Quyết định 54/2011/QĐ-UBND

Quyết định 54/2011/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình hành động vì trẻ em tỉnh Bình Định giai đoạn 2011 - 2020

Nội dung toàn văn Quyết định 54/2011/QĐ-UBND Chương trình hành động vì trẻ em 2011 2020 Bình Định


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 54/2011/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 30 tháng 12 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG VÌ TRẺ EM TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2011 - 2020

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ngày 15 tháng 6 năm 2004;

Căn cứ Chỉ thị số 1408/CT-TTg ngày 01 tháng 9 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em;

Căn cứ Nghị quyết số 51/2011/NQ-HĐND ngày 09/12/2011 về Chương trình hành động vì trẻ em tỉnh Bình Định giai đoạn 2011 - 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình hành động vì trẻ em tỉnh Bình Định giai đoạn 2011 - 2020 với những nội dung chủ yếu sau:

1. Mục tiêu tổng quát:

Tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho mọi trẻ em và thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền cơ bản của trẻ em. Bảo đảm cho mọi trẻ em đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục một cách tốt nhất; từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của trẻ em và giảm thiểu sự bất bình đẳng về cơ hội phát triển giữa các nhóm trẻ và trẻ em giữa các vùng miền, thông qua việc mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ phúc lợi xã hội dành cho trẻ em; thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hệ thống bảo vệ trẻ em và phong trào toàn dân tham gia bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

2. Mục tiêu cụ thể:

a. Dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe: Tạo cơ hội cho mọi trẻ em được tiếp cận với các dịch vụ y tế cơ bản và từng bước tiếp cận với dịch vụ y tế chất lượng cao một cách bình đẳng; đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và an toàn cho trẻ, giảm thiểu tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể thấp còi.

b. Giáo dục: Tạo cơ hội cho mọi trẻ em được tiếp cận với các loại hình giáo dục phù hợp và bình đẳng, tăng số trẻ em đi học mẫu giáo, tiểu học đúng độ tuổi; từng bước nâng cao chất lượng giáo dục ở khu vực nông thôn miền núi. Đẩy mạnh giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật, trẻ em nhiễm HIV và trẻ em rối nhiễu tâm trí.

c. Bảo vệ trẻ em: Bảo vệ trẻ em tránh khỏi các hình thức ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột, sao nhãng và giảm thiểu tình trạng trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Đảm bảo mọi trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hoặc bị tổn hại được trợ giúp, tái hòa nhập cộng đồng và có cơ hội phát triển bình đẳng.

d. Văn hóa, vui chơi, giải trí cho trẻ em: Tạo điều kiện cho trẻ em được tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, thể thao lành mạnh, bổ ích phù hợp với lứa tuổi, giới tính và đặc thù của các vùng miền. Tăng cường giáo dục trẻ em về bản sắc văn hóa, lối sống truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đặc biệt coi trọng các trò chơi truyền thống mang tính giáo dục và tiết kiệm chi phí. Chú trọng việc đầu tư xây dựng các điểm vui chơi, giải trí ở các địa bàn nông thôn, nhất là miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch trong hưởng thụ văn hóa giữa trẻ em nông thôn và trẻ em thành thị. Hạn chế tình trạng trẻ em tiếp xúc với các ấn phẩm văn hóa mang tính bạo lực và khiêu dâm.

đ. Sự tham gia của trẻ em: Tạo cơ hội cho trẻ em được tiếp cận với thông tin, được tham gia vào các hoạt động xã hội, được bày tỏ ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em thông qua các diễn đàn trẻ em ở tất cả các cấp và các cuộc đối thoại giữa trẻ em với các cơ quan quản lý, các đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

3. Các chỉ tiêu chính của Chương trình:

TT

Các chỉ tiêu

2011

2015

2020

I

Dinh dưỡng, sức khỏe nước sạch và vệ sinh môi trường

1

Tỷ lệ tử vong sơ sinh

17‰

14‰

10‰

2

Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi

24‰

20‰

15‰

3

Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi

29‰

25‰

20‰

4

Tỷ lệ SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi (thể nhẹ cân)

18%

15%

12%

5

Tỷ lệ SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi (thể thấp còi)

31%

25%

20%

6

Tỷ lệ tử vong mẹ trên 100.000 trẻ sinh ra sống

49

45

40

7

Tỷ lệ người dân nông thôn được tiếp cận với nước hợp vệ sinh

87%

95%

100%

8

Tỷ lệ người dân thành thị (thành phố, thị trấn) được tiếp cận với nước sạch

52%

70%

90%

9

Tỷ lệ hộ gia đình ở nông thôn sử dụng thiết bị vệ sinh

57%

65%

70%

10

Tỷ lệ hộ gia đình ở thành thị sử dụng thiết bị vệ sinh

90%

93%

97%

II

Giáo dục

11

Tỷ lệ trẻ em 5 tuổi đi mẫu giáo

100%

100%

100%

12

Tỷ lệ đi mẫu giáo của trẻ em từ 3 đến dưới 5 tuổi

76%

78%

80%

13

Tỷ lệ trẻ em đi học đúng độ tuổi (không tính số trẻ em bị khuyết tật)

100%

100%

100%

14

Tỷ lệ trẻ em tốt nghiệp tiểu học

100%

100%

100%

15

Tỷ lệ trẻ em tốt nghiệp phổ thông cơ sở

90%

92%

94%

16

Tăng tỷ lệ trẻ em khuyết tật được giáo dục hòa nhập

5%

10%

15%

17

Tăng tỷ lệ trẻ em khuyết tật được giáo dục chuyên biệt

5%

10%

15%

III

Bảo vệ trẻ em

18

Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc

76%

80%

85%

19

Giảm tỷ lệ trẻ em có HCĐB so với tổng số trẻ em

6%

5,5%

5%

20

Giảm tỷ lệ người chưa thành niên vi phạm pháp luật trên 10.000 người chưa thành niên

8

7

6

21

Giảm tỷ lệ trẻ em phải lao động trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trên 10.000 trẻ em

12

10

8

22

Giảm tỷ lệ trẻ em lang thang trên 10.000 trẻ em

9

7

5

23

Đăng ký khai sinh cho trẻ em dưới 5 tuổi

90%

95%

100%

IV

Văn hóa, vui chơi, giải trí cho trẻ em

24

Tỷ lệ xã, phường có điểm vui chơi dành cho trẻ em

60%

70%

80%

25

Tỷ lệ số giờ truyền hình dành cho trẻ em trên số giờ phát sóng trong một năm

10%

15%

20%

26

Tỷ lệ số giờ phát thanh dành cho trẻ em trên số giờ phát sóng trong một năm

10%

15%

20%

V

Sự tham gia của trẻ em và đầu tư cho trẻ em

27

Tỷ lệ huyện tổ chức Diễn đàn trẻ em hàng năm

30%

50%

80%

28

Xã phường đạt tiêu chuẩn xã phường phù hợp với trẻ em

60%

67%

75%

29

Giảm tỷ lệ trẻ em bị tai nạn thương tích

4‰

3,5‰

3‰

4. Đối tượng và phạm vi:

Đối tượng: Trẻ em dưới 16 tuổi, đối với nhóm có hoàn cảnh đặc biệt mở rộng đến dưới 18 tuổi.

Phạm vi: Chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2011-2020 được triển khai thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh.

5. Thời gian thực hiện: Từ năm 2011 đến 2020.

6. Kinh phí thực hiện:

- Ngân sách tỉnh hỗ trợ cho những huyện mà điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, thu ngân sách không đủ chi để thực hiện các chính sách, chương trình các mô hình bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em phù hợp với tình hình thực tế của các địa phương nhằm giảm bớt sự chênh lệch trong việc thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em.

- Hàng năm trích 5 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh cho Chương trình hành động vì trẻ em giai đoạn 2011-2020, bao gồm: Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh; Chương trình bảo vệ trẻ em tỉnh giai đoạn 2011-2015; Chương trình xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em; Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em và các hoạt động của các chương trình bảo vệ chăm sóc trẻ em khác.

- Ngoài ra các địa phương chủ động xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí để thực hiện các mục tiêu của Chương trình.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2012.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tư Pháp, Y tế, Giáo dục - Đào tạo, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Thông tin và Truyền thông, Công Thương, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài nguyên và Môi trường; Giám đốc Công an tỉnh, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Lê Hữu Lộc

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

VÌ TRẺ EM TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2011-2020
(Kèm theo Quyết định số 54/2011/QĐ-UBND ngày 30/12/2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

Thực hiện Chỉ thị số 1408/CT-TTg ngày 01/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em; Nghị quyết Đại hội lần thứ XVIII Đảng bộ tỉnh và định hướng phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2020, UBND tỉnh ban hành Chương trình hành động (CTHĐ) vì trẻ em tỉnh Bình Định giai đoạn 2011 - 2020 như sau:

Phần I

ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT VIỆC THỰC HIỆN CÁC MỤC TIÊU VÌ TRẺ EM TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2001 - 2010

I. Tình hình kinh tế - xã hội tác động đến trẻ em và công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em của địa phương

Bình Định là tỉnh duyên hải Nam Trung bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung; có tổng diện tích tự nhiên 6.050 km2, dân số gần 1,5 triệu người, mật độ dân số 246 người/km2; cơ cấu dân số trẻ, dưới 30 tuổi chiếm 62,8% là nguồn cung cấp lao động dồi dào cho các ngành kinh tế. Toàn tỉnh có 11 huyện, thành phố (trong đó có 3 huyện miền núi, 2 huyện trung du, 5 huyện đồng bằng và 01 thành phố); có 159 xã, phường, thị trấn (39 xã đặc biệt khó khăn, trong đó có 19 xã chương trình 135 và 20 xã bãi ngang, ven biển và hải đảo).

Trong những năm qua, cùng với thành tựu chung của đất nước, nền kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định không ngừng phát triển; nhịp độ tăng trưởng GDP cả thời kỳ 2001 - 2010 bình quân hàng năm đạt trên 9%; các công trình hạ tầng kỹ thuật và phúc lợi xã hội luôn được đầu tư phát triển về số lượng và chất lượng. Lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội được nâng cao; công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, đa dạng hóa các loại hình trường lớp, tỷ lệ trẻ em đi học có xu hướng tăng cao ở tất cả các cấp học; công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em ngày càng được mở rộng và có nhiều tiến bộ, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ngày càng được quan tâm chăm sóc nhiều hơn, từ đó cuộc sống của trẻ em trong tỉnh đã được cải thiện một bước đáng kể trên nhiều lĩnh vực, các em ngày càng được hưởng đầy đủ các quyền cơ bản của mình.

II. Kết quả thực hiện các mục tiêu của Chương trình

1. Về sức khỏe, dinh dưỡng

a. Phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ em:

Triển khai có hiệu quả chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em (SDDTE); tỷ lệ SDDTE dưới 5 tuổi (thể nhẹ cân) của tỉnh đã giảm từ 31,8% năm 2001 còn 18,6% vào cuối năm 2010 (giảm bình quân: 1,43%/năm). Tuy nhiên so với mục tiêu đề ra (15%) thì vẫn chưa đạt.

b. Chương trình tiêm chủng:

Hàng năm đều thực hiện tốt các chương trình tiêm chủng mở rộng, vitamin A do Trung ương giao; từng bước mở rộng phạm vi triển khai tiêm phòng các loại vắc xin mới phòng bệnh cho trẻ em (viêm gan siêu vi B, viêm não Nhật Bản B); triển khai có hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch và các bệnh dịch nguy hiểm khác nên trong nhiều năm liền không để xảy ra dịch lớn trên địa bàn tỉnh làm ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng của bà mẹ, trẻ em; tiếp tục duy trì triển khai thực hiện có hiệu quả các chương trình ARI, CDD.

c. Tỷ lệ tử vong:

- Giảm tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi : Mục tiêu đề ra giảm từ 39,63‰ (năm 2001) xuống còn dưới 20‰ vào năm 2010; nhưng đến nay, sau 10 năm triển khai chỉ tiêu này còn ở mức 25‰.

- Giảm tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 5 tuổi: Đạt so với mục tiêu đề ra là 30‰.

- Giảm tỷ lệ tử vong của bà mẹ có liên quan đến thai sản: Đến năm 2010 chỉ đạt 50/100.000, (chỉ tiêu đề ra là 40/100.000).

2. Về giáo dục

a. Tình hình học sinh đến trường:

Trong những năm qua, số lượng học sinh từ 3 đến 5 tuổi đi học mẫu giáo tăng cao (trong đó, trẻ em 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt tỷ lệ 100%); tỷ lệ học sinh tiểu học trong độ tuổi được huy động đến trường đạt 99,9%; tỷ lệ học sinh THCS tốt nghiệp hàng năm luôn giữ ở mức cao và ổn định. Cuộc vận động xây dựng "Trường học thân thiện, học sinh tích cực" đã tạo ra một môi trường giáo dục (cả về tinh thần lẫn vật chất) để cho học sinh phấn khởi, hứng thú khi đến trường học tập, trong đó có việc tổ chức các hoạt động vui chơi phù hợp với lứa tuổi của học sinh và tổ chức các hoạt động xã hội gắn với cuộc sống văn hóa tinh thần ở địa phương để giáo dục kỹ năng sống cho các em. Phong trào xây dựng trường chuẩn Quốc gia hàng năm ở các cấp học đã góp phần rất lớn trong việc thu hút học sinh đến trường. Học sinh nghèo, học sinh có hoàn cảnh khó khăn được hỗ trợ về điều kiện học tập. Học sinh khuyết tật có cơ hội tiếp cận với các hình thức giáo dục mới, được quan tâm, chăm sóc chu đáo hơn; học sinh người dân tộc được trang bị và tăng cường tiếng Việt.

b. Công tác phổ cập giáo dục:

Hiện nay tỉnh Bình Định vẫn đang tiếp tục duy trì kết quả phổ cập tiểu học đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận từ năm 1998, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi được công nhận vào tháng 3/2005; đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS vào tháng 7/2004. Cụ thể:

- Công tác chống mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học (CMC-PCGDTH) : Tỉnh tiếp tục duy trì kết quả PCGDTH, số xã và thị trấn đạt chuẩn CMC-PCGDTH: 159/159, tỷ lệ 100%; số huyện, TP đạt chuẩn CMC-PCGDTH : 11/11, đạt tỷ lệ 100%.

- Công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi (PCGDTHĐĐT): Tỉnh tiếp tục đạt chuẩn PCGDTHĐĐT, số xã và thị trấn đạt chuẩn PCGDTHĐĐT : 158/159, đạt tỷ lệ 99,37%; số huyện, TP đạt chuẩn PCGDTHĐĐT : 10/11, đạt tỷ lệ 90,9%.

- Công tác phổ cập giáo dục THCS: Đến cuối năm 2010, toàn tỉnh có 157/159 xã, phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS chiếm tỷ lệ 98,74%; 100% huyện, thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS.

c. Cơ sở vật chất:

Hiện, toàn tỉnh có 98,8% số phòng học đạt từ cấp 4 trở lên ở các ngành học, bậc học. Hệ thống phòng học liệu, phòng nghe nhìn, phòng thí nghiệm, thực hành từng bước được bổ sung trang thiết bị hàng năm theo hướng đồng bộ và hiện đại. Hầu hết các trường học trong tỉnh ở tất cả các cấp đều có các công trình vệ sinh nước sạch phục vụ giáo viên và học sinh.

3. Về bảo vệ trẻ em

a. Công tác bảo vệ trẻ em và phòng ngừa trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt (HCĐB):

Để thực hiện tốt công tác bảo vệ trẻ em và phòng ngừa trẻ em rơi vào HCĐB, trong những năm qua Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành các địa phương triển khai thực hiện tốt những chính sách đối với trẻ em có HCĐB, chú trọng việc đầu tư các nguồn lực cho lĩnh vực này và đạt được một số kết quả nổi bật sau :

- Thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bình Định và hệ thống Đài Truyền thanh địa phương đã tuyên truyền, phổ biến về các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về quyền trẻ em; giới thiệu gương người tốt, việc tốt; các mô hình điển hình về bảo vệ, chăm sóc trẻ em có HCĐB; lên án những hành vi xâm hại trẻ em; thông tin nhiều chiều về lợi ích trợ giúp trẻ em tiếp cận với các dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục và dạy nghề, tạo việc làm; nâng cao tinh thần tương thân tương ái, trách nhiệm của gia đình, nhà trường, xã hội và mọi công dân trong việc bảo vệ chăm sóc, trợ giúp trẻ em có HCĐB.

- Đẩy mạnh cuộc vận động: “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” trong tỉnh, trong đó có nội dung về bảo vệ, chăm sóc trẻ em có HCĐB. Cuộc vận động phòng ngừa, ngăn chặn tội phạm và tệ nạn xã hội trong thanh thiếu niên chậm tiến và người lầm lỗi tại cộng đồng được duy trì thường xuyên.

- Từ năm 2004 đến nay, việc triển khai thực hiện Quyết định 19/2004/QĐ-TTg Quyết định 65/2005/QĐ-TTg đã tạo được sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, hiểu biết của toàn xã hội và nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về quyền của trẻ em và trách nhiệm bảo vệ trẻ em. Đã có trên 120 lượt xã, phường, thị trấn tổ chức diễn đàn và tư vấn cộng đồng về bảo vệ trẻ em có HCĐB; 120 liên đội tổ chức thi tìm hiểu về luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em và diễn đàn Quyền trẻ em trong trường học. Ngoài ra còn tư vấn trực tiếp tới hàng ngàn trẻ em và gia đình thuộc nhóm trẻ em có nguy cơ rơi vào HCĐB.

Những kết quả trên đã góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng, tạo môi trường xã hội phù hợp với trẻ em, góp phần phòng ngừa và ngăn chặn trẻ em rơi vào HCĐB.

b. Bảo vệ và chăm sóc trẻ em có HCĐB:

Hiện toàn tỉnh có 429.753 trẻ em, trong đó có 24.544 trẻ em có HCĐB, chiếm tỷ lệ 5,71% tổng số trẻ em. Trẻ em có HCĐB sinh sống đều khắp ở các địa phương trong tỉnh; đặc biệt những xã miền núi, vùng sâu, vùng xa, các xã nghèo, vùng khó khăn thường xảy ra thiên tai lũ lụt có tỷ lệ trẻ em có HCĐB cao hơn các xã vùng nông thôn, thành thị. Số trẻ em này hầu hết sống trong các gia đình nghèo, điều kiện kinh tế khó khăn, sức khỏe kém, bỏ học sớm nên rất cần sự quan tâm về mọi mặt.

Từ thực tế trên đây, trong những năm qua, nhiều chính sách, chương trình chăm sóc trẻ em có HCĐB của tỉnh được ban hành và được các ngành trong tỉnh phối hợp thực hiện tốt như: Chương trình chăm sóc trẻ em có HCĐB; Chương trình chăm sóc trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi; đặc biệt trẻ em tàn tật, trẻ em bị nhiễm chất độc da cam và trẻ em nhiễm HIV/AIDS. Ngoài ra, các chương trình Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em, Phòng chống buôn bán phụ nữ và trẻ em thường xuyên được tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân... qua đó đã đạt được một số kết quả sau :

c. Đối với trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em bị khuyết tật, trẻ em nạn nhân chất độc hóa học, trẻ em nhiễm HIV/AIDS và trẻ em trong các hộ gia đình nghèo:

* Về chính sách trợ cấp xã hội, trợ giúp y tế, giáo dục:

- Theo số liệu báo cáo của các địa phương, hiện toàn tỉnh có 3.298 trẻ em thuộc đối tượng bị tàn tật nặng, mồ côi, bị bỏ rơi, nạn nhân chất độc hóa học, bị nhiễm HIV/AIDS và gần 20.000 trẻ em sống trong các hộ gia đình nghèo, khó khăn. Hầu hết các em đều được bảo vệ, chăm sóc, được trợ giúp về y tế và giáo dục. Hàng năm, có trên 1.000 trẻ em được trợ cấp thường xuyên từ ngân sách nhà nước, trong đó có nhiều em đang được nuôi dưỡng tập trung tại Trung tâm BTXH, hàng trăm em được các gia đình hay cá nhân nhận nuôi theo Quyết định 38/2004/QĐ và trên 100 em được nhận đỡ đầu hoặc được nhận làm con nuôi... Ngoài việc hưởng trợ cấp xã hội, các em còn được cấp thẻ BHYT; được miễn giảm học phí và đóng góp xây dựng trường, được cấp sách vở, đồ dùng học tập.

- Mỗi năm có hàng ngàn em là con thương binh, gia đình liệt sỹ, con gia đình lao động nghèo vượt khó học giỏi được nhận học bổng. Riêng QBTTE tỉnh, mỗi năm trao từ 200 đến 250 xuất, mỗi xuất học bổng từ 500.000 đến 1.000.000 đồng; tính từ năm 2001 đến nay đã có trên 2.800 lượt em được nhận học bổng, trong số này có nhiều em đã và đang học các trường đại học, cao đẳng trong cả nước, có em đã tốt nghiệp ra trường đi làm ổn định cuộc sống.

- Toàn tỉnh hiện có 1.371 trẻ em khuyết tật được học hòa nhập và 74 học sinh khuyết tật đang được học văn hóa tại Trường Chuyên biệt Hy Vọng Quy Nhơn.

* Về Chỉnh hình và phục hồi chức năng cho trẻ khuyết tật:

- Từ năm 2001 đến nay đã có :

+ 919 em được hỗ trợ chỉnh hình và PHCN với tổng kinh phí trên 2,9 tỷ đồng do Hội SAP tại Việt Nam và một số tổ chức xã hội từ thiện khác tài trợ (trong đó có 651 em khuyết tật cơ quan vận động được phẫu thuật chỉnh hình và 268 em được hỗ trợ dụng cụ giày, nẹp);

+ 784 trẻ em sứt môi, hở hàm ếch được phẫu thuật trả lại nụ cười với tổng chi phí trên 950.000.000 đồng do Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh và các nhà tài trợ trong và ngoài nước hỗ trợ;

+ 234 em được phẫu thuật tim bẩm sinh với kinh phí trên 7 tỷ đồng (trong đó các nhà tài trợ hỗ trợ 70%, QBTTE tỉnh hỗ trợ 15%, số còn lại do gia đình bệnh nhân chi trả, đối với những em thuộc gia đình nghèo thì QBTTE tỉnh hỗ trợ 30%);

+ 39 em được phẫu thuật não úng thủy và hẹp hộp sọ, chi phí cho mỗi em từ 10 đến 15 triệu đồng do QBTTE hỗ trợ.

+ 426 em được cấp xe lăn, xe lắc và xe bại não tạo điều kiện thuận lợi trong sinh hoạt và học tập cho các em.

+ 275 em được phẫu thuật miễn phí các bệnh về mắt, kinh phí mỗi em từ 1 đến 1,2 triệu đồng.

* Về các hoạt động thăm hỏi tặng quà trong các dịp lễ tết và hỗ trợ đột xuất tai nạn, rủi ro... :

Từ năm 2001 đến nay đã có gần 40.000 lượt trẻ em có HCĐB được thăm hỏi, tặng quà, tham gia các hoạt động vui chơi giải trí nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, Tết Trung thu, Tết nguyên đán với số tiền hàng tỷ đồng. Ngoài ra, còn có trên 10.000 em được hỗ trợ đột xuất do tai nạn rủi ro, bão lụt với mức từ 100.000-500.000 đồng/em góp phần động viên và giúp các em vượt qua khó khăn vươn lên trong cuộc sống và học tập.

d. Đối với trẻ em phải làm việc xa gia đình, trẻ em lang thang:

Trên cơ sở mục tiêu của Đề án ngăn chặn và trợ giúp trẻ em lang thang kiếm sống 2004-2010, mức giảm tỷ lệ trẻ em lang thang đã tăng từ 38,6% (năm 2005) lên 68% (năm 2006) và 78,6% (năm 2007) và đến nay đã đạt 80%. Cụ thể, trẻ em của tỉnh đi lang thang kiến sống giảm dần theo từng năm: 46 em (năm 2005), 24 em (năm 2006), 16 em (năm 2007), 13 em (năm 2008) và 11em (năm 2009).

Song song với việc thực hiện Đề án ngăn chặn và trợ giúp trẻ em lang thang kiếm sống (theo Quyết định 19), tỉnh còn đẩy mạnh thực hiện Đề án giải quyết người lang thang, cơ nhỡ, xin ăn trên địa bàn tỉnh. Trong những năm qua đã phối hợp với các tỉnh đưa gần 50 em trở về với gia đình và cộng đồng.

Các hình thức can thiệp trợ giúp trẻ em có nguy cơ lang thang được thực hiện thông qua các chính sách hỗ trợ chung của tỉnh như: Cứu trợ xã hội, cứu trợ đột xuất, chính sách chăm sóc trẻ em có HCĐB,... và hoạt động thăm hỏi, tặng quà của Quỹ BTTE các cấp...

đ. Đối với trẻ em bị xâm hại tình dục; trẻ em phải làm việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại:

- Từ năm 2001 đến nay đã có trên 130 trẻ em bị xâm hại tình dục ở nhiều mức độ khác nhau, trong đó chỉ tính riêng năm 2010 đã có 30 em bị xâm hại tình dục.

- Có 550 trẻ em phải lao động sớm, 34 em phải lao động nặng nhọc, nguy hiểm.

Đối với số trẻ em này thường bị tổn thương nghiêm trọng về tinh thần cũng như thể chất, để lại hậu quả lâu dài đến sức khỏe cũng như sự phát triển và hoàn thiện nhân cách của trẻ. Tỉnh đã tổ chức nhiều hoạt động để bảo vệ và trợ giúp cho 2 nhóm trẻ em này: 100% số trẻ em bị xâm hại tình dục ... sống tại gia đình được hỗ trợ để điều trị các tổn thương về tâm lý, sức khỏe; đối với những em đang đi học còn được hỗ trợ mua sách vở và đồ dùng học tập để tiếp tục đến trường; 70% số trẻ em phải bỏ học vì lao động sớm được hòa nhập, hỗ trợ học nghề và sách vở học tập. Các hoạt động cụ thể:

+ Tổ chức các lớp học nghề thích hợp với điều kiện của các em như: nghề may, mộc dân dụng, điện tử, đan mây..., từ năm 2001 đến nay đã hỗ trợ hàng trăm em theo học các nghề và hầu hết các em đều được tạo điều kiện về việc làm sau khi học.

+ Hỗ trợ các trung tâm dạy nghề, khuyến khích và hỗ trợ các làng nghề truyền thống, tổ chức dạy nghề, tạo việc làm cho hơn 45 em/năm có nhu cầu theo học.

+ Hỗ trợ vở, viết, đồ dùng học tập cho hơn 150 em/năm đang học ở các lớp học tình thương, ở các cơ sở dạy chữ, dạy nghề theo hình thức lớp vừa học vừa làm và ở cộng đồng.

e. Đối với Trẻ em nghiện ma túy; trẻ em vi phạm pháp luật:

Trong những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh không có trường hợp trẻ em nào nghiện ma túy. Riêng trẻ em vi phạm pháp luật có chiều hướng gia tăng, đặc biệt số trẻ em phạm tội nghiêm trọng vẫn không giảm, nhất là phạm các tội giết người, cướp tài sản. Từ năm 2001 đến nay có 574 vụ trẻ em vi phạm pháp luật được phát hiện và xử lý theo pháp luật, trong đó có 122 vụ trẻ em phạm tội cướp giật tài sản và 25 vụ trẻ em giết người. Trước thực trạng trên, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp để hạn chế và ngăn chặn hành vi phạm pháp ở trẻ em như:

+ Đổi mới nội dung, hình thức công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật;

+ Quản lý chặt chẽ bằng việc tăng cường kiểm tra và kiên quyết xử lý đối với các chủ cửa hàng bán băng đĩa lậu, văn hóa phẩm đồi trụy, các cơ sở kinh doanh dịch vụ internet, bán đồ chơi trẻ em mang tính bạo lực.

+ Biểu dương, khen thưởng thường xuyên hoặc đột xuất đối với những đơn vị, cá nhân có thành tích nổi bật, xuất sắc trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm trong lứa tuổi thanh thiếu niên và quản lý trẻ em hư tại cộng đồng.

+ Ngành giáo dục tăng cường những giải pháp cụ thể phối hợp giữa gia đình với nhà trường để nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục đạo đức cho các em ngay từ khi ngồi trên ghế nhà trường….

+ Ủy ban MTTQVN, Hội Cựu chiến binh, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn thanh niên …tham gia xây dựng chương trình phối hợp phòng ngừa và ngăn chặn tội phạm trong thanh thiếu niên với các hoạt động như: tọa đàm, nói chuyện chuyên đề, tổ chức các cuộc thi, xây dựng các mô hình “khu phố không có thanh thiếu niên vi phạm pháp luật”, “giáo dục trẻ em làm trái pháp luật”… đã góp phần cảm hóa, giáo dục hàng nghìn trẻ em chậm tiến, đồng thời tổ chức thăm hỏi, động viên, giới thiệu đi học nghề, tạo việc làm ổn định cho số trẻ em vi phạm pháp luật đã chấp hành xong thời hạn giáo dục.

f. Trẻ em được đăng ký khai sinh:

Từ năm 2001 đến nay, các ngành chức năng trong tỉnh đã tiến hành nhiều hoạt động tuyên truyền, giáo dục nhằm thay đổi nhận thức xã hội về quyền và lợi ích của trẻ em khi đăng ký khai sinh; tổ chức đăng ký khai sinh cho số trẻ em chưa được đăng ký trước khi thực hiện cấp phát thẻ khám, chữa bệnh (KCB) miễn phí cho trẻ em dưới 6 tuổi, nhất là trẻ em vùng sâu, vùng xa; đến nay toàn tỉnh có 100% số trẻ em khi sinh ra được làm giấy khai sinh. Có thể thấy rõ, việc trẻ em có giấy khai sinh gắn liền với quyền lợi được KCB miễn phí tại các cơ sở y tế công lập, đã giúp người dân thấy được sự cần thiết của việc đăng ký khai sinh cho trẻ em, giảm thiểu tình trạng không đăng ký khai sinh cho trẻ em ngay sau khi sinh, đồng thời rà soát, bổ sung đăng ký khai sinh quá hạn cho các em ở vùng sâu, vùng xa còn tồn đọng trước đây. 

4. Về nước sạch, vệ sinh môi trường

- Trong giai đoạn 2001-2010, Bình Định đã triển khai thực hiện nhiều dự án cấp nước và vệ sinh môi trường nông thôn, đa dạng về loại hình, quy mô, công nghệ. Tính đến nay đã có 120 công trình cấp nước sinh hoạt tập trung, 71.743 giếng khoan lắp bơm tay hoặc bơm điện, 161.469 giếng đào; các dự án cấp nước tập trung đã cơ bản giải quyết đủ nước sinh hoạt, nước ăn uống cho người dân tại các vùng bức xúc về nguồn nước sinh hoạt như vùng ven biển mật độ dân cư đông, điều kiện vệ sinh kém, nhiều nguồn nước bị nhiễm phèn, nhiễm mặn và các vùng bị nhiễm một số chất có hại đến sức khỏe người dân, đặc biệt là trẻ em như bị nhiễm Flour, nhiễm dầu do hậu quả chiến tranh để lại.

- Theo số liệu báo cáo từ các địa phương, đến cuối năm 2010 toàn tỉnh có 85,7% dân cư nông thôn (mục tiêu đề ra 98%), 48% dân cư đô thị (mục tiêu đề ra 98%) có nước sinh hoạt hợp vệ sinh để sử dụng và có 55,3% số hộ gia đình ở trong tỉnh (mục tiêu đề ra 90%) được sử dụng hố xí hợp vệ sinh.

5. Về văn hóa, vui chơi cho trẻ em; sự tham gia của trẻ em

- Trong những năm qua, mục tiêu chăm lo đời sống văn hóa tinh thần vui chơi giải trí lành mạnh cho trẻ em là một trong những mục tiêu tỉnh hết sức quan tâm. Để đạt được mục tiêu đề ra (100% số huyện, thành phố có nhà văn hóa phục vụ sinh hoạt cho trẻ em), cứ mỗi năm tỉnh lần lượt đầu tư ngân sách để xây dựng 2 nhà tập đa năng cho 2 huyện; kết quả đến nay tất cả 11 huyện/thành phố đã thực hiện xong và đưa vào hoạt động đạt nhiều kết quả khả quan.

- Các hoạt động văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao và vui chơi giải trí cho trẻ em được các ngành liên quan phối hợp tổ chức thường xuyên, nhất là trong dịp hè hay các ngày lễ, tết như: Tiếng hát Hoa phượng đỏ, Kể chuyện theo sách, Hội trại khăn quàng đỏ, Bóng đá mi ni, Đố vui để học, Bé khỏe bé ngoan, Hội thi tin học trẻ không chuyên… Các công viên thiếu nhi, Trung tâm sinh hoạt thanh thiếu niên được sửa chữa nâng cấp và đầu tư xây dựng mới thu hút đông đảo các em đến tham gia. Hiện toàn tỉnh có 92/159 xã, phường có điểm vui chơi giải trí dành cho trẻ em (Chỉ tiêu đề ra là 100%), tạo điều kiện cho trẻ em nhất là các em ở vùng nông thôn nghèo, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn được tiếp cận nhiều với các hoạt động vui chơi, giải trí.

6. Ngân sách, kinh phí của tỉnh, thành phố đã đầu tư cho các mục tiêu bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em giai đoạn 2001 - 2010

- Trong những năm qua, ngoài kinh phí hỗ trợ mục tiêu chăm sóc sức khỏe, giáo dục cho trẻ em được bố trí chung trong nguồn kinh phí của ngành y tế và giáo dục, Ủy ban nhân dân tỉnh đã đầu tư cho công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em có HCĐB bằng nguồn ngân sách địa phương mỗi năm gần 2 tỷ đồng, trong đó bao gồm chi cho các hoạt động triển khai Chương trình chăm sóc trẻ em khó khăn, trợ cấp hàng tháng tại cộng đồng và chi cho việc chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em có HCĐB trong các cơ sở BTXH của Nhà nước.

- Mỗi năm ngân sách tỉnh chi cho Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh 0,8 tỷ đồng để chi cho các hoạt động của Quỹ.

- Để tăng thêm nguồn lực cho các mục tiêu BVCS&GDTE, trong những năm qua tỉnh đã huy động các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội từ thiện, các nhà hảo tâm trong và ngoài nước góp hàng chục tỷ đồng để cùng chia sẻ trách nhiệm với Nhà nước trong công tác BVCS&GD trẻ em.

Mặc dù kinh phí đầu tư cho công tác chăm sóc trẻ em có HCĐB trong những năm qua còn hạn hẹp, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, nhưng bằng nỗ lực của tỉnh và sự tham gia của toàn xã hội đã trợ giúp được hàng chục ngàn trẻ em có HCĐB, góp phần cải thiện cuộc sống và từng bước giúp các em hòa nhập với cộng đồng.

7. Nhận xét, đánh giá và nguyên nhân

a. Nhận xét và đánh giá:

Kết quả triển khai chương trình hành động vì trẻ em tỉnh Bình Định giai đoạn 2001-2010 đã có những chuyến biến tích cực, đạt nhiều kết quả đáng khích lệ trên các lĩnh vực như: Chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, học tập, vui chơi giải trí, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhiều chỉ tiêu của chương trình đều đạt so với mục tiêu đề ra.

Tuy nhiên vẫn còn một số chỉ tiêu chưa đạt so với mục tiêu đề ra như : Tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới 1 tuổi; tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em dưới 5 tuổi; tỷ lệ tử vong của bà mẹ có liên quan đến thai sản; tình trạng ô nhiễm môi trường vẫn ở mức độ cao; số trẻ em được sinh hoạt vui chơi, giải trí, được hưởng thụ văn hóa dành cho lứa tuổi vẫn còn thấp; đến nay mới chỉ có 92/159 xã, phường có điểm vui chơi giải trí dành cho trẻ em (trong đó có 50% số điểm đã bị hư hỏng do thời gian)... đặc biệt tình trạng trẻ em bị xâm hại tình dục, trẻ em vi phạm pháp luật có chiều hướng gia tăng, nhất là số trẻ em phạm các tội đặc biệt nghiêm trọng.

b. Nguyên nhân:

* Nguyên nhân đạt được kết quả:

- Trước hết là nhờ sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên và cụ thể của Cấp ủy Đảng, HĐND, UBND các cấp đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, kịp thời giải quyết được những vấn đề cấp bách liên quan đến trẻ em.

- Sự nỗ lực và phối kết hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể và các địa phương trong tỉnh trong việc triển khai thực hiện các chương trình, mục tiêu vì trẻ em.

- Công tác tuyên truyền, giáo dục luôn được chú trọng, phát huy tác dụng, góp phần tích cực trong việc động viên các tầng lớp nhân dân hưởng ứng và tham gia các hoạt động BVCS&GDTE.

- Nền kinh tế - xã hội của tỉnh ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao do đó trẻ em cũng ngày càng có điều kiện được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục tốt hơn.

* Nguyên nhân của những tồn tại:

- Nguồn lực đầu tư cho công tác BVCS&GDTE tuy đã được quan tâm, nhưng vẫn còn hạn chế, chưa đáp ứng được với yêu cầu; một số chỉ tiêu đến năm 2010 của CTHĐ Vì trẻ em tỉnh đề ra quá cao so với tình hình thực tế.

- Nhận thức của lãnh đạo Cấp ủy và chính quyền ở một số địa phương trong tỉnh chưa thật đúng mức, từ đó chưa có đầu tư thích đáng nhằm tạo điều kiện thực hiện các mục tiêu về trẻ em ở địa phương mình.

- Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các mục tiêu của chương trình chưa thường xuyên và kịp thời. Công tác truyền thông tuy đã được chú trọng và nâng cao nhưng so với yêu cầu đề ra thì vẫn còn hạn chế.

- Do biến động lớn về công tác tổ chức nên đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em ở cấp cơ sở gặp khó khăn, do đó làm hạn chế việc triển khai các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình HĐVTE.

- Do tác động của cơ chế thị trường dẫn đến tình trạng một số gia đình sao nhãng trong việc chăm sóc, dạy dỗ con cái; để con em say mê chơi game, tham gia các trò chơi nguy hiểm, bạo lực.

c. Bài học kinh nghiệm:

Qua phân tích, đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu Chương trình hành động vì trẻ em tỉnh Bình Định giai đoạn 2001 - 2010 như trên, rút ra một số kinh nghiệm thực tiễn sau:

- Nơi nào được Cấp ủy Đảng quan tâm sâu sắc, chính quyền địa phương có chủ trương kịp thời, có chính sách cụ thể, thiết thực, ưu tiên đầu tư nguồn lực cho các mục tiêu về trẻ em, thì nơi đó sự nghiệp BVCS&GDTE phát triển bền vững và đạt kết quả cao.

- Công tác tuyên truyền, giáo dục xã hội có tầm quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành, gia đình và cộng đồng trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; do đó Nhà nước cần phải tăng cường đầu tư nhiều hơn cho lĩnh vực này trong thời gian tới.

- Sự phối kết hợp nhuần nhuyễn, đồng bộ giữa các ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh luôn có vai trò quan trọng đến việc hoàn thành các mục tiêu về trẻ em mà Chương trình hành động Vì trẻ em tỉnh đã đề ra.

- Phải có đội ngũ cán bộ làm công tác BVCS trẻ em có năng lực, có tâm huyết từ tỉnh đến cơ sở thì sự nghiệp BVCS&GD trẻ em ở tỉnh mới theo kịp với xu hướng ngày càng phát triển chung của nền kinh tế - xã hội nước nhà.

Phần II

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG VÌ TRẺ EM TỈNH GIAI ĐOẠN 2011-2020

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Tạo cơ hội phát triển bình đẳng cho mọi trẻ em và thực hiện ngày càng tốt hơn các quyền cơ bản của trẻ em. Bảo đảm cho mọi trẻ em đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục một cách tốt nhất; từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của trẻ em và giảm thiểu sự bất bình đẳng về cơ hội phát triển giữa các nhóm trẻ và trẻ em giữa các vùng miền, thông qua việc mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ phúc lợi xã hội dành cho trẻ em; thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hệ thống bảo vệ trẻ em và phong trào toàn dân tham gia bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

2. Mục tiêu cụ thể

a. Dinh dưỡng và chăm sóc sức khỏe: Tạo cơ hội cho mọi trẻ em được tiếp cận với các dịch vụ y tế cơ bản và từng bước tiếp cận với dịch vụ y tế chất lượng cao một cách bình đẳng; đảm bảo chế độ dinh dưỡng đầy đủ và an toàn cho trẻ, giảm thiểu tình trạng trẻ em suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể thấp còi.

b. Giáo dục: Tạo cơ hội cho mọi trẻ em được tiếp cận với các loại hình giáo dục phù hợp và bình đẳng, tăng số trẻ em đi học mẫu giáo, tiểu học đúng độ tuổi; từng bước nâng cao chất lượng giáo dục ở khu vực nông thôn miền núi. Đẩy mạnh giáo dục hòa nhập cho trẻ em khuyết tật, trẻ em nhiễm HIV và trẻ em rối nhiễu tâm trí.

c. Bảo vệ trẻ em: Bảo vệ trẻ em tránh khỏi các hình thức ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột, sao nhãng và giảm thiểu tình trạng trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt. Đảm bảo mọi trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt hoặc bị tổn hại được trợ giúp, tái hòa nhập cộng đồng và có cơ hội phát triển bình đẳng.

d. Văn hóa, vui chơi, giải trí cho trẻ em: Tạo điều kiện cho trẻ em được tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí, hoạt động văn hóa, thể thao lành mạnh và bổ ích phù hợp với lứa tuổi, giới tính và đặc thù của các vùng miền trong cả nước. Tăng cường giáo dục trẻ em về bản sắc văn hóa, lối sống truyền thống tốt đẹp của dân tộc, đặc biệt coi trọng các trò chơi truyền thống mang tính giáo dục và tiết kiệm chi phí. Chú trọng việc đầu tư xây dựng các điểm vui chơi, giải trí ở các địa bàn nông thôn, nhất là miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa nhằm rút ngắn khoảng cách chênh lệch trong hưởng thụ văn hóa giữa trẻ em nông thôn và trẻ em thành thị. Hạn chế tình trạng trẻ em tiếp xúc với các ấn phẩm văn hóa mang tính bạo lực và khiêu dâm trẻ em.

đ. Sự tham gia của trẻ em: Tạo cơ hội cho trẻ em được tiếp cận với thông tin, được tham gia vào các hoạt động xã hội, được bày tỏ ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em thông qua các diễn đàn trẻ em ở tất cả các cấp và các cuộc đối thoại giữa trẻ em với các cơ quan quản lý, các đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp.

3. Các chỉ tiêu chính của Chương trình đến năm 2015 và 2020 

(Đơn vị tính: %, ‰)

 

Các chỉ tiêu

2011

2015

2020

I

Dinh dưỡng, sức khỏe nước sạch và vệ sinh môi trường

1.

Tỷ lệ tử vong sơ sinh

17‰

14‰

10‰

2.

Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 1 tuổi

24‰

20‰

15‰

3.

Tỷ lệ tử vong trẻ em dưới 5 tuổi

29‰

25‰

20‰

4.

Tỷ lệ SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi (thể nhẹ cân)

18%

15%

12%

5.

Tỷ lệ SDD ở trẻ em dưới 5 tuổi (thể thấp còi)

31%

25%

20%

6.

Tỷ lệ tử vong mẹ trên 100.000 trẻ sinh ra sống

49

45

40

7.

Tỷ lệ người dân nông thôn được tiếp cận với nước hợp vệ sinh

87%

95%

100%

8.

Tỷ lệ người dân thành thị (thành phố, thị trấn) được tiếp cận với nước sạch

52%

70%

90%

9.

Tỷ lệ hộ gia đình ở nông thôn sử dụng thiết bị vệ sinh

57%

65%

70%

10.

Tỷ lệ hộ gia đình ở thành thị sử dụng thiết bị vệ sinh

90%

93%

97%

II

Giáo dục

1.

Tỷ lệ trẻ em 5 tuổi đi mẫu giáo

100%

100%

100%

2.

Tỷ lệ đi mẫu giáo của trẻ em từ 3 đến dưới 5 tuổi

76%

78%

80%

3.

Tỷ lệ trẻ em đi học đúng độ tuổi (không tính số TE khuyết tật)

100%

100%

100%

4.

Tỷ lệ trẻ em tốt nghiệp tiểu học

100%

100%

100%

5.

Tỷ lệ trẻ em tốt nghiệp phổ thông cơ sở

90%

92%

94%

6.

Tăng tỷ lệ trẻ em khuyết tật được giáo dục hòa nhập

5%

10%

15%

7.

Tăng tỷ lệ trẻ em khuyết tật được giáo dục chuyên biệt

5%

10%

15%

III

Bảo vệ trẻ em

1.

Tỷ lệ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt được chăm sóc

76%

80%

85%

2.

Tỷ lệ trẻ em có HCĐB so với tổng số trẻ em

6%

5,5%

5%

3.

Tỷ lệ người chưa thành niên vi phạm pháp luật trên 10.000 người chưa thành niên

8

7

6

4.

Tỷ lệ trẻ em phải lao động trong điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trên 10.000 trẻ em

12

10

8

5.

Tỷ lệ trẻ em lang thang trên 10.000 trẻ em

9

7

5

6.

Đăng ký khai sinh cho trẻ em dưới 5 tuổi

90%

95%

100%

IV

Văn hóa, vui chơi, giải trí cho trẻ em

1.

Tỷ lệ xã, phường có điểm vui chơi dành cho trẻ em

60%

70%

80%

2.

Tỷ lệ số giờ truyền hình dành cho trẻ em trên số giờ phát sóng trong một năm

10%

15%

20%

3.

Tỷ lệ số giờ phát thanh dành cho trẻ em trên số giờ phát sóng trong một năm

10%

15%

20%

V

Sự tham gia của trẻ em và đầu tư cho trẻ em

1.

Tỷ lệ huyện tổ chức Diễn đàn trẻ em hàng năm

30%

50%

80%

2.

Xã phường đạt tiêu chuẩn xã phường phù hợp với trẻ em

60%

67%

75%

3.

Giảm tỷ lệ trẻ em bị tai nạn thương tích

4‰

3,5‰

3‰

 

 

 

 

 

 

 

II. Đối tượng và phạm vi

1. Đối tượng: Trẻ em dưới 16 tuổi, đối với nhóm có hoàn cảnh đặc biệt mở rộng đến dưới 18 tuổi

2. Phạm vi: Chương trình hành động vì trẻ em tỉnh giai đoạn 2011-2020 được triển khai thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh.

3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2011 đến 2020

III. Các nội dung hoạt động chủ yếu cho giai đoạn 2011-2020

1. Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nâng cao nhận thức, tăng cường năng lực, giám sát đánh giá

- Triển khai hoạt động truyền thông, các chương trình phối hợp truyền thông lồng ghép với các cấp, các ngành với nhiều hình thức đa dạng, phong phú; duy trì và nhân rộng các mô hình truyền thông có liên quan đến bảo vệ chăm sóc trẻ em tại cơ sở; đẩy mạnh truyền thông tháng hành động vì trẻ em hàng năm.

- Tổ chức các hội nghị tập huấn về kiến thức công tác xã hội, công tác tham vấn, kỹ năng làm việc với trẻ em, kỹ năng sống, kỹ năng làm cha mẹ, phương pháp quản lý, lập kế hoạch theo phương pháp mới, phương pháp và bộ công cụ giám sát, đánh giá các mục tiêu của chương trình…cho đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành, đoàn thể.

- Nghiên cứu, sản xuất, cung cấp tài liệu truyền thông, tài liệu truyền thông đặc thù phù hợp về nội dung truyền thông, đối tượng truyền thông.

- Xây dựng cơ sở dữ liệu bảo vệ trẻ em và thu thập, cập nhật kịp thời.

- Hàng năm tổ chức các đợt giám sát liên ngành, đánh giá việc thực hiện các mục tiêu vì trẻ em, thực hiện chính sách, luật pháp liên quan trẻ em; thực hiện các đợt giám sát, đánh giá giữa kỳ và cả giai đoạn; trên cơ sở đó tổ chức hội nghị sơ, tổng kết biểu dương khen thưởng và rút kinh nghiệm triển khai, thực hiện chương trình.

2. Về dinh dưỡng và sức khỏe

- Đẩy mạnh hoạt động truyền thông giáo dục dinh dưỡng cho cộng đồng; triển khai thực hiện tốt chương trình phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, chương trình tiêm chủng đủ liều; chăm sóc sức khỏe tinh thần và thể chất cho trẻ em.

- Đưa mục tiêu chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng cho mọi trẻ em vào kế hoạch hàng năm của các cấp, các ngành, đẩy mạnh xã hội hóa công tác y tế trên địa bàn tỉnh. Có chính sách phù hợp để giúp đỡ những hộ nghèo, khó khăn được khám và điều trị bệnh.

- Thực hiện tốt công tác kế hoạch hóa gia đình, nâng cao kiến thức bà mẹ có thai về sức khỏe và dinh dưỡng, chăm sóc thai nhi, giảm đến mức thấp nhất số bà mẹ tử vong có liên quan đến thai sản.

- Tiếp tục củng cố và hoàn thiện mạng lưới y tế xã và thôn bản về cơ sở vật chất, trang thiết bị và chuyên môn, nâng cao chất lượng dịch vụ y tế tuyến cơ sở.

- Thực hiện tốt công tác y tế dự phòng, chủ động phòng, chống các dịch bệnh nguy hiểm đối với người; tăng cường kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ vệ sinh an toàn thực phẩm, triển khai chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình; nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Thực hiện tốt công tác đầu tư trang thiết bị cho các bệnh viện từ tỉnh đến huyện, thành phố, đồng thời huy động các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào lĩnh vực y tế, công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân để đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh.

Củng cố và phát triển mạng lưới y tế dự phòng, thực hiện tốt việc kiểm soát các bệnh truyền nhiễm, vệ sinh an toàn thực phẩm, y tế lao động và vệ sinh môi trường, sức khỏe trường học và dinh dưỡng cho trẻ em. Tăng cường khả năng của các Trung tâm Y tế tuyến huyện trong việc phòng, chống dịch bệnh; kiểm soát và phòng, chống HIV/AIDS; truyền thông giáo dục sức khỏe, dinh dưỡng; chăm sóc sức khỏe sinh sản.

- Củng cố và nâng cao mạng lưới khám, chữa bệnh theo các tuyến kỹ thuật từ thấp đến cao, bảo đảm tính liên tục về cấp độ chuyên môn. Thực hiện tốt việc cấp thẻ Bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi. Đảm bảo tiếp cận công bằng các dịch vụ y tế chất lượng và thân thiện đối với mọi trẻ em, bao gồm cả trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Xây dựng cơ chế phối hợp và quy trình chuyển tuyến hiệu quả để cung cấp các dịch vụ bảo vệ trẻ em phù hợp.

- Khuyến khích các cơ sở y tế huy động các nguồn vốn, mở rộng hợp tác và liên kết đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cấp trang thiết bị để mở rộng và nâng cao chất lượng các dịch vụ y tế.

3. Về nước sạch và vệ sinh môi trường

- Đẩy mạnh công tác thông tin - giáo dục - truyền thông về nhận thức thay đổi hành vi vệ sinh sử dụng nước sạch, vệ sinh môi trường cho người dân.

- Thực hiện có hiệu quả chương trình nước sinh hoạt nông thôn, vệ sinh môi trường; sửa chữa, cải tạo, xây dựng mới các công trình cấp nước, nhà tiêu, chuồng trại hợp vệ sinh.

- Cung cấp đầy đủ thông tin về các giải pháp kỹ thuật, công nghệ trong xây dựng các công trình cấp nước, nhà tiêu, chuồng trại; Cung cấp các thông tin về điều kiện và thủ tục tiếp cận các nguồn vốn hỗ trợ và vốn vay để sửa chữa, cải tạo, xây dựng mới các công trình cấp nước sạch, vệ sinh hộ gia đình, trường học, trạm y tế và nơi công cộng.

- Huy động nguồn vốn đầu tư, nghiên cứu chính sách thu hút đầu tư đẩy nhanh xã hội hóa và hoàn thành bộ chỉ số theo dõi đánh giá cấp nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn.

4. Về giáo dục

- Tăng cường tuyền thông, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân về quyền đi học của trẻ em và lợi ích của giáo dục ở vùng nghèo, vùng dân tộc ít người; Triển khai các cuộc vận động và phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, trường, lớp đạt chuẩn.

- Tiếp tục triển khai thực hiện Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi và chính sách hỗ trợ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, trẻ em nghèo, cận nghèo đi học thường xuyên.

- Tiếp tục cải thiện cơ sở vật chất và cảnh quan các trường học, trang thiết bị phục vụ dạy và đồ chơi, thiết bị vui chơi trong sân trường. Phấn đấu 100% trường học trong tỉnh có công trình vệ sinh đạt chuẩn.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy và học. Khuyến khích giáo viên, giảng viên soạn bài giảng điện tử và tham gia trao đổi kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy.

- Triển khai thực hiện tốt việc duy trì sỹ số và huy động học sinh ra lớp, nâng cao chất lượng phổ cập các cấp.

5. Về bảo vệ trẻ em

- Tổ chức thực hiện Chương trình bảo vệ trẻ em tỉnh giai đoạn 2011-2015 định hướng đến năm 2020, tập trung vào các hoạt động chính của các dự án, kế hoạch:

- Truyền thông, vận động toàn xã hội bảo vệ trẻ em; tổ chức các chiến dịch truyền thông; xây dựng và nhân rộng các tài liệu, mô hình truyền thông về BVTE; xã hội hóa bảo vệ trẻ em và cung cấp các hình thức phúc lợi khác cho trẻ em.

- Xây dựng mạng lưới cộng tác viên làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở thôn, bản, khu phố...Hàng năm tổ chức đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ tham gia mạng lưới bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở các cấp nhằm trang bị những kỹ năng cơ bản về kiến thức tham vấn, luật pháp, chính sách về quyền BVTE cũng như quản lý nhà nước về bảo vệ chăm sóc trẻ em.

- Xây dựng và nhân rộng các mô hình trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt dựa vào cộng đồng:

+ Trẻ em khuyết tật được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, chỉnh hình và phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng, giáo dục và các dịch vụ cộng cộng. Trẻ em bị bỏ rơi, mồ côi do cha mẹ chết vì AIDS, tai nạn thương tích, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khác được chăm sóc thay thế dựa vào gia đình và cộng đồng phù hợp, trẻ em bị bệnh tim bẩm sinh và bị bệnh hiểm nghèo được hỗ trợ phẫu thuật.

+ Ngăn ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng trẻ em lang thang, trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại tình dục, trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em lao động sớm, lao động nặng nhọc trong điều kiện độc hại, nguy hiểm;

+ Ngăn ngừa hạn chế trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS; bị tai nạn thương tích; Phòng chống rối nhiễu tâm lý trẻ em;

- Phối hợp với các ngành liên quan lồng ghép mục tiêu, chỉ tiêu bảo vệ trẻ em với các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và nhiệm vụ mục tiêu của ngành liên quan.

- Thực hiện hoạt động giám sát, đánh giá theo chu kỳ hàng năm, từng giai đoạn.

- Ban hành quy định về chế độ, chính sách cho đội ngũ cán bộ làm công tác BVCSTE cũng như các văn bản về lĩnh vực BVCS&GD trẻ em thuộc thẩm quyền.

- Chỉ đạo xây dựng Quỹ Bảo trợ trẻ em ở các cấp

- Tiếp tục vận động các nguồn lực từ các cá nhân, các tổ chức trong và ngoài nước đầu tư cho lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

6. Về vui chơi và tham gia của trẻ em

- Đầu tư xây dựng các điểm vui chơi dành cho trẻ em gắn trong trường học hoặc tại trung tâm xã, phường, thị trấn.

- Tăng cường kiểm tra cấp phép và kiểm tra hoạt động các dịch vụ thông tin (internet), dịch vụ khác có liên quan đến trẻ em.

- Tổ chức nhiều loại hình hoạt động văn hóa phù hợp có trẻ em tham gia; Tổ chức hoạt động văn hóa truyền thống trong học đường; xây dựng trường học có thiết bị giáo dục thể chất; sản xuất đa dạng các ấn phẩm và thực hiện phát thanh, truyền hình dành cho trẻ em trên phương tiện thông tin đại chúng.

7. Về xây dựng xã phường phù hợp với trẻ em

- Xây dựng kế hoạch thực hiện hàng năm và hướng dẫn quy trình, đánh giá, công nhận xã phường phù hợp với trẻ em theo Quyết định 37/2010/QĐ-TTg ngày 22/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy định tiêu chuẩn xã, phường phù hợp với trẻ em tại từng cấp, từng ngành.

- Tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức, trách nhiệm xây dựng mô hình “xã phường phù hợp trẻ em” cho đối tượng cán bộ, người dân và trẻ em.

- Xây dựng đề án triển khai và nhân rộng mô hình “xã phường phù hợp trẻ em”; thực hiện giám sát, đánh giá, tổ chức sơ, tổng kết, chia sẻ kinh nghiệm, nhân rộng mô hình, khen thưởng việc thực hiện mô hình; tăng cường vận động nguồn lực và phân bổ kinh phí để triển khai thực hiện mô hình tại từng cấp.

8. Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác BVCS trẻ em ở các cấp

- Tiếp tục nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ các cấp, các ngành có nhiệm vụ liên quan đến bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, thực hiện các quyền của trẻ em như: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tư Pháp, Công An, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tòa án, Viện Kiểm sát, Đoàn thanh niên và các tổ chức đoàn thể xã hội khác có liên quan đến công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

- Định kỳ tổ chức tập huấn cho đội ngũ cán bộ thường xuyên làm việc với trẻ em của các cấp, các ngành. Chú trọng đến đội ngũ chuyên trách, cộng tác viên, tình nguyện viên ở cơ sở.

- Tăng cường kỹ năng theo dõi, giám sát các chỉ số, phân tích tình hình, phát hiện những vấn đề trẻ em nảy sinh từ cộng đồng, để đề xuất những giải pháp hữu hiệu thực hiện có hiệu quả.

IV. Các giải pháp thực hiện

1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng và chính quyền các cấp đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em

Sự lãnh đạo, chỉ đạo của các Cấp ủy Đảng, chính quyền có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà nước ta đối với thế hệ tương lai của đất nước, thể hiện cam kết chính trị mạnh mẽ của nước ta với cộng đồng quốc tế về việc thúc đẩy thực hiện và bảo vệ các quyền của trẻ em. Sự lãnh đạo và chỉ đạo tập trung vào một công việc cụ thể sau:

- Kịp thời ban hành các nghị quyết, chỉ thị, chương trình, kế hoạch bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em; đưa mục tiêu bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em vào kế hoạch hàng năm và từng thời kỳ của từng ngành và địa phương. Việc đưa các mục tiêu bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em vào các chương trình kế hoạch phải được thực hiện ngay từ khâu lập kế hoạch ban đầu với sự tham gia của các cơ quan liên quan và phải được ưu tiên bố trí kinh phí để thực hiện.

- Tăng cường kiểm tra, đánh giá, giám sát kết quả thực hiện các mục tiêu, nội dung của Chương trình hành động vì trẻ em hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ theo kế hoạch 5 năm của các cấp, các ngành.

- Báo cáo, thông tin thường xuyên tới lãnh đạo các cấp về tình hình trẻ em, công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, tiến độ thực hiện Chương trình hành động vì trẻ em tỉnh.

2. Xã hội hóa các hoạt động bảo vệ chăm sóc và giáo dục trẻ em

- Khuyến khích các tổ chức kinh tế, các hội đoàn thể, các tổ chức xã hội dân sự, các tổ chức quốc tế, các gia đình và người dân tham gia vào phong trào toàn dân bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em. Coi đó là trách nhiệm của các tổ chức và cá nhân đối với thế hệ tương lai của đất nước.

- Phối hợp với Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em giai đoạn 2011-2015 và giai đoạn 2016-2020. Thúc đẩy việc toàn dân tham gia xây dựng môi trường an toàn thân thiện với trẻ em, bảo đảm cho tất cả trẻ em đều được bảo vệ an toàn và có cơ hội phát triển một cách toàn diện cả về thể chất, trí tuệ và nhân cách.

- Từng bước nâng cao nhận thức, giáo dục kiến thức, kỹ năng cho gia đình, cộng đồng và nhà trường về bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên cơ sở tôn trọng và thực hiện đầy đủ các quyền của trẻ em;

- Vận động và tạo cơ hội cho sự tham gia tích cực của các tổ chức đoàn thể trong tỉnh, các tổ chức trong nước và ngoài nước để giải quyết các nhu cầu bức xúc và đảm bảo các quyền của trẻ em.

- Phát huy vai trò và tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em tham gia một cách chủ động vào các hoạt động bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

3. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá và thanh tra

- Hình thành cơ chế thông tin, báo cáo thường xuyên theo định kỳ về công tác bảo vệ trẻ em trên cơ sở thiết lập bộ chỉ số về quyền trẻ em phù hợp; xây dựng và cập nhật thường xuyên cơ sở dữ liệu về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.

- Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát và thanh tra chuyên ngành và liên ngành về việc thực hiện các quyền của trẻ em và các trường hợp trẻ em bị ngược đãi, xâm hại, bạo lực, buôn bán, bóc lột, sao nhãng và việc thực hiện các chính sách, dịch vụ phúc lợi xã hội dành cho trẻ em.

- Tổ chức tập huấn kỹ năng theo dõi, giám sát cho mạng lưới cán bộ thu thập thông tin về trẻ em cấp xã, phường, thị trấn trong tỉnh.

- Hàng năm Ngân sách tỉnh bố trí kinh phí cho việc phối hợp liên ngành thực hiện kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện Chương trình.

4. Giải pháp về tài chính

- Đa dạng hóa việc huy động nguồn lực từ Nhà nước, cộng đồng và quốc tế cho việc thực hiện các mục tiêu của Chương trình, trong đó, ngân sách nhà nước có vai trò quyết định cho việc thực hiện các chính sách và các chương trình, kế hoạch, đề án then chốt của Chương trình hành động vì trẻ em tỉnh.

- Ngân sách tỉnh hỗ trợ cho những huyện mà điều kiện kinh tế - xã hội còn khó khăn, thu ngân sách không đủ chi để thực hiện các chính sách, chương trình, các mô hình bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em phù hợp với tình hình thực tế của các địa phương, nhằm giảm bớt sự chênh lệch về việc thực hiện các quyền cơ bản của trẻ em.

- Các địa phương cần chủ động xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí để thực hiện các mục tiêu của Chương trình.

- Hàng năm trích 5 tỷ đồng từ ngân sách tỉnh cho : Quỹ Bảo trợ trẻ em tỉnh; Chương trình bảo vệ trẻ em tỉnh giai đoạn 2011 - 2015; Chương trình xây dựng xã, phường phù hợp với trẻ em; Chương trình phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em và các hoạt động của các Chương trình bảo vệ chăm sóc trẻ em khác.

V. Kinh phí

- Kinh phí để thực hiện chương trình chủ yếu được bố trí theo các chương trình, đề án cụ thể của các sở, ngành và kinh phí của các địa phương.

- Ngoài ra, song song với nguồn lực do Trung ương đầu tư và nguồn lực huy động từ cộng đồng, hàng năm giao Sở Tài chính có trách nhiệm phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cân đối nguồn lực của tỉnh để bố trí kinh phí triển khai thực hiện các mục tiêu của Chương trình hành động vì trẻ em tỉnh.

Phần III

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm của các Sở, ngành trong tỉnh

* Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Là cơ quan chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố hướng dẫn tổ chức thực hiện Chương trình hành động vì trẻ em tỉnh giai đoạn 2011 - 2020; định kỳ tổng hợp báo cáo UBND tỉnh và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Phối hợp với các sở, ngành liên quan xây dựng kế hoạch thực hiện Chương trình bảo vệ trẻ em tỉnh giai đoạn 2011-2015 trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện. Đồng thời có kế hoạch cho giai đoạn 2016-2020 để thực hiện các mục tiêu của chương trình về bảo vệ trẻ em và quyền tham gia của trẻ em.

- Chủ trì và phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xây dựng kế hoạch ngân sách cho Chương trình theo kế hoạch hàng năm để có nguồn lực thực hiện Chương trình.

- Chủ trì và phối hợp với các sở, ngành liên quan triển khai các biện pháp phòng ngừa, can thiệp và trợ giúp trẻ em bị ngược đãi, xâm hại, bạo lực, bóc lột và buôn bán, trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt và định kỳ kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình.

* Sở Tư pháp:

- Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật cho trẻ em, nhất là trẻ em ở trong các trường học.

- Tiếp tục chỉ đạo tổ chức thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em theo quy định của pháp luật và hoàn thành mục tiêu của Chương trình đề ra.

- Chủ trì quản lý việc cho, nhận con nuôi với người trong nước và người nước ngoài; triển khai thực hiện tốt chính sách đối với trẻ em có yếu tố liên quan đến hôn nhân với người nước ngoài.

* Sở Nội vụ:

- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thành phố và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc bố trí 01 biên chế làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em cấp xã, phường, thị trấn.

* Công an tỉnh:

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống các hành vi vi phạm quyền và lợi ích của trẻ em. Có biện pháp can thiệp khẩn cấp nhằm ngăn chặn và xử lý kịp thời các trường hợp xâm hại, bóc lột và bạo lực trẻ em; Chỉ đạo thực hiện các mục tiêu của Chương trình thuộc chức năng quản lý của ngành.

- Chỉ đạo thực hiện tiêu chí người công an nhân dân thân thiện với trẻ em, xây dựng mô hình điều tra thân thiện với trẻ em. Bố trí cán bộ làm việc với trẻ em vi phạm pháp luật ở các cấp và có kế hoạch đào tạo cán bộ làm việc với trẻ em theo hướng thân thiện.

- Thực hiện tốt công tác đăng ký, quản lý hộ khẩu cho trẻ em tại địa phương, bảo đảm mọi trẻ em được đăng ký hộ khẩu kịp thời và đúng quy định.

* Sở Y tế:

- Đưa các mục tiêu vì trẻ em vào các hoạt động thường xuyên của ngành.

- Triển khai thực hiện tốt Chương trình phòng chống suy dinh dưỡng, Chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em; thực hiện các mục tiêu của Chương trình hành động vì trẻ em tỉnh về lĩnh vực dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em.

- Chỉ đạo củng cố và nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh cho trẻ em.

* Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

 - Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chương trình nước sạch nông thôn để bảo đảm các mục tiêu của Chương trình đề ra về lĩnh vực nước sạch.

- Triển khai có hiệu quả các biện pháp nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất tình trạng ô nhiễm môi trường, ngăn ngừa các bệnh có liên quan đến nước và vệ sinh.

- Đưa các chỉ tiêu xây dựng xã phường phù hợp với trẻ em vào Chương trình xây dựng nông thôn mới.

* Sở Giáo dục và Đào tạo:

- Triển khai thực hiện tốt Chương trình phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, tiểu học, trung học cơ sở giai đoạn 2011-2020 và tổ chức thực hiện; bảo đảm hoàn thành các mục tiêu của Chương trình hành động vì trẻ em tỉnh về lĩnh vực giáo dục.

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc thực hiện các chính sách miễn, giảm học phí theo quy định của Nhà nước và các biện pháp hỗ trợ phù hợp cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

- Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các ngành liên quan tổ chức các lớp bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thực hành quyền trẻ em, bảo vệ trẻ em và kỹ năng phát hiện, hỗ trợ trẻ em bị xâm hại tình dục, bạo lực và bóc lột cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý của ngành.

- Xây dựng và triển khai các chương trình ngoại khóa giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em.

* Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

- Phối hợp với các ngành, đoàn thể liên quan trong tỉnh tổ chức thực hiện đạt các mục tiêu vì trẻ em do ngành mình quản lý; lồng ghép tuyên truyền công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.

- Đẩy mạnh và phát triển các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao và vui chơi giải trí dành cho trẻ em.

- Hướng dẫn các địa phương xây dựng mới các công viên, nhà văn hóa, điểm vui chơi dành cho trẻ em.

* Sở Thông tin và Truyền thông:

- Phối hợp với các ngành, đoàn thể liên quan trong tỉnh tổ chức thực hiện đạt các mục tiêu vì trẻ em do ngành mình quản lý.

- Tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, giám sát các dịch vụ Internet, nhằm ngăn ngừa kịp thời các trò chơi mang tính bạo lực và văn hóa không lành mạnh làm ảnh hưởng không tốt đến sự hình thành tính cách của trẻ em.

* Sở kế hoạch và đầu tư:

- Chủ trì phối hợp với các ngành liên quan đưa các mục tiêu quan trọng của Chương trình hành động vì trẻ em tỉnh vào các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và hướng dẫn các địa phương đưa vào chương trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các địa phương.

- Phối hợp với Sở Tài chính bố trí ngân sách thực hiện các chương trình, đề án liên quan đến thực hiện các mục tiêu của Chương trình hành động vì trẻ em.

* Sở Công Thương:

- Tăng cường công tác quản lý chặt chẽ việc lưu thông trên thị trường các sản phẩm, hàng hóa là đồ chơi dành cho trẻ em mang tính bạo lực làm ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em.

- Phối hợp với các ngành liên quan nghiên cứu và tham mưu cho UBND tỉnh trong việc ban hành những quy định liên quan đến việc lưu thông, sản xuất đồ chơi cho trẻ em trên địa bàn tỉnh.

* Sở Tài nguyên và Môi trường:

- Phối hợp với các ngành liên quan và các địa phương trong tỉnh trong việc quy hoạch quỹ đất đai cho phù hợp để xây dựng các điểm vui chơi dành cho trẻ em trên địa bàn tỉnh.

- Triển khai có hiệu quả các biện pháp nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất tình trạng ô nhiễm môi trường.

* Sở Xây dựng:

Có trách nhiệm phối hợp với các ngành liên quan triển khai có hiệu quả các mục tiêu và chỉ tiêu về nước sạch và vệ sinh môi trường ở khu vực thành thị; thực hiện tốt việc quy hoạch các điểm vui chơi giải trí dành cho trẻ em.

* Sở Tài chính:

- Hàng năm căn cứ khả năng ngân sách của địa phương, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư bố trí ngân sách cho các chương trình, kế hoạch đề án có liên quan của các sở, ngành để thực hiện mục tiêu của Chương trình hành động vì trẻ em tỉnh giai đoạn 2011-2020.

- Kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí theo đúng Luật Ngân sách và các quy định hiện hành.

* Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bình Định và các cơ quan thông tin đại chúng khác tăng thời lượng phát sóng, số lượng tin, bài và nâng cao chất lượng tuyên truyền về bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.

2. UBND các huyện, thành phố

- Trên cơ sở Chương trình hành động vì trẻ em tỉnh giai đoạn 2011-2020 và tình hình thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố có trách nhiệm xây dựng Chương trình hành động vì trẻ em của địa phương, bố trí kinh phí và chỉ đạo các ngành liên quan ở địa phương mình triển khai thực hiện Chương trình.

- Gắn việc thực hiện Chương trình hành động vì trẻ em ở địa phương với hoạt động đẩy mạnh xây dựng xã phường phù hợp với trẻ em.

- UBND các huyện, thành phố chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn, thị tứ phải dành quỹ đất thích hợp để bố trí các điểm vui chơi cho trẻ em; dành quỹ đất để xây dựng nhà trẻ, trường mầm non đảm bảo điều kiện học tập cho các cháu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Đưa các mục tiêu của Chương trình hành động vì trẻ em vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Định kỳ kiểm tra, đánh giá và định kỳ sơ kết, tổng kết việc thực hiện Chương trình hành động vì trẻ em ở địa phương, báo cáo UBND tỉnh và các Sở, ngành liên quan

3. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các tổ chức thành viên và các gia đình

- Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh chủ trì và phối hợp với các ngành, các tổ chức đoàn thể, các tổ chức xã hội trong tỉnh phát động phong trào toàn dân tham gia bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Chương trình trong giai đoạn 2011-2020. Tổ chức chỉ đạo điểm, sơ kết tổng kết rút kinh nghiệm để duy trì các hoạt động của phong trào.

Tuyên truyền, vận động, giáo dục đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh tham gia chấp hành pháp luật về trẻ em; tích cực vận động gia đình, cộng đồng, xã hội thực hiện tốt việc xây dựng cuộc sống an toàn, lành mạnh và thân thiện đối với trẻ em.

- Đề nghị Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Đoàn TNCSHCM và Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo ngành dọc bố trí cán bộ, hội viên tham gia công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở xã, phường, thị trấn, cộng tác viên bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở thôn, bản. Có chính sách khuyến khích, đào tạo, tập huấn cán bộ, hội viên, đoàn viên đảm nhận trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc trẻ em ở xã, phường, thị trấn và thôn, bản, cụm dân cư.

- Các gia đình có trách nhiệm bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, tạo điều kiện cho trẻ em thực hiện các quyền cơ bản của mình và làm tròn bổn phận của trẻ em với gia đình và xã hội.

Trên đây là nội dung Chương trình hành động vì trẻ em tỉnh Bình Định giai đoạn 2011 - 2020. Đề nghị các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành phố căn cứ mục tiêu, chỉ tiêu để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện./.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 54/2011/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu54/2011/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành30/12/2011
Ngày hiệu lực01/01/2012
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật12 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 54/2011/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 54/2011/QĐ-UBND Chương trình hành động vì trẻ em 2011 2020 Bình Định


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 54/2011/QĐ-UBND Chương trình hành động vì trẻ em 2011 2020 Bình Định
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu54/2011/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Bình Định
                Người kýLê Hữu Lộc
                Ngày ban hành30/12/2011
                Ngày hiệu lực01/01/2012
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật12 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Quyết định 54/2011/QĐ-UBND Chương trình hành động vì trẻ em 2011 2020 Bình Định

                  Lịch sử hiệu lực Quyết định 54/2011/QĐ-UBND Chương trình hành động vì trẻ em 2011 2020 Bình Định

                  • 30/12/2011

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 01/01/2012

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực