Quyết định 5085/QĐ-BNN-TCLN

Quyết định 5085/QĐ-BNN-TCLN năm 2015 phê duyệt Đề án xây dựng Hệ thống thông tin trực tuyến cho Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 5085/QĐ-BNN-TCLN hệ thống thông tin trực tuyến quỹ bảo vệ và phát triển rừng 2015


BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5085/QĐ-BNN-TCLN

Hà Nội, ngày 09 tháng 12 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN XÂY DỰNG HÊ THỐNG THÔNG TIN TRỰC TUYẾN CHO QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG

BỘ TRƯỞNG B NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008 của Chính phủ về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng;

Căn cứ Quyết định số 2284/QĐ-TTg ngày 13/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ, phê duyệt Đề án triển khai Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/09/2010 của Chính phủ về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng;

Căn cứ Thông tư số 85/2012/TT-BTC ngày 25/5/2012 của Bộ Tài chính, hướng dẫn chế độ quản lý tài chính đối với Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 62/2012/TTLT-BNNPTNT-BTC ngày 16/11/2012 của Liên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, hướng dẫn cơ chế quản lý sử dụng tiền chi trả dịch vụ môi trường rừng;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp,

QUYT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án xây dựng Hệ thống thông tin trực tuyến cho Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp, Giám đốc Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng các cấp, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị và các cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:

- Như Điều 3;
- BT. Cao Đức Phát (b/c);
- UBND các tỉnh, thành phố (phối hợp chỉ đạo);
- Tổng cục Lâm nghiệp;
- Quỹ BV&PTR các cấp;
- Lưu: VT, TCLN.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Hà Công Tuấn

 

ĐỀ ÁN

XÂY DỰNG HỆ THỐNG THÔNG TIN TRỰC TUYẾN CHO QUỸ BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG
(Kèm theo Quyết định số: 5085/QĐ-BNN-TCLN ngày 09/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Phần I

SỰ CẦN THIẾT, CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

I. BỐI CẢNH, SỰ CẦN THIẾT

1. Ngày 14/01/2008, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 05/2008/NĐ-CP về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng. Sau hơn 7 năm thành lập, triển khai thực hiện, cả nước đã thiết lập được 34 Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng từ trung ương đến địa phương, hoạt động ổn định và hiệu quả. Tiếp theo đó, ngày 24/09/2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2010/NĐ-CP về Chính sách chi trả (DVMTR). Sau hơn 5 năm triển khai, Chính sách này đã lan tỏa, từng bước đi vào cuộc sống, tạo sự chuyển biến tích cực trong việc huy động nguồn lực (hàng năm trên 1.000 tỷ đồng) cho bảo vệ, phát triển rừng, góp phần cải thiện sinh kế cho người làm nghề rừng ở miền núi.

2. Chính sách chi trả DVMTR là chính sách mới, bên cạnh những thành công, cũng còn tồn tại nhiều khó khăn, vướng mắc. Việc phổ biến chủ trương, chính sách và tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các đối tượng liên quan cũng như toàn xã hội là yêu cu khách quan. Đặc biệt, trong công tác chỉ đạo, điều hành của hệ thống Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, đòi hỏi có sự thông tin thông suốt và kịp thời để thực thi nhiệm vụ một cách hiệu quả.

3. Quá trình tổ chức thực hiện chính sách trên liên quan đến hàng triệu hecta rừng, hàng vạn chủ rừng, hàng nghìn cơ sở sử dụng DVMTR trong cả nước: Chủ rừng (347 tổ chức; 9.041 cộng đồng; 4.415 nhóm hộ; 116.057 hộ gia đình; 252 tổ chức không phải là chủ rừng; 140.063 số hộ, cộng đồng nhận khoán); đơn vị cung ứng DVMTR (khoảng 400 đơn vị); Đơn vị thực hiện ủy thác (38 Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng các cấp đang hoạt động); diện tích rừng (5,78 triệu ha rừng); số tiền DVMTR sử dụng hàng năm lớn (khoảng trên 1.000 tỷ đồng/1 năm). Do đó, việc thường xuyên trao đổi, cập nhật thông tin, chia sẻ kinh nghiệm và giải đáp các khó khăn, vướng mắc một cách trực tiếp là giải pháp thiết thực và hiệu quả, giúp thực hiện chính sách thành công.

4. Trong quá trình triển khai chính sách, các tỉnh cần trao đổi, chia s, học tập kinh nghiệm và xử lý tình huống một cách nhanh chóng và trực tiếp.

5. Hệ thống thông tin trực tuyến phù hợp với công tác cải cách hành chính của Chính phủ, giảm tải việc đi lại, thuận tiện và tiết kiệm chi phí.

Từ tình hình trên, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt Đề án xây dựng Hệ thống thông tin trực tuyến cho Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng các cấp, nhằm đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong bối cảnh mới, với đòi hỏi cao về minh bạch, công bằng và công khai.

II. CƠ SỞ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Cơ sở pháp lý

- Nghị định số 05/2008/NĐ-CP ngày 14/01/2008 của Chính phủ về Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng;

- Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ về Chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng;

- Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020;

- Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 13/06/2013 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính Nhà nước giai đoạn 2011-2020;

- Quyết định số 135/QĐ-BNN-TCLN ngày 25/01/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về danh mục các Đ án phục vụ triển khai Nghị định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ.

2. Hiện trạng về cơ s công nghệ thông tin

2.1. Hiện trạng về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin

Kết quả điều tra, khảo sát thực tế tại 27 Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng từ Trung ương đến địa phương cho thấy: 100% các Quỹ đều có cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, nhưng ở mức độ và quy mô khác nhau (Phụ biểu 1), cụ thể:

a) Máy tính và đường truyền Internet: 27/27 Quỹ có và sử dụng.

b) Về máy chủ: 5/27 Quỹ có máy chủ, nhưng chủ yếu được sử dụng để cung cấp các thông tin về tình hình thực hiện của Quỹ.

c) Phần mềm: 3/26 Quỹ có và sử dụng các phần mềm chuyên dụng.

d) Website: 6/26 Quỹ có và sử dụng web để giới thiệu hoạt động của Quỹ.

Như vậy, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng các tỉnh sử dụng máy tính và đường truyền internet làm phương tiện, thiết bị chủ yếu để lưu giữ số liệu và thực hiện nhiệm vụ của Quỹ. Hệ thống này về cơ bản đáp ứng được yêu cầu trong việc cung cấp, trao đổi thông tin về Quỹ.

2.2. Hiện trạng nguồn nhân lực công nghệ thông tin

Số liệu điều tra, khảo sát cho thấy, 100% cán bộ kỹ thuật của các Quỹ sử dụng được những ứng dụng như tin học văn phòng, internet... phù hợp với hiện trạng hạ tầng công nghệ thông tin ở các Quỹ; 27/27 Quỹ có cán bộ kỹ thuật biết sử dụng phần mềm tin học và các ứng dng công nghệ tin học về Web và đường truyền (Phụ biểu 2).

Hầu hết, nhân lực phụ trách công nghệ thông tin của các Quỹ tỉnh là cán bộ kỹ thuật có trình độ chuyên môn về lâm nghiệp, chỉ có một cán bộ có trình độ đại học về công nghệ thông tin.

2.3. Nhu cầu phát triển công nghệ thông tin

a) Về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin

Kết quả điều tra, khảo sát cho thấy, 100% số Quỹ đều mong muốn nâng cấp và bổ sung các trang thiết bị, cụ thể là về trang Web riêng, máy chủ, bản quyền sử dụng các phần mềm chuyên ngành. (Phụ biểu 03, 04, 05)

b) Về phát triển nguồn nhân lực

Hầu hết, các Quỹ tỉnh đều có nhu cầu về phát triển nguồn nhân lực, phục vụ việc quản lý thông tin về chi trả DVMTR, trong đó:

- Có 27/27 Quỹ tỉnh đã điều tra, khảo sát có nhu cầu tập huấn phần mềm chi trả DVMTR (151 người).

- Có 27/27 Quỹ tỉnh đã điều tra, khảo sát có nhu cầu tập huấn sử dụng phần mềm Viễn thám (cho 139 người).

- Có 27/27 Quỹ tỉnh đã điều tra, khảo sát có nhu cầu tập huấn sử dụng phần mềm GIS (132 người),

- Có 8/26 Quỹ tỉnh đã điều tra, khảo sát có nhu cầu bố trí cán bộ có trình độ đại học về công nghệ thông tin.

Kết quả trên phản ảnh rõ nhu cầu cần tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ thông qua việc tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn s dụng các phần mềm chuyên dụng, nhằm đảm bảo thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn của các Quỹ gắn với việc thực hiện Chính sách chi trả DVMTR.

Phần II

PHẠM VI, QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP

I. PHẠM VI VÀ QUAN ĐIỂM XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Phm vi Đề án

a) Đề án Phát triển ứng dụng thông tin trực tuyến cho hệ thống Quỹ Bảo vệ và Phát triển, rừng các cấp trước mắt tập trung vào việc xây dựng Hệ thống phòng họp trực tuyến kết nối từ trung ương đến địa phương;

b) Hệ thống phòng họp trực tuyến được thiết lập dựa trên ứng dụng công nghệ thông tin để truyền tải âm thanh và hình ảnh giữa hai hoặc nhiều địa điểm kết nối từ xa, thực hiện qua đường truyền mạng internet tốc độ cao.

2. Quan điểm xây dựng Đề án

a) Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng, đáp ứng các mục tiêu cải cách hành chính (giảm thời gian, tiết kiệm chi phí) và các nhu cầu trao đổi về các hoạt động nghiệp vụ chuyên môn của các Quỹ.

b) Bảo đảm sự kết nối chặt chẽ, kịp thời giải quyết các vấn đề nảy sinh, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện các quy định, cơ chế, chính sách trên bình diện quốc gia, vùng và các nhóm Quỹ.

c) Hệ thống họp trực tuyến được xây dựng phải phù hp với điều kiện, khả năng của từng đơn vị, nhưng phải đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật tối thiểu được mô tả chi tiết trong Đ án này.

II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN

1. Mục tiêu tổng quát

Tạo lập Hệ thống thông tin trực tuyến, nhằm tăng cường năng lực quản lý, chỉ đạo, điu hành; đơn giản hóa các quy trình, thủ tục hành chính; góp phn nâng cao hiệu lực, hiệu quả triển khai nhiệm vụ của hệ thống Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng các cấp gắn với thực hiện Chính sách chi trả DVMTR.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo nhanh, cập nhật kết quả thực hiện nhiệm vụ của hệ thống Quỹ từ trung ương đến địa phương;

b) Đáp ứng yêu cầu thông tin phục vụ cho việc quản lý, chỉ đạo, điều hành và kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện nhiệm vụ, nghiệp vụ của Quỹ;

c) Tổ chức, thiết lập các kênh trao đổi, chia sẻ thông tin, học hỏi kinh nghiệm giữa các Quỹ trong triển khai nhiệm vụ.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Giải pháp về tài chính

a) Kinh phí thực hiện Đề án gồm: kinh phí tổ chức, thực hiện, duy trì các hoạt động chung của Đề án và kinh phí đầu tư trang thiết bị ban đầu;

b) Nguồn kinh phí thực hiện Đề án được lấy từ kinh phí quản lý của Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng: 0,5% đối với Quỹ Trung ương; 10% đối với Quỹ tỉnh và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

2. Giải pháp về nguồn nhân lực

a) Hệ thống Quỹ các cấp tùy theo quy mô biên chế được phê duyệt, bố trí nhân lực kiêm nhiệm phụ trách hoặc chuyên trách để tổ chức vận nh và bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng hthống phòng họp trực tuyến.

3. Giải pháp về kỹ thuật

Trên cơ sở Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng các cấp triển khai các thủ tục mua sắm các trang thiết bị kỹ thuật để lắp đặt tại phòng họp trực tuyến.

3.1. Yêu cầu cơ bản về trang thiết bị kỹ thuật

a) Hệ thống điều khiển chính (Codec): Thực hiện việc mã hóa và giải mã các tín hiệu, bao gồm âm thanh, hình ảnh, dữ liệu để kết nối vi các hệ thống điều khiển họp trực tuyến khác;

b) Hệ thống hình ảnh (Camera, Monitor, Projector): Thu và hiển thị hình ảnh của các bên tham gia họp trực tuyến;

c) Hệ thống âm thanh (Micro, speaker): Thu và phát âm thanh của các bên tham gia họp trực tuyến;

d) Đường truyền mạng (FTTH/ADSL / Leased line / MegaWAN / VPN): Giữa các phòng họp phải có một phương thức truyền tin nào đó như qua mạng ISDN hoặc qua mạng IP;

đ) Hệ thống điều khiển đa điểm (PCS-VCS Series): Có chức năng điều khiển đa điểm, cho phép kết nối nhiều điểm vào một phiên làm việc. Hình ảnh, âm thanh từ các thiết bị điểm được nhận về, trộn và chia hình hiển thị theo yêu cầu của người quản lý hệ thống;

e) Máy chủ họp thông tin trực tuyến: Phần mềm cài đặt trên máy chủ phải có khả năng đáp ứng nhiều cuộc họp độc lập diễn ra đồng thời trên cùng một hệ thống (đảm bảo hệ thống có khả năng gii quyết đưc nhiều nhiệm vụ công việc khác nhau của tổ chức/đơn vị)

(Phụ lục 01: Chi tiết yêu cầu kỹ thuật tối thiểu)

3.2. Hướng dẫn kỹ thuật kết nối và sử dụng

Quỹ Trung ương có trách nhiệm xây dựng bộ hướng dẫn kỹ thuật và tập huấn về quản lý, sử dụng các thiết bị, kết nối trong phòng họp trực tuyến.

(Phụ biểu 06: Mô hình kết nối đim trung tâm và điểm nhánh)

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI

1. Năm 2015

a) Trình phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng Hệ thống thông tin trực tuyến cho hệ thống Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng;

b) Xây dựng bộ hướng dẫn sử dụng Hệ thống thông tin trực tuyến;

c) Vận hành ổn định Hệ thống thông tin trực tuyến giữa Quỹ Trung ương với 3 Quỹ tỉnh là: Kon Tum, Thừa Thiên Huế, Lào Cai trong khuôn khổ Dự án tăng cường năng lực thực thi chính sách chi trả DVMTR tại Việt Nam (IPFES).

2. Năm 2016 và các năm tiếp theo

a) Phát triển được hệ thống phòng họp trực tuyến từ trung ương đến địa phương. Mỗi vùng trọng điểm tối thiểu khoảng 4 tỉnh thực hiện;

b) Tổ chức, duy trì vận hành các hoạt động, s dụng hiệu quả Hệ thống thông tin trực tuyến; tổ chức bảo trì, nâng cấp hệ thống (nếu có).

(Chi tiết Kế hoạch triển khai thực hiện theo Phụ biểu 02)

II. TRÁCH NHIỆM TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Quỹ Bảo vệ và Phát trin rừng Việt Nam

a) Lập, trình phê duyệt dự toán kinh phí mua sắm, bảo trì trang thiết bị, bố trí cơ sở vật chất cho phòng họp trực tuyến tại Trung ương;

b) Tổ chức thực hiện và điều hành mọi hoạt động trong Đề án;

c) Xây dựng hệ thống họp trực tuyến tại trung ương và thực hiện các nhiệm vụ khác theo phạm vi, chức năng quản lý;

d) Hưng dẫn kỹ thuật hệ thống họp trực tuyến chung cho Hệ thống Quỹ;

đ) Tổ chức sơ kết, đánh giá kết quả hoạt động và tổng kết Đề án.

2. Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng cấp tỉnh

a) Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Đề án hoặc kế hoạch triển khai Hệ thống thông tin trực tuyến tại cấp tỉnh;

b) B trí nguồn kinh phí, nhân sự và các điều kiện, cơ sở vt chất để triển khai Đ án hoặc Kế hoạch tại địa phương, nhằm đáp ứng các mục tiêu đề ra;

c) Đầu mối kết nối các điểm cầu các Quỹ tnh thông qua mạng Internet;

d) Xây dựng quy định vận hành, bo trì hệ thống; xây dựng kế hoạt động đối với Hệ thống thông tin trực tuyến tại địa phương cho năm 2016 và duy trì hoạt động trong các năm tiếp theo.

Phần IV

HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN

I. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ ÁN

1. Đề án xây dựng Hệ thống thông tin trực tuyến được triển khai thực hiện trên phạm vi cả nước không chỉ có ý nghĩa lớn về việc tiết kiệm thời gian, giảm chi phí giao dịch, mà còn tăng cường khả năng kết nối; tạo cơ hội đối thoại, chia sẻ kinh nghiệm hoạt động nghiệp vụ chuyên môn của Quỹ; góp phần đẩy mạnh quan hệ hp tác quốc tế; phát huy dân chủ và đảm bảo công khai, minh bạch trong quá trình tổ chức thực hiện các quy định, cơ chế, chính sách hiện hành.

2. Đán triển khai thành công sẽ góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực, tính chuyên nghiệp và sự năng động của đội ngũ cán bộ Quỹ các cấp trong giai đoạn hội nhập quốc tế.

II. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN

Đ án được phê duyệt và triển khai thực hiện sẽ góp phần:

1. Giải quyết kịp thời, nhanh chóng, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ Quỹ;

2. Tổ chức nhanh, gọn và hiệu quả các cuộc họp, hội nghị, tập huấn, hội thảo từ trung ương đến địa phương;

3. Tiết kiệm thời gian, công sức do phải di chuyển đi lại đối với các cán bộ Quỹ các cấp; giảm chi phí giao dịch, chi phí quản lý tổ chức các hoạt động như trao đổi, hội họp, hội nghị, hội thảo đào tạo./.

 

PHỤ BIỂU 01

CHI TIẾT YÊU CẦU TỐI THIỂU CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN
(Kèm theo Quyết định số: 5085/QĐ-BNN-TCLN ngày 09/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn)

STT

Nội dung yêu cầu

Các yêu cầu chung

1

Thiết bị đồng bộ, hiện đại, chuyên nghiệp, độ nét cao (HD)

2

Phòng ốc phải đm bảo phục vụ với chất lượng âm thanh, hình ảnh, ánh sáng trung thực, tự nhiên. Ánh sáng cho một phòng họp hệ thống giao ban điện tử đa phương tiện phải là loại ánh sáng liên tục và có cường độ sáng tối thiểu 600lux. Ánh sáng trong phòng không được chiếu thẳng vào Camera để tránh hiện tượng ngược sáng cho Camera

3

Một cuộc họp trong Hệ thống thông tin trực tuyến gồm:

- Máy chủ hội nghị truyền hình

- Thiết bị đu cuối Codec hoặc máy trạm hội nghị truyền hình và camera, micro.

- Các thành phần hỗ tr (Thiết bị hiển thị và trình diễn, phần mềm hỗ trợ)

4

Yêu cầu về máy chủ họp thông tin trực tuyến

Phần mềm máy chủ phải có khả năng đáp ng nhiều cuộc họp độc lập diễn ra đồng thi trên cùng một hệ thống (đảm bảo hệ thống có khả năng giải quyết được nhiều nhiệm vụ công việc khác nhau của tổ chức/đơn vị)

Dễ dàng m rộng số điểm tham dự hay thay thế thiết bị đầu cuối mới mà không ảnh hưởng đến cấu hình phiên họp

Tương thích vi các thiết bị đầu cuối họp trực tuyến của các hãng khác nhau như thiết bị camera, micro, hiển thị và trình diễn

Hỗ trợ các điểm đầu cuối có tốc độ video và audio khác nhau có thể cùng tham gia chung một cuộc họp trực tuyến

Hỗ tr nhiều chế độ hội nghị: giao ban, phát biểu, nói chuyện riêng, chủ tọa...

Đảm bảo khả năng cập nhật cuộc họp theo thời gian thực như: mời thêm thành viên mi, ngắt quyền tham dự của thành viên đang tham gia, chuyển đổi vai trò phát biểu,... không làm gián đoạn đến cuộc họp đang diễn ra.

Có thể tích hợp tốt vi hạ tầng mạng IP như Ethernet, Fast Ethernet, Gigabit Ethernet, Token Ring, FDDI, ATM, mạng không dây

Có khả năng trình diễn ứng dụng bất kỳ theo thời gian thực

Có khả năng chia sẻ tài liệu trực tuyến với nhiều định dạng khác nhau.

5

u cầu đối với thiết bị đầu cuối (Codec)

Thiết bị đầu cuối phải có tối thiểu các thành phần sau:

- Codec hoặc máy khách với phần mềm điều khiển máy khách.

- Camera

- Micro

Cho phép kết nối và s dụng các thiết bị thông dụng như máy tính PC, Laptop và các thiết bị đa phương tiện đi kèm để thiết lập một điểm đầu cuối, ví dụ màn hình, máy chiếu, webcam, máy quay phim, hệ thống trang âm, hệ thống camera quan sát ...

Có khả năng phối hp các mô hình ứng dụng khác nhau để đảm bo tính linh hoạt của hội nghị đa phương tiện: như hội trường ln, phòng họp, máy tính để bàn, máy xách tay.

Cho phép ghi lại các nội dung hội nghị đa phương tiện qua mang LAN, WAN, Internet thành các định dạng dữ liệu thông dụng n Windows Media,...

Phần mềm điều khiển máy khách hoạt động ổn định, tin cậy; cho phép quản lý và thiết lập tham số hệ thống để điểm đầu cuối tham gia vào cuộc họp; đồng thời cho phép cập nhật, nâng cấp tự động mà không làm gián đoạn cuộc họp đang diễn ra.

6

Hệ thống phải có khả năng hoạt động trên s đường truyền sẵn có như Leased Line, ADSL...

Các vấn đề an toàn, bảo mật

6

Đảm bảo an ninh, có khả năng ngăn chặn sự thâm nhập trái phép vào cuộc họp, có sử dụng cơ chế đăng nhập xác thực

7

Hỗ trợ tính năng mã hóa cuộc họp, mã hóa dữ liệu đường truyền

8

Có khả năng kết hp với các thiết bị an ninh khác như mã hóa, tường lửa (firewall) hoặc tích hợp sẵn cơ chế bảo mật

Các vấn đề về chuẩn

9

Tối thiểu đáp ứng chuẩn truyền dẫn trên Internet IP v4, UDP

10

Tối thiểu đáp ứng chuẩn truyền thông H.323

11

Tối thiểu đáp ứng chuẩn Video căn bản: H.261

12

Tối thiểu đáp ứng chuẩn Audio căn bản: G.711

13

Đáp ứng các tiêu chuẩn kết ni mạng trên nền IP

14

Đáp ứng chuẩn điều khiển camera xa: H.281

 

PHỤ BIỂU 02

KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN
(Kèm theo Quyết định số:
5085/QĐ-BNN-TCLN ngày 09/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

TT

Các hoạt động

Đơn vị chủ trì thực hiện

Sản phẩm

Thời gian

Ghi chú

1

Xây dựng Đề án Hệ thống thông tin trực tuyến tại đơn vị

Quỹ tỉnh

Đán được phê duyệt

Năm 2016

 

2

Xây dựng dự toán và các yêu cu kỹ thuật mua sắm thiết bị

Quỹ tỉnh

Quyết định phê duyệt

Năm 2016

Thống nhất kỹ thuật, thiết bị với Quỹ Trung ương để đảm bảo đồng bộ, thống nhất

3

Xây dựng bộ hướng dẫn Hệ thống thông tin trực tuyến

Quỹ Trung ương

Bộ hướng dẫn

Năm 2016

 

4

Tổ chức tập huấn kỹ thuật quản lý Hệ thống thông tin trực tuyến

Quỹ Trung ương

Lớp tập huấn

Năm 2016

 

5

T chức các hoạt động họp trực tuyến

Quỹ Trung ương

Cuộc họp

Năm 2016

 

 

PHỤ BIỂU 03

HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CNTT PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG NGHIỆP VỤ QUỸ
(Kèm theo Quyết định số:
5085/QĐ-BNN-TCLN ngày 09/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát trin nông thôn)

TT

Tên đơn vị

Máy tính cá nhân

Máy chủ

Đường truyền internet

Website

Phn mềm viễn thám

Phần mềm Gis

1

Bắc Kạn

9

 

9

 

 

 

2

Bình Phước

4

1

1

 

 

 

3

Bình Thuận

 

 

1

 

 

 

4

Cao Bằng

10

1

10

 

 

 

5

Gia Lai

16

 

1

 

 

1

6

Hà Giang

2

1

1

 

 

 

7

Thừa Thiên Huế

2

 

 

 

 

 

8

Kon Tum

27

 

11

 

 

10

9

Khánh Hòa

5

 

1

 

 

 

10

Nghệ An

2

1

1

1

 

 

11

Phú Thọ

62

 

57

 

 

 

12

Phú Yên

-

 

-

 

 

 

13

Quảng Ninh

10

 

10

 

 

 

14

Quảng Ngãi

1

 

1

 

 

 

15

Quảng Trị

 

 

1

 

 

 

16

Tây Ninh

 

 

 

 

 

 

17

Tuyên Quang

2

 

 

 

 

 

18

Thanh Hóa

10

 

10

 

 

 

19

Yên Bái

10

 

10

 

 

 

20

Đắk Lắk

20

 

1

 

 

 

21

Đắk Nông

25

 

1

 

 

 

22

Sơn La

-

 

-

 

 

 

23

Đin Biên

17

 

1

 

 

1

24

Hòa Bình

2

1

1

 

 

 

25

Quảng Nam

12/14

1

1

 

 

 

26

Lâm Đồng

32/33

1

1

1

 

 

27

Quỹ Trung ương

7/10

 

2

1

1

1

 

PHỤ BIỂU 04

Hiện trạng nguồn nhân lực công nghệ thông tin
(Kèm theo Quyết định số: 5085/QĐ-BNN-TCLN ngày 09/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát trin nông thôn)

TT

Đơn vị

Sử dụng Word

Biết sử dụng Excel

Sử dụng phần mềm bản đồ

Sử dụng phần mềm viễn thám

Sử dụng internet

Đại học CNTT

Trung cấp CNTT

Có chứng chỉ tin học từ trình đB

1

Bắc Kạn

9

9

2

 

9

 

 

9

2

Bình Phước

10

10

2

 

10

 

 

 

3

Bình Thuận

17

17

 

 

17

 

 

 

4

Cao Bằng

10

8

5

1

9

 

 

10

5

Gia Lai

16

15

4

1

15

 

 

 

6

Hà Giang

8

8

6

 

8

 

 

8

7

Thừa Thiên Huế

10

10

3

1

10

 

 

8

8

Kon Tum

23

23

2

 

23

 

 

7

9

Khánh Hòa

6

6

1

1

6

 

 

 

10

Nghệ An

18

18

10

5

18

 

 

18

11

Phú Thọ

6

6

4

4

6

 

 

6

12

Phú Yên

8

8

3

2

8

 

 

6

13

Quảng Ninh

10

10

4

 

10

 

 

 

14

Quảng Ngãi

6

6

3

 

6

 

 

6

15

Quảng Trị

6

6

2

 

6

 

 

 

16

Tây Ninh

 

 

 

 

 

 

 

 

17

Tuyên Quang

13

13

5

 

13

 

 

 

18

Thanh Hóa

11

11

3

2

9

 

 

 

19

Yên Bái

10

10

5

 

10

 

 

 

20

Đắk Lk

20

20

13

 

20

 

 

 

21

Đắk Nông

25

25

10

 

25

 

 

 

22

Sơn La

56

56

12

4

59

 

 

58

23

Đin Biên

16

16

4

1

16

 

 

16

24

Hòa Bình

10

10

 

 

10

 

 

 

25

Quảng Nam

12

12

2

2

12

 

 

 

26

Lâm Đồng

33

33

15

10

33

1

0

 

27

Quỹ Trung ương

12

12

2

2

12

 

 

12

 

PHỤ BIỂU 05

NHU CẦU VỀ CƠ SỞ HẠ TẦNG, HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỦA QUỸ
(Kèm theo Quyết định số:
5085/QĐ-BNN-TCLN ngày 09/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát trin nông thôn)

TT

Đơn v

Máy tính cá nhân

Máy chủ

Đường internet

Website

Phn mềm chuyên dùng

1

Bc Kn

 

1

 

 

Cn

2

Bình Phước

10

1

1

 

 

3

Bình Thuận

5

1

1

1

2

4

Cao Bng

2

1

0

1

Cn

5

Gia Lai

 

1

 

1

2

6

Hà Giang

6

1

1

1

1

7

Thừa Thiên Huế

4

1

1

1

Cần

8

Kon Tum

6

1

 

1

2

9

Khánh Hòa

 

1

 

1

1

10

Nghệ An

5

 

 

 

Cn

11

Phú Th

4

1

 

1

Cn

12

Phú Yên

4

1

 

1

Cn

13

Quảng Ninh

10

1

1

1

1

14

Quảng Ngãi

4

1

1

1

1

15

Quảng Trị

3

1

 

1

Cn

16

Tây Ninh

 

 

 

 

 

17

Tuyên Quang

9

1

1

1

1

18

Thanh Hóa

6

1

1

1

1

19

Yên Bái

10

1

1

1

1

20

Đk Lk

 

1

 

1

1

21

Đk Nông

 

 

 

1

2

22

Sơn La

2

1

 

1

Cn

23

Điện Biên

 

 

 

1

Cn

24

Hòa Bình

5

1

1

1

1

25

Quảng Nam

 

 

 

1

Cn

26

Lâm Đng

 

 

 

 

2

27

Quỹ Trung ương

2

1

 

 

 

 


PHỤ BIỂU 06

MÔ HÌNH KẾT NỐI ĐIỂM TRUNG TÂM VÀ ĐIỂM NHÁNH HỆ THỐNG THÔNG TIN TRỰC TUYẾN
(Kèm theo Quyết định số:
5085/QĐ-BNN-TCLN ngày 09/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát trin nông thôn)

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 5085/QĐ-BNN-TCLN

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu5085/QĐ-BNN-TCLN
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành09/12/2015
Ngày hiệu lực09/12/2015
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Tài nguyên - Môi trường, Công nghệ thông tin
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật8 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 5085/QĐ-BNN-TCLN

Lược đồ Quyết định 5085/QĐ-BNN-TCLN hệ thống thông tin trực tuyến quỹ bảo vệ và phát triển rừng 2015


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 5085/QĐ-BNN-TCLN hệ thống thông tin trực tuyến quỹ bảo vệ và phát triển rừng 2015
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu5085/QĐ-BNN-TCLN
                Cơ quan ban hànhBộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
                Người kýHà Công Tuấn
                Ngày ban hành09/12/2015
                Ngày hiệu lực09/12/2015
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Tài nguyên - Môi trường, Công nghệ thông tin
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật8 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Quyết định 5085/QĐ-BNN-TCLN hệ thống thông tin trực tuyến quỹ bảo vệ và phát triển rừng 2015

                        Lịch sử hiệu lực Quyết định 5085/QĐ-BNN-TCLN hệ thống thông tin trực tuyến quỹ bảo vệ và phát triển rừng 2015

                        • 09/12/2015

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 09/12/2015

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực