Nội dung toàn văn Quyết định 617/QĐ-UBCK năm 2013 Quy chế Hướng dẫn xếp loại công ty chứng khoán
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 617/QĐ-UBCK | Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ HƯỚNG DẪN XẾP LOẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
CHỦ TỊCH ỦY BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Chứng khoán ngày 29 tháng 6 năm 2006;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán ngày 24 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số 58/2012/NĐ-CP ngày 20 tháng 7 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán;
Căn cứ Quyết định số 112/2009/QĐ-TTg ngày 11 tháng 9 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Thông tư số 210/2012/TT-BTC ngày 30 tháng 11 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn về thành lập và hoạt động công ty chứng khoán;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Quản lý kinh doanh chứng khoán,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Hướng dẫn xếp loại công ty chứng khoán.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Quản lý kinh doanh chứng khoán. Thủ trưởng các đơn vị có liên quan thuộc Ủy ban Chứng khoán Nhà nước chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
QUY CHẾ
HƯỚNG DẪN XẾP LOẠI CÔNG TY CHỨNG KHOÁN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 617/QĐ-UBCK ngày 09/10/2013 của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Mục đích
Hệ thống đánh giá, xếp loại công ty chứng khoán là công cụ hỗ trợ cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, với các mục đích sau:
1. Theo dõi, giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của các công ty chứng khoán; phân loại nhằm cảnh báo sớm và có biện pháp xử lý kịp thời đối với công ty hoạt động yếu kém, gặp nhiều rủi ro.
2. Hỗ trợ công tác quản lý, hoạch định chính sách, công tác thanh tra, kiểm tra các công ty chứng khoán; bảo vệ tính toàn vẹn của thị trường chứng khoán.
Điều 2. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Quy chế này hướng dẫn việc xếp loại công ty chứng khoán được cấp phép thành lập, hoạt động tại Việt Nam.
2. Quy chế này chỉ được sử dụng trong nội bộ cơ quan Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
Chương II
PHƯƠNG PHÁP XẾP LOẠI
Điều 3. Các yếu tố xếp loại
Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sử dụng nhóm các yếu tố sau đây để xếp loại công ty chứng khoán:
1. Mức độ đủ vốn;
2. Chất lượng tài sản;
3. Chất lượng quản trị;
4. Khả năng sinh lời;
5. Chất lượng thanh khoản.
Điều 4. Cơ sở xếp loại
1. Báo cáo tài chính của công ty chứng khoán đã được soát xét hoặc kiểm toán theo quy định của pháp luật.
2. Báo cáo định kỳ về hoạt động của công ty chứng khoán theo quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán.
3. Các báo cáo chỉ tiêu an toàn tài chính theo quy định của pháp luật về an toàn tài chính áp dụng đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán.
4. Báo cáo tình hình quản trị công ty, báo cáo công tác quản trị rủi ro thực hiện theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và tình hình thực tế của Công ty.
5. Trong trường hợp cần thiết, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền yêu cầu các công ty chứng khoán cung cấp bổ sung thông tin.
Điều 5. Phương pháp chấm điểm
1. Mỗi yếu tố quy định tại Điều 3 Quy chế này bao gồm các chỉ tiêu quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Quy chế này.
2. Mỗi chỉ tiêu được chấm điểm theo các mức điểm từ 0 (không) điểm đến 100 (một trăm) điểm, số lượng mức điểm trong mỗi chỉ tiêu là 5 (năm). Trong một số trường hợp, mức điểm trong mỗi chỉ tiêu có thể chỉ có ít hơn 5 (năm).
3. Mức độ quan trọng của mỗi chỉ tiêu được thể hiện thông qua trọng số của chỉ tiêu đó. Trọng số được thể hiện bằng % (tỷ lệ phần trăm).
4. Danh sách các chỉ tiêu, mức điểm của từng chỉ tiêu, và trọng số của từng chỉ tiêu được quy định cụ thể tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Quy chế này.
5. Tổng điểm nhóm yếu tố tài chính là tổng các điểm chỉ tiêu thuộc các yếu tố Mức độ đủ vốn; Chất lượng tài sản; Khả năng sinh lời; và Chất lượng thanh khoản sau khi đã nhân với trọng số tương ứng của từng chỉ tiêu. Tổng điểm yếu tố Chất lượng quản trị là tổng các điểm chỉ tiêu Chất lượng quản trị sau khi đã nhân với trọng số tương ứng của từng chỉ tiêu.
6. Tổng điểm nhóm yếu tố tài chính có trọng số 70% (Bảy mươi phần trăm). Tổng điểm yếu tố Chất lượng quản trị có trọng số 30% (Ba mươi phần trăm). Điểm xếp loại công ty chứng khoán là tổng của Tổng điểm nhóm yếu tố tài chính và Tổng điểm yếu tố Chất lượng quản trị sau khi đã nhân với trọng số tương ứng.
7. Điểm cho mỗi yếu tố được tính bởi các công thức sau:
Điểm yếu tố Mức độ đủ vốn = | Điểm chỉ tiêu thuộc yếu tố Ci X Trọng số tương ứngi |
Tổng trọng số chỉ tiêu thuộc yếu tố Mức độ đủ vốn |
Điểm yếu tố Chất lượng tài sản = | Điểm chỉ tiêu thuộc yếu tố Ai X Trọng số tương ứngi |
Tổng trọng số chỉ tiêu thuộc yếu tố Chất lượng tài sản |
Điểm yếu tố Khả năng sinh lời = | Điểm chỉ tiêu thuộc yếu tố Ei X Trọng số tương ứngi |
Tổng trọng số chỉ tiêu thuộc yếu tố Khả năng sinh lời |
Điểm yếu tố Chất lượng thanh khoản | = | Điểm chỉ tiêu thuộc yếu tố Li X Trọng số tương ứngi |
Tổng trọng số chỉ tiêu thuộc yếu tố Chất lượng thanh khoản |
8. Căn cứ vào tình hình thực tế của thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ ban hành các điều chỉnh, bổ sung về chỉ tiêu, mức điểm của từng chỉ tiêu, trọng số của từng chỉ tiêu, và trọng số của Tổng điểm nhóm yếu tố tài chính, Tổng điểm yếu tố Chất lượng quản trị trong từng thời kỳ.
Điều 6. Xếp loại định kỳ công ty chứng khoán
1. Việc xếp loại định kỳ công ty chứng khoán được thực hiện mỗi năm hai lần theo quy định tại Khoản 1 Điều 8 Quy chế này.
2. Mức xếp loại ban đầu công ty chứng khoán được xác định trên cơ sở so sánh điểm xếp loại công ty chứng khoán với thang điểm sau:
Mức xếp loại ban đầu | Điểm xếp loại công ty chứng khoán | |
A | Từ 80 điểm | đến 100 điểm |
B | Từ 65 điểm | đến dưới 80 điểm |
C | Từ 50 điểm | đến dưới 65 điểm |
D | Từ 35 điểm | đến dưới 50 điểm |
E | Từ 0 | đến dưới 35 điểm |
Mức xếp loại A là mức tốt nhất, mức xếp loại E là mức xấu nhất.
3. Xếp loại công ty chứng khoán được điều chỉnh theo các nguyên tắc sau:
a) Công ty được xếp loại A nếu có tổng điểm xếp loại nằm trong thang điểm của mức xếp loại ban đầu là A quy định tại Khoản 2 Điều này và không có Điểm yếu tố nào có dưới 65.
b) Công ty được xếp loại B bao gồm các trường hợp sau:
(i) công ty có điểm xếp loại nằm trong thang điểm của mức xếp loại ban đầu là B quy định tại Khoản 2 Điều này. Không có Điểm yếu tố nào dưới 50;
(ii) công ty được xếp loại ban đầu là A nhưng có một Điểm yếu tố dưới 65.
c) Công ty được xếp loại C bao gồm các trường hợp sau:
(i) công ty có điểm xếp loại nằm trong thang điểm của mức xếp loại ban đầu là C quy định tại Khoản 2 Điều này. Không có Điểm yếu tố nào dưới 35;
(ii) công ty được xếp loại ban đầu là A nhưng có hơn một Điểm yếu tố dưới 65;
(iii) công ty được xếp loại ban đầu là B nhưng có một Điểm yếu tố dưới 50.
d) Công ty được xếp loại D bao gồm các trường hợp sau:
(i) công ty có điểm xếp loại nằm trong thang điểm của mức xếp loại ban đầu là D quy định tại Khoản 2 Điều này;
(ii) công ty được xếp loại ban đầu là B nhưng có hơn một Điểm yếu tố dưới 50.
(iii) công ty được xếp loại ban đầu là C nhưng có một Điểm yếu tố dưới 35.
đ) Các công ty xếp loại E bao gồm các trường hợp sau:
(i) công ty có thể chấm điểm được nhưng không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d Khoản 2 Điều này;
(ii) các công ty thuộc các trường hợp không thể chấm điểm được do Công ty không thực hiện nghĩa vụ báo cáo theo quy định hoặc theo yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
3. Căn cứ vào tình hình thực tế của thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ ban hành các điều chỉnh về thang điểm xếp loại ban đầu trong từng thời kỳ.
Điều 7. Biện pháp xử lý
Căn cứ vào kết quả đánh giá, xếp loại các công ty chứng khoán theo quy định tại Quy chế này, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ có biện pháp xem xét, xử lý công ty chứng khoán phù hợp với quy định của pháp luật.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8. Tổ chức thực hiện
1. Trong vòng mười lăm (15) ngày, kể từ ngày kết thúc thời hạn nộp báo cáo tài chính bán niên, báo cáo tài chính năm theo quy định về chế độ báo cáo của công ty chứng khoán tại Thông tư 210/2012/TT-BTC ngày 30/11/2012 của Bộ Tài chính Hướng dẫn về thành lập và hoạt động công ty chứng khoán, Vụ Quản lý kinh doanh chứng khoán thực hiện xếp loại định kỳ công ty chứng khoán và báo cáo Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước theo mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Quy chế này.
2. Việc bổ sung, sửa đổi Quy chế này do Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định./.
PHỤ LỤC SỐ 01
BẢNG CÁC CHỈ TIÊU, THANG ĐIỂM VÀ TRỌNG SỐ CỦA CÁC YẾU TỐ XẾP HẠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số .../QĐ-UBCK ngày ..../..../2013 của Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước)
I. Các yếu tố tài chính
STT | Tên chỉ tiêu | Giá trị | Giá trị | Điểm | Trọng số |
Mức độ đủ vốn |
| ||||
1 | C1 – Vốn chủ sở hữu/Tổng tài sản* | Từ 0% | Đến dưới 51 % | 20 | 10% |
Từ 51% | Đến dưới 75% | 80 | |||
Từ 75% trở lên |
| 100 | |||
2 | C2 - Vốn chủ sở hữu/Vốn pháp định |
| Dưới 60% | 0 | 10% |
Từ 60% | Đến dưới 100% | 30 | |||
Từ 100% | Đến dưới 150% | 60 | |||
Từ 150% | Đến dưới 200% | 80 | |||
Từ 200% trở lên |
| 100 | |||
3 | C3 - Tỷ lệ vốn khả dụng** |
| Dưới 120% | 0 | 10% |
Từ 120% | Đến dưới 150% | 20 | |||
Từ 150% | Đến dưới 180% | 40 | |||
Từ 180% | Đến dưới 300% | 80 | |||
Từ 300% trở lên |
| 100 | |||
Chất lượng tài sản |
| ||||
4 | A1 - Tỷ lệ giá trị tổng tài sản sau khi điều chỉnh rủi ro***/ Tổng tài sản (không bao gồm tài sản cố định) |
| Dưới 50% | 0 | 5% |
Từ 50% | Đến dưới 65% | 20 | |||
Từ 65% | Đến dưới 80% | 50 | |||
Từ 80% | Đến 90% | 80 | |||
Từ 90% trở lên |
| 100 | |||
5 | A2 - Tỷ lệ dự phòng/(đầu tư ngắn hạn + đầu tư dài hạn + phải thu) | Từ 10% trở lên |
| 0 | 10% |
Từ 8% | Đến dưới 10% | 20 | |||
Từ 5% | Đến dưới 8% | 50 | |||
Trên 0% | Đến dưới 5% | 80 | |||
Là 0 |
| 100 | |||
6 | A3 - Tỷ lệ các khoản phải thu/Tổng tài sản | Từ 90% trở lên |
| 0 | 10% |
Từ 75% | Đến 90% | 20 | |||
Từ 50% | Đến 75% | 50 | |||
Từ 25% | Đến 50% | 80 | |||
| Dưới 25% | 100 | |||
Khả năng sinh lời |
| ||||
7 | E1 - Lợi nhuận sau thuế/Tổng doanh thu |
| Nhỏ hơn -10% | 0 | 10% |
Từ-10% | Đến dưới 0% | 20 | |||
Từ 0% | Đến dưới 5% | 50 | |||
Từ 5% | Đến dưới 20% | 70 | |||
Từ 20% trở lên |
| 100 | |||
8 | E2 - Lợi nhuận sau thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân |
| Nhỏ hơn -5% | 0 | 10% |
Từ -5% | Đến dưới 0% | 20 | |||
Từ 0% | Đến dưới 5% | 50 | |||
Từ 5% | Đến dưới 25% | 70 | |||
Từ 25% trở lên |
| 100 | |||
Chất lượng thanh khoản |
| ||||
9 | L1 - Tỷ lệ tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn* |
| Đến dưới 100% | 0 | 15% |
Từ 100% | Đến dưới 120% | 40 | |||
Từ 120% | Đến dưới 150% | 80 | |||
Từ 150% trở lên |
| 100 | |||
10 | L2- Tỷ lệ tiền và tương đương tiền*/Nợ ngắn hạn |
| Đến dưới 10% | 0 | 10% |
Từ 10% | Đến dưới 15% | 20 | |||
Từ 15% | Đến dưới 20% | 60 | |||
Từ 20% | Đến dưới 30% | 80 | |||
Từ 30% trở lên |
| 100 |
Ghi chú:
(*): Không bao gồm tiền gửi giao dịch chứng khoán của nhà đầu tư.
(**): Tỷ lệ vốn khả dụng là kết quả tính toán tỷ lệ vốn khả dụng trong báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính soát xét tháng 6 và báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính kiểm toán tháng 12 theo quy định tại Thông tư 165/2012/TT-BTC ngày 9/10/2012 của Bộ Tài chính về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 226/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 của Bộ Tài chính quy định chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính.
(***); Tài sản sau khi điều chỉnh rủi ro là Tổng tài sản (không bao gồm tài sản cố định) - Tổng giá trị rủi ro tiềm ẩn trong các hạng mục tài sản. Việc xác lập các giá trị rủi ro được tính toán theo Thông tư 226/2010/TT-BTC ngày 31/12/2010 và Thông tư số 165/2012/TT-BTC ngày 09/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
II. Yếu tố chất lượng quản trị
STT | Tên tiêu chí | Giá trị | Điểm | Trọng số |
1 | Số năm làm lãnh đạo (thuộc Ban Giám đốc/Tổng giám đốc) trong lĩnh vực tài chính/chứng khoán của Chủ tịch HĐQT | >= 5 năm | 100 | 4% |
Từ 4 đến dưới 5 năm | 80 | |||
Từ 3 đến dưới 4 năm | 60 | |||
Từ 2 đến dưới 3 năm | 30 | |||
Dưới 2 năm | 0 | |||
2 | Số năm làm lãnh đạo (thuộc Ban Giám đốc/Tổng giám đốc) trong lĩnh vực chứng khoán của Giám đốc/Tổng giám đốc | >= 5 năm | 100 | 6% |
Từ 4 đến dưới 5 năm | 80 | |||
Từ 3 đến dưới 4 năm | 60 | |||
Từ 2 đến dưới 3 năm | 30 | |||
Dưới 2 năm | 0 | |||
3 | Số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính/chứng khoán của Chủ tịch HĐQT | >= 7 năm | 100 | 4% |
Từ 5 năm đến dưới 7 năm | 80 | |||
Từ 3 năm đến dưới 5 năm | 50 | |||
Dưới 3 năm | 0 | |||
4 | Số năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chứng khoán của Giám đốc/Tổng giám đốc | >= 7 năm | 100 | 6% |
Từ 5 năm đến dưới 7 năm | 80 | |||
Từ 3 năm đến dưới 5 năm | 50 | |||
Dưới 3 năm | 0 | |||
5 | Tính ổn định của các vị trí lãnh đạo chủ chốt (Giám đốc (CEO, CFO), Phó giám đốc, Trưởng các bộ phận nghiệp vụ) trong 3 năm gần đây. Tính bằng tổng số thay đổi nhân sự các vị trí này (rời khỏi công ty)/tổng số các vị trí này | 0% | 100 | 4% |
Dưới 5% | 80 | |||
Từ 5% đến dưới 10% | 60 | |||
Từ 10% đến dưới 20% | 30 | |||
Trên 20% | 0 | |||
6 | Sự đầy đủ của các Quy trình nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chứng khoán và quy chế của Sở giao dịch, Trung tâm lưu ký chứng khoán | Đã ban hành đầy đủ, đáp ứng tốt yêu cầu thực tế | 100 | 5% |
Chưa ban hành đầy đủ, đáp ứng tốt yêu cầu thực tế | 50 | |||
Chưa ban hành các quy trình nghiệp vụ | 0 | |||
7 | Chính sách quản lý rủi ro đối với tất cả các hoạt động | Đã thành lập bộ phận quản lý rủi ro độc lập, các chính sách được ban hành đầy đủ, đáp ứng tốt yêu cầu thực tế | 100 | 5% |
Chưa thành lập bộ phận quản lý rủi ro độc lập tuy nhiên Công ty đã xây dựng các quy định/quy trình quản lý rủi ro trong hoạt động chứng khoán | 70 | |||
Chưa thành lập bộ phận quản lý rủi ro độc lập. Chưa ban hành đầy đủ các quy định/ quy trình về quản lý rủi ro. | 30 | |||
Chưa thành lập bộ phận quản lý rủi ro độc lập. Chưa ban hành các quy định/ quy trình về quản lý rủi ro. | 0 | |||
8 | Đánh giá năng lực hoạt động của bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ | Đã được thiết lập, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu để hoạt động hiệu quả | 100 | 5% |
Đã được thiết lập, đáp ứng tương đối đầy đủ các yêu cầu để hoạt động hiệu quả | 80 | |||
Đã được thiết lập, nhưng chưa đáp ứng được các yêu cầu để hoạt động hiệu quả | 30 | |||
Chưa thiết lập | 0 | |||
9 | Đánh giá chất lượng kiểm soát các khoản tiền gửi của nhà đầu tư để giao dịch chứng khoán | Công ty có quy trình quản lý tiền gửi của nhà đầu tư và các khoản tiền gửi của nhà đầu tư được kiểm soát và quản lý chặt chẽ | 100 | 5% |
Công ty chưa có quy trình quản lý tiền gửi của nhà đầu tư. Các khoản tiền gửi của nhà đầu tư được kiểm soát và quản lý chặt chẽ | 70 | |||
Các khoản tiền gửi của nhà đầu tư chưa được kiểm soát và quản lý chặt chẽ | 0 | |||
10 | Mức độ minh bạch của thông tin tài chính | Thông tin tài chính được công bố công khai, đầy đủ và kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng và không có các sửa chữa trọng yếu sau ngày công bố | 100 | 6% |
Đã công bố đầy đủ các thông tin tài chính theo quy định hiện hành, có thể có các sửa chữa không trọng yếu sau ngày công bố thông tin | 60 | |||
Không công bố công khai các thông tin tài chính theo yêu cầu | 0 | |||
11 | Số năm hoạt động | > 7 năm | 100 | 6% |
Từ 5 năm đến 7 năm | 80 | |||
Từ 4 đến 5 năm | 60 | |||
Từ 3 đến 4 năm | 30 | |||
Dưới 3 năm | 0 | |||
12 | Tỷ trọng doanh số giao dịch cổ phiếu thực hiện qua công ty (trên hai sở)/ Tổng Doanh số giao dịch của thị trường (tổng cộng doanh số giao dịch của hai sở) | > 5% | 100 | 8% |
Từ 2% đến dưới 5% | 80 | |||
Từ 1% đến dưới 2% | 60 | |||
Từ 0.5% đến dưới 1% | 30 | |||
Dưới 0.5% | 0 | |||
13 | Tính hiện đại của hệ thống công nghệ thông tin | Có hệ thống giao dịch trực tuyến, có Hệ thống thông tin quản lý nội bộ MIS hiệu quả | 100 | 5% |
Hệ thống giao dịch trực tuyến, hệ thống thông tin quản lý nội bộ MIS tương đối hiệu quả | 80 | |||
Đang triển khai hệ thống giao dịch trực tuyến, hệ thống thông tin quản lý nội bộ hoặc đã được xây dựng nhưng còn một số yếu kém | 30 | |||
Chưa có hệ thống giao dịch trực tuyến. Hệ thống thông tin quản lý nội bộ MIS chưa được xây dựng hoặc có nhưng không đáp ứng được các yêu cầu quản lý | 0 | |||
14 | Quy mô vốn chủ sở hữu của công ty so với mặt bằng chung của các công ty CK trên thị trường | Top 5 | 100 | 5% |
Top 10 | 90 | |||
Top 15 | 70 | |||
Top 20 | 60 | |||
Nhóm còn lại | 50 | |||
15 | Tính ổn định và khả năng tăng trưởng (hoặc giảm)vốn chủ sở hữu trong 2 năm tới. (có kế hoạch tăng vốn, có lợi nhuận hoặc có lỗ) | Có kế hoạch và triển vọng tăng vốn rõ ràng và tính khả thi cao | 100 | 4% |
Có kế hoạch và triển vọng tăng vốn, tuy nhiên tính khả thi chưa rõ ràng/ Không có nhu cầu tăng vốn nhưng vẫn đảm bảo mức an toàn về nguồn vốn | 60 | |||
Không có kế hoạch hoặc không có triển vọng tăng vốn | 30 | |||
Vốn chủ sở hữu bị giảm | 0 | |||
16 | Tính ổn định, bền vững của tăng trưởng, thể hiện qua tỷ lệ tăng trưởng doanh thu trung bình trong 3 kỳ báo cáo (6 tháng) gần nhất. | Trên 20% | 100 | 6% |
Từ 10% đến 20% | 80 | |||
Từ 5% đến 10% | 60 | |||
Dưới 5% | 30 | |||
Không tăng trưởng | 0 | |||
17 | Sử dụng quỹ hỗ trợ thanh toán của Trung tâm lưu ký chứng khoán do thiếu tiền thanh toán bù trừ giao dịch chứng khoán | Không sử dụng | 100 | 5% |
Có sử dụng | 0 | |||
18 | Tình hình tuân thủ (vi phạm) các quy định pháp luật trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán trong 6 tháng gần nhất | Không có vi phạm | 100 | 6% |
Có vi phạm | 0 | |||
19 | Số lượng nghiệp vụ được cấp phép của công ty | 4 nghiệp vụ | 100 | 5% |
3 nghiệp vụ | 80 | |||
2 nghiệp vụ | 50 | |||
1 nghiệp vụ | 20 |