Quyết định 46/2012/QĐ-UBND

Quyết định 46/2012/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ, giải tỏa và chống tái lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Quyết định 46/2012/QĐ-UBND Quy chế phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ đã được thay thế bởi Quyết định 427/QĐ-UBND 2015 bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật Đắk Lắk và được áp dụng kể từ ngày 12/02/2015.

Nội dung toàn văn Quyết định 46/2012/QĐ-UBND Quy chế phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 46/2012/QĐ-UBND

Đắk Lắk, ngày 29 tháng 11 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ, GIẢI TỎA VÀ CHỐNG TÁI LẤN CHIẾM HÀNH LANG AN TOÀN ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 03/6/2008;

Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 13/11/2008;

Căn cứ Quyết định 1856/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông Vận tải Tờ trình số 995/TTr-SGTVT ngày 16/11/2012 và Tờ trình số 562/SGTVT-GT ngày 24/7/2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ, giải tỏa và chống tái lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Giao cho Sở Giao thông Vận tải chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành, địa phương liên quan tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này và theo dõi, kiểm tra việc thực hiện, báo cáo kết quả về Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thường trực Ban An toàn giao thông tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành: Giao thông vận tải, Công an tỉnh, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; các cơ quan quản lý đường bộ và thủ trưởng các đơn vị, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ; (báo cáo)
- Bộ Giao thông Vận tải; (báo cáo)
- Vụ Pháp chế - Bộ GTVT; (báo cáo)
- Cục Kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp (báo cáo)
- TT Tỉnh ủy, HĐND tỉnh; (báo cáo)
- Đoàn Đại biểu QH tỉnh; (báo cáo)
- UBMTTQ Việt Nam tỉnh; (báo cáo)
- CT, các PCT UBND tỉnh; (báo cáo)
- Như Điều 3;
- Các PCVP UBND tỉnh;
- UBND cấp xã (UBND cấp huyện sao gửi);
- Website tỉnh: Công báo tỉnh;
- Báo Đắk Lắk; Đài PTTH tỉnh;
- Lưu: VT-CN (T.50)

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Y Dhăm Ênuôl

 

QUY CHẾ

PHỐI HỢP TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, BẢO VỆ, GIẢI TỎA VÀ CHỐNG TÁI LẤN CHIẾM HÀNH LANG AN TOÀN ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 46/2012/QĐ-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2012 của UBND tỉnh Đắk Lắk)

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Phạm vi điều chỉnh: Quy chế này quy định về trách nhiệm, quan hệ phối hợp hoạt động giữa các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi tắt là UBND cấp huyện), Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (gọi tắt là UBND cấp xã), đơn vị trực tiếp quản lý đường bộ trong công tác quản lý, bảo vệ, giải tỏa và chống tái lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

2. Đối tượng áp dụng: Quy chế này quy định nguyên tắc, trách nhiệm phối hợp giữa chính quyền địa phương các cấp; Tổ công tác liên ngành cấp tỉnh, Tổ công tác liên ngành cấp huyện, Tổ cưỡng chế cấp huyện, Sở Giao thông vận tải, đơn vị quản lý đường bộ trung ương trên địa bàn tỉnh, các đơn vị trực tiếp quản lý đường bộ. Thanh tra Giao thông vận tải và các Sở, ngành, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

Điều 2. Phạm vi giải tỏa hành lang an toàn giao thông đường bộ.

a) Các quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện theo quy định tại Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

b) Đường đô thị theo chỉ giới quy hoạch đường đỏ.

c) Khi triển khai dự án xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo tuyến đường giao thông phải triển khai đồng bộ công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng hết phạm vi hành lang an toàn đường bộ.

d) Đối với các công trình đã được bồi thường, giải tỏa nay tái lấn chiếm thì chủ công trình phải tự tháo dỡ và không được bồi thường.

Chương 2.

NỘI DUNG PHỐI HỢP VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN CÓ LIÊN QUAN

Điều 3. Các nội dung phối hợp

1. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông: Các cơ quan Nhà nước, chính quyền các cấp, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể, các cơ quan thông tin, báo chí phải thực hiện thường xuyên, kiên trì, liên tục để mọi người biết, chấp hành.

2. Rà soát, phân loại, thống kê các công trình vi phạm nằm trong hành lang an toàn đường bộ.

3. Công tác cưỡng chế và giải tỏa các công trình đã được bồi thường, công trình tái lấn chiếm mà không tự tháo dỡ và các công trình xây dựng trái phép trong hành lang an toàn đường bộ; bảo vệ mốc lộ giới.

4. Quy hoạch tổng thể các vị trí đấu nối và hệ thống đường gom vào các quốc lộ, tỉnh lộ phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

Điều 4. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân có liên quan

1. Sở Giao thông Vận tải:

a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, UBND cấp huyện, các đơn vị quản lý đường bộ có liên quan, Ban An toàn giao thông các cấp triển khai các nhiệm vụ liên quan, để thực hiện việc lặp lại trật tự hành lang an toàn đường bộ;

b) Tổng hợp kinh phí giải tỏa hành lang an toàn đường bộ các dự án do các địa phương báo cáo, để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh đối với đường tỉnh và Tổng cục Đường bộ Việt Nam đối với quốc lộ;

c) Chỉ đạo các cơ quan quản lý đường bộ, Thanh tra Giao thông vận tải trong việc triển khai thực hiện kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ;

d) Tăng cường công tác kiểm tra, xử lý và đề nghị xử lý vi phạm trong việc quản lý, bảo vệ hành lang an toàn đường bộ của các đơn vị quản lý đường bộ, chính quyền địa phương các cấp;

đ) Hướng dẫn việc cắm mốc lộ giới theo quy định.

2. Sở Tài nguyên và Môi trường:

a) Phối hợp với các Sở, ngành liên quan xử lý các trường hợp sử dụng đất trong hành lang an toàn đường bộ;

b) Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải kiểm tra việc thực thi các quy định của pháp luật về đất đai liên quan đến quản lý, bảo vệ hành lang an toàn đường bộ.

3. Sở Xây dựng: Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện rà soát việc lập và thực hiện quy hoạch xây dựng các khu chức năng khác (công nghiệp, khu du lịch, đô thị mới…) dọc theo các quốc lộ, tỉnh lộ.

4. Công an tỉnh: Chỉ đạo Công an cấp huyện bố trí lực lượng bố trí lực lượng tham gia tổ công tác liên ngành cấp huyện, tổ cưỡng chế ở địa phương trong việc cưỡng chế, giải tỏa các công trình vi phạm hành lang an toàn đường bộ.

5. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Đắk Lắk: Phối hợp với Sở Giao thông Vận tải, Ban An toàn giao thông các cấp đẩy mạnh công tác tuyên truyền các quy định của pháp luật về quản lý và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, kế hoạch lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ trên các phương tiện thông tin đại chúng cho các cấp chính quyền cơ sở, các tổ chức, cá nhân ven các tuyến đường bộ biết, thực hiện và đồng thuận, ủng hộ các giải pháp lập lại trật tự hành lang an toàn đường bộ.

6. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan xem xét, tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí cho công tác bồi thường, giải tỏa hành lang an toàn đường bộ.

7. Ủy ban nhân dân cấp huyện:

a) Thành lập tổ công tác liên ngành cấp huyện; Do một đồng chí lãnh đạo UBND huyện làm tổ trưởng; thành viên gồm các phòng: Tài chính – Kế hoạch, Kinh tế và Hạ tầng, Tài nguyên và Môi trường; công an, đơn vị quản lý trực tiếp đường bộ trên địa bàn, đại diện UBND cấp xã có tuyến đường đi qua;

b) Phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ rà soát, phân loại và thống kê các công trình nằm trong hành lang an toàn đường bộ;

c) Thực hiện kế hoạch giải tỏa trên địa bàn; thông báo, tuyên truyền kế hoạch giải tỏa đến tổ chức, cá nhân có công trình vi phạm hành lang an toàn đường bộ;

d) Tổ chức lưu lượng cưỡng chế giải tỏa các công trình đã được bồi thường, công trình tái lấn chiếm mà không tự tháo dỡ và các công trình xây dựng trái phép trong hành lang an toàn đường bộ. Thành lập tổ cưỡng chế gồm: Chủ tịch UBND cấp huyện làm tổ trưởng, các thành viên gồm: Trưởng Công an huyện, đại diện đơn vị trực tiếp quản lý đường bộ, thanh tra chuyên ngành, các thành viên khác tùy từng địa phương (nếu cần);

đ) Chỉ đạo chính quyền địa phương cấp xã, các cơ quan, tổ chức đóng trên địa bàn có quản lý đường chuyên dùng thực hiện rà soát, cắm mốc lộ giới theo quy định của từng loại cấp đường.

8. Ủy ban nhân dân cấp xã:

a) Cử cán bộ tham gia Tổ công tác liên ngành của huyện;

b) Quản lý việc sử dụng đất trong và ngoài hành lang an toàn đường bộ theo quy định của pháp luật;

c) Phối hợp với đơn vị quản lý đường bộ và lực lượng Thanh tra Giao thông vận tải lập biên bản, đình chỉ kịp thời các trường hợp vi phạm tái lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ đã giải tỏa; xử lý theo trách nhiệm, quyền hạn và chuyển đến cơ quan có thẩm quyền xử lý theo pháp luật những trường hợp vượt quá thẩm quyền của UBND cấp xã;

d) Phối hợp với đơn vị quản lý đường cắm mốc lộ giới đường bộ; tiếp nhận và bảo vệ phần hành lang an toàn đường bộ đã giải tỏa; bảo vệ mốc lộ giới và xử lý các hành vi vi phạm.

đ) Giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc bảo vệ hành lang an toàn đường bộ và kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trên địa bàn xã quản lý theo quy định của pháp luật; có hình thức xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân để xảy ra tình trạng lấn chiếm hoặc tái lấn chiếm sử dụng trái phép trong phạm vi công trình đường bộ và hành lang an toàn đường bộ.

9. Các đơn vị quản lý đường bộ:

a) Thường xuyên kiểm tra, theo dõi, quản lý, bảo vệ và kịp thời thực hiện giải tỏa các trường hợp vi phạm hành lang an toàn đường bộ; đề xuất xóa bỏ các vị trí đấu nối không phù hợp vào quốc lộ, tỉnh lộ;

b) Phối hợp với chính quyền địa phương thống kê, phân loại các công trình nằm trong hành lang an toàn đường bộ theo thời gian vi phạm, việc xác định mốc thời gian vi phạm căn cứ vào Điều 43 Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/2/2010 của Chính phủ, quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.

c) Lập dữ trù kinh phí phục vụ cho việc giải tỏa hành lang an toàn đường bộ (kinh phí tháo dỡ, dọn mặt bằng, giải tỏa tầm nhìn … nếu có);

d) Hỗ trợ phương tiện, thiết bị, nhân lực cho việc giải tỏa.

Chương 3.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 5. Tổ chức thực hiện

1. Các Sở, ban, ngành của tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy chế này theo chức năng, nhiệm vụ được phân công.

2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc hoặc cần sửa đổi, bổ sung Quy chế, các ngành, các cấp kịp thời phản ánh về Sở Giao thông Vận tải, để tổng hợp, đề xuất UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 46/2012/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu46/2012/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành29/11/2012
Ngày hiệu lực09/12/2012
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcGiao thông - Vận tải
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 12/02/2015
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 46/2012/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 46/2012/QĐ-UBND Quy chế phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 46/2012/QĐ-UBND Quy chế phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu46/2012/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Đắk Lắk
                Người kýY Dhăm Ênuôl
                Ngày ban hành29/11/2012
                Ngày hiệu lực09/12/2012
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcGiao thông - Vận tải
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 12/02/2015
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản hướng dẫn

                  Văn bản được hợp nhất

                    Văn bản gốc Quyết định 46/2012/QĐ-UBND Quy chế phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ

                    Lịch sử hiệu lực Quyết định 46/2012/QĐ-UBND Quy chế phối hợp trong công tác quản lý bảo vệ