Quyết định 538/QĐ-UBND

Quyết định 538/QĐ-UBND năm 2006 ban hành Kế hoạch Chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em tàn tật nặng, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học và trẻ em nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng đến năm 2010 do Tỉnh Bình Định ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 538/QĐ-UBND 2006 Chăm sóc trẻ em mồ côi bị bỏ rơi tàn tật nhiễm HIV/AIDS 2010 Bình Định


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 538/QĐ-UBND

Quy Nhơn, ngày 06 tháng 7 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH CHĂM SÓC TRẺ EM MỒ CÔI KHÔNG NƠI NƯƠNG TỰA, TRẺ EM BỊ BỎ RƠI, TRẺ EM TÀN TẬT NẶNG, TRẺ EM LÀ NẠN NHÂN CỦA CHẤT ĐỘC HÓA HỌC VÀ TRẺ EM NHIỄM HIV/AIDS DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG ĐẾN NĂM 2010

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 65/2005/QĐ-TTg ngày 25 tháng 3 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em tàn tật nặng, trẻ em là nạn nhân của chất độc hoá học và trẻ em nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng giai đoạn 2005- 2010”;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 93/TTr-SLĐTBXH ngày 17/5/2006,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch Chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em tàn tật nặng, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học và trẻ em nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng đến năm 2010.

Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Tư pháp, Giáo dục - Đào tạo, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số-Gia đình và trẻ em tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Thanh Bình

 

KẾ HOẠCH

“CHĂM SÓC TRẺ EM MỒ CÔI KHÔNG NƠI NƯƠNG TỰA, TRẺ EM BỊ BỎ RƠI, TRẺ EM TÀN TẬT NẶNG, TRẺ EM NẠN NHÂN CHẤT ĐỘC HÓA HỌC, TRẺ EM NHIỄM HIV/AIDS DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG ĐẾN NĂM 2010”
(Ban hành kèm theo Quyết định số 538/QĐ-UBND ngày 06/7/2006 của UBND tỉnh )

Thực hiện Quyết định số 65/2005/QĐ-TTg ngày 25/3/2005 của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư liên tịch số 08/2006/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 23/01/2006 của liên Bộ Tài chính - Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Quyết định số 65/2005/QĐ-TTg Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành Kế hoạch “Chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em tàn tật nặng, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em bị nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng đến năm 2010” (gọi tắt là Kế hoạch “Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn dựa vào cộng đồng”). Bao gồm những nội dung cơ bản sau:

Phần I

KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN CỦA TỈNH

I. Thực trạng tình hình trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh:

Theo số liệu thống kê, hiện nay trên toàn tỉnh có 575.260 trẻ em, trong đó có 46.761 em hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (ĐBKK) chiếm tỷ lệ 8,12%/tổng số trẻ em và có 4.611 em khó khăn theo Quyết định số 65/2005/QĐ-TTg chiếm tỷ lệ 9,86%/tổng số trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK trong đó có 1.871 trẻ em mồ côi, 95 trẻ em bị bỏ rơi không người nuôi dưỡng; 2.456 em tàn tật nặng và 188 em bị nhiễm chất độc hóa học, 01 em bị nhiễm HIV/AIDS (phụ lục số 01 đính kèm).

Trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK hiện nay sinh sống đều khắp ở các địa phương trên địa bàn tỉnh, ở những nơi các xã miền núi, vùng sâu, vùng xa; các xã nghèo, vùng khó khăn thường xảy ra thiên tai lũ lụt có tỷ lệ trẻ em khó khăn cao hơn các xã vùng nông thôn và thành thị. Số trẻ em này hầu hết sống trong các gia đình nghèo, điều kiện kinh tế khó khăn nên bỏ học sớm do đó trình độ học vấn rất thấp, sức khỏe của những em bị tàn tật không được tốt, thường xuyên phải chữa trị tại các cơ sở y tế hoặc tại nhà. Trẻ em mồ côi do phải lao động sớm, làm việc quá sức nên các em thường xuyên bị ốm đau và phải tự chăm sóc mình là chính. Và để được chăm sóc sức khỏe ở các Trung tâm Y tế đối với các em rất hạn chế do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn.

Ước tính số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh cần quan tâm chăm sóc ở giai đoạn 2006 - 2010 khoảng 4.700 em/năm.

II. Kết quả chăm sóc:

1. Các hoạt động chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK:

Thực hiện theo quy định tại các Nghị định số 07/2000/NĐ-CP Nghị định số 55/1999/NĐ-CP của Chính phủ, Quyết định số 120/2004/QĐ-TTg Quyết định số 16/2004/QĐ-TTg và Quyết định số 38/2004/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Trong những năm qua trên địa bàn tỉnh hàng năm giải quyết trợ cấp xã hội từ ngân sách Nhà nước cho khoảng 569 trẻ em với tổng kinh phí là: 920.000.000đ/năm. Trong đó: 49 em đang được nuôi dưỡng tập trung tại Trung tâm BTXH và 520 em được hưởng trợ cấp thường xuyên tại cộng đồng; ngoài việc hưởng trợ cấp xã hội, các em còn được trợ giúp các hình thức khác như: được cấp thẻ BHYT; được miễn giảm học phí và đóng góp xây dựng trường, được cấp sách vở, đồ dùng học tập…

- Hàng năm ngân sách tỉnh bố trí cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội 80.000.000 đồng để tổ chức hỗ trợ 60 em học nghề gắn với giải quyết việc làm.

- Bên cạnh việc trợ giúp của Nhà nước các tổ chức cá nhân trong và ngoài nước cũng đã có những hỗ trợ đáng kể về mặt kinh phí. Thông qua Quỹ bảo trợ trẻ em các cấp mỗi năm huy động được hơn 2 tỷ đồng.

- Thông qua nguồn kinh phí huy động được, đã có hơn 90.000 lượt trẻ em được hưởng lợi từ các chương trình dự án do Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh thực hiện. Trong đó, tập trung nhiều nhất là các hoạt động: Tặng học bổng cho số trẻ em gia đình chính sách, trẻ em hộ nghèo vượt khó học giỏi, phẫu thuật tim bẩm sinh, phẫu thuật não úng thủy, phẫu thuật chỉnh hình, cấp xe lăn, xe lắc, hỗ trợ khám và điều trị cho trẻ khuyết tật, hỗ trợ nuôi dưỡng tàn tật nặng tại cộng đồng, thực hiện dự án phục hồi chức năng, xây dựng điểm vui chơi cho trẻ em, thăm tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK nhân các ngày lễ, tết nhất là ngày Quốc tế thiếu nhi và tết Trung thu. Ngoài ra Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh còn hỗ trợ cung cấp nước sạch cho gia đình 300 em, hỗ trợ đột xuất cho trẻ em gặp thiên tai, rủi ro 31 em.

- Kinh phí đầu tư cho công tác chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK trong những năm qua tuy còn ít, chưa đáp ứng được nhu cầu nhưng bằng sự nỗ lực và sự tham gia của toàn xã hội đã trợ giúp cho nhiều trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK cải thiện cuộc sống. Với khoản trợ cấp hàng tháng của Nhà nước trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK đã cơ bản đảm bảo được lương thực để sống, giảm bớt số em lang thang cơ nhỡ và góp phần ổn định chính trị, xã hội.

2. Hoạt động phối hợp chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn của các ngành đoàn thể:

Trong những năm qua các sở, ngành: Lao động-Thương binh và Xã hội, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân số-Gia đình và Trẻ em, Hội Chữ thập đỏ cùng với các hội, đoàn thể, các ban ngành, các địa phương đã có những nỗ lực rất lớn trong công tác chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK. Bên cạnh đó đã huy động được sự tham gia của các tổ chức xã hội, các tôn giáo và cộng đồng trong việc chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK. Tuy nhiên hiệu quả của sự phối hợp này vẫn còn nhiều hạn chế.

3. Những khó khăn trong công tác chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn:

a) Khách quan:

- Điều kiện tự nhiên: Thiên tai xảy ra thường xuyên, gây thiệt hại nhiều đến tài sản và tính mạng của nhân dân trong đó có trẻ em.

- Môi trường xã hội: Hậu quả tiêu cực của nền kinh tế thị trường, sự phân hóa giàu nghèo, tình trạng thất nghiệp, trình độ dân trí còn thấp dẫn đến nhận thức về chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK còn hạn chế. Giá trị đạo đức, lối sống thay đổi nhất là tình yêu, tình dục và hôn nhân là một trong những yếu tố góp phần làm tăng trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi không nguồn nuôi dưỡng.

- Hậu quả chiến tranh để lại nặng nề, môi trường sống bị ô nhiễm và bị hủy hoại. Đây là một nguyên nhân chính gây nên dị dạng, dị tật bẩm sinh ở trẻ em.

b) Chủ quan:

- Sự chỉ đạo công tác chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK của các cấp chính quyền chưa thật sự được coi trọng, cán bộ làm công tác chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK còn mỏng về lực lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ. Hầu hết cán bộ cấp cơ sở hiện nay là kiêm nhiệm.

- Hoạt động tuyên truyền còn mang tính hình thức, chưa thường xuyên, thiếu cụ thể và ít sinh động nên chưa gây được sự quan tâm chú ý hỗ trợ của các nhà tài trợ và các nhà hảo tâm.

- Các hình thức chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK tại cộng đồng chưa phát triển mạnh. Số trẻ em được chăm sóc thay thế tại gia đình, cộng đồng còn ít. Mức trợ cấp, trợ giúp còn thấp, trong khi đó giá cả thị trường biến động tăng liên tục cho nên đời sống của các em gặp nhiều khó khăn.

- Hệ thống các dịch vụ văn hóa chưa đáp ứng được nhu cầu tinh thần cho trẻ em nhất là vùng nông thôn và miền núi.

- Do phải bao phủ nhiều nội dung nên kinh phí bảo đảm xã hội được cân đối hàng năm bị dàn trải, phân nhỏ, tỷ lệ chi ngân sách cho các hoạt động chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK ở các địa phương còn quá ít so với nhu cầu thực tế.

Phần II

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN

I. Quan điểm, mục tiêu, nội dung và giải pháp chăm sóc trẻ em đặc biệt khó khăn tại cộng đồng:

1. Quan điểm:

- Công tác chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK phải được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách và lâu dài; do đó cần tăng cường phối hợp liên ngành và đẩy mạnh việc huy động sự tham gia của toàn xã hội, trong đó gia đình đóng vai trò nòng cốt để phòng ngừa, bảo vệ và chăm sóc.

- Thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, chính sách, tạo môi trường thuận lợi để trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK hòa nhập cộng đồng và có cơ hội phát triển toàn diện về thể lực, trí lực và nhân cách, hạn chế tối đa sự phát sinh trẻ em lâm vào hoàn cảnh ĐBKK.

- Khuyến khích phát triển các hình thức chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK dựa vào cộng đồng như: Trợ cấp xã hội, nhận nuôi dưỡng, nhận đỡ đầu, nhận con nuôi và nuôi dưỡng tại nhà xã hội ở cấp xã phường. Đặc biệt mở rộng đối tượng hưởng trợ cấp xã hội tại cộng đồng và khuyến khích các gia đình, dòng họ nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi hoặc trẻ em bị bỏ rơi.

- Ưu tiên nguồn lực cho vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng và vùng hay bị thiên tai.

2. Mục tiêu:

a) Mục tiêu tổng quát:

Tiến tới trợ giúp tất cả trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK hòa nhập cộng đồng, ổn định cuộc sống và có cơ hội thực hiện các quyền của trẻ em theo quy định của pháp luật. Từng bước thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK với trẻ em bình thường tại nơi cư trú trên cơ sở huy động các nguồn lực xã hội, phát triển các hình thức chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK dựa vào cộng đồng.

b) Mục tiêu cụ thể đến năm 2010:

- Số trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK được hưởng trợ cấp xã hội, được chăm sóc thay thế tại cộng đồng và được trợ giúp về y tế, giáo dục tăng từ 13% lên 65% (tăng bình quân 480 em/năm);

- Số trẻ em tàn tật được chỉnh hình phục hồi chức năng tăng từ 10% lên 70% (tăng bình quân 290 em/năm);

- Thí điểm chuyển 20 trẻ em mồ côi, trẻ em tàn tật từ Trung tâm BTXH về chăm sóc ở cộng đồng thông qua các hình thức gia đình hoặc cá nhân nhận nuôi dưỡng, nhận đỡ đầu, nhận con nuôi;

- Thí điểm mô hình nhà xã hội chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK ở cấp xã 01 nhà có quy mô 8 em/nhà.

3. Đối tượng của đề án:

Trẻ mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em tàn tật nặng, trẻ em là nạn nhân của chất độc hóa học, trẻ em nhiễm HIV/AIDS.

4. Các hoạt động:

a) Công tác tuyên truyền

Thông qua các phương tiện truyền thông như: Đài Phát thanh- Truyền hình, các cơ quan báo chí để tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về chăm sóc trẻ em; Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ các cấp, các ngành, các cơ quan đoàn thể và nhân dân về chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK.

b) Thực hiện chính sách trợ cấp xã hội, trợ giúp y tế, giáo dục kết hợp với vận động cộng đồng hỗ trợ và chăm sóc thay thế

Giai đoạn 2006 - 2010 tăng thêm 2.400 em (tương đương với 52% số đối tượng của đề án) hưởng trợ cấp, trợ giúp xã hội ở cộng đồng. Bình quân mỗi năm tăng thêm 480 em (tương đương với 10,4% số đối tượng của đề án), thông qua các hình thức:

- Trợ cấp xã hội, trợ giúp y tế và giáo dục cho 1.650 em tại cộng đồng (bình quân tăng thêm 330 em/năm);

- Hỗ trợ kinh phí cho gia đình hoặc cá nhân nhận nuôi dưỡng: 600 em (bình quân tăng thêm 120 em/năm);

- Nhận đỡ đầu 125 em (bình quân tăng thêm 25 em/năm);

- Nhận con nuôi 25 em (bình quân tăng thêm 5 em/năm);

- Ngoài trợ giúp của Nhà nước, vận động cộng đồng trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK để ổn định cuộc sống. (Mục 2, phụ lục số 02 )

c) Hỗ trợ chỉnh hình và phục hồi chức năng

Vận động các nhà tài trợ trong và ngoài nước trợ giúp dụng cụ chỉnh hình, phẫu thuật chỉnh hình và phục hồi chức năng cho 1.450 em (bình quân 290 em/năm), gồm:

- Cung cấp dụng cụ chỉnh hình, thăm khám và áp dụng phương pháp vật lý trị liệu phục hồi chức năng 950 em (bình quân 190 em/năm);

- Phẫu thuật về dị tật vận động và hàm mặt cho 500 em (bình quân 100 em/năm).

(Mục 3, phụ lục số 2)

d) Hỗ trợ học nghề, việc làm

- Hỗ trợ học nghề, việc làm cho 350 em (bình quân 70 em/năm);

- Xây dựng mô hình hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK học nghề gắn với tạo việc làm: Liên kết với một số doanh nghiệp, vận động các nhà tài trợ thử nghiệm 02 mô hình dạy nghề trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK gắn với tạo việc làm ở thành phố Quy Nhơn (10 em/1 mô hình), thực hiện từ năm 2007 và năm 2008, sau đó tiếp tục nhân rộng.

(Mục 4 và 5, phụ lục số 02 )

e) Thí điểm chuyển trẻ em đang nuôi dưỡng trong các cơ sở BTXH về cộng đồng

- Đưa khoảng 20 trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK trong các cơ sở BTXH về chăm sóc tại cộng đồng thông qua hình thức “gia đình hoặc cá nhân nhận chăm sóc thay thế”, “nhận đỡ đầu”, “nhận nuôi”; thực hiện trong 4 năm, từ 2006-2010 (bình quân tăng thêm mỗi năm 5 em);

- Xây dựng mô hình điểm gia đình hoặc cá nhân nhận nuôi dưỡng, chăm sóc trẻ em mồ côi hoặc trẻ em bị bỏ rơi theo Quyết định số 38/2004/QĐ-TTg ngày 17/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ gia đình hoặc cá nhân nhận chăm sóc trẻ em mồ côi. (Mục 6, phụ lục số 02 )

g) Xây dựng mô hình điểm nhà xã hội ở cấp xã

Năm 2007 xây dựng 01 mô hình điểm nhà xã hội cấp xã, có quy mô 8 em/nhà để chăm sóc bán trú hoặc thường xuyên. Khi có mô hình điểm sẽ đánh giá hiệu quả của mô hình và nhân rộng ra toàn tỉnh bằng nhiều nguồn vốn. (Mục 7, phụ lục số 0 2 )

5. Các giải pháp chủ yếu để thực hiện đề án:

a) Tăng cường lãnh đạo của các cấp ủy Đảng, sự chỉ đạo của chính quyền các cấp, các ngành và các đoàn thể, tổ chức xã hội trong việc tổ chức thực hiện chính sách, tạo thành phong trào chăm sóc, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK đều khắp và sâu rộng. Đặc biệt những vùng có số trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK đông, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

b) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân và cán bộ các cấp, các ngành về chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK dựa vào cộng đồng bằng hình thức thông qua các phương tiện truyền thông, vận động xã hội, giới thiệu gương người tốt, việc tốt và các mô hình điển hình; lên án những hành vi xâm hại trẻ em, thông tin nhiều chiều về quá trình thực hiện đề án và lợi ích khi trợ giúp trẻ em tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục và dạy nghề, tạo việc làm; nâng cao tinh thần tương thân tương ái, nhận thức và trách nhiệm của gia đình, nhà trường, cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và mọi công dân trong việc chăm sóc bảo vệ, trợ giúp trẻ em ĐBKK tại gia đình, cộng đồng.

c) Thực hiện xã hội hóa

Thực hiện các giải pháp huy động nguồn lực tại chỗ để chăm sóc, giáo dục trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK. Lồng ghép các chương trình kinh tế, xã hội, xóa đói giảm nghèo và xây dựng làng văn hóa tại địa phương. Khuyến khích các hoạt động tự nguyện, nhân đạo vì trẻ em. Vận động các tổ chức cá nhân nhận đỡ đầu, nhận chăm sóc thay thế; đẩy mạnh phát triển quỹ khuyến học để trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK.

d) Tăng cường giám sát đánh giá

Tổ chức việc theo dõi, giám sát, đánh giá thực hiện đề án từ cấp tỉnh đến huyện, xã, đảm bảo được các mục tiêu của Đề án đặt ra cho từng năm và cả giai đoạn 2006 - 2010, tăng cường giám sát, đánh giá của các đoàn thể và nhân dân trong việc thực hiện chính sách, pháp luật chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK dựa vào cộng đồng.

e) Tổ chức kiểm tra, thanh tra thực hiện các chính sách đối với trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK và các mục tiêu của đề án, tổ chức việc theo dõi, giám sát, đánh giá thực hiện đề án từ cấp tỉnh đến huyện, xã. (Xem mục 9, phụ lục số 02 )

g) Đào tạo cán bộ xã hội

Đối tượng đào tạo, tập huấn là đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành làm công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK nhằm đáp ứng yêu cầu triển khai thực hiện đề án. Đặc biệt cán bộ ngành Lao động-TB&XH cán bộ của các cơ sở bảo trợ xã hội, cán bộ văn hóa xã hội cấp xã. (Mục 8, phụ lục số 02 )

6. Nguồn kinh phí thực hiện Đề án:

Kinh phí để thực hiện đề án được bố trí trong dự toán ngân sách Nhà nước hàng năm theo phân cấp ngân sách Nhà nước hiện hành. Ngoài nguồn ngân sách Nhà nước các cấp, các ngành còn chủ động huy động sự tài trợ của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.

a) Tổng kinh phí để thực hiện Đề án “Chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK dựa vào cộng đồng giai đoạn 2006 - 2010” là: 15.718,55 triệu đồng.

Trong đó:

- Ngân sách:  12.483,80 triệu đồng.

-Vận động các tổ chức đơn vị trong và ngoài nước: 1.086,00 triệu đồng.

- Huy động cộng đồng: 2.148,75 triệu đồng.

(Phụ lục số 04)

b) Kinh phí bình quân hàng năm tăng thêm để thực hiện Đề án: 1.653,334 triệu đồng.

Trong đó: (Phụ lục số 03)

+ Ngân sách đảm bảo: 1.292,884 triệu đồng.

+ Vận động các tổ chức từ thiện và các nhà tài trợ trong và ngoài nước: 217,20 triệu đồng.

+ Huy động cộng đồng: 143,25 triệu đồng.

II. Tổ chức thực hiện:

1. Phạm vi thực hiện:

Đề án thực hiện trên phạm vi 157 xã, phường, thị trấn của 11 huyện, thành phố ở tỉnh Bình Định.

2. Thời gian thực hiện: Từ năm 2006 đến năm 2010.

3. Phân công trách nhiệm:

a) Trách nhiệm của các sở, ngành:

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Chủ trì và phối hợp với Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em và các ngành, đoàn thể có liên quan tham mưu cho UBND tỉnh hướng dẫn triển khai thực hiện đề án, triển khai thí điểm các mô hình và các nội dung của đề án, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ cụ thể trong Đề án; Theo dõi giám sát việc thực hiện; Tổ chức sơ kết, tổng kết và báo cáo kết quả thực hiện.

- Ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em: Đẩy mạnh các hoạt động của Quỹ bảo trợ trẻ em để hỗ trợ các hoạt động của Đề án, phòng ngừa và hạn chế trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

- Sở Văn hóa Thông tin: Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan chỉ đạo các cơ quan thông tin các cấp đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm đẩy mạnh chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK dựa vào cộng đồng. Chủ động hướng dẫn nội dung tuyên truyền vận động triển khai thực hiện đề án trên địa bàn tỉnh.

- Sở Giáo dục - Đào tạo: Phối hợp với các ngành triển khai chương trình giáo dục hòa nhập cho trẻ em tàn tật và chỉ đạo các trường miễn giảm học phí, các khoản đóng góp xây dựng trường; xây dựng các lớp học tình thương cho trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK. Tăng tối đa tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường.

- Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp với các ngành chỉ đạo các cơ sở Y tế các bệnh viện thực hiện việc miễn giảm viện phí, trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK, khám chữa bệnh, phục hồi chức năng cho trẻ tàn tật.

- Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chịu trách nhiệm cân đối ngân sách để triển khai thực hiện Đề án. Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng văn bản hướng dẫn sử dụng kinh phí thực hiện Đề án.

- Sở Tư pháp: Đẩy mạnh công tác giáo dục, tuyên truyền pháp luật chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK; đồng thời ngăn ngừa các hành vi lợi dụng kẽ hở của pháp luật về việc cho nhận con nuôi để trục lợi.

- Đài Phát thanh-Truyền hình, Báo Bình Định: Tăng cường phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tăng cường công tác xây dựng các chuyên mục, chuyên đề về phòng ngừa, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK dựa vào cộng đồng.

b) Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các hội, đoàn thể:

- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh: Vận động các tổ chức, các hội, đoàn thể tích cực tham gia triển khai thực hiện Đề án.

- Hội chữ thập đỏ tỉnh: Vận động các nhà tài trợ, các tổ chức từ thiện để trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK.

- Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh: Tổ chức tuyên truyền, vận động chị em nhận đỡ đầu, nhận nuôi dưỡng trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn và đóng vai trò chủ chốt giúp đỡ trẻ em trong các nhà xã hội.

- Hội khuyến học tỉnh: Vận động lập quỹ khuyến học hỗ trợ sách vở và đồ dùng học tập cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

- Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh: Giáo dục các em có tinh thần tương thân, tương trợ, giúp đỡ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong học tập và nêu gương người tốt việc tốt, tổ chức đội thanh niên xung kích tình nguyện giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong các nhà xã hội.

c) Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

- Cụ thể hóa những nội dung, giải pháp trong Đề án của tỉnh để xây dựng Đề án thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế ở địa phương mình trên cơ sở xây dựng và xác lập các mục tiêu chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương;

- Chủ trì phối hợp với Mặt trận, các hội, đoàn thể chỉ đạo các ngành, các cơ quan liên quan để triển khai thực hiện các nội dung, giải pháp và các nhiệm vụ cụ thể trong Đề án; tổ chức theo dõi, giám sát việc thực hiện Đề án ở cấp mình;

- Chủ động bố trí ngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất để thực hiện Đề án;

- Chỉ đạo UBND cấp xã, phường, thị trấn rà soát, nắm lại số trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn thuộc đối tượng của Đề án và phối hợp với các hội, đoàn thể cùng cấp để triển khai thực hiện Đề án;

Triển khai thực hiện Đề án có liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương. Đòi hỏi cần có sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của các cấp ủy Đảng, chính quyền, có sự phối hợp đồng bộ giữa các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể quần chúng, các bậc cha mẹ, phụ huynh và của cả cộng đồng.

Đề án Chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em tàn tật nặng, trẻ em nạn nhân chất độc hóa học, trẻ em nhiễm HIV/AIDS dựa vào cộng đồng triển khai thực hiện nhằm tạo điều kiện và môi trường thuận lợi để giúp các em sớm hòa nhập cộng đồng, có cơ hội phát triển toàn diện về thể lực, trí lực và nhân cách, hạn chế tối đa được sự phát sinh trẻ em lâm vào hoàn cảnh ĐBKK. Huy động được sự tham gia của toàn xã hội, trong đó gia đình, dòng họ, cộng đồng đóng vai trò nòng cốt để phòng ngừa, bảo vệ và chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh ĐBKK. Góp phần tạo ra sự phát triển ổn định và bền vững về tình hình chính trị xã hội trên địa bàn tỉnh.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có vướng mắc, yêu cầu Thủ trưởng các sở, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố phản ảnh kịp thời về UBND tỉnh (qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) để chỉ đạo kịp thời./.

 

PHỤ LỤC 1

BIỂU TỔNG HỢP
THỰC TRẠNG TRẺ EM CÓ HOÀN CẢNH ĐẶC BIỆT KHÓ KHĂN DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG Ở BÌNH ĐỊNH
(Kèm theo Quyết định số 538/QĐ-UBND ngày 06/7/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

TT

Địa phương

Đối tượng

Tổng số

Các chính sách đang được trợ giúp

Mồ côi

Bị bỏ rơi

Tàn tật nặng

Chất độc hóa học

HIV/ AIDS

Trợ cấp hàng tháng

Hình thức chăm sóc

Trợ giúp về y tế

Trợ giúp về giáo dục

Học nghề, tạo việc làm

Từ ngân sách

Từ các tổ chức quốc tế

Được nuôi dưỡng trong các cơ sở BTXH

Được gia đình cá nhân nhận nuôi dưỡng theo QĐ số 38/2004/QĐ-TTg

Được nhận đỡ đầu

Được làm con nuôi trong nước

Được nuôi trong các Nhà xã hội tại cộng đồng

KCB miễn phí

Chỉnh hình PHCN

(cụ thể)

Miễn giảm học phí

Hỗ trợ sách vở, đồ dùng học tập

Học bổng

Hỗ trợ học phí

Hỗ trợ tìm việc làm

1

Quy Nhơn

132

9

216

8

 

365

29

 

 

38

5

 

 

82

8

37

3

1

 

 

2

Tuy Phước

265

1

256

10

 

532

61

 

 

4

1

1

 

145

26

167

16

12

3

 

3

An Nhơn

178

4

447

17

1

647

10

 

 

4

1

1

 

62

30

34

5

 

 

1

4

Phù Cát

179

23

378

29

 

609

95

 

 

70

2

 

 

160

40

94

40

1

1

1

5

Phù Mỹ

36

2

124

5

 

167

19

 

 

 

2

1

 

20

5

14

2

2

 

 

6

Hoài Nhơn

300

17

340

59

 

716

54

 

 

 

 

2

 

105

43

99

5

1

 

 

7

Hoài Ân

96

7

278

18

 

399

3

 

 

2

5

 

 

27

73

33

 

 

 

 

8

Tây Sơn

179

4

201

27

 

411

87

 

 

29

 

 

 

93

8

70

58

3

 

 

9

Vân Canh

405

16

126

4

 

551

2

 

 

 

 

1

 

252

2

82

76

4

 

 

10

Vĩnh Thạnh

19

5

53

9

 

86

11

 

 

 

 

 

 

76

3

76

 

 

 

 

11

An Lão

41

 

36

2

 

79

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

12

Trung tâm BTXH

41

7

1

 

 

49

49

 

49

 

 

 

 

49

1

30

30

 

14

 

Tổng cộng

1.871

95

2.456

188

1

4.611

422

 

49

147

16

6

 

1.071

239

736

235

24

18

2

 

PHỤ LỤC 2

DỰ TRÙ KINH PHÍ TĂNG THÊM HÀNG NĂM ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
(Kèm theo Quyết định số 538/QĐ-UBND ngày 06/7/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT

Nội dung chi của Đề án

Tổng kinh phí

Chia ra

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm2009

Năm 2010

1

Hỗ trợ các phương tiện truyền thông (Đài phát thanh - Truyền hình, Báo Bình Định). Mỗi cơ quan 5.000.000đ/năm x 3 cơ quan

75

15

15

15

15

15

2

Thực hiện chính sách trợ cấp xã hội; trợ giúp y tế, giáo dục; vận động cộng đồng chăm sóc thay thế

3.585,750

717,150

717,150

717,150

717,150

717,150

2.1

Trợ cấp xã hội: 330 em/năm x 65.000đ/em/tháng x 12 tháng

1.287

257,4

257,4

257,4

257,4

257,4

2.2

Hỗ trợ gia đình và cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi:

120 em/năm x 200.000đ/em/tháng x 12 tháng

1.440

288

288

288

288

288

2.3

Huy động cộng đồng chăm sóc thay thế (nhận đỡ đầu, nhận con nuôi)

(ước tính 200.000đ/em/tháng): 30 em/năm x 200.000đ/em/tháng x 12 tháng

(nguồn kinh phí huy động cộng đồng)

360

72

72

72

72

72

2.4

Cấp thẻ bảo hiểm y tế: 475 em x 60.000đ/em/năm

142,500

28,5

28,5

28,5

28,5

28,5

2.5

Trợ cấp giáo dục: sách vở, đồ dùng học tập (ước tính 150.000đ/em/năm):

475em x 150.000đ/em (nguồn kinh phí huy động cộng đồng)

356,25

71,25

71,25

71,25

71,25

71,25

3

Hỗ trợ trẻ em chỉnh hình, phục hồi chức năng (ước tính 1.000.000đ/em)

(Kinh phí ngân sách Nhà nước 40%, vận động các tổ chức từ thiện 60%)

1.450

290

290

290

290

290

3.1

Cung cấp dụng cụ chỉnh hình: 190 em/năm x 1.000.000đ/em

950

190

190

190

190

190

3.2

Phẩu thuật dị tật vận động và hàm mặt cho 100 em/năm (ước tính 1.000.000đ/em): 100 em x 1.000.000đ/em

500

100

100

100

100

100

4

hỗ trợ trẻ em học nghề, việc làm:

2.303

460,6

460,6

460,6

460,6

460,6

4.1

Hỗ trợ cơ sở dạy nghề: 70 em x 300.000đ/em x 4 tháng

1.260

252

252

252

252

252

4.2

Hỗ trợ ăn ở đi lại: 70 em x 240.000đ/em/tháng x 4 tháng

1.008

201,6

201,6

201,6

201,6

201,6

4.3

Hỗ trợ tạo việc làm: 7 em x 1.000.000đ/em

35

7

7

7

7

7

5

Xây dựng mô hình điểm học nghề, tạo việc làm: 02 mô hình, mỗi mô hình 10 em (kinh phí vận động các tổ chức từ thiện)

216

43,2

43,2

43,2

43,2

43,2

5.1

Hỗ trợ cơ sở dạy nghề: 20 em x 300.000đ/em/tháng x 4 tháng

120

24

24

24

24

24

5.2

Hỗ trợ ăn ở đi lại: 20 em x 240.000đ/em/tháng x 4 tháng

96

19,2

19,2

19,2

19,2

19,2

6

Thí điểm chuyển trẻ em đang nuôi dưỡng trong Trung tâm BTXH về cộng đồng 05 em/năm

62,2

 

15,550

15,550

15,550

15,550

6.1

Hỗ trợ nuôi dưỡng 5 em x 200.000đ/em/tháng x 12 tháng

48

 

12

12

12

12

6.2

hỗ trợ thực hiện thí điểm chuyển trẻ em về cộng đồng: 5 em x 500.000đ/em

10

 

2,5

2,5

2,5

2,5

6.3

Cấp thẻ BHYT: 5 em x 60.000đ/em/năm

1,2

 

0,30

0,30

0,30

0,30

6.4

Hỗ trợ đồ dùng học tập (ước tính): 5 em x 1500.000đ/em

3,0

 

0,75

0,75

0,75

0,75

7

Xây dựng nhà xã hội chăm sóc TEHCĐBKK ở cấp xã: 1 nhà

334,72

0,00

233,68

33,68

33,68

33,68

7.1

Xây dựng nhà xã hội cấp xã: 1 nhà x 200.000.000đ/nhà

(Xây dựng nhà ở, trang bị ti vi và các phương tiện sinh hoạt khác)

200

 

200

 

 

 

7.2

Hỗ trợ nuôi dưỡng 8 em x 200.000đ/em/tháng x 12 tháng

76,8

 

19,20

19,20

19,20

19,20

7.3

Cấp thẻ BHYT 8 em x 60.000đ/em/năm

1,92

 

0,48

0,48

0,48

0,48

7.4

Hỗ trợ sinh hoạt phí 1.000.000đ/em/năm x 8 em

32,0

 

8,0

8,0

8,0

8,0

7.5

Chi hỗ trợ cho cán bộ kiêm nhiệm và tình nguyện quản lý mô hình:

500.000đ/tháng x 12 tháng

24,0

 

6,0

6,0

6,0

6,0

8

Đào tạo cán bộ (tập huấn, biên soạn tài liệu): 300 người/năm

90

30

 

30

 

30

9

Giám sát, đánh giá thực hiện Đề án (kiểm tra, hội nghị, sơ kết)

150

30

30

30

30

30

Tổng kinh phí tăng thêm hàng năm

8.266,670

1.585,950

1.805,180

1.635,180

1.605,180

1.635,180

Tổng cộng kinh phí thực hiện Đề án từ năm 2006-2010

15.718,550

1.585,950

2.522,330

3.116,210

3.850,090

4.643,970

 

PHỤ LỤC 3

NGUỒN KINH PHÍ TĂNG THÊM ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN QUA CÁC NĂM
(Kèm theo Quyết định số 538/QĐ-UBND ngày 06/7/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh )

Đơn vị tính: Triệu đồng

Năm

Tổng kinh phí

Chia ra nguồn

 

Ngân sách

Các tổ chức trong và ngoài nước

Huy động cộng đồng

2006

1.585,95

1.225,50

217,20

143,25

2007

1.805,18

1.444,73

217,20

143,25

2008

1.635,18

1.274,73

217,20

143,25

2009

1.605,18

1.244,73

217,20

143,25

2010

1.635,18

1.274,73

217,20

143,25

Cộng

8.266,670

6.464,420

1.086,00

716,25

Tổng kinh phí thực hiện Đề án 2006 - 2010

15.718,550

12.483,80

1.086,00

2.148,75

 

PHỤ LỤC 4

NGUỒN KINH PHÍ ĐẢM BẢO ĐỂ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN QUA CÁC NĂM
(Kèm theo Quyết định số 538/QĐ-UBND ngày 06/7/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Nguồn kinh phí

Tổng cộng

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm 2009

Năm 2010

1- Nguồn ngân sách Nhà nước

12.483,800

1.225,500

2.018,630

2.469,260

3.059,890

3.710,520

2- Vận động các tổ chức từ thiện và nhà tài trợ

1.086,0

217,2

217,2

217,2

217,2

217,2

3- Huy động cộng đồng

2.148,75

143,25

286,5

429,75

573

716,25

Cộng

15.718,550

1.585,950

2.522,330

3.116,210

3.850,090

4.643,970

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 538/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu538/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành06/07/2006
Ngày hiệu lực06/07/2006
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 538/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 538/QĐ-UBND 2006 Chăm sóc trẻ em mồ côi bị bỏ rơi tàn tật nhiễm HIV/AIDS 2010 Bình Định


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 538/QĐ-UBND 2006 Chăm sóc trẻ em mồ côi bị bỏ rơi tàn tật nhiễm HIV/AIDS 2010 Bình Định
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu538/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Bình Định
                Người kýNguyễn Thị Thanh Bình
                Ngày ban hành06/07/2006
                Ngày hiệu lực06/07/2006
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật17 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Quyết định 538/QĐ-UBND 2006 Chăm sóc trẻ em mồ côi bị bỏ rơi tàn tật nhiễm HIV/AIDS 2010 Bình Định

                  Lịch sử hiệu lực Quyết định 538/QĐ-UBND 2006 Chăm sóc trẻ em mồ côi bị bỏ rơi tàn tật nhiễm HIV/AIDS 2010 Bình Định

                  • 06/07/2006

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 06/07/2006

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực