòng nơi có cán bộ đề nghị bổ nhiệm.

7.1.3. Trình tự lấy phiếu tín nhiệm:

Thực hiện theo trình tự quy định tại Mục 1. 1.3.

Việc kiểm phiếu do Ban Tổ chức cán bộ và thủ trưởng đơn vị thực hiện; kết quả kiểm phiếu không công bố trong hội nghị, chỉ dùng làm tài liệu tham khảo cho tổng giám đốc khi xem xét bổ nhiệm.

7.1.4. Thủ tục hồ sơ bổ nhiệm:

Thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị bổ nhiệm bao gồm:

- Tờ trình Tổng giám đốc kèm ý kiến nhận xét, đánh giá và đề nghị của thủ trưởng đơn vị;

- Sơ yếu lý lịch theo mẫu 2C/TCTW do cá nhân tự khai;

- Bản kê khai tài sản tài chính;

- Bổ sung và giải trình chi tiết nội dung hồ sơ cán bộ theo quy định hiện hành;

- Các loại văn bằng, chứng chỉ đào tạo (bản sao có công chứng) do cá nhân chuẩn bị;

- Bản tự nhận xét, đánh giá quá trình công tác của cá nhân (Mẫu số 2 TĐG/TCTW);

- Biên bản kết quả lấy phiếu tín nhiệm (Mẫu số5);

- Ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp uỷ nơi cán bộ sinh hoạt;

7.1.5. Trình tự bổ nhiệm:

- Ban Tổ chức cán bộ có trách nhiệm tổng hợp các hồ sơ của cá nhân đề nghị bổ nhiệm.

- Trình Tổng giám đốc xem xét, quyết định.

7.2. Đối với nguồn cán bộ từ nơi khác:

7.2.1. Đối với trường hợp điều động cán bộ từ đơn vị khác thuộc cơ quan BHXH Việt Nam hoặc từ BHXH tỉnh về:

Không lấy phiếu tín nhiệm theo quy trình.

- Ban Tổ chức cán bộ xem xét, lựa chọn cán bộ, xác minh lý lịch, tìm hiểu cán bộ và hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định;

- Thủ trưởng đơn vị cấp trên của phòng dự định bổ nhiệm cán bộ có ý kiến dề nghị;

- Trình Tổng giám đốc quyết định bổ nhiệm cán bộ.

7.2.2. Đối với cán bộ dự kiến bổ nhiệm ngoài hệ thống BHXH Việt Nam:

- Ban Tổ chức cán bộ tiến hành gặp cán bộ được giới thiệu, làm việc với lãnh đạo đơn vị quản lý cán bộ đang công tác để xác minh lý lịch, tìm hiểu cán bộ;

- Thủ trưởng đơn vị cấp trên của phòng dự định bổ nhiệm cán bộ có ý kiến đề nghị;

- Báo cáo Tổng giám đốc việc tiếp nhận, bổ nhiệm cán bộ;

- Làm công văn tiếp nhận và bổ nhiệm.

Việc tiếp nhận cán bộ ngoài hệ thống BHXH Việt Nam cần căn cứ từng trường hợp cụ thể để xem xét quyết định. Trường hợp thấy cần thiết phải có thời gian thử thách ít nhất 6 tháng rồi làm quy trình bổ nhiệm như cán bộ tại chỗ.

8. Bổ nhiệm trưởng phòng, phó trưởng phòng thuộc các đơn vị sự nghiệp trực thuộc:

Căn cứ nhu cầu công tác quản lý, điều hành và khối lượng công việc cụ thể của phòng, Tổng giảm đốc quyết định số lượng cán bộ quản lý (trưởng phòng và các phó trưởng phòng) số lượng phó trưởng phòng giúp việc trưởng phòng tối đa không quá 03 người. Cơ cấu cụ thể Ban lãnh đạo và cấp ủy đơn vị thống nhất có tờ trình gửi Tổng giám đốc xem xét quyết định.

Trước khi tiến hành quy trình bổ nhiệm cán bộ, thủ trưởng các đơn vì sự nghiệp trực thuộc có tờ trình Tổng giám đốc về nhân sự dự kiến bổ nhiệm (qua Ban tổ chức cán bộ). Sau khi Tổng giám đốc cớ ý kiến phê duyệt bằng văn bản về chủ trương thì thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc tiến hành quy trình bổ nhiệm cán bộ như sau:

8.1. Đối với nguồn cán bộ tại chỗ:

8.1.1. Cơ quan chủ trì lấy phiếu tín nhiệm:

- Thủ trưởng đơn vị nơi có cán bộ dự kiến bổ nhiệm chủ trì;

- Mời đại diện Ban Tổ chức cán bộ tham dự và giám sát.

8.1.2. Thành phần tham gia bỏ phiếu tín nhiệm:

- Thủ trưởng, phó thủ trưởng đơn vị;

- Toàn thể cấp uỷ đơn vị;

- Chủ tịch Công đoàn đơn vị;

- Bí thư đoàn thanh niên đơn vị;

- Toàn thể công chức, viên chức của phòng có cán bộ đề nghị bổ nhiệm.

8.1.3. Trình tự lấy phiếu tín nhiệm:

Thực hiện theo trình tự quy định tại Mục 1. 1.3.

Việc kiểm phiếu do thủ trưởng đơn vị thực hiện có sự chứng kiến của đại diện Ban Tổ chức cán bộ; kết quả kiểm phiếu không công bố trong hội nghị, chỉ dùng làm tài liệu tham khảo cho thủ trưởng đơn vị và Ban Tổ chức cán bộ xem xét trình Tổng giám đốc phê duyệt bổ nhiệm.

8.1.4.Hồ sơ bổ nhiệm:

Thực hiện như quy định tại mục 7.1.4.

8.1.5. Trình tự bổ nhiệm:

- Sau khi hoàn tất các thủ tục hồ sơ nêu trên, thủ trưởng đơn vị gửi toàn bộ hồ sơ về BHXH Việt Nam (qua Ban Tổ chức cán bộ) để tiến hành thẩm định.

- Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được công văn kèm hồ sơ, Ban Tổ chức cán bộ có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ nhân sự, đối chiếu tiêu chuẩn quy định, hoặc tiến hành các thủ tục thẩm tra nếu thấy cần thiết.

- Ban tổ chức Cán bộ trình Tổng giám đốc xem xét phê duyệt.

Sau khi nhận được công văn phê duyệt của Tổng giám đốc, thủ trưởng đơn vị ra quyết định bổ nhiệm cán bộ và gửi 01 bản quyết định bổ nhiệm về BHXH Việt Nam để tổng hợp, theo dõi.

8.2. Đối với nguồn cán bộ từ nơi khác:

8.2.1. Bổ nhiệm cán bộ từ phòng khác tới:

Trường hợp cán bộ dự kiến bổ nhiệm từ phòng khác trong cùng đơn vị thì quy trình thực hiện như đối với bổ nhiệm cán bộ tại chỗ quy định tại Mục 8.1 trên đây trường hợp này không cần bỏ phiếu tín nhiệm của công chúc, viên chức của phòng 1ơi có cán bộ dự kiến điều động bổ nhiệm.

8.2.2. Bổ nhiệm cán bộ từ đơn vị khác về trong hệ thống BHXH Việt Nam:

Trường hợp bổ nhiệm cán bộ từ đơn vị khác trong hệ thống BHXH Việt Nam thì thủ trưởng đơn vị nơi dự kiến bổ nhiệm cán bộ có tờ trình Tổng giám đốc (qua Ban Tổ chức cán bộ) xem xét phê duyệt hoặc Tổng giám đốc trực tiếp quyết định từng trưởng hợp cụ thể.

8.2.3. Đối với cán bộ dự kiến tiếp nhận bổ nhiệm ngoài hệ thống BHXH Việt Nam:

Nhất thiết phải tiếp nhận về sau 06 tháng làm việc tại đơn vị mới tiến hành xem xét bổ nhiệm, quy trình, thủ tục bổ nhiệm thực hiện như đối với bổ nhiệm cán bộ tại chỗ.

9. Bổ nhiệm thủ trưởng, phó thủ trưởng các đơn vị trực thuộc khác:

Quy trình bổ nhiệm thủ trưởng, phó thủ trưởng đơn vị trực thuộc khác được quy định như quy trình bổ nhiệm thủ trưởng các tổ chức giúp việc Tổng giám đốc quy định tại Mục 6 trên đây.

C. CHỨC DANH KẾ TOÁN TRƯỞNG:

10. Kế toán trưởng trong các đơn vị kế toán thuộc hệ thống BHXH Việt Nam:

10.1. Cơ quan Bao hiểm xã hội Việt Nam

10.1.1. Các tổ chức giúp việc Tổng giám đốc:

- Kế toán trưởng cấp I: Ban Kế hoạch - Tài chính;

- Kế toán trưởng cấp III: văn phòng.

10.1 2. Các đơn vị sự nghiệp tr ực thuộc, các đơn vị trực thuộc khác:

Kế toán trưởng cấp III: Viện Khoa học bảo hiểm xã hội, Trung tâm Thông tin, Trung tâm lưu trữ, Trường đào tạo nghiệp vụ bảo hiểm xã hội, Báo Bảo hiểm xã hội, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, đại diện Bảo hiểm xã hội Việt Nam tại thành phố Hồ Chí Minh, Ban Quản lý dự án Công nghệ thông tin, Ban Quản lý các dự án đầu tư và xây dựng:

10.2. Bảo hiểm xã hội tỉnh:

- Kế toán trưởng cấp II: Phòng Kế hoạch - Tài chính thuộc BHXH tỉnh;

- Kế toán trưởng cấp III: Bảo hiểm xã hội huyện.

10.3 Quy trình bổ nhiệm kế toán trưởng:

a/ Đối với kế toán trưởng cấp I:

Quy trình tiến hành và hồ sơ đề nghị bổ nhiệm kế toán trưởng thực hiện theo các bước như đối với thủ trưởng các tổ chức giúp việc Tổng giám đốc quy định tại Điểm B phần III và giao Ban Tổ chức cán bộ chủ trì cùng thủ trưởng đơn vị tiến hành quy trình, thủ tục cần thiết để bổ nhiệm.

b/ Đối với kế toán trưởng cấp II:

Quy trình tiến hành và hồ sơ đề nghị bổ nhiệm thực hiện, theo các bước như đối với giám đốc, phó giám đốc BHXH tỉnh, quy định tại ĐIỂM 1 mục A phần III, nhưng không trao đổi với Tỉnh ủy. Giám đốc BHXH tỉnh tiến hành quy trình và lập hồ sơ bổ nhiệm trình Tổng giám đốc quyết định bổ nhiệm:

c/ Đối với đơn vị kế tóán cấp III là văn phòng, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, các đơn vị trực thuộc khác :

Quy trình tiến hành và hồ sơ đề nghị bổ nhiệm thực hiện theo các bước như đối với trưởng phòng thuộc các đơn vị tương ứng.

d/ Đối với đơn vị kế toán cấp III là các đơn vị thuộc Bảo hiiếm xã hội tỉnh:

Ban giám đốc BHXH huyện bàn bạc, lựa chọn cán bộ có tờ trình giám đốc BHXH tỉnh. Trên cơ sở đó, BHXH tỉnh tiến hành quy trình bổ nhiệm như đối với bổ nhiệm phó giám đốc BHXH huyện quy định tại ĐIỂM 3 mục A phần III nêu trên nhưng không có ý kiến thỏa thuận của Huyện ủy.

Chậm nhất sau 01 tuần kể từ ngày ra quyết định bổ nhiệm, BHXH tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo kèm theo lý lịch trích ngang, các văn bằng chứng chỉ và quyết định bổ nhiệm cán bộ về BHXH Việt Nam để theo dõi, kiểm tra và tổng hợp chung.

10.4. Bổ nhiệm phụ trách kế toán:

Trường hợp các đơn vị kế toán chưa có người đủ tiêu chuẩn, điều kiện theo quy định để bổ nhiệm kế toán trưởng thì bố trí người phụ trách kế toán. Việc bố trí người phụ trách kế toán chỉ trong thời hạn tối đa là 01 năm tài chính, sau đó phải bố trí người đủ điều kiện, tiêu chuẩn để bổ nhiệm kế toán trưởng. Đối với các đơn vị kế toán thuộc vùng sâu, vùng xa theo quy đính của pháp luật và những trường hợp cá biệt khác thì có thể kéo dài thời gian phụ trách kế toán, nhưng thời gian kéo dài cũng không quá 01 năm tài chính. Việc kéo dài phụ trách kế toán trong các trường hợp cá biệt phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Tổng giám đốc. Quy trình bổ nhiệm phụ trách kế toán thực hiện như đối với kế toán trưởng.

Phấn IV:

BỔ NHIỆM LẠI CÁN BỘ QUẢN LÝ

1. Đối tượng bổ nhiệm lại:

Các cán bộ đang giữ chức vụ quản lý thuộc hệ thống BHXH Việt Nam, cụ thể như sau:

1.1. Các tổ chức giúp việc Tổng giám đốc:

- Trưởng ban, Phó trưởng ban;

- Chánh văn phòng, Phó chánh văn phòng;

- Trưởng phòng, Phó trưởng phòng thuộc các Ban và Văn phòng;

- Kế toán trưởng cấp I.

- Kế toán trưởng cấp III (đơn vị kế toán là Văn phòng).

1.2 Các đơn vị sự nghiệp trực thuộc:

- Giám đốc, Phó giám đốc Trung tâm;

- Viện trưởng, Phó viện trưởng Viện Khoa học;

- Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng Trường đào tạo;

- Tổng biên tập, Phó tổng biên tập tòa soạn Báo và Tạp chí.

- Trưởng phòng, Phó trưởng phòng;

- Kế toán trưởng cấp III.

1.3. Các đơn vị trực thuộc khác:

- Thủ trưởng, Phó thủ trưởng;

- Kế toán trưởng cấp III.

1.4. BẢO hiểm xã hội tỉnh:

- Giám đốc, Phó giám đốc BHXH tỉnh;

- Giám đốc, Phó giám đốc BHXH huyện;

- Trưởng phòng, Phó trưởng phòng nghiệp vụ;

- Kế toán trưởng cấp II;

- Kế toán trưởng cấp III.

2. Điều kiện xem xét bổ nhiệm lại:

Cán bộ thuộc đối tượng bổ nhiệm lại sau khi hết thời gian giữ chức vụ bổ nhiệm theo quy định 5 năm (tính từ ngày ký quyết định bổ nhiệm giữ chức vụ đang đảm nhiệm) đều được xem xét bổ nhiệm lại nếu có đủ các điều kiện dưới đây:

- Hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ;

- ĐẠT tiêu chuẩn theo quy định, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trong thời gian tới;

- Cơ quan, đơn vị có yêu cầu;

- ĐỦ sức khoẻ.

Cán bộ đủ điều kiện bổ nhiệm lại, nhưng tính đến tuổi nghỉ hưu còn đủ 02 năm đến dưới 05 năm công tác thì sau khi tiến hành các thủ tục bổ nhiệm lại, thời hạn bổ nhiệm được tính đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.

3. Đối tượng không bổ nhiệm lại:

- Chưa đủ thời gian 5 năm giữ chức vụ đang đảm nhận;

- Không đủ điều kiện bổ nhiệm lại theo quy định ở Mục 2 nêu trên;

- Đối với các trường hợp không được bổ nhiệm lại, cơ quan có thẩm quyền quyết định bố trí công tác khác mà không cần có văn bản riêng về ''Quyết định thôi giữ chức vụ'':

- Đối với cán bộ còn dưới 02 năm công tác trước khi đến tuổi nghỉ hưu, đủ điều kiện theo quy định ở Mục 2 nêu trên thì tiến hành các thủ tục như bổ nhiệm lại, sau đó thủ trưởng đơn vị cấp có thẩm quyền xem xét quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định.

4. Thẩm quyền ra quyết định bổ nhiệm lại:

Cấp nào ra quyết định bổ nhiệm thì cấp đó quyết định bổ nhiệm lại, cụ thể như sau:

4.1. Tổng giám đốc ra quyết định bổ nhiệm lại hoặc quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định đối với các chức danh:

- Giám đốc, Phó giám đốc BHXH tỉnh;

- Thủ trưởng, Phó thủ trưởng các tổ chức giúp việc Tổng giám đốc;

- Thủ trưởng, Phó thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc;

- Thủ trưởng, Phó thủ trưởng các đơn vị trực thuộc khác;

- Trưởng phòng, Phó trưởng phòng thuộc các tổ chức giúp việc Tổng giám đốc;

- Kế toán trường cấp I;

- Kế toán trưởng cấp II;

- Kế toán trưởng cấp III (các đơn vị kế toán là các tổ chức giúp việc Tổng giám đốc, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc và các đơn vị trực thuộc khác).

4.2. Thủ trưởng các đon vị sự nghiệp trực thuộc ra quyết định bổ nhiệm lại hoặc quyết đinh kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo đến thời điềm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định sau khi có phê duyệt của Tổng giám đốc đối với các chức danh:

Trưởng phòng, phó trưởng phòng thuộc các đơn vị sự nghiệp trực thuộc.

4.3. Giám đốc BHXH tỉnh quyết định bổ nhiệm lại hoặc quyết định kéo(dài thòi gian giữ chức vụ lãnh đạo đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định sau khi có sự phê duyệt của BHXH Việt Nam đối với các chức danh:

- Giám đốc BHXH huyện;

- Trưởng phòng thuộc BHXH tỉnh;

4.4. Giám đốc BHXH tỉnh ra quyết định bổ nhiệm lại hoặc quyết định kéo dài thời gian giữ chức vụ lãnh đạo đến thời điểm đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định đối với các chức danh:

- Phó trưởng phòng thuộc BHXH tỉnh;

- Phó giám đốc BHXH huyện;

- Kế toán trưởng cấp III (các đơn vị kế toán là các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh).

5. Quy trình bổ nhiệm lại:

Khi bổ nhiệm lại phải tổ chức hội nghị cán bộ để đánh giá phẩm chất, năng lực và trình độ hoàn thành chức trách nhiệm vụ được giao và lấy phiếu tín nhiệm bằng bỏ phiếu kín, các quy định về cơ quan chủ trì lấy phiếu, thành phần tham gia bỏ phiếu và trình tự bỏ phiếu thực hiện như quy định khi bổ nhiệm lần đầu đối với cán bộ quản lý các cấp tương ứng, chỉ có sự khác nhau về nội đung phiếu;

Các tiêu thức đánh giá trong phiếu đánh giá cán bộ và tín nhiệm đề nghị bổ nhiệm lại thực hiện theo mẫu quy định chung toàn ngành. Tuy nhiên có thể thay đổi một số tiêu thức cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể (Mẫu số 4).

6- Hồ sơ bổ nhiệm lại:

Hồ sơ bổ nhiệm lại bao gồm:

- Bản tự nhận xét, đánh giá, phân loại của cán bộ về việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ trong thời gian giữ chức vụ (theo mẫu gửi kèm):

+ Đối với chức danh thủ trưởng, phó thủ trưởng các đơn vị trực thuộc; giám đốc phó giám đốc BHXH tỉnh; kế toán trưởng cấp I Bản tự nhận xét, đánh giá theo Mẫu 3: TĐG/TCTW.

+ Đối với chức danh trưởng phòng, phó trưởng phòng trực thuộc các tổ chức giúp việc Tổng giám đốc và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc trực thuộc; giám đốc, phó giám đốc BHXH huyện; trưởng phòng, phó trưởng phòng thuộc BHXH tỉnh; kế toán trưởng cấp II và III Bản tự nhận xét, đánh giá theo Mẫu 2: TĐG/TCTW.

- Bản nhận xét, đánh giá của cán bộ đương đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp sử dụng cán bộ, cụ thể.

+ Tổng giám đốc nhận xét, đánh giá đối với chức danh thủ trưởng các tổ chức giúp việc Tổng giám đốc, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc; giám đốc BHXH tỉnh; thủ trưởng các đơn vị trực thuộc khác; kế toán trưởng cấp I trên cơ sở nhận xét đánh giá của cấp uỷ và tập thể lãnh đạo đơn vị theo quy định phân cấp.

+ Thủ trưởng các đơn vị nhận xét, đánh giá đối với cán bộ thuộc quyền quản lý của các đơn vị kể cả cấp phó thủ trưởng đơn vị;

+ Giám đốc BHXH tỉnh nhận xét, đánh giá đối với cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý của BHXH tỉnh kể cả phó giám đốc BHXH tỉnh;

+ Giám đốc BHXH huyện nhận xét, đánh giá đối với kế toán trưởng cấp III (Các đơn vị; kế toán Thuộc BHXH tỉnh).

- Sơ yếu lý lịch theo mẫu 2C/TCTW; bản chụp có công chứng các văn bằng, chứng chỉ được cấp; bản kê khai tài sản.

- Biên bản tham gia góp ý của hội nghị cán bộ, công chức trong đơn vị.

- Biên bản kết quả lấy phiếu tín nhiệm (Mẫu số 5).

- Ý kiến thoả thuận bằng văn bản của Huyện uỷ đối với chức danh giám đốc, phó giám đốc BHXH huyện.

- Công văn đề nghị bổ nhiệm lại của giám đốc BHXH tỉnh hay thủ trưởng đơn vị đối với cán bộ quản lý thuộc đơn vị theo phân cấp.

7. Trình tự bổ NHIỆM lại:

7.1. Đối với chức danh do Tổng giám đốc bổ nhiệm lại quy định tại Mục 4.1:

Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ khi lấy phiếu tín nhiệm, BHXH Việt Nam có trách nhiệm tiến hành các thủ tục cần thiết như: thẩm tra hồ sơ, đề nghị Tỉnh uỷ xem xét cho ý kiến đối với chức danh giám đốc, phó giám đốc BHXH tỉnh hoặc lấy ý kiến của Ban chấp hành đảng bộ cơ quan đối với chức danh cán bộ quản lý các tổ chức giúp việc Tổng giám đốc và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc. Sau đó Ban Cán sự đảng xem xét, quyết nghị. Trên cơ sở đó Tổng giám đốc ra quyết định bổ nhiệm lại.

7.2. Đối với chức danh do thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc bổ nhiệm lại quy định tại Mục 4.2:

- Ban lãnh đạo đơn vị thống nhát với cấp uỷ xem xét, quyết định đối với chức danh trưởng phòng, phó trưởng phòng thuộc đơn vị;

- Công văn đề nghị Tổng giám đốc phê duyệt để bổ nhiệm lại;

- Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhạn được công văn kèm hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại của đơn vị, Ban Tổ chức cán bộ có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ, đối chiếu các tiêu chuẩn để bổ nhiệm lại hoặc tiến hành các thủ tục thẩm tra nếu thấy cần thiết và trình Tổng giám đốc xem xét phê duyệt.

- Sau khi có ý kiến phê duyệt của Tổng giám đốc, thủ trưởng đơn vị ra quyết định bổ nhiệm lại.

Trường hợp không bổ nhiệm lại, thủ trưởng đơn vị ra quyết định bố trí công tác khác đối với cán bộ không bổ nhiệm lại. Thời hạn xem xét đối với trường hợp không bổ nhiệm lại có thể dài hơn, nhưng tối đa cũng không quá 15 ngày làm việc.

- Sau khi thực hiện, thủ trưởng đơn vị có trách nhiệm gửi 01, bản quyết định bổ nhiệm lại hoặc quyết định bố trí công tác khác đối vời cán bộ không bổ nhiệm lại về Ban Tổ chức cán bộ để tổng hợp, theo dõi.

7.2, Đối với chức danh do giám đốc BHXH tỉnh bổ nhiệm lại quy định tại Mục 4.3:

- Ban giám đốc thống nhất với cấp uỷ BHXH tỉnh xem xét, quyết định đối với chức danh trưởng phòng thuộc BHXH tỉnh hoặc ý kiến chấp thuận của Huyện uỷ đối với chức danh giám đốc BHXH huyện;

- Công văn đề nghị Tổng giám đốc phê duyệt việc bổ nhiệm lại;

- Sau khi có ý kiến phê duyệt của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, giám đốc tỉnh ra quyết định bổ nhiệm lại.

Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ khi nhận được công văn kèm hồ sơ đề nghị bổ nhiệm lại của BHXH tỉnh, BHXH Việt Namcó trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ nhân sự, đối chiếu các tiêu chuẩn để bổ nhiệm lại hoặc tiến hành các thủ tục thẩm tra nếu thấy cần thiết và có công văn phê duyệt để giám đốc BHXH tỉnh thực hiện.

- Trường hợp không bổ nhiệm lại, BHXH Việt Nam có công văn thông báo lại để giám đốc BHXH tỉnh biết và ra quyết định bố trí công tác khác đối với cán bộ không được bổ nhiệm lại. Thời hạn xem xét đối với trường hợp không bổ nhiệm lại có thể dài hơn, nhưng tối đa cũng không quá 30 ngày làm việc.

- Sau khi thực hiện giám đốc BHXH tỉnh có trách nhiệm gửi 01 bản quyết định bổ nhiệm lại hoặc quyết định bố trí công tác khác đối với cán bộ không được bổ nhiệm lại về BHXH Việt Nam để tổng hợp, theo dõi.

7.4. Đối với chức danh do giám đốc BHXH tỉnh bổ nhiệm lại quy định tại Mục 4.4: .

- Sau khi làm quy trình bổ nhiệm lại, BHXH tỉnh có trách nhiệm đối chiếu với các điều kiện, tiêu chuẩn, lấy ý kiến cấp uỷ BHXH tỉnh đối với chức danh phó trưởng phòng thuộc BHXH tỉnh, cấp ủy đơn vị đối với chức danh kế toán trưởng cấp III hoặc ý kiến chấp thuận của Huyện uỷ đối với chức danh phó giám đốc BHXH huyện. Trên cơ sở đó giám đốc BHXH tỉnh ra quyết định bổ nhiệm lại hoặc không bổ nhiệm lại.

Chậm nhất sau 01 tuần kể từ ngày ra quyết định, BHXH tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo kèm theo quyết định bổ nhiệm lại hoặc quyết định bố trí công tác khác đối với cán bộ về BHXH Việt Nam để theo dõi, kiểm tra và tổng hợp chung.

Phần V:

LUÂN CHUYỂN, ĐIỀU ĐỘNG, BIỆT PHÁI CÁN BỘ QUẢN LÝ

1. Điều kiện luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ quản lý:

1.1. Về luân chuyển cán bộ quản lý:

Tất cả cán bộ quản lý thuộc hệ thống Bảo hiềm xã hội Việt Nam đều được xem xét để thực hiện luân chuyển công tác theo kế hoạch.

Luân chuyển cán bộ quản lý theo kế hoạch để thực hiện đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện trong thực tiễn đối với cán bộ diện quy hoạch nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý của ngành.

1.2. Về điều động cán bộ quản lý:

- Căn cứ vào kế hoạch công tác, nhiệm vụ chính trị của ngành và căn cứ quy định tại Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ, Bảo hiểm xã hội Việt Nam tiến hành điều động cán bộ quản lý từ đơn vị này sang đơn vị khác trong ngành.

Khi thực hiện việc điều động cán bộ quản lý được giữ nguyên phụ cấp chức vụ lãnh đạo và ngạch bậc lương hiện hưởng.

Nếu việc điều động có kết hợp bổ nhiệm chức vụ cao hơn chức vụ đang đảm nhiệm thì tiến hành làm quy trình bổ nhiệm cán bộ theo quy định tại Phần III bản quy định này.

1.3. Về biệt phái cán bộ quản lý:

Theo kế hoạch công tác, BHXH Việt Nam thực hiện việc biệt phái có thời hạn cán bộ quản lý từ đơn vị này đến đơn vị khác trong ngành nhằm tăng cường cán bộ cho các lĩnh vực hoặc địa bàn đáp ứng yêu cầu điều hành, quản lý hoạt động của toàn ngành.

Cán bộ quản lý biệt phái có thời hạn được giữ nguyên chức vụ, phụ cấp chức vụ lãnh đạo, ngạch, bậc lương hiện hưởng.

2. Thủ tục, trình tự luân chuyển, điều động, biệt phái:

Việc luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ quản lý không phải lấy phiếu tín nhiệm (trừ trường hợp ở Mục 2.4 dưới đây), thủ tục và trình tự thực hiện như sau:

A. CÁN BỘ QUẢN LÝ THUỘC BHXH TỈNH:

2.1. Đối với giám đốc, phó giám đốc BHXH tỉnh:

Bảo hiểm xã hội Việt Nam sẽ thực hiện việc luân chuyển, điều động, biệt phái giám đốc, phó giám đốc BHXH tỉnh trên cơ sở kế hoạch công tác và yêu cầu thực tế nhiệm vụ quản lý, điều hành của ngành.

Trên cơ sở nghị quyết của Ban Cán sự đảng về kế hoạch luân chuyển, điều động biệt phái, BHXH Việt Nam tiến hành các thủ tục luân chuyển, điều động, biệt phái như sau:

- Làm việc với Ban giám đốc BHXH tỉnh nơi có cán bộ dự kiến luân chuyển, điều động, biệt phái và nơi dự kiến đến để thông báo chủ trương luân chuyển, điều động, biệt phái;

- Thông báo với cán bộ dự kiến luân chuyển, điều động, biệt phái;

- Xem xét đề nghị của cán bộ dự kiến luân chuyển, điều động, biệt phái (nếu có);

- Trao đổi với Tỉnh uỷ về dự kiến luân chuyển, điều động, biệt phái;

Tổng giám đốc ra quyết định luân chuyển, điều động, biệt phái.

2.1.2. luân chuyển, điều động, biệt phái theo chủ trương của Tmh uỷ:

Việc luân chuyển giám đốc, phó giám đốc BHXH tỉnh theo chủ trương của Tỉnh uỷ nhằm tạo nguồn cán bộ cho tỉnh hoặc điều động tăng cường hoặc biệt phái một thời gian rồi trở lại xây dựng ngành thì Tỉnh uỷ có công văn đề nghị gửi BHXH Việt Nam.

Trên cơ sở đó, Ban Cán sự đảng bàn bạc để có ý kiến trả lời để nghị của Tỉnh uỷ dựa trên các tiêu chí sau:

+ Nhu cầu quản lý điều hành và thực trạng đội ngũ giám đốc, phó giám đốc BHXH tỉnh;

+ Khả năng phát triển của cán bộ dự kiến luân chuyển, điều động, biệt phái;

+ Nguyện vọng của cá nhân cán bộ dự kiến luân chuyển, điều động, biệt phái;

2.2. Đối với trưởng phòng thuộc BHXH tỉnh, giám đốc BHXH huyện:

2 .2.1. Trường hợp luân chuyển, điều động, biệt phái theo kế hoạch củaBHXH tỉnh

- BHXH tỉnh có tờ trình Tổng giám đốc về việc luân chuyển, điều động, biệt phái gửi kèm theo quy hoạch cán bộ và kế hoạch luân chuyển cán bộ, kế hoạch điều động tăng cường hoặc biệt phái cán bộ do xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của phòng thuộc BHXH tỉnh hoặc BHXH huyện khác;

- Nhận xét, đánh giá của giám đốc BHXH tỉnh về cán bộ dự kiến luân chuyển, điều động, biệt phái;

- Ý kiến của Huyện uỷ nơi cán bộ được luân chuyển, điều động, biệt phái đến giữ chức vụ giám đốc BHXH huyện hoặc ý kiến của cấp uỷ nơi cán bộ được luân chuyển, điều dộng, biệt phái đến giữ chức vụ trưởng phòng;

- Thông báo với cán bộ dự kiến luân chuyển, điều động, biệt phái;

- Xem xét đề nghị của cán bộ dự kiến luân chuyển, điều động, biệt phái (nếu có).

2.2.2. Trường hợp luân chuyển, điều động, biệt phái theo đề nghị của Tỉnh uỷ (Huyện uỷ):

- BHXH tỉnh có tờ trình Tổng giám đốc về việc đề nghị luân chuyển, điều động, biệt phái gửi kèm công văn đề nghị của Tỉnh uỷ (Huyện uỷ) nêu rõ mục đích luân chuyển hoặc điều động, biệt phái; nhiệm vụ sẽ đảm nhiệm, thời hạn và nhân sự cụ thể;

- Nhận xét, đánh giá của giám đốc BHXH tỉnh về cán bộ luân chuyển, điều động, biệt phái;

- Thông báo với cán bộ dự kiến luân chuyển, điều động, biệt phái;

- Xem xét đề nghị của cán bộ dự kiến luân chuyển, điều động, biệt phái (nếu có).

2.2.3. Phê duyệt của BHXH Việt Nam:

Trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận được công văn kèm hồ sơ của BHXH tỉnh, BHXH Việt Nam tiến hành làm các thủ tục thẩm định và có công văn thông báo ý kiến Tổng giám đốc để BHXH tỉnh thực hiện.

Sau khi thực hiện BHXH tỉnh có trách nhiệm gửi 01 bản quyết định luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ về BHXH Việt Nam để tổng hợp, theo dõi.

2.3. Đối với phó trưởng phòng thuộc BHXH tỉnh, phó giám đốc BHXH huyện:

2.3.1. Trường hợp luân chuyển, điều động, biệt phái theo kế hoạch của BHXH tỉnh:

Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện việc luân chuyển, điều động, biệt phái phó trưởng phòng thuộc BHXH tỉnh, phó giám đốc BHXH huyện trên cơ sở quy hoạch cán bộ, kế hoạch luân chuyển cán bộ hoặc kế hoạch điều động tăng cường hoặc biệt phái cán bộ do xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của phòng thuộc BHXH tỉnh hoặc BHXH huyện khác;

Ban giám đốc thống nhất với cấp ủy BHXH tỉnh về kế hoạch luân chuyển, điều động, biệt phái và tiến hành các thủ tục luân chuyển, điều động, biệt phái như sau:

- Nhận xét, đánh giá của giám đốc BHXH tỉnh về cán bộ dự kiến luân chuyển, điều động, biệt phái;

- Ý kiến của thủ trưởng đơn vị nơi có cán bộ dự kiến đi và đến;

- Ý kiến của Huyện uỷ nơi có cán bộ được luân chuyển, điều động, biệt phái đến giữ chức vụ phó giám đốc BHXH huyện hoặc ý kiến của cấp uỷ nơi cán bộ được luân chuyển, điều động, biệt phái đến giữ chúc vụ phó trưởng phòng;

- Thông báo với cán bộ dự kiến luân chuyển, điều động, biệt phái;

- Xem xét đề nghị của cán bộ dự kiến luân chuyển, điều động, biệt phái (nếu có).

- Giám đốc BHXH tỉnh ra quyết định luân chuyển, điều động, biệt phái.

Chậm nhất sau 01 tuần kể từ ngày ra quyết định, BHXH tỉnh có trách nhiệm gửi báo cáo kèm theo quyết định luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ về BHXH Việt Nam để theo dõi, kiểm tra và tổng hợp chung.

2.3.2. Trường hợp luân chuyển, điều động, biệt phái theo đề nghị của Tmh uỷ(Huyện ủy):

Tỉnh ủy ( Huyện ủy) có công văn đề nghị gửi BHXH tỉnh, trong đó nêu rõ mục đích luân chuyển, điều động, biệt phái; nhiệm vụ sẽ đảm nhiệm, thời hạn và nhân sự cụ thể.

Ban giám đốc thống nhất với cấp ủy BHXH tỉnh về kế hoạch luân chuyển, điều động, biệt phái và tiến hành các thủ tục luân chuyển, điều động, biệt phái như sau:

- Nhận xét, đánh giá của giám đốc BHXH tỉnh về cán bộ dự kiến luân chuyển, điều động, biệt phái;

- Ý kiến của thủ trưởng đơn vị nơi có cán bộ dự kiến đi;

- Thông báo với cán bộ dự kiến luân chuyển, điều động, biệt phái;

- Xem xét đề nghị của cán bộ dự kiến luân chuyển, điều động, biệt phái (nếu có).

Giám đốc BHXH tỉnh ra quyết định luân chuyển, điều động, biệt phái.

Chậrn nhất sau 01 tuần kể từ ngày ra quyết định, BHXH tmh có trách nhiệm gửi báo cáo kèm theo quyết định luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ về BHXH Việt Nam để theo dõi, kiểm tra và tổng hợp chung.

2.4. Đối với chức danh trưởng phòng, phó trưởng phòng thuộc BHXH tỉnh; giám đốc, phó giám đốc BHXH huyện:

Khi thực hiện việc điều động, bổ nhiệm ngang chức trong cùng đơn vị nhưng đã có thời gian giữ chức vụ từ 03 năm trở lên tính từ ngày được bổ nhiệm thì phải tiến hành theo quy trình bổ nhiệm cán bộ quy định tại Phần III bản quy định này.

Riêng thành phần tham gia lấy phiếu tín nhiệm không cần có công chức, viên chức của phòng hoặc BHXH huyện nơi cán bộ dự kiến điều động, bổ nhiệm.

B. CÁN BỘ QUẢN LÝ THUỘC CÁC TỔ CHỨC GIÚP VIỆC TỔNG GIÁM ĐỐC, CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP TRỰC THUỘC VÀ CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC KHÁC.

2.5. Luân chuyển, điều động, biệt phái thủ trưởng, phó thủ trưởng các tổ chức giúp việc Tổng giám đốc, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, các đơn vị trực thuộc khác:

Việc luân chuyển, điều động, biệt phái thủ trưởng, phó thủ trưởng các đơn vị do xuất phát từ nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện trong thực tiễn đối vơi cán bộ diện quy hoạch tạo nguồn cho ngành hoặc nhằm tăng cường cán bộ cho các lĩnh vực hoặc địa bàn đáp ứng yêu câu điều hành, quản lý hoạt động của ngành hoặc biệt phái cán bộ cớ thời hạn theo kế hoạch công tác và điều động những chức danh theo quy định tại Nghị định số 158/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ. Tổng giám đốc sẽ thực hiện việc luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ quản lý các đơn vị trên cơ sở yêu câu thực tế và nghị quyết của Ban Cán sự đảng.

BHXH Việt Nam tiến hành các thủ tục luân chuyển, điều động, biệt phái như sau:

- Lấy ý kiến tham gia của Ban Chấp hành đảng bộ cơ quan;

- Trao đổi với thủ trưởng đơn vị nơi có cán bộ dự kiến luân chuyển, điều động, biệt phái đi và thủ trưởng đơn vị nơi dự kiến đến;

- Thông báo với cán bộ dự kiến luân chuyển, điều động, biệt phái;

- Trong trường hợp luân chuyển, điều động, biệt phái về làm cán bộ quản lý BHXH tỉnh cần trao đổi với Tỉnh uỷ;

Tổng giám đốc ra quyết định luân chuyển, điều động, biệt phái.

2.6. Luân chuyển, điều động, biệt phái trưởng phòng, phó trưởng phòng thuộc các tổ chức giúp việc Tổng giám đốc:

2.6.1. Tổng giám đốc sẽ thực hiện việc luân chuyển, điều động, biệt phái cán bộ quản lý cấp phòng và tương đương xuất phát từ nhu cầu thực tế để đào tạo, bồi dưỡng rèn luyện trong thực tiễn phục vụ quy hoạch cán bộ hoặc nhằm tăng cường cán bộ phục vụ nhiệm vụ quản lý, điều hành các lĩnh vực, địa bàn hoặc phục vụ kế hoạch công tác một thời gian nhất định.

Ban Tổ chức cán bộ tiến hành thủ tục luân chuyển, điều động, biệt phái như sau:

- Trao đổi với thủ trưởng đơn vị cấp trên của phòng (đối với phòng trực thuộc đơn vị);

- Trao đổi với thủ trưởng đơn vị nơi cán bộ dự kiến luân chuyển, điều động, biệt phái đến;

- Thông báo với cán bộ dự kiến luân chuyển, điều động, biệt phái;

- Báo cáo Tổng giám đốc ra quyết định luân chuyển, điều động, biệt phái.

2.6.2. Hồ sơ luân chuyển, điều động, biệt phái:

- Kế hoạch luân chuyển, điều động, biệt phái của thủ trưởng đơn vị cấp có thẩm quyền đối với từng trường hợp cụ thể;

- Tổng hợp ý kiến bằng văn bản của thủ trưởng đơn vị có cán bộ quản lý dự kiến luân chuyển, điều động, biệt phái trước khi luân chuyển, điều động, biệt phái;

- Bản tự nhận xét, đánh giá, phân loại của cán bộ dự kiến được luân chuyển, (điều động, biệt phái;

- Ý kiến nhận xét, đánh giá của thủ trưởng cấp trên trực tiếp của cán bộ dự kiến luân chuyển, điều động, biệt phái;

- Nguyện vọng (bằng văn bản) của cán bộ dự kiến luân chuyển, điều động, biệt phái (nếu có);

- Ý kiến của thủ trưởng đơn vị dự kiến cán bộ luân chuyển, điều động, biệt phái đến;

- Ý kiến bằng văn bản của cấp uỷ nơi cán bộ quản lý dự kiến luân chuyển, điều động, biệt phái sinh hoạt.

2.7. Đối với trưởng phòng, phó trưởng phòng thuộc các đơn vị sự nghiệp trực thuộc:

2.7.1 . Luân chuyển, điều động theo kế hoạch của đơn vị:

Thủ trưởng đơn vị có tờ trình gửi Tổng giám đốc về việc luân chuyển, điều động, biệt phái gửi kèm theo quy hoạch cán bộ và kế hoạch luân chuyển cán bộ hoặc kế hoạch điều động tăng cường hoặc biệt phái cán bộ do xuất phát từ yêu cầu của các phòng khác;

Nhận xét, đánh giá của thủ trưởng đơn vị về cán bộ dự kiến luân chuyển, điều động, biệt phái;

Ý kiến của thủ trưởng đơn vị nơi có cán bộ dự kiến đi và đến;

- Thông báo với cán bộ dự kiến luân chuyển, điều động, biệt phái;

- Xem xét đề nghị của cán bộ dự kiến luân chuyển, điều động, biệt phái (nếu có).

2.7.2. Phê duyệt của BHXH Việt Nam:

- Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được công văn kèm hồ sơ của đơn vị, Ban Tổ chức cán bộ tiến hành làm các thủ tục thẩm định và trình Tổng giám đốc phê duyệt.

- Sau khi có ý kiến phê duyệt của Tổng giám đốc, thủ trưởng đơn vị ra quyết định luân chuyển, điều động, biệt phái.

- Sau khi thực hiện, đơn vị có trách nhiệm gởi 01 bản quyết định luân chuyển, điều động, biệt phái về BHXH Việt nam để tổng hợp, theo dõi.

2.7.3. Trường hợp luân chuyển, điều động, biệt phái ra khỏi đơn vị do Tổng giám đốc quyết định.

Thủ tục và hồ sơ luân chuyển, điều động, biệt phái thực hiện như quy định tại Mục 2.6. trên đây.

C. KẾ TOÁN TRƯỞNG:

3. Cơ quan Bảo hiểm xã hội Việt Nam:

3.1. Kế toán trưởng cấp I:

Quy trình luân chuyển, điều động, biệt phái thực hiện như đối với thủ trưởng, phó thủ trưởng các tổ chức giúp việc Tổng giám đốc.

3.2 Kế toán trưởng cấp III (Văn phòng và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc):

Quy trình luân chuyển, điều động, biệt phái thực hiện như đối với trưởng phòng thuộc các đơn vị tương ứng.

3.3 Kế toán trưởng cấp III (các đơn vị trực thuộc khác):

Quy trình luân chuyển, điều động, biệt phái thực hiện như đối với thủ trưởng, phó thủ trưởng đơn vị.

4- Bảo hiểm xã hội tỉnh:

4.1. Kế tóán trưởng cấp II:

Quy trình luân chuyển, điều động, biệt phái thực hiện như đối với giám đốc, phó giám đốc tỉnh, nhưng không có sự trao đổi ý kiến với Tỉnh ủy.

4.2. Kê toán thượng cấp III (các đơn vị kế toán thuộc BHXH tỉnh):

Quy trình luân chuyển, điều động, biệt phái thực hiện như đối với phó giám đốc BHXH huyện, nhưng không có sự trao đổi ý kiến với Huyện ủy.

Phần VI:

THUYÊN CHUYỂN, TỪ CHỨC, MIỄN NHIỆM CÁN BỘ QUẢN LÝ

1. Điều kiện xem xét thuyên chuyển, từ chức, miễn nhiệm cán bộ quản lý:

1.1. Thuyên chuyển cán bộ quản lý:

- Cán bộ quản lý có nguyện vọng xin chuyển công tác ra khỏi hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nam phải làm đơn nêu rõ lý do thuyên chuyển.

- Căn cứ nguyện vọng của cá nhân; đồng thời việc thuyên chuyển công tác của cán bộ không ảnh hưởng đến nhiệm vụ của đơn vị, thủ trưởng đơn vị cấp có thẩm quyền có thể thu xếp để cán bộ được chuyển công tác ra ngoài hệ thống Bảo hiểm xã hội Việt Nạm theo nguyện vọng.

- Khi thực hiện việc thuyên chuyển, cán bộ thuyên chuyển đương nhiên thôi giữ chức vụ đang đảm nhiệm.

1.2. Về từ chức:

- Cán bộ quản lý có nguyện vọng xin từ chức phải làm đơn xin từ chức, nêu rõ lý do từ chức;

- Nếu được thủ trưởng đơn vị cấp có thẩm quyền chấp thuận bằng quyết định thì được từ chức và được bố trí công việc khác.

1.3. Về miễn nhiệm:

Những cán bộ sau khi được bổ nhiệm, tuy chưa đủ 5 năm giữ chức vụ, nhưng vì những lý do cụ thể như sức khoẻ không đảm bảo, không phù hợp với điều kiện làm việc, sinh hoạt, không hoàn thành nhiệm vụ, uy tín giảm sút, vi phạm kỷ luật đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của đơn vị nhưng chưa đến mức cách chức hoặc do sắp xếp tổ chức thì được cấp có thẩm quyền xem xét cho miễn nhiệm và bố trí công tác khác, không chờ đến hết thời hạn giữ chức vụ bổ nhiệm theo quy định.

Cán bộ quản lý được bố trí sang công tác khác hoặc được bổ nhiệm chức vụ mới thì đương nhiên thôi giữ chức vụ đang đảm nhiệm.

2. Thủ tục, trình tự thuyên chuyển, từ chức, miễn nhiệm:

Việc thuyên chuyển, từ chức đối với cán bộ quản lý không cần lấy phiếu tín nhiệm; việc miễn nhiệm có thể lấy phiếu tín nhiệm. Trong trường hợp lấy phiếu tín nhiệm thì quy trình thực hiện như đối với việc lấy phiếu tín nhiệm để xem xét bổ nhiệm lại.

Thủ tục và trình tự thuyên chuyển, từ chức, miễn nhiệm thực hiện như sau:

A. CÁN BỘ QUẢN LÝ THUỘC BHXH TỈNH:

2-1. Đối với giám đốc BHXH tỉnh:

2.1.1. Thủ tục, hồ sơ bao gồm:

- Công văn của Tỉnh uỷ hoặc của BHXH Việt Nam về yêu cầu thuyên chuyển, từ chức, miễn nhiệm;

- Bản tự nhận xét đánh giá của bản thân cán bộ miễn nhiệm hoặc đơn xin thuyên chuyển, từ chức, miễn nhiệm (nội dung đơn phải nêu rõ lý dơ thuyên chuyển, từ chức);

- Nhận xét đánh giá của tập thể giám đốc, phó giám đốc BHXH tỉnh;

- Nhận xét đánh giá của cấp uỷ nơi cán bộ sinh hoạt xin thuyên chuyển, từ chức hoặc miễn nhiệm.

2.1 .2. Trình tự tiến hành:

Trong vòng 30 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ, Ban Tổ chức cán bộ tiến hành các thủ tục:

- làm việc với ban giám đốc BHXH tỉnh;

- Trao đổi ý kiến với Tỉnh uỷ về trường hợp thuyên chuyển, từ chức hoặc miễn nhiệm;

- Thông báo trao đổi với cán bộ thuyên chuyển, từ chức hoặc miễn nhiệm;

- Trình Ban Cán sự đảng xem xét, quyết nghị.

Tổng giám đốc ra quyết định cho phép thuyên chuyển, từ chức hoặc miễn nhiệm và chuyển công việc khác đối với cán bộ quản lý được từ chức hoặc miễn nhiệm.

2.2. Đối với phó giám đốc BHXH tỉnh:

2.2.1. Thủ tục hồ sơ gửi BHXH Việt Nam:

- Bảo hiểm xã hội tỉnh có tờ trình gửi BHXH Việt Nang đề nghị thuyên chuyển, từ chức hoặc miễn nhiệm cán bộ;

- Bản tự nhận xét đánh giá của bản thân cán bộ miễn nhiệm hoặc đơn đề nghị thuyên chuyển, từ chức (nội dung đơn phải nêu rõ lý do thuyên chuyển, từ chức);

- Nhận xét, đánh giá của tập thể giám đốc, phó giám đốc BHXH tỉnh nêu rõ lý do thuyên chuyển, từ chúc hoặc miễn nhiệm;

- Nhận xét đánh giá của cấp uỷ nơi cán bộ sinh hoạt xin thuyên chuyển, từ chức hoặc miễn nhiệm.

2.2.2. Trình tự tiến hành:

Trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ khi nhận được công văn kèm hồ sơ, Ban Tổ chức cán bộ tiến hành các thủ tục:

- làm việc với tập thể giám đốc, phó giám đốc BHXH tỉnh để xác minh cụ thể lý do thuyên chuyển, từ chức hoặc miễn nhiệm;

- Trao đổi ý kiến với Tỉnh uỷ về trường hợp thuyên chuyển, từ chức hoặc miễn nhiệm;

- Thông báo với cán bộ thuyên chuyển, từ chức hoặc miễn nhiệm;

- Trình Ban Cán sự đảng xem xét, quyết nghị.

- Tổng giám đốc ra quyết định cho phép thuyên chuyển, từ chức hoặc miễn nhiệm và chuyển công việc khác đối với cán bộ quản lý được từ chức hoặc miễn nhiệm.

2.3. Đối với trưởng phòng thuộc BHXH tỉnh, giánm đốc BHXH huyện:

2.3.1. Trình tự tiến hành: .

Trước khi làm tờ trình gửi Tổng giám đốc về việc thuyên chuyển, từ chức hoặc miễn nhiệm, BHXH tỉnh cần tiến hành các công việc sau:

- Họp bàn thống nhất ý kiến trong Ban giám đốc và cấp ủy BHXH tỉnh;

- Trao đổi ý kiến Huyện uỷ đối với chức danh là giám đốc BHXH huyện về trường hợp, thuyên chuyển, từ chức hoặc miễn nhiệm;

Gặp gỡ, trao đổi với cán bộ thuyên chuyển, từ chức hoặc miễn nhiệm.

2.3.2. Thủ tục hồ sơ gửii BHXI Việt Nam đề nghị chấp thuận việc thuyên chuyển, từ chức hoặc miễn nhiệm:

- Bảo hiểm xã hội tỉnh gửi tờ trình BHXH Việt Nam về việc đề nghị phê duyệt thuyên chuyển, từ chức hoặc miễn nhiệm cán bộ;

- Bản tự nhận xét đánh giá của bản thân cán bộ miễn nhiệm hoặc đơn đề nghị thuyên chuyển, từ chức (nội dung đơn phải nêu rỡ lý do thuyên chuyển, từ chức);

- Nhận xét, đánh giá của cấp uỷ nơi cán bộ quản lý sinh hoạt xin thuyên chuyển, từ chức hoặc miễn nhiệm;

- Nhận xét, đánh giá của giám đốc BHXH tỉnh nêu rõ lý do thuyên chuyển, từ chức hoặc miễn nhiệm;

- Trong thời hạn không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được công văn kèm hồ sơ, BHXH Việt Nam tiến hành làm các thủ tục thẩm đĩnh và có công văn phê duyệt hoặc không phê duyệt để BHXH tỉnh thực hiện.

Sau khi thực hiện, BHXH tỉnh có trách nhiệm gởi 01 bản quyết định thuyên chuyển, từ chức hoặc miễn nhiệm cán bộ về BHXH Việt Nam để tổng hợp, theo dõi.

2.4. Đối với phó trưởng phòng thuộc BHXH tỉnh, phó giám đốc BHXH huyện:

2.4.1.Thủ tục hồ sơ

- Bản tự nhận xét đánh giá của bản thân cán bộ miễn nhiệm hoặc đơn đề nghị thuyên chuyển, từ chức nội dung đơn phải nêu rõ lý do thuyên chuyển, từ chức);

Nhận xét, đánh giá của cấp uỷ nơi cán bộ quản lý sinh hoạt xin thuyên chuyển, từ chức hoặc miễn nhiệm;

- Nhận xét, đánh giá của thủ trưởng đơn vị nêu rỡ lý do thuyên chuyển, từ chức hoặc miễn nhiệm.

- Nhận xét của cấp ủy nơi có cán bộ thuyên chuyển, từ chức hoặc miễn nhiệm;

2.4.2. Trình tự tiến hành:

Phòng Tổ chức cán bộ hoặc phòng Tổ chức hành chính có trách nhiệm tiến hành các thủ tục sau:

- Thông báo ý kiến của giám đốc BHXH tỉnh về yêu cầu miễn nhiệm;

- làm việc với thủ trưởng đơn vị có cán bộ thuyên chuyển, từ chức hoặc miễn nhiệm để xác minh cụ thể lý do thuyên chuyển, từ chức hoặc miễn nhiệm;

- Gặp gỡ trao đổi với cán bộ thuyên chuyển, từ chức hoặc miễn nhiệm;

- Trao đổi ý kiến với Huyện uỷ đối với chức danh là phó giám đốc BHXH huyện về trường hợp thuyên chuyển, từ chức hoặc miễn nhiệm;

- Tổng hợp ý kiến trình Ban giám đốc.

Trên cơ sở đó, Ban giám đốc và cấp ủy BHXH trìh họp bàn thống nhất. Sau đó, giám đốc BHXH tỉnh ra quyết định cho phép thuyên chuyển, từ chức hoặc miễn nhiệm cán bộ.

Chậm nhất sau 01 tuần kể từ ngày ra quyết định, BHXH tỉnh cớ trách nhiệm gửi báo cáo kèm theo quyết định thuyên chuyển, từ chức hoặc miễn nhiệm cán bộ về BHXH Việt Nam để theo dõi, kiểm tra và tổng hợp chung.

B. CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁN BỘ QUẢN LÝ THUỘC CÁC TỔ CHỨC GIÚP VIỆC TỔNG GIÁM ĐỐC, CÁC ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP TRỰC THUỘC VÀ CÁC ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC KHÁC

2.5. Đối với thủ trưởng, phó thủ trưởng các tổ chức giúp việc Tổng giám đốc, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc, các đơn vị trực thuộc khác

2.5.1. Thủ tục hồ sơ:

- Bản tự nhận xét đánh giá của bản thân cán bộ miễn nhiệm hoặc đơn đề nghị thuyên chuyển, từ chức (nội dung đơn cần nêu rõ lý do thuyên chuyển, từ chức);

- Nhận xét, đánh giá của thủ trưởng đơn vị có nêu rõ lý do thuyên chuyển, từ chức hoặc miễn nhiệm;

- Nhận xét của cấp uỷ nới cán bộ thuyên chuyển, từ chức hoặc miễn nhiệm sinh hoạt.

2.5.2. Trình tự tiến hành:

Ban Tổ chức cán bộ cô trách nhiệm tiến hành các thủ tục:

- Thông báo ý kiến của Tổng giám đốc về yêu cầu miễn nhiệm;

- Làm việc với thủ trưởng đơn vị có cán bộ đề nghị thuyên chuyển, từ chức hoặc yêu cầu miễn nhiệm để xác minh cụ thể lý do thuyên chuyển, từ chức hoặc miễn nhiệm;

- Gặp gỡ cán bộ thuyên chuyển, từ chức. theo nguyện vọng hoặc miễn nhiệm theo yêu cầu công tác;

- Trường hợp ý kiến trình Ban Cán sự,đảng xem xét, quyết nghị;

- Lấy ý kiến tham gia của Ban Chấp hành đảng bộ cơ quan.

- Trên cơ sở đó, Tổng giám đốc ra quyết định cho phép thuyên chuyển, từ chức hoặc miễn nhiệm cán bộ.

2.6. Trưởng phòng, phó trưởng phòng trực thuộc các tổ chức giúp việc Tổnggiám đốc:

2.6.1. Thủ tục hồ sơ.'

Như đối với thủ trưởng, phó thủ trưởng các tổ chức giúp việc Tổng giám đốc, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc quy định tại Mục 2.5 trên đây, trường hợp này không cần quyết nghị của Ban Cán sự đảng.

2.6.2. Trình tự tiến hành:

Ban Tổ chức cán bộ có trách nhiệm tiến hành các thủ tục:

- Làm việc với thủ trưởng đơn vị có cán bộ đề nghị thuyên chuyển, từ chức hoặc yêu cầu miễn nhiệm để xác minh cụ thể lý do thuyên chuyển, từ chức hoặc thông báo việc miễn nhiệm;

- Gặp gỡ cán bộ thuyên chuyển, từ chức theo nguyện vọng hoặc miễn nhiệm theo yêu cầu công tác;

- Tổng hợp ý kiến trình Tổng giám đốc xem xét, quyết định;

Trên cơ sở đó Tổng giám đốc ra quyết định cho phép thuyên chuyển, từ chức hoặc miễn nhiệm cán bộ.

2.7. Đối với trưởng phòng, phó trưởng phòng trực thuộc các đơn vị sự nghiệp trực thuộc:

2.7.1 Trrìh tự tiến hành:

Trước khi làm tờ trình về việc thuyên chuyển, từ chức hoặc miễn nhiệm, lãnh dạo đơn vị cần tiến hành các công việc sau:

- Họp bàn thống nhất ý kiến trong tập thể lãnh đạo đơn vị;

- Gặp gỡ, trao đổi với cán bộ thuyên chuyển, từ chức hoặc miễn nhiệm.

2.7.2. Thủ tục hồ sơ gửi BHXH Việt Nam đề nghị phê duyệt việc thuyên chuyển, từ chức hoặc miễn nhiệm.

- Tờ trình của thủ trưởng đơn vị gửi Tổng giám đốc đề nghị phê duyệt thuyên chuyển, từ chức hoặc miễn nhiệm cán bộ.

- Bản tự nhận xét đánh giá của bản thân cán bộ miễn nhiệm hoặc đơn đề nghị thuyên chuyển, từ chức (nội dung đơn phải nêu rõ lý do thuyên chuyển, từ chức);

- Nhận xét, đánh giá của lãnh đạo đơn vị có nêu rõ lý do thuyên chuyển, từ chức hoặc miễn nhiệm;

- Nhận xét, đánh giá của cấp uỷ đơn vị nơi cán bộ sinh hoạt.

Trong thời hạn không quá 10 ngày kể từ ngày nhận được công văn kèm hồ sơ, Ban Tổ chức cán bộ tiến hành làm các thủ tục thẩm định và trình Tổng giám đốc phê duyệt.

Sau khi có ý kiến phê duyệt của Tổng giám đốc, thủ trưởng đơn vị ra quyết định thuyên chuyển, từ chức hoặc miễn nhiệm.

Sau khi thực hiện, đơn vị có trách nhiệm gùi 01 bản quyết định thuyên chuyển, từ chức hoặc miễn nhiệm cán bộ về Ban Tổ chức cán bộ để tổng hợp, theo dõi.

C. ĐỐI VỚI KẾ TOÁN TRƯỞNG:

2.8. Kế tóán trưởng cấp I:

Thủ tục hồ sơ và trình tự tiến hành thực hiện như quy định đối với chức danh thủ trưởng các tổ chức giúp việc Tổng giám đốc.

2.9. Đối với kế toán trưởng cấp III ( Văn phòng và các đơn vị trực thuộc khác):

Thủ tục hồ sơ và trình tự tiến hành thực hiện như đối với chức danh trưởng phòng thuộc các tổ chức giúp việc Tổng giám đốc.

2.10. Đối với kế toán trưởng cấp III (các đơn vị sự nghiệp trực thuộc):

Trình tự tiến hành và thủ tục hồ sơ thực hiện như quy định đối với chức danh trưởng phòng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc.

2.11. Đối với kế tóán trưởng cấp II:

2.11.1. Trình tự tiến hành:

Trước khi làm tờ trình về việc thuyên chuyển, từ chức hoặc miễn nhiệm, BHXH tỉnh cần tiến hành các công việc sau:

- Họp bàn thống nhất ý kiến trong tập thể giám đốc, phó giám đốc BHXH tỉnh;

- Gặp gỡ, trao đổi với cán bộ thuyên chuyển, từ chức hoặc miễn nhiệm.

2.11.2. Thủ tục hồ sơ gửi BHXH Việt Nam:

Tờ trình BHXH tỉnh gửi BHXH Việt Nam đề nghị phê duyệt thuyên chuyển, từ chức hoặc miễn nhiệm cán bộ.

- Bản tự nhận xét đánh giá của bản thán cán bộ miễn nhiệm hoặc đơn đề nghị thuyên chuyển, từ chúc (nội dung đơn phải nêu rõ lý do thuyên chuyển, từ chức);

- Nhận xét, đánh giá của cấp uỷ nơi cán bộ quản lý sinh hoạt xin thuyên chuyển, từ chức hoặc miễn nhiệm; .

- Nhận xét, đánh giá của giám đốc BHXH tỉnh có nêu rõ lý do thuyên chuyển, từ chức hoặc miễn nhiệm;

Trong thời hạn không quá 15 ngay kể từ ngày nhận được công văn kèm hồ sơ, BHXH Việt Nam tiến hành làm các thủ tục thẩm định trình Tổng giám đốc ra quyết định cho phép thuyên chuyển, từ chức hoặc miễn nhiệm cán bộ.

2.12. Đối với kế toán trưởng cấp III (các đơn vị kế toán thuộc Bảo hiểm xã hội tỉnh):

Quy tình thực hiện như đối với phó giám đốc BHXH huyện quy định tại ĐIỂM 2.4 mục A phần VI nêu trên, nhưng không có ý kiến của Huyện ủy.

Sau khi thực hiện, BHXH tỉnh có trách nhiệm gửi 01 bản quyết định thuyên chuyển, từ chức hoặc miễn nhiệm về BHXH Việt Nam để theo dõi, kiểm tra và tổng hợp chung.

Phần VII:

ĐÌNH CHỈ CHỨC VỤ VÀ CÔNG TÁC ĐỐI VỚI CÁN BỘ QUẢN LÝ

1. Những trường hợp tạm đình chỉ chức vụ và công tác:

Việc tạm đình chỉ chức vụ và công tác đối với cán bộ quản lý thực hiện trong những trường hợp có dấu hiệu vi phạm những quy định của ngành, chế độ, chính sách hoặc pháp luật Nhà nước, mà những vi phạm này cần phải làm rõ trong quá trình kiểm tra, thanh tra hoặc tập trung thời gian để cán bộ quản lý kiểm điểm vi phạm hoặc xét thấy cán bộ tiếp tục làm việc có thể gây khó khăn cho việc xác minh hoặc tiếp tục có hành vi vi phạm.

Mục đích đình chỉ công tác mang tính tạm ngừng việc quản lý điều hành, tạm tạm ngừng làm việc. Do đó thời gian tạm đình chỉ chức vụ và công tác không kéo dài quá 3 tháng. Hết thời hạn tạm đình chỉ công tác nếu cán bộ quản lý không có lỗi không bị xử lý thì được bố trí về vị trí công tác cũ. Trường hợp bị kỷ luật bằng các hình thức khiển trách, cảnh cáo, hạ bậc lương, hạ ngạch thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm có thể được bố trí về vị trí công tác cũ hoặc chuyển làm công tác khác. Cán bộ quản lý bị kỷ luật bằng hình thức cách chức được bố trí làm công tác khác. Còn trường hợp vi phạm nghiêm trọng phải truy tố thì thực hiện theo pháp luật hiện hành.

2. Thủ tục đình chỉ:

2.1. Đối với nhúng chức danh do Tổng giám đốc bổ nhiệm thì Tổng giám đốc quyết định đình chỉ hoặc thôi đình chỉ. Riêng các chức danh giám đốc, phó giám đốc BHXH tỉnh, thủ trưởng, phó thủ trưởng các tổ chức giúp việc Tổng giám đốc, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc thì Tổng giám đốc ra quyết định trên cơ sở nghị quyết của Ban cán sự.

2.2. Đối với những chức danh do giám đốc BHXH tỉnh bổ nhiệm có sự phê duyệt của Tổng giám đốc thì giám đốc BHXH tỉnh thống nhất trong tập thể giám đốc, phó giám đốc và trình Tổng giám đốc phê duyệt. Sau đó giám đốc BHXH tỉnh quyết định đình chỉ hoặc thôi đình chỉ khi có sự phê duyệt của Tổng giám đốc.

2.3. Đối với những chức danh do thủ trưởng các đơn vị sự nghiệp trực thuộc bổ nhiệm có sự phê duyệt của Tổng giám đốc thì thủ trưởng đơn vị thống nhất trong tập thể thủ trưởng, phó thủ trưởng và trình Tổng giám đốc phê duyệt. Sau đó thủ trưởng đơn vị quyết định dình chỉ hoặc thôi đình chỉ khi có sự phê duyệt của Tổng giám đốc.

2.4. Đối với những chức danh do giám đốc BHXH tỉnh bổ nhiệm không có sự phê duyệt của BHXH Việt Nam thì Ban giám đốc và cấp ủy BHXH tỉnh thống nhất đối với chức danh phó trưởng phòng thuộc BHXH tỉnh hoặc ý kiến của Huyện ủy đối với chức danh là phó giám đốc BHXH huyện. Sau đó giám đốc BHXH tỉnh quyết định đình chỉ hoặc thôi đình chỉ.

Trong trường hợp cần thiết, Tổng giám đốc trực tiếp ra quyết đmh đình chỉ chức vụ và công tác đối với tất cả các đối tượng cán bộ quản lý của ngành.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 4558/QĐ-BHXH

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu4558/QĐ-BHXH
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành21/10/2008
Ngày hiệu lực21/10/2008
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Bảo hiểm
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật16 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 4558/QĐ-BHXH

Lược đồ Quyết định 4558/QĐ-BHXH bổ nhiệm,bổ nhiệm lại,luân chuyển,điều động,biệt phái,thuyên chuyển,từ chức,miễn nhiệm,đình chỉ chức vụ và công tác BHXH VN


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị thay thế

          Văn bản hiện thời

          Quyết định 4558/QĐ-BHXH bổ nhiệm,bổ nhiệm lại,luân chuyển,điều động,biệt phái,thuyên chuyển,từ chức,miễn nhiệm,đình chỉ chức vụ và công tác BHXH VN
          Loại văn bảnQuyết định
          Số hiệu4558/QĐ-BHXH
          Cơ quan ban hànhBảo hiểm xã hội Việt Nam
          Người kýNguyễn Huy Ban
          Ngày ban hành21/10/2008
          Ngày hiệu lực21/10/2008
          Ngày công báo...
          Số công báo
          Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Bảo hiểm
          Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
          Cập nhật16 năm trước

          Văn bản thay thế

            Văn bản gốc Quyết định 4558/QĐ-BHXH bổ nhiệm,bổ nhiệm lại,luân chuyển,điều động,biệt phái,thuyên chuyển,từ chức,miễn nhiệm,đình chỉ chức vụ và công tác BHXH VN

            Lịch sử hiệu lực Quyết định 4558/QĐ-BHXH bổ nhiệm,bổ nhiệm lại,luân chuyển,điều động,biệt phái,thuyên chuyển,từ chức,miễn nhiệm,đình chỉ chức vụ và công tác BHXH VN

            • 21/10/2008

              Văn bản được ban hành

              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

            • 21/10/2008

              Văn bản có hiệu lực

              Trạng thái: Có hiệu lực