Quyết định 58/2003/QĐ-TTg

Quyết định 58/2003/QĐ-TTg sửa đổi Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 58/2003/QĐ-TTg sửa đổi Quy hoạch phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam đến năm 2010


THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 58/2003/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 17 tháng 4 năm 2003

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 58/2003/QĐ-TTG NGÀY 17 THÁNG 4 NĂM 2003 VỀ VIỆC SỬA ĐỔI, BỔ SUNG QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH BIA - RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 125/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới Tổng công ty nhà nước và doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Công nghiệp, giai đoạn 2003-2005;
Xét đề nghị của Bộ Công nghiệp tại Tờ trình số 1243/TTr-KHĐT ngày 02 tháng 4 năm 2003 về việc sửa đổi, bổ sung Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam đến năm 2010.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt sửa đổi bổ sung Quy hoạch tổng thể và một số giải pháp phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam đến năm 2010, với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Mục tiêu:

- Xây dựng ngành Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam thành một ngành kinh tế mạnh. Sử dụng tối đa nguyên liệu trong nước để phát triển sản xuất các sản phẩm chất lượng cao, đa dạng hoá về chủng loại, cải tiến bao bì, mẫu mã; phấn đấu hạ giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh, đáp ứng nhu cầu trong nước và có sản phẩm xuất khẩu, tăng nguồn thu ngân sách, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới.

- Xây dựng Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội và Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn thành hai Tổng công ty mạnh, giữ vai trò chủ đạo trong ngành công nghiệp sản xuất bia và rượu; làm nòng cốt trong sản xuất nước giải khát chất lượng cao.

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất nước giải khát đạt chất lượng cao từ nguyên liệu trong nước, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

2. Định hướng phát triển:

a) Về công nghệ, thiết bị: Hiện đại hoá công nghệ, từng bước thay thế công nghệ, thiết bị hiện có bằng công nghệ, thiết bị tiên tiến, hiện đại của thế giới, đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng, an toàn về sinh thực phẩm, môi trường theo quy định của Việt Nam và quốc tế để sản phẩm có khả năng cạnh tranh ngày càng cao trên thị trường trong và ngoài nước.

b) Về đầu tư: Tập trung đầu tư các nhà máy có công suất lớn; phát huy tối đa năng lực của các cơ sở sản xuất có thiết bị và công nghệ tiên tiến; đồng thời tiến hành đầu tư mở rộng năng lực của một số nhà máy hiện có. Đa dạng hoá hình thức đầu tư, phương thức huy động vốn, khuyến khích huy động nguồn vốn của các thành phần kinh tế trong nước, phát hành trái phiếu, cổ phiếu; đẩy mạnh việc cổ phần hoá đối với những doanh nghiệp nhà nước không cần nắm giữ 100% vốn.

c) Về nghiên cứu khoa học và đào tạo: Quy hoạch và xây dựng các phòng thí nghiệm, Trung tâm nghiên cứu; triển khai thực nghiệm gắn với việc ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất; đồng thời quy hoạch và đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học, công nhân kỹ thuật đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành.

3. Các chỉ tiêu chủ yếu

a) Về bia:

- Sản lượng:

Năm 2005: 1.200 triệu lít;

Năm 2010: 1.500 triệu lít.

- Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội và Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn phải vươn lên giữ vai trò chủ chốt trong việc nâng uy tín thương hiệu bia Việt Nam, đảm bảo sản xuất và tiêu thụ đạt tỷ trọng từ 60% đến 70% thị phần trong nước và hướng tới xuất khẩu.

- Tập trung đầu tư các nhà máy công suất lớn, sản xuất kinh doanh hiệu quả, quản lý chặt chẽ về vệ sinh an toàn thực phẩm, đảm bảo chất lượng, giá thành được người tiêu dùng chấp nhận, cụ thể:

+ Xây dựng mới 01 nhà máy bia tại Củ Chi thuộc Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn với công suất 100 triệu lít/năm (giai đoạn 2002-2005) và có khả năng mở rộng lên 300 triệu lít/năm trong những năm tiếp theo.

+ Xây dựng mới 01 nhà máy bia thuộc Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội với công suất 100 triệu lít/năm và có khả năng mở rộng lên 200 triệu lít/năm vào những năm tiếp theo.

- Đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài: thực hiện theo đúng giấy phép đầu tư, tập trung khai thác đủ công suất thiết kế đã được phê duyệt. Trong những năm tới, chưa xem xét cấp giấy phép thành lập liên doanh mới hoặc tăng năng lực sản xuất của các cơ sở hiện có.

b) Về rượu:

- Sản lượng:

Năm 2005: 250 triệu lít;

Năm 2010: 300 triệu lít;

- Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội và Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn giữ vai trò chủ chốt trong sản xuất các loại rượu đặc sản truyền thống, rượu chất lượng cao để đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; có biện pháp thích hợp nhằm giảm dần rượu nấu bằng phương pháp thủ công.

- Tăng cường quản lý nhà nước trong sản xuất và tiêu thụ rượu.

- Tập trung đầu tư đổi mới thiết bị và công nghệ, đẩy mạnh sản xuất rượu công nghiệp chất lượng cao, giảm tối đa thành phần độc hại.

- Đề xuất việc hợp tác hoặc liên doanh với nước ngoài sản xuất một số loại rượu chất lượng cao sử dụng các loại nguyên liệu trong nước, nhằm thay thế nhập khẩu.

- Trong giai đoạn từ 2001 - 2005, Công ty Rượu Hà Nội, Công ty Rượu Bình Tây tiến hành đầu tư đổi mới công nghệ và thiết bị, để mỗi Công ty đạt công suất: cồn tinh bột 5 triệu lít/năm, rượu các loại 10 triệu lít/năm và tăng công suất lên gấp đôi ở giai đoạn sau.

c. Về nước giải khát:

Năm 2005: 800 triệu lít;

Năm 2010: 1.100 triệu lít.

- Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội và Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn giữ vai trò chủ chốt trong việc nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm; đồng thời, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia sản xuất nước giải khát từ nguyên liệu trong nước, trong đó ưu tiên tăng năng lực sản xuất nước quả; không đầu tư tăng năng lực sản xuất nước giải khát có gaz pha chế từ hương liệu nhập khẩu.

Điều 2. Tổ chức thực hiện; trách nhiệm các Bộ, ngành, Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội và Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn và của các địa phương liên quan

1. Bộ Công nghiệp:

- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan, Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội và Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố xây dựng lộ trình cổ phần hoá; xác định danh mục các doanh nghiệp nhà nước giữ cổ phần chi phối đối với ngành Bia, Rượu, Nước giải khát; đồng thời, chỉ đạo thực hiện tổ chức sắp xếp lại các cơ sở sản xuất bia, rượu, nước giải khát hiện có.

- Bố trí các dự án đầu tư mới phù hợp với quy hoạch của từng vùng và từng địa phương.

- Chỉ đạo Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội và Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn phối hợp với các địa phương sắp xếp lại các nhà máy sản xuất bia, rượu, nước giải khát có thiết bị công nghệ tiên tiến, nhưng sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, không đảm bảo về chất lượng vệ sinh, an toàn thực phẩm, không hoàn thành nghĩa vụ nộp ngân sách hàng năm. Những nhà máy có quy mô nhỏ, công nghệ lạc hậu cần nghiên cứu chuyển hướng sản xuất kinh doanh hoặc thực hiện cổ phần hoá, bán, khoán, cho thuê, giải thể hoặc phá sản theo quy định.

- Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan ban hành văn bản liên quan đến hoạt động sản xuất và kinh doanh bia, rượu, nước giải khát.

- Căn cứ vào mục tiêu và chỉ tiêu trong Quy hoạch ngành, chỉ đạo thực hiện, tổ chức đánh giá định kỳ việc thực hiện Quy hoạch và đề xuất điều chỉnh Quy hoạch phù hợp với điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể của cả nước.

2. Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội và Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn:

- Chủ trì, phối hợp với các địa phương tổ chức sắp xếp lại sản xuất, kinh doanh bia, rượu, nước giải khát trong toàn ngành; xây dựng một số đơn vị thành viên làm nòng cốt đi đầu trong việc đổi mới công nghệ, thiết bị, hợp lý hoá sản xuất, hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm ở các tỉnh, thành phố cả nước.

- Phối hợp với địa phương nghiên cứu trồng mì mạch trong nước thay thế một phần nguyên liệu nhập khẩu, để từng bước có sản phẩm xuất khẩu.

3. Các Bộ, ngành: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Thương mại, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quỹ Hỗ trợ phát triển theo chức năng của mình, phối hợp với Bộ Công nghiệp và Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội và Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn:

- Nghiên cứu, đề xuất các chính sách hỗ trợ, khai thác nguồn vốn đầu tư cho các dự án sản xuất và vùng nguyên liệu của ngành bia, rượu, nước giải khát.

- Ban hành tiêu chuẩn chất lượng bia, rượu, nước giải khát và phối hợp với các địa phương tổ chức kiểm tra chất lượng sản phẩm, đảm bảo tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm vệ sinh môi trường và pháp luật về quyền sở hữu công nghiệp.

- Xây dựng Quy chế chống bán phá giá, hàng kém phẩm chất, hàng giả, hàng nhập lậu và về khuyến mại, quảng cáo, tiếp thị, ghi nhãn mác hàng hoá đối với các sản phẩm bia, rượu, nước giải khát lưu hành trên thị trường trong nước.

- Tăng cường quản lý, thông qua việc đăng ký kinh doanh, đăng ký chất lượng, đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh rượu quy mô vừa và nhỏ.

- Xem xét, xử lý theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài đối với các liên doanh với nước ngoài sản xuất bia, rượu, nước giải khát bị thua lỗ kéo dài.

4. Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

- Chỉ đạo các daonh nghiệp sản xuất bia, rượu, nước giải khát của địa phương thực hiện theo đúng mục tiêu, định hướng phát triển của ngành. Chú trọng phát triển ổn định các vùng nguyên liệu tại chỗ, nhằm đảm bảo nguyên liệu cho sản xuất; đồng thời tăng thêm việc làm, nâng cao đời sống cho người lao động.

- Phối hợp với Bộ Công nghiệp, các Bộ ngành liên quan và Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội và Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn thực hiện sắp xếp các doanh nghiệp và quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh ngành Bia, Rượu, Nước giải khát trên địa bàn thuộc tỉnh, thành phố quản lý.

Điều 3. Quyết định này thay Quyết định số 28/2002/QĐ-TTg ngày 6/2/2002, có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo. Bãi bỏ những quy định trước đây trái với Quyết định này.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội và Tổng công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nguyễn Tấn Dũng

(Đã ký)

 

PHỤ LỤC I

SẢN LƯỢNG SẢN XUẤT NGÀNH BIA - RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 58/2003/QĐ-TTg ngày 17 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ)

Đơn vị tính: Triệu lít

Chỉ tiêu

Năm 2005

Năm 2010

I. Sản xuất bia

1.200

1.500

1. Tổng công suất của hai Tổng công ty thuộc Bộ Công nghiệp:

550

780

- TC Ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn

350

430

- TC Ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội

100

200

- Các nhà máy khác

100

150

2. Liên doanh và 100% vốn nước ngoài

350

400

3. Địa phương và các TP. kinh tế

300

320

- Địa phương

200

270

- Các thành phần kinh tế khác

100

50

II. Sản xuất rượu

250

300

1. Rượu sản xuất công nghiệp

120

220

2. Rượu dân tự nấu

130

80

III. Sản xuất nước giải khát

800

1.100

1. Nước giải khát có gaz

350

380

2. Nước khoáng và nước tinh lọc

326

440

3. Nước quả

124

280


PHỤ LỤC II

NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ NGÀNH BIA - RƯỢU - NƯỚC GIẢI KHÁT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 58/2003/QĐ-TTg, ngày 17 tháng 4 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ)

Đơn vị tính: Tỷ đồng

Chỉ tiêu

Năm 2005

Năm 2010

I. Sản xuất bia

2.870

4.060

1. Tổng nhu cầu vốn đầu tư của hai Tổng công ty thuộc Bộ Công nghiệp:

2.730

3.780

- TC Ty Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn

1.680

2.100

- TC Ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội

700

1.400

- Các nhà máy khác

350

280

2. Địa phương

140

280

II. Sản xuất rượu

600

1.080

1. Rượu sản xuất công nghiệp

600

1.080

III. Sản xuất nước giải khát

381

2.862

1. Nước giải khát có gaz

86

144

2. Nước khoáng và nước tinh lọc

150

456

3. Nước quả

145

2.262

Cộng:

3.851

8.002

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 58/2003/QĐ-TTg

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu58/2003/QĐ-TTg
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành17/04/2003
Ngày hiệu lực22/05/2003
Ngày công báo07/05/2003
Số công báoSố 33
Lĩnh vựcDoanh nghiệp, Thương mại
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật18 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 58/2003/QĐ-TTg

Lược đồ Quyết định 58/2003/QĐ-TTg sửa đổi Quy hoạch phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam đến năm 2010


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản sửa đổi, bổ sung

      Văn bản bị đính chính

        Văn bản được hướng dẫn

          Văn bản đính chính

            Văn bản hiện thời

            Quyết định 58/2003/QĐ-TTg sửa đổi Quy hoạch phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam đến năm 2010
            Loại văn bảnQuyết định
            Số hiệu58/2003/QĐ-TTg
            Cơ quan ban hànhThủ tướng Chính phủ
            Người kýNguyễn Tấn Dũng
            Ngày ban hành17/04/2003
            Ngày hiệu lực22/05/2003
            Ngày công báo07/05/2003
            Số công báoSố 33
            Lĩnh vựcDoanh nghiệp, Thương mại
            Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
            Cập nhật18 năm trước

            Văn bản thay thế

              Văn bản hướng dẫn

                Văn bản được hợp nhất

                  Văn bản gốc Quyết định 58/2003/QĐ-TTg sửa đổi Quy hoạch phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam đến năm 2010

                  Lịch sử hiệu lực Quyết định 58/2003/QĐ-TTg sửa đổi Quy hoạch phát triển ngành Bia - Rượu - Nước giải khát Việt Nam đến năm 2010

                  • 17/04/2003

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 07/05/2003

                    Văn bản được đăng công báo

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 22/05/2003

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực