Quyết định 47/2006/QĐ-UBND

Quyết định 47/2006/QĐ-UBND về khám, chữa bệnh cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Lào Cai do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành

Quyết định 47/2006/QĐ-UBND khám, chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Lào Cai đã được thay thế bởi Quyết định 72/2007/QĐ-UBND Quy định khám chữa bệnh người nghèo tỉnh Lào Cai và được áp dụng kể từ ngày 05/11/2007.

Nội dung toàn văn Quyết định 47/2006/QĐ-UBND khám, chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Lào Cai


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 47/2006/QĐ-UBND

Lào Cai, ngày 31 tháng 05 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ KHÁM, CHỮA BỆNH CHO NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2005/NĐ-CP ngày 16/5/2005 của Chính phủ ban hành Điều lệ Bảo hiểm y tế;
Căn cứ Quyết định số 139/2002/QĐ-TTg ngày 15/10/2002 của Thủ tướng Chính phủ về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 14/2002/TTLT/BYT-BTC của Bộ Y tế - Bộ Tài chính ngày 16/12/2002 hướng dẫn tổ chức khám chữa bệnh và lập, quản lý, sử dụng, thanh quyết toán Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo; Thông tư Liên tịch số 21/2005/TTLT-BYT-BTC ngày 27/7/2005 của Bộ Y tế - Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Bảo hiểm y tế bắt buộc;
Theo đề nghị của Liên sở: Y tế - Tài chính tại Tờ trình số 239/TT-LS ngày 05/4/2006,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này bản Quy định về việc khám, chữa bệnh cho người nghèo trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Y tế chủ trì phối hợp với các ngành Tài chính, Lao động Thương binh & Xã hội, Bảo hiểm Xã hội tỉnh hướng dẫn thực hiện quyết định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Y tế, Tài chính, Lao động TB&XH; Giám đốc Bảo hiểm Xã hội tỉnh; thành viên Ban quản lý Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố căn cứ Quyết định thi hành.

Quyết định này thay thế Quyết định số 285/2004/QĐ-UB ngày 28/5/2004 của UBND tỉnh Lào Cai và có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

 

 

Nơi nhận:
- TT: TU, HĐND, UBND tỉnh;
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh;
- Cục kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Sở Tư pháp (Tự k.tra theo NĐ 135);
- Lãnh đạo Văn phòng;
- Như Điều 3 QĐ;
- Lưu VT, TH, TM, VX.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Bùi Thị Kim Dung

 

QUY ĐỊNH

KHÁM, CHỮA BỆNH CHO NGƯỜI NGHÈO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
(kèm theo quyết định số 47/2006/QĐ-UBND ngày 31/5/2006 của UBND tỉnh Lào Cai)

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh

1. Phạm vi điều chỉnh

Quy định này quy định việc khám, chữa bệnh cho người nghèo theo phương thức mua Bảo hiểm y tế (BHYT) cho người nghèo đang cư trú, sinh sống trên địa bàn tỉnh Lào Cai từ nguồn quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo (KCBNN) của tỉnh.

2. Đối tượng được hưởng chế độ mua BHYT cho người nghèo

a) Người nghèo trong tỉnh theo quy định hiện hành về chuẩn hộ nghèo tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn độ nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 - 2010.

b) Nhân dân các dân tộc đang cư trú tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được quy định theo Quyết định số 135/1998/QĐ-TTg ngày 31/7/1998 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chương trình phát triển Kinh tế - Xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa”; Quyết định số 07/2006/QĐ-TTg ngày 10/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc và miền núi giai đoạn 2006 - 2010.

c) Người già cô đơn, người tàn tật, trẻ em mồ côi cả cha lẫn mẹ, người bị nhiễm chất độc màu da cam hiện đang cư trú trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

d) Những hộ thoát nghèo được hưởng chế độ mua BHYT cho người nghèo đến hết 02 năm sau khi đã thoát nghèo.

3. Những người thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều này nhưng đã được mua BHYT từ mọi nguồn khác và trẻ em dưới sáu tuổi thì không thuộc đối tượng hưởng chính sách mua BHYT cho người nghèo theo quy định này.

Điều 2. Nguyên tắc thực hiện chế độ Bảo hiểm y tế đối với người nghèo

1. Các cơ sở y tế nhà nước có trách nhiệm ký hợp đồng khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người nghèo với Bảo hiểm xã hội tỉnh và thực hiện việc khám, chữa bệnh cho người nghèo.

2. Bảo hiểm xã hội tỉnh có trách nhiệm thanh toán chi trả, chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế cho người nghèo đúng đối tượng, đúng quy định về khám, chữa bệnh có bảo hiểm y tế.

Điều 3. Thẻ BHYT cho người nghèo

1. Thẻ BHYT và phiếu khám, chữa bệnh BHYT cho người nghèo được in và phát hành theo mẫu thống nhất do Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam quy định. Người nghèo đến cơ sở y tế khám và điều trị phải xuất trình thẻ BHYT.

2. Thẻ BHYT cho người nghèo phải ghi đúng họ tên, tuổi, địa chỉ; không tẩy, xoá, không cho người khác mượn thẻ. Trường hợp phát hiện cho người khác mượn thẻ thì người có thẻ cho mượn phải bồi thường toàn bộ chi phí khám chữa bệnh và bị thu hồi thẻ.

3. Thẻ BHYT không có giá trị sử dụng trong các trường hợp sau:

a) Thẻ không phải do cơ quan BHXH ban hành;

b) Thẻ bị sửa chữa, tẩy, xóa, rách rời;

c) Người có tên trên thẻ đã chết hoặc đang bị tù giam;

d) Sử dụng thẻ BHYT của người khác để khám chữa bệnh.

Điều 4. Cấp phát thẻ BHYT cho người nghèo

1. Sở Lao động TB&XH và Bảo hiểm xã hội tỉnh thực hiện bàn giao Thẻ BHYT cho phòng Nội vụ - Lao động TBXH các huyện, thành phố để cấp cho các xã, phường, thị trấn.

2. UBND các xã, phường, thị trấn trực tiếp cấp phát thẻ BHYT cho người, nghèo đến từng đối tượng được hưởng theo danh sách đã được duyệt.

Chương 2.

QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 5. Các cơ sở khám, chữa bệnh cho người nghèo

Các cơ sở khám, chữa bệnh của Nhà nước có trách nhiệm khám, chữa bệnh cho người nghèo trên địa bàn tỉnh gồm: Các Trạm y tế xã, phường, thị trấn: các Phòng khám đa khoa khu vực; các Bệnh viện huyện, thành phố; các Bệnh viện tỉnh và Trung tâm Phòng chống Bướu cổ tỉnh.

Điều 6. Tuyến khám, chữa bệnh

1. Bệnh nhân được khám, chữa bệnh đúng tuyến chuyên môn theo quy định của Bộ Y tế và theo nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ BHYT và không phải đóng tiền tạm ứng khi nhập viện. Trong trường hợp cấp cứu, bệnh nhân được khám và điều trị ở bất kỳ cơ sở khám, chữa bệnh nào của Nhà nước gần nhất và được cơ quan Bảo hiểm xã hội thanh toán chi phí khám chữa bệnh BHYT theo quy định.

2. Khi vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám, chữa bệnh thì được giới thiệu bệnh nhân chuyển lên tuyến trên. Các bệnh viện tỉnh, Trung tâm Phòng chống Bướu cổ tỉnh được chuyển bệnh nhân lên tuyến Trung ương. Các xã vùng giáp ranh các cơ sở khám, chữa bệnh có thể giới thiệu chuyển bệnh nhân đến cơ sở khám, chữa bệnh tuyến trên gần nhất, không nhất thiết phải theo địa bàn hành chính.

3. Người được hưởng chế độ mua BHYT cho người nghèo nhưng không khám, chữa bệnh theo đúng tuyến quy định (trái tuyến hoặc vượt tuyến) hoặc khám, chữa bệnh theo yêu cầu riêng thì phải tự trả chi phí khám, chữa bệnh với cơ sở khám, chữa bệnh đó và chỉ được Bảo hiểm xã hội tỉnh thanh toán lại theo định mức quy định hiện hành.

Điều 7. Quản lý và sử dụng Quỹ khám, chữa bệnh cho người nghèo (Quỹ KCBNN)

1. Quỹ KCBNN được hình thành từ nguồn ngân sách Nhà nước, nguồn ủng hộ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước

2. Cơ quan có trách nhiệm trực tiếp quản lý quỹ: Giao cho Ban quản lý Quỹ KCBNN tỉnh (cơ quan thường trực là Sở Y tế) quản lý và sử dụng quỹ theo quy định hiện hành.

3. Sử dụng Quỹ KCBNN

a) Mua BHYT: Hàng năm Ban quản lý Quỹ KCBNN căn cứ danh sách đối tượng được hưởng chế độ mua BHYT cho người nghèo do Sở Lao động TBXH tổng hợp và được UBND tỉnh phê duyệt, ký hợp đồng mua BHYT cho người nghèo với Bảo hiểm xã hội tỉnh theo mệnh giá quy định hiện hành của Bộ Tài chính. Cuối năm, kinh phí khám, chữa bệnh cho người nghèo còn dư tại Quỹ BHYT được chuyển sang năm sau để mua tiếp BHYT cho người nghèo.

b) Hỗ trợ thanh toán tiền thuốc trong các ca phẫu thuật mổ mắt do đục thủy tinh thể cho các trường hợp không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 1 bản Quy định này. Các cơ sở y tế tổng hợp và thanh toán trực tiếp với Ban quản lý Quỹ KCBNN tỉnh toàn bộ tiền thuốc của bệnh nhân theo hồ sơ bệnh án.

Điều 8. Thanh quyết toán Quỹ

1. Các cơ sở y tế thực hiện ký hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT cho người nghèo với Bảo hiểm xã hội tỉnh và thanh toán với Bảo hiểm xã hội tỉnh theo quy định hiện hành về BHYT.

Chế độ kế toán và báo cáo quyết toán Quỹ KCBNN được thực hiện theo Quyết định số 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/3/2006, Thông tư số 03/2004/TT-BTC ngày 13/01/2004 của Bộ Tài chính và các quy định khác có liên quan.

2. Chi phí khám, chữa bệnh BHYT cho người nghèo do cơ quan Bảo hiểm xã hội giám định và thanh toán cho các cơ sở khám, chữa bệnh được hạch toán quyết toán chung vào nguồn thu BHYT của đơn vị.

3. Bảo hiểm xã hội tỉnh tổng hợp số thực chi KCBNN từng tuyến theo quý và cả năm gửi Ban quản lý Quỹ KCBNN tỉnh để theo dõi số dư Quỹ BHYT cho người nghèo tại cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh.

4. Sở Y tế (Thường trực Ban Quản lý Quỹ KCBNN tỉnh) lập báo cáo quyết toán theo quý và cả năm số chi quỹ KCBNN toàn tỉnh gửi Sở Tài chính, UBND tỉnh, Bộ Tài chính và Bộ Y tế.

5. Sở Tài chính thẩm định quyết toán năm kinh phí KCBNN của toàn tỉnh và kiểm tra xét duyệt quyết toán kinh phí chi tại Ban quản lý Quỹ KCBNN tỉnh.

Chương 3.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 9. Ban quản lý Quỹ KCBNN tỉnh

Tổ chức triển khai, điều hành Quỹ; kiểm tra giám sát cơ sở; tổng hợp thanh quyết toán Quỹ theo định kỳ; bổ sung điều hành các phương pháp quản lý, điều hành cho phù hợp, xử lý các vấn đề phát sinh trong quá trình điều hành Quỹ; Báo cáo định kỳ và đột xuất theo yêu cầu của UBND tỉnh và các bộ, ngành liên quan.

Điều 10. Sở Y tế

1. Là cơ quan thường trực của Ban quản lý Quỹ KCBNN tỉnh, chịu trách nhiệm giúp Ban quản lý quỹ KCBNN tỉnh lập dự toán kinh phí, thực hiện thanh quyết toán kinh phí theo quy định, định kỳ lập báo cáo quyết toán kinh phí Quỹ KCBNN gửi các cơ quan có liên quan.

2. Chỉ đạo các cơ sở y tế ký, thực hiện hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT cho người nghèo với cơ quan Bảo hiểm xã hội tỉnh nhằm bảo đảm chăm sóc tốt nhất sức khoẻ cho người nghèo.

- Tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát, hướng dẫn cơ sở y tế trong việc thực hiện khám, chữa bệnh cho người nghèo.

- Phối hợp với các ngành trong việc hướng dẫn thực hiện, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách KCBNN trên địa bàn tỉnh.

Điều 11. Sở Lao động thương binh và Xã hội

1. Là cơ quan chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tổ chức điều tra, thống kê, lập danh sách đối tượng hưởng chính sách KCBNN trình UBND tỉnh quyết định, phối hợp với BHXH tỉnh thực hiện phát hành thẻ BHYT cho người nghèo, bàn giao thẻ BHYT cho các huyện, thành phố để phát cho đối tượng được hưởng.

2. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra nắm bắt các thông tin về sự biến động đối tượng hưởng chính sách KCBNN trên địa bàn toàn tỉnh để có sự điều chỉnh kịp thời.

3. Phối hợp với các ngành trong việc hướng dẫn thực hiện, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách KCBNN trên địa bàn tỉnh.

Điều 12. Bảo hiểm Xã hội tỉnh

1. Thực hiện in ấn, phát hành thẻ và phiếu khám, chữa bệnh BHYT cho người nghèo theo danh sách đối tượng hưởng chính sách KCBNN trên địa bàn toàn tỉnh do Sở Lao động TBXH lập và đã được UBND tỉnh phê duyệt.

2. Tổ chức ký hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT đến các cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện, phòng khám đa khoa khu vực và Trạm y tế xã, phường để đảm bảo quyền lợi cho người nghèo nói riêng và người có thẻ BHYT nói chung; thực hiện giám định chi phí KCBNN theo quy định ở các tuyến xã, phòng khám đa khoa khu vực, huyện, tỉnh, Trung ương; tạm ứng kinh phí và thanh toán chi phí khám, chữa bệnh cho người nghèo có thẻ BHYT với các cơ sở y tế đã ký hợp đồng khám, chữa bệnh BHYT theo quy định.

3. Định kỳ hàng quý Bảo hiểm xã hội tỉnh báo cáo tổng hợp chi phí KCBNN với Ban quản lý Quỹ KCBNN tỉnh.

4. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, nắm các thông tin về sự biến động đối tượng hưởng chính sách KCBNN và tình hình thực hiện giám định chi phí KCBNN ở các tuyến.

5. Phối hợp với các ngành hướng dẫn thực hiện, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách KCBNN trên địa bàn tỉnh.

Điều 13. Sở Tài chính

1. Trên cơ sở danh sách đối tượng nghèo được hưởng chính sách KCBNN bố trí nguồn kinh phí Quỹ KCBNN hàng năm;

2. Cấp kinh phí hàng quý cho Ban quản lý Quỹ KCBNN tỉnh.

3. Tổ chức thẩm định quyết toán kinh phí KCBNN hàng năm; kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí Quỹ KCBNN.

4. Phối hợp với các ngành hướng dẫn thực hiện, tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát việc thực hiện chính sách KCBNN trên địa bàn tỉnh.

Điều 14. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố

1. Phối hợp với Sở Lao động TBXH tổ chức điều tra, lập danh sách đối tượng hưởng chính sách KCBNN trên địa bàn huyện, thành phố; lập danh sách bổ sung hoặc cắt giảm khi có sự biến động về đối tượng hưởng chính sách KCBNN trên địa bàn huyện, thành phố.

2. Chỉ đạo việc phát Thẻ và Phiếu khám, chữa bệnh đến từng đối tượng được hưởng

3. Giao cho Phòng Y tế chỉ đạo và hướng dẫn các trạm y tế thực hiện tốt công tác khám, chữa bệnh BHYT cho người nghèo.

Điều 15. Các cơ sở khám chữa bệnh

Thủ trưởng các cơ sở khám, chữa bệnh chịu trách nhiệm quản lý, điều hành công tác khám, chữa bệnh cho các đối tượng chính sách theo quy định và quy chế chuyên môn của ngành; đồng thời chịu sự giám định chi phí khám, chữa bệnh người nghèo của cơ quan BHXH.

Điều 16. Quy định chuyển tiếp

Đối với các trường hợp đã được cấp thẻ BHYT cho người nghèo từ ngày 1/4/2006 theo Văn bản số 1505/UBND-VX ngày 08/11/2005 của UBND tỉnh Lào Cai cũng được áp dụng theo như Quy định này.

Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, đề nghị phản ánh về Ban quản lý Quỹ khám chữa bệnh cho người nghèo (cơ quan thường trực là Sở Y tế) để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, giải quyết.

 

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Bùi Thị Kim Dung

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 47/2006/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu47/2006/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành31/05/2006
Ngày hiệu lực10/06/2006
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Thể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 05/11/2007
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 47/2006/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 47/2006/QĐ-UBND khám, chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Lào Cai


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản hiện thời

              Quyết định 47/2006/QĐ-UBND khám, chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Lào Cai
              Loại văn bảnQuyết định
              Số hiệu47/2006/QĐ-UBND
              Cơ quan ban hànhTỉnh Lào Cai
              Người kýBùi Thị Kim Dung
              Ngày ban hành31/05/2006
              Ngày hiệu lực10/06/2006
              Ngày công báo...
              Số công báo
              Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Thể thao - Y tế
              Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 05/11/2007
              Cập nhật7 năm trước

              Văn bản gốc Quyết định 47/2006/QĐ-UBND khám, chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Lào Cai

              Lịch sử hiệu lực Quyết định 47/2006/QĐ-UBND khám, chữa bệnh cho người nghèo tỉnh Lào Cai