Quyết định 57-NH/QĐ

Quyết định 57-NH/QĐ năm 1987 ban hành thể lệ thanh toán bằng séc của Tổng Giám đốc Ngân hàng nhà nước ban hành

Quyết định 57-NH/QĐ thể lệ thanh toán bằng séc đã được thay thế bởi Quyết định 146-NH/QĐ Thể lệ thanh toán bằng séc định mức và được áp dụng kể từ ngày 01/01/1990.

Nội dung toàn văn Quyết định 57-NH/QĐ thể lệ thanh toán bằng séc


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 57-NH/QĐ

Hà Nội , ngày 24 tháng 6 năm 1987

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH THỂ LỆ THANH TOÁN BẰNG SÉC.

TỔNG GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Căn cứ Nghị định số 80-HĐBT ngày 27-5-1987 của Hội đồng Bộ trưởng về việc bổ sung Thể lệ thanh toán không dùng tiền mặt qua Ngân hàng;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Thể lệ thanh toán bằng séc.

Điều 2. Thể lệ thanh toán bằng séc ban hành kèm theo Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 1 tháng 8 năm 1987. Các quy định về séc thanh toán ban hành trước ngày 1-8-1987 đều hết hiệu lực.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ngân hàng Nhà nước,Vụ trưởng Vụ Kế toán - Tài vụ, Vụ trưởng Vụ kinh tế kế hoạch, Giám đốc Ngân hàng chuyên nghiệp Trung ương, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng chuyên nghiệp tỉnh, thành phố, đặc khu, quận, huyện, thị xã có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Lữ Minh Châu

(Đã Ký)

 

THỂ LỆ

THANH TOÁN BẰNG SÉC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 57-NH/QĐ ngày 24-6-1987 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước)

I. QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Các mẫu séc quy định trong Thể lệ này do Ngân hàng nhà nước Việt nam ấn hành, nhượng cho các chủ tài khoản sử dụng để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ và rút tiền mặt tại Ngân hàng.

Điều 2. Các mẫu séc ấn hành theo Thể lệ này bao gồm:

1. Séc thanh toán trong cả nước (theo mẫu ở Phụ lục số 1).

2. Séc thanh toán trong tỉnh, thành phố và đặc khu trực thuộc Trung ương - gọi tắt là trong tỉnh (theo mẫu ở Phụ lục số 2).

3. Sổ séc định mức (theo mẫu ở Phụ lục số 3).

Điều 3. Tất cả các cơ quan, xí nghiệp, tổ chức và cá nhân (dưới đây gọi tắt là người - pháp nhân) có tài khoản tiền gửi, tiền vay hoặc hạn mức kinh phí ở các Chi nhánh Ngân hàng thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đều được sử dụng séc theo quy định trong Thể lệ này.

Điều 4. Các Chi nhánh Ngân hàng thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm thanh toán không điều kiện số tiền trên các tờ séc hợp lệ cho người được hưởng khi nộp séc vào Ngân hàng ( trừ trường hợp chủ tài khoản phát hành séc để rút tiền mặt tại Ngân hàng nơi mở tài khoản nhưng trên tài khoản không còn số dư).

Séc hợp lệ là tờ séc lập trên mẫu do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ấn hành, các yếu tố trên séc ghi đầy đủ, rõ ràng, không bị sửa chữa, tẩy xoá và nộp vào các Ngân hàng, trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước, trong phạm vi thời hạn hiệu lực của tờ séc.

Điều 5. Chủ tài khoản phải bảo quản tờ séc như bảo quản tiền mặt và phải chịu mọi thiệt hại do việc mất séc gây nên.

II. NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ.

Điều 6. Séc thanh toán trong cả nước được dùng để chuyển khoản hoặc lĩnh tiền mặt tại Chi nhánh Ngân hàng thuộc hệ thống Ngân hàng Nhà nước trong cả nước.

Thời hạn hiệu lực của tờ séc thanh toán trong cả nước là 1 tháng kể từ ngày phát hành séc đến ngày nộp séc vào Ngân hàng.

Những người có tín nhiệm với Ngân hàng về phương diện thanh toán (không sử dụng quá số tiền hiện có trên tài khoản Ngân hàng) được sử dụng séc thanh toán trong cả nước.

Điều 7. Séc thanh toán trong tỉnh, thành phố được dùng để chuyển khoản hoặc lĩnh tiền mặt tại các Chi nhánh Ngân hàng trong cùng một tỉnh, thành phố (với người phát hành séc).

Thời hạn hiệu lực của tờ séc thanh toán trong tỉnh, thành phố là 10 ngày kể từ ngày phát hành séc đến ngày nộp séc vào Ngân hàng.

Những người chưa được Ngân hàng cho sử dùng séc thanh toán trong cả nước thì được sử dụng séc thanh toán trong tỉnh, thành phố.

Điều 8. Các tờ séc trong sổ séc định mức được sử dụng để lĩnh tiền mặt hoặc chi trả tiền hàng hoá, dịch vụ, nộp thuế... cho những người được hưởng có tài khoản ở các Chi nhánh Ngân hàng trong cả nước. Người sử dụng sổ séc định mức phải lưu ký trước số tiền định mức cho cả quyển séc tại ngân hàng phục vụ mình.

Séc bảo chi được sử dụng như các tờ séc trong sổ séc định mức nhưng trên tờ séc có dấu "bảo chi" của Ngân hàng phục vụ người phát hành séc.

Thời hạn hiệu lực của từng tờ séc định mức và bảo chi không quá 40 ngày kể từ ngày phát hành séc.

Những người chưa được sử dụng séc theo Điều 6 và 7 của Thể lệ này, được sử dụng sổ séc định mức hoặc séc bảo chi của Ngân hàng.

Điều 9. Chủ tài khoản chỉ được phát hành séc trong phạm vi số tiền gửi, mức tín dụng được vay, hạn mức kinh phí được cấp, số dư của sổ séc định mức mở tại Ngân hàng.

Điều 10. Tờ séc phát hành khi đến Ngân hàng mà quá số dư (tiền gửi, mức tín dụng, hạn mức kinh phí, tiền gửi séc định mức) thì người phát hành séc phải chịu phạt theo quy định dưới đây:

a) Phạt séc phát hành quá số dư:

- Lần thứ nhất phát hành séc quá số dư, phạt 15% trên số tiền quá số dư.

- Lần thứ hai phát hành séc quá số dư, phạt 30% trên số tiền quá số dư.

b) Phạt chậm trả về số tiền phát hành séc quá số dư:

- Lần thứ nhất phạt 2% một ngày trên số tiền chậm trả.

- Lần thứ hai trở đi phạt 4% một ngày trên số tiền chậm trả.

Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã không được quyền miễn hoặc giảm mức phạt đã uy định.

c) Trong thời gian 3 tháng, nếu chủ tài khoản phát hành 2 tờ séc quá số dư, Ngân hàng phải thu hồi séc chưa sử dụng, buộc phải chuyển sang dùng thể thức thanh toán khác. Thời hạn Ngân hàng đình chỉ sử dụng séc trong trường hợp này ít nhất là 3 tháng.

Điều 11. Chi nhánh Ngân hàng cơ sở thanh toán séc chậm cho người được hưởng (là người bán hàng) cũng bị phạt chậm trả theo mức phạt quy định tại điểm b, điều 10 trên đây. Tiền phạt phải trừ vào lợi nhuận để lại của Chi nhánh Ngân hàng cơ sở.

Đối với séc phát hành để nhận tiền mặt tại Ngân hàng khác (ngoài quận, huyện) nếu Ngân hàng trả tiền mặt chậm cho người được hưởng cũng bị phạt theo chế độ quản lý tiền mặt. Tiền phạt này chuyển cho đơn vị phát hành séc.

Điều 12. Mọi tranh chấp giữa các đơn vị, cá nhân trong việc sử dụng séc được xử lý theo Pháp luật hiện hành.

PHỤ LỤC SỐ 1:

Mẫu:

SÉC THANH TOÁN TRONG CẢ NƯỚC
(Ban hành kèm theo thể lệ thanh toán bằng séc)

séc No 000000 AA

Thanh toán trong cả nước

Ngày... tháng... năm 19

Người phát hành séc.......................................................................

Số tài khoản........................... số LH ...........................................

Tại Ngân hàng...............huyện...............tỉnh, thành phố..............

Yêu cầu trả cho người cầm séc số tiền (bằng chữ):......................

bằng số :.............................

Họ tên người nhận hàng/nhận tiền mặt........................................

Giấy chứng minh số........ cấp ngày... tỉnh, thành phố..................

Nơi thường trú..............................................................................

Dấu đơn vị Kế toán trưởng Chủ tài khoản

Mặt

trước

tờ

séc

- Người sử dụng séc phải có giấy chứng minh thư

- Chỉ người có tên ở mặt trước tờ séc mới được nhận hàng hoặc
nhận tiền bằng séc. Nếu uỷ nhiệm cho người khác phải có giấy uỷ nhiệm ghi rõ họ tên, số giấy chứng minh.

- Séc viết không đủ yếu tố, không rõ ràng có sửa chữa, tẩy xoá quá hạn, không có giá trị thanh toán. Khi nhận hàng hoặc tiền, người nhận phải ký nhận vào mặt sau tờ séc

- Người cầm séc phải bồi thường mọi thiệt hại do mất séc gây nên

Nội dung chi

......................

......................

......................

Ký hiệu thống kê

......................

......................

......................

Số tiền

............

............

............

Đơn vị hưởng séc

............................

Số tài khoản

Tại Ngân hàng

Đã nhận đủ hàng, đủ tiền Thủ quỹ Ngày... tháng... năm19.......

Ký (ghi rõ họ tên) (Khi trả tiền mặt)

Kế toán Kiểm soát

Mặt

sau

tờ

séc

PHỤ LỤC SỐ 2:

Mẫu:

SÉC THANH TOÁN TRONG TỈNH, THÀNH PHỐ
(Ban hành kèm theo thể lệ thanh toán bằng séc)

séc No 000000 AA

Thanh toán trong tỉnh, thành phố

Ngày... tháng... năm 19

Người phát hành séc.......................................................................

Số tài khoản........................... số LH ...........................................

Tại Ngân hàng...............huyện...............tỉnh, thành phố..............

Yêu cầu trả cho người cầm séc số tiền (bằng chữ):......................

bằng số :...............................

Họ tên người nhận hàng/nhận tiền mặt........................................

Giấy chứng minh số........ cấp ngày... tỉnh, thành phố..................

Nơi thường trú................................................................................

Dấu đơn vị Kế toán trưởng Chủ tài khoản

Mặt

trước

tờ

séc

- Người sử dụng séc phải có giấy chứng minh thư

- Chỉ người có tên ở mặt trước tờ séc mới được nhận hàng hoặc
nhận tiền bằng séc. Nếu uỷ nhiệm cho người khác phải có giấy uỷ nhiệm ghi rõ họ tên, số giấy chứng minh.

- Séc viết không đủ yếu tố, không rõ ràng có sửa chữa, tẩy xoá quá hạn, không có giá trị thanh toán. Khi nhận hàng hoặc tiền, người nhận phải ký nhận vào mặt sau tờ séc

- Người cầm séc phải bồi thường mọi thiệt hại do mất séc gây nên

Nội dung chi

......................

......................

......................

Ký hiệu thống kê

......................

......................

......................

Số tiền

............

............

............

Đơn vị hưởng séc

............................

Số tài khoản

Tại Ngân hàng

Đã nhận đủ hàng, đủ tiền Thủ quỹ Ngày... tháng... năm19.......

Ký (ghi rõ họ tên) (Khi trả tiền mặt)

Kế toán Kiểm soát

Mặt

sau

tờ

séc

PHỤ LỤC SỐ 3:

Mẫu:

SÉC ĐỊNH MỨC
(Thanh toán trong cả nước)
(Ban hành kèm theo thể lệ thanh toán bằng séc)

séc định mức No 000000 AA

Ngày... tháng... năm 19

Người phát hành séc....................................................................

Số tài khoản........................... số LH ..........................................

Tại Ngân hàng.......... huyện............... tỉnh, thành phố................

Yêu cầu trả cho người cầm séc số tiền (bằng chữ):.....................

bằng số :..............................

Họ tên người nhận hàng/nhận tiền mặt.......................................

Giấy chứng minh số........ cấp ngày... tỉnh, thành phố.................

Nơi thường trú.............................................................................

Dấu đơn vị Kế toán trưởng Chủ tài khoản

Mặt

trước

tờ

séc

- Người sử dụng séc phải có giấy chứng minh thư

- Chỉ người có tên ở mặt trước tờ séc mới được nhận hàng hoặc
nhận tiền bằng séc. Nếu uỷ nhiệm cho người khác phải có giấy uỷ nhiệm ghi rõ họ tên, số giấy chứng minh.

- Séc viết không đủ yếu tố, không rõ ràng có sửa chữa, tẩy xoá quá hạn, không có giá trị thanh toán. Khi nhận hàng hoặc tiền, người nhận phải ký nhận vào mặt sau tờ séc

- Người cầm séc phải bồi thường mọi thiệt hại do mất séc gây nên

Nội dung chi

......................

......................

......................

Ký hiệu thống kê

......................

......................

......................

Số tiền

............

............

............

Đơn vị hưởng séc

............................

Số tài khoản

Tại Ngân hàng

Đã nhận đủ hàng, đủ tiền Thủ quỹ Ngày... tháng... năm19.......

Ký (ghi rõ họ tên) (Khi trả tiền mặt)

Kế toán Kiểm soát

Mặt

sau

tờ

séc

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 57-NH/QĐ

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu57-NH/QĐ
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành24/06/1987
Ngày hiệu lực01/08/1987
Ngày công báo15/07/1987
Số công báoSố 12
Lĩnh vựcTiền tệ - Ngân hàng
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 01/01/1990
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 57-NH/QĐ

Lược đồ Quyết định 57-NH/QĐ thể lệ thanh toán bằng séc


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 57-NH/QĐ thể lệ thanh toán bằng séc
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu57-NH/QĐ
                Cơ quan ban hànhNgân hàng Nhà nước
                Người kýLữ Minh Châu
                Ngày ban hành24/06/1987
                Ngày hiệu lực01/08/1987
                Ngày công báo15/07/1987
                Số công báoSố 12
                Lĩnh vựcTiền tệ - Ngân hàng
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 01/01/1990
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Quyết định 57-NH/QĐ thể lệ thanh toán bằng séc

                      Lịch sử hiệu lực Quyết định 57-NH/QĐ thể lệ thanh toán bằng séc