Quyết định 633/QĐ-BYT

Quyết định 633/QĐ-BYT năm 2010 hướng dẫn thực hiện "Chuẩn Quốc gia Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương" do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 633/QĐ-BYT năm 2010 hướng dẫn Chuẩn Quốc gia Trung tâm Y tế dự phòng


BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 633/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 23 tháng 02 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN "CHUẨN QUỐC GIA TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG"

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 188/NĐ-CP ngày 27/12/2007 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Quyết định số 4696/QĐ-BYT ngày 27/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành "Chuẩn quốc gia Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2008-2015";

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và Môi trường - Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Hướng dẫn thực hiện "Chuẩn quốc gia Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương", bao gồm:

- Bảng điểm và hướng dẫn chấm điểm Chuẩn quốc gia Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Phụ lục 1);

- Mẫu báo cáo tiến độ thực hiện Chuẩn quốc gia của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, thành phố  và mẫu giám sát thực hiện Chuẩn quốc gia của các Viện thuộc hệ y tế dự phòng (Phụ lục 2 & 3);

- Phân công cụ thể của các Viện (Phụ lục 4);

- Bộ hồ sơ minh chứng đạt chuẩn (Phụ lục 5);

- Mẫu giấy chứng nhận đạt chuẩn về xét nghiệm (Phụ lục 6)

Điều 2. Các Viện theo phân công cụ thể có trách nhiệm:

- Đào tạo, tập huấn và hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật nhằm giúp các Trung tâm Y tế dự phòng có đầy đủ kỹ năng để thực hiện các hoạt động theo Chuẩn quốc gia Trung tâm Y tế dự phòng. Đối với những chuẩn không có trong nhiệm vụ, chức năng của Viện được phân công, Viện được phép mời các Viện khác tham gia, khi được mời các Viện có trách nhiệm phối hợp thực hiện;

- Chỉ đạo các phòng xét nghiệm tương ứng hỗ trợ giám sát, kiểm tra và cấp giấy chứng nhận các xét nghiệm đạt tiêu chuẩn.

Điều 3. Giao cho Cục Y tế dự phòng và Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, chỉ đạo, theo dõi, giám sát, tổng hợp và thành lập Hội đồng đánh giá xét công nhận đạt chuẩn Trung tâm y tế dự phòng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương báo cáo Lãnh đạo Bộ Y tế.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.

Điều 5. Các Ông, Bà: Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và Môi trường, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Chánh thanh tra Bộ, Vụ trưởng, Cục trưởng, Tổng cục trưởng các Vụ, Cục, Tổng cục thuộc Bộ Y tế, Viện trưởng các Viện thuộc hệ y tế dự phòng, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Giám đốc Trung tâm Y tế dự phòng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 5;
- BT. Nguyễn Quốc Triệu (để báo cáo);
- Các đ/c Thứ trưởng;
- Vụ Pháp chế (để phối hợp);
- Lưu VT, DPMT.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Trịnh Quân Huấn

 

PHỤ LỤC 1

BẢNG ĐIỂM VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM CHUẨN QUỐC GIA TRUNG TÂM Y TẾ DỰ PHÒNG TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 633/QĐ-BYT ngày 23 tháng 02 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

I. Bảng điểm chuẩn quốc gia Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh

1. Bảng điểm chung

Chuẩn

Nội dung

Điểm

1

Tổ chức bộ máy và nhân lực

10

2

Cơ sở hạ tầng

10

3

Trang thiết bị

10

4

Kế hoạch, tài chính, đào tạo, nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến

8

5

Hoạt động kiểm soát bệnh truyền nhiễm

15

6

Hoạt động dinh dưỡng cộng đồng và an toàn vệ sinh thực phẩm

9

7

Hoạt động sức khỏe môi trường và sức khỏe trường học

9

8

Hoạt động sức khỏe nghề nghiệp, phòng chống tai nạn thương tích

8

9

Hoạt động phòng chống sốt rét, các bệnh ký sinh trùng, nột tiết, rối loạn chuyển hóa

6

10

Hoạt động xét nghiệm

15

 

Tổng cộng

100

2. Bảng điểm cho từng Chuẩn

Chuẩn I. Tổ chức bộ máy và nhân lực

TT

Nội dung

Điểm

I

Tổ chức khoa phòng

2

1.

Các phòng chức năng:

 

- Phòng kế hoạch tài chính

0.2

- Phòng Tổ chức hành chính

0.2

2.

Các khoa chuyên môn

 

Kiểm soát bệnh truyền nhiễm và vắc xin sinh phẩm;

0.2

Sức khỏe cộng đồng

0.2

Xét nghiệm;

0.2

Sốt rét - Nội tiết;

0.2

An toàn vệ sinh thực phẩm và Dinh dưỡng

0.2

Sức khỏe nghề nghiệp

0.2

Kiểm dịch y tế

0.2

Phòng, chống HIV/AIDS

0.2

3.

Khác (cụ thể)

 

II.

Nhân lực và cơ cấu cán bộ

8

4.

Bảo đảm nhân lực và cơ cấu cán bộ theo TTLT 08/2007

1.5

 

Đủ nhân lực

1

 

Theo cơ cấu

0.5

5.

Lãnh đạo trung tâm y tế dự phòng tỉnh

1.5

 

Giám đốc

0.7

 

Phó giám đốc chuyên môn

0.4

 

PGĐ khác

0.4

6.

Lãnh đạo các khoa

2.5

 

Trưởng khoa (0.15x8)

1.2

 

Phó khoa (0.1x8)

0.8

 

Trưởng phòng (0.15x2)

0.3

 

Phó phòng (0.1x2)

0.2

7.

Cán bộ chuyên môn

2.5

 

Cán bộ chuyên môn (khoa, phòng)

 

 

Tổng cộng

10

Chuẩn II. Cơ sở hạ tầng

TT

Nội dung

Điểm

I.

Mặt bằng

2

1.

Diện tích khu đất xây dựng (≥ 3000 m2)

0.3

2.

Khu chính

Đủ các khối: khối hành chính, khối các khoa chuyên môn; khối tư vấn sức khỏe, khám sức khỏe, khám BNN, đào tạo, chỉ đạo tuyến;

0.3

3.

Khu phụ trợ: đủ các khu: kho tàng, chăn nuôi súc vật thí nghiệm, hệ thống xử lý chất thải, hệ thống cấp nước, hệ thống phát điện dự phòng, nhà xe

0.3

4.

Đủ khu vực: sân, đường, nơi để xe cho khách, nơi để xe cho nhân viên;

0.4

5.

Đất xây dựng: 30-35% diện tích khu đất

0.4

6.

Diện tích cây xanh: 30-35%

0.3

II.

Giải pháp thiết kế các hạng mục công trình

8

 

1. Yêu cầu chung

3

7.

Các giải pháp kiến trúc, kỹ thuật và thiết bị sử dụng bảo đảm vệ sinh an toàn lao động

0.5

8.

Các hạng mục công trình phù hợp với TTB chuyên dụng

0.5

9.

Phòng xét nghiệm vi sinh vật được bố trí riêng biệt, khép kín và đạt yêu cầu an toàn sinh học cấp II trở lên

0.5

10.

Phòng xét nghiệm lý - hóa, sinh hóa, độc chất bố trí phòng xử lý mẫu riêng và khu vực xét nghiệm cách ly với khu văn phòng

0.5

11.

Hệ thống cung cấp nước sạch đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh và đáp ứng yêu cầu của công tác xét nghiệm

0.5

12.

Chất thải, khí thải đạt tiêu chuẩn môi trường

0.5

 

2. Yêu cầu đối với các hạng mục công trình:

2

13.

Khoa xét nghiệm đủ 11 phòng

0.6

14.

Có khối tư vấn sức khỏe, khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp, đào tạo, chỉ đạo tuyến

0.4

15.

Diện tích các hạng mục công trình và khoa, phòng đảm bảo:

0.7

 

- Khối hành chính, quản trị, kế hoạch tài chính: 234 m2

0,15

 

- Khối các khoa chuyên môn (bao gồm cả xét nghiệm) 930 m2

0,25

 

- Khối tư vấn sức khỏe, khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp, đào tạo và chỉ đạo tuyến: 566 m2

0,15

 

- Hạng mục phụ trợ: 800 m2

0,15

16.

Khối hành chính

0.3

 

3. Yêu cầu về các giải pháp kỹ thuật:

2

17.

Kích thước công trình đáp ứng về diện tích của hành lang chính, hành lang phụ, chiều cao phòng, cửa ra vào, cầu thang

0.4

18.

Chiếu sáng và thông gió có đủ ánh sáng và thông gió tự nhiên:

0.4

 

- Phòng xét nghiệm vi sinh vật đạt an toàn sinh học cấp II.

0.2

 

- Phòng xét nghiệm hóa - lý, sinh hóa phải đạt quy định an toàn hóa học

0.2

19.

Yêu cầu về phòng chống cháy nổ: được trang bị các phương tiện chống cháy nổ; các phòng xét nghiệm hóa, sinh hóa phải có vòi nước cấp cứu.

0.4

20.

Yêu cầu về kết cấu hoàn thiện công trình: các hạng mục công trình có kết cấu bền vững, tường bên trong phòng xét nghiệm ốp gạch men kính, tường sơn màu sáng, sàn lát bằng gạch không trơn trượt

0.4

21.

Kỹ thuật hạ tầng: bảo đảm đủ hệ thống cấp điện, cấp nước, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải, chất thải rắn, khí thải và được thu gom, phân loại, xử lý theo quy định

0.4

 

4. Yêu cầu duy tu, bảo dưỡng

0.5

22.

Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị được duy tu, bảo dưỡng định kỳ

0.5

 

5. Cơ sở thông tin, liên lạc

0.5

23.

Có hệ thống nối mạng giữa các khoa, phòng với hệ thống y tế dự phòng trong cả nước.

0.5

 

Tổng cộng

10

Chuẩn III. Trang thiết bị

TT

Nội dung

Điểm

1.

Trang thiết bị làm việc văn phòng: Đầy đủ 34 danh mục trang thiết bị theo Phụ lục 2

1

2.

Trang thiết bị thiết yếu cho các phòng thí nghiệm:

2

 

- Đủ 106 loại trang thiết bị thiết yếu theo phụ lục 3.1

1.5

 

- Đủ 12 loại trang thiết bị chuyên dụng theo phụ lục 3.2

0.5

3.

Trang thiết bị cho công tác tư vấn sức khỏe, khám sức khỏe, khám bệnh nghề nghiệp, đào tạo và chỉ đạo tuyến:

1.5

 

- Đủ 23 loại trang bị thiết yếu theo phụ lục 4.1

 

 

- Đủ 7 loại trang bị chuyên dụng theo phụ lục 4.2

 

4.

Quy định, hướng dẫn về sử dụng và bảo quản các trang thiết bị XN

0.5

5.

Phụ kiện thiết bị, hóa chất, sinh phẩm, vật tư tiêu hao phù hợp, đầy đủ cho hoạt động

1

6.

Kiểm tra, chuẩn hóa các mẫu chuẩn, hóa chất, sinh phẩm, vắc xin định kỳ theo qui định

1

7.

Kiểm định, hiệu chuẩn các trang thiết bị định kỳ

1

8.

Có sổ theo dõi đầy đủ (bao gồm cả lý lịch máy, thiết bị; nhật ký hoạt động)

1

9.

Bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị một cách thường xuyên.

1

 

Tổng cộng

10

Chuẩn IV. Kế hoạch, tài chính, đào tạo, Nghiên cứu khoa học và Chỉ đạo tuyến

TT

Nội dung

Điểm

I.

Kế hoạch

2

1.

Kế hoạch Trung tâm và các khoa phòng trình đúng thời hạn và được phê duyệt

1

2.

Tiến độ kế hoạch

0.5

3.

Các quy định và yêu cầu của chế độ báo cáo định kỳ, đột xuất.

0.5

II.

Đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học, chỉ đạo tuyến

3

4.

80% khoa, phòng chuyên môn có kế hoạch đào tạo và đào tạo lại nhằm nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng của cán bộ.

0.5

5.

100% khoa, phòng chuyên môn tham gia đào tạo và đào tạo định kỳ về y tế dự phòng cho tuyến trước và các đối tượng khác theo yêu cầu.

0.5

6.

100% khoa, phòng chuyên môn thực hiện chỉ đạo, hỗ trợ, hướng dẫn, kiểm tra, và giám sát về chuyên môn, kỹ thuật đối với tuyến trước

0.5

7.

Thực hiện đúng, đủ hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe trong kế hoạch.

0.5

8.

80% khoa, phòng chuyên môn nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, áp dụng những tiến bộ khoa học vào các hoạt động y tế dự phòng của địa phương

0.5

9.

Tham gia các chương trình, dự án trong nước và quốc tế liên quan, kể cả việc xây dựng mô hình điểm

0.5

III.

Tài chính:

3

10.

≥ 50% ngân sách kinh phí phân bổ cho hoạt động nghiệp vụ

1

11.

Có kế hoạch sử dụng nguồn kinh phí được phân bổ cho các hoạt động chuyên môn

0.5

12.

Quản lý, cấp phát, thanh quyết toán kinh phí vật tư.

0.5

13.

Các hoạt động thu phí, lệ phí y tế dự phòng.

0.5

14.

Tự kiểm tra tài chính định kỳ

0.5

 

Tổng cộng

8

Chuẩn V. Hoạt động kiểm soát bệnh truyền nhiễm

TT

Nội dung

Điểm

I.

Kiểm soát các bệnh truyền nhiễm:

7

1.

Chỉ đạo, triển khai các biện pháp phòng chống dịch trên địa bàn để phát hiện sớm, đáp ứng nhanh các dịch xuất hiện trên địa bàn, không để dịch lan rộng

2

2.

Thực hiện đúng quy trình quản lý, giám sát dịch

0.5

3.

Bản đồ theo dõi dịch thường xuyên cập nhật

0.5

4.

Báo cáo, thông tin dịch theo quy định của Bộ Y tế

0.5

5.

100% vụ dịch xảy ra trên địa bàn phát hiện sớm, được điều tra, xử lý, khống chế dịch kịp thời

1

6.

Thành lập đội chống dịch cơ động được huấn luyện, diễn tập định kỳ theo quy định.

0.5

7.

Dự trữ trang thiết bị và hóa chất, vật tư cần thiết

0.5

8.

Quản lý hồ sơ, dữ liệu về tình hình dịch, các bệnh truyền nhiễm và các biện pháp và hiệu quả can thiệp, các báo cáo đánh giá nguy cơ hàng năm;

1

9.

Phản hồi thông tin đối với các tuyến kịp thời.

0.5

II.

Quản lý vắc xin, sinh phẩm y tế, tiêm chủng

3

10.

Kiểm soát, bảo đảm chất lượng vắc xin và sinh phẩm trong công tác phòng chống dịch;

0.5

11.

Thực hiện đúng quy trình tiêm chủng an toàn;

0.5

12.

Khám phân loại và tư vấn trước khi tiêm chủng

0.5

13.

Hướng dẫn bà mẹ/người nhà sau tiêm chủng

0.25

14.

Đủ dây chuyền lạnh bảo quản vắc xin sinh phẩm y tế

0.5

15.

Thuốc, phương tiện xử lý phản ứng sau tiêm chủng

0.25

16.

Sổ theo dõi xuất, nhập vắc xin và dụng cụ tiêm chủng

0.25

17.

Sổ theo dõi phản ứng phụ và tai biến sau tiêm chủng.

0.25

III.

Kiểm dịch y tế biên giới

3

18.

Triển khai đầy đủ các hoạt động kiểm dịch y tế tương ứng với các cửa khẩu biên giới đường bộ, đường hàng không, đường thủy.

0.5

19.

Kiểm dịch đạt 100% đối tượng phải kiểm dịch y tế

1

20.

Giám sát việc thực hiện các biện pháp an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các cơ sở chế biến và cung ứng thực phẩm, nước uống tại các cửa khẩu và trên các phương tiện vận tải qua biên giới;

0.5

21.

Thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng chống véc tơ truyền bệnh, các bệnh phải kiểm dịch trên các phương tiện vận chuyển, bến bãi trong khu vực cửa khẩu theo quy định;

0.5

22.

Phối hợp kiểm dịch y tế đối với các nước chung biên giới, các nước ký kết hiệp định về kiểm dịch y tế đối với Việt Nam.

0.5

IV.

Hoạt động phòng chống HIV/AIDS

2

23.

Hướng dẫn tổ chức thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV theo chương trình mục tiêu quốc gia

0.5

24.

Có hệ thống giám sát và giám sát HIV/AIDS, bệnh lây truyền qua đường tình dục

0.5

25.

Quy chế, biểu mẫu báo cáo hoạt động từ các đơn vị liên quan và tại tuyến trước.

0.25

26.

Giám sát, kiểm tra hoạt động tại các đơn vị liên quan và tại tuyến trước.

0.25

27.

Nghiên cứu, tham gia NCKH, áp dụng tiến bộ KHKT trong phòng, chống HIV/AIDS;

0.25

28.

Các dự án liên quan và các dự án quốc tế về phòng, chống HIV/AIDS được giao

0.25

 

Tổng cộng

15

Chuẩn VI. Hoạt động dinh dưỡng cộng đồng và An toàn vệ sinh thực phẩm

TT

Nội dung

Điểm

1.

Triển khai các chương trình, hoạt động cải thiện dinh dưỡng, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cho các đối tượng và ngành nghề khác nhau, phòng chống các bệnh mạn tính không lây nhiễm liên quan đến dinh dưỡng, thực phẩm tại 100% huyện, thị xã

1

2.

- Đảm bảo 100% trẻ em từ 6-36 tháng tuổi được uống vitamin A theo quy định

0.5

- 70% số bà mẹ trong vòng 1 tháng sau khi sinh con được uống vitamin A của chương trình.

0.5

- Hàng năm tổ chức tuần lễ dinh dưỡng phát triển nhằm tăng cường truyền thông kiến thức về dinh dưỡng cho nhân dân;

0.5

3.

Hệ thống giám sát dinh dưỡng, điều tra tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần ăn và các vấn đề dinh dưỡng đặc biệt khác cho các đối tượng trên địa bàn.

1

4.

Tham gia điều tra dinh dưỡng nhằm đánh giá mục tiêu Chiến lược về dinh dưỡng định kỳ;

0.5

5.

Điều tra 100% vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn; tham gia xử lý theo nhiệm vụ được giao

1

6.

Trên 90% cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do tỉnh quản lý được tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm

1

7.

Hướng dẫn, tư vấn cho các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn GMP, GHP và HACCP

1

8

Đối với các Trung tâm y tế dự phòng tại các địa phương chưa thành lập Chi cục An toàn thực phẩm:

0

Giám sát tình hình dinh dưỡng và an toàn vệ sinh thực phẩm trên địa bàn

1

Trên 80% cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do tỉnh quản lý được kiểm tra điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm và việc quản lý sức khỏe người trực tiếp sản xuất chế biến, phục vụ;

1

 

Tổng cộng

9

Chuẩn VII. Hoạt động sức khỏe môi trường và sức khỏe trường học

TT

Nội dung

Điểm

I.

Quản lý giám sát chất lượng nước, công trình vệ sinh và bảo vệ môi trường

4

1.

Giám sát chất lượng nước và nhà tiêu hộ gia đình trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Thông tư số 15/2006/TT-BYT

1

2.

Kiểm tra, giám sát ≥ 80% cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh về quản lý chất thải y tế;

0.5

3.

100% các sự cố sức khỏe môi trường được điều tra, hướng dẫn xử lý và báo cáo kịp thời lên Sở Y tế, Bộ Y tế và cơ quan hữu quan;

1

4.

100% các cơ sở y tế trong tỉnh được hướng dẫn, giám sát việc thực hiện các quy định về quản lý chất thải, bảo vệ môi trường

0.5

5.

Báo cáo hiện trạng môi trường ngành y tế hàng năm

0.5

6.

Số liệu và báo cáo về chất lượng nước, nhà tiêu hộ gia đình, quản lý chất thải y tế, các sự cố sức khỏe môi trường được điều tra.

0.5

II.

Sức khỏe trường học

3.5

7.

≥ 80% số trường quản lý về số lượng học sinh, thực trạng vệ sinh học đường, quản lý hồ sơ và phân loại sức khỏe, bệnh tật theo quy định;

1

8.

Kiểm tra, giám sát các yếu tố vệ sinh trường học định kỳ mỗi năm hai lần ≥ 80% số trường

1

9

Tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về y tế trường học cho 100% cán bộ làm công tác y tế trường học;

1

10.

Các số liệu, thông tin, báo cáo liên quan đến công tác sức khỏe trường học

0.5

III.

Phong trào vệ sinh phòng bệnh

Các phong trào vệ sinh phòng bệnh, làng văn hóa sức khỏe và các phong trào liên quan khác do ngành và địa phương phát động

1.5

 

Tổng cộng

9

Chuẩn VIII. Hoạt động sức khỏe nghề nghiệp phòng chống tai nạn thương tích

TT

Nội dung

Điểm

1.

Tuyên truyền giáo dục về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp và phòng chống tai nạn thương tích;

0.5

2.

≥ 80% cơ sở lao động kể cả các cơ sở y tế thuộc tỉnh được quản lý về loại hình doanh nghiệp, các nguy cơ sức khỏe nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp phổ biến, tỷ lệ bệnh tật và tai nạn lao động

1

3

≥ 80% cơ sở lao động có nguy cơ cao được kiểm tra, giám sát môi trường, điều kiện lao động hàng năm theo kế hoạch

1

4.

≥ 80% cơ sở sử dụng lao động được lập hồ sơ vệ sinh lao động, đề xuất giải pháp cải thiện điều kiện lao động, nâng cao sức khỏe nơi làm việc và được cập nhật hàng năm

1

5.

≥ 80% cơ sở và y tế được kiểm tra, giám sát về môi trường lao động và sức khỏe nghề nghiệp các cơ sở sản xuất kinh doanh hóa chất, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn dùng trong lĩnh vực gia dụng và y tế

1

6.

≥ 80% cơ sở sử dụng lao động có hồ sơ quản lý sức khỏe người lao động và được cập nhật hàng năm

0.5

7.

Tham gia điều tra, xử lý 100% vụ nhiễm độc, tai nạn lao động xảy ra tại các cơ sở lao động khi có yêu cầu

0.5

8.

Theo dõi công tác thực hiện các chế độ chính sách chăm sóc sức khỏe cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp theo quy định

0.5

9.

Quản lý kết quả giám sát môi trường lao động, khám sức khỏe định kỳ bệnh nghề nghiệp và danh sách người bị bệnh nghề nghiệp.

1

10.

100% cơ sở y tế trên địa bàn tổ chức thống kê, báo cáo tai nạn thương tích theo quy định

0.5

11.

Triển khai và hướng dẫn hoạt động phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng mô hình điểm về cộng đồng an toàn.

0.5

 

Tổng cộng

8

Chuẩn IX. Hoạt động phòng chống sốt rét, các bệnh ký sinh trùng, nột tiết, rối loạn chuyển hóa

TT

Nội dung

Điểm

1.

Chỉ đạo và tổ chức giám sát, điều tra ca bệnh sốt rét (ngoại lai và nội địa), các bệnh ký sinh trùng khác.

1

2.

Công tác giám sát các bệnh sốt rét, ký sinh trùng thường gặp trong tỉnh.

1.5

3.

Quản lý thông tin về bệnh sốt rét, ký sinh trùng khác thường gặp ở địa phương.

1

4.

Triển khai các biện pháp phòng, chống bệnh sốt rét, bệnh do ký sinh trùng khác, bệnh nội tiết, rối loạn chuyển hóa.

1.5

5.

Chương trình phòng chống sốt rét quốc gia.

1

 

Tổng cộng

6

Chuẩn X. Hoạt động xét nghiệm

TT

Nội dung

Điểm

I.

Khả năng xét nghiệm

11

1.

Các yêu cầu theo từng chuyên ngành

7

1.1

- Xét nghiệm máu để chẩn đoán bệnh truyền nhiễm

1.5

 

- Phân lập vi trùng trong các bệnh phẩm

 

 

- Lấy mẫu bệnh phẩm từ các bệnh nhân nghi dịch

 

1.2

- Vi sinh vật thực phẩm

- Vi sinh vật nước

- Vi sinh vật không khí

1

1.3

- Xét nghiệm lý hóa thực phẩm

- Xét nghiệm lý hóa nước

- Xét nghiệm lý hóa trong môi trường lao động

1

1.4

- Xét nghiệm hóa sinh, huyết học nghề nghiệp

- Xét nghiệm hóa sinh huyết học phục vụ khám sức khỏe

1

1.5

- Xét nghiệm ký sinh trùng

- Xét nghiệm côn trùng

0.5

1.6

- Đo môi trường (môi trường chung, môi trường lao động, trường học)

0.5

1.7

Các xét nghiệm khác

XN chuyên sâu.

0.5

1.8

Thực hiện 100% yêu cầu xét nghiệm phục vụ hoạt động của các khoa, phòng.

0.5

1.9

Kỹ thuật thực hiện xét nghiệm theo Chuẩn quốc tế, quốc gia đã được Bộ Y tế quy định.

0.5

2.

Tỷ lệ xét nghiệm đạt tiêu chuẩn do các phòng xét nghiệm chuyên sâu của các Viện chuyên ngành kiểm tra:

3

2.1

a. Xét nghiệm vi sinh: 80%

    Xét nghiệm ký sinh trùng: 80%

1

2.2

b. Xét nghiệm vệ sinh an toàn thực phẩm: 85%

1

23.

c. Xét nghiệm hóa-lý: 90%

    Xét nghiệm sinh hóa: 90%

    Xét nghiệm huyết học: 90%

1

3.

Môi trường nuôi cấy và hóa chất phục vụ công tác xét nghiệm

0.5

4.

Kiểm tra, đánh giá chất lượng xét nghiệm tuyến trước 80% cơ sở y tế dự phòng tuyến quận, huyện

0.5

II.

Quản lý chất lượng xét nghiệm

4

5

Có đủ quy định và hướng dẫn

 

5.1

Quy định chung về chức năng và nhiệm vụ của phòng xét nghiệm;

0.5

5.2

Quy trình thực hành thao tác kỹ thuật chuẩn;

1

5.3

Quy định và hướng dẫn về bảo hộ lao động;

0.5

5.4

Hướng dẫn xử lý các sự cố đối với phòng xét nghiệm;

0.5

5.5

Quy định về tiếp nhận, đóng gói, bảo quản, vận chuyển mẫu, thanh lý mẫu, hủy mẫu, trả lời kết quả;

1

5.6

Quy định, hướng dẫn quản lý thông tin, bảo quản hồ sơ phòng xét nghiệm an toàn, bảo mật;

0.5

 

Tổng cộng

15

II. Hướng dẫn chấm điểm

1. Điều kiện xét công nhận đạt chuẩn quốc gia Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh: Trung tâm y tế dự phòng tỉnh đạt Chuẩn quốc gia, khi từng chuẩn đạt ≥ 80% các tiêu chuẩn quy định tại phần I và II của Chuẩn Quốc gia.

2. Thẩm quyền, trình tự, thủ tục các bước chấm điểm và xét công nhận đạt chuẩn:

2.1. Thẩm quyền quyết định công nhận Trung tâm y tế dự phòng đạt chuẩn: Cục Y tế dự phòng và Môi trường; Hội đồng xét công nhận đạt chuẩn do Cục trưởng Cục Y tế dự phòng và Môi trường ra quyết định thành lập.

2.2. Trình tự và thủ tục:

a) Các Trung tâm y tế dự phòng tỉnh thành lập Ban/Hội đồng chấm điểm Chuẩn quốc gia TT.YTDP tỉnh gồm lãnh đạo và đại diện các khoa, phòng.

b) Các khoa, phòng của Trung tâm y tế dự phòng tự chấm điểm theo các nội dung của bảng điểm và chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, sổ sách, các tư liệu của khoa, phòng gửi cho Ban/Hội đồng chấm điểm Chuẩn Quốc gia của Trung tâm

c) Ban/Hội đồng chấm điểm Chuẩn Quốc gia của Trung tâm có trách nhiệm rà soát lại các nội dung theo bảng điểm và kiểm tra các hồ sơ của khoa, phòng và chấm điểm cho từng khoa, phòng.

d) Sau khi chấm điểm, nếu chưa đủ điểm đạt Chuẩn Quốc gia thì gửi kết quả chấm, điểm, hồ sơ minh chứng và đề xuất các hoạt động cần bổ sung, hỗ trợ của các Viện chuyên ngành đến các Phòng Chỉ đạo tuyến của các Viện được phân công và Cục Y tế dự phòng và Môi trường để có kế hoạch hỗ trợ giúp đỡ.

đ) Căn cứ vào nội dung còn chưa đạt, các Viện chuyên ngành và Cục Y tế dự phòng và Môi trường lên kế hoạch đi kiểm tra, giám sát và hỗ trợ đào tạo, xét nghiệm và cấp chứng chỉ đạt tiêu chuẩn chất lượng các xét nghiệm của các phòng xét nghiệm thuộc Trung tâm Y tế dự phòng.

e) Các Trung tâm Y tế dự phòng sau khi chấm điểm nếu đủ điểm đạt Chuẩn Quốc gia thì chuẩn bị đầy đủ hồ sơ minh chứng đạt chuẩn, lấy xác nhận của Sở Y tế sau đó gửi Cục Y tế dự phòng và Môi trường để xét công nhận.

2.3. Hồ sơ đề nghị xét công nhận đạt chuẩn:

a) Công văn đề nghị xét công nhận đạt chuẩn

b) Bảng phân tích, chấm điểm theo các chuẩn và hồ sơ minh chứng đạt chuẩn (lấy tài liệu và số liệu tại năm đề nghị xét công nhận đạt chuẩn, đối với nghiên cứu khoa học lấy tài liệu, số liệu của năm trước liền kề năm đề nghị xét công nhận đạt chuẩn)

3. Nguyên tắc tính điểm:

3.1. Đối với tổng số điểm của Trung tâm.

a) Chấm điểm tối đa là 100 điểm đối với những Trung tâm YTDP thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ quản lý và tổ chức toàn diện công tác y tế dự phòng trên địa bàn tỉnh đã được quy định tại Quyết định 05/2006/QĐ-BYT ngày 11/01/2006.

b) Đối với các Trung tâm YTDP không thực hiện đầy đủ các chức năng, nhiệm vụ do đã tách thành đơn vị riêng, hoặc các hoạt động cấp trên giao cho đơn vị khác thì tổng số điểm sẽ dưới 100 điểm do đã trừ các hoạt động và số điểm tương ứng. Ví dụ: Đơn vị A không có nhiệm vụ phòng chống HIV/AIDS thì số điểm chấm của đơn vị A (nếu đạt điểm tối đa) ở chuẩn V. Hoạt động kiểm soát bệnh truyền nhiễm sẽ là 15 điểm - 2 điểm = 13 điểm - tương ứng tổng số điểm của đơn vị đó sẽ dưới 100 (98 điểm trong trường hợp này)

c) Nếu Trung tâm YTDP được giao thêm nhiệm vụ khác, các hoạt động này sẽ được tính điểm bổ sung, nhưng mỗi hoạt động tối đa không quá 2 điểm và không được quá số điểm tối đa của Chuẩn đó.

d) Tổng điểm đạt Chuẩn quốc gia là khi từng Chuẩn đều đạt ≥ 80% số điểm theo chức năng nhiệm vụ của Trung tâm đã quy đổi lại điểm theo chức năng, nhiệm vụ thực tế.

3.2. Đối với từng chuẩn:

a) Cho điểm từng hạng mục, hoạt động của bảng chuẩn cụ thể trong bảng điểm ở cấp độ thực hiện như sau:

- Đối với các hạng mục, hoạt động đạt từ 80% trở lên cho điểm tối đa. Đạt từ 60-80% thì tính 70% điểm quy định. Đạt từ 30-60% thì tính 50% điểm quy định còn nếu dưới tính 30% thì không tính điểm.

- Căn cứ để tham khảo tính điểm: Các báo cáo, hồ sơ, sổ sách, số liệu lưu trữ và qua kiểm tra thực tế.

3.3. Quy định bắt buộc:

Các Trung tâm y tế dự phòng đạt Chuẩn quốc gia bên cạnh tổng số điểm phải đạt theo các nhóm tiêu chuẩn chung, bắt buộc phải đạt được số điểm tối thiểu đối với một số tiêu chuẩn cụ thể như sau:

TT

Tiêu chuẩn

Điều kiện và điểm tối thiểu phải đạt

1

Giám đốc và các Phó giám đốc

Từ 1,2 điểm trở lên

2

Các Trưởng, phó trưởng khoa/phòng

Từ 2,0 điểm trở lên

3

Nhân lực và cơ cấu

Từ 1,0 điểm trở lên

4

Trang thiết bị thiết yếu cho phòng xét nghiệm

Đạt 1,5 điểm

5

Khả năng xét nghiệm

Từ 4,0 điểm trở lên

 

PHỤ LỤC 2

ĐƠN VỊ BÁO CÁO

TT.YTDP tỉnh:………………

……………………………….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

 

……… ngày     tháng     năm 201…

 

BÁO CÁO

Tiến độ thực hiện chuẩn quốc gia Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh/thành phố

Quý…. năm 201…

1. Thông tin chung

• Địa chỉ:

• Giám đốc

• Điện thoại, fax

• Email

2. Những nội dung đã thực hiện tốt theo chuẩn:

Chuẩn QG

Liệt kê nội dung

Tỉ lệ đạt

Chuẩn 1

 

 

Chuẩn 2

 

 

Chuẩn 3

 

 

Chuẩn 4

 

 

Chuẩn 5

 

 

Chuẩn 6

 

 

Chuẩn 7

 

 

Chuẩn 8

 

 

Chuẩn 9

 

 

Chuẩn 10

 

 

3. Các hoạt động Trung tâm đã thực hiện trong quý

Chuẩn QG

Liệt kê nội dung

Kết quả

Chuẩn 1

 

 

Chuẩn 2

 

 

Chuẩn 3

 

 

Chuẩn 4

 

 

Chuẩn 5

 

 

Chuẩn 6

 

 

Chuẩn 7

 

 

Chuẩn 8

 

 

Chuẩn 9

 

 

Chuẩn 10

 

 

4. Những nội dung cần tuyến trên hỗ trợ trong thời gian tới

Chuẩn QG

Liệt kê nội dung cần hoàn thiện

Tỉ lệ đạt hiện nay

Yêu cầu hỗ trợ (ghi rõ)

Tên Viện hỗ trợ

Chuẩn 1

 

 

 

 

Chuẩn 2

 

 

 

 

Chuẩn 3

 

 

 

 

Chuẩn 4

 

 

 

 

Chuẩn 5

 

 

 

 

Chuẩn 6

 

 

 

 

Chuẩn 7

 

 

 

 

Chuẩn 8

 

 

 

 

Chuẩn 9

 

 

 

 

Chuẩn 10

 

 

 

 

5. Các kiến nghị:

 

 

GIÁM ĐỐC TT. YTDP

 

PHỤ LỤC 3

BỘ Y TẾ

Viện…………………………

………………………………

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------

 

……… ngày     tháng     năm 201…

 

BÁO CÁO

Giám sát hỗ trợ chuẩn quốc gia Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh/thành phố

6 tháng đầu năm/cả năm 201…

I. Thông tin chung

• Địa chỉ: …………………………………………………………………………………….

• Viện trưởng: ………………………………………………………………………………

• Điện thoại: ………………………………………………………………………………..

• Fax ………………………………....

• E.mail ………………………………

• Số Trung tâm YTDP tỉnh, thành phố yêu cầu hỗ trợ: ………………………….

• Số Trung tâm YTDP Viện đã thực hiện hỗ trợ giám sát trong 6 tháng: ………

II. Nội dung hỗ trợ, giám sát:

1- Tên Trung tâm được hỗ trợ, giám sát trong 6 tháng:

…………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………..

2- Nội dung hỗ trợ:

TT

Nội dung

Tên TT. YTDP

Kết quả

1.

Các hoạt động đào tạo

 

 

2.

Tư vấn mua sắm trang thiết bị theo chuẩn

- Sửa chữa, chuẩn chỉnh máy móc, dụng cụ

 

 

3.

Hoạt động chuyên môn, xét nghiệm

 

 

4.

Khác

 

 

III. Giám sát hỗ trợ thực hiện chuẩn:

- Cùng Trung tâm rà soát nội dung, tiến độ cần hoàn thiện đạt chuẩn theo kế hoạch (từ chuẩn 1 - chuẩn 10):

Chuẩn QG

Liệt kê nội dung cần hỗ trợ

Yêu cầu hỗ trợ              (Đào tạo, kinh phí, tư vấn, TTB…)

Kế hoạch/kết quả hỗ trợ của Viện

Chuẩn 1

 

 

 

Chuẩn 2

 

 

 

Chuẩn 3

 

 

 

Chuẩn 4

 

 

 

Chuẩn 5

 

 

 

Chuẩn 6

 

 

 

Chuẩn 7

 

 

 

Chuẩn 8

 

 

 

Chuẩn 9

 

 

 

Chuẩn 10

 

 

 

- Nhận xét, đánh giá:

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

IV. Kiến nghị (TT, Sở, UBND, Bộ Y tế):

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

....................................................................................................................................

 


PHÒNG CHỈ ĐẠO TUYẾN

…………., Ngày ……./ ……/ 201……
VIỆN TRƯỞNG

 

PHỤ LỤC 4

PHÂN CÔNG CỤ THỂ CỦA CÁC VIỆN

Phân công các Viện hỗ trợ Trung tâm y tế dự phòng thực hiện các hoạt động của Chuẩn quốc gia Trung tâm Y tế dự phòng

TT

Viện

Địa phương

1.

Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương

Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Hưng Yên, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lạng Sơn

2.

Viện Dinh dưỡng Trung ương

Thái Nguyên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Yên Bái, Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang

3.

Viện Y học lao động và Vệ sinh môi trường

Hà Nam, Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh

4.

Viện Sốt rét - Ký sinh trùng và Côn trùng Trung ương

Hà Nội, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu

5.

Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh

Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu, Tây Ninh, Bình Dương, TP.HCM, Long An

6.

Viện Pasteur Nha Trang

Đà Nẵng, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận

7.

Viện Vệ sinh dịch tễ Tây Nguyên

Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng

8.

Viện Vệ sinh - Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh

Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long, Sóc Trăng, Bạc Liêu

9.

Viện Sốt rét - Ký sinh trùng và Côn trùng thành phố Hồ Chí Minh

Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau

10.

Viện Sốt rét - Ký sinh trùng và Côn trùng Quy Nhơn.

Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định

 

PHỤ LỤC 5

HỒ SƠ MINH CHỨNG ĐẠT CHUẨN

TT

Chuẩn

Tài liệu minh chứng

1

Chuẩn I.

Tổ chức bộ máy và nhân lực

- QĐ của cơ quan có thẩm quyền về chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của đơn vị

- Danh sách cán bộ của TTYTDP (mẫu)

- Danh sách lãnh đạo từ khoa, phòng trở lên (mẫu) kèm theo bản chụp các chứng chỉ của GĐ và PGĐ theo tiêu chuẩn (sau đại học, bác sĩ chính hoặc chuyên viên chính, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học).

- Danh sách cán bộ đào tạo hàng năm

2

Chuẩn II.

Cơ sở hạ tầng

Sơ đồ mặt bằng (có sổ đỏ hoặc sơ đồ thiết kế xây dựng của Trung tâm)

Kết quả kiểm tra nước phục vụ hoạt động của Trung tâm (b/c của TT)

- Kết quả kiểm tra nước thải của Trung tâm (b/c của TT)

- Giấy chứng nhận về an toàn sinh học cấp II do các Viện VSDT/ Pasteur cấp

- Kết quả kiểm tra môi trường lao động tại Trung tâm (b/c của TT)

- Biên bản kiểm tra phòng chống cháy nổ (của CQ CAPCCC)

3

Chuẩn III.

Trang thiết bị

- Báo cáo của Trung tâm và bảng kiểm tra trang thiết bị theo mẫu (bao gồm TTBHC và TTBXN)

- Văn bản của Trung tâm quy định, hướng dẫn về sử dụng và bảo quản các trang thiết bị XN

- Sổ quản lý thiết bị, hóa chất, sinh phẩm, vắc xin, vật tư tiêu hao và dự trù hàng năm

- Danh mục các loại trang thiết bị đã kiểm định, hiệu chuẩn định kỳ kèm chứng nhận của các cơ quan hiệu chuẩn và kiểm định

- Danh sách các loại máy đã có đủ lý lịch máy, thiết bị (do TT lập)

- Sổ theo dõi hoạt động đối với các thiết bị XN chính.

4

Chuẩn IV.

Kế hoạch, tài chính, đào tạo, nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến

Công tác kế hoạch, tài chính.

- Bản kế hoạch hàng năm của Trung tâm

- Bản thông báo ngân sách của cơ quan có thẩm quyền.

- Báo cáo thực hiện kế hoạch hàng năm và 6 tháng của Trung tâm.

- Báo cáo hoạt động thu, chi tài chính của đơn vị hàng năm.

Công tác đào tạo, nghiên cứu và ứng dụng khoa học, chỉ đạo tuyến

- Hồ sơ quản lý đào tạo gồm: Kế hoạch đào tạo cán bộ của Trung tâm và các khoa phòng hàng năm: Danh sách các khóa/lớp chương trình đào tạo của các khóa/lớp cho tuyến trước trong năm; Danh sách cán bộ đã được đào tạo; Báo cáo tổng hợp kết quả đào tạo tuyến trước trong năm (Danh sách các đơn vị tuyến trước được trung tâm kiểm tra chuyên môn, kỹ thuật trong năm và nội dung được kiểm tra, kết quả hoạt động truyền thông trong năm)

Hồ sơ quản lý khoa học gồm: Quyết định phê duyệt và nghiệm thu các đề tài khoa học trong năm (trong năm kiểm tra và năm trước liền kề)

5

Chuẩn V.

Hoạt động kiểm soát bệnh truyền nhiễm

Kiểm soát các bệnh truyền nhiễm:

- Bản báo cáo chung về kiểm soát các bệnh truyền nhiễm với các nội dung và phụ lục kèm theo: Tình hình bệnh truyền nhiễm, phân tích theo thời gian địa điểm và con người; Kết quả giám sát, phát hiện sớm, điều tra, xử lý, khống chế các dịch bệnh xảy ra trên địa bàn trong năm; Bản đồ theo dõi dịch thường xuyên cập nhật; Bản lưu báo cáo, thông tin dịch theo quy định của Bộ Y tế.

- Quyết định thành lập đội chống dịch, kế hoạch và báo cáo hoạt động của đội chống dịch cơ động

- Danh mục các văn bản chỉ đạo, thông tin đối với các tuyến

Quản lý vắc xin, sinh phẩm y tế, tiêm chủng.

- Báo cáo về tình hình tiêm chủng trong năm, hoạt động của dây chuyền lạnh và chất lượng vắc xin, sinh phẩm

- Báo cáo tình hình khám phân loại và tư vấn trước khi tiêm chủng

- Sổ theo dõi tiêm chủng

Sổ theo dõi hoạt động của dây chuyền lạnh bảo quản vắc xin, sinh phẩm y tế

- Quy trình tiêm chủng an toàn

Bản hướng dẫn bà mẹ/người nhà sau tiêm chủng

- Danh mục thuốc, phương tiện xử lý phản ứng sau tiêm chủng

- Báo cáo tình hình khám phân loại và tư vấn trước khi tiêm chủng

Sổ theo dõi phản ứng, tai biến sau tiêm chủng và theo dõi xử lý tai biến sau tiêm chủng

Kiểm dịch y tế biên giới

- Báo cáo hoạt động kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu

Báo cáo việc thực hiện các biện pháp an toàn vệ sinh thực phẩm đối với các cơ sở chế biến và cung ứng thực phẩm, nước uống tại các cửa khẩu và trên các phương tiện vận tải qua biên giới;

- Báo cáo việc thực hiện các biện pháp phòng chống véc tơ truyền bệnh, các bệnh phải kiểm dịch trên các phương tiện vận chuyển, bến bãi trong khu vực cửa khẩu theo quy định;

- Bản thỏa thuận về phối hợp kiểm dịch y tế đối với các nước chung biên giới, các nước ký kết hiệp định về kiểm dịch y tế đối với Việt Nam, (nếu có)

Hoạt động phòng chống HIV/AIDS

- Báo cáo việc triển khai hướng dẫn thực hiện các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV theo chương trình mục tiêu quốc gia

- Báo cáo định kỳ của hệ thống giám sát và giám sát HIV/AIDS, bệnh lây truyền qua đường tình dục

- Báo cáo kết quả giám sát, kiểm tra hoạt động tại các đơn vị liên quan và tại tuyến trước hàng năm.

Các văn bản, báo cáo triển khai quy chế, biểu mẫu báo cáo hoạt động từ các đơn vị liên quan và tại tuyến trước

6

Chuẩn VI.

Hoạt động dinh dưỡng cộng đồng và an toàn vệ sinh thực phẩm

Các báo cáo hoạt động dinh dưỡng cộng đồng:

- Kết quả triển khai các chương trình, hoạt động cải thiện dinh dưỡng, phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng

- Kết quả triển khai tuần lễ dinh dưỡng phát triển.

Kết quả giám sát dinh dưỡng, điều tra tình trạng dinh dưỡng, khẩu phần ăn và kết quả phòng chống suy dinh dưỡng

Hoạt động an toàn vệ sinh thực phẩm

- Biên bản/báo cáo kết quả điều tra các vụ ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn và tình hình xử lý

- Thống kê các lớp, chương trình, kết quả tập huấn kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm cho cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm do tỉnh quản lý

Danh sách các cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn trong phạm vi quản lý và danh sách các đơn vị được kiểm tra trong năm

- Kết quả hướng dẫn, tư vấn cho các cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm áp dụng hệ thống quản lý chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn GMP, GHP và HACCP

7

Chuẩn VII.

Hoạt động sức khỏe môi trường và sức khỏe trường học

Quản lý giám sát chất lượng nước, công trình vệ sinh và bảo vệ môi trường

- Danh sách các cơ sở kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt, công trình vệ sinh trong năm.

Báo cáo kết quả giám sát chất lượng nước sinh hoạt, công trình vệ sinh trên địa bàn tỉnh theo quy định.

- Báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh về quản lý chất thải y tế.

- Báo cáo kết quả tập huấn cho các cơ sở y tế trong tỉnh/TP về việc thực hiện các quy định về quản lý chất thải, bảo vệ môi trường.

- Báo cáo tình hình điều tra, hướng dẫn xử lý các sự cố sức khỏe môi trường trên địa bàn (nếu có).

Sức khỏe trường học

- Danh sách các trường học và số lượng học sinh trong phạm vi quản lý.

- Báo cáo kết quả giám sát, kiểm tra định kỳ các yếu tố vệ sinh trường học.

- Các số liệu, thông tin, báo cáo liên quan đến công tác sức khỏe trường học.

- Báo cáo kết quả tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ về y tế trường học cho các cán bộ làm công tác y tế trường học.

Phong trào vệ sinh phòng bệnh

Báo cáo của trung tâm về phong trào vệ sinh phòng bệnh, làng văn hóa sức khỏe và các phong trào khác do ngành/địa phương phát động.

8

Chuẩn VIII.

Hoạt động sức khỏe nghề nghiệp - Phòng chống tai nạn thương tích

- Danh sách các cơ sở lao động trong diện quản lý có phân loại về loại hình, các yếu tố nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp.

- Danh sách hồ sơ vệ sinh lao động của các cơ sở đang quản lý.

Báo cáo hoạt động tuần lễ VSATLĐ và phòng chống cháy nổ, các hoạt động tuyên truyền khác về an toàn vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp và phòng chống tai nạn thương tích

Báo cáo định kỳ hoạt động vệ sinh lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

- Hồ sơ theo dõi kết quả giám sát môi trường lao động, khám sức khỏe định kỳ, khám bệnh nghề nghiệp; Danh sách người lao động bị bệnh nghề nghiệp.

- Báo cáo hoạt động phòng chống tai nạn thương tích và xây dựng mô hình điểm về cộng đồng an toàn.

Số liệu thống kê tai nạn thương tích theo quy định.

9

Chuẩn IX.

Hoạt động phòng chống sốt rét, các bệnh ký sinh trùng, nội tiết, rối loạn chuyển hóa

Báo cáo kết quả giám sát dịch tễ, ký sinh trùng, côn trùng thường gặp trong tỉnh của Trung tâm và của tuyến trước.

- Báo cáo kết quả triển khai chương trình phòng chống sốt rét quốc gia

- Báo cáo về việc triển khai các biện pháp phòng, chống các bệnh ký sinh trùng khác, bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa (nếu có).

10

Chuẩn X.

Hoạt động xét nghiệm

Khả năng xét nghiệm:

- Giấy chứng nhận đào tạo xét nghiệm của các cơ quan chuyên ngành.

Kế hoạch kiểm tra chất lượng xét nghiệm nội, ngoại kiểm.

- Sổ theo dõi số lượng và chất lượng kết quả xét nghiệm hàng tháng.

- Báo cáo 3 tháng, 6 tháng, hàng năm của phòng xét nghiệm.

- Phiếu đánh giá chất lượng xét nghiệm của các phòng xét nghiệm chuyên sâu thuộc các Viện chuyên ngành hoặc của các Phòng xét nghiệm quốc gia/quốc tế.

Quản lý chất lượng xét nghiệm: Trung tâm ban hành các quyết định/văn bản:

- Phân công cán bộ phụ trách quản lý chất lượng.

- Quy định chung về chức năng và nhiệm vụ của phòng xét nghiệm.

- Quy trình thực hành thao tác các kỹ thuật xét nghiệm.

- Quy định và hướng dẫn nội kiểm, ngoại kiểm.

- Quy định và hướng dẫn về bảo hộ lao động, an toàn sinh học, an toàn hóa học phòng xét nghiệm và hướng dẫn xử lý các sự cố đối với phòng xét nghiệm, các phương tiện ứng cứu khẩn trong phòng xét nghiệm (vòi nước, bình cứu hỏa…).

Các văn bản và biểu mẫu của Trung tâm quy định về:

- Tiếp nhận mẫu; Theo dõi bảo quản mẫu; Đóng gói, bảo quản, vận chuyển mẫu; Bàn giao mẫu; Thanh lý mẫu; Quy trình hủy mẫu; Thủ tục trả lời kết quả; Quy định, hướng dẫn quản lý thông tin, bảo quản an toàn, bảo mật hồ sơ phòng xét nghiệm.

 

PHỤ LỤC 6

BỘ Y TẾ

VIỆN……………………………………………………………………………..

 

 

GIẤY CHỨNG NHẬN

Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh/TP ……………………………………..

 

Đã đạt tiêu chuẩn kiểm tra

về xét nghiệm: …………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………...

 

 

Số:………………….

…………, Ngày……..tháng……..năm 201….
Viện trưởng

 

 

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 633/QĐ-BYT

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu633/QĐ-BYT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành23/02/2010
Ngày hiệu lực23/02/2010
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThể thao - Y tế
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật14 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 633/QĐ-BYT

Lược đồ Quyết định 633/QĐ-BYT năm 2010 hướng dẫn Chuẩn Quốc gia Trung tâm Y tế dự phòng


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 633/QĐ-BYT năm 2010 hướng dẫn Chuẩn Quốc gia Trung tâm Y tế dự phòng
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu633/QĐ-BYT
                Cơ quan ban hànhBộ Y tế
                Người kýTrịnh Quân Huấn
                Ngày ban hành23/02/2010
                Ngày hiệu lực23/02/2010
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThể thao - Y tế
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật14 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Quyết định 633/QĐ-BYT năm 2010 hướng dẫn Chuẩn Quốc gia Trung tâm Y tế dự phòng

                  Lịch sử hiệu lực Quyết định 633/QĐ-BYT năm 2010 hướng dẫn Chuẩn Quốc gia Trung tâm Y tế dự phòng

                  • 23/02/2010

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 23/02/2010

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực