Quyết định 4710/2003/QĐ-UB

Quyết định 4710/2003/QĐ-UB về Quy định phân cấp quyết định đầu tư, phê duyệt thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán, cấp phép xây dựng, nội dung đấu thầu, quyết toán vốn đầu tư và giám sát, đánh giá đầu tư cho các Sở chuyên ngành và Uỷ ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Quảng Nin do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành

Quyết định 4710/2003/QĐ-UB Quy định phân cấp quyết định đầu tư, phê duyệt đã được thay thế bởi Quyết định 1888/2007/QĐ-UBND quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và được áp dụng kể từ ngày 16/06/2007.

Nội dung toàn văn Quyết định 4710/2003/QĐ-UB Quy định phân cấp quyết định đầu tư, phê duyệt


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4710/2003/QĐ-UB

Quảng Ninh, ngày 19 tháng 12 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH PHÂN CẤP QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ, PHÊ DUYỆT: THIẾT KẾ KỸ THUẬT - TỔNG DỰ TOÁN, CẤP PHÉP XÂY DỰNG, CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA QUÁ TRÌNH ĐẤU THẦU, QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ VÀ GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ CHO CÁC SỞ CHUYÊN NGÀNH VÀ UỶ BAN NHÂN DÂN CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH QUẢNG NINH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21/6/1994.
Căn cứ các Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999, số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000, số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/1/2003 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng và sửa đổi, bổ sung một số điều trong Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng.
Căn cứ các Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999, số 14/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000, số 66/2003/NĐ-CP ngày 12/6/2003 của Chính phủ  ban hành Quy chế đấu thầu và sửa đổi bổ sung một số điều trong Quy chế đấu thầu.
Xét đề nghị của Sở Xây dựng,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định phân cấp quyết định đầu tư, phê duyệt thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán, cấp phép xây dựng, nội dung đấu thầu, quyết toán vốn đầu tư và giám sát, đánh giá đầu tư cho các Sở chuyên ngành và Uỷ ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh Quảng Ninh”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.

Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Hội đồng Nhân dân và Uỷ ban Nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Ngành, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- CT, các PCT UBND tỉnh.
- Như điều 3.
- V1, V2, V3, V4
- Chuyên viên VP.HĐND và UBND tỉnh.
- Lưu: XD, VP/UB.

TM. UBND TỈNH QUẢNG NINH
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Quynh

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÂN CẤP QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ, PHÊ DUYỆT: THIẾT KẾ KỸ THUẬT - TỔNG DỰ TOÁN, CẤP PHÉP XÂY DỰNG, NỘI DUNG ĐẤU THẦU, QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ VÀ GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ CHO CÁC SỞ CHUYÊN NGÀNH VÀ ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH QUẢNG NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 4710/2003/QĐ-UB ngày 19/12/2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

Chương 1.

QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ

Điều 1. Thẩm quyền quyết định đầu tư của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.

1. Hàng năm, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) và các Sở chuyên ngành thuộc tỉnh xây dựng kế hoạch xây dựng cơ bản của địa phương, ngành mình phù hợp quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của ngành, của tỉnh, thống nhất với Sở Kế hoạch và Đầu tư trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

2. Ủy ban nhân dân thành phố Hạ Long được quyền quyết định đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách do địa phương quản lý (bao gồm cả các khoản bổ sung từ ngân sách cấp trên) có mức vốn đầu tư từ 03 (ba) tỷ đồng trở xuống. Ủy ban nhân dân các thị xã: Uông Bí, Cẩm Phả, Móng Cái được quyền quyết định đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách do địa phương quản lý (bao gồm cả các khoản bổ sung từ ngân sách cấp trên) có mức vốn đầu tư từ 02 (hai) tỷ đồng trở xuống. Ủy ban nhân dân các huyện được quyền quyết định đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách do địa phương quản lý (bao gồm cả các khoản bổ sung từ ngân sách cấp trên) có mức vốn đầu tư từ 01 (một) tỷ đồng trở xuống. Đối với các dự án sử dụng các nguồn vốn khác (vốn ủy quyền của ngân sách nhà nước bao gồm: vốn biển Đông - hải đảo, 120, an ninh quốc phòng, …; chương trình mục tiêu quốc gia; hỗ trợ phát triển ngành, …) Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ có quyết định riêng về việc ủy quyền hoặc phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đầu tư các dự án cụ thể của chương trình, mục tiêu.

3. Đối với Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn (gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) tùy theo điều kiện cụ thể và năng lực thực hiện, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định phân cấp đầu tư (bao gồm cả các khoản bổ sung từ ngân sách cấp trên) nhưng không lớn hơn 200 triệu đồng/01 dự án. Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm về quyết định phân cấp của mình.

4. Dự án ở cấp xã sử dụng vốn ngân sách Nhà nước đầu tư và xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội phải được Hội đồng nhân dân cấp xã thông qua và được Ủy ban nhân dân cấp huyện chấp thuận về mục tiêu đầu tư và quy hoạch. Nếu đầu tư từ nguồn vốn đóng góp của nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đầu tư và xây dựng theo phương thức huy động, tổ chức quản lý và sử dụng các khoản đóng góp tự nguyện của nhân dân để xây dựng cơ sở hạ tầng của cấp xã ban hành kèm theo Nghị định số 24/1999/NĐ-CP ngày 16/4/1999 của Chính phủ.

5. Các công trình sửa chữa giá trị từ 100 triệu đồng trở xuống, Ủy ban nhân dân cấp huyện đã có chủ trương đầu tư, cho phép không lập báo cáo đầu tư và căn cứ hồ sơ thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán đã lập để quyết định đầu tư.

6. Ủy ban nhân dân tỉnh phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đầu tư các dự án có tổng mức đầu tư đã quy định tại mục 2, Điều 1, Quyết định này, bao gồm:

a) Dự án đầu tư xây dựng mới, sửa chữa công trình xây dựng dân dụng, trường học từ trung học cơ sở trở xuống, y tế, thương mại … cơ sở hạ tầng đô thị, nông thôn.

b) Dự án đầu tư cầu, đường do Ủy ban nhân dân cấp huyện quản lý.

c) Dự án đầu tư tuyến điện hạ thế sau khi có thỏa thuận của Điện lực Quảng Ninh về nguồn điện và Sở Công nghiệp về kỹ thuật.

d) Dự án đầu tư: Tu bổ, áp trúc đê điều, nạo vét kênh mương; sửa chữa nâng cấp: kè, cống, trạm bơm, hồ, đập, kênh mương từ loại 3 trở xuống của hệ thống thủy lợi, nước sạch nông thôn.

đ) Dự án trùng tu, tu bổ các di tích văn hóa sau khi có thỏa thuận của Sở Văn hóa - Thông tin hoặc Bộ Văn hóa - Thông tin đối với các di tích đã xếp hạng.

7. Các quyết định phê duyệt dự án đầu tư theo phân cấp phải gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Xây dựng và các Sở quản lý chuyên ngành để theo dõi, kiểm tra thực hiện.

Điều 2. Thẩm định dự án đầu tư:

1. Đối với các dự án đầu tư phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyết định phê duyệt dự án đầu tư, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cho cơ quan chuyên môn của địa phương chủ trì thẩm định, lấy ý kiến của các cơ quan có liên quan khi cần thiết.

2. Nội dung hồ sơ thẩm định dự án đầu tư thực hiện theo Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành ban hành kèm theo các Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999, số 12/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000, số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/01/2003 của Chính phủ.

Chương 2.

PHÊ DUYỆT THIẾT KẾ KỸ THUẬT - TỔNG DỰ TOÁN

Điều 3. Thẩm quyền phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán

1. Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán các dự án nhóm A, B

2. Các Sở quản lý chuyên ngành phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán các dự án nhóm C (trừ các dự án đầu tư đã phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đầu tư).

- Sở Xây dựng: Các công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp bao gồm: Kiến trúc, lắp đặt thiết bị điện - nước trong công trình, cơ sở hạ tầng đô thị: đường, vỉa hè, cấp, thoát nước, cây xanh và thị chính.

- Sở Giao thông - Vận tải: Các công trình giao thông đường bộ, đường thủy, bến cảng.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Các công trình thủy lợi, khai hoang lấn biển, trồng rừng, các dự án phát triển nông nghiệp; nước sạch, vệ sinh môi trường nông thôn.

- Sở Công nghiệp: Các công trình đường dây và trạm biến áp từ 35KV trở xuống, các trạm phát điện diêzen, thủy điện, công trình lắp đặt các thiết bị máy móc sản xuất công nghiệp, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp, các công trình công nghiệp chế biến, công nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản.

- Sở Thủy sản: Các công trình nuôi trồng thủy sản; khai thác, chế biến thủy sản; lắp đặt thiết bị chế biến thủy sản; chế biến thức ăn nuôi trồng thủy sản, thuốc bảo vệ và vệ sinh thú y thủy sản.

- Sở Tài nguyên và Môi trường: Các dự án đo đạc bản đồ địa chính, bảo vệ môi trường, khai thác tài nguyên nước.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền được phân cấp quyết định đầu tư quy định tại các mục 2, 3 Điều 1, Quyết định này.

4. Các quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán theo phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện phải gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh, các Sở quản lý chuyên ngành có liên quan để theo dõi, kiểm tra thực hiện.

Điều 4. Thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán:

1. Sở Xây dựng và các Sở quản lý chuyên ngành: Giao thông - Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủy sản, Công nghiệp, Tài nguyên và Môi trường thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán các công trình nhóm B trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

2. Nội dung hồ sơ thẩm định thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán thực hiện theo Quyết định số 18/2003/QĐ-BXD ngày 17/6/2003 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng “V/v ban hành Quy định quản lý chất lượng công trình xây dựng” và pháp luật hiện hành.

3. Các Sở quản lý chuyên ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện sử dụng cơ quan chuyên môn của mình để tổ chức thẩm định thiết kế kỹ thuật và dự toán đối với các dự án đầu tư đã phân cấp. Không được sử dụng cá nhân hoặc tổ chức tư vấn thẩm định công trình do cá nhân, tổ chức đó thiết kế.

4. Ủy ban nhân dân cấp huyện căn cứ thực tế về trình độ chuyên môn của cán bộ kỹ thuật làm công tác thẩm định, cần thiết cơ quan thẩm định xin ý kiến Ủy ban nhân dân cấp huyện để cho thuê chuyên gia hoặc tổ chức tư vấn khác thẩm định. Riêng các dự án đầu tư về đường điện hạ thế phải có sự thỏa thuận về kỹ thuật của Sở Công nghiệp, dự án làm mới các công trình thủy lợi phải có sự thỏa thuận của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, dự án xây dựng cầu mới phải có sự thỏa thuận của Sở Giao thông - Vận tải.

Chương 3.

PHÂN CẤP CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG

Điều 5. Các công trình được miễn cấp giấy phép xây dựng đã được quy định tại điểm a, b, c, d, e, g, h, i, k khoản 1 Điều 39 Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ, các chủ đầu tư phải gửi 01 bộ hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt đến cơ quan quản lý quy hoạch (Sở Xây dựng) để theo dõi và lưu trữ.

Các công trình còn lại phải cấp phép xây dựng và Ủy ban nhân dân tỉnh ủy quyền:

1. Giám đốc Sở Xây dựng cấp phép các công trình xây dựng thuộc tỉnh theo các khoản 1, 2 Điều 41 Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định số 52/1999/NĐ-CP ngày 08/7/1999 của Chính phủ.

2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện cấp phép xây dựng nhà ở của dân có quy mô từ 05 tầng trở xuống và các công trình thuộc thẩm quyền được phân cấp quyết định đầu tư nằm trong quy hoạch chi tiết 1/500 đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt. Những công trình chưa có quy hoạch chi tiết thì phải có thỏa thuận của Sở Xây dựng.

Chương 4.

TỔ CHỨC ĐẤU THẦU

Điều 6. Thẩm quyền phê duyệt các nội dung cơ bản của quá trình đấu thầu:

1. Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt: Kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu, chỉ định thầu các công trình xây dựng cơ bản không phân cấp quyết định đầu tư cho Ủy ban nhân dân cấp huyện.

2. Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt các nội dung cơ bản của quá trình đấu thầu các công trình xây dựng cơ bản đã được phân cấp quyết định đầu tư.

3. Thẩm định kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu và kết quả lựa chọn nhà thầu:

- Sở Kế hoạch và Đầu tư thẩm định kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu các công trình xây dựng cơ bản do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt kế hoạch đấu thầu, hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu các công trình xây dựng cơ bản đã được phân cấp.

4. Xử lý tình huống trong đấu thầu khi có những khối lượng công việc phát sinh tăng không phải do nhà thầu gây ra: Chủ đầu tư, tư vấn thiết kế và đơn vị thi công phải lập hồ sơ bổ sung bao gồm: biên bản làm việc nêu rõ nguyên nhân bổ sung, hồ sơ thiết kế và dự toán bổ sung, các hồ sơ liên quan khác. Trường hợp kinh phí bổ sung nằm trong nguồn vốn dự phòng của tổng dự toán dự án đã duyệt, chủ đầu tư trình hồ sơ bổ sung lên cấp phê duyệt thiết kế kỹ thuật - tổng dự toán phê duyệt để thực hiện. Trường hợp kinh phí bổ sung vượt kinh phí dự phòng của tổng dự toán dự án đã duyệt, chủ đầu tư phải trình cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư xem xét, quyết định. Đối với các công trình đã phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện: Nếu kinh phí bổ sung các dự án đầu tư vượt tổng mức đầu tư của kế hoạch xây dựng cơ bản hàng năm của ngân sách địa phương thì ngân sách địa phương tự cân đối.

5. Quy trình thực hiện đấu thầu: Phê duyệt nội dung cơ bản của quá trình đấu thầu thực hiện theo đúng Quy chế đấu thầu ban hành kèm theo các Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 01/9/1999, số 14/2000/NĐ-CP ngày 05/5/2000, số 66/2003/NĐ-CP ngày 12/6/2003 của Chính phủ.

6. Các quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu, chỉ định thầu theo phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp huyện phải gửi về Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi, kiểm tra thực hiện.

Chương 5.

QUYẾT TOÁN VỐN ĐẦU TƯ

Điều 7. Tất cả các dự án đầu tư sau khi hoàn thành đưa vào sử dụng đều phải quyết toán vốn đầu tư, chủ đầu tư chịu trách nhiệm quyết toán vốn đầu tư. Quy trình thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư theo quy định hiện hành.

1. Thẩm tra quyết toán vốn đầu tư:

a) Dự án đầu tư do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư: Giao Sở Tài chính chủ trì tổ chức thẩm tra.

b) Dự án đầu tư do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định đầu tư theo phân cấp, Ủy ban nhân dân cấp huyện giao cho cơ quan chuyên môn của huyện chủ trì tổ chức thẩm tra quyết toán. Trường hợp cần thiết có thể thành lập tổ tư vấn có đủ năng lực thẩm tra quyết toán.

c) Trường hợp Ủy ban nhân dân tỉnh; Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thuê tổ chức kiểm toán độc lập để kiểm toán vốn đầu tư thì cơ quan thẩm tra quyết toán thực hiện kiểm tra kết quả kiểm toán.

2. Phê duyệt quyết toán vốn đầu tư: Cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư đồng thời là cấp phê duyệt quyết toán vốn đầu tư.

3. Chi phí thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư được tính trong tổng dự toán dự án được duyệt.

4. Quy trình thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành thực hiện theo Quyết định số 168/2003/QĐ-BTC ngày 07/10/2003 và Thông tư số 45/2003/TT-BTC ngày 15/5/2003 của Bộ Tài chính.

Chương 6.

GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ ĐẦU TƯ

Điều 8. Giám sát, đánh giá dự án đầu tư trước hết tập trung vào các dự án trong chương trình đầu tư công cộng, các dự án được tài trợ bằng nguồn vốn Ngân sách nhà nước (Trung ương và địa phương), vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp.

1. Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư; giám sát, đánh giá các dự án do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định đầu tư. Sở Kế hoạch và Đầu tư có nhiệm vụ cụ thể sau:

- Hướng dẫn, theo dõi và tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác giám sát, đánh giá đầu tư trong phạm vi toàn tỉnh.

- Tổ chức thực hiện đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi toàn tỉnh theo từng thời kỳ kế hoạch hoặc theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh và tổng hợp báo cáo đánh giá tổng thể đầu tư hàng năm của các Ngành và địa phương để báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Các Sở quản lý chuyên ngành có các nhiệm vụ cụ thể sau:

- Tổ chức thực hiện và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi ngành, lĩnh vực do mình quản lý;

- Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá dự án đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của mình (kể cả các dự án phân cấp và ủy quyền cho cấp dưới quyết định đầu tư).

- Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (đồng thời gửi tới Sở Kế hoạch và Đầu tư) về công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý của mình và giám sát, đánh giá dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của mình theo chế độ quy định.

3. Ủy ban nhân dân cấp huyện có nhiệm vụ cụ thể sau:

- Tổ chức thực hiện và báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi quản lý của địa phương mình;

- Tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá dự án đối với các dự án thuộc thẩm quyền quyết định của mình (kể cả các dự án phân cấp và ủy quyền cho cấp dưới quyết định đầu tư).

- Giám sát việc thực hiện theo quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai, đảm bảo môi trường của các dự án trên địa bàn.

- Báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (đồng thời gửi tới Sở Kế hoạch và Đầu tư) về công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trong phạm vi quản lý của mình và giám sát, đánh giá dự án đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của mình theo chế độ quy định.

3. Nội dung và tiến trình thực hiện công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư; giám sát, đánh giá các dự án đầu tư thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư số 03/2003/TT-BKH ngày 19/5/2003 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư “V/v hướng dẫn công tác giám sát, đánh giá đầu tư”.

4. Các chủ đầu tư, Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi báo cáo quý, 6 tháng, 9 tháng và cả năm về giám sát, đánh giá dự án đầu tư về Ủy ban nhân dân tỉnh (đồng thời gửi tới Sở Kế hoạch và Đầu tư) trong thời gian 5 ngày đầu của quý sau. Sở Kế hoạch và Đầu tư báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư trong thời gian 7 ngày đầu tháng 7 (đối với báo cáo 6 tháng) và 10 ngày đầu tháng 01 năm sau (đối với báo cáo năm). Các cơ quan thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư có thể có báo cáo đột xuất khi cần thiết.

5. Không điều chỉnh, bổ sung kế hoạch vốn và ghi kế hoạch vốn năm sau đối với các dự án không thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư. Dự án chỉ được phê duyệt quyết toán vốn đầu tư khi thực hiện đầy đủ các quy định giám sát, đánh giá đầu tư.

Chương 7.

XỬ LÝ VI PHẠM

Điều 9. Tổ chức, cá nhân vi phạm Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, Quy chế đấu thầu và Quy định này tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại theo quy định pháp luật.

Chương 8.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 10. Những nội dung có liên quan mà Ủy ban nhân dân cấp huyện xin thỏa thuận của các Sở, Ban, Ngành của tỉnh (gọi chung là các Ngành của tỉnh) (được quy định tại Điều 1, mục 6 a, b, c, d, đ; Điều 3, mục 2; Điều 4, mục 1, 4; Điều 5, mục 1) được thực hiện theo nguyên tắc: Chậm nhất sau 15 ngày nhận được văn bản, hồ sơ (đầy đủ) của Ủy ban nhân dân cấp huyện, các Ngành của tỉnh phải giải quyết hoặc có văn bản trả lời lý do không giải quyết hoặc chưa giải quyết. Sau 15 ngày, các Ngành của tỉnh nhận được văn bản mà không có ý kiến giải quyết hoặc trả lời thì mặc nhiên coi như đồng ý với đề nghị của Ủy ban nhân dân cấp huyện và sai phạm (nếu có) thuộc về trách nhiệm xem xét của các Ngành thuộc tỉnh thì các Ngành phải chịu trách nhiệm.

Điều 11. Những dự án đầu tư đã được cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư, phê duyệt thiết kế dự toán, cấp phép xây dựng, tổ chức đấu thầu, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư hoàn thành trước ngày ban hành quy định này thì không phải trình duyệt lại.

Giao Giám đốc Sở Xây dựng chủ trì phối hợp Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư pháp và các Sở quản lý chuyên ngành có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện quy định này. Thủ trưởng các ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm triển khai thực hiện ở ngành, địa phương mình; trong quá trình thực hiện nếu gặp khó khăn, vướng mắc phải kịp thời báo cáo về Sở Xây dựng để chủ trì phối hợp với các ngành liên quan tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 4710/2003/QĐ-UB

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu4710/2003/QĐ-UB
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành19/12/2003
Ngày hiệu lực03/01/2004
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcĐầu tư, Xây dựng - Đô thị
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 16/06/2007
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 4710/2003/QĐ-UB

Lược đồ Quyết định 4710/2003/QĐ-UB Quy định phân cấp quyết định đầu tư, phê duyệt


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản bị đính chính

        Văn bản được hướng dẫn

          Văn bản đính chính

            Văn bản bị thay thế

              Văn bản hiện thời

              Quyết định 4710/2003/QĐ-UB Quy định phân cấp quyết định đầu tư, phê duyệt
              Loại văn bảnQuyết định
              Số hiệu4710/2003/QĐ-UB
              Cơ quan ban hànhTỉnh Quảng Ninh
              Người kýNguyễn Văn Quynh
              Ngày ban hành19/12/2003
              Ngày hiệu lực03/01/2004
              Ngày công báo...
              Số công báo
              Lĩnh vựcĐầu tư, Xây dựng - Đô thị
              Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 16/06/2007
              Cập nhật7 năm trước

              Văn bản gốc Quyết định 4710/2003/QĐ-UB Quy định phân cấp quyết định đầu tư, phê duyệt

              Lịch sử hiệu lực Quyết định 4710/2003/QĐ-UB Quy định phân cấp quyết định đầu tư, phê duyệt