Quyết định 611-TTg

Quyết định 611-TTg năm 1996 về chế độ bồi dưỡng đối với công nhân, viên chức một số ngành, nghề đặc biệt trong các doanh nghiệp do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Quyết định 611-TTg chế độ bồi dưỡng công nhân, viên chức ngành, nghề đặc biệt trong doanh nghiệp đã được thay thế bởi Quyết định 234/2005/QĐ-TTg chế độ đặc thù công nhân viên chức ngành, nghề trong công ty nhà nước và được áp dụng kể từ ngày 23/10/2005.

Nội dung toàn văn Quyết định 611-TTg chế độ bồi dưỡng công nhân, viên chức ngành, nghề đặc biệt trong doanh nghiệp


THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 611-TTg

Hà Nội, ngày 04 tháng 9 năm 1996

  

QUYẾT ĐỊNH

VỀ CHẾ ĐỘ BỒI DƯỠNG ĐỐI VỚI CÔNG NHÂN, VIÊN CHỨC MỘT SỐ NGÀNH, NGHỀ ĐẶC BIỆT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Nghị định số 26/CP ngày 23 tháng 5 năm 1993 của Chính phủ quy định tạm thời chế độ tiền lương mới trong các doanh nghiệp;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Quy định chế độ áp dụng đối với công nhân, viên chức một số ngành, nghề đặc biệt trong các doanh nghiệp như sau:

1. Chế độ ăn định lượng: Mức ăn và đối tượng được áp dụng chế độ ăn định lượng quy định tại phụ lục kèm theo Quyết định này.

Chi phí về chế độ ăn theo định lượng được hạch toán 70% vào giá thành hoặc phí lưu thông của doanh nghiệp. Đối tượng được hưởng chế độ ăn định lượng đóng 30% mức tiền ăn theo định lượng và không hưởng chế độ bồi dưỡng nặng nhọc, độc hại bằng hiện vật.

2. Đối với những vùng thực sự thiếu nước ngọt theo mùa, doanh nghiệp được hạch toán vào giá thành hoặc phí lưu thông chi phí mua và vận chuyển nước ngọt phục vụ sinh hoạt cho công nhân, viên chức sau khi đã trừ phần chi phí nước ngọt sinh hoạt được tính trong tiền lương.

3. Trong ngành hàng không, những công nhân, viên chức trực tiếp phục vụ các chuyến bay, cơ vụ sân bay tạm thời được áp dụng chế độ thưởng an toàn hàng không với mức 20% lương cấp bậc, chức vụ.

4. Đối với thợ lặn sâu từ 3m trở xuống, tuỳ theo độ sâu được áp dụng phụ cấp tính theo giờ lặn thực tế với các mức từ 10% đến 100% một thành lương tối thiếu.

Điều 2. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và Cục trưởng Cục Hàng không Dân dụng Việt Nam quy định chế độ trả lương bằng ngoại tệ đối với thuyên viên tầu biển và tổ lái máy bay dân dụng khi đi làm việc ở nước ngoài.

Điều 3. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Quyết định này.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký, bãi bỏ các quy định trước đây trái với Quyết định này.

Điều 5. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Phan Văn Khải

(Đã ký)

 

CHẾ ĐỘ ĂN ĐỊNH LƯỢNG ĐỐI VỚI MỘT SỐ NGÀNH, NGHỀ ĐẶC THÙ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
(Ban hành kèm theo Quyết định số 611/TTg ngày 4 tháng 9 năm 1996 của Thủ tướng Chính phủ)

 

Định lượng trong 1 tháng

Mặt hàng định lượng

Đơn vị tính

Mức I

Mức II

Mức III

Gạo

kg

24

24

24

Thịt, mỡ các loại

-

6

4

3

-

4

3

2

Rau

-

10

10

10

Đậu, vừng, lạc

-

3

2

2

Trứng

quả

15

10

10

Đường

kg

3

3

3

Sữa đặc

hộp

3

2

2

Chè

kg

1

0,5

0,5

Nước mắm

lít

1,5

1,5

1,5

Bánh, kẹo

kg

3

2

2

Hoa quả

kg

10

5

5

Gia vị, phụ phí

 

% trên tổng giá trị các mặt hàng định lượng

5%

10%

10%

- Các mặt hàng định lượng trên có thể được thay thế trên nguyên tắc bảo đảm dinh dưỡng và tỷ lệ chất đường, đạm, béo. Các mặt hàng theo định lượng được các doanh nghiệp thực hiện chế độ này tính thành tiền theo thời giá để làm cơ sở hạch toán chi phí và mức đóng góp của người được hưởng.

- Đối tượng áp dụng:

Mức ăn 1: Tổ lái máy bay; thợ lặn; thuyền viên tàu vận tải biển đi nước ngoài; tàu vận chuyển hàng thuỷ sản đi biển xa có công suất từ 800 sức ngựa trở lên; tàu cứu hộ biển.

Mức ăn II: Công nhân than hầm lò; thuyền viên tàu vận tải biển, tàu đánh bắt hải sản trên biển, tàu công trình biển, tàu trục vớt ngoài biển; kiểm soát viên không lưu, tiếp viên ngành hàng không dân dụng Việt Nam; công nhân viên chức làm việc trên các giàn khoan tìm kiếm thăm dò, khai thác dầu khí ngoài biển; thuyền viên các tàu địa vật lý, hộ tống, dịch vụ khi đi biển.

Mức ăn III: Công nhân đèn luồng, đèn đảo; công nhân viên chức trong thời gian đo đạc, chụp ảnh hàng không thành lập bản đồ, đo đạc thành lập bản đồ địa hình đáy biển.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 611-TTg

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu611-TTg
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành04/09/1996
Ngày hiệu lực04/09/1996
Ngày công báo15/12/1996
Số công báoSố 23
Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Lao động - Tiền lương
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 23/10/2005
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Quyết định 611-TTg chế độ bồi dưỡng công nhân, viên chức ngành, nghề đặc biệt trong doanh nghiệp


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 611-TTg chế độ bồi dưỡng công nhân, viên chức ngành, nghề đặc biệt trong doanh nghiệp
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu611-TTg
                Cơ quan ban hànhThủ tướng Chính phủ
                Người kýPhan Văn Khải
                Ngày ban hành04/09/1996
                Ngày hiệu lực04/09/1996
                Ngày công báo15/12/1996
                Số công báoSố 23
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Lao động - Tiền lương
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 23/10/2005
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản gốc Quyết định 611-TTg chế độ bồi dưỡng công nhân, viên chức ngành, nghề đặc biệt trong doanh nghiệp

                Lịch sử hiệu lực Quyết định 611-TTg chế độ bồi dưỡng công nhân, viên chức ngành, nghề đặc biệt trong doanh nghiệp