Quyết định 4777/QĐ-BCT

Quyết định 4777/QĐ-BCT về việc giao nhiệm vụ năm 2008 thuộc đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 4777/QĐ-BCT giao nhiệm vụ năm 2008 thuộc đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong công nghiệp chế biến đến năm 2020


BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

------------

Số: 4777/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 01 tháng 09 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC GIAO NHIỆM VỤ NĂM 2008 THUỘC ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN ĐẾN NĂM 2020

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học Công nghệ;
Căn cứ Quyết định số 14/2007/QĐ-TTg ngày 25 tháng 1 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1513/QĐ-BTC ngày 09 tháng 7 năm 2008 của Bộ Tài chính về việc bổ sung dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2008 và Công văn số 1641/BKHCN-KHTC ngày 10 tháng 7 năm 2008 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc hướng dẫn bổ sung kế hoạch khoa học công nghệ năm 2008 của các Bộ, ngành;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ và Tổ trưởng Tổ giúp việc,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Giao nhiệm vụ năm 2008 thuộc Đề án phát triển và ứng dụng Công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020 cho các đơn vị thực hiện theo phụ lục Quyết định này.

Điều 2. Các đơn vị được giao nhiệm vụ có trách nhiệm thực hiện đầy đủ theo Quy chế quản lý đề án và Quy chế tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện các đề tài, dự án thuộc đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực công nghiệp chế biến đến năm 2020.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Tổ trưởng Tổ giúp việc, Vụ trưởng các Vụ: Khoa học và Công nghệ, Tài chính; Thủ trưởng các đơn vị được giao nhiệm vụ tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Các Vụ: KHCN, TC, KH;
- Lưu VT, Tổ giúp việc

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Lê Dương Quang

 



PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC NHIỆM VỤ NĂM 2008 THUỘC ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN VÀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG LĨNH VỰC CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số: 4777/QĐ-BCT ngày 01 tháng 09 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

A. CÁC NHIỆM VỤ R-D

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Tên đề tài

Đơn vị chủ trì/phối hợp

Mục tiêu và nội dung chính

Kết quả và sản phẩm chính

Thời gian thực hiện

Kinh phí thực hiện

Ghi chú

Tổng số

Năm 2008

1

2

3

4

5

6

7

8

9

I. Lĩnh vực Công nghệ vi sinh:

1.

Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ và thiết bị sản xuất nước chấm từ đậu tương

Viện Công nghiệp Thực phẩm (Bộ Công Thương)

- Hoàn thiện công nghệ và thiết bị.

- Xây dựng mô hình sản xuất nước chấm từ đậu tương qui mô 500 lít/mẻ.

- Triển khai áp dụng mô hình vào thực tiễn sản xuất.

- Đánh giá hiệu quả kinh tế.

- Hoàn thiện được công nghệ và thiết bị.

- Có mô hình sản xuất nước chấm từ đậu tương bằng công nghệ vi sinh quy mô 500 lít/mẻ.

- Có kết quả áp dụng mô hình vào thực tiễn sản xuất và sản xuất được 20.000 lít nước chấm từ đậu tương đạt tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành.

- Đánh giá được hiệu quả kinh tế.

7/2007

-

12/2008

1.300

800

(Đề tài tiếp năm 2007)

2.

Nghiên cứu công nghệ sản xuất rượu Brandy từ nho của Việt Nam

Viện NC bông và phát triển nông nghiệp Nha Hố (Bộ Công Thương)

Phối hợp:

1. Công ty TNHH Rượu nho Ninh Thuận

2. TCTy Bia – Rượu – NGK Sài Gòn

Mục tiêu:

Xây dựng quy trình công nghệ và thiết bị sản xuất rượu Brandy từ nho của Việt Nam.

Nội dung:

- Lựa chọn chủng nấm men và loại nguyên liệu đáp ứng yêu cầu công nghệ và chất lượng sản phẩm.

- Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất rượu Brandy từ nho Việt Nam ứng dụng công nghệ enzym, công nghệ lên men phù hợp điều kiện Việt Nam.

- Xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm rượu Brandy từ nho công suất 15.000 lít/năm và tổ chức sản xuất thử nghiệm, thăm dò thị trường.

- Phân tích chất lượng sản phẩm và đánh giá hiệu quả kinh tế

- Có chủng men giống và nguyên liệu phù hợp để sản xuất

- Có quy trình công nghệ và mô hình thiết bị sản xuất thử nghiệm rượu Brandy từ nho Việt Nam (công suất 15.000 lít/năm)

- Có 5.000 lít sản phẩm rượu Brandy từ nho Việt Nam (thử nghiệm trên mô hình thiết bị) đạt tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành.

- Đánh giá được hiệu quả kinh tế.

01/2008

-

6/2010

2.000

1.200

 

3.

Nghiên cứu công nghệ sản xuất rượu Brandy từ quả vải và mận của Việt Nam

Công ty cổ phần cồn – rượu Hà Nội (TCTy Bia - Rượu – NGK Hà Nội)

Phối hợp:

Viện Công nghiệp Thực phẩm (Bộ Công Thương)

Mục tiêu:

Xây dựng quy trình công nghệ và thiết bị sản xuất rượu Brandy từ quả vải và mận của Việt Nam.

Nội dung:

- Lực chọn chủng nấm men và loại nguyên liệu đáp ứng yêu cầu công nghệ và chất lượng sản phẩm

- Xây dựng quy trình công nghệ sản xuất rượu Brandy từ quả vải và mận Việt Nam ứng dụng công nghệ enzym, công nghệ lên men phù hợp điều kiện Việt Nam.

- Xây dựng mô hình sản xuất thử nghiệm rượu Brandy từ quả vải và mận Việt Nam công suất 10.000 lít/năm và tổ chức sản xuất thử nghiệm, thăm dò thị trường.

- Phân tích chất lượng sản phẩm và đánh giá hiệu quả kinh tế

- Có chủng men giống và nguyên liệu phù hợp để sản xuất

- Có quy trình công nghệ và mô hình thiết bị sản xuất thử nghiệm rượu Brandy từ quả vải và rượu Brandy từ quả mận Việt Nam (công suất 10.000 lít/năm)

- Có 3.000 lít sản phẩm rượu Brandy từ quả vải và mận Việt Nam (thử nghiệm trên mô hình thiết bị) đạt tiêu chuẩn chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm theo các quy định hiện hành.

- Đánh giá được hiệu quả kinh tế.

01/2008

-

12/2009

1.200

700

 

4.

Nghiên cứu cải tiến công nghệ và thiết bị sản xuất rượu đặc sản Mai Hạ (Hòa Bình)

Viện công nghiệp Thực phẩm (Bộ Công Thương)

Phối hợp:

Liên hiệp hội KHKT Hòa Bình

Mục tiêu: Cải tiến quy trình công nghệ và thiết bị sản xuất rượu đặc sản Mai Hạ (Hòa Bình) đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm.

Nội dung:

- Nghiên cứu cải tiến và hoàn thiện công nghệ sản xuất rượu đặc sản Mai Hạ phù hợp sản xuất công nghiệp (quy mô nhỏ).

- Nghiên cứu cải tiến và hoàn thiện mô hình thiết bị sản xuất phù hợp công nghệ đã cải tiến.

- Xây dựng mô hình trình diễn và tổ chức sản xuất thử nghiệm rượu đặc sản Mai Hạ.

- Phân tích chất lượng sản phẩm và đánh giá hiệu quả kinh tế.

- Có quy trình công nghệ cải tiển để sản xuất rượu đặc sản Mai Hạ đảm bảo chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm sản xuất công nghiệp (quy mô nhỏ).

- Có mô hình thiết bị sản xuất rượu đặc sản Mai Hạ phù hợp công nghệ đã được hoàn thiện (công suất 400 lít rượu/ngày).

- Có mô hình trình diễn sản xuất rượu đặc sản Mai Hạ.

- Có 4.000 lít rượu sản phẩm rượu đặc sản Mai Hạ sản xuất thử nghiệm đạt tiêu chuẩn chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định hiện hành.

- Đánh giá được hiểu quả kinh tế.

01/2008

-

6/2009

1.000

600

 

5.

Nghiên cứu sản xuất cồn từ nguyên liệu sắn lát khô, sắn tươi bằng công nghệ đường hóa và lên men đồng thời

Viện Công nghệ sinh học và Công nghiệp Thực phẩm

(Trường ĐHBK Hà Nội)

Phối hợp:

1. Công ty cổ phần cồn -  rượu Hà Nội

2. Viện Công nghiệp Thực phẩm (Bộ Công Thương)

Mục tiêu:

Xây dựng được quy trình công nghệ và mô hình thiết bị sản xuất cồn từ nguyên liệu sắn lát khô, sắn tươi bằng phương pháp đường hóa và lên men đồng thời không qua quá trình nấu chín sắn; Hiệu suất tổng thu hồi cồn đạt ≥ 80% so với hiệu suất lý thuyết.

Nội dung thực hiện:

- Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất cồn từ nguyên liệu sắn lát khô, sắn tươi, gồm:

+ Nguyên cứu tuyển chọn chủng vi sinh vật và enzym phù hợp.

+ Nghiên cứu quy trình công nghệ thủy phân tinh bột sắn thành đường (sử dụng enzym và bỏ qua quá trình nấu chín bột)

+ Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ đường hóa và lên men đồng thời cho nguyên liệu sắn lát khô và sắn tươi

- Sản xuất thử nghiệm cồn từ nguyên liệu sắn lát khô, sắn tươi công suất 200 lít cồn 960/ngày

- Phân tích chất lượng sản phẩm và đánh giá hiệu quả kinh tế.

- Có các chủng vi sinh vật và enzym phù hợp để sản xuất.

- Có quy trình công nghệ sản xuất cồn từ nguyên liệu sắn lát khô, sắn tươi bằng phương pháp đường hóa và lên men đồng thời không qua quá trình nấu chín sắn;

- Có mô hình thiết bị sản xuất thử nghiệm (qui mô 200 lít cồn 960/ngày); Hiệu suất tổng thu hồi cồn đạt ≥ 80% so với hiệu suất lý thuyết

- Có 2.000 lít sản phẩm đạt TCCL theo quy định.

- Đánh giá được hiệu quả kinh tế …

1/2008

-

12/2009

2.000

1.200

 

II. Lĩnh vực công nghệ enzym & protein

6.

Nghiên cứu hoàn thiện công nghệ và thiết bị thuộc da sử dụng enzym proteaza và lipaza

Viện Nghiên cứu Da- Giầy (Bộ Công Thương)

Phối hợp:

Viện Công nghệ sinh học (Viện KHVN)

Mục tiêu: hoàn thiện công nghệ và thiết bị thuộc da sử dụng enzym để thay thế hóa chất và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.

Nội dung;

- Nghiên cứu lựa chọn các loại enzym phù hợp.

- Hoàn thiện công nghệ thuộc da sử dụng enzym.

- Thiết kế kỹ thuật và chế tạo thiết bị sử dụng enzym trong các công đoạn hồi tươi và tẩy lông.

- Sản xuất thử nghiệm trên thiết bị và công nghệ nghiên cứu.

- Phân tích chất lượng sản phẩm và đánh giá hiệu quả kinh tế

- Có quy trình công nghệ thuộc da ứng dụng enzym (gồm: xác định được các loại enzym phù hợp; Hoàn thiện được công nghệ thuộc da sử dụng enzym).

- Có mô hình thiết bị ứng dụng enzym trong các công đoạn: hồi tươi và tẩy lông.

