Quyết định 5222/QĐ-UBND

Quyết định 5222/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho người lao động gắn với giải quyết việc làm và phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020

Nội dung toàn văn Quyết định 5222/QĐ-UBND đào tạo nghề giải quyết việc làm phát triển tiểu thủ công nghiệp Nghệ An


UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5222/QĐ-UBND

Nghệ An, ngày 09 tháng 11 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG GẮN VỚI GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM VÀ PHÁT TRIỂN TIỂU THỦ CÔNG NGHIỆP, LÀNG NGHỀ TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2016 – 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị quyết số 26/NQ/TW ngày 30/7/2013 Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020"; Quyết định số 971/QĐ-TTg ngày 1/7/2015 về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 1956/QĐ-TTg;

Căn cứ Quyết định 630/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược phát triển dạy nghề thời kỳ 2012-2020;

Căn cứ Quyết định 46/2015/QĐ-TTg ngày 28/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng;

Xét đề nghị của Liên minh HTX tỉnh tại Tờ trình số 414/TTr-LMHTX ngày 14/10/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án đào tạo nghề cho người lao động gắn với giải quyết việc làm và phát triển tiểu thủ công nghiệp, làng nghề tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020 gồm các nội dung chủ yếu sau:

I . MỤC TIÊU

1. Nhằm góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVIII; Nghị quyết số 26/NQ/TW ngày 30/7/2013 Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2020; Và thực hiện mục tiêu Nghị quyết số 06/NQ-TU về phát triển Công nghiệp, TTCN và xây dựng làng nghề giai đoạn 2011 – 2020 phấn đấu đến năm 2020 xây dựng thêm được 30-50 làng nghề.

2. Đào tạo nghề nhằm nâng cao chất lượng nguồn lao động nông thôn, đáp ứng yêu cầu bảo tồn, phát huy ngành nghề TTCN truyền thống, du nhập nghề mới và phát triển ngành nghề nông thôn, gắn với xây dựng làng nghề, làng có nghề; gắn với xây dựng đơn vị kinh tế doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác và xây dựng nông thôn mới.

3. Đào tạo nghề cho người lao động, thành viên các HTX, làng nghề, làng có nghề nhằm giải quyết việc làm, tăng thu nhập nâng cao chất lượng đời sống. Sau đào tạo, truyền nghề có 85-90% người lao động có trình độ tay nghề, có việc làm và thu nhập ổn định tại các làng nghề, làng có nghề, doanh nghiệp, HTX, và tự tạo việc làm ở địa phương. Hình thành nhiều làng có nghề và làng nghề với quy mô sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và có khả năng cạnh tranh cao.

4. Đào tạo nghề nhằm cung cấp lao động có trình độ tay nghề cho các doanh nghiệp hoạt động trong các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề.

5. Đẩy mạnh xã hội hóa về đào tạo nghề; Huy động mọi nguồn lực tăng quy mô và chất lượng đào tạo nghề cho lĩnh vực TTCN – làng nghề.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Ngành nghề đào tạo: Tập trung đào tạo 10 nhóm nghề trọng điểm: Nghề mây tre đan; Nghề thêu ren, dệt thổ cẩm; Chế biến gỗ (Mộc mỹ nghệ, đóng tàu thuyền....); Chế biến nông sản, thực phẩm, trồng nấm, thủy hải sản; Nghề gây trồng và KD sinh vật cảnh; Nghề sản xuất hương, chổi, nón...; Nghề chế tác đá; Nghề kỹ thuật và cơ khí nông nghiệp; Kỹ năng hoạt động thương mại, du lịch; Nghề sản xuất vật liệu xây dựng.

2. Trình độ và hình thức đào tạo nghề:

- Trình độ trung cấp nghề, sơ cấp nghề: Đào tạo tại các trường nghề, trung tâm dạy nghề các huyện, thành, thị.

- Trình độ sơ cấp nghề: Đào tạo tại các cơ sở dạy nghề của các doanh nghiệp, HTX tại địa phương, làng nghề, làng có nghề.

- Truyền nghề, nâng cao tay nghề: Do các nghệ nhân, thợ giỏi truyền nghề trực tiếp tại địa phương, tại các doanh nghiệp, HTX, làng nghề, làng có nghề.

3. Kế hoạch, chỉ tiêu đào tạo nghề giai đoạn 2016 – 2020.

- Kế hoạch đào tạo giai đoạn 2016 – 2020:

ĐVT: Người

TT

Nội dung đào tạo

Tổng

2016

2017

2018

2019

2020

1

Sơ cấp nghề

39.000

5.390

7.030

7.810

8.660

10.110

2

Trung cấp nghề

1.000

200

200

200

200

200

 

Tổng

40.000

5.590

7.230

8.010

8.860

10.310

(Chi tiết có phụ lục số 01 đính kèm)

- Chỉ tiêu đào tạo giai đoạn 2016 – 2020 của các đơn vị (Nằm ngoài chỉ tiêu phân bổ theo kế hoạch sự nghiệp đào tạo nghề hàng năm của các đơn vị):

ĐVT: Người

TT

Đơn vị thực hiện

Tổng

2016

2017

2018

2019

2020

1

Liên minh HTX tỉnh (Trung tâm tư vấn hỗ trợ và các trung tâm dạy nghề DN)

11.000

1.550

2.000

2.200

2.450

2.800

2

Sở Công Thương (Trung tâm khuyến công)

10.070

1.360

1.830

2.010

2.160

2.710

3

Trường Trung cấp nghề KT-CN-TCN

7.930

1.130

1.400

1.600

1.800

2.000

4

Các trung tâm dạy nghề huyện, thị xã; Các trung tâm dạy nghề của các tổ chức đoàn thể

11.000

1.550

2.000

2.200

2.450

2.800

 

Tổng

40.000

5.590

7.230

8.010

8.860

10.310

(Chi tiết có phụ lục số 02, 03, 04, 05, 06, 07 đính kèm)

- Xây dựng thêm 30 làng nghề

III. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và người lao động:

- Tăng cường tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về đào tạo nghề để các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị xã hội, doanh nghiệp, các cơ sở dạy nghề và nhân dân thấy được tầm quan trọng của công tác đào tạo nghề, phát triển ngành nghề TTCN và xây dựng làng nghề trong sự nghiệp CNH-HĐH và xây dựng nông thôn mới của địa phương để từ đó học nghề và lập nghiệp.

- Tăng cường tuyên truyền tư vấn học nghề TTCN và việc làm đối với người lao động, các chính sách ưu đãi đầu tư cho dạy nghề, hỗ trợ người học nghề.

- Nâng cao tinh thần trách nhiệm của các thủ trưởng, giám đốc cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các nghệ nhân, thợ giỏi trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nghề TTCN, xây dựng làng nghề.

 - Nâng cao nhận thức về trách nhiệm của các cơ sở dạy nghề và các doanh nghiệp trong mối quan hệ giữa đào tạo nghề và sử dụng lao động qua đào tạo. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất có trách nhiệm, vai trò quan trọng trong việc tham gia đóng góp nguồn lực vào quá trình đào tạo nghề và đảm bảo việc làm cho người học sau khi được đào tạo và giải quyết đầu ra của sản phẩm làng nghề.

- Tăng cường công tác tuyên truyền cho nhân dân và các em học sinh, định hướng phân luồng học nghề sau khi tốt nghiệp THCS, THPT, quan tâm các em học sinh học nghề, động viên khuyến khích các em học giỏi, tay nghề vững vàng, tiếp cận được công việc, hiệu quả sau đào tạo.

- Tăng cường thông tin quảng bá uy tín, chất lượng và tư vấn tìm việc làm sau đào tạo của các cơ sở đào tạo nghề tạo dựng được thương hiệu nơi đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo nghề của tỉnh.

2. Tăng cường quản lý nhà nước trong hoạt động dạy nghề:

- Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp, các ngành đối với công tác dạy nghề nói chung và đào tạo nghề TTCN nói riêng, đặc biệt là đào tạo các ngành nghề trọng điểm có tính truyền thống.

- Thực hiện tốt công tác quy hoạch và kế hoạch phát triển mạng lưới, nâng cao năng lực dạy nghề; Tiếp tục ban hành các cơ chế chính sách khuyến khích, thu hút nguồn lực, quản lý đào tạo nghề. Hướng dẫn các cơ sở dạy nghề nhất là cơ sở ngoài công lập tổ chức đào tạo theo đúng Luật Giáo dục nghề nghiệp.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với các hoạt động đào tạo, tập trung chỉ đạo về đổi mới về giáo trình đào tạo. Xử lý nghiêm các sai phạm trong đào tạo.

3. Gắn đào tạo nghề với kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương:

- Công tác đào tạo nghề của các cơ sở đào tạo nghề phải xuất phát từ kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ và tình hình thực tế ở địa phương, hướng tới phát triển ngành nghề, xây dựng làng nghề, làng có nghề và xây dựng nông thôn mới.

- Cấp ủy, chính quyền các cấp, các ngành cần có sự quan tâm tới công tác đào tạo nghề cho người lao động, đặc biệt là đào tạo các ngành nghề trọng điểm có tính truyền thống.

- Phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp trên địa bàn để xác định nhu cầu sử dụng lao động, nhu cầu ngành nghề đào tạo. Huy động các nguồn lực ở địa phương nhằm tăng cường quy mô và chất lượng đào tạo nghề cho lĩnh vực TTCN – làng nghề.

- Gắn kết và đẩy mạnh phát triển các “bà đỡ” HTX, doanh nghiệp tại địa phương làm đầu mối cung ứng dịch vụ, vật tư nguyên liệu và quan tâm giải quyết hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm TTCN, làng nghề, làm cơ sở vững chắc thu hút, giải quyết việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao động sau đào tạo.

4. Phối hợp với các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, các trung tâm dạy nghề để đào tạo nghề lĩnh vực TTCN:

- Tăng cường nâng cao năng lực và chất lượng đào tạo của các trường, trung tâm dạy nghề: Tổ chức hoạt động các nội dung bồi dưỡng giáo viên, xây dựng chương trình, đặt hàng đào tạo nghề theo nhu cầu lao động kỹ thuật của doanh nghiệp, HTX. Tiếp tục phát huy tổ chức tốt các phong trào thi giáo viên dạy nghề giỏi, thi tay nghề trẻ, thi thiết bị dạy nghề tự làm ngày càng sâu rộng. Tổ chức các hoạt động phối hợp nhà trường và doanh nghiệp để xây dựng, cập nhật chương trình và hỗ trợ đào tạo kỹ năng nghề.

- Đổi mới hình thức đào tạo gắn với nội dung giáo trình và phương pháp giảng dạy, tăng cường liên kết với các khu công nghiệp, doanh nghiệp nhỏ và vừa, HTX, làng nghề trên cơ sở nhu cầu sử dụng lao động để có kế hoạch đào tạo ngành nghề, trình độ phù hợp; khuyến khích dạy nghề theo phương pháp chủ động, gắn lý thuyết với thực tiễn và phù hợp với đặc điểm của từng vùng, từng lĩnh vực.

- Gắn chặt với nhiệm vụ chuyên môn của các trường để phát triển các nghề có tính trọng điểm, có nhiều nhu cầu và gắn với giải quyết việc làm trên địa bàn.

- Mở rộng quan hệ với các trường đào tạo nghề trong và ngoài tỉnh để thực hiện chương trình liên kết đào tạo, học hỏi kinh nghiệm, các chương trình tiên tiến, trao đổi công nghệ.

5. Đa dạng hoá hình thức, phương pháp và cách thức đào tạo:

- Tăng thời lượng giờ thực hành, giảm thời lượng giờ lý thuyết. Hình thức, phương pháp dạy nghề phải phù hợp với đối tượng học nghề và yêu cầu công nghệ sản xuất.

- Tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các hình thức đào tạo nghề, truyền nghề hiện nay, nhất là hình thức các nghệ nhân, thợ giỏi truyền nghề tại cơ sở, tại hộ gia đình, làng nghề, làng có nghề trong phương thức vừa học lý thuyết vừa thực hành kỹ thuật. Hàng năm có kế hoạch, giải pháp để đào tạo và đào tạo lại đội ngũ giáo viên, nghệ nhân, thợ giỏi về phương pháp đào tạo và ứng dụng các công nghệ mới trong đào tạo.

- Nội dung chương trình đào tạo tại các cơ sở dạy nghề, hình thức truyền nghề trực tiếp phải bảo đảm các yêu cầu về kiến thức nghề, kỹ năng nghề và các kiến thức bổ trợ (an toàn lao động, pháp luật lao động, tổ chức liên kết, hợp tác sản xuất, tiêu thụ sản phẩm).

- Các cơ sở, hộ gia đình sản xuất, làng nghề, làng có nghề tạo điều kiện cho học viên được thực tập nghề, được làm việc sau học nghề.

- Xây dựng cơ chế chính sách phối hợp và thu hút nguồn nhân lực đầu tư từ các doanh nghiệp trong hoạt động đào tạo nghề.

- Hàng năm, tổ chức Hội thi tay nghề thợ giỏi cho đội ngũ thợ lành nghề mỗi năm 1 lần; Cấp chứng chỉ cho đội ngũ thợ giỏi đủ điều kiện để truyền nghề. Tổ chức xét công nhận danh hiệu Nghệ nhân, Thợ giỏi cấp tỉnh theo quy định.

6. Tổ chức các chuyến đi học tập kinh nghiệm ở các cơ sở đào tạo nghề chất lượng tại các địa phương trong nước, du nhập nghề mới:

- Hàng năm tổ chức 01 chuyến đi học tập kinh nghiệm về các mô hình đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm, kinh nghiệm phát triển làng nghề ở các tỉnh bạn cho giáo viên, học viên, các chủ cơ sở, các nghệ nhân, thợ giỏi, các cá nhân có tâm huyết với nghề để học hỏi kinh nghiệm.

- Liên kết du nhập một số nghề mới có thu nhập lao động cao, giải quyết được nhiều việc làm ở các địa phương trong nước.

7. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa về đào tạo nghề:

- Huy động các nguồn lực địa phương; nhà tài trợ, liên doanh liên kết, nguồn lực của doanh nghiệp, của người lao động và người học nghề nhằm tăng cường quy mô và chất lượng đào tạo nghề cho lĩnh vực TTCN – làng nghề. Thực hiện xã hội hoá về đào tạo nghề cho lao động để cả xã hội cùng vào cuộc. Phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp sử dụng lao động để cùng đóng góp xây dựng cơ sở vật chất, phòng thực hành thực tập, vườn trại để nâng cao chất lượng đào tạo. Khuyến khích các cơ sở đào tạo hợp tác với các trường, tổ chức giáo dục đào tạo nước ngoài tham gia đầu tư.

- Lồng ghép các chương trình mục tiêu Quốc gia, chương trình đào tạo nghề theo Đề án 1956 và các chương trình khác, nhất là trong sự nghiệp đào tạo nghề từ ngân sách của tỉnh, của huyện và ngân sách Trung ương bằng các chương trình, đề án chặt chẽ đảm bảo hiệu quả hơn trong đào tạo nghề lĩnh vực TTCN, làng nghề.

8. Khôi phục và phát triển các làng nghề:

- Khôi phục các nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch cộng đồng và sản phẩm phục vụ khách du lịch như nghề dệt thổ cẩm, nhằm tạo thêm việc làm và giải quyết nguồn lao động nhàn rỗi, tăng thu nhập cho người lao động, nhất là người lao động khu vực miền núi.

- Xây dựng các làng có nghề thành các làng nghề theo Quy hoạch phát triển làng nghề .

- Tạo điều kiện hỗ trợ cho các làng nghề, các hộ sản xuất làng nghề, các HTX làng nghề được vay vốn ưu đãi để sản xuất kinh doanh.

- Đẩy mạnh hoạt động ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ và đổi mới công nghệ trong các làng nghề để bảo tồn và phát huy các sản phẩm truyền thống, các đặc sản của địa phương, tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, có khối lượng lớn và có sức cạnh tranh trên thị trường. Xây dựng và quảng bá thương hiệu cho các sản phẩm làng nghề.

9. Định kỳ tổ chức sơ tổng kết việc thực hiện Đề án:

Hàng năm các ngành, các địa phương thực hiện tốt việc sơ, tổng kết đánh giá tình hình thực hiện các mục tiêu, nội dung Đề án. Tổ chức biểu dương, tôn vinh, khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân có nhiều đóng góp trong công tác đào tạo nghề, truyền nghề.

IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Tổng kinh phí thực hiện Đề án : 76.520.000.000 đồng

2. Nguồn kinh phí thực hiện:

- Ngân sách Trung ương : 7.652.000.000 đồng

- Ngân sách tỉnh: 49.738.000.000 đồng

- Nguồn huy động xã hội hóa : 19.130.000.000 đồng

(Chi tiết Có phụ lục số 08 kèm theo)

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Liên minh HTX tỉnh:

- Là cơ quan thường trực tham mưu UBND tỉnh tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện Đề án đào tạo nghề cho người lao động gắn với giải quyết việc làm và phát triển TTCN, làng nghề tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 – 2020.

- Phối hợp chặt chẽ với các sở ban ngành, UBND các huyện, thành, thị và các tổ chức đoàn thể thực hiện chỉ đạo phát triển TTCN và làng nghề theo Nghị quyết 06 Tỉnh ủy khóa XVII.

- Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh xây dựng chương trình, kế hoạch, giao chỉ tiêu và lộ trình để triển khai thực hiện đề án; thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, tổ chức sơ kết, tổng kết đào tạo nghề kịp thời, rút ra bài học kinh nghiệm để xây dựng những định hướng phù hợp.

2. Sở Tài chính: Hàng năm, tham mưu cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí thực hiện Đề án cho các đơn vị liên quan trong khả năng cân đối của ngân sách địa phương theo đúng các quy định hiện hành.

3. Các sở, ban, ngành liên quan: Lao động Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục – Đào tạo: Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình, phối hợp với Liên minh HTX tỉnh triển khai thực hiện Đề án.

4. Các tổ chức chính trị - xã hội: Tổ chức lồng ghép các hoạt động tuyên truyền Đề án , tư vấn cho các hội viên, đoàn viên về vai trò học nghề để tạo việc làm và xây dựng làng nghề, làng có nghề trên địa bàn tỉnh; Tuyên truyền các tổ chức, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh tăng cường phối hợp cùng các cơ sở đào tạo nghề TTCN trong việc hướng dẫn học sinh thực tập tay nghề, tiếp nhận học sinh sau khi tốt nghiệp để nâng cao chất lượng đào tạo; tham gia chỉ đạo công tác đào tạo nghề theo chức năng nhiệm vụ.

5. Các trường trung cấp nghề, các trung tâm dạy nghề và các cơ sở dạy nghề: Tổ chức đào tạo nghề lĩnh vực TTCN, làng nghề theo mục tiêu, kế hoạch của Đề án; Nâng cao chất lượng dạy và học; Chú trọng đào tạo các ngành nghề trọng tâm trọng điểm, gắn với nhu cầu của thị trường và gắn với giải quyết việc làm cho người lao động; Tăng cường thông tin quảng bá uy tín, chất lượng và tư vấn tìm việc làm sau đào tạo

6. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã

- Tổ chức quán triệt đề án, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của đào tạo nghề TTCN – làng nghề trong sự nghiệp phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh; Ban hành các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ gia đình, các nghệ nhân, thợ giỏi tổ chức truyền nghề tại địa phương; cơ sở sản xuất và người lao động duy trì và phát triển ngành nghề TTCN và xây dựng làng nghề, làng có nghề.

- Chủ động phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan trong việc triển khai thực hiện Đề án. Hàng năm dự báo và xây dựng danh mục nghề đào tạo, đăng ký kế hoạch đào tạo nghề TTCN – làng nghề trên cơ sở mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn và của thị trường lao động để đào tạo nghề cho người lao động. Theo dõi, đôn đốc, tổ chức kiểm tra giám sát việc thực hiện Đề án tại địa phương.

- Định kỳ 6 tháng, hàng năm, các địa phương và các đơn vị liên quan báo cáo tình hình thực hiện Đề án gửi Liên minh HTX tỉnh để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Nội vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo; Công Thương, Khoa học – Công nghệ; Các tổ chức chính trị - xã hội; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh; các Trường trung cấp nghề, Trung tâm dạy nghề, các Cơ sở dạy nghề và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Hoàng Viết Đường

 


PHỤ LỤC SỐ 01

KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO NGHỀ LĨNH VỰC TTCN-LÀNG NGHỀ HÀNG NĂM

ĐVT: Người

TT

Nhóm ngành nghề đào tạo

Tổng chỉ tiêu đào tạo 2016 - 2020

Năm
2016

Năm
2017

Năm
2018

Năm
2019

Năm
2020

1

Nghề mây tre đan

7,000

900

1,300

1,400

1,600

1,800

2

Nghề thêu ren, dệt thổ cẩm

8,250

1,200

1,480

1,650

1,820

2,100

3

Chế biến gỗ (Mộc, đóng tàu thuyền....)

5,000

700

900

1,000

1,100

1,300

4

Chế biến nông sản, thực phẩm, trồng nấm, thủy hải sản

7,500

1,000

1,300

1,500

1,700

2,000

5

Nghề gây trồng và KD sinh vật cảnh

1,500

250

300

300

300

350

6

Nghề sản xuất chổi, hương, nón, chiếu

6,000

800

1,100

1,200

1,300

1,600

7

Nghề kỹ thuật và cơ khí nông nghiệp

1,500

250

250

310

320

370

8

Nghiệp vụ thương mại, du lịch

2,000

300

380

400

440

480

9

Nghề chế tác đá

750

100

120

150

180

200

10

Nghề sản xuất vật liệu xây dựng.

500

90

100

100

100

110

 

Tổng

40,000

5,590

7,230

8,010

8,860

10,310

 

PHỤ LỤC SỐ 02

CHỈ TIÊU ĐÀO TẠO NGHỀ CỦA CÁC ĐƠN VỊ TỪ NĂM 2016 - 2020

ĐVT: Người

TT

Đơn vị thực hiện

Tổng chỉ tiêu

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Năm 2020

Chỉ tiêu

Trong đó

Chỉ tiêu

Trong đó

Chỉ tiêu

Trong đó

Chỉ tiêu

Trong đó

Chỉ tiêu

Trong đó

Sơ cấp nghề

Trung cấp nghề

Sơ cấp nghề

Trung cấp nghề

Sơ cấp nghề

Trung cấp nghề

Sơ cấp nghề

Trung cấp nghề

Sơ cấp nghề

Trung cấp nghề

1

Liên minh HTX tỉnh
(Trung tâm tư vấn hỗ trợ và các trung tâm dạy nghề DN)

11,000

1,550

1,550

 

2,000

2,000

 

2,200

2,200

 

2,450

2,450

 

2,800

2,800

 

2

Sở Công Thương
(Trung tâm khuyến công)

10,070

1,360

1,360

 

1,830

1,830

 

2,010

2,010

 

2,160

2,160

 

2,710

2,710

 

3

Trường Trung cấp nghề
KT-CN-TCN

7,930

1,130

930

200

1,400

1,200

200

1,600

1,400

200

1,800

1,600

200

2,000

1,800

200

4

Các TT dạy nghề huyện, thị xã; Các TT dạy nghề của các tổ chức đoàn thể

11,000

1,550

1,550

 

2,000

2,000

 

2,200

2,200

 

2,450

2,450

 

2,800

2,800

 

 

Tổng

40,000

5,590

5,390

200

7,230

7,030

200

8,010

7,810

200

8,860

8,660

200

10,310

10,110

200

 

PHỤ LỤC 03

CHỈ TIÊU ĐÀO TẠO CHO TỪNG ĐƠN VỊ
(Nghề Mây tre đan và Nghề thêu ren, dệt thổ cẩm)

ĐVT: Người

TT

Hạng mục

Nghề mây tre đan

Nghề thêu ren, dệt thổ cẩm

 

Tổng

Năm
 2016

Năm
 2017

Năm
 2018

Năm
 2019

Năm
 2020

Tổng

Năm
 2016

Năm
 2017

Năm
 2018

Năm
 2019

Năm
 2020

1

Liên minh HTX tỉnh
(Trung tâm tư vấn hỗ trợ và các trung tâm dạy nghề DN)

 2,440

 360

 450

 470

 520

 640

 3,340

 480

 580

 680

 800

 800

 

2

Sở Công Thương
 (Trung tâm khuyến công)

 1,760

 230

 330

 350

 400

 450

 2,510

 340

 480

 550

 540

 600

 

3

Trường Trung cấp nghề
 KT-CN-TCN

 2,160

 210

 400

 440

 520

 590

 1,100

 100

 220

 170

 210

 400

 

4

Các trung tâm dạy nghề huyện, thị xã; Các trung tâm dạy nghề của các tổ chức đoàn thể

 640

 100

 120

 140

 160

 120

 1,300

 280

 200

 250

 270

 300

 

 

Tổng cộng

 7,000

 900

 1,300

 1,400

 1,600

 1,800

 8,250

 1,200

 1,480

 1,650

 1,820

 2,100

 

 

PHỤ LỤC SỐ 04

CHỈ TIÊU ĐÀO TẠO CHO TỪNG ĐƠN VỊ
(Nghề chế biến gỗ: Nghề chế biến nông sản, thực phẩm, trồng nấm, thủy hải sản)

ĐVT: Người

TT

Hạng mục

Nghề chế biến gỗ (Mộc, đóng tàu thuyền…)

Nghề chế biến nông sản,
 thực phẩm, thủy hải sản

 

Tổng

Năm
 2016

Năm
 2017

Năm
 2018

Năm
 2019

Năm
 2020

Tổng

Năm
 2016

Năm
 2017

Năm
 2018

Năm
 2019

Năm
 2020

1

Liên minh HTX tỉnh
(Trung tâm tư vấn hỗ trợ và các trung tâm dạy nghề DN)

 600

 200

 250

 50

 50

 50

 850

 100

 140

 160

 200

 250

 

2

Sở Công Thương
 (Trung tâm khuyến công)

 1,700

 200

 160

 380

 450

 510

 2,690

 320

 510

 530

 580

 750

 

3

Trường Trung cấp nghề
 KT-CN-TCN

 1,600

 100

 310

 350

 360

 480

 0

 0

 0

 0

 0

 0

 

4

Các trung tâm dạy nghề huyện, thị xã; Các trung tâm dạy nghề của các tổ chức đoàn thể

 1,100

 200

 180

 220

 240

 260

 3,960

 580

 650

 810

 920

 1,000

 

 

Tổng cộng

 5,000

 700

 900

 1,000

 1,100

 1,300

 7,500

 1,000

 1,300

 1,500

 1,700

 2,000

 

 

PHỤ LỤC 05

CHỈ TIÊU ĐÀO TẠO CHO TỪNG ĐƠN VỊ
(Nghề gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh; Nghề sản xuất chổi, hương, nón, chiếu)

ĐVT: Người

TT

Hạng mục

Nghề gây trồng và kinh doanh sinh vật cảnh

Nghề sản xuất chổi, hương, nón, chiếu

Tổng

Năm
 2016

Năm
 2017

Năm
 2018

Năm
 2019

Năm
 2020

Tổng

Năm
 2016

Năm
 2017

Năm
 2018

Năm
 2019

Năm
 2020

1

Liên minh HTX tỉnh
(Trung tâm tư vấn hỗ trợ và các trung tâm dạy nghề DN)

 1,250

 200

 250

 250

 250

 300

 2,520

 300

 450

 520

 550

 700

2

Sở Công Thương
 (Trung tâm khuyến công)

 0

 0

 0

 0

 0

 0

 1,410

 180

 250

 260

 300

 420

3

Trường Trung cấp nghề
 KT-CN-TCN

 0

 0

 0

 0

 0

 0

 0

 0

 0

 0

 0

 0

4

Các trung tâm dạy nghề huyện, thị xã; Các trung tâm dạy nghề của các tổ chức đoàn thể

 250

 50

 50

 50

 50

 50

 2,070

 320

 400

 420

 450

 480

 

Tổng cộng

 1,500

 250

 300

 300

 300

 350

 6,000

 800

 1,100

 1,200

 1,300

 1,600

 

PHỤ LỤC 06

CHỈ TIÊU ĐÀO TẠO CHO TỪNG ĐƠN VỊ
(Nghề kỹ thuật và cơ khí nông nghiệp và Nghiệp vụ thương mại du lịch)

ĐVT: Người

TT

Hạng mục

Nghề kỹ thuật và cơ khí nông nghiệp

Nghiệp vụ thương mại, du lịch

Tổng

Năm
 2016

Năm
 2017

Năm
 2018

Năm
 2019

Năm
 2020

Tổng

Năm
 2016

Năm
 2017

Năm
 2018

Năm
 2019

Năm
 2020

1

Liên minh HTX tỉnh
(Trung tâm tư vấn hỗ trợ và các trung tâm dạy nghề DN)

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

2

Sở Công Thương
 (Trung tâm khuyến công)

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

3

Trường Trung cấp nghề
 KT-CN-TCN

 1,060

 200

 180

 230

 220

 230

 1,260

 190

 240

 250

 280

 300

4

Các trung tâm dạy nghề huyện, thị xã; Các trung tâm dạy nghề của các tổ chức đoàn thể

 440

 50

 70

 80

 100

 140

 740

 110

 140

 150

 160

 180

 

Tổng cộng

 1,500

 250

 250

 310

 320

 370

 2,000

 300

 380

 400

 440

 480

 

PHỤ LỤC 07

CHỈ TIÊU ĐÀO TẠO CHO TỪNG ĐƠN VỊ
(Nghề Chế tác đá và nghề sản xuất vật liệu xây dựng)

ĐVT: Người

TT

Hạng mục

Nghề Chế tác đá

Nghề sản xuất vật liệu xây dựng

Tổng

Năm
 2016

Năm
 2017

Năm
 2018

Năm
 2019

Năm
 2020

Tổng

Năm
 2016

Năm
 2017

Năm
 2018

Năm
 2019

Năm
 2020

1

Liên minh HTX tỉnh
(Trung tâm tư vấn hỗ trợ và các trung tâm dạy nghề DN)

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

2

Sở Công Thương
 (Trung tâm khuyến công)

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

0

3

Trường Trung cấp nghề
 KT-CN-TCN

 500

 70

 80

 100

 120

 130

 250

 60

 60

 50

 40

 40

4

Các trung tâm dạy nghề huyện, thị xã; Các trung tâm dạy nghề của các tổ chức đoàn thể

 250

 30

 40

 50

 60

 70

 250

 30

 40

 50

 60

 70

 

Tổng cộng

 750

 100

 120

 150

 180

 200

 500

 90

 100

 100

 100

 110

 

PHỤ LỤC SỐ 08

DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN
(Kèm theo QĐ số 5223/QĐ-UBND ngày 09 tháng 11 năm 2015 của UBND tỉnh)

ĐVT: Đồng

TT

Đơn vị thực hiện

Nội dung

Chỉ tiêu

Trình độ ĐT

Tổng kinh phí thực hiện

Trong đó kinh phí từ

Sơ cấp nghề

Trung cấp nghề

Ngân sách Trung ương

Ngân sách tỉnh

Xã hội hóa

I

NĂM 2016

 

 

5,390

200

10,932,000,000

1,093,200,000

7,105,800,000

2,733,000,000

1

Liên minh HTX tỉnh (Trung tâm tư vấn hỗ trợ và các trung tâm dạy nghề DN)

Đào tạo nghề

1,550

1,550

 

2,790,000,000

294,000,000

1,911,000,000

735,000,000

Học tập KN

01 chuyến

 

 

150,000,000

2

Sở Công Thương (Trung tâm khuyến công)

Đào tạo nghề

1,360

1,360

 

2,448,000,000

244,800,000

1,591,200,000

612,000,000

3

Trường Trung cấp nghề KT-CN-TCN

Đào tạo nghề

1,130

930

200

2,754,000,000

275,400,000

1,790,100,000

688,500,000

4

Các trung tâm dạy nghề huyện, thị xã; Các trung tâm dạy nghề của các tổ chức đoàn thể

Đào tạo nghề

1,550

1,550

 

2,790,000,000

279,000,000

1,813,500,000

697,500,000

II

NĂM 2017

 

 

 7,030

200

13,964,000,000

1,396,400,000

9,076,600,000

3,491,000,000

1

Liên minh HTX tỉnh (Trung tâm tư vấn hỗ trợ và các trung tâm dạy nghề DN)

Đào tạo nghề

2,000

2,000

 

3,600,000,000

383,000,000

2,489,500,000

957,500,000

Học tập KN

01 chuyến

 

 

150,000,000

Sơ kết Đề án

01 cuộc

 

 

80,000,000

2

Sở Công Thương (Trung tâm khuyến công)

Đào tạo nghề

1,830

1,830

 

3,294,000,000

329,400,000

2,141,100,000

823,500,000

3

Trường Trung cấp nghề KT-CN-TCN

Đào tạo nghề

1,400

1,200

200

3,240,000,000

 324,000,000

2,106,000,000

810,000,000

4

Các trung tâm dạy nghề huyện, thị xã; Các trung tâm dạy nghề của các tổ chức đoàn thể

Đào tạo nghề

2,000

2,000

 

3,600,000,000

360,000,000

2,340,000,000

900,000,000

III

NĂM 2018

 

 

 7,810

200

15,368,000,000

1,536,800,000

9,989,200,000

3,842,000,000

1

Liên minh HTX tỉnh (Trung tâm tư vấn hỗ trợ và các trung tâm dạy nghề DN)

Đào tạo nghề

2,200

2,200

 

3,960,000,000

419,000,000

2,723,500,000

1,047,500,000

Học tập KN

01 chuyến

 

 

150,000,000

Sơ kết Đề án

01 cuộc

 

 

80,000,000

2

Sở Công Thương (Trung tâm khuyến công)

Đào tạo nghề

2,010

2,010

 

3,618,000,000

361,800,000

2,351,700,000

904,500,000

3

Trường Trung cấp nghề KT-CN-TCN

Đào tạo nghề

1,600

1,400

200

3,600,000,000

360,000,000

2,340,000,000

900,000,000

4

Các trung tâm dạy nghề huyện, thị xã; Các trung tâm dạy nghề của các tổ chức đoàn thể

Đào tạo nghề

2,200

2,200

 

3,960,000,000

396,000,000

2,574,000,000

990,000,000

IV

NĂM 2019

 

 

 8,660

200

16,898,000,000

1,689,800,000

10,983,700,000

4,224,500,000

1

Liên minh HTX tỉnh (Trung tâm tư vấn hỗ trợ và các trung tâm dạy nghề DN)

Đào tạo nghề

2,450

2,450

 

4,410,000,000

464,000,000

3,016,000,000

1,160,000,000

Học tập KN

01 chuyến

 

 

150,000,000

Sơ kết Đề án

01 cuộc

 

 

80,000,000

2

Sở Công Thương (Trung tâm khuyến công)

Đào tạo nghề

2,160

2,160

 

3,888,000,000

388,800,000

2,527,200,000

972,000,000

3

Trường Trung cấp nghề KT-CN-TCN

Đào tạo nghề

1,800

1,600

200

3,960,000,000

396,000,000

2,574,000,000

990,000,000

4

Các trung tâm dạy nghề huyện, thị xã; Các trung tâm dạy nghề của các tổ chức đoàn thể

Đào tạo nghề

2,450

2,450

 

4,410,000,000

441,000,000

2,866,500,000

1,102,500,000

V

NĂM 2020

 

 

 10,110

200

19,358,000,000

1,935,800,000

12,582,700,000

4,839,500,000

1

Liên minh HTX tỉnh (Trung tâm tư vấn hỗ trợ và các trung tâm dạy nghề DN)

Đào tạo nghề

2,800

2,800

 

5,040,000,000

512,000,000

3,328,000,000

1,280,000,000

Tổng kết Đề án

01 cuộc

 

 

80,000,000

2

Sở Công Thương (Trung tâm khuyến công)

Đào tạo nghề

2,710

2,710

 

4,878,000,000

487,800,000

3,170,700,000

1,219,500,000

3

Trường Trung cấp nghề KT-CN-TCN

Đào tạo nghề

2,000

1,800

200

4,320,000,000

432,000,000

2,808,000,000

1,080,000,000

4

Các trung tâm dạy nghề huyện, thị xã; Các trung tâm dạy nghề của các tổ chức đoàn thể

Đào tạo nghề

2,800

2,800

 

5,040,000,000

504,000,000

3,276,000,000

1,260,000,000

 

Tổng cộng

 

1. ĐTN: 40.000 chỉ tiêu
2. Học tập KN: 4 chuyến
3. Sơ tổng kết: 04 cuộc

39,000

1,000

76,520,000,000

7,652,000,000

49,738,000,000

19,130,000,000

 

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 5222/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu5222/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành09/11/2015
Ngày hiệu lực09/11/2015
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcLao động - Tiền lương
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật8 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 5222/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 5222/QĐ-UBND đào tạo nghề giải quyết việc làm phát triển tiểu thủ công nghiệp Nghệ An


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 5222/QĐ-UBND đào tạo nghề giải quyết việc làm phát triển tiểu thủ công nghiệp Nghệ An
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu5222/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Nghệ An
                Người kýHoàng Viết Đường
                Ngày ban hành09/11/2015
                Ngày hiệu lực09/11/2015
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcLao động - Tiền lương
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật8 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Quyết định 5222/QĐ-UBND đào tạo nghề giải quyết việc làm phát triển tiểu thủ công nghiệp Nghệ An

                      Lịch sử hiệu lực Quyết định 5222/QĐ-UBND đào tạo nghề giải quyết việc làm phát triển tiểu thủ công nghiệp Nghệ An

                      • 09/11/2015

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 09/11/2015

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực