Quyết định 5837/QĐ-UBND

Quyết định 5837/QĐ-UBND năm 2013 hoàn trả vốn của các tiểu chủ hợp doanh với Nhà nước thuộc Thành phố Hà Nội

Nội dung toàn văn Quyết định 5837/QĐ-UBND năm 2013 hoàn trả vốn tiểu chủ hợp doanh Hà Nội


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 5837/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 27 tháng 09 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC HOÀN TRẢ VỐN CỦA CÁC TIỂU CHỦ HỢP DOANH VỚI NHÀ NƯỚC THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 16/12/2002;

Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/06/2003 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách Nhà nước; Thông tư số 60/2003/NĐ-CP">59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP của Chính phủ;

Căn cứ Công văn số 1805TC/TCDN ngày 10/5/2000 của Bộ Tài chính về vic hoàn trả vốn góp của các tiểu chủ;

Căn cứ Công văn số 250TC/TCDN ngày 09/01/2002 của Bộ Tài chính về việc hoàn trả vốn góp của các tiểu chủ có vốn góp vào các hợp doanh vận tải ô tô;

Căn cứ Công văn số 8089/BTC-TCDN ngày 22/6/2010 của Bộ Tài chính về việc xin chủ trương hoàn trả vốn của các tiểu chủ hợp doanh với Nhà nước thời kỳ cải tạo công thương năm 1959; Công văn s 6887/BTC-TCDN ngày 26/5/2011 của Bộ Tài chính về việc hoàn trả vốn của các tiểu chủ hp doanh với Nhà nước thời kỳ cải tạo công thương năm 1959;

Xét đề nghị của Sở Tài chính tại Tờ trình số: 5145/TTr-STC-QLNS ngày 25/9/2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Giải quyết hoàn trả vốn của các tiểu chủ hợp doanh với Nhà nước thuộc Thành phố Hà Nội như sau:

1. Hồ sơ đề nghị hoàn trả vốn của các tiểu chủ góp vốn hợp doanh với Nhà nước:

Các tiểu chủ đề nghị hoàn trả lại vốn góp phải xuất trình các căn cứ (giấy tờ hợp pháp) về việc đã góp vốn hợp doanh với Nhà nước, bao gồm:

- Đơn đề nghị rút vốn hợp doanh với Nhà nước.

- Giấy tờ chứng nhận việc góp vốn hợp doanh với Nhà nước; các giấy tờ liên quan đến việc rút vốn, nhận tức qua các thời kỳ (bản gốc)

- Bản sao công chứng Giấy chứng minh thư nhân dân, sổ hộ khẩu.

- Bản sao công chứng các giấy tờ chứng minh quyền thừa kế hợp pháp đối với phần vốn góp hợp doanh và giấy ủy quyền của các thành viên được hưởng thừa kế đối với phần vốn góp hp doanh (trường hợp tiểu chủ góp vốn hợp doanh đã qua đời).

- Các giấy tờ khác có liên quan.

2. Phương pháp tính toán:

a) Căn cứ để tính toán phương án hoàn trả vốn:

- Số vốn gốc để làm căn cứ hoàn trả cho số vốn góp từ năm 1960 được căn cứ vào số vốn gốc còn lại đến năm 1977.

- Số năm tính lãi (trả lần này) được tính từ sau năm nhận lãi cuối cùng.

- Dùng hệ số trượt giá do Tổng cục thống kê công bố hàng năm, để xác định số vốn được hoàn trả theo các giai đoạn:

+ Từ năm 1960 đến năm 1985.

+ Giảm 10 lần do đổi tiền 1985.

+ Từ năm 1986 - 2000.

b) Cách tính toán chi trả như sau:

- Số vốn gốc hàng năm theo hệ số trượt giá (được dùng để xác định số lãi) nhân lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 1 năm do Ngân hàng công bố.

Lãi chưa nhận được năm trước được cộng vào vốn gốc để xác định lãi năm sau.

Từ năm 2001, svốn gốc hàng năm được nhân với lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 1 năm do Ngân hàng công bố, lãi chưa nhận được năm trước được cộng vào vn gốc đxác định lãi năm sau, không dùng hệ số trượt giá để xác định số vn được hoàn trả.

(Lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 01 năm theo Phụ lục s 01 đính kèm; Hệ s trượt giá theo Phụ lục s 02 đính kèm).

3. Quy trình tiếp nhận và giải quyết hoàn trả vốn của các tiểu chủ góp vốn hợp doanh với Nhà nước trên địa bàn Thành phố:

Các sở, ngành của Thành phố (theo lĩnh vực quản lý đối với các đơn vị nhận vốn góp hợp doanh trước đây) thực hiện tiếp nhận hồ sơ đề nghị của các tiu chủ góp vốn và xây dựng phương án hoàn trả (theo phương pháp quy định tại khoản 2) như sau:

a) Trường hợp 1: Tiểu chủ xin rút vốn hợp doanh có đầy đủ hồ sơ theo quy định, có xác nhận của đơn vị nhận vốn góp hợp doanh trước đây.

Các Sở, ngành quản lý lĩnh vực kiểm tra các hồ sơ và xây dựng phương án hoàn trả vốn góp hợp doanh cho các tiểu chủ gửi các ngành liên quan để xin ý kiến tham gia:

- Gửi Sở Tài chính để xin ý kiến về phương án tính toán số kinh phí hoàn trả.

- Gửi Sở Tư pháp để xin ý kiến về quyền thừa kế hợp pháp của người đề nghị rút vốn (trường hợp tiểu chủ góp vốn hợp doanh đã qua đời).

Trên cơ sở ý kiến tham gia của các ngành, Sở quản lý ngành đề nghị tiểu chủ hoàn chỉnh hồ sơ (nếu có) và gửi văn bản đề nghị hoàn trả vốn góp cho tiểu chủ (kèm theo phương án tính toán) gửi Sở Tài chính thẩm định, báo cáo UBND Thành phố xem xét quyết định theo thẩm quyền.

b) Trường hợp 2: Tiểu chủ xin rút vốn hợp doanh có hồ sơ góp vốn nhưng đơn vị nhận vốn góp hp doanh trước đây không còn tồn tại.

Các Sở, ngành tiếp nhận hồ sơ và có văn bản gửi Công an Thành phố đề nghị thẩm định tính xác thực của các hồ sơ, giấy tờ liên quan do tiểu chủ cung cấp:

- Nếu Công an Thành phố thẩm định các hồ sơ, giấy tờ đó là giả thì các Sở, ngành có văn bản gửi tiểu chủ về việc không xử lý đơn xin rút vốn, đồng thời phối hợp với Công an Thành phố để xác định tổ chức, cá nhân làm giả giấy tờ để xử lý theo quy định của pháp luật.

- Nếu Công an Thành phố thẩm định các hồ sơ, giấy tờ đó là thật, các Sở, ngành thực hiện quy trình như trường hợp 1 nêu trên.

- Nếu Công an Thành phố không xác định được giấy tờ đó là thật hay giả, sở, ngành đề nghị tiểu chủ có văn bản cam kết và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của giấy tờ, hồ sơ cung cấp; sau đó thực hiện quy trình như trường hợp 1 nêu trên.

c) Trường hợp 3: Tiểu chủ xin rút vốn hợp doanh có hồ sơ góp vốn, đơn vị góp vốn hợp doanh trước đây còn tồn tại hoặc có sự chuyn đi nhưng không còn lưu giữ hồ sơ trước đây của tiểu chủ.

Với trường hợp này, trình tự xử lý như đối với trường hợp 2. Ngoài ra, các Sở, ngành có văn bản gửi đơn vị nhận vốn góp hợp doanh trước đây để đơn vị nhận vốn góp xác nhận về việc không còn lưu giữ hồ sơ và xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về việc xác nhận này.

d) Trường hợp 4: Tiểu chủ xin rút vốn hợp doanh chỉ có Đơn đề nghị xin rút vốn, không có hồ sơ, giấy tờ liên quan kèm theo.

Các Sở, ngành quản lý lĩnh vực có văn bản trả lời tiểu chủ về việc không có căn cứ đtiếp nhận và xử lý Đơn xin rút vốn theo quy định.

Điều 2. Trách nhiệm của Sở ngành thuộc Thành phố và các đơn vị, cá nhân có liên quan:

1. Trách nhiệm của Sở Tài chính:

a) Là cơ quan thường trực giúp UBND Thành phố tổng hợp chung; Tổng hợp các vướng mắc phát sinh trong quá trình hoàn trả vốn cho các tiểu chủ, báo cáo UBND Thành phố xem xét, quyết định theo thẩm quyền hoặc xin ý kiến của Trung ương đối với các nội dung vượt thẩm quyền.

b) Thẩm định phương án hoàn trả vốn góp cho các tiểu chủ hợp doanh với Nhà nước do các Sở, ngành quản lý lĩnh vực xây dựng, đề xuất nguồn kinh phí và báo cáo UBND Thành phố quyết định hoàn trả vốn cho các tiểu chủ.

2. Trách nhiệm của các Sở, ngành quản lý các lĩnh vực tiểu chủ góp vốn hợp doanh:

Tiếp nhận đơn và hồ sơ đề nghị rút vốn hợp doanh của các tiểu chủ, xây dựng phương án hoàn trả vốn cho các tiểu chủ, xin ý kiến các ngành có liên quan (theo quy định tại điểm a, khoản 3 Điều 1 Quyết định này), hoàn chỉnh phương án hoàn trả vốn gửi Sở Tài chính đề nghị thẩm định.

3. Trách nhiệm của Công an Thành phố:

Thẩm định tính xác thực của các hồ sơ, giấy tờ do các tiểu chủ cung cấp được các Sở, ngành quản lý lĩnh vực tiếp nhận hồ sơ gửi đến; có văn bản xác nhận gửi các Sở, ngành quản lý lĩnh vực làm cơ sở để giải quyết hoàn trả vốn đảm bảo quy định của pháp luật.

4. Trách nhiệm của Sở Tư pháp:

Chủ trì tham gia ý kiến trong trường hp có phát sinh vướng mắc liên quan đến quyền thừa kế phần vốn góp hợp doanh với Nhà nước của các tiểu chủ; Tham mưu giúp UBND Thành phố thẩm định tính hợp pháp, hợp lệ của các văn bản, chế độ, chính sách hoàn trả vn cho các tiểu chủ do Thành phố ban hành.

5. Trách nhiệm của tiểu chủ xin rút vốn hợp doanh với Nhà nước:

Cung cấp đầy đủ các hồ sơ quy định tại khoản 1 Điều 1 Quyết định này và các giấy tờ khác có liên quan (nếu có) cho các Sở, ngành quản lý lĩnh vực tiểu chủ góp vốn hợp doanh và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính pháp lý, đầy đủ, trung thực của các hồ sơ cung cấp.

6. Trách nhiệm của các đơn vị nhận vốn góp hợp doanh (nếu còn tồn tại) hoặc các đơn vị đã chuyển đổi mô hình:

Cung cấp đầy đủ các hồ sơ góp vốn hợp doanh của các tiểu chủ đã góp vốn trước đây phục vụ việc xác nhận hồ sơ khi các tiểu chủ có đơn xin rút vốn hoặc xác nhận và cam kết chịu trách nhiệm trong trường hợp đơn vị không còn lưu giữ hồ sơ; Phối hợp chặt chẽ với các Sở, ngành quản lý lĩnh vực của Thành phố trong quá trình giải quyết hoàn trả vốn góp hợp doanh cho các tiểu chủ đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố; Thủ trưởng các S, ban, ngành Thành phố; Các đon vị nhận vốn góp hp doanh và các tiểu chủ có vốn góp hợp doanh với Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Đ/c Chủ tịch UBND TP (để b/c);
- Các Đ/c PCT UBND TP;
- Các PVP, các phòng CV; Ban tiếp công dân;
- Lưu: VT, KTd.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Huy Tưởng

 

PHỤ LỤC SỐ 01

BẢNG LÃI SUT TIẾT KIỆM KỲ HẠN 01 NĂM
(Kèm theo Quyết định số 5837/QĐ-UBND ngày 27/9/2013 của UBND Thành ph Hà Nội)

Năm

Lãi suất

Năm

Lãi suất

1960

6,0%

1987

54,0%

1961

6,0%

1988

54,0%

1962

6,0%

1989

84,0%

1963

6,0%

1990

48,0%

1964

6,0%

1991

42,0%

1965

7,2%

1992

24,0%

1966

7,2%

1993

24,0%

1967

7,2%

1994

24,0%

1968

7,2%

1995

24,0%

1969

7,2%

1996

16,5%

1970

3,6%

1997

10,8%

1971

3,6%

1998

11,8%

1972

3,6%

1999

9,7%

1973

3,6%

2000

6,6%

1974

3,6%

2001

7,2%

1975

6,1%

2002

7,7%

1976

6,1%

2003

7,9%

1977

6,1%

2004

7,8%

1978

6,1%

2005

8,4%

1979

6,1%

2006

8,8%

1980

6,1%

2007

8,8%

1981

8,4%

2008

13,5%

1982

12,0%

2009

8,4%

1983

12,0%

2010

12,0%

1984

12,0%

2011

13,6%

1985

27,0%

2012

14,0%

1986

54,0%

 

 

Ghi chú: Đối với các năm tiếp theo, các Sở, ngành có văn bản đề nghị Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh Thành phố Hà Nội cung cấp thông tin về lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 01 năm làm cơ sở để xây dựng phương án hoàn trả vn góp cho các tiểu chủ.

 

PHỤ LỤC SỐ 02

BẢNG HỆ SỐ TRƯỢT GIÁ
(Kèm theo Quyết định số 5837/QĐ-UBND ngày 27/9/2013 của UBND Thành phố Hà Nội)

Năm

Hệ số trượt giá (lần)

Năm

Hệ số trượt giá (lần)

1961

1,25000

1981

1,47368

1962

1,16000

1982

1,64984

1963

1,09655

1983

1,57506

1964

0,97484

1984

1,76307

1965

1,32258

1985

1,54703

1966

1,31707

1986

8,74751

1967

1,04074

1987

3,23099

1968

0,90036

1988

4,49400

1969

0,90909

1989

1,36000

1970

0,86087

1990

1,67100

1971

0,92929

1991

1,67500

1972

1,08152

1992

1,17500

1973

1,19598

1993

1,05200

1974

1,01261

1994

1,14400

1975

1,06224

1995

1,12700

1976

1,11719

1996

1,04500

1977

1,38112

1997

1,03600

1978

1,38987

1998

1,09200

1979

1,10747

1999

1,00100

1980

1,43750

2000

0,99400

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 5837/QĐ-UBND

Loại văn bản Quyết định
Số hiệu 5837/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành 27/09/2013
Ngày hiệu lực 27/09/2013
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Doanh nghiệp, Thương mại
Tình trạng hiệu lực Còn hiệu lực
Cập nhật 11 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 5837/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 5837/QĐ-UBND năm 2013 hoàn trả vốn tiểu chủ hợp doanh Hà Nội


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Văn bản liên quan ngôn ngữ

Văn bản sửa đổi, bổ sung

Văn bản bị đính chính

Văn bản được hướng dẫn

Văn bản đính chính

Văn bản bị thay thế

Văn bản hiện thời

Quyết định 5837/QĐ-UBND năm 2013 hoàn trả vốn tiểu chủ hợp doanh Hà Nội
Loại văn bản Quyết định
Số hiệu 5837/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Nguyễn Huy Tưởng
Ngày ban hành 27/09/2013
Ngày hiệu lực 27/09/2013
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Doanh nghiệp, Thương mại
Tình trạng hiệu lực Còn hiệu lực
Cập nhật 11 năm trước

Văn bản thay thế

Văn bản được dẫn chiếu

Văn bản hướng dẫn

Văn bản được hợp nhất

Văn bản gốc Quyết định 5837/QĐ-UBND năm 2013 hoàn trả vốn tiểu chủ hợp doanh Hà Nội

Lịch sử hiệu lực Quyết định 5837/QĐ-UBND năm 2013 hoàn trả vốn tiểu chủ hợp doanh Hà Nội

  • 27/09/2013

    Văn bản được ban hành

    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

  • 27/09/2013

    Văn bản có hiệu lực

    Trạng thái: Có hiệu lực