- Có 6.000 BIA sản phẩm da thuộc sản xuất thử nghiệm trên thiết bị và công nghệ nghiên cứu.

- Đánh giá được hiệu quả kinh tế.

1/2008

-12/2009

1.500

800

 

7.

Nghiên cứu công nghệ sản xuất enzym lignin peroxidase và laccase từ vi sinh vật tái tổ hợp để ứng dụng trong công nghiệp sản xuất giấy

Viện Công nghệ sinh học (Viện KHVN)

Phối hợp:

Viện Giấy và Xellulo (TCTy Giấy Việt Nam)

Mục tiêu: Tạo được chủng giống vi sinh vật tái tổ hợp sinh enzym phân hủy lignin (lignin peroxidase, laccase) và quy trình công nghệ sản xuất 2 loại enzym trên để ứng dụng trong công nghiệp sản xuất giấy

Nội dung:

- Nghiên cứu tạo được chủng giống vi sinh vật tái tổ hợp bằng công nghệ gen để sản xuất enzym phân hủy lignin.

- Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất enzym phân hủy lignin tái tổ hợp (quy mô phòng thí nghiệm).

- Phân tích, đánh giá chất lượng sản phẩm enzym.

- Nghiên cứu ứng dụng enzym phân hủy lignin trong tẩy trắng bột giấy; Khử màu nước thải chứa lignin và dẫn xuất.

- Đánh giá hiệu quả kinh tế

- Có chủng giống vi sinh vật tái tổ hợp được tạo ra bằng công nghệ gen để sản xuất enzym phân hủy lignin (lipnin peroxidase, laccase).

- Có quy trình công nghệ sản xuất enzym phân hủy lignin tái tổ hợp (quy mô phòng thí nghiệm).

- Hoạt lực của enzym tương đương sản phẩm ngoại nhập cùng loại.

- Có kết quả ứng dụng enzym phân hủy lignin trong tẩy trắng bột giấy và khử màu nước thải chứa lignin và dẫn xuất (quy mô thực nghiệm).

- Đánh giá được hiệu quả kinh tế.

1/2008

-

12/2009

1.500

800

 

8.

Nghiên cứu công nghệ sản xuất enzym proteaza và enzym lipaza từ chủng vi sinh vật tái tổ hợp để ứng dụng trong công nghiệp thuộc da và sản xuất chất tẩy rửa.

Viện Công nghệ sinh học (Viện KHVN)

Phối hợp:

1. Viện Hóa học công nghiệp (Bộ Công Thương)

2. Viện Nghiên cứu Da – Giầy (Bộ Công Thương)

Mục tiêu:  Tạo được chủng giống vi sinh vật tái tổ hợp sinh enzym proteaza kiềm chịu nhiệt cao và lipaza và quy trình công nghệ sản xuất 2 loại enzym trên để ứng dụng trong công nghiệp thuộc da và sản xuất chất tẩy rửa.

Nội dung:

- Nghiên cứu tạo được chủng giống vi sinh vật tái tổ hợp bằng công nghệ gen để sản xuất enzym proteaza kiềm chịu nhiệt cao và lipaza.

- Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất enzym proteaza kiềm chịu nhiệt cao và lipaza (quy mô phòng thí nghiệm).

- Phân tích, đánh giá chất lượng sản phẩm enzym.

- Nghiên cứu ứng dụng enzym proteaza kiềm chịu nhiệt cao và lipaza ứng dụng trong thuộc da và chất tẩy rửa quy mô thực nghiệm.

- Đánh giá hiệu quả kinh tế

Nội dung:

- Có chủng giống vi sinh vật tái tổ hợp (bằng công nghệ gen) sinh enzym proteaza kiềm chịu nhiệt cao và enzym lipaza.

- Có quy trình công nghệ (quy mô phòng thí nghiệm) sản xuất enzym proteaza kiềm chịu nhiệt cao và enzym lipaza.

- Hoạt lực của enzym tương đương sản phẩm ngoại nhập cùng loại.

- Kết quả ứng dụng enzym proteaza kiềm chịu nhiệt cao và lipaza trong công nghệ thuộc da và sản xuất chất tẩy rửa (quy mô thực nghiệm).

- Đánh giá được hiệu quả kinh tế.

1/2008

-

12/2009

1.500

800

 

 

Tổng cộng

 

 

6.900

 

 

B. CÁC DỰ ÁN SẢN XUẤT THỬ NGHIỆM

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Tên dự án

Đơn vị chủ trì/phối hợp

Mục tiêu và nội dung chính

Kết quả và sản phẩm chính

Thời gian thực hiện

Kinh phí thực hiện

Ghi chú

Tổng số

Năm 2008

1.

Sản xuất thử nghiệm tinh bột biến tính bằng công nghệ enzym làm nguyên liệu cho công nghiệp dược, công nghiệp thực phẩm

Viện Công nghiệp Thực phẩm (Bộ Công Thương)

Phối hợp:

 Công ty TNHH Đại Thịnh (Phú Thọ)

Mục tiêu:  Hoàn thiện công nghệ và thiết bị quy mô công nghiệp sản xuất tinh bột biến tính bằng công nghệ enzym làm nguyên liệu cho công nghiệp dược và công nghiệp thực phẩm.

Nội dung chính:

- Từ kết quả của đề tài đã nghiệm thu, hoàn thiện công nghệ và thiết bị sản xuất tinh bột biến tính bằng công nghệ enzym.

- Xây dựng dây chuyền sản xuất thử nghiệm tinh bột biến tính có công suất 1 tấn/ngày.

- Tổ chức sản xuất thử nghiệm và xác định thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Xây dựng và công bố tiêu chuẩn cơ sở tại các cơ quan quản lý có thẩm quyền đạt chất lượng làm nguyên liệu cho công nghiệp dược và công nghiệp thực phẩm.

- Hoàn thiện được công nghệ sản xuất tinh bột gạo biến tính bằng enzym.

- Xây dựng được mô hình dây chuyền thiết bị sản xuất tinh bột biến tính gạo, sắn thủy phân công suất 1 tấn/ngày dạng công nghiệp, đồng bộ để chuyển giao.

- Có sản phẩm tinh bột gạo, tinh bột sắn thủy phân (2 tấn/loại sản phẩm) đạt TCCL nguyên liệu cho công nghiệp dược và công nghiệp thực phẩm.

- Xác định được thị trường tiêu thụ sản phẩm.

- Công bố TCCL sản phẩm theo quy định.

1/2008

-

12/2009

3.000

1.500

 

 

Tổng cộng

 

 

1.500

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 4777/QĐ-BCT

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu4777/QĐ-BCT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành01/09/2008
Ngày hiệu lực01/09/2008
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Lĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật16 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 4777/QĐ-BCT

Lược đồ Quyết định 4777/QĐ-BCT giao nhiệm vụ năm 2008 thuộc đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong công nghiệp chế biến đến năm 2020


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 4777/QĐ-BCT giao nhiệm vụ năm 2008 thuộc đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong công nghiệp chế biến đến năm 2020
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu4777/QĐ-BCT
                Cơ quan ban hànhBộ Công thương
                Người kýLê Dương Quang
                Ngày ban hành01/09/2008
                Ngày hiệu lực01/09/2008
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Lĩnh vực khác
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật16 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Quyết định 4777/QĐ-BCT giao nhiệm vụ năm 2008 thuộc đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong công nghiệp chế biến đến năm 2020

                        Lịch sử hiệu lực Quyết định 4777/QĐ-BCT giao nhiệm vụ năm 2008 thuộc đề án phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học trong công nghiệp chế biến đến năm 2020

                        • 01/09/2008

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 01/09/2008

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực