Quyết định 478/QĐ-UBND

Quyết định 478/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt đề án rà soát quy hoạch vùng nguyên liệu mía thâm canh tỉnh Bình Định đến năm 2020

Nội dung toàn văn Quyết định 478/QĐ-UBND 2011 quy hoạch vùng nguyên liệu mía Bình Định


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

S: 478/-UBND

Bình Đnh, ngày 28 tháng 9 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN RÀ SOÁT QUY HOẠCH VÙNG NGUYÊN LIỆU MÍA THÂM CANH TỈNH BÌNH ĐỊNH ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Lut T chc HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết đnh s 74/2006/-UBND ngày 05/7/2006 ca UBND tnh v việc phê duyệt điu chỉnh, b sung Quy hoch Nông nghiệp tỉnh Bình Đnh đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;

Xét đ ngh ca Công ty CP Đưng Bình Đnh tại văn bn s 392/TTr- CTCPĐ ngày 22/9/2011, đ ngh ca Giám đốc Sở Nông nghip và PTNT tại văn bn s 2684/TTr-SNN ngày 23/9/2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đ án soát Quy hoch ng nguyên liu mía thâm canh tnh Bình Định đến năm 2020 với những ni dung ch yếu sau:

1. Tên Đ án: soát Quy hoạch vùng nguyên liệu mía thâm canh tnh Bình Định đến năm 2020.

2. Đơn v lập quy hoch: Trung tâm Quy hoạch ng nghiệp nông thôn tnh Bình Đnh.

3. Địa điểm quy hoch: Huyện Tây n, Vĩnh Thnh, An Nhơn, Vân Canh và Phù t.

4. Mục tiêu quy hoch:

a. Mc tiêu chung:

- Xây dựng vùng nguyên liệu mía trên cơ sở lợi thế so sánh, không gò ép, áp đặt, không buông lỏng để tự do phát triển.

- Khai thác và sử dụng có hiệu quả tiềm năng đất đai hiện có để xây dựng vùng nguyên liệu mía theo hướng bền vững, gắn với quá trình xây dựng nông thôn mới nhằm góp phần nâng cao thu nhập cho người dân ở nông thôn.

- Thực hiện các giải pháp đồng bộ, sử dụng các giống mía mới có năng suất, trữ lượng đường cao phù hợp với điều kiện thời tiết, đất đai ở từng địa phương; đồng thời ứng dụng có hiệu quả các biện pháp kỹ thuật canh tác phù hợp.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, giải quyết tốt mối quan hệ hài hòa về lợi ích giữa nhà máy chế biến và người trồng mía.

- Nhà nước ưu tiên lồng ghép các chương trình mục tiêu, hỗ trợ cho các địa phương đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi tại các vùng mía tập trung; hỗ trợ xây dựng các mô hình khuyến nông, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật cho người trồng mía.

b. Mục tiêu cụ thể:

- Diện tích trồng mía ổn định đến năm 2020: 6.000 ha; trong đó có 4.500 ha mía đứng.

- Năng suất mía bình quân đến năm 2015 đạt 70 tấn/ha, đến năm 2020 đạt 80 tấn/ha.

- Sản lượng mía đến năm 2015 đạt 315.000 tấn, đến năm 2020 đạt 360.000 tấn.

- Trữ lượng đường đến năm 2015 đạt 10,5 CCS, đến năm 2020 đạt 11 CCS.

5. Ni dung quy hoạch:

a. Quy hoạch đất trồng mía

Quy hoạch ổn định 6.000 ha; trên cơ sở 1.886 ha mía hiện có (ở vùng thuận lợi thâm canh); mở rộng 4.114 ha, trong đó 677,2 ha lúa (chủ yếu lúa 1 vụ) và 3.436,8 ha đất màu; cụ thể:

- Huyện Tây Sơn: 2.700 ha; trong đó mở rộng 1.661,7 ha.

- Huyện Vân Canh: 1.200 ha; trong đó mở rộng 998,2 ha.

- Huyện Vĩnh Thạnh: 785 ha; trong đó mở rộng 416,9 ha.

- Huyện An Nhơn: 675 ha; trong đó mở rộng 415,2 ha.

- Huyện Phù Cát: 640 ha; trong đó mở rộng 622,0 ha.

b. Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ thâm canh mía

Nâng cấp, xây dựng mới một số công trình giao thông, thủy lợi để đến năm 2015 cơ bản các vùng trồng mía tập trung có đường giao thông đến các ruộng mía được thuận lợi, phần lớn diện tích mía được tưới đủ ẩm bằng nhiều nguồn khác nhau; theo đó cần đầu tư:

- Về giao thông: Đầu tư nâng cấp, làm mới 7,5 km đường đến các vùng trồng mía tập trung; trong đó: Vân Canh 4 km; Vĩnh Thạnh 2 km; Phù Cát 1 km; Tây Sơn 0,5 km.

- Về thủy lợi: Đầu tư nâng cấp, làm mới 8,9 km kênh mương, 02 trạm bơm, 01 trạm biến áp, 02 km đường dây điện hạ thế; trong đó: Vĩnh Thạnh 2,5 km kênh mương, 01 trạm biến áp, 02 km đường dây điện hạ thế; Tây Sơn 01 trạm bơm và 2,4 km kênh mương; An Nhơn 01 trạm bơm và 1,5 km kênh mương; Vân Canh 2,5 km kênh mương.

6. Các giải pháp chủ yếu

- Nhóm các giải pháp nhằm nâng cao năng suất mía: Khuyến khích tích tụ ruộng đất, gắn với quá trình xây dựng nông thôn mới triển khai thực hiện dồn điền đổi thửa, ưu tiên những vùng sản xuất mía tập trung để có điều kiện đưa cơ giới hóa vào sản xuất. UBND các xã tạo điều kiện cho Công ty Cổ phần Đường Bình Định thuê đất dự phòng để xây dựng cánh đồng mía thâm canh. Trên cơ sở Trạm giống mía Bình Tân, xây dựng Dự án đầu tư Trung tâm Giống mía Bình Định, từng bước tiếp thu tuyển chọn được cơ cấu bộ giống mía có năng suất, chất lượng cao phù hợp với Bình Định theo hệ thống nhân giống mía 3 cấp (cơ bản, kiểm định, thương mại); tổ chức nhân giống ở từng địa phương để chủ động cung cấp đầy đủ và kịp thời theo nhu cầu. Nhà nước ưu tiên lồng ghép các chương trình, dự án cùng với nguồn vốn của Công ty Cổ phần Đường để đầu tư xây dựng thủy lợi, giao thông nâng cao diện tích mía tưới. Tổ chức thực hiện đầy đủ quy trình kỹ thuật thâm canh mía; tăng cường công tác khuyến nông, xây dựng các mô hình, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật đến người trồng mía

- Nhóm các giải pháp ổn định diện tích trồng mía theo quy hoạch: Nhà máy phải ban hành chính sách đầu tư mang tính bền vững theo nguyên tắc cùng chia sẻ quyền lợi giữa nhà máy và người trồng mía: Chính sách bảo hiểm giá mua mía theo hướng đảm bảo cho người trồng mía có lãi, giá mua mía theo giá thị trường tại thời điểm ít nhất bằng 60% giá bán đường; xây dựng chính sách khuyến khích chuyển đổi diện tích cây trồng khác sang trồng mía; chính sách hỗ trợ người trồng mía áp dụng cơ giới hóa trong sản xuất, tưới mía; chính sách đầu tư và tiêu thụ mía cho nông dân theo chu kỳ sản xuất mía (03 năm).

- Nhóm các giải pháp tổng hợp khác: Khuyến khích tổ chức, hình thành hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ sản xuất mía có quy mô diện tích lớn làm vệ tinh cho nhà máy trong các khâu dịch vụ kỹ thuật, thu mua mía. Khuyến khích thành lập hội hoặc câu lạc bộ những người trồng mía để làm cầu nối giữa nông dân với nhà máy. Khuyến khích những tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trồng mía tham gia mua cổ phần bằng giá trị quyền sử dụng đất. Có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ các xã và của Công ty về phát triển nguyên liệu. Tổ chức tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về hiệu quả kinh tế của việc trồng mía thâm canh.

7. Về vốn đầu tư

- Tổng nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2020 ước tính khoảng 1.224 tỷ đồng.

- Nguồn vốn đầu tư: Vốn tự có, vốn vay của Công ty Cổ phần Đường Bình Định, vốn vay tín dụng của các thành phần kinh tế, vốn tự có của hộ trồng mía, vốn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước lồng ghép các chương trình, dự án cân đối theo kế hoạch hàng năm (chủ yếu đầu tư hạ tầng thiết yếu, hỗ trợ giống và công tác khuyến nông theo quy định hiện hành).

8. Thời gian thực hiện: Từ năm 2011 - 2020.

Điều 2. T chc thc hin:

1. Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm chủ trì, phối hợp UBND các huyện, thành phố trong vùng quy hoạch, Công ty CP Đường Bình Định thực hiện công bố quy hoạch nêu trên để cho nhân dân biết; chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tăng cường kiểm tra, hướng dẫn các biện pháp kỹ thuật trồng mía thâm canh đạt hiệu quả cao; hướng dẫn Công ty CP Đường Bình Định xây dựng các chính sách để thực hiện quy hoạch có hiệu quả.

2. Các Sở, ngành, đơn vị liên quan có liên quan, theo chức năng, nhiệm vụ được giao có trách nhiệm phối hợp với Công ty Cổ phần Đường tổ chức thực hiện theo mục tiêu quy hoạch đã đề ra. Các hội, đoàn thể và các cơ quan báo, đài của địa phương phối hợp với Công ty CP Đường Bình Định tích cực tuyên truyền, vận động nông dân trồng mía theo hình thức thâm canh, đem lại hiệu quả cao.

3. Chủ tịch UBND các huyện trong vùng quy hoạch tạo điều kiện và hỗ trợ Công ty Cổ phần Đường Bình Định trong công tác phát triển nguyên liệu mía theo hướng bền vững. Tuyên truyền, phổ biến cho nhân dân hiểu rõ quy hoạch này, để nhân dân tự giác tham gia, tránh tự phát làm phá vỡ quy hoạch.

4. Công ty Cổ phần Đường Bình Định: Có trách nhiệm phối hợp với ngành nông nghiệp, UBND các địa phương tổ chức công khai quy hoạch đến từng xã. Hàng năm xây dựng kế hoạch thực hiện theo mục tiêu quy hoạch đã đề ra. Định kỳ sơ kết đánh giá rút kinh nghiệm và kịp thời báo cáo UBND tỉnh, các sở, ngành liên quan để phối hợp giải quyết những vướng mắc phát sinh.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch UBND các huyện Tây Sơn, Vĩnh Thạnh, An Nhơn, Vân Canh và Phù Cát, Giám đốc Công ty CP Đường Bình Định, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CH TỊCH




Trn Th Thu Hà

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 478/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu478/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành28/09/2011
Ngày hiệu lực28/09/2011
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật13 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 478/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 478/QĐ-UBND 2011 quy hoạch vùng nguyên liệu mía Bình Định


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 478/QĐ-UBND 2011 quy hoạch vùng nguyên liệu mía Bình Định
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu478/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Bình Định
                Người kýTrần Thị Thu Hà
                Ngày ban hành28/09/2011
                Ngày hiệu lực28/09/2011
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLĩnh vực khác
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật13 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Quyết định 478/QĐ-UBND 2011 quy hoạch vùng nguyên liệu mía Bình Định

                        Lịch sử hiệu lực Quyết định 478/QĐ-UBND 2011 quy hoạch vùng nguyên liệu mía Bình Định

                        • 28/09/2011

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 28/09/2011

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực