Nội dung toàn văn Quyết định 529-BCNNg-KB2 phân cấp quản lý cho cục quản lý sản xuất và xí nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp nặng
BỘ CÔNG NGHIỆP NẶNG ******* Số : 529-BCNNg-KB2 | VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA ******* Hà Nội, ngày 01 tháng 11 năm 1961 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÂN CẤP QUẢN LÝ CHO CÁC CỤC QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ CÁC XÍ NGHIỆP THUỘC BỘ CÔNG NGHIỆP NẶNG
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP NẶNG
Thi hành chủ trương của trung ương về vấn đề phân cấp quản lý và tiếp tục thực hiện nghị quyết của Đảng đoàn Bộ Công nghiệp tháng 07 năm 1959 về vấn đề phân cấp quản lý cho xí nghiệp:
Xét đề nghị của ông Vụ trưởng Vụ Tổ chức Giáo dục.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. - Để tăng cường quyền hạn, trách nhiệm cho các Cục quản lý sản xuất và các xí nghiệp, giảm bớt những việc sự vụ tập trung lên Bộ, để Bộ có điều kiện đi sâu nghiên cứu chủ trương, chính sách và chỉ đạo mọi mặt công tác điều toàn diện, kịp thời. Đồng thời để các Cục quản lý sản xuất, các xí nghiệp có đủ quyền hạn trách nhiệm quản lý, phát huy khả năng độc lập tính trong công tác quản lý sản xuất, quản lý kinh tế. Nay chính thức ban hành: Quyết định phân cấp quản lý cho các Cục quản lý sản xuất và các xí nghiệp thuộc Bộ Công nghiệp nặng.
Điều 2. – Các Cục, Vụ và các xí nghiệp nghiên cứu, phổ biến quyết định này cho toàn bộ cán bộ, công nhân, viên chức trong các phòng hành chính, kỹ thuật, nghiệp vụ (nhất là cán bộ phụ trách) quán triệt để thực hiện vả thi hành kể từ ngày 01 tháng 12 năm 1961.
Điều 3. – Những văn bản quy định việc phân cấp quản lý cho các Cục quản lý sản xuất và các xí nghiệp trước đây trái với tinh thần quyết định này điều bãi bỏ.
Điều 4. – Các ông Chánh văn phòng Bộ, Thủ trưởng các Cục, Vụ và các xí nghiệp có trách nhiệm thi hành.
Điều 5. – Các Cục, Vụ căn cứ vào những nguyên tắc và nội dung quy định của quyết định này đề ra những văn bản cụ thể hướng dẫn các xí nghiệp thi hành.
Điều 6. – Ông Vụ trưởng Vụ Tổ chức giáo dục có trách nhiệm theo dõi và kết hợp với các Cục, Vụ trưởng dẫn các xí nghiệp thi hành.
| BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP NẶNG |
QUYẾT ĐỊNH
PHÂN CẤP QUẢN LÝ CHO CÁC CỤC QUẢN LÝ SẢN XUẤT VÀ CÁC XÍ NGHIỆP
Thi hành chủ trương của trung ương về vấn đề phân cấp quản lý, tháng 07 năm 1959 Đảng đoàn Bộ Công nghiệp đã ban hành quyết nghị tạm thời phân quyền cho xí nghiệp. Qua 2 năm thực hiện đã giúp cho công tác quản lý xí nghiệp có nhiều tiến bộ rõ rệt, củng cố thêm một bước nguyên tắc tập trung lãnh đạo của Bộ, đồng thời, bước đầu đã mở rộng được dân chủ, phát huy tính tích cực sáng tạo của xí nghiệp trong công tác quản lý sản xuất, quản lý kinh tế.
Hiện nay, tình hình nhiệm vụ của Bộ đã có những biến chuyển mới:
- Tổ chức Bộ cũng như xí nghiệp đã được phân chia ra ngành theo chuyên môn hóa, nhiệm vụ của các Cục quản lý sản xuất đã được tăng cường.
- Tổ chức của cơ sở đã có những khu vực tổ chức thành công ty và trong những năm tới, xí nghiệp, công trường sẽ phát triển thêm nhiều, nhiệm vụ quản lý kinh tế và kỹ thuật đòi hỏi ngày một sâu sát, khẩn trương, cụ thể hơn. Vấn đề xây dựng chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và hạch toán kinh tế phân xưởng ở các xí nghiệp đang được thực hiện.
- Từ sau cải tiến quản lý xí nghiệp đến nay tinh thần trách nhiệm, ý thức làm chủ của cán bộ, công nhân, viên chức đả được nâng cao thêm một bước cả về mặt tình độ tư tưởng, trình độ quản lý kinh tế kỹ thuật phục vụ sản xuất tốt.
Do tình hình thực tế đó, đòi hỏi việc phân cấp quản lý cho các Cục quản lý sản xuất va các xí nghiệp hiện nay cần được mở rộng thêm một bước nữa nhằm giảm bớt những sự vụ tập trung lên Bộ, Để Bộ có điều kiện đi sâu nghiên cứu những chủ trương chính sách và chỉ đạo mọi mặt công tác được toán diện, kịp thời, đồng thời để cho các Cục quản lý sản xuất, các xí nghiệp có đủ quyền hạn, trách nhiệm trong việc quản lý, phát huy được khả năng độc lập tính trong công tác quản lý kinh tế, quản lý sản xuất.
I. PHƯƠNG CHÂM NGUYÊN TẮC PHÂN CẤP QUẢN LÝ
Việc phân cấp quản lý cho các Cục quản lý sản xuất và các xí nghiệp dựa trên phương châm nguyên tắc: “kiện toàn sự tập trung thống nhất quản lý của Bộ, mở rộng thêm quyến hạn trách nhiệm cho các Cục quản lý sản xuất, các xí nghiệp trong những điều kiện cần thiết và có lợi, phù hợp với tình hình thực tế và khả năng quản lý của các Cục quản lý sản xuất và các xí nghiệp”.
- Phát huy dân chủ, đồng thời đề cao sự tập trung thống nhất lãnh đạo của Bộ. Càng mở rộng dân chủ, càng tập trung lãnh đạo chặt chẽ; Bộ giao thêm quyền hạn cho các Cục quản lý sản xuất, các xí nghiệp, thì các Cục quản lý sản xuất và các xí nghiệp phải đề cao tinh thần trách nhiệm và chấp hành nghiêm chỉnh chế độ thỉnh thị và báo cáo đối với Bộ.
- Phân cấp quản lý cho các Cục quản lý sản xuất và các loại xí nghiệp các ngành căn bản theo nguyên tắc chung thống nhất. Nhưng tùy từng loại xí nghiệp lớn hay nhỏ, mới hay cũ, trưởng thành nhiều hay ít và tính chất quan trọng nhiều hay ít, mà Bộ giao thêm quyền hạn từng mặt công tác để giúp Bộ quản lý.
II. NỘI DUNG PHÂN CẤP QUẢN LÝ
1. Phần kế hoạch sản xuất:
Bộ phụ trách:
- Định số kiểm tra quản lý và xét duyệt kế hoạch dài hạn, kế hoạch năm (có chia ra từng quý) của các xí nghiệp từng ngành và kể cả các xí nghiệp khá, kế hoạch lao động tiền lương, kế hoạch tài vụ, kế hoạch vật tư, biện pháp kỹ thuật và kế hoạch đào tạo, giáo dục để hoàn thành kế hoạch năm.
Quản lý 8 chỉ tiêu:
Tổng giá trị sản lượng và sản lượng sản phẩm.
Tổng số lao động, lương bình quân và tổng quỹ lương.
Chế độ sử dụng thiết bị và số lượng thiết bị chủ yếu.
Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật chủ yếu.
Giá thành đơn vị sản phẩm.
Lãi.
Vốn kiến thiết cơ bản được tăng thêm.
Hướng nghiên cứu cải tiến kỹ thuật và biện pháp kỹ thuật.
- Xét duyệt việc điều chỉnh kế hoạch sản lượng hàng quý của các xí nghiệp trên cơ sở tổng hợp của từng Cục (từng ngành).
Cục quản lý sản xuất phụ trách:
- Có trách nhiệm cung cấp tình hình mọi mặt của ngành mình, để giúp Bộ lập sổ kiểm tra được sát, đúng cho từng xí nghiệp, từng ngành.
- Thẩm tra kế hoạch hàng năm của các xí nghiệp trong ngành, trước khi đưa lên Bộ duyệt, đảm bảo cân đối và vượt chỉ tiêu của Bộ, sơ bộ tổng hợp theo ngành báo cáo Bộ; Vụ kế hoạch tổng hợp chung, cân đối giữa các ngành và trình Bộ xét duyệt một lần kế hoạch của các ngành.
- Trong khi thực hiện, các Cục xét tình hình thực hiện và hoàn cảnh của các xí nghiệp trong ngành mà dự kiến đề nghị việc điều chỉnh kế hoạch hàng quý (lên hoặc xuống) báo cáo Bộ; Vụ kế hoạch tổng hợp chung và trình Bộ xét duyệt các đề nghị của các Cục, các xí nghiệp.
- Phụ trách việc chỉ đạo cụ thể, quản lý, đôn đốc và kiểm tra thực hiện kế hoạch của các xí nghiệp trong ngành; Cùng các Cục, Vụ… khác, hoặc trực tiếp trình Bộ giải quyết những khó khăn về vật tư, nhân lực, kỹ thuật, tiêu thụ, vận tải… cho các xí nghiệp.
- Làm báo cáo cụ thể của phong trào, có nhận xét, phân tích toàn diện về các mặt thực hiện kế hoạch hàng tháng, hàng quý, hàng năm của ngành mình báo cáo Bộ.
- Xí nghiệp phụ trách:
- Trong khi thực hiện, xét tình hình và hoàn cảnh xí nghiệp mà dự kiến việc điều chỉnh kế hoạch tháng, báo cáo Cục xét duyệt; nhưng phải đảm bảo cân đối giữa sản xuất với tiêu dùng và hàng quý, hàng năm phải đảm bảo hoàn thành kế hoạch của Bộ phê chuẩn.
- Ngoài việc đảm bảo kế hoạch của Bộ và Nhà nước được sản xuất các sản phẩm phụ để tận dụng khả năng máy móc, phế liệu, nguyên vật liệu thừa sẵn có, được chế tạo phụ tùng máy móc thay thế khỏi mua nước ngoài; nhưng không được xâm phạm kế hoạch vật tư chính cho sản xuất chính và đảm bảo vấn đề tiêu thụ.
- Thay đổi mặt hàng thuộc Bộ và Nhà nước quản lý, phải thỉnh thị Bộ; Những mặt hàng khác, nếu thị trường đòi hỏi và cơ quan mậu dịch yêu cầu, xí nghiệp được thay đổi và báo cáo Cục; Nhưng phải đảm bảo giá trị tổng sản lượng và không đòi hỏi thay đổi kế hoạch vật tư đột xuất.
- Trường hợp phải ngừng máy toàn bộ để tránh tay nạn lao động hay vì lý do đặc biệt nào khác, xí nghiệp được ngừng để sửa chữa và báo ngay lên Bộ và Cục.
- Báo cáo thống kê, xí nghiệp thống nhất làm loại thường kỳ 10 ngày và hàng tháng lên Bộ và Cục theo biểu mẫu đã định; Riêng các xí nghiệp: xi măng Hải phòng, thiếc Cao bằng, a-pa-tít Lào cai, cơ-rơm Cổ định, cơ khí Hà nội vẫn gửi lên Cục thống kê trung ương như thường lệ.
- Đối với các khu, thành, tỉnh, mỗi khi báo cáo về Bộ và Cục, các xí nghiệp đồng thời gửi báo cáo địa phương một bản; Riêng đối với chi Cục thống kê địa phương và chia hàng địa phương, xí nghiệp báo cáo một số mẫu chủ yếu theo yêu cầu của cơ quan đó.
2. Phần cung cấp, tiêu thụ:
Bộ phụ trách:
- Ngoài số 13 mặt hàng do Nhà nước quản lý; Bộ quản lý thêm một số mặt hàng chủ yếu, hiếm, đắt tiền, số lượng lớn, khó mua (Cục Vật tư cùng Cục quản lý sản xuất nghiên cứu quy định cụ thể).
- Quản lý tiêu chuẩn sử dụng một số mặt hàng chủ yếu của xí nghiệp qua Cục quản lý sản xuất.
- Căn cứ kế hoạch sản lượng Bộ đã duyệt, Cục Vật tư hướng dẫn các xí nghiệp lập kế hoạch vật tư dài hạn và hàng năm; Cùng các Cục quản lý sản xuất và Vụ kế hoạch giúp Bộ xét duyệt (Cục vật tư làm chủ trì).
- Phụ trách việc tổng hợp, đặt hàng, ký hợp đồng, thanh toán các loại thiết bị toàn bộ, thiết bị lẻ và hàng lẻ ngoài nước; Hàng trong nước (nếu thuộc diện Bộ và Nhà nước quản lý). Cục vật tư tổng hợp và ký hợp đồng nguyên tắc với các cơ sở sản xuất.
- Đề phòng trường hợp đột xuất hay thay đổi kế hoạch của xí nghiệp, Bộ dự trữ một số hàng: thiết bị chủ yếu máy công cụ đồ điện, các loại kim khí các nguyên liệu chủ yếu xí nghiệp cần dùng, mà mậu dịch không kinh doanh, hiếm ở thị trường.
- Quản lý, thu hồi, sử dụng những vật tư ứ động do xí nghiệp giao trả Bộ.
- Trường hợp cần thiết, Bộ có thể điều động các loại vật tư xí nghiệp hay Cụcnày sang xí nghiệp hay Cục khác; Các Cục, các xí nghiệp phải nghiêm chỉnh chấp hành.
- Hàng thừa do Bộ thay đổi kế hoạch; Bộ thu lại và chịu mọi phí tổn về bảo quản, vận chuyển.
- Bộ nghiên cứu thị trường và có hướng tiêu thụ hàng năm cho từng loại sản phẩm, ký hợp đồng nguyên tắc với các nơi tiêu thụ.
- Cùng các Cục quản lý sản xuất có kế hoạch và biện pháp giải quyết những khó khăn về cung cấp vật tư và tiêu thụ sản phẩm cho xí nghiệp.
- Cục quản lý sản xuất phụ trách:
- Quản lý các tiêu chuẩn sử dụng vật tư cu các xí nghiệp trong ngành.
- Cùng Cục vật tư và Vụ Kế hoạch xét duyệt kế hoạch vật tư dài hạn và hàng năm của xí nghiệp trong ngành.
- Hướng dẫn, theo dõi các xí nghiệp ký hợp đồng đặt hàng với Cục vật tư; Theo dõi hàng ngoài nước về và theo dõi, đôn đốc các xí nghiệp đi nhận hàng.
- Hướng dẫn, theo dõi các xí nghiệp ký hợp đồng cụ thể hàng quý, hàng tháng các loại hàng trong nước (thuộc diện Bộ và Nhà nước quản lý) với các nơi sản xuất .
- Nắm tình hình vật tư tồn kho của xí nghiệp, đề xuất ý kiến giúp Bộ điều động khi cần thiết.
- Có quyền điều động vật tư thuộc vốn cố định hay vốn lưu động của xí nghiệp trong phạm việc nội bộ Cục, và báo cho Cục Vật tư và Vụ Tài vụ biết; điều ra ngoài Cục phải được sự đồng ý của Bộ.
- Trường hợp Bộ điều chỉnh kế hoạch sản xuất của xí nghiệp (lên hoặc xuống); Cục phải hướng dẫn, đôn đốc các xí nghiệp lập kế hoạch điều chỉnh vật tư kịp yêu cầu sản xuất của xí nghiệp.
- Lập kế hoạch tiêu thụ cụ thể theo hướng tiêu thụ hàng năm của Bộ; Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các xí nghiệp thực hiện theo hướng của Bộ và những chế độ chung của Nhà nước quy định.
- Cùng Bộ có kế hoạch và biện pháp giải quyết những khó khăn về cung cấp vật tư và tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp đề nghị.
Xí nghiệp phụ trách:
- Ngoài số mặt hàng do Bộ và Nhà nước quản lý; xí nghiệp được quản lý.
- Lập kế hoạch vật tư dài hạn và hàng năm trình Bộ xét duyệt.
- Cung cấp các quy cách, tiêu chuẩn, thời gian các loại vật tư ngoài nước và trong nước, ký hợp đồng với Cục vật tư; Theo dõi hàng ngoài nước về, trực tiếp đảm nhiệm việc nhận hàng, bảo quản, vận chuyển; Tự ký hợp đồng cụ thẻ các loại hàng trong nước với các nơi sản xuất theo các hợp đồng nguyên tắc của Cục Vật tư và sự hướng dẫn của Cục; Các loại hàng thuộc diện xí nghiệp quản lý, xí nghiệp tự giải quyết là chính.
- Hàng quý, xí nghiệp báo cáo việc thực hiện hợp đồng vật tư trong nước lên Bộ và Cục.
- Được dự trữ một số hàng chuyên dùng dự phòng cho việc tăng năng suất vượt kế hoạch theo quy định của Nhà nước; kết hợp tính chất sản xuất và tình hình thực tế của xí nghiệp từng ngành, Cục Vật tư (chủ trì) cùng Vụ tài vụ và Cục quản lý sản xuất nghiên cứu quy định riêng và cố định mức cụ thể cho từng xí nghiệp, từng ngành.
- Những loại hàng thừa thuộc diện xí nghiệp quản lý, xí nghiệp được sử dụng ngoài kế hoạch, hoặc nhượng lại các xí nghiệp khác và báo cáo Cục biết.
- Lập kế hoạch điều chỉnh vật tư kịp thời, khi có lệnh điều chỉnh kế hoạch sản xuất (lên hoặc xuống) của Bộ.
- Hàng thừa do xí nghiệp lập không sát mà trả lại Bộ; Bộ chấp nhận, xí nghiệp phải chịu mọi phí tổn vận chuyển.
- Ký hợp đồng tiêu thụ cụ thể với các nơi tiêu thụ và báo cáo Cục biết; Nghiên cứu nguồn tiêu thụ các mặt hàng mới báo cáo Bộ và Cục có kế hoạch tiêu thụ.
3. Phần Tài vụ kế toán:
Hiện nay Cục quản lý sản xuất chưa có điều kiện quản lý mặt tài vụ, nên Bộ còn đảm nhiệm trực tiếp mọi mặt với xí nghiệp. Tuy vậy, các Cục quản lý sản xuất vẫn có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra việc sử dụng vốn của xí nghiệp thuộc Cục trong phạm việc quyền hạn của Cục và phát hiện những khó khăn về tài vụ của xí nghiệp, có biện pháp và đề nghị Bộ có chủ trương giải quyết kịp yêu cầu sản xuất của xí nghiệp.
- Bộ phụ trách:
- Quản lý thống nhất chế độ tài khoản cấp 7 và hướng dẫn hệ thống chứng từ, sổ sách và các quy định cụ thể cho từng xí nghiệp.
- Hàng năm, Bộ xét duyệt một lần các loại vốn: vốn lưu động, vốn chuyên dùng, vốn sửa chữa lớn, vốn kiến thiế cơ bản, vốn ngoài nước, quỹ tiền thưởng, kinh phí sự nghiệp và tiêu chuẩn hành chính phí cho xí nghiệp và tiêu chuẩn hành chính phí cho xí nghiệp và có định tỷ lệ vay Ngân hàng cho từng loại vốn.
- Xét duyệt mọi kế hoạch xin vốn thêm nằm ngoài kế hoạch, hoặc điều chỉnh vốn nằm trong kế hoạch Bộ đã duyệt đầu năm.
Về quỹ tiền thưởng: 6 tháng, Vụ Tài vụ sẽ duyệt tạm trích trước cho các xí nghiệp có điều kiện được hưởng để xí nghiệp sử dụng được kịp thời.
Vốn ngoài nước: Vụ Tài vụ cấp phát hàng quý, để xí nghiệp kịp thanh toán khi hàng về.
Vốn kiến thiết cơ bản: Bộ duyệt các công trình dưới hạn ngạch, trên hạn ngạch do Thủ tướng Chính phủ xét duyệt; Hàng quý, Vụ Tài vụ duyệt và cấp phát theo dự toán khối lượng.
Vốn sửa chữa lớn: Dựa theo tỷ lệ khấu hao sửa chữa lớn đã quy định, xí nghiệp lập, Bộ xét duyệt; Xí nghiệp dựa vào đó để chi tiêu, không được dùng vốn sửa chữa lớn làm công việc sản xuất hay kiến thiết cơ bản, nhưng được điều chỉnh trong phạm việc sửa chữa các thiết bị chủ yếu và báo cáo Bộ biết, trường hợp cần thiết, Bộ có quyền điều vốn sửa chữa lớn giữa các xí nghiệp.
Kinh phí sự nghiệp: Vụ Tài vạ cấp phát hạn mức từng quý. Số khinh phí năm và quý được duyệt là con số khống chế tối đa, nếu chi thiếu, xí nghiệp phải tự lo liệu, Bộ không cấp thêm và xí nghiệp không lấy các nguồn vốn khác ra chi.
Các khoản văn phòng hành chính phí sẽ nghiên cứu cải tiến dần để giảm những chi phí không hợp lý.
- Hướng dẫn theo dõi, kiểm tra các xí nghiệp chấp hành mọi chế độ về Tài vụ và việc nộp thu, khấu hao, lợi nhuẹân cho Nhà nước.
Xí nghiệp phụ trách:
- Thi hành đúng các chế độ về tài khoản và những quy định về hệ thống chứng từ, sổ sách tài vụ của Bộ quy định, không được tự ý sửa đổi, nếu Bộ chưa duyệt.
- Hàng năm, xí nghiệp phải lập kế hoạch xin các loại vốn : Vốn lưu động, vốn chuyên dùng, vốn sửa chữa lớn, vốn kiến thiết cơ bản, vốn ngoài nước, quỹ tiền thưởng, kinh phí sự nghiệp, tiêu chuẩn hành chính phí và lập kế hoạch xin vốn thêm nằm ngoài kế hoạch, hoặc điều chỉnh vốn nằm trong kế hoạch trình Bộ xét duyệt.
- Căn cứ định mức các loại vốn Bộ đã duyệt và cấp phát xí nghiệp đặt kế hoạch chi tiêu theo những quy định của Nhà nước và của Bộ; Được vay Ngân hàng trong phạm việc tỷ lệ Bộ ấn định, vay ngoài định mức, xí nghiệp thực hiện theo chế độ tín dụng quốc doanh.
- Nếu hàng tháng, hàng quý… chưa dùng đến hay không dùng hết thì phải gửi Ngân hàng hay nộp lai Nhà nước và không dùng lẫn lộn giữa các loại hay các công việc khác (Vụ Tài vụ hướng dẫn các xí nghiệp sử dụng từng loại vốn).
- Trực tiếp nộp: thuế, khấu hao, lợi nhuận cho Nhà nước và đảm bảo nộp đủ số, đúng hạn theo quy định của Nhà nước và sau đó báo cáo lên Bộ và Cục theo dõi.
- Lập báo cáo thu chi tài vụ hàng tháng, hàng quý lên Bộ và Cục.
- Nghiêm chỉnh chấp hành mọi chế độ tài vụ của Nhà nước và những quy định của Bộ; Sử dụng ngoài chế độ, ngoài những quy định hiện hành đều phải thỉnh thị Bộ, Bộ đồng ý mới được sử dụng.
4. Phần kỹ thuật:
Bộ phụ trách:
- Căn cứ chủ trương, đường lối sản xuất và phát triển công nghiệp của Đảng và Nhà nước; Nghiên cứu đề ra đường lối, phương châm, chính sách kỹ thuật cụ thể cho từng loại xí nghiệp, từng ngành.
- Nghiên cứu, đề xuất phương hướng và mức độ cơ giới hóa cho các xí nghiệp, các ngành, phương hướng cải tiến dây chuyền sản xuất, chính sách sử dụng nguyên nhiên vật liệu, thế phẩm, thiết bị đảm bảo an toàn kỹ thuật và có lợi về kinh tế.
- Quy định các thể lệ chế độ và nguyên tắc chung về các quy chế bảo dưỡng, thiết bị chủ yếu, các quy chế an toàn lao động, đảm bảo an toàn sản xuất, ant oàn kỹ thuật và hướng dẫn, kiểm tra các xí nghiệp chấp hành.
- Xác định các mặt hàng chế tạo mẫu và quy định việc đưa vào sản xuất thử hay sản xuất hàng loạt.
- Quy định những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và tiêu chuẩn kỹ thuật chủ yếu; Xây dựng quy trình kiểm tra kỹ thuật sản xuất và tổ chức kiểm tra kỹ thuật, phẩm chất sản phẩm của các xí nghiệp, các ngành.
Cục quản lý sản xuất phụ trách:
- Tham gia với Bộ trong việc đề ra đường lối, phương châm, chính sách kỹ thuật cụ thể cho các xí nghiệp trong ngành; Đề nghị những phương hướng cải tiến dây chuyền sản xuất, mức độ cơ giới hóa, chính sách sử dụng nguyên nhiên vật liệu, thế phẩm và thiết bị, đảm bảo an toàn kỹ thuật và có lợi về kinh tế.
- Dựa vào các thể lệ, chế độ và các quy chế về kỹ thuật của Bộ đã có; Nghiên cứu quy định những nội quy cụ thể, hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các xí nghiệp thực hiện.
- Xét duyệt các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và tiêu chuẩn kỹ thuật của các xí nghiệp trong ngành.
- Tổ chức xét duyệt các thiết kế chế tạo, phẩm chất và tỷ lệ nguyên vật liệu, độ chính xác… những sản phẩm chính do nhà máy thiết kế, hoặc những sản phẩm do Ban cung cấp thiết kế; Sau đó báo cáo Bộ xét và quy định việc sản xuất thử hay sản xuất hàng loạt.
- Tổ chức xét duyệt hướng khai thác, việc mở rộng các công trường mới, hoặc đóng các công trường cũ, việc chuyển hướng khai thác các công trường; Sau đó báo cáo Bộ xét duyệt và quyết định việc khai thác.
- Hướng dẫn, theo dõi kiểm tra các xí nghiệp chấp hành các quy trình chế tạo sản phẩm chính, các tiêu chuẩn phẩm chất sản phẩm chính, sản phẩm mới và sản phẩm cải tiến bán ra thị trường; Kiểm tra việc khai thác đúng kỹ thuật, kiểm tra việc bảo vệ tài nguyên.
- Xét duyệt những đề nghị thay đổi nguyên vật liệu trong quy trình sản xuất, hoặc thay đổi những thiết bị quan trọng trong phạm vi sản xuất, báo cáo Bộ xét và quyết định.
- Dựa vào quy chế an toàn lao động của Bộ, nghiên cứu quy định thêm chế độ bảo đảm an toàn lao động cho từng loại thao tác trong khi thực hiện phương pháp kỹ thuật sản xuất và an toàn lao động; Hướng dẫn, đôn đốc kiểm tra các xí nghiệp quy định nội quy cụ thể và việc chấp hành những nội quy đó.
- Xét duyệt những sáng kiến cải tiến kỹ thuật lớn và những sáng kiến hợp lý hóa lớn do xí nghiệp đề nghị (do hội đồng kỹ thuật của Bộ cùng các cục quản lý sản xuất nghiên cứu quy định cụ thể).
- Giải quyết những khó khăn, mắc mứu về kỹ thuật hàng ngày của xí nghiệp đề nghị lên Bộ.
Xí nghiệp phụ trách:
- Chấp hành nghiêm chỉnh những thể lệ, chế độ cà các quy chế về kỹ thuật của Bộ và Cục quy định; Xây dựng những nội quy cụ thể về những quy định đó để hướng dẫn, kiểm tra công nhân chấp hành.
- Bảo đảm sản xuất đúng kỹ thuật, sản xuất phải bảo vệ tài nguyên, tiết kiệm nguyên vật liệu.
- Sử dụng và bảo quản máy móc theo đúng chỉ dẫn kỹ thuật của các loại máy móc, thiết bị và bảo quản tu sửa đúng kỳ trung tu, đại tu.
- Thiết kế các sản phẩm chính, sản phẩm mới, sản phẩm cải tiến bán ra thị trường, báo cáo Cục xét duyệt; Quá tình sản xuất, được thay đổi từng bộ phận chi tiết máy, không ảnh hưởng đến máy móc thiết bị, đến sản phẩm và báo cáo Cục biết.
- Xây dựng những chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và tiêu chuẩn kỹ thuật, báo cáo Cục xét duyệt.
- Xét duyệt các sáng kiến cải tiến kỹ thuật và hợp lý hóa sản xuất loại vừa và nhỏ (sẽ có quy định cụ thể); Động viên và phát huy mọi sáng kiến cải tiến kỹ thuật.
5. Phần tổ chức, cán bộ, giáo dục:
a) Tổ chức:
Bộ phụ trách:
- Quản lý tiêu chuẩn, xét duyệt việc phân loại ngành, phân loại ngạch bậc, ấn định cơ cấu tổ chức quy định chức danh và nhiệm vụ quyền hạn của xí nghiệp và các bộ máy của xí nghiệp.
- Xét duyệt việc thành lập, giải thể một xí nghiệp. Thành lập giải thể điều chỉnh hay thay đổi các phòng, các phân xưởng của xí nghiệp từ loại 1 đến loại 3.
- Quy định những nguyên tắc chung về việc thành lập các ban chuẩn bị sản xuất.
Cục quản lý sản xuất phụ trách:
- Xét duyệt và ký quyết định việc thành lập, giải thể, điều chỉnh hay thay đổi các phòng, ban phân xưởng, ngành của các xí nghiệp từ loại 4 đến loại 6 (sau khi đã thống nhất với Vụ tổ chức giáo dục).
- Dự thảo quyết định thành lập các ban chuẩn bị sản xuất, trình Bộ ký quyết định (sau khi đã thống nhất với Vụ Tổ chức giáo dục).
Xí nghiệp phụ trách:
- Ngoài các tổ chức do Bộ và Cục đã quản lý trên; xí nghiệp có quyền quản lý.
b) Cán bộ:
Bộ quản lý:
Chánh phó giám đốc các loại xí nghiệp.
Trưởng phó phòng, chánh phó quản đốc các xí nghiệp từ loại 1 đến loại 3.
Các sự kỹ thuật, nghiệp vụ, hành chính từ bậc 5-6 trở lên.
Kỹ sư, bác sĩ kể cả thời kỳ mới ra tập sự.
Lưu học sinh, thực tập sinh, các đoàn tham quan khảo sát nghiên cứu sinh không kể ở bậc lương nào.
Cục quản lý sản xuất quản lý :
Trưởng phó phòng, trưởng ban, chánh phó quản đốc phân xưởng, trưởng ngành các xí nghiệp từ loại 4 đến loại 6.
Cán sự kỹ thuật, nghiệp vụ, hành chính bậc 4-6.
Sinh viên đại học, y sỹ, học sinh trung cấp thực tập ở các xí nghiệp.
Xí nghiệp quản lý:
Ngoài số cán bộ do Bộ và Cục đã quản lý trên; xí nghiệp có quyền quản lý.
- Những cán bộ thuộc diện quản lý của cấp nào thì cấp ấy quản lý toàn diện và thực hiện đầy đủ chính sách đối với số cán bộ đó, như:
Bồi dưỡng chính trị, kỹ thuật, nghiệp vụ, văn hóa.
Đào tạo, đề bạt, điều động, xếp lương, nhận xét định kỳ hàng năm.
Quyết định kỷ luật, khen thưởng về chính quyền (trừ trường hợp kỷ luật phải sa thải hay đưa ra tòa án thì phải có ý kiến của Bộ và do Bộ quyết định).
Xét duyệt người phụ động, hợp đồng vào biên chế.
Quản lý hồ sơ lý lịch.
- Những cán bộ thuộc diện cấp trên quản lý công tác ở đơn vị nào thì đơn vị đó cũng có trách nhiệm bồi dưỡng về chính trị, kỹ thuật, nghiệp vụ, văn hóa như các cán bộ khác; Soát xét đề nghị đề bạt khen thưởng, kỷ luật, nhưng khi có quyết định của cấp trên trực tiếp quản lý mới được thi hành.
- Tuy có sự phân cấp; Nhưng khi cần thiết Bộ có quyền điều động tất cả các loại cán bộ; các Cục, các xí nghiệp phải chấp hành.
- Các cán bộ thuộc diện cấp nào quản lý thì cấp ấy có quyền điều động trong phạm việc đơn vị mình; Đối với cán bộ thuộc diện cấp trên quản lý công tác ở đơn vị nào thì đơn vị ấy không được tự ý điều động (Kể cả trường hợp điều động trong nội bộ).
Bất kể loại cán bộ, nhân viên kỹ thuật, nghiệp vụ nào (trừ tạp vụ) khi điều ra ngoài Cục, hay địa phương , hoặc chuyển sang ngành nghề khác đều phải được Bộ đồng ý và Bộ ra quyết định.
- Xếp lương cho cán bộ thì chủ yếu cán bộ thuộc diện quản lý của cấp nào, cấp ấy xếp lương; Nhưng để đảm bảo sự tương quan chung, thì cấp trên một cấp duyệt lương cho một số cán bộ cấp dưới một cấp quản lý làm mốc cho cấp ấy dựa vào đó để xếp.
c) Đào tạo, giáo dục chuyên nghiệp:
Bộ phụ trách:
- Hướng dẫn và xét duyệt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm và dài hạn của các xí nghiệp (trên cơ sở tổng hợp từng ngành).
- Quản lý các tiêu chuẩn chiêu sinh vào các trường.
- Định ra yêu cầu và cung cấp, chương trình có tính chất phổ biến và cơ bản để giảng dạy cho các ngành nghể.
- Xét duyệt chương trình giảng dạy cho các lớp từ trung cấp trở lên.
- Thông qua các chương trình giảng dạy cho các ngành nghề mới, các chương trình bổ túc, đào tạo bồi dưỡng cấp tốc do xí nghiệp xây dựng.
- Xét duyệt nội dung và biện pháp tổ chức các lớp học trong giờ chính quyền.
- Nghiên cứu đề trước những chế độ, biện pháp chung, nhằm đảm bảo đường lối, chính sách đào tạo giáo dục.
- Tham gia trong hội đồng giám khảo và cấp bằng hay giấy chứng nhận cho các lớp tốt nghiệp từ trung cấp trở lên.
Cục quản lý sản xuất phụ trách:
- Tham gia với Vụ tổ chức giáo dục trong việc xây dựng kế hoạch, mục tiêu đào tạo, phân phối ngành nghề, tiêu chuẩn tuyển sinh và nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng cho các ngành nghề thuộc ngành mình.
- Tổng hợp kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng hàng năm và dài hạn của các xí nghiệp trong ngành, báo các Bộ xét duyệt.
- Lập kế hoạch phân bổ và có biện pháp tổ chức thực hiện cụ thể hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc kiểm tra các xí nghiệp thực hiện đảm bảo hoàn thành kế hoạch của Bộ.
- Giúp đở các xí nghiệp xây dựng các chương trình đào tạo các ngành nghề mới, các chương trình bồi dưỡng, đào tạo, bổ túc cấp tốc của xí nghiệp.
- Tham gia trong hội đồng giám khảo các lớp tốt nghiệp từ trung cấp trở lên đào tạo tại xí nghiệp.
- Làm báo cáo thường kỳ hàng quý lên Bộ theo biểu mẫu đã định.
Xí nghiệp phụ trách:
- Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng dài hạn và hàng năm báo cáo Cục.
- Nhận kế hoạch của Bộ và Cục phân bổ; xây dựng kế hoạch và biện pháp thực hiện cụ thể, đảm bảo hoàn thành kế hoạch.
- Chiêu sinh theo tiêu chuẩn tuyển sinh của Bộ.
- Dựa vào chương trình của Bộ, nghiên cứu xây dựng chương trình cụ thể để giảng dạy cho các ngành nghề; Xây dựng chương trình đào tạo các ngành nghề mới, chương trình các lớp bổ túc, bồi dưỡng, đào tạo cấp tốc báo cáo Bộ thông qua trước khi thực hiện.
- Tổng hợp những ý kiến chuyên gia phát biểu về vấn đề kinh tế, kỹ thuật, những tài liệu do chuyên gia biên soạn và những tài liệu do nhà máy biên soạn gửi lên Bộ và Cục nghiên cứu phổ biến cho các nơi khác theo yêu cầu thích hợp.
- Tổ chức sát hạch cho các lớp đào tạo, bổ túc tại xí nghiệp và giấy chứng nhận cho các lớp sơ cấp kỹ thuật.
- Làm báo cáo thường kỳ hàng quý lên Cục theo biểu mẫu đã định.
- Tổ chức, quản lý các lớp đào tạo, bồi dưỡng theo chỉ tiêu đã giao, chịu trách nhiệm trước Bộ và Cục về kết quả thực hiện và đảm bảo chất lượng đã quy định.
6. Phần lao động tiền lương:
a) Lao động:
Bộ phụ trách:
- Quản lý, hướng dẫn và xét kế hoạch lao động dài hạn và hàng năm của xí nghiệp, trên cơ sớ tổng hợp từng ngành.
- Nắm tình hình và lực lượng công nhân của xí nghiệp qua các Cục.
- Đề ra phương hướng, nguyên tắcvà các chế độ chung về tuyển dụng, điều động, đề bạt, kỷ luật khen thưởng, đưa vào biên chế; Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra các Cục các xí nghiệp thực hiện.
- Khi cần thiết, có quyền điều động hàng loạt công nhân từ xí nghiệp hay Cục này sang xí nghiệp hay Cục khác.
Quản lý sản xuất phụ trách:
- Tham gia với Bộ trong việc lập và xét duyệt kế hoạch lao động dài hạn và hàng năm của các xí nghiệp trong ngành.
- Tổng hợp kế hoạch lao động dài hạn và hàng năm của các xí nghiệp trong ngành báo cáo Bộ xét duyệt.
- Quản lý và xét duyệt kế hoạch lao động hàng quý của xí nghiệp; Trong khi thực hiện, được điều chỉnh kế hoạch quý nhưng phải đảm bảo kế hoạch lao động bình quân hàng năm của Bộ.
- Xét duyệt kế hoạch tuyện dụng và đưa người vào biên chế của xí nghiệp trong ngành.
- Xét duyệt đề nghị của xí nghiệp về kỷ luật của công nhân trường hợp phải sa thải và có quyền quyết định.
- Nắm tình hình, lực lượng công nhân của các xí nghiệp trong ngành; Được đều động công nhân giữa các xí nghiệp trong ngành.
- Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm trợ cấp các xí nghiệp thực hiện kế hoạch lao động và chấp hành các chính sách lao động.
- Làm báo cáo thường kỳ hàng quý lên Bộ theo biểu mẫu đã định.
Xí nghiệp phụ trách:
- Lập kế hoạch lao động dài hạn và hàng năm của xí nghiệp báo cáo Cục.
- Quản lý kế hoạch tháng và được quyền điều chỉnh kế hoạch tháng; Nhưng phải đảm bảo kế hoạch lao động bình quan hàng quý của Cục.
- Trực tiếp quản lý toàn diện công nhân ở xí nghiệp; Cung cấp tình hình và lực lượng công nhân lên Bộ và Cục khi cần thiết.
- Trực tiếp xếp lương cho công nhân, nhưng không được quá mức lương bình quân Bộ đã duyệt và báo cáo Cục thông qua.
- Chấp hành mọi chế độ, chính sách lao động của Nhà nước và của Bộ đã quy định.
- Làm báo cáo thường kỳ hàng tháng hàng quý lên Cục theo biểu mẫu đã định.
b) Tiền lương, bảo hiểm xã hội và bảo hộ lao động:
Bộ phụ trách:
- Hướng dẫn và xét duyệt quỹ lương hàng năm và các chỉ tiêu cấp bậc kỹ thuật, thang lương, mức lương của xí nghiệp trên cơ sớ các chỉ tiêu chung.
Định mức lương khoán khống chế tối đa và tối thiểu; Hướng dẫn phương pháp tiến hành và duyệt tỷ lệ khuyến khích.
- Nghiên cứu xây dựng những thể lệ, chế độ về bảo hiểm xã hội và trang bị bảo hộ lao động cho các xí nghiệp, các ngành; Hướng dẫn, theo dõi kiểm tra các xí nghiệp thực hiện.
- Xét duyệt quỹ xã hội và kế hoạch bảo hộ lao động hàng năm của xí nghiệp và hướng dẫn kiểm tra các xí nghiệp thi hành theo chế độ ban hành chung của Thủ tướng Phủ và Liên bộ.
Cục quản lý sản xuất phụ trách:
- Sơ bộ tính toán tổng quỹ lương và lương bình quân của ngành và tham gia cùng Bộ xét duyệt quỹ lương, mức lương cho các xí nghiệp trong ngành.
- Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra các xí nghiệp thực hiện chế độ lương khoán, tổng hợp những ý kiến vướng mắc của xí nghiệp thuộc Cục báo cáo Bộ và đề nghị những biện pháp giải quyết.
- Trực tiếp giải quyết những mắc mứu của xí nghiệp về việc thực hiện chính sách lương, chế độ bảo hiểm xã hội và bảo hộ lao động theo các chính sách, chế độ đã có.
- Theo dõi việc xây dựng và nắm tình hình nhà ở của công nhân, nhà ăn, nhà trẻ, đề nghị Bộ có biện pháp giải quyết cho xí nghiệp.
- Hướng dẫn các xí nghiệp tổ chức cải thiện đời sống cho cán bộ, công nhân viên chức.
- Xét duyệt và kiểm tra các xí nghiệp trong việc mua sắm và sử dụng trang bị bảo hộ lao động theo các chính sách, chế độ đã có.
Xí nghiệp phụ trách:
- Lập kế hoạch quỹ lương và xây dựng các chỉ tiêu cấp bậc, thang lương, mức lương hàng năm trình Bộ xét duyệt; Trên cơ sở kế hoạch Bộ đã duyệt, phân bổ ra quý để sử dụng; Trong trường hợp cần thiết, có thể chỉ tiêu xê dịch giữa các khoản mục, nhưng không được vượt mức chỉ tiêu chung.
- Thực hiện chế độ lương khoán theo sự hướng dẫn của Bộ và Cục.
- Lập quỹ xã hội và kế hoạch bảo hộ lao động hàng năm của xí nghiệp trình Bộ xét duyệt; Trong khi thực hiện trường hợp xảy ra bệnh dịch giữa các nạn lao động nhiều người một lúc, xí nghiệp được chi tiêu theo thực tế và báo cáo lên Bộ và Cục.
Trên đây là những quy định chủ yếu về phân cấp quản lý cho các Cục quản lý sản xuất và các xí nghiệp; Dựa vào đó, các Cục, Vụ … kết hợp với Vụ tổ chức giáo dục nghiên cứu, ra những văn bản cụ thể về từng mặt công tác hướng dẫn xí nghiệp thi hành.
Quá trình thực hiện, các Cục,Vụ và các xí nghiệp xét thấy có điểm nào chưa hợp lý, đề nghị Bộ nghiên cứu sửa đổi, bổ sung cho thích hợp.