Nội dung toàn văn Quyết định 543/QĐ-BNN-QLCL năm 2014 thủ tục hành chính Bộ Nông nghiệp Phát triển nông thôn
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 543/QĐ-BNN-QLCL | Hà Nội, ngày 25 tháng 03 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG, THAY THẾ, THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ HỦY BỎ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 04 thủ tục hành chính mới ban hành, 02 thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, 07 thủ tục hành chính bị hủy bỏ hoặc bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 có hiệu lực.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản, Thủ trưởng các Tổng cục, Vụ, Cục, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH/SỬA ĐỔI, BỔ SUNG HOẶC THAY THẾ/BỊ HỦY BỎ HOẶC BÃI BỎ THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 543/QĐ-BNN-QLCL ngày 25 tháng 3 năm 2014 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
PHẦN I.
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
1. Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
STT | Tên thủ tục hành chính | Lĩnh vực | Cơ quan thực hiện |
Thủ tục hành chính cấp trung ương | |||
1 | Cấp chứng thư cho lô hàng thủy sản xuất khẩu sản xuất tại Cơ sở trong Danh sách ưu tiên | Thủy sản | Bộ Nông nghiệp và PTNT (Cục Quản lý Chất lượng NLS&TS) |
2 | Kiểm tra, cấp chứng thư cho lô hàng thủy sản xuất khẩu sản xuất tại Cơ sở ngoài Danh sách ưu tiên | Thủy sản | Bộ Nông nghiệp và PTNT (Cục Quản lý Chất lượng NLS&TS) |
3 | Cấp lại Chứng thư cho lô hàng thủy sản xuất khẩu | Thủy sản | Bộ Nông nghiệp và PTNT (Cục Quản lý Chất lượng NLS&TS) |
4 | Xử lý trường hợp lô hàng thủy sản sản xuất khẩu bị Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cảnh báo không bảo đảm ATTP | Thủy sản | Bộ Nông nghiệp và PTNT (Cục Quản lý Chất lượng NLS&TS) |
2. Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
STT | Số hồ sơ TTHC | Tên thủ tục hành chính | Tên VBQPPL quy định nội dung sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế | Lĩnh vực | Cơ quan thực hiện |
Thủ tục hành chính cấp trung ương | |||||
1 | B-BNN-193792-TT | Kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản xuất khẩu đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm | Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu | Thủy sản | Bộ Nông nghiệp và PTNT (Cục Quản lý Chất lượng NLS&TS) |
2 | B-BNN-193839-TT | Cấp lại Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thủy sản | Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu | Thủy sản | Bộ Nông nghiệp và PTNT (Cục Quản lý Chất lượng NLS&TS) |
3. Danh mục thủ tục hành chính bị hủy bỏ, bãi bỏ thuộc phạm vi chức năng quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
STT | Số hồ sơ TTHC | Tên thủ tục hành chính | Tên VBQPPL quy định việc bãi bỏ, hủy bỏ thủ tục hành chính | Lĩnh vực | Cơ quan thực hiện |
A. Thủ tục hành chính cấp trung ương | |||||
1 | B-BNN-193849-TT | Kiểm tra, chứng nhận chất lượng, an toàn thực phẩm lô hàng thủy sản xuất khẩu | Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu | Thủy sản | Bộ Nông nghiệp và PTNT (Cục Quản lý Chất lượng NLS&TS) |
B. Thủ tục hành chính cấp tỉnh | |||||
1 | B-BNN-195175-TT | Kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm (thuộc thẩm quyền của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) | Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu | Thủy sản | Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản hoặc Cơ quan chuyên môn thuộc Sở NN&PTNT |
2 | B-BNN-195191-TT | Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản (thuộc thẩm quyền của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) | Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu | Thủy sản | Chi cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản hoặc Cơ quan chuyên môn thuộc Sở NN&PTNT |
C. Thủ tục hành chính cấp huyện | |||||
1 | B-BNN-195181-TT | Kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm (thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện) | Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu | Thủy sản | Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện |
2 | B-BNN-195192-TT | Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản (thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện) | Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu | Thủy sản | Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện |
D. Thủ tục hành chính cấp xã | |||||
1 | B-BNN-195187-TT | Kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm (thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã) | Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất | Thủy sản | Ủy ban nhân dân cấp xã |
2 | B-BNN-195196-TT | Cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản (thuộc thẩm quyền của UBND cấp xã) | Thông tư số 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 quy định về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm thủy sản xuất khẩu | Thủy sản | Ủy ban nhân dân cấp xã |
PHẦN II.
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THỒN
Thủ tục hành chính cấp trung ương
Lĩnh vực Thủy sản
I. Tên thủ tục hành chính: Kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản có sản phẩm xuất khẩu đủ điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm:
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản có đăng ký ngành, nghề kinh doanh thực phẩm trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định hiện hành của Việt Nam và có sản phẩm xuất khẩu lập và gửi hồ sơ đăng ký kiểm tra cho cơ quan kiểm tra.
Bước 2: Trong thời gian 3 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký kiểm tra của Cơ sở, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận phải thẩm xét tính hợp lệ của hồ sơ hướng dẫn Cơ sở bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định;
Bước 3: Nếu hồ sơ đăng ký hợp lệ, trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận thông báo cho Cơ sở thời điểm dự kiến tiến hành thẩm định tại cơ sở nhưng không muộn quá 10 (mười ngày) làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Bước 4: Cơ quan kiểm tra tiến hành kiểm tra, thẩm định tại cơ sở.
Bước 5: Trong thời gian không quá 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, thẩm định, cơ quan kiểm tra, chứng nhận thẩm tra biên bản kiểm tra, thẩm định và thông báo kết quả tới cơ sở:
- Đối với Cơ sở có kết quả đạt yêu cầu (hạng 1, hạng 2 và hạng 3): Cơ quan kiểm tra, chứng nhận báo cáo kết quả thẩm định về Cục QLCLNLS&TS để xem xét, cấp Giấy chứng nhận ATTP và mã số (nếu cơ sở chưa có mã số và đáp ứng yêu cầu về cơ sở sx thủy sản độc lập theo quy định), đồng thời gửi thông báo kết quả thẩm định đến các cơ quan, đơn vị có liên quan để phối hợp quản lý
- Đối với Cơ sở có kết quả không đạt yêu cầu (hạng 4):
+ Cơ quan kiểm tra, chứng nhận thông báo kết quả thẩm định và yêu cầu Cơ sở thực hiện và báo cáo kết quả khắc phục các sai lỗi. Tùy theo mức độ sai lỗi của Cơ sở, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận quyết định thời hạn khắc phục nhưng không quá 03 (ba) tháng kể từ ngày kiểm tra và tổ chức thẩm định lại.
+ Trường hợp kết quả thẩm định lại không đạt (hạng 4), Cơ quan kiểm tra, chứng nhận thông báo kết quả thẩm định và dự kiến thời gian lần thẩm định tiếp theo. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày có thông báo về kết quả thẩm định lại, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng tên, địa chỉ Cơ sở, tên sản phẩm không đủ điều kiện bảo đảm ATTP.
2. Cách thức thực hiện
- Trực tiếp hoặc;
- Theo đường bưu điện hoặc;
- Fax, có xác nhận qua điện thoại (sau đó gửi hồ sơ bản chính khi Đoàn kiểm tra đến kiểm tra tại cơ sở) hoặc;
- Thư điện tử hoặc đăng ký trực tuyến (sau đó gửi hồ sơ bản chính khi Đoàn kiểm tra đến kiểm tra tại cơ sở).
3. Hồ sơ
a) Hồ sơ gồm:
1. Giấy đăng ký cấp Giấy chứng nhận ATTP (Theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư);
2. Bản sao công chứng Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của Cơ sở;
3. Báo cáo hiện trạng (cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ bảo đảm điều kiện ATTP) của Cơ sở (Theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 48);
4. Danh sách chủ Cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm đã được cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp xác nhận đủ sức khỏe.
5. Danh sách chủ Cơ sở và người trực tiếp sản xuất thực phẩm đã được cơ quan chức năng quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp giấy xác nhận tập huấn kiến thức về ATTP.
6. Báo cáo kết quả khắc phục các sai lỗi (theo phụ lục III ban hành kèm theo thông tư, đối với các cơ sở cấp Giấy chứng nhận ATTP sau khi khắc phục các sai lỗi của lần kiểm tra, thẩm định trước đó)
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết:
a) Trong thời gian 3 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký kiểm tra của Cơ sở, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận phải thẩm xét tính hợp lệ của hồ sơ, hướng dẫn Cơ sở bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định;
b) Nếu hồ sơ đăng ký hợp lệ, trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận thông báo cho Cơ sở thời điểm dự kiến tiến hành thẩm định tại cơ sở nhưng không muộn quá 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
c) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thẩm tra, thẩm định:
- Đối với cơ sở có kết quả đạt yêu cầu (hạng 1, hạng 2, hạng 3): Cơ quan kiểm tra, chứng nhận báo cáo kết quả thẩm định về Cục QLCLNLS&TS để xem xét cấp Giấy chứng nhận ATTP và mã số cho cơ sở (nếu cơ sở chưa có mã số và đáp ứng yêu cầu về cơ sở sản xuất thực phẩm thủy sản độc lập theo quy định);
- Đối với cơ sở có kết quả không đạt (hạng 4):
+ Cơ quan kiểm tra, chứng nhận thông báo kết quả thẩm định và yêu cầu Cơ sở thực hiện và báo cáo kết quả khắc phục các sai lỗi. Tùy theo mức độ sai lỗi của Cơ sở, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận quyết định thời hạn khắc phục nhưng không quá 03 (ba) tháng kể từ ngày kiểm tra và tổ chức thẩm định lại.
+ Trường hợp kết quả thẩm định lại không đạt (hạng 4), Cơ quan kiểm tra, chứng nhận thông báo kết quả thẩm định và dự kiến thời gian lần thẩm định tiếp theo. Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày có thông báo về kết quả thẩm định lại, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận thông báo công khai trên phương tiện thông tin đại chúng tên, địa chỉ Cơ sở, tên sản phẩm không đủ điều kiện bảo đảm ATTP.
5. Cơ quan thực hiện TTHC
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản
Cơ quan Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Trung bộ;
Cơ quan Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Nam bộ;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
- Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (đối với cơ sở đóng trên địa bàn tỉnh/thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Hòa Bình, Hà Nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, Lạng Sơn, Bắc Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên);
- Cơ quan Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Trung bộ (đối với cơ sở đóng trên địa bàn tỉnh/thành phố: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum, Gia Lai, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đắk Lắc, Đắk Nông, Lâm Đồng;
- Cơ quan Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Nam bộ (đối với cơ sở đóng trên địa bàn tỉnh/thành phố: TP.HCM, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ, Hậu Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang);
d) Cơ quan phối hợp: Không
6. Đối tượng thực hiện TTHC
- Cá nhân (Chủ các Cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản có đăng ký kinh doanh theo quy định hiện hành của Việt Nam có sản phẩm xuất khẩu.
- Tổ chức (Cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản có đăng ký kinh doanh theo quy định hiện hành của Việt Nam có sản phẩm xuất khẩu)
7. Mẫu đơn, tờ khai
+ Giấy đăng ký kiểm tra, chứng nhận điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm cơ sở xuất khẩu thủy sản (Theo mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư)
+ Báo cáo hiện trạng về điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm của cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản (Theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư).
+ Báo cáo khắc phục các sai lỗi (theo mẫu tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư) (Đối với các cơ sở đăng ký kiểm tra lại do kết quả kiểm tra lần trước không đạt).
8. Phí, lệ phí
Lệ phí cấp Giấy chứng nhận: 40.000 đồng/lần cấp (Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 107/2012/TT-BTC ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Bộ Tài chính)
9. Kết quả thực hiện TTHC
- Công nhận kết quả kiểm tra, thông báo kết quả kiểm tra đạt yêu cầu tới Cơ sở/ Thông báo kết quả đối với Cơ sở chưa đủ điều kiện.
- Giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm ATTP trong sản xuất, kinh doanh thủy sản (nếu cơ sở có yêu cầu). Thời hạn có hiệu lực: 03 năm (theo quy định của Luật ATTP)
- Thông báo không đạt yêu cầu (đối với các cơ sở không đủ điều kiện)
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Không
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 và Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
- Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 và Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa;
- Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về kiểm tra, chứng nhận ATTP thủy sản xuất khẩu.
12. Liên hệ
- Họ tên: Nguyễn Vũ Trung - Chuyên viên Phòng Quản lý Chất lượng TP Thủy sản.
- Địa chỉ cơ quan: Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản - 10 Nguyễn Công Hoan - Ba Đình - Hà Nội
- Số điện thoại cơ quan: 04 37714192
- Địa chỉ email: [email protected]
II. Tên thủ tục hành chính: Cấp đổi Giấy chứng nhận An toàn thực phẩm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm thủy sản có xuất khẩu:
1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Cơ sở có văn bản gửi Cục Quản lý Chất lượng NLS&TS nêu rõ lý do đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận ATTP.
Bước 2: Cơ quan kiểm tra thực hiện cấp đổi Giấy chứng nhận ATTP cho Cơ sở.
2. Cách thức thực hiện
- Trực tiếp;
- Theo đường bưu điện;
- Fax (sau đó gửi hồ sơ bản chính);
- Thư điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính)
3. Hồ sơ
a) Hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận ATTP (Theo mẫu tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT);
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết:
Trong thời gian 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi nhận được văn bản đề nghị cấp đổi của Cơ sở, Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản thực hiện cấp đổi Giấy chứng nhận ATTP cho Cơ sở.
5. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
- Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (đối với cơ sở đóng trên địa bàn tỉnh/thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Hòa Bình, Hà Nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, Lạng Sơn, Bắc Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên);
- Cơ quan Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Trung bộ (đối với cơ sở đóng trên địa bàn tỉnh/thành phố: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum, Gia Lai, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đắk Lắc, Đắk Nông, Lâm Đồng);
- Cơ quan Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Nam bộ (đối với cơ sở đóng trên địa bàn tỉnh/thành phố: TP.HCM, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ, Hậu Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang);
d) Cơ quan phối hợp: Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 1, 2, 3, 4, 5, 6
6. Đối tượng thực hiện TTHC:
- Cá nhân (Chủ các Cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản có đăng ký kinh doanh theo quy định hiện hành của Việt Nam có sản phẩm xuất khẩu.
- Tổ chức (Cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản có đăng ký kinh doanh theo quy định hiện hành của Việt Nam có sản phẩm xuất khẩu)
7. Mẫu đơn, tờ khai: Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận ATTP (Theo mẫu tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thong tư 48/2013/TT-BNNPTNT);
8. Phí, lệ phí:
Lệ phí cấp Giấy chứng nhận: 40.000 đồng/lần cấp (Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 107/2012/TT-BTC ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Bộ Tài chính)
9. Kết quả thực hiện TTHC: Giấy chứng nhận đủ điều kiện bảo đảm ATTP trong sản xuất, kinh doanh thủy sản. Thời hạn có hiệu lực: 03 năm (theo quy định của Luật ATTP)
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Khi Giấy chứng nhận ATTP bị mất, hư hỏng, khi cơ sở có thay đổi hay bổ sung thông tin có liên quan và Giấy chứng nhận ATTP vẫn còn thời hạn hiệu lực
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 và Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
- Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 và Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa;
- Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về kiểm tra, chứng nhận ATTP thủy sản xuất khẩu.
12. Liên hệ:
- Họ tên: Nguyễn Vũ Trung - Chuyên viên Phòng Quản lý Chất lượng TP Thủy sản.
- Địa chỉ cơ quan: Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản - 10 Nguyễn Công Hoan - Ba Đình - Hà Nội
- Số điện thoại cơ quan: 04 37714192
- Địa chỉ email: [email protected]
III. Tên thủ tục hành chính: Cấp chứng thư cho lô hàng thủy sản xuất khẩu sản xuất tại Cơ sở trong Danh sách ưu tiên
1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Không muộn quá 02 (hai) ngày làm việc kể từ khi lô hàng được xuất khẩu, Chủ hàng thực hiện kê khai đầy đủ các thông tin cần thiết trong Giấy đăng ký cấp chứng thư cho lô hàng thủy sản xuất khẩu (theo mẫu tại Phụ lục XII Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT) và gửi đến Cơ quan kiểm tra, chứng nhận.
Bước 2. Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ thông tin, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận tiến hành thẩm xét hồ sơ rà soát kết quả thẩm tra hiệu quả kiểm soát mối nguy an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 27 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT và cấp Chứng thư cho lô hàng xuất khẩu theo mẫu tương ứng với quy định của thị trường nhập khẩu hoặc có văn bản trả lời nêu rõ lý do không cấp.
Bước 3: Trường hợp Chủ hàng có yêu cầu Cơ quan kiểm tra, chứng nhận được cấp chuyển tiếp Chứng thư cho lô hàng, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận cấp chuyển tiếp Chứng thư cho lô hàng ngay trong ngày nhận được yêu cầu của Chủ hàng với các nội dung chính xác với nội dung trong Chứng thư ban đầu.
2. Cách thức thực hiện
- Trực tiếp;
- Theo đường bưu điện;
- Fax (sau đó gửi hồ sơ bản chính);
- Thư điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính) hoặc;
- Đăng ký trực tuyến (sau đó gửi hồ sơ bản chính);
3. Hồ sơ:
a) Hồ sơ gồm: Giấy đăng ký cấp chứng thư cho lô hàng thủy sản xuất khẩu (Theo mẫu tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT);
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết:
Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ thông tin, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận tiến hành thẩm xét hồ sơ, rà soát kết quả thẩm tra hiệu quả kiểm soát mối nguy an toàn thực phẩm theo quy định tại Điều 27 Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT và cấp Chứng thư cho lô hàng xuất khẩu theo mẫu tương ứng với quy định của thị trường nhập khẩu hoặc có văn bản trả lời nêu rõ lý do không cấp.
5. Cơ quan thực hiện TTHC
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 1, 2, 3, 4, 5, 6;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
- Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 1 (đối với cơ sở đóng trên địa bàn tỉnh/thành phố:Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Hòa Bình, Hà Nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, Lạng Sơn, Bắc Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên);
- Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 2 (đối với cơ sở đóng trên địa bàn tỉnh/thành phố: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum, Gia Lai)
- Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 3 (đối với cơ sở địa bàn tỉnh/thành phố: Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đắk Lắc, Đắk Nông, Lâm Đồng).
- Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 4 (đối với cơ sở đóng trên địa bàn tỉnh/thành phố: TP.HCM, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Thuận)
- Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 5 (đối với cơ sở đóng trên địa bàn tỉnh/thành phố: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng)
Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 6 (đối với cơ sở đóng trên địa bàn tỉnh/thành phố: Cần Thơ, Hậu Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang);
d) Cơ quan phối hợp: Không
6. Đối tượng thực hiện TTHC:
- Cá nhân (Chủ hàng có lô hàng thủy sản xuất khẩu vào các thị trường mà Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu có yêu cầu lô hàng xuất khẩu được kiểm tra, cấp Chứng thư của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản).
- Tổ chức (Cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản có lô hàng thủy sản xuất khẩu vào các thị trường mà Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu có yêu cầu lô hàng xuất khẩu được kiểm tra, cấp Chứng thư của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản)
7. Mẫu đơn, tờ khai:
Giấy đăng ký cấp chứng thư lô hàng thủy sản xuất khẩu (theo mẫu tại Phụ lục XII ban hành kèm theo Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT).
8. Phí, lệ phí:
Lệ phí cấp Giấy chứng nhận: 40.000 đồng/lần cấp (Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 107/2012/TT-BTC ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Bộ Tài chính)
9. Kết quả thực hiện TTHC:
- Chứng thư theo mẫu quy định của Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu
- Thời hạn có hiệu lực: không quy định
10. Điều kiện thực hiện TTHC:
- Cơ sở có tên trong Danh sách các cơ sở tham gia chương trình chứng nhận thủy sản xuất khẩu theo từng thị trường xuất khẩu
- Cơ sở được phân loại điều kiện bảo đảm ATTP là hạng 1, 2 trong vòng 12 tháng;
- Trong 03 tháng liên tục Cơ sở có lô hàng xuất khẩu và không có lô hàng nào bị Cơ quan thẩm quyền của Việt Nam và thị trường nhập khẩu phát hiện vi phạm về ATTP;
11. Căn cứ pháp lý của TTHC
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 và Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
- Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 và Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa;
- Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và PTNT
- Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về kiểm tra, chứng nhận ATTP thủy sản xuất khẩu.
12. Liên hệ:
- Họ tên: Nguyễn Vũ Trung - Chuyên viên Phòng Quản lý Chất lượng TP Thủy sản.
- Địa chỉ cơ quan: Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản - 10 Nguyễn Công Hoan - Ba Đình - Hà Nội
- Số điện thoại cơ quan: 04 37714192
- Địa chỉ email: [email protected]
IV. Tên thủ tục hành chính: Kiểm tra, cấp chứng thư cho lô hàng thủy sản xuất khẩu sản xuất tại Cơ sở ngoài Danh sách ưu tiên
1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chủ hàng lập và gửi hồ sơ đăng ký kiểm tra gửi đến cơ quan kiểm tra, chứng nhận:
- Đối với thủy sản tươi sống, ướp đá: Trong vòng ít nhất 03 (ba) ngày làm việc trước thời điểm dự kiến xuất khẩu;
- Đối với các trường hợp khác: Trong thời hạn ít nhất 09 (chín) ngày làm việc trước thời điểm dự kiến xuất khẩu;
Bước 2. Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ đăng ký theo quy định, cơ quan kiểm tra, chứng nhận thẩm xét tính hợp lệ của hồ sơ và hướng dẫn chủ hàng bổ sung các nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định (nếu có)
Bước 3. Cơ quan kiểm tra, chứng nhận cử kiểm tra viên thực hiện kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày chủ hàng đề nghị hoặc theo thời gian đã được thống nhất giữa chủ hàng và cơ quan kiểm tra, chứng nhận.
Bước 4. Xử lý kết quả kiểm tra, kiểm nghiệm lô hàng.
- Trường hợp kết quả kiểm tra lô hàng không đáp ứng quy định về hồ sơ sản xuất, chỉ tiêu cảm quan, ngoại quan: Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ khi kết thúc kiểm tra, cơ quan kiểm tra, chứng nhận gửi cho chủ hàng thông báo lô hàng không đạt theo mẫu quy định tại Phụ lục XVI Thông tư 48);
- Trường hợp kết quả kiểm nghiệm lô hàng không đáp ứng quy định về ATTP:
+ Cơ quan kiểm tra, chứng nhận gửi kết quả kiểm nghiệm cho chủ hàng trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ ngày có đủ kết quả kiểm nghiệm;
+ Trong thời hạn 03 (ba) ngày kể từ ngày kết quả kiểm nghiệm được gửi cho chủ hàng, nếu chủ hàng có ý kiến bằng văn bản về kết quả kiểm nghiệm, cơ quan kiểm tra, chứng nhận sử dụng mẫu lưu để gửi các phòng kiểm nghiệm, kiểm chứng phân tích làm cơ sở để giải quyết (theo quy định tại điểm 2 mục 8 Phụ lục XV Thông tư 48);
+ Trong thời hạn 03 (ba) ngày kể từ ngày kết quả kiểm nghiệm được gửi cho chủ hàng, nếu chủ hàng không có ý kiến bằng văn bản về kết quả kiểm nghiệm, cơ quan kiểm tra, chứng nhận gửi cho chủ hàng thông báo lô hàng không đạt theo mẫu quy định tại Phụ lục XVI Thông tư 48 trong đó nêu rõ lý do không đạt, yêu cầu chủ hàng điều tra nguyên nhân, thực hiện các biện pháp khắc phục, xử lý đối với lô hàng và lập báo cáo giải trình gửi cơ quan kiểm tra, chứng nhận.
Bước 5. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo giải trình của cơ sở, cơ quan kiểm tra, chứng nhận thẩm tra các nội dung báo cáo và có văn bản thông báo kết quả thẩm tra tới cơ sở. Trường hợp cần kiểm tra đột xuất để thẩm tra, cơ quan kiểm tra chứng nhận thực hiện và thông báo kết quả tới cơ sở trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo của cơ sở.
Bước 6. Cấp chứng thư.
- Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ khi lô hàng được xuất khẩu, chủ hàng phải cung cấp bằng văn bản đầy đủ các thông tin cần thiết quy định trong mẫu chứng thư theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cho cơ quan kiểm tra, chứng nhận để cấp chứng thư;
- Trong vòng 01 (một) ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ thông tin, cơ quan kiểm tra, chứng nhận cấp chứng thư cho lô hàng xuất khẩu theo mẫu của thị trường nhập khẩu tương ứng nếu kết quả kiểm tra, kiểm nghiệm lô hàng đạt yêu cầu;
- Sau thời hạn 90 (chín mươi) ngày kể từ ngày kiểm tra, nếu chủ hàng không cung cấp đầy đủ thông tin cho cơ quan kiểm tra, chứng nhận để cấp chứng thư, chủ hàng phải thực hiện đăng ký kiểm tra như quy định tại Điều 29 Thông tư 48.
Bước 7: Trường hợp Chủ hàng có yêu cầu Cơ quan kiểm tra, chứng nhận được cấp chuyển tiếp Chứng thư cho lô hàng, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận cấp chuyển tiếp Chứng thư cho lô hàng ngay trong ngày nhận được yêu cầu của Chủ hàng với các nội dung chính xác với nội dung trong Chứng thư ban đầu.
2. Cách thức thực hiện
- Trực tiếp hoặc;
- Theo đường bưu điện hoặc;
- Fax (sau đó Cơ sở gửi 01 Giấy đăng ký kiểm tra cho Cơ quan kiểm tra) hoặc;
- Thư điện tử (sau đó Cơ sở gửi 01 Giấy đăng ký kiểm tra cho Cơ quan kiểm tra) hoặc;
- Đăng ký qua dịch vụ trực tuyến (sau đó Cơ sở gửi 01 Giấy đăng ký kiểm tra cho Cơ quan kiểm tra).
3. Hồ sơ
a) Hồ sơ gồm:
- Giấy đăng ký kiểm tra CL, ATTP/ kiểm dịch và cấp chứng thư lô hàng thủy sản xuất khẩu (Theo mẫu tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư);
- Bảng kê chi tiết lô hàng (Theo mẫu tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư);
- Trường hợp chủ hàng không phải là cơ sở sản xuất lô hàng, chủ hàng cần cung cấp bản công chứng hoặc bản sao kèm theo bản chính để đối chiếu văn bản mua bán/ủy quyền có liên quan đến lô hàng kèm theo hồ sơ đăng ký, trong đó cơ sở sản xuất và chủ hàng cam kết cùng chịu trách nhiệm khi lô hàng bị cơ quan thẩm quyền cảnh báo
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết
1. Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ đăng ký theo quy định, cơ quan kiểm tra, chứng nhận thẩm xét tính hợp lệ của hồ sơ và hướng dẫn chủ hàng bổ sung các nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định (nếu có)
2. Cơ quan kiểm tra, chứng nhận cử kiểm tra viên thực hiện kiểm tra, lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ ngày chủ hàng đề nghị hoặc theo thời gian đã được thống nhất giữa chủ hàng và cơ quan kiểm tra, chứng nhận.
3. Trường hợp kết quả kiểm tra lô hàng không đáp ứng quy định về hồ sơ sản xuất, chỉ tiêu cảm quan, ngoại quan: Trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ khi kết thúc kiểm tra, cơ quan kiểm tra, chứng nhận gửi cho chủ hàng thông báo lô hàng không đạt theo mẫu quy định tại Phụ lục XVI Thông tư 48);
4. Trường hợp kết quả kiểm nghiệm lô hàng không đáp ứng quy định về ATTP:
- Cơ quan kiểm tra, chứng nhận gửi kết quả kiểm nghiệm cho chủ hàng trong thời hạn 01 (một) ngày làm việc kể từ ngày có đủ kết quả kiểm nghiệm;
- Trong thời hạn 03 (ba) ngày kể từ ngày kết quả kiểm nghiệm được gửi cho chủ hàng, nếu chủ hàng có ý kiến bằng văn bản về kết quả kiểm nghiệm, cơ quan kiểm tra, chứng nhận sử dụng mẫu lưu để gửi các phòng kiểm nghiệm, kiểm chứng phân tích làm cơ sở để giải quyết (theo quy định tại điểm 2 mục 8 Phụ lục XV Thông tư 48);
- Trong thời hạn 03 (ba) ngày kể từ ngày kết quả kiểm nghiệm được gửi cho chủ hàng, nếu chủ hàng không có ý kiến bằng văn bản về kết quả kiểm nghiệm, cơ quan kiểm tra, chứng nhận gửi cho chủ hàng thông báo lô hàng không đạt theo mẫu quy định tại Phụ lục XVI Thông tư 48 trong đó nêu rõ lý do không đạt, yêu cầu chủ hàng điều tra nguyên nhân, thực hiện các biện pháp khắc phục, xử lý đối với lô hàng và lập báo cáo giải trình gửi cơ quan kiểm tra, chứng nhận.
5. Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo giải trình của cơ sở, cơ quan kiểm tra, chứng nhận thẩm tra các nội dung báo cáo và có văn bản thông báo kết quả thẩm tra tới cơ sở. Trường hợp cần kiểm tra đột xuất để thẩm tra, cơ quan kiểm tra chứng nhận thực hiện và thông báo kết quả tới cơ sở trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận được thông báo của cơ sở.
6. Cấp chứng thư.
- Trong thời hạn 02 (hai) ngày làm việc kể từ khi lô hàng được xuất khẩu, chủ hàng phải cung cấp bằng văn bản đầy đủ các thông tin cần thiết quy định trong mẫu chứng thư theo yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cho cơ quan kiểm tra, chứng nhận để cấp chứng thư;
- Trong vòng 01 (một) ngày làm việc kể từ khi nhận đầy đủ thông tin, cơ quan kiểm tra, chứng nhận cấp chứng thư cho lô hàng xuất khẩu theo mẫu của thị trường nhập khẩu tương ứng nếu kết quả kiểm tra, kiểm nghiệm lô hàng đạt yêu cầu;
7. Trường hợp Chủ hàng có yêu cầu Cơ quan kiểm tra, chứng nhận được cấp chuyển tiếp Chứng thư cho lô hàng, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận cấp chuyển tiếp Chứng thư cho lô hàng ngay trong ngày nhận được yêu cầu của Chủ hàng với các nội dung chính xác với nội dung trong Chứng thư ban đầu.
5. Cơ quan thực hiện TTHC
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 1, 2, 3, 4, 5, 6;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
- Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 1 (đối với cơ sở đóng trên địa bàn tỉnh/thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Hòa Bình, Hà Nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, Lạng Sơn, Bắc Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên);
- Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 2 (đối với cơ sở đóng trên địa bàn tỉnh/thành phố: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum, Gia Lai)
- Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 3 (đối với cơ sở đóng trên địa bàn tỉnh/thành phố: Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đắk Lắc, Đắk Nông, Lâm Đồng).
- Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 4 (đối với cơ sở đóng trên địa bàn tỉnh/thành phố: TP.HCM, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Thuận)
- Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 5 (đối với cơ sở đóng trên địa bàn tỉnh/thành phố: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng)
- Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 6 (đối với cơ sở đóng trên địa bàn tỉnh/thành phố: Cần Thơ, Hậu Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang);
d. Cơ quan phối hợp: Không
6. Đối tượng thực hiện TTHC
- Cá nhân (Chủ hàng có lô hàng thủy sản xuất khẩu vào các thị trường mà Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu có yêu cầu lô hàng xuất khẩu được kiểm tra, cấp Chứng thư của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản).
- Tổ chức (Cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản có lô hàng thủy sản xuất khẩu vào các thị trường mà Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu có yêu cầu lô hàng xuất khẩu được kiểm tra, cấp Chứng thư của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản)
7. Mẫu đơn, tờ khai
- Giấy đăng ký kiểm tra CL, ATTP/ kiểm dịch và cấp chứng thư lô hàng thủy sản xuất khẩu (theo mẫu tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT).
- Bảng kê chi tiết lô hàng (theo mẫu tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT).
8. Phí, lệ phí
- Lệ phí cấp Giấy chứng nhận: 40.000 đồng/lần cấp (Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 107/2012/TT-BTC ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Bộ Tài chính)
- Phí kiểm nghiệm các chỉ tiêu ATTP (Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 107/2012/TT-BTC ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Bộ Tài chính)
9. Kết quả thực hiện TTHC
- Chứng thư theo mẫu quy định của Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu
- Thời hạn có hiệu lực: không quy định
10. Điều kiện thực hiện TTHC:
- Sản phẩm được sản xuất tại Cơ sở có tên trong Danh sách các cơ sở tham gia chương trình chứng nhận xuất khẩu theo thị trường
- Đáp ứng các quy định về ghi nhãn các thông tin bắt buộc theo quy định của nước nhập khẩu, không làm sai lệch bản chất của hàng hóa và không vi phạm pháp luật Việt Nam.
- Đối với sản phẩm được sản xuất từ các Cơ sở sản xuất khác nhau:
a) Cơ sở thực hiện công đoạn sản xuất cuối cùng (bao gói, ghi nhãn sản phẩm) phải có tên trong Danh sách các cơ sở tham gia chương trình chứng nhận xuất khẩu theo từng thị trường;
b) Cơ sở thực hiện các công đoạn sản xuất trước đó phải đáp ứng các quy định về điều kiện bảo đảm ATTP của Việt Nam và nước nhập khẩu tương ứng;
c) Các Cơ sở tham gia sơ chế, chế biến lô hàng có văn bản cam kết cùng chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp xử lý của Cơ quan kiểm tra, chứng nhận trong trường hợp lô hàng bị Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cảnh báo hoặc Cơ quan kiểm tra, chứng nhận phát hiện có vi phạm về ATTP;
d) Các Cơ sở tham gia sản xuất lô hàng có trách nhiệm lưu giữ đầy đủ hồ sơ sản xuất và kiểm soát ATTP đối với các công đoạn sản xuất do Cơ sở mình thực hiện, bảo đảm khả năng truy xuất nguồn gốc sản phẩm.
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 và Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
- Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 và Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa;
- Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về kiểm tra, chứng nhận ATTP thủy sản xuất khẩu.
12. Liên hệ:
- Họ tên: Nguyễn Vũ Trung - Chuyên viên Phòng Quản lý Chất lượng TP Thủy sản.
- Địa chỉ cơ quan: Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản - 10 Nguyễn Công Hoan - Ba Đình - Hà Nội
- Số điện thoại cơ quan: 04 37714192
- Địa chỉ email: [email protected]
V. Tên thủ tục hành chính: Cấp lại chứng thư cho lô hàng thủy sản xuất khẩu
1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chủ hàng gửi văn bản đề nghị cấp lại Chứng thư trong đó nêu rõ lý do đề nghị Cơ quan kiểm tra cấp lại Chứng thư.
Bước 2: Cơ quan kiểm tra thực hiện cấp lại Chứng thư sau khi nhận được văn bản đề nghị của Chủ hàng.
2. Cách thức thực hiện:
- Trực tiếp;
- Theo đường bưu điện;
- Fax (sau đó gửi bản chính);
- Thư điện tử (sau đó gửi hồ sơ bản chính)
3. Hồ sơ:
a) Hồ sơ gồm: Văn bản đề nghị cấp lại Chứng thư
b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ)
4. Thời hạn giải quyết: 01 (một) ngày làm việc sau khi nhận được văn bản đề nghị của Chủ hàng
5. Cơ quan thực hiện TTHC
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 1, 2, 3, 4, 5, 6;
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có): Không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
- Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 1 (đối với cơ sở đóng trên địa bàn tỉnh/thành phố: Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Hòa Bình, Hà Nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, Lạng Sơn, Bắc Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên);
- Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 2 (đối với cơ sở đóng trên địa bàn tỉnh/thành phố: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum, Gia Lai)
- Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 3 (đối với cơ sở đóng trên địa bàn tỉnh/thành phố: Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đắk Lắc, Đắk Nông, Lâm Đồng).
- Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 4 (đối với cơ sở đóng trên địa bàn tỉnh/thành phố: TP.HCM, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Thuận)
- Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 5 (đối với cơ sở đóng trên địa bàn tỉnh/thành phố: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng)
- Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 6 (đối với cơ sở đóng trên địa bàn tỉnh/thành phố: Cần Thơ, Hậu Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang);
d) Cơ quan phối hợp: Không
6. Đối tượng thực hiện TTHC:
- Cá nhân (Chủ hàng có lô hàng thủy sản xuất khẩu vào các thị trường mà Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu có yêu cầu lô hàng xuất khẩu được kiểm tra, cấp Chứng thư của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản).
- Tổ chức (Cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản có lô hàng thủy sản xuất khẩu vào các thị trường mà Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu có yêu cầu lô hàng xuất khẩu được kiểm tra, cấp Chứng thư của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản)
7. Mẫu đơn, tờ khai: Không
8. Phí, lệ phí:
Lệ phí cấp Giấy chứng nhận: 40.000 đồng/lần cấp (Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư số 107/2012/TT-BTC ngày 28 tháng 6 năm 2012 của Bộ Tài chính)
9. Kết quả thực hiện TTHC:
- Chứng thư theo mẫu quy định của Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu
- Thời hạn có hiệu lực: không quy định
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Khi Chứng thư bị thất lạc, hư hỏng
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 và Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
- Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 và Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa;
- Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về kiểm tra, chứng nhận ATTP thủy sản xuất khẩu.
12. Liên hệ:
- Họ tên: Nguyễn Vũ Trung - Chuyên viên Phòng Quản lý Chất lượng TP Thủy sản.
- Địa chỉ cơ quan: Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản - 10 Nguyễn Công Hoan - Ba Đình - Hà Nội
- Số điện thoại cơ quan: 04 37714192
- Địa chỉ email: [email protected]
VI. Tên thủ tục hành chính: Xử lý trường hợp lô hàng thủy sản xuất khẩu bị Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu cảnh báo không bảo đảm ATTP
1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi có thông tin cảnh báo chính thức của Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận có văn bản yêu cầu Cơ sở một số nội dung sau:
a) Thực hiện truy xuất nguồn gốc lô hàng, tổ chức điều tra nguyên nhân dẫn đến lô hàng không bảo đảm ATTP; thiết lập và thực hiện hành động khắc phục; báo cáo gửi Cơ quan kiểm tra, chứng nhận;
b) Tạm dừng xuất khẩu vào các nước nhập khẩu tương ứng trong trường hợp có yêu cầu của Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu;
c) Chấp hành chế độ lấy mẫu kiểm nghiệm chỉ tiêu/nhóm chỉ tiêu vi phạm đối với từng lô hàng xuất khẩu của sản phẩm vi phạm được sản xuất tại Cơ sở cho đến khi Cơ quan kiểm tra, chứng nhận có văn bản chấp thuận báo cáo kết quả điều tra nguyên nhân và biện pháp khắc phục của Cơ sở;
Bước 2: Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo kết quả điều tra nguyên nhân và biện pháp khắc phục của Cơ sở, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận thẩm tra các nội dung báo cáo và có văn bản thông báo kết quả thẩm tra tới Cơ sở. Trường hợp cần kiểm tra đột xuất để thẩm tra, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận thực hiện và thông báo kết quả tới Cơ sở trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo của Cơ sở.
2. Cách thức thực hiện: Báo cáo bằng văn bản
3. Hồ sơ
a) Hồ sơ gồm: Báo cáo điều tra nguyên nhân và thực hiện hành động khắc phục (theo mẫu nêu tại Phụ lục XVII kèm theo Thông tư 48).
b) Số lượng hồ sơ: 01 văn bản
4. Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo kết quả điều tra nguyên nhân và biện pháp khắc phục của Cơ sở, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận thẩm tra các nội dung báo cáo và có văn bản thông báo kết quả thẩm tra tới Cơ sở.
- Trường hợp cần kiểm tra đột xuất để thẩm tra, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận thực hiện và thông báo kết quả tới Cơ sở trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ khi nhận được báo cáo của Cơ sở.
5. Cơ quan thực hiện TTHC
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC:
- Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản (đối với cơ sở đóng trên địa bàn tỉnh/thành phố:Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Hòa Bình, Hà Nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Lào Cai, Lai Châu, Điện Biên, Yên Bái, Sơn La, Lạng Sơn, Bắc Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên);
- Cơ quan Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Trung bộ (đối với cơ sở đóng trên địa bàn tỉnh/thành phố: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum, Gia Lai, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Đắk Lắc, Đắk Nông, Lâm Đồng;
- Cơ quan Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản Nam bộ (đối với cơ sở đóng trên địa bàn tỉnh/thành phố: TP.HCM, Bà Rịa Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Thuận, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cần Thơ, Hậu Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Kiên Giang, An Giang);
d) Cơ quan phối hợp: Trung tâm Chất lượng Nông lâm thủy sản vùng 1, 2, 3, 4, 5, 6
6. Đối tượng thực hiện TTHC:
- Cá nhân (Chủ hàng có lô hàng thủy sản xuất khẩu vào các thị trường mà Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu có yêu cầu lô hàng xuất khẩu được kiểm tra, cấp Chứng thư của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản).
- Tổ chức (Cơ sở sản xuất, kinh doanh thủy sản có lô hàng thủy sản xuất khẩu vào các thị trường mà Cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu có yêu cầu lô hàng xuất khẩu được kiểm tra, cấp Chứng thư của Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản)
7. Mẫu đơn, tờ khai: Báo cáo điều tra nguyên nhân và thực hiện hành động khắc phục (theo mẫu nêu tại Phụ lục XVII kèm theo Thông tư 48).
8. Phí, lệ phí: Không
9. Kết quả thực hiện TTHC: Văn bản của Cơ quan kiểm tra, chứng nhận thông báo kết quả thẩm tra gửi tới Cơ sở
10. Điều kiện thực hiện TTHC: Khi nhận được thông tin chính thức về việc lô hàng thủy sản xuất khẩu bị Cơ quan thẩm quyền nước NK cảnh báo không bảo đảm ATTP
11. Căn cứ pháp lý của TTHC:
- Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17 tháng 6 năm 2010 và Nghị định số 38/2012/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm;
- Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa số 05/2007/QH12 ngày 21 tháng 11 năm 2007 và Nghị định 132/2008/NĐ-CP ngày 31/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa;
- Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ NN&PTNT
- Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT ngày 12/11/2013 của Bộ Trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về kiểm tra, chứng nhận ATTP thủy sản xuất khẩu.
12. Liên hệ:
- Họ tên: Nguyễn Vũ Trung - Chuyên viên Phòng Quản lý Chất lượng TP Thủy sản.
- Địa chỉ cơ quan: Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản - 10 Nguyễn Công Hoan - Ba Đình - Hà Nội
- Số điện thoại cơ quan: 04 37714192
- Địa chỉ email: [email protected]