Quyết định 578/QĐ-UBND

Quyết định 578/QĐ-UBND năm 2007 về phê duyệt Chương trình tổng thể phát triển công nghệ thông tin và truyền thông thành phố Cần Thơ giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020

Nội dung toàn văn Quyết định 578/QĐ-UBND 2007 phát triển công nghệ thông tin truyền thông Cần Thơ


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 578/QĐ-UBND

Cần Thơ, ngày 09 tháng 3 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Công nghệ Thông tin số 67/2006/QH11 ngày 29 tháng 6 năm 2006;

Căn cứ Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 20 tháng 01 năm 2003 của Bộ Chính trị về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2001 - 2010;

Căn cứ Nghị quyết số 45-NQ/TW ngày 17 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Cần Thơ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội;

Căn cứ Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 16 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Tờ trình số 68/TTr.SKHĐT-KT ngày 08 tháng 02 năm 2007,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình tổng thể phát triển công nghệ thông tin và truyền thông thành phố Cần Thơ giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Phạm vi: thực hiện trên địa bàn thành phố Cần Thơ.

2. Mục tiêu:

- Ứng dụng rộng rãi công nghệ thông tin và truyền thông trong các ngành, lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế và các lĩnh vực văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ, an ninh quốc phòng;

- Làm nòng cốt cho việc chuyển đổi nhanh cơ cấu kinh tế - xã hội, góp phần phát triển kinh tế, phát triển xã hội và tăng năng suất, hiệu quả lao động, thúc đẩy sự phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững;

- Đưa thành phố Cần Thơ trở thành thành phố có trình độ tiên tiến về phát triển kinh tế tri thức và xã hội thông tin, góp phần quan trọng thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo tinh thần Nghị quyết 45-NQ/TW ngày 17 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị.

2.1. Mục tiêu chung:

- Giai đoạn 2006 - 2010: thước đo về khả năng tổng thể truy cập và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông của người dân (DAI) đạt trên 0.5; thành phố Cần Thơ sẽ có nhiều dịch vụ điện tử đáp ứng các nhu cầu cho xã hội, người tiêu dùng như: truyền đạt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, liên hệ và phối hợp giữa chính quyền các cấp, giữa người dân với chính quyền và ngược lại; khoa học và công nghệ, học tập nghiên cứu, kinh doanh, giải trí, hợp tác và giao dịch quốc tế,...;

- Đến năm 2020: thành phố đạt chỉ số DAI trên 0.7, thành phố bước vào xã hội thông tin;

- Xây dựng thành phố trở thành một trong các trung tâm lớn về thông tin và các giao dịch điện tử.

2.2. Mục tiêu cụ thể:

Công nghệ thông tin và truyền thông nhằm vào hỗ trợ về thông tin và kết nối cho các lĩnh vực hành chính, giáo dục, văn hóa, nghệ thuật, thương mại, sản xuất,... vì vậy mục tiêu cụ thể về công nghệ thông tin và truyền thông là:

- Nâng cao trình độ công nghệ thông tin và truyền thông của cộng đồng thông qua Chương trình phổ cập tin học, trong đó tập trung vào việc khai thác và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong văn phòng, khả năng ứng dụng Internet của cơ quan nhà nước, viện - trường, doanh nghiệp, cán bộ công chức, viên chức, giáo viên, sinh viên, cá nhân và mọi người dân trong cộng đồng,...;

- Nâng cấp cổng điện tử hành chính của thành phố theo phân cấp từ thành phố đến quận, huyện và xã, phường, thị trấn về chất lượng nội dung và hình thức của thông tin;

- Xây dựng một số cổng điện tử trọng điểm;

- Quy hoạch nguồn nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông; đây là yếu tố then chốt có ý nghĩa quyết định đối với việc phát triển và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong các lĩnh vực phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ quốc phòng an ninh của thành phố; đào tạo các chuyên viên công nghệ thông tin và truyền thông thích ứng với các yêu cầu nhân lực cho phát triển phần mềm cũng như cho quản lý công nghệ thông tin và truyền thông;

- Quy hoạch và xây dựng kết cấu hạ tầng cho một khuôn viên công nghiệp phần mềm mạnh và hấp dẫn thu hút đầu tư.

3. Định hướng

3.1. Định hướng chung:

- Tất cả các cổng điện tử trong quy hoạch phải hoàn tất; trong đó, tất cả các hệ thống thông tin dạng văn bản, bản đồ và đa phương tiện phục vụ tốt công dân điện tử, Chính phủ điện tử, doanh nghiệp điện tử, giao dịch và thương mại điện tử; nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ đều phải được khai thác tốt;

- Xây dựng môi trường học tập, tư vấn và trao đổi trên hệ thống mạng lưới công nghệ thông tin và truyền thông cho mọi tầng lớp trong cộng đồng;

- Đầu tư xây dựng trung tâm sản xuất sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông, bao gồm các loại sản phẩm phần mềm, các loại thiết bị thông minh phục vụ trong các lĩnh vực như du lịch xanh, bảo vệ môi trường, công nghệ sinh học, công nghệ chế biến, công nghệ vật liệu,...

3.2. Định hướng cụ thể:

- Nâng cao trình độ công nghệ thông tin và truyền thông cho cộng đồng, từng bước đưa công nghệ thông tin và truyền thông vào đời sống của người dân, thu hẹp khoảng cách về khả năng tổng thể truy cập và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông ở người dân giữa nông thôn và thành thị thông qua các hình thức tuyên truyền, phổ biến kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin và truyền thông; xây dựng và áp dụng chương trình phổ cập tin học; nâng cao cơ hội và khả năng sử dụng các sản phẩm công nghệ thông tin và truyền thông của người dân, tạo đà để xây dựng và phát triển công dân điện tử;

- Tập trung phát triển toàn diện tin học hóa các dịch vụ hành chính trong quản lý nhà nước;

- Thúc đẩy việc xây dựng và phát triển các hệ thống thông tin phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh, y tế, giáo dục, vui chơi, giải trí,... tạo đà để xây dựng và phát triển thương mại điện tử;

- Chú trọng việc quy hoạch và đào tạo nguồn nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông, tập trung bồi dưỡng kiến thức và tạo điều kiện tốt nhất cho các chuyên viên công nghệ thông tin và truyền thông nghiên cứu và phát triển; xây dựng và ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông phải được triển khai trên nền tảng công nghệ mới, hiện đại và phải được đưa vào sử dụng, khai thác hiệu quả nhất, tránh lãng phí. Bên cạnh đó, tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho việc khai thác phải được quy hoạch, đào tạo đội ngũ chuyên viên, chuyên gia cao cấp về công nghệ thông tin và truyền thông, có trình độ cao như tiến sỹ, thạc sỹ, kỹ sư, cao đẳng và kỹ thuật viên,... sẵn sàng đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh; xây dựng, phát triển, quản lý và sử dụng phần mềm đạt hiệu quả cao nhất,...;

- Quy hoạch phát triển các doanh nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, trong đó ưu tiên phát triển mạnh Khuôn viên công nghiệp phần mềm mạnh nhằm thu hút vốn đầu tư cho công nghiệp phần mềm ở thành phố Cần Thơ nói riêng và ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả nước nói chung;

- Tập trung xây dựng và hoàn thành 4 Chương trình cụ thể như sau:

+ Chương trình phát triển kết cấu hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông;

+ Chương trình phát triển ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông.

+ Chương trình phát triển nguồn nhân lực và nâng cao năng lực cộng đồng;

+ Chương trình phát triển công nghiệp và dịch vụ phần mềm.

4. Vốn thực hiện các Chương trình nêu trên

4.1. Tổng vốn thực hiện chương trình: 93,1 tỷ đồng.

4.2. Nguồn vốn:

- Ngân sách Trung ương hỗ trợ: 32,750 tỷ đồng;

- Ngân sách thành phố: 34,350 tỷ đồng;

- Huy động các nguồn khác: 26 tỷ đồng.

5. Cơ chế chính sách và giải pháp

5.1. Cơ chế, chính sách:

- Xây dựng cơ chế, chính sách đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông thuộc mọi thành phần kinh tế; tạo điều kiện và môi trường kinh doanh tốt, hấp dẫn nhằm thu hút các công ty, nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước;

- Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật là hành lang về thể chế, pháp lý cho việc hỗ trợ ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông trong lĩnh vực: chữ ký điện tử, chứng thực điện tử, hội họp trực tuyến đồng bộ hoặc không đồng bộ; bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ; cải tiến thủ tục đầu tư,...;

- Thực hiện nghiêm cơ chế quản lý và giám sát đầu tư nhằm tăng hiệu quả đầu tư, chất lượng cơ sở hạ tầng của viễn thông và hệ thống thông tin;

- Nghiên cứu đề xuất hình thành cơ quan chuyên trách về lĩnh vực giám định chất lượng đào tạo nghề, đào tạo các chứng chỉ, bằng cấp về công nghệ thông tin và truyền thông nhằm đảm bảo chất lượng và mức độ lành nghề trong lĩnh vực này;

- Đảm bảo cơ hội giáo dục có chất lượng cho mọi người và quyền được chia sẻ thông tin. Xây dựng cơ chế công khai chất lượng giáo dục, cơ chế bình đẳng nhưng cũng tạo cơ hội được giáo dục chất lượng cao, cơ chế được chia sẻ thông tin;

- Xây dựng khung pháp lý về đầu tư, thay đổi công nghệ trong lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông đúng quy luật (vòng quay của phần cứng khoảng 3 - 5 năm; phần mềm khoảng 4 - 6 năm) để tạo điều kiện thuận lợi cho việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông của thành phố.

5.2. Giải pháp chủ yếu

5.2.1. Giải pháp về tổ chức:

- Xây dựng hành lang pháp lý, các văn bản pháp quy đối với chữ ký điện tử và dấu điện tử;

- Mở rộng các phương pháp giao tiếp chính thức thông qua các dịch vụ điện tử: email, diễn đàn, giao tiếp trực tuyến thay cho hình thức hội họp tập trung;

- Triển khai Luật Sở hữu trí tuệ, các văn bản dưới Luật về quyền sở hữu trí tuệ; xử lý các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ,...;

- Quy định chính thức về sử dụng các phần mềm nguồn mở;

- Quy định chính thức vai trò tư vấn như là một dịch vụ của các Hiệp hội Khoa học kỹ thuật, trong đó có Hội Tin học;

- Quy định chính thức về đăng ký kinh doanh dưới dạng dịch vụ điện tử song song với các dịch vụ thông thường.

5.2.2. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực:

- Để đáp ứng triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn thành phố, vấn đề đào tạo nguồn nhân lực là một trong những lĩnh vực ưu tiên hàng đầu. Cần quy hoạch, nâng cấp các trường, các trung tâm đào tạo công nghệ thông tin vừa đáp ứng phổ cập, vừa đẩy mạnh đào tạo chuyên sâu và hướng tới đào tạo chuyên gia;

- Chú ý đào tạo cán bộ lãnh đạo công nghệ thông tin (CIO) để giúp thành phố thực hiện tốt chiến lược phát triển Chính phủ điện tử và các dự án công nghệ thông tin trong giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng lâu dài;

- Rà soát và chuẩn hóa các chương trình đào tạo phổ cập công nghệ thông tin tại các cơ sở đào tạo công lập, đảm bảo tính cập nhật, tính chuyên nghiệp; đồng thời, có cơ chế chính sách tích cực cho xã hội hóa phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin nhằm thu hút mọi thành phần kinh tế, mọi tổ chức, cá nhân trực tiếp đầu tư phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin;

- Xây dựng, phát triển các chương trình đào tạo công nghệ thông tin chất lượng cao theo hướng chuyên nghiệp, chuyên sâu đạt tiêu chuẩn quốc gia đẩy mạnh hợp tác, liên kết trong và ngoài nước về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực;

- Các trường đại học, cao đẳng, các cơ sở đào tạo có tiềm năng cần được khuyến khích và chủ động liên kết, hợp tác mở ra các chương trình đào tạo, đặc biệt là đào tạo chuyên gia công nghệ thông tin với các trường đại học lớn, các viện nghiên cứu, các doanh nghiệp lớn trong và ngoài nước để tranh thủ thu hút trí tuệ và nguồn lực một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

5.2.3. Nhóm giải pháp về đầu tư cơ sở vật chất:

Về cơ sở vật chất cần được đầu tư theo các cấp độ:

- Cấp độ thứ nhất thuộc về hạ tầng cơ sở viễn thông. Ở cấp độ này, kiến nghị Bộ Bưu chính, Viễn thông sớm chỉ đạo các tập đoàn, các tổng công ty đầu tư xây dựng theo nhu cầu phát triển của thành phố;

- Cấp độ thứ 2 là xây dựng các mạng nội bộ và quản lý theo mạng Intranet. Các mạng nội bộ lưu trữ và xử lý các thông tin nội bộ. Các chương trình của thành phố được xây dựng dựa trên cơ sở vật chất của cấp độ thứ 2 này;

- Cấp độ thứ 3 là các máy tính cá nhân độc lập;

Toàn bộ các cấp độ nêu trên đều có thể kết nối và chia sẻ thông tin thông qua mạng Internet toàn cầu, thông qua các cổng ra, vào và thông qua các trung tâm lưu trữ dữ liệu;

Như vậy, các chương trình công nghệ thông tin và truyền thông cần được tính toán sao cho đáp ứng nhu cầu về cơ sở vật chất; đồng thời, khai thác được hết chức năng ở từng cấp độ.

5.2.4. Nhóm giải pháp về tài chính:

- Nguồn tài chính từ các nguồn sau:

+ Nguồn ngân sách từ 02 nguồn: ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương;

+ Nguồn huy động từ các nguồn: vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vốn FDI, hợp tác quốc tế, vốn vay, vốn của các doanh nghiệp đóng góp, vốn trong dân thông qua việc xã hội hóa,...

- Nguồn ngân sách nhà nước chiếm vai trò chủ đạo, vì đây là bước khởi động có quy hoạch và tập trung vào xây dựng hạ tầng về cơ sở vật chất cũng như về tài nguyên thông tin;

- Nguồn ngân sách phải chiếm tỷ lệ cao trong tổng kinh phí, trong đó gồm: nguồn từ ngân sách Trung ương và nguồn đối ứng của ngân sách địa phương. Tính trên tổng thể thì ngân sách Trung ương chiếm 35% và ngân sách thành phố chiếm 37%;

- Nguồn vốn vay tập trung vào 2 Dự án là: Dự án "Quy hoạch và chuẩn hóa đội ngũ chuyên nghiệp về công nghệ thông tin và truyền thông" và Dự án "Phổ cập tin học", do khả năng hoàn vốn kéo dài. Trong các năm tới nguồn vay từ Nhật (ODA) và Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ tăng mạnh, chúng ta cần tận dụng để tranh thủ nguồn vốn này để đạt tỷ lệ đầu tư cao;

- Nguồn vốn huy động tập trung vào các quỹ phục vụ cộng đồng và đóng góp của các nhà tài trợ. Chương trình "Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông" và Dự án "Phổ biến và khuyến khích phần mềm nguồn mở trong cộng đồng" có nhiều khả năng huy động được vốn như vậy.

5.2.5. Tăng cường hợp tác, liên kết trong nước và quốc tế

Tranh thủ sự hỗ trợ, chia sẻ thông tin và tri thức, kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ trên các lĩnh vực nghiên cứu, quản lý, sản xuất, kinh doanh, đào tạo của các tổ chức quốc tế, các công ty đa quốc gia, các cơ sở nghiên cứu, các trung tâm tư vấn, các chuyên gia, đặc biệt là người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Phát huy vai trò của các Hiệp hội nghề nghiệp về công nghệ thông tin và truyền thông trong quá trình đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông.

6. Tổ chức thực hiện

Thành lập Ban Chủ nhiệm chương trình và Ban Chủ nhiệm dự án.

6.1. Ban Chủ nhiệm chương trình:

Ban Chủ nhiệm “Chương trình tổng thể phát triển công nghệ thông tin và truyền thông thành phố Cần Thơ, giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020”, gồm có:

+ Chủ nhiệm chương trình: Trưởng ban chỉ đạo công nghệ thông tin và truyền thông thành phố Cần Thơ.

+ Phó Chủ nhiệm (thường trực): Lãnh đạo Sở Bưu chính, Viễn thông thành phố Cần Thơ.

+ Ủy viên: nguồn nhân sự từ các sở, ban ngành thành phố, Hội Tin học và Trường Đại học Cần Thơ.

+ Thư ký chương trình: Nguồn nhân sự từ Sở Bưu chính, Viễn thông.

Ban Chủ nhiệm chương trình sẽ tổ chức sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm công tác chỉ đạo chương trình hàng quý, hàng năm; đồng thời, mời các nhà khoa học từ các Viện - Trường trong nước làm Ban Cố vấn chương trình theo từng chương trình trọng điểm cụ thể.

6.2. Ban Chủ nhiệm các dự án:

+ Mỗi dự án cụ thể sẽ thành lập Ban Chủ nhiệm dự án, do Thủ trưởng cơ quan ban ngành làm Chủ nhiệm và một số cán bộ giúp việc. Mời đại diện các ngành, các nhà khoa học làm thành viên và các chuyên gia làm cố vấn hoặc cộng tác viên của dự án;

+ Ban Chủ nhiệm dự án có trách nhiệm lập đề cương, dự toán chi tiết về xây dựng dự án để thông qua Ban Chủ nhiệm chương trình và các cơ quan chức năng phê duyệt; tổ chức công tác lập dự án để trình các cấp thẩm quyền phê duyệt;

+ Tiến hành công tác triển khai các hoạt động của dự án; theo dõi, đôn đốc việc tổ chức thực hiện; báo cáo định kỳ và chịu trách nhiệm giám sát của Ban Chủ nhiệm chương trình, các cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Sở Bưu chính, Viễn thông là cơ quan chủ quản của Chương trình tổng thể phát triển công nghệ thông tin và truyền thông thành phố Cần Thơ giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến năm 2020 có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai cụ thể nhằm thực hiện hoàn thành các nhiệm vụ phát triển công nghệ thông tin và truyền thông thành phố Cần Thơ giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng năm 2020 mà Chương trình đã đề ra.

Các sở, ban, ngành thành phố, Ủy ban nhân dân quận, huyện căn cứ chức năng, nhiệm vụ có trách nhiệm phối hợp với Sở Bưu chính, Viễn thông tổ chức thực hiện Chương trình đảm bảo sự thống nhất giữa Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ đến năm 2020 với các Chương trình, quy hoạch ngành, lĩnh vực khác của địa phương.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Bưu chính, Viễn thông, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện và thủ trưởng các đơn vị liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thanh Sơn

 

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 578/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu578/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành09/03/2007
Ngày hiệu lực09/03/2007
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcCông nghệ thông tin
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 578/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 578/QĐ-UBND 2007 phát triển công nghệ thông tin truyền thông Cần Thơ


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 578/QĐ-UBND 2007 phát triển công nghệ thông tin truyền thông Cần Thơ
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu578/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhThành phố Cần Thơ
                Người kýNguyễn Thanh Sơn
                Ngày ban hành09/03/2007
                Ngày hiệu lực09/03/2007
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcCông nghệ thông tin
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật17 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Quyết định 578/QĐ-UBND 2007 phát triển công nghệ thông tin truyền thông Cần Thơ

                      Lịch sử hiệu lực Quyết định 578/QĐ-UBND 2007 phát triển công nghệ thông tin truyền thông Cần Thơ

                      • 09/03/2007

                        Văn bản được ban hành

                        Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                      • 09/03/2007

                        Văn bản có hiệu lực

                        Trạng thái: Có hiệu lực