Quyết định 5342/QĐ-UBND

Quyết định 5342/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch Phát triển sản xuất lúa Japonica và lúa chất lượng cao hàng hóa theo tiêu chuẩn xuất khẩu giai đoạn 2021-2025 do thành phố Hà Nội ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 5342/QĐ-UBND 2020 Kế hoạch Phát triển sản xuất lúa Japonica thành phố Hà Nội


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5342/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 30 tháng 11 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA JAPONICA VÀ LÚA CHẤT LƯỢNG CAO HÀNG HÓA THEO TIÊU CHUẨN XUẤT KHẨU GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị Quyết số 10/2018/NQ-HĐND ngày 05/12/2018 của HĐND Thành phố về một số chính sách khuyến khích phát triển sản xuất, phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; xây dựng hạ tầng nông thôn thành phố Hà Nội;

Căn cứ Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐND ngày 07/07/2020 của HĐND Thành phố quy định một số nội dung và mức chi thuộc thẩm quyền của HĐND Thành phố;

Căn cứ Quyết định số 17/2012/QĐ-UBND ngày 09/7/2012 của UBND Thành phố về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nông nghiệp thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

Căn cứ Quyết định số 438/QĐ-UBND ngày 21/01/2019 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc phê duyệt Kế hoạch phát triển sản xuất lúa Japonica hàng hóa, chất lượng theo tiêu chuẩn xuất khẩu thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 3215/QĐ-UBND ngày 14/6/2019 của UBND Thành phố về việc ban hành danh mục các vùng sản xuất nông nghiệp chuyên canh tập trung trên địa bàn thành phố Hà Nội và tiêu chí sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao của thành phố Hà Nội.

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 448/TTr-SNN ngày 19/11/2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch Phát triển sản xuất lúa Japonica và lúa chất lượng cao hàng hóa theo tiêu chuẩn xuất khẩu giai đoạn 2021 -2025.

Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp các sở, ngành, đơn vị liên quan, UBND các huyện, thị xã triển khai thực hiện Kế hoạch theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Giám đốc, Thủ trưởng các sở, ngành: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Khoa học và Công nghệ; Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố; Quỹ Đầu tư phát triển Thành phố, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Chi nhánh thành phố Hà Nội, Kho bạc Nhà nước Hà Nội; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT; (để báo cáo)
- Thường trực Thành ủy; (để báo cáo)
- Thường trực HĐND TP; (để báo cáo)
- Chủ tịch UBND Thành phố; (để báo cáo)
- Các PCT UBND Thành phố; (để báo cáo)
- VPUB: CVP, PCVP V.T.Anh, KT, TKBT;
- Lưu: VT, KT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Sửu

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA JAPONLCA VÀ LÚA CHẤT LƯỢNG CAO HÀNG HÓA THEO TIÊU CHUẨN XUẤT KHẨU GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 5342/QĐ-UBND ngày 30/11/2020 của UBND thành phố Hà Nội)

Ủy ban nhân dân Thành phố ban hành Kế hoạch Phát triển sản xuất lúa Japonica và lúa chất lượng cao hàng hóa theo tiêu chuẩn xuất khẩu giai đoạn 2021 - 2025, như sau:

I. Mục tiêu

1. Mục tiêu tổng quát

- Nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, xây dựng nền sản xuất hàng hóa đô thị bền vững, hiệu quả.

- Đẩy mạnh phát triển các vùng sản xuất lúa Japonica và lúa chất lượng cao hàng hoá theo hướng VietGAP, hữu cơ, GlobalGAP đáp ứng yêu cầu tiêu dùng của người dân và từng bước tham gia vào thị trường xuất khẩu, góp phần hoàn thành mục tiêu tại cơ cấu nông nghiệp Hà Nội theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

- Tổ chức sản xuất, xây dựng nhãn hiệu, thương hiệu, truy xuất nguồn gốc, quảng bá tiêu thụ sản phẩm, phát triển thị trường để nâng cao hiệu quả chuỗi sản xuất kinh doanh lúa gạo; tăng cơ cấu giống lúa chất lượng cao của Hà Nội, phấn đấu đến năm 2025, cơ cấu giống lúa chất lượng của toàn Thành phố đạt trên 80% diện tích gieo cấy; góp phần đảm bảo an ninh lương thực.

2. Mục tiêu cụ thể

- Đào tạo, tập huấn được 21.380 cán bộ, nông dân tại các vùng sản xuất lúa Japonica và lúa chất lượng cao giúp cán bộ làm tốt công tác quản lý, nông dân nắm vững được quy trình sản xuất đảm bảo chất lượng an toàn đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước.

- Tiếp tục làm tốt công tác khảo nghiệm để lựa chọn giống lúa có năng suất, chất lượng cao phù hợp điều kiện sinh thái, tập quán canh tác của các huyện ngoại thành Hà Nội.

- Duy trì và phát triển 200 vùng sản xuất lúa Japonica và lúa chất lượng cao hàng hoá theo hướng an toàn, VietGAP, hữu cơ đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu với quy mô: 12.080 ha diện tích gieo trồng, năng suất lúa hữu cơ đạt 5,0 - 5,5 tấn/ha; lúa an toàn, VietGAP đạt 6,0 - 6,5 tấn/ha. Gia tăng giá trị sản xuất lúa khoảng 15-17 triệu đồng/ha/năm so với lúa thường.

- Hình thành và phát triển 5 - 7 vùng sản xuất lúa thảo dược làm thực phẩm chức năng.

- Xây dựng và hình thành các mô hình chuyển đổi diện tích sản xuất 2 vụ lúa kém hiệu quả sang mô hình lúa - cá góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp, đẩy mạnh phát triển sản xuất theo hướng hữu cơ và hữu cơ.

- Thúc đẩy phát triển công nghệ sau thu hoạch (sấy, chế biến, bảo quản gạo) nhằm nâng cao giá trị sản phẩm lúa, gạo.

- Đẩy mạnh phát triển thương hiệu gạo hữu cơ Hà Nội.

- Hình thành 3-5 chuỗi liên kết nội địa và xuất khẩu nhằm mở rộng phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm lúa, gạo chất lượng cao, tạo tiền đề cho phát triển sản xuất bền vững.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại trong nước và quốc tế để đông đảo người dân trong nước và quốc tế biết đến sản phẩm lúa, gạo chất lượng cao của Hà Nội nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm.

II. Nội dung Kế hoạch

1. Tập huấn, đào tạo kỹ thuật, học tập trao đổi kinh nghiệm

a) Tổ chức đào tạo chuyên sâu cho nông dân

Tổ chức đào tạo cho 180 người công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành sản xuất lúa Japonica, lúa chất lượng cao; công nghệ sau thu hoạch (phơi sấy, bảo quản, chế biến); Xúc tiến thương mại (xây dựng nhãn hiệu, chuỗi liên kết,...).

b) Tập huấn kỹ thuật sản xuất cho nông dân

- Tổ chức tập huấn cho 21.380 nông dân tại các xã tham gia thực hiện kế hoạch về kỹ thuật gieo cấy, chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch, sơ chế, bảo quản lúa, gạo chất lượng cao.

c) Tổ chức 05 đoàn (mỗi năm 01 đoàn) thăm quan học tập, trao đổi kinh nghiệm về quản lý, tiến bộ kỹ thuật mới trong sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, tìm hiểu thị trường trong nước.

2. Phát triển các vùng sản xuất lúa Japonica và lúa chất lượng cao hàng hoá theo tiêu chuẩn xuất khẩu

Phát triển vùng sản xuất: Quy mô 12.080 ha, 80 - 100 vùng:

- Sản xuất lúa Japonica và lúa chất lượng cao, chất lượng an toàn: Quy mô 8.930 ha, 30 ha trở lên/vùng.

- Sản xuất lúa Japonica và lúa chất lượng cao theo VietGAP, Global GAP: Quy mô 3.000 ha, 20 ha trở lên/mô hình.

- Sản xuất lúa Japonica và lúa chất lượng cao theo hướng hữu cơ: Quy mô 300 ha, 10 ha trở lên/mô hình.

- Phát triển sản xuất lúa thảo dược: Quy mô 50 ha, 02 ha trở lên/mô hình.

- Chuyển đổi sản xuất lúa - cá: Quy mô: 100 ha, 2 ha trở lên/mô hình.

3. Phát triển hệ thống sấy, sơ chế, xay xát, bảo quản gạo Japonica và gạo chất lượng cao

- Xây dựng hệ thống sấy, sơ chế, xay xát, bảo quản, chế biến để hình thành 01 mô hình hợp tác xã kiểu mới hoạt động theo chuỗi liên kết (sản xuất, sấy, sơ chế, bảo quản và chế biến gạo đạt tiêu chuẩn xuất khẩu).

- Xây dựng hệ thống sấy, sơ chế, chế biến, bảo quản gạo Japonica và gạo chất lượng cao cho 5 cơ sở chuyên sấy, sơ chế lúa để hình thành hệ thống sấy lúa tại các vùng chuyên canh sản xuất lúa chất lượng trọng điểm nhằm nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm gạo khi đưa ra thị trường.

4. Công tác xúc tiến thương mại thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm

a) Hỗ trợ xây dựng và phát triển nhãn hiệu gạo Japonica, gạo chất lượng cao cho một số địa phương sản xuất tiêu biểu (4-5 địa phương).

b) Hỗ trợ hình thành chuỗi liên kết giá trị:

- Nâng cao năng lực của các hợp tác xã (HTX) trong việc hình thành các chuỗi liên kết giá trị tại vùng sản xuất.

- Tổ chức các hội nghị kết nối tiêu thụ sản phẩm gạo để tuyên truyền, vận động, thu hút các doanh nghiệp tham gia liên kết, đầu tư hỗ trợ trong sản xuất, tiêu thụ lúa, gạo Japonica; lúa gạo chất lượng cao tại các vùng sản xuất lúa hàng hoá.

- Xây dựng 3-5 mô hình chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm.

c) Hỗ trợ các xã, HTX tham gia các hội chợ trong nước và quốc tế để giới thiệu sản phẩm lúa, gạo chất lượng cao của Hà Nội đến đông đảo người tiêu dùng trong và ngoài Thành phố.

d) Hỗ trợ kinh phí trưng bày giới thiệu sản phẩm tại các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích theo quy định của pháp luật; thành lập một số cửa hàng giới thiệu sản phẩm gạo chất lượng cao Hà Nội.

5. Công tác thông tin, tuyên truyền

Phối hợp các đơn vị truyền thông tuyên truyền về sản xuất lúa Japonica, lúa chất lượng cao trên sóng đài truyền hình Trung ương và địa phương.

a) Phối hợp tuyên truyền trên Đài phát thanh truyền hình Hà Nội, Kênh Truyền hình Nông nghiệp - Nông thôn (VTC16): Xây dựng 10 chương trình tuyên truyền về chủ trương, chính sách phát triển nông nghiệp nói chung và sản xuất lúa Japonica, lúa chất lượng cao của thành phố Hà Nội; Hướng dẫn kỹ thuật, hướng dẫn các biện pháp bảo quản, chế biến, giới thiệu các thị trường tiêu thụ các sản phẩm; giới thiệu nhãn hiệu lúa gạo Japonica, lúa gạo chất lượng cao Hà Nội.

b) Phối hợp với các Báo (Nông nghiệp, Hà Nội mới, Kinh tế và Đô thị,...) tuyên truyền kết quả và hiệu quả sản xuất lúa gạo Japonica, lúa gạo chất lượng cao tại Hà Nội.

c) Tổ chức hội thi tìm hiểu về khoa học kỹ thuật sản xuất lúa Japonica và lúa chất lượng cao theo tiêu chuẩn xuất khẩu.

IV. Thời gian thực hiện: Từ năm 2021-2025.

V. Dự kiến kinh phí

Tổng kinh phí thực hiện kế hoạch: 792.936.554.000 đồng (Bảy trăm chín mươi hai tỷ, chín trăm ba mươi sáu triệu, năm trăm năm mươi tư nghìn đồng). Trong đó:

- Ngân sách Thành phố hỗ trợ: 172.928.000.000 đồng (Bằng chữ: Một trăm bảy mươi hai tỷ, chín trăm hai mươi tám triệu đồng chẵn), chiếm 21,8%.

- Kinh phí của các tổ chức, cá nhân đối ứng: 620.008.554.000 đồng (Sáu trăm hai mươi tỷ, không trăm linh tám triệu, năm trăm năm mươi tư nghìn đồng chẵn), chiếm 78,2%.

(Chi tiết tại Phụ lục kèm theo)

VI. Trách nhiệm của các đơn vị

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính pháp lý, tính chính xác số liệu, tài liệu, nội dung trình duyệt Kế hoạch này.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính và các sở, ngành, đơn vị liên quan có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, không trùng lắp với các nội dung, nhiệm vụ được giao và thực hiện hỗ trợ đảm bảo đúng chế độ, đối tượng, tiêu chuẩn, định mức theo đúng quy định của pháp luật.

- Tổng hợp kết quả thực hiện, tham mưu báo cáo UBND Thành phố theo quy định.

2. Sở Tài chính

Căn cứ khả năng cân đối ngân sách của Thành phố, chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị có liên quan thống nhất tham mưu, báo cáo UBND Thành phố cân đối, bố trí kinh phí từ nguồn sự nghiệp triển khai thực hiện Kế hoạch theo đúng quy định của pháp luật.

3. Các sở, ngành liên quan

Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Thành phố và các đơn vị liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ của đơn vị, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các đơn vị lên quan trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch đảm bảo hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.

4. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, đơn vị liên quan trình tổ chức thực hiện Kế hoạch đảm bảo hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.

5. Yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện, thị xã và các sở, ngành, đơn vị liên quan tổ chức, triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, theo đúng quy định của pháp luật./.

 

PHỤ LỤC

TỔNG HỢP DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT LÚA JAPONICA VÀ LÚA CHẤT LƯỢNG CAO HÀNG HÓA THEO TIÊU CHUẨN XUẤT KHẨU GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Kèm theo Quyết định số 5342/QĐ-UBND ngày 30/11/2020 của UBND thành phố Hà Nội)

ĐVT: Nghìn đồng

TT

Nội dung

ĐVT

Số lượng

Kinh phí

Tổng kinh phí

Kinh phí đối ứng

Kinh phí hỗ trợ

Phân kỳ

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

I

Đào tạo, tập huấn và thăm quan học tập

 

 

9.457.000

0

9.457.000

1.976.500

1.834.500

1.834.500

1.977.000

1.834.500

1

Đào tạo nâng cao năng lực quản lý, kỹ thuật cho nông dân

Lớp

6

855.000

 

855.000

142.500

142.500

142.500

285.000

142.500

2

Tập huấn kỹ thuật cho nông dân

Lớp

255

7.242.000

 

7.242.000

1.562.000

1.420.000

1.420.000

1.420.000

1.420.000

3

Thăm quan học tập tại một số tỉnh Miền Nam

đoàn

5

1.360.000

 

1.360.000

272.000

272.000

272.000

272.000

272.000

II

Hỗ trợ kinh phí sản xuất lúa Japonica và lúa chất lượng cao an toàn, VietGAP, GlobalGAP

Ha

10.760

680.335380

567390.400

112.944.980

22.557.450

23.093.620

25.188.620

22.901370

19.203.920

III

Hỗ trợ kinh phí sản xuất lúa Japonica và lúa chất lượng cao theo hướng hữu cơ

Ha

300

37.940.910

26.160.000

11.780.910

2.646.452

2.491.002

2331.452

2.156.002

2.156.002

IV

Phát triển sản xuất lúa thảo dược

Ha

60

3.719.315

1.587.024

2.132.291

304.613

304.613

304.613

304.613

913.839

V

Hỗ trợ chuyển đổi sản xuất Lúa - Cá

Ha

80

45.740.648

24.409.600

21.331.048

 

5332.762

5332.762

5.332.762

5332.762

VI

Hỗ trợ chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ lúa gạo

Chuỗi

4

1.348.000

 

1.348.000

 

337.000

337.000

337.000

337.000

VII

Kinh phí tuyên truyền, xúc tiến thương mại và tiêu thụ sản phẩm, hội nghị, hội thảo...

 

 

11.626.596

461.530

11.165.066

1.300.800

2.700.783

1.354.000

4.220.783

1.588.700

VIII

Chi khác (xăng xe, kiểm tra, nghiệm thu, tư vấn, thẩm giá, chuyên gia,...)

Đồng

 

2.768.705

 

2.768.705

411.185

553.720

587.053

604.470

612.277

Tổng cộng

 

 

792.936.554

620.008.554

172.928.000

29.197.000

36.648.000

37.270.000

37.834.000

31.979.000

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 5342/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu5342/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành30/11/2020
Ngày hiệu lực30/11/2020
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThương mại, Xuất nhập khẩu
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật3 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 5342/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 5342/QĐ-UBND 2020 Kế hoạch Phát triển sản xuất lúa Japonica thành phố Hà Nội


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 5342/QĐ-UBND 2020 Kế hoạch Phát triển sản xuất lúa Japonica thành phố Hà Nội
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu5342/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhThành phố Hà Nội
                Người kýNguyễn Văn Sửu
                Ngày ban hành30/11/2020
                Ngày hiệu lực30/11/2020
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThương mại, Xuất nhập khẩu
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật3 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Quyết định 5342/QĐ-UBND 2020 Kế hoạch Phát triển sản xuất lúa Japonica thành phố Hà Nội

                            Lịch sử hiệu lực Quyết định 5342/QĐ-UBND 2020 Kế hoạch Phát triển sản xuất lúa Japonica thành phố Hà Nội

                            • 30/11/2020

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 30/11/2020

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực