Quyết định 550/QĐ-QLR

Quyết định 550/QĐ-QLR năm 2007 ban hành Bản “Hướng dẫn xây dựng Quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng dân cư thôn” do Cục trưởng Cục Lâm nghiệp ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 550/QĐ-QLR Bản Hướng dẫn xây dựng Quy ước bảo vệ


BỘ NÔNG NGHIỆP PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CỤC LÂM NGHIỆP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 550/QĐ-QLR

Hà Ni, ngày 08 tháng 5 năm 2007

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH BẢN “HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG QUY ƯỚC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ THÔN”

CỤC TRƯỞNG CỤC LÂM NGHIỆP

Căn c Quyết định s 100/2006/QĐ - BNN, ngày 7 tháng 11 năm 2007 ca B trưởng B Nông nghip và Phát trin nông thôn quy định chc năng, nhim v, quyn hn và t chc b máy ca Cc Lâm nghip;
Căn c Quyết định s 106/2006/QĐ-BNN, ngày 27 tháng 11 năm 2006 ca B trưởng B Nông nghip và Phát trin nông thôn v vic ban hành Bn “Hướng dn qun lý rng cng đồng dân cư thôn”;
Theo đề ngh ca Trưởng phòng Qun lý rng,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bn “Hướng dn xây dng Quy ước bo v và phát triển rừng cộng đồng dân cư thôn” để áp thí điểm cho 40 xã theo Quyết định s 1641 QĐ/BNN-HTQT ngày 05 tháng 6 năm 2006 ca B trưởng B Nông nghip và Phát trin nông thôn v vic phê duyt d án “Chương trình thí điểm lâm nghip cng đồng 2006-2007”

Điều 2. Quyết định này có hiu lc k t ngày ký.

Điều 3. Các Trưởng phòng thuc Cc Lâm nghip, các đơn v thc hin d án “Chương trình thí điểm lâm nghip cng đồng 2006-2007” và các đơn v, cá nhân có liên quan chu trách nhim thi hành Quyết định này./.

Nơi nhn :
- Như Điều 3;
- Thứ trưởng Hứa Đức Nhị (báo cáo)
- Cục trưởng (báo cáo)
- Lưu VT, P.QLR.

KT.CỤC TRƯỞNG
PHÓ CỤC TRƯỞNG




Phạm Đức Tuấn

HƯỚNG DẪN

XÂY DỰNG QUY ƯỚC BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ THÔN
(Ban hành theo Quyết định s 550 /QĐ - QLR, ngày 08 tháng 5 năm 2007 ca Cc trưởng Cc Lâm nghip)

Phn thứ nhất

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

I. Phm vi điều chnh và đối tượng áp dng

1. Văn bn này hướng dn ni dung, trình tự các bước xây dựng Quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng dân cư thôn (sau đây gọi là xây dựng Quy ước).

2. Hướng dẫn này áp dụng cho 40 xã thực hiện Dự án “Chương trình thí điểm lâm nghiệp cộng đồng 2006-2007” theo Quyết định số 1641/2006/QĐ-BNN-HTQT ngày 05 tháng 6 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

II. Mục đích, yêu cu

Xây dựng và thực hiện Quy ước là một trong những nội dung quan trọng của quá trình triển khai quản lý rừng cộng đồng. Cộng đồng có thực sự bảo vệ và phát triển rừng thì rừng mới được bảo vệ, phát triển tốt. Do đó việc xây dựng Quy ước phải do cộng đồng tự nguyện và tự chủ xây dựng, có sự hỗ trợ, hướng dẫn của kiểm lâm địa bàn/cán bộ lâm nghiệp, cán bộ tư pháp địa phương ... (sau đây gọi tắt Người hỗ trợ).

1. Mục đích:

Cụ th hoá các quy định về bảo vệ và phát trin rừng của Nhà nước phù hợp với thực tế tại cộng đồng quản lý rừng, làm căn c cho vic thực hiện bảo vệ và phát triển rng cng đồng.

2. Yêu cầu :

- Kế thừa thành quả quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã, giao rừng, điều tra rng, lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng, các dự án lâm nghiệp trên địa bàn ...;

- Các quy định của Quy ước phù hợp với quy định của pháp luật, kế hoach phát triển kinh tế- xã hội của địa phương.

- Kế thừa, phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp của cộng đồng, đơn giản, dễ thực hiện trong phạm vi, điều kiện cộng đồng.

- Bảo đảm tất cả các thành phần cộng đồng (phụ nữ, người nghèo, dân tộc thiểu số và các đối tượng khác) được tôn trọng cùng tham gia xây dựng. Phản ánh được nguyện vọng của người dân cộng đồng trong công tác bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng (không chỉ tập trung vào nội dung khai thác tài nguyên rừng).

- Tăng cường sự quản lý, sử dụng bền vững rừng và đất lâm nghiệp, hạn chế những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến rừng.

III. Đơn vị xây dng Quy ước

1. T chc xây dng Quy ước: Ban quản lý rừng cộng đồng, đứng đầu là Trưởng Ban/Trưởng thôn.

2. Phi hp xây dựng Quy ước: Người hỗ trợ, các bên liên quan.

IV. Kết quả xây dựng Quy ước

Bản Quy ước bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng dân cư thôn (sau đây gọi là Quy ước) được cộng đồng nhất trí thông qua và Uỷ ban nhân dân Huyện duyt, ra Quyết định công nhận.

Phn thứ hai

NỘI DUNG, TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC XÂY DỰNG QUY ƯỚC

A. TỔNG QUAN TIẾN TRÌNH XÂY DỰNG QUY ƯỚC

    Xây dựng Quy ước bao gồm 4 bước, cụ thể:

 IV. Bước bốn: Phổ biến Quy ước

 . Bước ba: Dự thảo, hoàn chỉnh, phê duyệt Quy ước

 II. Bước hai: Họp dân - Thảo luận các nội dung Quy ước

 I. Bước một: Chuẩn bị

B. NỘI DUNG TRÌNH TỰ CÁC BƯỚC XÂY DỰNG QUY ƯỚC

I. Bước một: chuẩn bị

1. Kết qủa cần đạt được

a) Các tài liệu liên quan được thu thập và nghiên cứu;

b) Xác định cụ thể nhiệm vụ của Ban quản lý rừng trong việc xây dựng Quy ước;

c) Xác định vai trò trách nhiệm của Trưởng thôn/Trưởng Ban quản lý rừng và Người hỗ trợ;

d) Lập kế hoạch xây dựng Quy ước (về nội dung cơ bản cần thảo luận ở cộng đồng, thời gian, địa điểm họp cộng đồng).

2. Nội dung và cách tiến hành

a) Thu thập và nghiên cứu tài liệu:

Người hỗ trợ cùng Trưởng thôn/Trưởng Ban quản lý rừng thu thập các tài liệu sau:

- Thành quả về Điều tra rừng, quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng cấp xã, giao rừng, lập kế hoạch, ...

- Các văn bản liên quan, như:

+ Nghị định số 139/2004/NĐ-CP ngày 25/6/2004 về xử phạt hành chính liên quan đến quản lý, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;

+ Luật Bảo vệ và phát triển rừng 2004 và Nghị định hướng dẫn thực hiện Luật;

+ Nghị định 79/2003/NĐ-CP của Chính phủ về thực hiện quy chế dân chủ ở xã;

+ Quyết định 178/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Quyền hưởng lợi, nghĩa vụ hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng, đất lâm nghiệp;

+ Qui định của  địa phương (tỉnh, huyện, xã ) và của cộng đồng (như Hương ước) về bảo vệ rừng, phát triển và sử dụng rừng;

+ Các quy định khác (nếu có).

Các thành viên Ban quản lý rừng, Trưởng thôn, gìa làng …nghiên cứu các tài liệu thu thập.

b) Họp thống nhất chủ trương xây dựng quy ước:

- Thành phần tham gia: Trưởng thôn; già làng; Bí thư chi bộ; các thành viên Ban quản lý rừng; đại diện các đoàn thể như Chi hội phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh, người các tuổi, đoàn thanh niên CSHCM, đội thiếu niên TPHCM và Người hỗ trợ.

- Thời gian và địa điểm: một buổi, tại thôn.

- Nội dung họp và kết quả cuộc họp:

+ Thảo luận nội dung: Thôn có xây dựng Quy ước không? tại sao? nhằm thống nhất chủ trương xây dựng quy ước;

+ Thảo luận xác định cụ thể nhiệm vụ của Ban quản lý rừng trong việc xây dựng Quy ước:

*  Nghiên cứu phân tích các tài liệu đã thu thập được;

*  Lập kế hoạch xây dựng Quy ước;

* Dự thảo bản Quy ước, tiếp thu ý kiến góp ý của nhân dân trong thôn, chỉnh sửa, hoàn chỉnh, thông qua các hộ gia đình và trình duyệt.

 + Xác định vai trò của Trưởng thôn/trưởng ban quản lý rừng là người chủ trì các cuộc họp của cộng đồng, thay mặt cộng đồng thôn trình Chủ tịch UBND xã bản Quy ước;

 + Phân công nhiệm vụ các thành viên Ban quản lý rừng trong việc xây dựng Quy ước;     

 + Xác định vai trò của Người hỗ trợ: chỉ là người thúc đẩy, hỗ trợ cho Trưởng thôn/Trưởng Ban quản lý rừng để các cuộc họp đạt hiệu qủa; đồng thời cùng Ban quản lý rừng hoàn chỉnh việc xây dựng Quy ước để Trưởng thôn/Trưởng Ban quản lý rừng trình Chủ tịch UBND xã tiến hành các thủ tục đề nghị Chủ tịch UBND huyện cộng nhận Quy ước;

 + Kết qu phi có biên bn cuc hp, trong biên bn nêu rõ nhng ni dung đã thng nht (phải được ít nhất trên 50% số người tham gia họp tán thành) và nhng kiến ngh đề xuất các bên liên quan. Biên bn được đọc li cho mi người cùng nghe trước khi cuc hp kết thúc, ký vào biên bn có Trưởng thôn/Trưởng Ban quản lý rừng và thư ký cuc hp.

c) Chuẩn bị các văn phòng phẩm liên quan: như giấy, bút...

II. Bước hai: họp thôn - thảo luận các nội dung của Quy ước

1. Kết quả cần đạt được

Các thành viên trong cộng đồng thảo luận công khai, dân chủ các cùng nhau xây dựng các nội dung sau:

a) Mục tiêu xây dựng bản Quy ước;

b) Các vấn đề khó khăn liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng;

c) Các quy định cụ thể về bảo vệ rừng, gồm:

- Các quy định cụ thể khai thác lâm sản (gỗ và lâm sản ngoài gỗ);

- Các quy định cụ thể về phòng cháy, chữa cháy rừng và canh tác nương rẫy;

- Các quy định về khu vực chăn thả gia súc;

- Các quy định cụ thể về việc khai thác đá (nếu có);

- Quy định cụ thể về săn bắn, bẫy động vật rừng;

đ) Thủ tục phạt, bồi thường;

e) Lợi ích và quyền hạn của cộng đồng;

f) Về việc phổ biến Quy ước.

2. Thành phần tham gia

Ban quản lý rừng thống nhất với Trưởng thôn v thi gian, địa điểm, và phân công trong điều hành cuc hp thôn). Thành phn hp thôn gồm:

- Đại din UBND xã, Hi đồng nhân dân xã; Người hỗ trợ.

- Trưởng thôn, già làng, đại din các đoàn thể như Chi hội phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh, người các tuổi, đoàn thanh niên CSHCM, đội thiếu niên TPHCM và  toàn th các thành viên trong thôn hoc đại din cho các h gia đình. Yêu cu phi có ít nht trên 50% đại diện h gia đình tham gia, trong đó t l n t 30% tr lên.

3. Địa điểm, thi gian họp: hp ti thôn, thi gian 2 - 3 ngày (có thể liên tục hoặc không liên tục hoặc kết hợp họp với các nội dung khác như lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng - tuỳ theo tình hình cụ thể của từng thôn).

4. Nội dung và cách tiến hành:

Mở đầu cuộc họp

- Trưởng thôn chào đón tất cả mọi người tham gia cuộc họp thôn và giải thích mục đích cuộc họp, giới thiệu chương trình xây dựng Quy ước, người chủ trì, người hỗ trợ và để bà con tự giới thiệu về họ;

- Thống nhất thời gian bắt đầu, kết thúc và một số vấn đề khác nếu cần;

- Thăm dò ý kiến bà con tại sao Quy ước cần phải được xây dựng. Giải thích về tầm quan trọng của việc bảo vệ và phát triển rừng, vai trò chức năng của rừng;

- Giải thích các bước xây dựng Quy ước (được chuẩn bị trước trên giấy A0);

- Giải thích cho bà con những yêu cầu cơ bản đối với việc xây dựng Quy ước, làm cho họ hiểu được rằng Quy ước này là của dân, do dân xây dựng nên, trên cơ sở ý kiến đóng góp của tất cả những thành viên tham gia họp. Những ý kiến đóng góp này là hết sức quan trọng vì thế mọi người cần tôn trọng ý kiến của nhau. Bao gồm cả ý kiến đóng góp của chị em phụ nữ, người nghèo và neo đơn cũng cần được tôn trọng và xem xét bổ sung vào Quy ước;

- Hỏi các thành viên tham dự họp có còn câu hỏi, thắc mắc nào không và giải thích rõ (nếu cần thiết).

Nội dung chính cuộc họp:

a) Thảo luận mục tiêu Quy ước

- Kết quả cần đạt được: Thống nhất được mục tiêu của Quy ước.

- Cách tiến hành:

+ Trưởng thôn giải thích mục tiêu và tiến trình của cuộc họp;

+ Chia thành các nhóm thảo luận về mục tiêu Quy ước. Các thành viên dự họp phát biểu ý kiến của mình về mục tiêu Quy ước - Người hỗ trợ có thể gợi ý các vấn đề: quản lý, bảo vệ, phát triển rừng, khai thác sử dụng rừng...;

+ Mỗi nhóm chọn một đại diện lên trình bày kết quả thảo luận trước toàn thể các thành viên dự họp;

+ Trưởng thôn phân tích các ý kiến khác nhau, sau đó thống nhất mục tiêu và giải thích rõ mục tiêu sẽ được thể hiện rõ trong các nội dung Quy ước.

b) Thảo luận các vấn đề khó khăn liên quan đến bảo vệ và phát triển rừng

- Kết quả cần đạt được: Thảo luận, thống nhất được các vấn đề khó khăn liên quan đến công tác bảo về và phát triển rừng cộng đồng làm cơ sở để cộng đồng có giải pháp khắc phục khó khăn trong quá trình tổ chức thực hiện hiện bảo vệ và phát triển rừng.

- Nội dung và cách tiến hành:

+ Trưởng thôn giải thích rõ các mục tiêu, thời gian cần thiết và vai trò của các thành viên tham gia họp;

+ Chia nhóm và yêu cầu mỗi nhóm thảo luận về các vấn đề khó khăn theo một số gợi ý:

* Thường gặp những vấn đề khó khăn nào? (đời sống, tập quán? kinh phí, tổ chức thực hiện, hay do cơ chế, chính sách...);

* Những khó khăn đó thường ở đâu? (ở tất cả các khu vực rừng hay chỉ ở một số địa điểm nhất định)?

* Ai thường gây ra khó khăn (người dân trong thôn, hay ngoài cộng đồng)?

* Vấn đề khó khăn này thường xuất hiện vào khi nào (trong cả năm hay vào thời gian nào trong năm)?

* ...

+ Đại diện của mỗi nhóm trình bày kết quả thảo luận và khuyến khích những thành viên khác đóng góp ý kiến, đưa ra các câu hỏi và trả lời;

+ Nếu các thành viên tham gia đồng ý với bảng phân tích vấn đề/thực trạng, thởi Trưởng thôn, người hỗ trợ cần tóm tắt kết quả và ghi rõ các vấn đề khó khăn lên giấy A0.

+ Trưởng thôn, cán bộ hỗ trợ tóm tắt, giải thích rõ ràng các kết quả thảo luận đã thống nhất ghi trên giấy A0 được đưa vào biên bản họp và sẽ được đưa vào xây dựng Quy ước.

c) Thảo luận về việc thành lập Tổ Bảo vệ rừng

- Kết quả cần đạt được: Thành lập và quy định trách nhiệm, quyền lợi Tổ bảo vệ rừng.

- Nội dung và cách tiến hành:

+ Trưởng thôn, cán bộ hỗ trợ giải thích rõ lợi ích của rừng và tác hại của việc phá rừng, cháy rừng;

+ Với những khó khăn như đã thống nhất phân tích ở phần trên, các thành viên họp thảo luận xem cộng đồng có cần thiết thành lập Tổ Bảo vệ rừng không?

+ Nếu thống nhất thành lập, thì chia thành các nhóm nhỏ để thảo luận theo nội dung sau:

* Thành lập một hay nhiều Tổ Bảo vệ rừng? người tham gia trong Tổ?

* Ai tham gia vào Tổ? Ai làm Tổ trưởng, Tổ phó? (cần có đại diện các thành phần, như thanh niên, phụ nữ, cựu chiến binh, công an ...);

* Trách nhiệm và quyền lợi của  Tổ và của các thành viên trong Tổ? của các hộ trong cộng đồng ?

* Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận;

+ Các thành viên tham gia họp đặt câu hỏi và cùng thảo luận để đi đến thống nhất, ghi trên giấy A0;

+  Trưởng thôn, cán bộ hỗ trợ tóm tắt ý kiến đã thống nhất ghi trên giấy A0 được đưa vào biên bản họp về các nội dung: Thành lập Tổ bảo vệ rừng (số lượng, gồm những ai?) trách nhiệm, quyền lợi của Tổ và các thành viên trong Tổ, của các hộ gia đình trong cộng đồng.

d) Thảo luận các quy định về phát triển rừng

- Kết quả cần đạt được: Thống nhất các quy định cụ thể về phát triển rừng

- Nội dung và cách tiến hành:

+ Trưởng thôn giải thích rõ các mục tiêu, thời gian cần thiết và vai trò của các thành viên tham gia thảo luận nội dung này;

+ Nêu rõ quyền lợi của những hộ gia đình tham gia trồng rừng trên phần diện tích đất được giao theo các quy định của Nhà nước (Luật Bảo vệ và phát triển rừng, Nghị định 23/2006/NĐ-CP các chính sách hưởng lợi ...);

+ Nêu rõ quyền lợi của các hộ gia đình, cá nhân khi tham gia các hoạt động trồng rừng, chăm sóc nuôi dưỡng rừng, làm giàu rừng...của cộng đồng;

+ Giới thiệu phần hỗ trợ mà họ có thể được nhận để trồng rừng, chăm sóc nuôi dưỡng rừng, làm giàu rừng...(như thông qua dự án Chương trình thí điểm lâm nghiệp cộng đồng – thông qua kế hoạch cụ thể của cộng đồng), bao gồm những hỗ trợ về kỹ thuật, tài chính và hiện vật;

+ Thảo luận về diện tích đất phù hợp cho trồng rừng tập trung ở đâu? trồng cây phân tán ở đâu? chăm sóc nuôi dưỡng rừng, làm giàu rừng ở đâu ? những loài cây phù hợp để trồng rừng?

+ Các quy định đã có trước đây của cộng đồng cần đưa vào Quy ước?

+ Viết các kết quả thảo luận sẽ được đưa vào Quy ước lên giấy A0 và thống nhất các điểm chung;

- Trưởng thôn tóm tắt kết quả; giải thích rõ rằng các kết quả thống nhất trên giấy A0 sẽ được đưa vào Quy ước.

đ. Thảo luận các quy định về bảo vệ rừng

- Kết quả cần đạt được: thống nhất các quy định về bảo vệ rừng.

-  Nội dung và cách tiến hành:

+ Trưởng thôn giải thích các mục tiêu, thời gian cần thiết và vai trò của các thành viên tham gia họp;

+ Thảo luận chung về tình hình tài nguyên rừng cộng đồng theo kết quả quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng, giao rừng cho cộng đồng, kết quả điều tra tài nguyên rừng cộng đồng để lập kế hoạch quản lý rừng cộng đồng;

+ Chia nhóm, mỗi nhóm sẽ thảo luận theo các câu hỏi để xây dựng các quy định cụ thể cho mỗi chủ đề:

+ Mỗi nhóm thảo luận theo các chủ đề riêng hoặc một nhóm có thể thảo luận 2 chủ đề. Các quy định đưa ra phải cụ thể, chi tiết và phải phản ánh tình hình thực tế của địa phương;

+ Mỗi nhóm cử một đại diện trình bày những quy định của nhóm mình;

+ Khuyến khích các thành viên khác đưa ra các câu hỏi và nhận xét đối với mỗi nhóm. Hướng dẫn thảo luận chung để đi đến thống nhất được các quy định cụ thể đối với nhóm chủ đề hay từng chủ đề;

+ Hướng dẫn thảo luận chung về các mức bồi thường trong các trường hợp vi phạm quy định về bảo vệ và phát triển rừng (đối với người trong hoặc ngoài cộng đồng vi phạm)?

+ Viết kết quả thảo luận lên giấy A0;

+ Trưởng thôn tóm tắt, giải thích các kết quả thống nhất sẽ được đưa vào Quy ước.

- Thảo luận các quy định khai thác lâm sản (gỗ và lâm sản ngoài gỗ)

Các câu hỏi thảo luận:

+ Cần xây dựng quy định cụ thể đối với những loài nào/lâm sản nào?

+ Những lâm sản nào được phép hoặc không được phép khai thác (địa điểm)?

+ Được phép khai thác khi nào/không được phép khai thác khi nào (khoảng thời gian)?

+ Số lượng được phép khai thác là bao nhiêu đối với từng loài/lâm sản?

+ Ai được phép/không được phép khai thác?

+ Chuyển lâm sản đã khai thác vận chuyển ra khỏi rừng bằng cách nào?

+ Có những quy định liên quan nào trước đây của cộng đồng cần đưa vào Quy ước?

- Thảo luận các quy định phòng cháy, chữa cháy rừng và canh tác nương rẫy

Các câu hỏi thảo luận:

+ Tác hại của cháy rừng? thôn đã để xảy ra cháy rừng chưa? do nguyên nhân gì? ai gây ra? (người trong hay ngoài thôn, trẻ con hay người lớn?);

+ Các biện pháp phòng cháy rừng? (tuyên truyền, nhắc nhở nhau, quy định cẩn thận khi dùng lửa trong mùa khô nóng, tuần tra, khi làm nương rẫy….);

+ Biện pháp nào cần được áp dụng ngay khi xảy ra cháy rừng? (đánh kẻng?, báo cho mọi người biết và động viên nhau cùng tham gia chữa cháy...);

+ Ai là người chịu trách nhiệm chính huy động cộng đồng khi xảy ra cháy? Khi vắng thì ai thay thế ?

+ Có nên thành lập tổ phòng chống cháy rừng? Trách nhiệm của tổ? mối liên hệ giữa Tổ phòng chống cháy rừng với Tổ Bảo vệ rừng ?

+ Có nên trả tiền công cho tổ phòng chống cháy rừng không? trả như thế nào? Liệu có nguồn quỹ nào để chi trả không và trả như thế nào?

+ Giải quyết với các hộ cố tình không tham gia chữa cháy như thế nào?

+ Khi người trong cộng đồng hoặc người cộng đồng khác gây cháy rừng do đốt nương làm rẫy hay do các nguyên nhân khác gây cháy lan vào rừng thì giải quyết như thế nào? Ai giải quyết?

+ Các quy định đã có trước đây của cộng đồng cần xem xét đưa vào Quy ước?.

- Thảo luận các quy định về khu vực chăn thả gia súc

Các câu hỏi thảo luận:

+ Khu vực nào được quy định cho chăn thả gia súc?

+ Các hình thức chăn thả như thế nào? (tập trung theo khu vực hay chăn thả tự do);

+ Khi gia súc phá hoại rừng thì ai phải nộp phạt/bồi thường? (chủ gia súc hay người chăn thả thuê?);

+ Mức bồi thường phải trả khi chăn thả trái phép, phá rừng?.

+ Các quy định đã có trước đây của cộng đồng cần đưa vào Quy ước?.

- Thảo luận các quy định về khai thác đá

Nếu trong thôn có diện tích đá, cần thảo luận:

- Có cho phép khai thác đá không?

- Có thể cho phép khai thác đá ở địa điểm nào? với điều kiện nào?

- Được phép khai thác đá bằng hình thức nào? (công nghiệp/thủ công?);

- Ai được phép và ai cho phép khai thác đá? Người được phép khai thác phải chi trả những khoản nào? bao nhiêu? số tiền đó được đưa vào quỹ bảo vệ rừng không?.

- Thảo luận các quy định cụ thể về săn bắn, bẫy động vật rừng

Các câu hỏi thảo luận:

+ Rừng của cộng đồng thường xuất hiện những loài động vật rừng nào? ai thường săn bắn nó? dã xử lý chưa? tại sao?

+ Khu vực nào và khi nào được phép/không được phép săn bắn, bẫy?

+ Có thể được phép săn bắn, bẫy loài động vật rừng nào?

+ Ai được phép/không được phép săn bắn, bẫy động vật rừng?

+ Khi vận chuyển động vật rừng cần các thủ tục gì? báo cho ai?

+ Các quy định đã có trước đây của cộng đồng cần đưa vào Quy ước?.

e) Thảo luận thủ tục phạt, bồi thường

- Kết quả cần đạt được: thống nhất được thẩm quyền, thủ tục phạt hành chính và bồi thường thiết hại khi có các tổ chức, cá nhân vi phạm vào rừng của cộng đồng.

- Nội dung và cách tiến hành:

+ Trưởng thôn Giải thích các mục tiêu, thời gian cần thiết và vai trò của các thành viên tham gia họp;

+ Giải thích cho mọi người hiểu việc thưởng, phạt (cảnh cáo hoặc phạt tiền, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm) theo quy định pháp luật và việc bồi thường thiệt hại khi có hành vi gây hại đến rừng là rất cần thiết nhằm khuyến khích người dân tuân thủ  Quy ước của cộng đồng qua đó tuân thủ pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng;

+ Hỏi các thành viên tham gia xem trước đây đã có các thủ tục về xử phạt và bồi thường đối với những trường hợp vi phạm chưa? Nếu có thì có nên tiếp tục duy trì các thủ tục để áp dụng trong thời gian tới không?

+ Thảo luận các cơ chế xử phạt, bồi thường và viết kết quả thảo luận lên giấy A0, như:

Nên nhắc nhở bao nhiêu lần trước lúc tiến hành xử phạt/buộc bồi thường một đối tượng có hành vi vi phạm?

Nên nâng mức phạt/buộc bồi thường lên bao nhiêu đối với những đối tượng có cùng hành vi vi phạm nhiều lần (mức tương ứng với số lần vi phạm)?

Có nên phê bình trong cuộc họp thôn và/hay qua loa phóng thanh đối với các đối tượng có hành vi vi phạm nhiều lần không?

….

+ Thảo luận về “ai” có thẩm quyền xử phạt hành chính và yêu cầu bồi thường (Chủ tịch UBND xã, trưởng thôn hoặc Tổ trưởng Tổ bảo vệ rừng). Giải thích Trưởng thôn hay già làng chỉ có thẩm quyền yêu cầu bồi thường (không có thẩm quyền phạt hành chính);

+ Thảo luận cách tính bồi thường như thế nào, ví dụ: tiền bồi thường về sự thiệt hại của chủ rừng, phí giải quyết (cho công giải quyết của Tổ bảo vệ rừng, người phát hiện vi phạm và trưởng thôn), nộp tiền bồi thường, tiền đóng phí cho quỹ bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng;

+ Thảo luận có cần thiết phải lập quỹ bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng không?. Nếu có thì hình thành thì cần thảo luận và có quy chế riêng về quản lý và sử dụng sử dụng quỹ.

+ Thảo luận về việc thưởng cho những người thông báo và giải quyết các vụ vi phạm. Ai là người được khen thưởng, trong trường hợp nào? hình thức khen thưởng, ví dụ như khen ngợi trong các cuộc họp thôn hoặc qua loa phóng thanh của thôn hoặc thưởng bằng tiền. Trong trường hợp thưởng bằng tiền thì cần thảo luận nên thưởng bao nhiêu phần trăm của tiền bồi thường?

Viết các kết quả thảo luận lên giấy khổ lớn A0;

+ Thống nhất các kết quả thảo luận về các thủ tục xử phạt và bồi thường;

+ Trưởng thôn tóm tắt kết quả, giải thích các kết quả sẽ được đưa vào Quy ước.

g) Thảo luận lợi ích và quyền hạn của cộng đồng

- Kết quả cần đạt được: thảo luận, thống nhất được lợi ích và quyền hạn của cộng đồng.

- Nội dung và cách tiến hành:

+ Trưởng thôn trình bày mục tiêu, thời gian cần thiết và giải thích rõ vai trò của các thành viên tham gia họp;

+ Căn cứ kết quả điều tra rừng, giao rừng gắn đất lâm nghiệp, lập kế hoạch quản lý rừng; quyền, nghĩa vụ của cộng đồng khi được giao rừng (Điều 29, Điều 30 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và Điều 20, 23, 24 Nghị định 23/2006/NĐ-CP) và các chính sách liên quan để thảo luận cụ thể các quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của cộng đồng, như:

* Cộng đồng được phép làm gì? không được phép làm gì? ...

* Cộng đồng được hưởng thành quả lao động trên diện tích rừng, đất lâm nghiệp được giao như thế nào?

* Về đối tượng, thủ tục, diện tích, khối lượng được phép khai thác gỗ, củi, lâm sản khác…

- Trong trường hợp có một số người dân (như người neo đơn....) không được tiếp cận rừng thì làm thế nào, với những điều kiện gì, để họ có thể  có được những lâm sản cần thiết cho cuộc sống (như củi);

- Viết các kết quả thảo luận lên giấy A0 và thảo luận để thống nhất các điểm chung;

- Trưởng thôn tóm tắt và giải thích rõ kết quả thống nhất sẽ được đưa vào Quy ước.

h) Thảo luận việc phổ biến Quy ước

Thực tế cho thấy không phải lúc nào người dân cũng nắm rõ nội dung của Quy ước trên địa bàn thôn của họ và các thôn lân cận. Vì thế, để đảm bảo việc triển khai thực hiện Quy ước có hiệu quả, cần phải thông báo đầy đủ về nội dung của Quy ước cho tất cả mọi người dân trong cộng đồng cũng như người dân cộng đồng lân cận biết.

- Kết quả cần đạt được: xác định phương pháp tốt nhất để phổ biến Quy ước trong, ngoài cộng đồng.

- Nội dung và cách tiến hành:

+ Trưởng thôn giải thích rõ về mục đích, thời gian cần thiết và vai trò của các thành viên tham gia;

+ Thảo luận chung hoặc thảo luận theo nhóm về các vấn đề sau:

* Phương pháp nào là tốt nhất để phổ biến Quy ước cho toàn thể người dân trong và ngoài cộng đồng? (như thông qua các cuộc họp thôn, copy quy ước và phát cho tất cả các hộ gia đình, làm bảng tin tóm tắt nội dung Quy ước, thông báo trên loa đài, ...);

* Nếu phổ biến Quy ước bằng hình thức làm bảng tin thì nên trình bày nội dung Quy ước trên bảng tin theo hình thức nào (sơ đồ/văn bản)? Cần có bao nhiêu bảng tin và đặt tại những địa điểm nào?

* Ai chịu trách nhiệm về việc phổ biến Quy ước?

* Các nguồn lực cần thiết đảm bảo việc phổ biến đạt hiệu quả cao?

* Trưởng thôn tóm tắt các kết quả thảo luận chung và tổng kết.

Chú ý:

- Tuỳ theo điều kiện của cộng đồng, việc xây dựng Quy ước có thể được bố trí thời gian theo chuyên về xây dựng Quy ước, cũng có thể lồng ghép vào cuộc họp bàn nhiều nội dung khác nhau của cộng đồng, tuy nhiên cần bảo đảm thảo luận để thống nhất nội dung bản Quy ước.

- Trong quá trình thảo luận, Người hỗ trợ phải tích cực thúc đẩy, hỗ trợ Trưởng thôn và gợi ý các vấn đề cần tập trung thảo luận và trình bày tóm tắt các quy định liên quan, liên hệ thực tế địa phương và ví dụ địa phương khác đề minh họa thêm...

- Cuối mỗi buổi họp, Trưởng thôn cần tóm tắt, giải thích các nội dung đã thống nhất và đề xuất lần họp tiếp theo. Thư ký ghi lại kết quả thảo luận và kết luận của Trưởng thôn có sự hợp tác của Người hỗ trợ.

. Bước ba: Dự thảo, hoàn chỉnh và phê duyệt Quy ước

1. Kết quả cần đạt được:

a)  Bản dự thảo bản Quy ước được xây dựng;

b) Bản dự thảo Quy ước được cộng đồng tham gia, góp ý và thống nhất thông qua; Trưởng thôn trình Chủ tịch UBND xã để xem xét báo cáo HĐND xã thông qua để Chủ tịch UBND xã trình UBND huyện ra quyết định công nhận.

c) Bản Quy ước được Hạt Kiểm lâm huyện thẩm định trình và được Chủ tịch UBND huyện Quyết định công nhận.

2. Nội dung và cách tiến hành

a) Dự thảo Quy ước

Sau khi được cộng đồng thông qua các nội dung chính Quy ước, Trưởng thôn/Trưởng Ban quản lý rừng và thư ký cuộc họp viết dự thảo Quy ước (theo mẫu tại phụ lục kèm theo), có sự tham gia của Người hỗ trợ

Cách tiến hành:

- Căn cứ vào kết quả các nội dung họp thôn đã thảo luận thống nhất, phân tích, tổng hợp và thống nhất trong các thành viên của ban quản lý rừng về các nội dung cần quan tâm, tiến hành viết dự thảo Quy ước;

- Dự thảo Quy ước có thể được các thành viên trong Ban quản lý rừng thảo luận; Người hỗ trợ góp ý, cùng Thư ký tiếp thu sửa đổi, bổ sung nhiều lần. Sau khi thấy cơ bản hoàn chỉnh, Thư ký báo cáo Trưởng thôn/Trưởng Ban quản lý rừng về dự thảo Quy ước.

b) Hoàn chỉnh Quy ước

- Thư ký và Ban quản lý rừng hoàn chỉnh Quy ước và báo cáo Trưởng thôn.

- Trưởng thôn mở cuộc họp cộng đồng đề thảo luận, thông qua lần cuối (có đầy đủ  thành phần và đảm bảo số lượng đại diện hộ gia đình dự họp như cuộc họp thảo luận nội dung Quy ước).

- Trưởng thôn trình bày và các đại biểu dự họp qua từng nội dung.

- Lấy ý kiến biểu quyết của các thành viên dự họp. Nếu có từ trên 50% số người dự họp biểu quyết tán thành thì Quy ước được thông qua.

- Thư ký cuộc họp lập biên bản kết quả cuộc họp và lấy chữ ký của tất cả các thành viên dự họp.

c) Trình phê duyệt Quy ước

- Ban quản lý rừng, dưới sự cộng tác của Người hỗ trợ, hoàn chỉnh lần cuối và báo cáo Trưởng thôn bản dự thảo Quy ước.

- Trưởng thôn gửi biên bản họp thôn và bản dự thảo Quy ước cho Chủ tịch UBND xã xem xét báo cáo Hội đồng nhân dân xã.

- Chủ tịch UBND xã (có cán bộ Tư pháp xã và Kiểm lâm địa bản hỗ trợ) xem xét có ý kiến để Thôn bổ sung chỉnh sửa lại (nếu cần) trước khi báo cáo HĐND xã thông qua; đồng thời gửi cho Hạt Kiểm lâm huyện biết.

- Chủ tịch UBND xã có công văn đề nghị Chủ tịch UBND huyện xem xét ra Quyết định công nhận Quy ước (sau khi đã được HĐND xã thông qua);    

- Hạt Kiểm lâm huyện chủ trì phối hợp với phòng Tư pháp huyện tham mưu trình Chủ tịch UBND huyện ra quyết định công nhận Quy ước (theo mẫu tại phụ lục) để cộng đồng thực hiện.

Trường hợp Hạt Kiểm lâm, phòng Tư pháp Huyện có ý kiến đề nghị sửa đổi, bổ sung (phải có ý kiến khẩn trương trước khi HĐND xã thông qua), thì Ban quản lý rừng và Người hỗ trợ phối hợp hoàn chỉnh Quy ước, báo cáo Trưởng thôn để trình theo quy định trên.

IV. Bước bốn: Phổ biến Quy ước

Trưởng thôn tổ chức họp thôn (tất cả các thành viên của các đoàn thể/tổ chức trong thôn và các cử tri hoặc đại diện hộ gia đình trong thôn)

Nội dung:

1. Thông báo cho cộng đồng biết về Quyết định công nhận Quy ước của Chủ tịch UBND huyện và phổ biến toàn thể nội dung Quy ước. 

Trong cuộc họp này, Trưởng thôn nhắc lại các nội dung phổ biến Quy ước đã được cộng đồng thảo luận xây dựng Ban quản lý rừng đã thống nhất, Trưởng thôn thay mặt cộng đồng trình và được công nhận (những nội dung trái quy định của pháp luật không được công nhận cũng cần được giải thích rõ cho các thành viên cộng đồng ngay trong buổi họp này); 

2. Thảo luận các hoạt động tiếp theo:

a) Trách nhiệm của từng người dân trong thôn, Ban quản lý rừng và Tổ bảo vệ rừng, Tổ phòng chống cháy rừng…

b) Lập kế hoạch theo dõi định kỳ việc thực hiện Quy ước.

c) Có kế hoạch thực hiện các biện pháp phổ biến Quy ước: làm bảng Quy ước, thông tin tuyên truyền phổ biến Quy ước …

Chú ý: vai trò của Người hỗ trợ là phối hợp, giúp đỡ trưởng thôn, Ban Quản lý họp thôn, phổ biến Quy ước có hiệu quả.

3.Kết quả cuộc họp được ghi vào biên bản để cộng đồng tiếp tục thực hiện./.

PHỤ LỤC

(Ban hành theo Quyết định s 550 /QĐ - QLR, ngày 08 tháng 5 năm 2007 ca Cc trưởng Cc Lâm nghip)

A. MẪU HƯỚNG DẪN VIẾT VĂN BẢN

I. Mẫu hướng dẫn viết “Quy ước Bảo vệ và Phát triển rừng cộng đồng”

UBND xã.........................
Thôn:................................
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

QUY ƯỚC

BẢO VỆ VÀ PHÁT TRIỂN RỪNG

I. Những việc phải làm

1.

2.

3....

II. Những việc được làm

1.

2.

3. ...

II. Những việc khuyến khích làm

1.

2.

3. ...

. Những việc không được làm

1.

2.

3.  ...

IV. Những quyền lợi của cộng đồng và người dân

1.

2.

3....

VI. Trách nhiệm và quyền hạn của thôn và các thành viên trong cộng đồng

1. Trách nhiệm, quyền hạn của Trưởng thôn:

2. Trách nhiệm, quyền hạn của Tổ Bảo vệ rừng:

3. Trách nhiệm của hộ gia đình và các thành viên trong cộng đồng:

. Khen thưởng, xử phạt

1. Khen thưởng:

2. Xử phạt

Nội dung Quy ước bảo vệ và phát triển rừng này đã được cộng đồng họp nhất trí thông qua ngày....  .tháng..  ..năm..........

Đại diện các chủ hộ ký tên

1. Chủ hộ A:

2. Chủ hộ B:

3. Chủ hộ C:

..............,ngày......tháng......năm.......

TM. Cộng đồng

Thư ký

(Ký, ghi rõ họ tên)

Trưởng thôn

(Ký, ghi rõ họ tên)

II. Mẫu hướng dẫn viết Quyết định của Chủ tịch UBND huyện về việc công nhận Quy ước Bảo vệ và Phát triển rừng cộng đồng.

UBND TỈNH……….
UBND HUYỆN.........
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số             /200 …/QĐ-KL

………ngày…….tháng …..năm……..

QUYẾT ĐỊNH

Về việc công nhận Quy ước Bảo vệ và phát triển rừng cộng đồng dân cư

Thôn ……………….Xã…………….Huyện……………

UỶ BAN NHÂN DÂN HUYỆN………………………….

- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày     tháng     năm 200…;

- Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng năm 2004 và Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;

- Căn cứ Nghị định số 79/2003/NĐ-CP ngày của Chính phủ về việc Ban hành Quy chế dân chủ ở xã;

Xét đề nghị của Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm và Trưởng phòng Tư pháp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công nhận Bản Quy ước Bảo vệ và phát triển rừng của cộng đồng dân cư Thôn…….thuộc Xã………….. Huyện…………Tỉnh………….

Điều 2.  Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.

Điều 3. Trưởng thôn.................có trách nhiệm cùng các hộ gia đình của cộng đồng dân cư Thôn...............tổ chức thực hiện tốt nội dung Bản Quy ước Bảo vệ và phát triển rừng.

Chủ tịch UBND Xã………,Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện; các Trưởng phòng thuộc Huyện và các tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ Thôn …………..tổ chức thực hiện tốt Quy chế này./.

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Lưu VT.

TM. UBND HUYỆN…..

CHỦ TỊCH

(Ký tên và đóng dấu)

B. VÍ DỤ GIỚI THIỆU TÓM TẮT MỘT SỐ NỘI DUNG QUY ƯỚC BẢO VỆ RỪNG THÔN THUỶ YÊN THƯỢNG, HUYỆN PHÚ LỘC, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

I. Những việc phải làm:

1. Phát hiện và tố giác các đối tư­ợng tham gia khai thác, mua bán, vận chuyển trái phép lâm sản, cố ý hủy hoại tài sản rừng, tham gia bắt giữ đối tư­ợng  giao cho thôn và các ngành xử lý.

2. Thiết lập đồi cây ở khu vực Khe nư­ớc Đổ với diện tích 15 ha để trồng rừng tạo quỹ phúc lợi của thôn, mọi thành viên thực hiện quy định sau:

- Trong dịp Tết trồng cây, mỗi hộ phải tham gia trồng bình quân ít nhất là 20 cây/ nhân khẩu, cho đến khi không còn đất để trồng.

- Các đôi vợ chồng mới c­ưới phải trồng 100 cây. Khi sinh con đôi vợ chồng phải trồng 50 cây/lần sinh để tạo đồi cây do thôn lập ra.

- Mỗi em học sinh cấp II phải trồng đ­ược 50 cây, khi tốt nghiệp cấp III phải trồng đ­ược 100 cây.

3. Đoạn đ­ường từ giáp thôn An bàng đến đập Bà Đội thiết lập “Đọan đường em yêu” do các cháu thiếu nhi tự quản, chia ra từng đọan nhỏ, mỗi đọan từ 200-300m, phân cụm từ phía thôn An Bàng và theo thứ tự từ 1-10. Hàng năm vào dip Tết trồng cây mỗi em thiếu niên phải trồng 10 cây hai bên đường.

4. Hàng năm mỗi hộ gia đình phải đóng góp 5 ngày công lao động để tổ chức chăm sóc rừng, tham gia xây dựng các công trình phúc lợi khác. Nếu hộ nào không tham gia lao động thì nộp tiền đóng góp cho thôn: 20.000đ/công.

II. Những việc đư­ợc làm:

1. Nhận đất để trồng rừng, nhận khóan bảo vệ rừng, tham gia vào các họat động sản xuất, trồng rừng, bảo vệ rừng do thôn, xã tổ chức.

2. Chăn nuôi gia súc d­ưới tán rừng theo đúng quy định.

3. Phát triển kinh tế gia đình thông qua thực hiện sản xuất NLKH.

III. Những việc khuyến khích làm:

1. ứng dụng khoa học kỹ thuật, thâm canh trồng rừng, chăm sóc bảo vệ rừng, tạo các mô hình về trồng rừng để các hộ trong thôn học tập kinh nghiệm.

2. Khảo sát các loài cây bản địa, tổ chức gieo ­ươm gây trồng cây bản địa, tạo rừng bền vững trên diện tích đã trồng các loài keo, bạch đàn của hộ gia đình.

IV. Những việc không đư­ợc làm:

1. Khai thác, vận chuyển, mua bán, tàng trữ, sử dụng trái phép gỗ và các loại lâm sản khác.

2. Săn bắn, bắt bẫy, sử dụng trái phép các loại động vật hoang dã.

3. Nổ mìn, dùng điện để đánh bắt các loài thủy sản ở khe suối.

4. Nổ mìn khai thác đá, đào bới gây sạt lở làm hủy hoại đất đai.

5. Đốt phá rừng để làm n­ương rãy, đốt than d­ưới mọi hình thức.

6. Dùng lửa tùy tiện trong rừng, dùng lửa đốt tổ ong, đốt cây lấy củi, tìm phế liệu chiến tranh.

7. Lấn chiếm đất rừng trái phép, xâm chiếm đất đai của nhau.

V. Những quyền lợi của cộng đồng và ngư­ời dân:

1. Đ­ược h­ưởng thành quả do mình làm ra do trồng rừng, hư­ởng những sản phẩm trung gian qua nhận khóan bảo vệ rừng, đ­ược tự do tìm thị tr­ường tiêu thụ.

2. Đ­ược hư­ởng các chính sách ­ưu đãi của Nhà nư­ớc.

3. Đ­ược thôn xem xét để giải quyết các nhu cầu về gỗ, lâm sản gia dụng dựa trên nguyên tắc tất cả các thành viên trong cộng đồng đ­ược h­ởng quyền lợi từ rừng sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của mình như­ đã cam kết thực hiện, theo thứ tự ­ưu tiên nh­ư sau:

a) Về đối t­ượng:

- Tập thể: ­ưu tiên cho các công trình phục vụ sản xuất nh­ thủy lợi, các dụng cụ sản xuất nông nghiệp; xây dựng, sửa chữa nhà mẫu giáo.

- Hộ gia đình:

+ Hộ gia đình chính các xã hội đang gặp khó khăn về nhà ở, và đồ dùng thiết yếu bằng gỗ.

+ Hộ gia đình nghèo khổ có công trong việc BVR &PTR đ­ược nhân dân trong thôn bầu chọn.

+ Những hộ gia đình nghèo khổ và các thành viên khác trong thôn.

b) Về mục đích sử dụng :

- Gỗ quan tài,

- Gỗ phục vụ sản xuất và phúc lợi công cộng,

- Gỗ phục vụ gia dụng,

- Bán xây dựng quỹ thôn.

c) Mức sử dụng gỗ của hộ gia đình như­ sau:

- 0,5 m3/ quan tài, công cụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp.

- 1 m3 đồ dùng thiết yếu trong gia đình,

- 4 m3 gỗ làm nhà / hộ gia đình.

* L­ượng gỗ và lâm sản khai thác hàng năm, tr­ước ­ưu tiên phục vụ cho nhu cầu tập thể và nhân dân trong thôn.

4. Tổ BVR và cán bộ chuyên trách đ­ược hư­ởng thù lao hàng tháng đ­ược trích trong quỹ của thôn. Mức đ­ược hư­ởng do hội nghị tòan thôn quyết định.

5. Những hộ gia đình thực hiện các việc khuyến khích làm, được Nhà nước hỗ trợ theo chính sách và được thôn tạo điều kiện giúp đỡ về vật chất và tinh thần. Mức cụ thể do ban quản lý thôn và các cụm trư­ởng thống nhất. Đồng thời thôn kêu gọi sự giúp đỡ của các cấp, các ngành cho những hộ gia đình đó.

VI. Trách nhiệm và quyền hạn của thôn :

1. Trách nhiệm:

- H­ướng dẫn, chỉ đạo các hộ gia đình thực hiện Quy ước;

- Tổ chức hòa giải, thuyết phục các tr­ường hợp tranh chấp, các đối t­ượng vi phạm Quy ước;

- Phát hiện g­ương ng­ười tốt việc tốtđề nghị cấp trên khen thư­ởng.

2. Quyền hạn:

- Tổ chức dịch vụ khai thác rừng để cung ứng cho nhu cầu của nhân dân trong thôn. Việc thu chi phí đ­ược quy định và áp dụng tùy theo từng thời điểm và giá cả trên thi tr­ường được hội nghị tòan thôn thông qua.

- Đư­ợc quyền lập quỹ của thôn từ nguồn thu dịch vụ khai thác, tiền bán lâm sản được Nhà nước cho phép, nguồn đóng góp của nhân dân, các nguồn tiền th­ưởng, tiền do ngân sách Nhà nước… Việc trích lập và chi nguồn quỹ phải được 2/3 số đại diện các cụm (do cụm tr­ưởng làm đại diện) đồng ý, có sự kiểm tra giám sát của UBND xã phê duyệt.

- Tổ chức ngăn chặn, lập biên bản các đối t­ượng vi phạm  các quy định về QLBVR nói riêng và pháp luật nói chung, báo cáo và đề xuất với cơ quan có thẩm quyền xử lý.

- Đư­ợc quyền xét duyệt các đối t­ượng hộ gia đình khai thác, sử dụng lâm sản dựa vào mức độ thực hiện trách nhiệm và nghĩa vụ của từng hộ gia đình trong việc BV&PTR.

- Yêu cầu ngư­ời vi phạm phải đền bù bằng công lao động và giá trị thiệt hại cho người bị hại theo mức độ thiệt hại.

- Tổ chức cuộc họp định kỳ 1 tháng 1 lần hoặc đột xuất để đánh giá tình hình, phê bình, kiểm điểm những đối t­ợng, gia đình vi phạm h­ương ­ước.

VII. Khen thư­ởng, xử phạt:

1. Khen thư­ởng: Hộ gia đình thực hiện tốt công tác BVR và hư­ơng ước của thôn, ngoài sự biểu dương của thôn, còn đ­ược đề nghị Nhà nư­ớc khen thưởng thành tích, đ­ược ưu tiên giải quyết các nhu cầu về gỗ và lâm sản.

2. Xử lý vi phạm:

Hộ gia đình, cá nhânvi phạm Quy ư­ớc, ngoài bị xử lý theo quy định của pháp luật, còn bị xử lý theo các hình thức sau:

- Phải đóng góp 5 công lao động để phục vụ chăm sóc BVR của thôn;

- Không đ­ược hư­ởng quyền lợi về khai thác gỗ, lâm sản để sử dụng trong thời hạn bị xử lý;

- Kiểm điểm tr­ước dân. Nếu vi phạm nhiều lần, hoặc tái phạm thì thôn xem xét có thể không cho tham gia vào các họat động truyền thống của thôn.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 550/QĐ-QLR

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu550/QĐ-QLR
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành08/05/2007
Ngày hiệu lực08/05/2007
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật18 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 550/QĐ-QLR

Lược đồ Quyết định 550/QĐ-QLR Bản Hướng dẫn xây dựng Quy ước bảo vệ


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 550/QĐ-QLR Bản Hướng dẫn xây dựng Quy ước bảo vệ
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu550/QĐ-QLR
                Cơ quan ban hànhCục Lâm nghiệp
                Người kýPhạm Đức Tuấn
                Ngày ban hành08/05/2007
                Ngày hiệu lực08/05/2007
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật18 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Quyết định 550/QĐ-QLR Bản Hướng dẫn xây dựng Quy ước bảo vệ

                  Lịch sử hiệu lực Quyết định 550/QĐ-QLR Bản Hướng dẫn xây dựng Quy ước bảo vệ

                  • 08/05/2007

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 08/05/2007

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực