Quyết định 638/QĐ-UBND

Quyết định 638/QĐ-UBND 2022 Kế hoạch quan trắc giám sát môi trường nuôi trồng thủy sản Gia Lai

Nội dung toàn văn Quyết định 638/QĐ-UBND 2022 Kế hoạch quan trắc giám sát môi trường nuôi trồng thủy sản Gia Lai


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 638/QĐ-UBND

Gia Lai, ngày 15 tháng 10 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH QUAN TRẮC, CẢNH BÁO VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 22/11/2017;

Căn cứ Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản;

Căn cứ Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu liên quan quan trắc môi trường;

Căn cứ Quyết định số 1151/QĐ-BNN-TCTS ngày 19/3/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 513/QĐ-TCTS-NTTS ngày 28/12/2021 của Tổng cục Thủy sản về việc phê duyệt hướng dẫn quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2025;

Căn cứ Quyết định số 450/QĐ-UBND ngày 29/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 194/TTr-SNNPTNT ngày 23/9/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản năm 2023 trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Thông tin và Truyền thông; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh và các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (báo cáo);
- Thường trực Tỉnh ủy (báo cáo);
- Thường trực HĐND (báo cáo);
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- CVP, các Phó CVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTTH, NL.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Kpă Thuyên

 

KẾ HOẠCH

QUAN TRẮC, CẢNH BÁO VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NĂM 2023 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIA LAI
(Kèm theo Quyết định số: 638/QĐ-UBND ngày 15/10/2022 của UBND tỉnh Gia Lai)

I. CÔNG TÁC QUAN TRẮC, CẢNH BÁO VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NĂM 2022

Thực hiện Quyết định số 1151/QĐ-BNN-TCTS ngày 19/3/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2025, Quyết định số 450/QĐ-UBND ngày 29/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về Kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai và Kế hoạch số 4866/KH-SNNPTNT ngày 15/12/2021 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản năm 2022.

Các nội dung thực hiện quan trắc theo kế hoạch đề ra, bao gồm: Phân tích kết quả nhóm 20 thông số quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản với tần suất lấy mẫu nước 01 lần/tháng vào tháng 6, 7, 11 (đi thực tế và hướng dẫn cán bộ địa phương nắm rõ phương pháp lấy mẫu, bảo quản, gửi mẫu); mỗi lần lấy 02 điểm (01 điểm tại hồ thủy điện Ia Ly, 01 điểm tại hồ thủy điện Hà Tây-huyện Chư Păh), mỗi điểm lấy 01 mẫu nước, mỗi mẫu nước có 01 phiếu kết quả phân tích (03 lần x 02 điểm x 01 mẫu x 01 phiếu kết quả), mỗi phiếu kết quả phân tích gồm 20 thông số: Nhiệt độ nước, Độ trong, DO (Oxy hòa tan), pH, N-NH4+, N-NO2-, N-NO3-, P-PO43-, H2S, COD (Oxy hóa học), TSS (Tổng chất rắn lơ lửng), Mật độ và thành phần tảo độc, Aeromonas tổng số, Streptococcus sp, Coliform, Thực vật phù du, Thuốc bảo vệ thực vật, Cd, Hg, Pb. Phân tích kết quả nhóm 16 thông số quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản với tần suất lấy mẫu nước 08 lần/08 ngày/tháng vào tháng 6; 02 lần/02 ngày/tháng vào tháng 7, 11; 03 lần/03 ngày/tháng vào tháng 8, 9, 10; mỗi lần lấy 02 điểm (01 điểm tại hồ thủy điện Ia Ly, 01 điểm tại hồ thủy điện Hà Tây-huyện Chư Păh), mỗi điểm lấy 01 mẫu nước, mỗi mẫu nước có 01 phiếu kết quả phân tích (21 lần x 02 điểm x 01 mẫu x 01 phiếu kết quả), mỗi phiếu kết quả phân tích gồm 16 thông số: Nhiệt độ nước, Độ trong, DO (Oxy hòa tan), pH, N-NH4+, N-NO2-, N-NO3-, P-PO43-, H2S, COD (Oxy hóa học), TSS (Tổng chất rắn lơ lửng), Mật độ và thành phần tảo độc, Aeromonas tổng số, Streptococcus sp, Coliform, Thực vật phù du. Phân tích kết quả nhóm 12 thông số quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản với tần suất lấy mẫu nước 04 lần/04 ngày/tháng vào tháng 7; 02 lần/02 ngày/tháng vào tháng 8, 9, 10, 11; mỗi lần lấy 02 điểm (01 điểm tại hồ thủy điện Ia Ly, 01 điểm tại hồ thủy điện Hà Tây-huyện Chư Păh), mỗi điểm lấy 01 mẫu nước, mỗi mẫu nước có 01 phiếu kết quả phân tích (12 lần x 02 điểm x 01 mẫu x 01 phiếu kết quả), mỗi phiếu kết quả phân tích gồm 12 thông số: Nhiệt độ nước, Độ trong, DO (Oxy hòa tan), pH, N-NH4+, N-NO2-, N-NO3-, P-PO43-, H2S, COD (Oxy hóa học), TSS (Tổng chất rắn lơ lửng), Mật độ và thành phần tảo độc.

Hiện tại, đơn vị quan trắc môi trường đã phối hợp Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chư Păh triển khai lấy mẫu nước tại hồ thủy điện Ia Ly, Hà Tây trong các tháng 6, 7, 8. Kết quả bước đầu cho thấy chất lượng nước tại hai điểm trên phù hợp cho hoạt động nuôi trồng thủy sản. Trong các tháng tiếp theo, đơn vị quan trắc sẽ tiếp tục lấy mẫu nước tại huyện Chư Păh theo kế hoạch đề ra, để đánh giá chất lượng nước và đưa ra cảnh báo kịp thời cho người nuôi.

Định hướng một số kết quả đạt được sau khi hoàn thành kế hoạch, bao gồm: Thích ứng kịp thời trong bối cảnh ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nói chung, thủy sản nói riêng đang tái cấu trúc theo hướng phát triển bền vững và gia tăng giá trị. Đáp ứng hoàn thành nhiệm vụ công tác quan trắc, cảnh báo môi trường trong nuôi trồng thủy sản đã và đang được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quan tâm chỉ đạo; phục vụ hiệu quả công tác chỉ đạo sản xuất, đồng thời kết quả quan trắc môi trường cũng là minh chứng thông tin phục vụ các đoàn thanh tra truy xuất nguồn gốc, đánh giá chứng nhận và định hướng kế hoạch phát triển, thu hút đầu tư về lĩnh vực thủy sản. Cảnh báo, dự báo, cung cấp thông tin, diễn biến chất lượng nước môi trường vùng nuôi, hướng dẫn các biện pháp xử lý, phòng ngừa khi môi trường thủy sản mất an toàn, giảm thiểu thiệt hại do môi trường gây ra, phòng ngừa hạn chế thấp nhất thiệt hại cho người nuôi thủy sản; hài hòa giữa bảo vệ môi trường sinh thái, khai thác, sử dụng bền vững đa dạng sinh học thủy sinh vật và phát triển sinh kế của người dân nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn sản xuất và phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững. Hoàn thiện cơ sở dữ liệu thông tin về quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản phục vụ hệ thống hóa trên nền dữ liệu số, công nghệ số, làm cơ sở dữ liệu môi trường, cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia, v.v..

II. KẾ HOẠCH QUAN TRẮC, CẢNH BÁO VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG TRONG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NĂM 2023

1. Mục tiêu

1.1. Mục tiêu chung

Quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường nuôi trồng thủy sản nhằm phục vụ hiệu quả công tác quản lý, chỉ đạo sản xuất nuôi trồng thủy sản; đồng thời đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm thủy sản, bảo vệ môi trường, hệ sinh thái, đa dạng sinh học, động thực vật thủy sinh.

1.2. Mục tiêu cụ thể

- Chủ động quan trắc, đánh giá, cảnh báo, giám sát sự biến động chất lượng nước nuôi trồng thủy sản kịp thời phát hiện nguy cơ ô nhiễm môi trường.

- Hướng dẫn việc thực hiện các biện pháp xử lý môi trường phù hợp, giúp tăng hiệu quả, giảm thiểu rủi ro trong nuôi trồng thủy sản và bảo vệ môi trường.

- Tạo cơ sở để cơ quan quản lý các cấp xây dựng khung lịch thời vụ nuôi, cơ cấu, đối tượng nuôi thủy sản phù hợp.

- Kết quả quan trắc và cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản được chuyển tải nhanh nhất đến đến các cơ quan quản lý, người nuôi và các tổ chức, cá nhân liên quan.

- Cung cấp được cơ sở dữ liệu về quan trắc môi trường thống nhất; cơ sở dữ liệu thông tin về quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản được hệ thống hóa.

2. Nội dung Kế hoạch

Triển khai hoạt động quan trắc, giám sát theo Quyết định số 450/QĐ- UBND ngày 29/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai, cụ thể:

2.1. Thông số, tần suất quan trắc, giám sát 1

- Thông số, tần suất quan trắc:

+ Nhóm I (16 thông số): Nhiệt độ nước, độ trong, DO (Oxy hòa tan), pH, N-NH4+, N-NO2-, N-NO3-, P-PO43-, H2S, COD (Oxy hóa học), TSS (Tổng chất rắn lơ lửng), mật độ và thành phần tảo độc, Aeromonas tổng số, Streptococcus sp, Coliform, thực vật phù du với tần suất quan trắc 2 lần/tháng, riêng tháng 4, 5, 6 hàng năm tăng tần suất 4 lần/tháng.

+ Nhóm II (04 thông số): Thuốc bảo vệ thực vật (01 nhóm Clo hữu cơ) và kim loại nặng Cd, Hg và Pb quan trắc với tần suất tối thiểu 3 lần/năm.

- Thông số, tần suất giám sát: Nhóm III (12 thông số): Nhiệt độ nước, độ trong, DO (Oxy hòa tan), pH, N-NH4+, N-NO2-, N-NO3-, P-PO43-, H2S, COD (Oxy hóa học), TSS (Tổng chất rắn lơ lửng), mật độ và thành phần tảo độc với tần suất quan trắc 4 lần/tháng.

2.2. Điểm, thời gian quan trắc, giám sát 2

- Điểm quan trắc, giám sát được lựa chọn tại những hồ có diện tích mặt nước lớn, nuôi trồng thủy sản theo hình thức lồng bè phát triển.

+ Tổng 02 điểm, gồm 01 điểm tại hồ thủy điện An Khê - Ka Nak thuộc thị xã An Khê và 01 điểm tại hồ C thủy điện Vĩnh Sơn thuộc huyện Kbang.

+ Thời gian quan trắc, giám sát: Dự kiến trong tháng 3 đến tháng 11 năm 2023.

(Chi tiết tại Phụ lục I kèm theo).

2.3. Phương pháp: Thực hiện theo Thông tư số 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu liên quan quan trắc môi trường; Quyết định số 513/QĐ-TCTS-NTTS ngày 28/12/2021 của Tổng cục Thủy sản về việc phê duyệt hướng dẫn quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2025 hoặc lựa chọn phương pháp quy định tại quy chuẩn quốc gia hiện hành, các phương pháp lấy mẫu đã được công nhận, đánh giá.

2.4. Các bước thực hiện

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y chủ trì, phối hợp với địa phương, các đơn vị liên quan triển khai công tác quan trắc môi trường, hướng dẫn và theo dõi việc thực hiện của đơn vị quan trắc môi trường.

- Đơn vị quan trắc môi trường có trách nhiệm thực hiện quan trắc 3:

+ Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước thủy sản thị xã An Khê, huyện Kbang để được dẫn đường, giám sát vị trí lấy mẫu, định vị tọa độ, thu thập các thông tin nuôi trồng thủy sản, tình hình dịch bệnh động vật thủy sản và kết quả quan trắc môi trường từ các bộ phận khác để đánh giá, tổng hợp, khuyến cáo và bổ sung kết quả quan trắc môi trường nuôi trồng thủy sản.

+ Đảm bảo đầy đủ nhân lực, an toàn lao động, phương tiện, máy móc, thiết bị, dụng cụ phục vụ công tác lấy mẫu, đo, phân tích, tổng hợp, xử lý số liệu thông số môi trường nuôi thủy sản theo quy định. Thực hiện đo, lấy mẫu, phân tích, tổng hợp, xử lý số liệu, báo cáo kết quả quan trắc và biên soạn bản tin quan trắc theo quy định.

+ Hướng dẫn cán bộ địa phương về phương pháp đo, lấy mẫu, bảo quản, gửi mẫu theo đúng quy định.

+ Khi phát hiện môi trường có diễn biến bất lợi hoặc có nguy cơ bất lợi cho sản xuất, nuôi trồng thủy sản tại địa bàn thực hiện lấy mẫu, phải báo cáo ngay cho Chi cục Chăn nuôi và Thú y để ra quyết định cảnh báo và ứng phó kịp thời.

+ Báo cáo kết quả quan trắc theo đợt: trong vòng 2-3 ngày (chậm nhất sau 5 ngày) kể từ ngày thu mẫu. Báo cáo kết quả quan trắc chất lượng môi trường theo năm gửi trước ngày 25 tháng 12 của năm. Báo cáo đột xuất (nếu có): Ngay khi có kết quả phân tích xác định nguyên nhân thủy sản chết, sự cố môi trường… theo quy định hiện hành4.

2.5. Dự kiến kinh phí thực hiện

- Dự kiến kinh phí thực hiện công tác quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản năm 2023: 152.072.000 đồng (Một trăm năm mươi hai triệu, không trăm bảy mươi hai nghìn đồng).

- Dự kiến kinh phí để quan trắc môi trường đột xuất 5: Khi xảy ra sự cố môi trường, xác định nguyên nhân thủy sản chết, dịch bệnh thủy sản bùng phát có chiều hướng lây lan diện rộng, trên cơ sở đề xuất của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính kiểm tra, tổng hợp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí để thực hiện.

(Chi tiết tại phụ lục II kèm theo).

- Nguồn kinh phí: Kinh phí thực hiện từ nguồn sự nghiệp kinh tế ngân sách tỉnh cấp cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong dự toán năm 2023.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, cơ quan, đơn vị và địa phương có liên quan tổ chức triển khai các nội dung theo Kế hoạch này.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm quản lý, sử dụng kinh phí để thực hiện Kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh theo đúng các quy định hiện hành.

- Căn cứ vào Kế hoạch này và các văn bản hướng dẫn liên quan, đôn đốc, chỉ đạo Chi cục Chăn nuôi và Thú y: Xây dựng hoặc điều chỉnh (nếu có) dự toán chi tiết quan trắc môi trường gửi cơ quan chuyên môn trực thuộc Sở kiểm tra, tổng hợp tham mưu dự toán năm 2023 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; chủ trì, phối hợp với đơn vị quan trắc môi trường, các cơ quan, đơn vị liên quan và các địa phương tổ chức triển khai hiệu quả công tác quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản; thông báo kết quả quan trắc theo đợt, ngày và tham mưu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về thông tin, chia sẻ, tuyên truyền kết quả quan trắc môi trường năm 2023 gửi Tổng cục Thủy sản, Cục Thú y, đồng gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tại địa điểm quan trắc và các đơn vị liên quan theo đúng thời gian quy định.

- Phối hợp các địa phương, đơn vị liên quan hướng dẫn, khuyến cáo, cảnh báo cho người nuôi trồng thủy sản tại các khu vực được quan trắc và trên toàn địa bàn tỉnh biết, chủ động ứng phó và tổ chức thực hiện các hoạt động thủy sản đạt hiệu quả.

2. Sở Tài chính: Căn cứ vào Kế hoạch này, dự kiến kinh phí nêu tại Quyết định số 450/QĐ-UBND ngày 29/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh và trên cơ sở dự toán kinh phí để thực hiện Kế hoạch được tổng hợp chung trong dự toán năm 2023 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính kiểm tra, tổng hợp tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét trình Hội đồng nhân dân tỉnh bố trí kinh phí cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để thực hiện Kế hoạch theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn.

3. Sở Tài nguyên và Môi trường: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rà soát, thẩm định chi tiết thông số, tần suất, địa điểm và thời gian thực hiện, tránh trùng lặp, chồng chéo trong quá trình quan trắc, đánh giá chất lượng môi trường nước mặt thuộc nhiệm vụ hàng năm của Sở Tài nguyên và Môi trường; cung cấp thông tin, kết quả quan trắc môi trường có liên quan.

4. Sở Thông tin và Truyền thông: Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan, đơn vị có liên quan, chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tấn báo chí hoạt động trên địa bàn tỉnh và hệ thống thông tin cơ sở, thông tin, tuyên truyền, phổ biến những nội dung có liên quan của Kế hoạch này và các văn bản hướng dẫn, khuyến cáo, cảnh báo về quan trắc môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng.

5. Sở Công Thương: Căn cứ theo chức năng nhiệm vụ được giao, chỉ đạo các đơn vị được giao quản lý công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cơ quan chuyên môn và tổ chức, cá nhân có liên quan đẩy mạnh và tạo điều kiện thực hiện công tác quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

Chỉ đạo các phòng, ban, cơ quan, đơn vị chuyên môn chủ trì, phối hợp với cơ quan, đơn vị liên quan tại địa phương:

- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Chăn nuôi và Thú y, các cơ quan liên quan và đơn vị quan trắc môi trường triển khai, thực hiện các nội dung kế hoạch quan trắc môi trường trong nuôi trồng thủy sản tại địa phương.

- Cử người giám sát, lưu gửi hình ảnh minh chứng thực tế, tọa độ vị trí việc lấy mẫu nước đến Chi cục Chăn nuôi và Thú y, các cơ quan liên quan do đơn vị quan trắc môi trường trực tiếp thực hiện tại địa bàn; tham gia tập huấn nghiệp vụ lấy mẫu, phân tích mẫu quan trắc môi trường khi được tổ chức; trường hợp khi có đủ năng lực, chứng chỉ, chứng nhận lấy mẫu theo quy định, thực hiện lấy mẫu thu mẫu nước phân tích gửi đơn vị quan trắc môi trường khi được đề nghị (mọi chi phí do đơn vị quan trắc chi trả).

- Sau khi có báo cáo kết quả quan trắc của cơ quan chuyên môn, tiến hành cảnh báo và giám sát môi trường các khu vực thực hiện quan trắc, thông báo cho người dân trên địa bàn biết, chủ động ứng phó, làm cơ sở để triển khai các biện pháp quản lý các yếu tố môi trường trong quá trình nuôi trồng thủy sản.

- Hướng dẫn chủ cơ sở, hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn quản lý chủ động theo dõi, giám sát môi trường tại khu vực nuôi trồng thủy sản; ghi chép đầy đủ thông tin, số liệu thu thập, các biện pháp xử lý môi trường vượt ngưỡng cho phép theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thủy sản và đơn vị thực hiện quan trắc; cung cấp thông tin, số liệu về quan trắc môi trường, phòng bệnh động vật thủy sản nuôi khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; hỗ trợ các tổ chức, cá nhân, cơ quan quản lý triển khai thực hiện hoạt động quan trắc môi trường kịp thời, hiệu quả. Xác định vị trí, địa điểm xảy ra sự cố môi trường thủy sản, thủy sản chết, dịch bệnh thủy sản bùng phát (nếu có) nằm trên địa bàn thuộc phạm vi quản lý, kiểm tra, xác nhận hiện trường báo cáo kịp thời gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, tham mưu, đề xuất theo quy định.

- Dựa trên kết quả thích hợp của chất lượng nước quan trắc, tuyên truyền, liên kết, giới thiệu, thu hút đầu tư thủy sản tại địa bàn và các địa bàn lân cận trong tỉnh.

7. Các cơ sở nuôi trồng thủy sản

- Tham gia giám sát chất lượng nước tại cơ sở sản xuất của mình.

- Phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước thủy sản trong quan trắc, giám sát và cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản.

- Kịp thời thông báo các diễn biến bất thường của môi trường nuôi trồng thủy sản và báo cáo với cơ quan quản lý nhà nước thủy sản tại địa bàn.

- Ghi chép đầy đủ thông tin, số liệu thu thập, các biện pháp xử lý môi trường vượt ngưỡng cho phép theo hướng dẫn của cơ quan quản lý thủy sản và đơn vị thực hiện quan trắc.

Trên đây là Kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản năm 2023 trên địa bàn tỉnh Gia Lai, yêu cầu các cơ quan, đơn vị, địa phương và tổ chức, cá nhân có liên quan nghiêm túc triển khai, thực hiện./.

 

PHỤ LỤC I:

DỰ KIẾN HÌNH THỨC THỰC HIỆN CÔNG TÁC LẤY MẪU QUAN TRẮC, CẢNH BÁO VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NĂM 2023
(Ban hành kèm theo Quyết định số 638/QĐ-UBND ngày 15 tháng 10 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)

TT

Các tháng trong năm

Quy định Quan trắc

Quy định Giám sát

Quy định mẫu thực tế, thông số trên 01 điểm

Dự kiến điểm thực hiện năm 2023

Tổng mẫu thực tế năm 2023

Nhóm I (16 thông số)

Nhóm II (04 thông số)

Nhóm III (12 thông số)

Mẫu thực tế

Thông số phân tích

Phương pháp

Hình thức thực hiện

An khê (hồ thủy điện An Khê - Ka Nak)

Kbang (hồ C thủy điện Vĩnh Sơn)

1

Tháng 3

01 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

20 thông số

Phân tích chung tất cả thông số đánh giá cho 3 nhóm I, II, III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu và hướng dẫn phương pháp đo, lấy mẫu, bảo quản, gửi mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

 

 

01 mẫu

01 mẫu

12 thông số

Phân tích đánh giá thông số Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

 

 

01 mẫu

01 mẫu

12 thông số

Phân tích đánh giá thông số Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

01 mẫu

 

01 mẫu

01 mẫu

16 thông số

Phân tích thông số Nhóm I kế thừa đánh giá cho Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

2

Tháng 4

01 mẫu

 

01 mẫu

01 mẫu

16 thông số

Phân tích thông số Nhóm I kế thừa đánh giá cho Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

01 mẫu

 

01 mẫu

01 mẫu

16 thông số

Phân tích thông số Nhóm I kế thừa đánh giá cho Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

01 mẫu

 

01 mẫu

01 mẫu

16 thông số

Phân tích thông số Nhóm I kế thừa đánh giá cho Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

01 mẫu

 

01 mẫu

01 mẫu

16 thông số

Phân tích thông số Nhóm I kế thừa đánh giá cho Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

3

Tháng 5

01 mẫu

 

01 mẫu

01 mẫu

16 thông số

Phân tích thông số Nhóm I kế thừa đánh giá cho Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

01 mẫu

 

01 mẫu

01 mẫu

16 thông số

Phân tích thông số Nhóm I kế thừa đánh giá cho Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

01 mẫu

 

01 mẫu

01 mẫu

16 thông số

Phân tích thông số Nhóm I kế thừa đánh giá cho Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

01 mẫu

 

01 mẫu

01 mẫu

16 thông số

Phân tích thông số Nhóm I kế thừa đánh giá cho Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

4

Tháng 6

01 mẫu

 

01 mẫu

01 mẫu

16 thông số

Phân tích thông số Nhóm I kế thừa đánh giá cho Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

01 mẫu

 

01 mẫu

01 mẫu

16 thông số

Phân tích thông số Nhóm I kế thừa đánh giá cho Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

01 mẫu

 

01 mẫu

01 mẫu

16 thông số

Phân tích thông số Nhóm I kế thừa đánh giá cho Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

01 mẫu

 

01 mẫu

01 mẫu

16 thông số

Phân tích thông số Nhóm I kế thừa đánh giá cho Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

5

Tháng 7

01 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

20 thông số

Phân tích chung tất cả thông số đánh giá cho 3 nhóm I, II, III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

 

 

01 mẫu

01 mẫu

12 thông số

Phân tích đánh giá thông số Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

 

 

01 mẫu

01 mẫu

12 thông số

Phân tích đánh giá thông số Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

01 mẫu

 

01 mẫu

01 mẫu

16 thông số

Phân tích thông số Nhóm I kế thừa đánh giá cho Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

6

Tháng 8

01 mẫu

 

01 mẫu

01 mẫu

16 thông số

Phân tích thông số Nhóm I kế thừa đánh giá cho Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

 

 

01 mẫu

01 mẫu

12 thông số

Phân tích đánh giá thông số Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

 

 

01 mẫu

01 mẫu

12 thông số

Phân tích đánh giá thông số Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

01 mẫu

 

01 mẫu

01 mẫu

16 thông số

Phân tích thông số Nhóm I kế thừa đánh giá cho Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

7

Tháng 9

01 mẫu

 

01 mẫu

01 mẫu

16 thông số

Phân tích thông số Nhóm I kế thừa đánh giá cho Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

 

 

01 mẫu

01 mẫu

12 thông số

Phân tích đánh giá thông số Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

 

 

01 mẫu

01 mẫu

12 thông số

Phân tích đánh giá thông số Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

01 mẫu

 

01 mẫu

01 mẫu

16 thông số

Phân tích thông số Nhóm I kế thừa đánh giá cho Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

8

Tháng 10

01 mẫu

 

01 mẫu

01 mẫu

16 thông số

Phân tích thông số Nhóm I kế thừa đánh giá cho Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

 

 

01 mẫu

01 mẫu

12 thông số

Phân tích đánh giá thông số Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

 

 

01 mẫu

01 mẫu

12 thông số

Phân tích đánh giá thông số Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

01 mẫu

 

01 mẫu

01 mẫu

16 thông số

Phân tích thông số Nhóm I kế thừa đánh giá cho Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

9

Tháng 11

01 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

01 mẫu

20 thông số

Phân tích chung tất cả thông số đánh giá cho 3 nhóm I, II, III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

 

 

01 mẫu

01 mẫu

12 thông số

Phân tích đánh giá thông số Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

 

 

01 mẫu

01 mẫu

12 thông số

Phân tích đánh giá thông số Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

01 mẫu

 

01 mẫu

01 mẫu

16 thông số

Phân tích thông số Nhóm I kế thừa đánh giá cho Nhóm III

Đơn vị quan trắc đi trực tiếp lấy mẫu

01 mẫu

01 mẫu

02 mẫu

TỔNG SỐ

24 mẫu Đáp ứng đủ tần suất quan trắc 2 lần/tháng, riêng tháng 4, 5, 6 hàng năm tăng tần suất 4 lần/tháng (tương ứng 24 mẫu/năm)

03 mẫu Đáp ứng đủ tần suất 3 lần/năm (tương ứng 3 mẫu/năm)

36 mẫu Đáp ứng đủ tần suất quan trắc 4 lần/tháng (tương ứng 36 mẫu/năm)

36 mẫu thực tế

Đáp ứng đủ tất cả các thông số quy định (12 lần phân tích 12 thông số; 21 lần phân tích 16 thông số; 03 lần phân tích 20 thông số)

Tổng 36 mẫu phân tích/điểm (36 mẫu phân tích/36 phiếu kết quả/điểm)

Đi trực tiếp lấy mẫu tổng 36 lần/điểm

36 mẫu phân tích/điểm (tại An Khê)

36 mẫu phân tích/điểm (tại Kbang)

Tổng 72 mẫu phân tích/72 phiếu kết quả/02 điểm (tại An Khê và Kbang)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC II:

DỰ KIẾN KINH PHÍ QUAN TRẮC, CẢNH BÁO VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN NĂM 2023
(Ban hành kèm theo Quyết định số 638/QĐ-UBND ngày 15 tháng 10 năm 2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai)

TT

Nội dung, thông số quan trắc

Đơn vị

Số lượng

Đơn giá

Thành tiền (VNĐ)

Ghi chú

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)=(4)x(5)

 

TỔNG KINH PHÍ (A+B)

 

 

 

182.072.000

 

A. Tổng kinh phí thực hiện công tác quan trắc năm 2023 (I+II)

 

 

 

152.072.000

 

I. Chi phí phân tích mẫu (1+2+3)

 

 

 

134.472.000

 

1. Phân tích 20 thông số (03 lần phân tích x 02 điểm lấy mẫu)

 

 

 

20.964.000

 

1

Nhiệt độ nước

Lần

6

50.000

300.000

Căn cứ Quyết định số 450/QĐ-UBND ngày 29/7/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai

2

Độ trong

Lần

6

60.000

360.000

3

DO (Oxy hòa tan)

Lần

6

80.000

480.000

4

pH

Lần

6

60.000

360.000

5

N-NH4+

Lần

6

120.000

720.000

6

N-NO2-

Lần

6

100.000

600.000

7

N-NO3-

Lần

6

120.000

720.000

Căn cứ Quyết định số 450/QĐ-UBND ngày 29/7/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai

8

P-PO43-

Lần

6

120.000

720.000

9

H2S

Lần

6

120.000

720.000

10

COD (Oxy hóa học)

Lần

6

120.000

720.000

11

TSS (Tổng chất rắn lơ lửng)

Lần

6

100.000

600.000

12

Mật độ và thành phần tảo độc

Lần

6

190.000

1.140.000

13

Aeromonas tổng số

Lần

6

188.000

1.128.000

14

Streptococcus sp

Lần

6

188.000

1.128.000

15

Coliform

Lần

6

188.000

1.128.000

16

Thực vật phù du

Lần

6

190.000

1.140.000

17

Thuốc bảo vệ thực vật (01 nhóm Clo hữu cơ)

Lần

6

1.000.000

6.000.000

18

Cd

Lần

6

150.000

900.000

19

Hg

Lần

6

200.000

1.200.000

20

Pb

Lần

6

150.000

900.000

Căn cứ Quyết định số 450/QĐ-UBND ngày 29/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai

2. Phân tích 16 thông số (21 lần phân tích x 02 điểm)

 

 

 

83.748.000

1

Nhiệt độ nước

Lần

42

50.000

2.100.000

2

Độ trong

Lần

42

60.000

2.520.000

3

DO (Oxy hòa tan)

Lần

42

80.000

3.360.000

4

pH

Lần

42

60.000

2.520.000

5

N-NH4+

Lần

42

120.000

5.040.000

6

N-NO2-

Lần

42

100.000

4.200.000

7

N-NO3-

Lần

42

120.000

5.040.000

8

P-PO43-

Lần

42

120.000

5.040.000

9

H2S

Lần

42

120.000

5.040.000

10

COD (Oxy hóa học)

Lần

42

120.000

5.040.000

11

TSS (Tổng chất rắn lơ lửng)

Lần

42

100.000

4.200.000

12

Mật độ và thành phần tảo độc

Lần

42

190.000

7.980.000

Căn cứ Quyết định số 450/QĐ-UBND ngày 29/7/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai

13

Aeromonas tổng số

Lần

42

188.000

7.896.000

14

Streptococcus sp

Lần

42

188.000

7.896.000

15

Coliform

Lần

42

188.000

7.896.000

16

Thực vật phù du

Lần

42

190.000

7.980.000

3. Phân tích 12 thông số (12 lần phân tích x 02 điểm)

 

 

 

29.760.000

1

Nhiệt độ nước

Lần

24

50.000

1.200.000

2

Độ trong

Lần

24

60.000

1.440.000

3

DO (Oxy hòa tan)

Lần

24

80.000

1.920.000

4

pH

Lần

24

60.000

1.440.000

5

N-NH4+

Lần

24

120.000

2.880.000

6

N-NO2-

Lần

24

100.000

2.400.000

7

N-NO3-

Lần

24

120.000

2.880.000

8

P-PO43-

Lần

24

120.000

2.880.000

Căn cứ Quyết định số 450/QĐ-UBND ngày 29/7/2021 của UBND tỉnh về việc ban hành Kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai

9

H2S

Lần

24

120.000

2.880.000

10

COD (Oxy hóa học)

Lần

24

120.000

2.880.000

11

TSS (Tổng chất rắn lơ lửng)

Lần

24

100.000

2.400.000

12

Mật độ và thành phần tảo độc

Lần

24

190.000

4.560.000

II. Chi phí phục vụ công tác lấy mẫu tại An Khê, Kbang (36 lần lấy mẫu/9 tháng triển khai, 04 ngày/tháng/lần lấy mẫu)

 

 

 

17.600.000

 

1

Chi phí di chuyển từ đơn vị quan trắc đến Gia Lai (02 lượt đi và về x 01 người x 09 lần/09 tháng lên Gia Lai lấy mẫu, từ tháng 3 đến tháng 11)

Lượt

18

300.000

5.400.000

Thanh toán theo thực tế vé xe, dự kiến 300.000 đồng/lượt (vé xe, di chuyển đến bến xe, từ bến xe đến nơi lưu trú,...)

2

Chi phí lưu trú của đơn vị quan trắc (01 người/phòng x 03 đêm/04 ngày/tháng/lần lên lấy mẫu x 09 lần/09 tháng lên Gia Lai lấy mẫu, từ tháng 3 đến tháng 11)

Đêm

27

200.000

5.400.000

Thanh toán theo thực tế dự kiến 200.000 đồng một đêm/phòng/người

3

Chi phí thuê xe máy, xăng xe đi lấy mẫu của đơn vị quan trắc tại An Khê, Kbang (01 xe/lần đi lấy mẫu x 36 lần/36 ngày lấy mẫu)

Lần

36

150.000

5.400.000

Thanh toán theo thực tế dự kiến thuê xe máy, xăng xe đi lấy mẫu 150.000 đồng/lần lấy mẫu

4

Chi phí phục vụ quan trắc liên quan khác cho toàn bộ quá trình quan trắc

Lần

1

1.400.000

1.400.000

Thanh toán theo thực tế dự kiến mua dụng cụ phục vụ công tác quan trắc (mua thùng xốp, cal nhựa, hóa chất,...), cước phí gửi mẫu… cho toàn bộ quá trình quan trắc

B. Dự trù kinh phí quan trắc môi trường đột xuất (Dự kiến dự phòng 30.000.000 đồng/Tổng kinh phí thực hiện quan trắc 152.072.000 đồng x 100% = 19,72%)

 

 

 

30.000.000

Thanh toán theo hóa đơn thực tế dự kiến kinh phí dự trù chiếm gần 20% tổng kinh phí thực hiện quan trắc, đảm bảo không làm phát sinh kinh phí đã được phê duyệt tại Quyết định số 450/QĐ-UBND ngày 29/7/2021 của UBND tỉnh; quy định thực hiện dự trù kinh phí căn cứ Quyết định số 513/QĐ-TCTS-NTTS ngày 28/12/2021 của Tổng cục Thủy sản về việc phê duyệt hướng dẫn quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2025.

 



1 Căn cứ: Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định số 1151/QĐ-BNN-TCTS ngày 19/3/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2025; Điểm a khoản 4.2.2 mục 4. Nội dung thực hiện tại Quyết định số 450/QĐ-UBND ngày 29/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

2 Căn cứ: Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định số 1151/QĐ-BNN-TCTS ngày 19/3/2021 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2025, tỉnh Gia Lai thực hiện 08 điểm nuôi lồng, bè thủy sản nước ngọt; Điểm b khoản 4.2.2 mục 4. Nội dung thực hiện tại Quyết định số 450/QĐ-UBND ngày 29/7/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Kế hoạch quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường trong nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Lựa chọn vị trí, định vị tọa độ, địa điểm, thông số, thời điểm, tần suất, phương pháp quan trắc căn cứ vào tình hình thực tế điều kiện sản xuất nuôi trồng thủy sản và ngân sách được giao để điều chỉnh cho phù hợp đảm bảo phục vụ hiệu quả công tác quan trắc môi trường.

3 Đơn vị quan trắc môi trường là tổ chức, cá nhân đủ điều kiện tham gia hoạt động quan trắc, cảnh báo môi trường nuôi trồng thủy sản được Tổng cục Thủy sản giao hoặc chỉ định thực hiện nhiệm vụ quan trắc môi trường, hướng dẫn tại Thông tư số 04/2016/TT-BNNPTNT ngày 10/5/2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản và các văn bản hiện hành khác.

4 Căn cứ: Khoản 2 Mục IX Chương II Quyết định số 513/QĐ-TCTS-NTTS ngày 28/12/2021 của Tổng cục Thủy sản về việc phê duyệt hướng dẫn quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2025.

5 Dự trù kinh phí quan trắc môi trường đột xuất 30.000.000 đồng căn cứ Khoản 15 Mục I Chương I Quyết định số 513/QĐ-TCTS-NTTS ngày 28/12/2021 của Tổng cục Thủy sản về việc phê duyệt hướng dẫn quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2025 (yêu cầu lập dự toán cần dự trù từ 10 - 20% kinh phí để quan trắc môi trường đột xuất).

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 638/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu638/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành15/10/2022
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhậtnăm ngoái
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 638/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 638/QĐ-UBND 2022 Kế hoạch quan trắc giám sát môi trường nuôi trồng thủy sản Gia Lai


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 638/QĐ-UBND 2022 Kế hoạch quan trắc giám sát môi trường nuôi trồng thủy sản Gia Lai
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu638/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Gia Lai
                Người kýKpă Thuyên
                Ngày ban hành15/10/2022
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhậtnăm ngoái

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Quyết định 638/QĐ-UBND 2022 Kế hoạch quan trắc giám sát môi trường nuôi trồng thủy sản Gia Lai

                            Lịch sử hiệu lực Quyết định 638/QĐ-UBND 2022 Kế hoạch quan trắc giám sát môi trường nuôi trồng thủy sản Gia Lai

                            • 15/10/2022

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực