Quyết định 64/2006/QĐ-UBND

Quyết định 64/2006/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu y tế Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010 trên địa bàn tỉnh Bình Phước

Quyết định 64/2006/QĐ-UBND Kế hoạch Chương trình mục tiêu y tế Quốc gia phòng chống HIV/AIDS Bình Phước đã được thay thế bởi Quyết định 1320/QĐ-UBND năm 2012 danh mục văn bản Bình Phước hết hiệu lực và được áp dụng kể từ ngày 27/06/2012.

Nội dung toàn văn Quyết định 64/2006/QĐ-UBND Kế hoạch Chương trình mục tiêu y tế Quốc gia phòng chống HIV/AIDS Bình Phước


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 64/2006/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 15 tháng 6 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU Y TẾ QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2006-2010 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 36/2004/QĐ-TTg ngày 17/3/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại tờ trình số 394/TTr-SYT ngày 31/5/2006,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu y tế quốc gia phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010 trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Điều 2. Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các Sở,Ban, Ngành và các địa phương cụ thể hóa Quyết định này để triển khai thực hiện thống nhất trên phạm vi toàn tỉnh nhằm đạt được các mục tiêu, chỉ tiêu của Kế hoạch này.

Điều 3. Các ông(bà) Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Y tế, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Lao động thương binh và xã hội, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Thỏa

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU Y TẾ QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 64/2006/QĐ-UBND ngày 15 tháng 6 năm 2006 của UBND tỉnh)

Phần I:

ĐẶC ĐIỂM CHUNG

Bình Phước là một tỉnh miền núi, nông nghiệp, biên giới và dân tộc thiểu số với diện tích 6.857,34 km2, dân số khoảng 817.247 người ( trong đó có khoảng 20% dân tộc thiểu số với khoảng 41 dân tộc ) gồm 7 huyện và 01 thị xã. Tỉnh có đường biên giới với chiều dài 240 km giáp với Campuchia. Từ khi được tái lập năm 1997, tình hình di dân tự do, biến động dân số cơ học rất lớn, kèm theo là sự di chuyển của tội phạm ma túy, mại dâm và HIV.

Tình hình nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh, kể từ năm 1993, phát hiện ca nhiễm đầu tiên. Cho đến 30 tháng 12 năm 2006, tổng số lũy tích nhiễm HIV: 4501 người trong đó người địa phương là 508 người , lũy tích chuyển sang AIDS: 88 trong đó người địa phương: 33 và lũy tích tử vong do AIDS: 75 trong đó người địa phương 27. Hằng năm nhiễm HIV ngày càng gia tăng cả về số lượng và đối tượng, tình hình nhiễm không còn ở đối tượng có nguy cơ cao mà lan tràn đến các đối tượng như: Tân binh, phụ nữ mang thai, người dân, cán bộ CNVC …. HIV có mặt 100% huyện- thị và khoảng 60% xã, phường trong tỉnh . Đặc biệt ở các trường trại 05,06CP, Trung tâm cai nghiện giáo dục - xã hội , Trung tâm bảo trợ xã hội. Trong các trung tâm này tỷ lệ nhiễm rất cao, nhất là các trung tâm chữa bệnh Thành phố Hồ Chí Minh đóng trên địa bàn tỉnh.

Phần II

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS

1. Công tác tổ chức:

-Thành lập Ban chỉ đạo phòng chống HIV/AIDS các cấp: Tỉnh, Huyện, Xã

-Ban AIDS Sở Y tế ( Sở y tế và các Tiểu ban trực thuộc Sở )

-Khoa phòng chống HIV/AIDS ( TTYT Dự phòng Tỉnh )

-Chuyên trách phòng chống AIDS ở 52 xã /phường trọng điểm.

2. Hoạt động phòng chống HIV/AIDS

-Kết quả thực hiện qua các năm:

* Nội dung và kinh phí do Trung ương đầu tư cho các năm

Đơn vị tính:1.000

TT

Nội dung hoạt động

2000

2001

2002

2003

2004

2005

Tổng cộng

1

Thông tin - giáo dục - truyền thông thay đổi hành vi

150.000

157.000

155.000

230.000

215.020

189.000

1.096.020

2

Chương trình can thiệp giảm tác hại

 

 

 

 

 

 

 

3

Chương trình chăm sóc hỗ trợ người nhiễm HIV

7.000

7.000

10.000

9.000

5.000

22.500

60.500

4

Theo dõi, đánh giá chương trình giám sát HIV/AIDS

12.000

20.000

32.000

37.000

30.000

 

131.000

5

Chương trình tiếp cận điều trị AIDS

 

 

 

 

 

 

 

6

Chương trình dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con

 

 

 

 

 

 

 

7

Chương trình quản lý và điều trị các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục

 

 

 

 

 

 

 

8

Chương trình an toàn truyền máu

2.000

2.000

3.000

5.000

3.000

6.000

21.000

9

Chương trình nâng cao năng lực và hợp tác quốc tế

 

 

 

 

 

 

 

10

Hoạt động khác

 

 

 

 

 

 

 

 

-Hoạt động y tế

28.000

25.000

14.000

54.000

44.840

28.000

193.840

 

-Trang thiết bị

110.000

75.000

75.000

18.000

 

20.000

298.000

 

-Xã trọng điểm

45.000

55.000

60.000

67.000

49.920

80.680

357.600

 

Hoạt động tại tỉnh

11.000

15.000

11.000

25.000

 

 

62.000

 

CT tổ chức, hội họp, quản lý

 

 

 

 

21.960

 

21.960

 

Phòng lây nhiễm HIV trong lĩnh vực y tế ( tại Huyện )

 

 

 

 

132.260

53.820

186.080

 

Tổng cộng

365.000

356.000

360.000

445.000

502.000

400.000

2.428.000

- Tỉnh Bình Phước là tỉnh giám sát phát hiện HIV/AIDS theo mục tiêu và chỉ tiêu Trung ương giao, do đó các mặt hoạt động chỉ yếu là tuyên truyền giáo dục thay đổi hành vi của các nhóm đối tượng có nguy cơ cao và tất cả nhân dân - cán bộ công nhân viên, học sinh, sinh viên trong toàn tỉnh hiểu biết và dự phòng lây truyền HIV, kết hợp giám sát mẫu HIV để có biện pháp can thiệp. Kết quả đạt được qua các năm là nhờ sự quan tâm chỉ đạo của các cấp lãnh đạo Đảng, cấp chính quyền các địa phương và sự nỗ lực của các ban ngành đoàn thể cũng như các cán bộ làm công tác phòng chống HIV/AIDS.

Phần III

MỤC TIÊU PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS GIAI ĐOẠN 2006-2010

Qua những thành tựu đã đạt được qua các năm trong công tác phòng chống HIV/AIDS, chúng ta cần phát huy và rút kinh nghiệm trong giai đoạn tới nhằm cùng cả nước phấn đấu đạt các mục tiêu, chỉ tiêu mà Đảng, Nhà nước đã cam kết và đưa ra những chiến lược, tầm nhìn cụ thể nhằm ngăn ngừa hiểm họa HIV/AIDS để đưa kinh tế - xã hội ngày càng tăng trưởng, phát triển và thoát nghèo. Dựa trên thực tế của các năm tỉnh Bình Phước quyết tâm thực hiện các chỉ tiêu, mục tiêu cho giai đoạn 2006-2010 và một số chỉ số cần có để làm nền tảng cho sự phấn đấu trong các năm tới là:

Tổng số ước tính nhiễm HIV ( Năm )

Ước lượng tỷ lệ nhiễm HIV (Năm)

Ước tính số người nhiễm HIV

Ước tính số BN AIDS

Tổng dân số của tỉnh

Tỷ lệ nhiễm HIV

2003

1

663

99

783.862

0,08%

2004

1,04

690

103

794.836

0,09%

2005

1,07

709

106

805.964

0,09%

2006

1,07

709

106

817.247

0,09%

2007

1.06

703

105

828.689

0,08%

2008

1,05

696

104

840.290

0,08%

2009

1,03

683

102

852.054

0,08%

2010

1,02

676

101

863.983

0,08%

1. Mục tiêu chung:

-Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng dân cư dưới 0,3% vào năm 2010 và không tăng sau 2010, giảm tác hại của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể:

Mục tiêu

2006

2007

2008

2009

2010

____% nhân dân khu vực thành thị hiểu biết đúng và biết cách dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS

 

90

90

90

100

____% nhân dân khu vực nông thôn hiểu biết đúng và biết cách dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS

 

70

80

80

80

_____% người nhiễm HIV/AIDS được quản lý ,điều trị, chăm sóc và tư vấn

70

70

80

80

90

_____% bà mẹ mang thai nhiễm HIV được quản lý , điều trị,chăm sóc và tư vấn

100

100

100

100

100

_____% các đơn vị máu được sàng lọc trước khi truyền ở tất cả các tuyến

100

100

100

100

100

_____% cán bộ phơi nhiễm HIV được điều trị theo dõi

100

100

100

100

100

Phần IV:

CÁC GIẢI PHÁP

1. Nhóm giải pháp về xã hội:

- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng chống HIV/AIDS, đưa công tác phòng chống HIV/AIDS trở thành mục tiêu trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bình Phước.

- Các cấp chính quyền địa phương đưa hoạt động phòng, chống HIV/AIDS vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương mình. Huy động toàn dân tham gia phòng, chống HIV nhằm từng bước ngăn chặn, đẩy lùi HIV/AIDS.

- Phối hợp liên ngành, các tổ chức xã hội, cá nhân, doanh nghiệp, các tổ chức tôn giáo, tổ chức từ thiện, gia đình và cộng đồng cùng tham gia phòng chống các tệ nạn xã hội và đặc biệt là phòng, chống HIV/AIDS.

- Thực hiện tốt các chế độ, chính sách pháp luật trong công tác phòng, chống HIV/AIDS của tỉnh nhà.

- Đẩy mạnh công tác thông tin - giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi có nguy cơ, nâng cao số lượng, chất lượng, phù hợp và hiệu quả các hoạt động thông tin - giáo dục và truyền thông. Xây dựng đội ngũ truyền thông viên, cộng tác viên y tế thôn bản và cán bộ các ban ngành đoàn thể ở cơ sở xã, phường để họ tiếp cận trực tiếp với các đối tượng cần được truyền thông, giáo dục.

- Triển khai chương trình can thiệp giảm tác hại bằng bơm kim tiêm sạch, bao cao su. Tăng cường tuyên truyền về chương trình can thiệp giảm thiểu tác hại nhằm tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hiện các biện pháp can thiệp.

- Xây dựng hệ thống chăm sóc, hỗ trợ toàn diện cho người nhiễm HIV/AIDS, thành lập các Trung tâm chăm sóc hỗ trợ người nhiễm dựa vào cộng đồng, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người nhiễm HIV/AIDS đối với bản thân, gia đình và cộng đồng để ngăn ngừa lây nhiễm HIV/AIDS.

2.Nhóm giải pháp về chuyên môn kỹ thuật:

- Tăng cường giám sát phát hiện ở các nhóm đối tượng để có các biện pháp can thiệp trong công tác phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh.

- Thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật đảm bảo an toàn trong truyền máu, chế phẩm máu và sàng lọc 100% đơn vị máu và chế phẩm máu trước khi truyền.

- Tăng cường công tác dự phòng lây nhiễm HIV qua các dịch vụ y tế nhà nước và dịch vụ y tế tư nhân.

- Tăng cường hoạt động dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

- Xây dựng mạng lưới giám sát các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục. Tăng cường chẩn đoán, điều trị sớm các bệnh nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục.

3. Nhóm giải pháp về nguồn lực:

- Tăng cường đào tạo, nâng cao cho đội ngũ cán bộ chuyên trách phòng chống HIV/AIDS từ các tuyến: Tỉnh - Huyện - Xã - Thôn ấp.

- Tăng dần mức đầu tư và huy động nguồn lực, ở các doanh nghiệp trong tỉnh phục vụ công tác phòng, chống HIV/AIDS.

- Học hỏi kinh nghiệm thực tiễn và những mô hình phòng chống HIV/AIDS có hiệu quả, áp dụng cho công tác phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương.

Phần V:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Y tế:

- Tham mưu cho UBND tỉnh có những định hướng, chiến lược cho từng năm trong chương trình phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010, để có những giải pháp cụ thể nhằm đẩy lùi HIV/AIDS.

- Tập trung chỉ đạo triển khai các biện pháp can thiệp giảm thiểu tác hại bao gồm chương trình bơm kim tiêm sạch, chương trình cung cấp bao cao su dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS.

- Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc triển khai, thực hiện các nhiệm vụ mục tiêu, chỉ tiêu trong công tác phòng chống HIV/AIDS.

- Phối hợp với các ban ngành đoàn thể trong tỉnh thực hiện tốt công tác phòng chống các tệ nạn ma túy, mại dâm và phòng, chống HIV/AIDS.

-Theo dõi, giám sát việc thực hiện, tổ chức sơ kết định kỳ, tổng kết và báo cáo kết quả thực hiện cho UBND tỉnh và Bộ Y tế.

2. Sở Văn hóa - Thông tin:

- Phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan ban ngành trong tỉnh thực hiện tốt công tác thông tin - giáo dục - truyền thông nhằm thay đổi hành vi, phòng lây nhiễm HIV/AIDS trên địa bàn toàn tỉnh.

- Đưa thông tin đến người dân vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người và đưa thông tin tiếp cận tới các nhóm đối tượng có hành vi nguy cơ cao.

3. Sở Giáo dục-đào tạo:

- Phối hợp với các ban ngành và chỉ đạo các Phòng giáo dục đưa công tác phòng chống HIV/AIDS trong trường học.

4. Sở Lao động - thương binh và xã hội:

- Phối hợp với với Sở Y tế, Sở Tài chính triển khai thực hiện chế độ, chính sách phù hợp phục vụ công tác phòng, chống HIV/AIDS.

5. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Xây dựng ngân sách từ Trung ương và ngân sách địa phương cho phù hợp với tình hình thực tế trong công tác phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương.

6. Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh:

- Phối hợp với các cơ quan, ban ngành trong tỉnh để có kế hoạch tổ chức tuyên truyền thuyền xuyên, nội dung phong phú, xây dựng các chuyên mục, chuyên đề về phòng chống HIV/AIDS.

7. Công an tỉnh:

- Tăng cường công tác phòng chống các tệ nạn xã hội , ma túy mại dâm …

- Phối kết hợp với các cơ quan ban ngành tuyên truyền phòng chống các tệ nạn xã hội và phòng chống HIV/AIDS.

8. Sở Tài chính:

- Có kế hoạch phân bổ ngân sách hợp lý cho các hoạt động phòng chống HIV/AIDS giai đoạn 2006-2010. Trong đó bao gồm cả vấn đề bổ sung, tăng kinh phí để chương trình hoạt động có hiệu quả.

9. Các cơ quan ban ngành trong tỉnh

- Tổ chức tuyên truyền về phòng chống HIV/AIDS cho cán bộ công nhân viên trong ngành mình và khu vực dân cư nơi mình ở .

- Tập huấn nâng cao kỹ năng cho cán bộ làm công tác tuyên truyền, chú ý các nội dung tuyên truyền cần ngắn gọn, dễ hiểu, có nhiều hình ảnh sinh động để dễ tiếp cận với mọi đối tượng.

UBND tỉnh yêu cầu Giám đốc Sở Y tế, các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm triển khai thực hiện kế hoạch này. Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh, vướng mắc, đề nghị báo cáo về UBND tỉnh để UBND tỉnh kịp thời chỉ đạo, giải quyết.

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 64/2006/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu64/2006/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành15/06/2006
Ngày hiệu lực25/06/2006
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 27/06/2012
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 64/2006/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 64/2006/QĐ-UBND Kế hoạch Chương trình mục tiêu y tế Quốc gia phòng chống HIV/AIDS Bình Phước


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 64/2006/QĐ-UBND Kế hoạch Chương trình mục tiêu y tế Quốc gia phòng chống HIV/AIDS Bình Phước
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu64/2006/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Bình Phước
                Người kýNguyễn Văn Thỏa
                Ngày ban hành15/06/2006
                Ngày hiệu lực25/06/2006
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 27/06/2012
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Quyết định 64/2006/QĐ-UBND Kế hoạch Chương trình mục tiêu y tế Quốc gia phòng chống HIV/AIDS Bình Phước

                      Lịch sử hiệu lực Quyết định 64/2006/QĐ-UBND Kế hoạch Chương trình mục tiêu y tế Quốc gia phòng chống HIV/AIDS Bình Phước