Quyết định 663-TC/QĐ-TCNH

Quyết định 663-TC/QĐ-TCNH năm 1995 về quy tắc bảo hiểm mọi rủi ro về xây dựng do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Quyết định 663-TC/QĐ-TCNH quy tắc bảo hiểm mọi rủi ro về xây dựng đã được thay thế bởi Quyết định 57/2004/QĐ-BTC Danh mục văn bản pháp luật Bộ Tài chính ban hành đến 31/12/2003 hết hiệu lực pháp luật và được áp dụng kể từ ngày 08/08/2004.

Nội dung toàn văn Quyết định 663-TC/QĐ-TCNH quy tắc bảo hiểm mọi rủi ro về xây dựng


BỘ TÀI CHÍNH 
******

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 
*********

Số: 663-TC/QĐ-TCNH 

Hà Nội, ngày 24 tháng 6 năm 1995

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH SỐ 663-TC/QĐ-TCNH
 NGÀY 24 THÁNG 6 NĂM 1995

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Nghị định số 178/CP ngày 28/10/1994 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy Bộ Tài chính;
Căn cứ Điều lệ "Quản lý đầu tư và xây dựng" ban hành kèm theo Nghị định số 177/CP ngày 20/10/1994 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 105/TC/ĐT ngày 08/12/1994 của Bộ Tài chính hướng dẫn bảo hiểm các công trình xây dựng;
Theo đề nghị của ông Tổng Giám đốc Tổng Công ty bảo hiểm Việt Nam và ông Vụ trưởng Vụ Tài chính các Ngân hàng và Tổ chức tài chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy tắc bảo hiểm mọi rủi ro về xây dựng; Quy tắc bảo hiểm mọi rủi ro về lắp đặt; Biểu phí bảo hiểm xây dựng và lắp đặt; Phụ phí và Biểu mức khấu trừ đối với tổn thất vật chất áp dụng chung cho các doanh nghiệp bảo hiểm được phép hoạt động tại Việt Nam và các chủ đầu tư (bao gồm cả các chủ đầu tư dự án đầu tư thuộc sở hữu Nhà nước hướng dẫn tại Thông tư số 105/TC/ĐT ngày 8/12/1994 của Bộ Tài chính.

Điều 2: Trên cơ sở cân nhắc đến kết quả kinh doanh, tuỳ từng thời gian cụ thể, các doanh nghiệp bảo hiểm được chủ động điều chỉnh tăng giảm mức phí bảo hiểm trong phạm vi 15% so với biểu phí quy định nhưng phải thông báo với Bộ Tài chính.

Điều 3: Căn cứ vào Biểu phí bảo hiểm xây dựng và lắp đặt ban hành theo Quyết định này, chủ đầu tư các dự án đầu tư phối hợp với các doanh nghiệp bảo hiểm tính toán phí bảo hiểm để đưa vào dự toán và làm căn cứ quyết toán công trình.

Điều 4: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm triển khai Quyết định này đến các chủ đầu tư thuộc phạm vi quản lý.

Điều 5: Vụ trưởng Vụ Tài chính các Ngân hàng và Tổ chức tài chính, Tổng cục trưởng Tổng cục Đầu tư và Phát triển, Chánh Văn phòng Bộ Tài chính và thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thi hành Quyết định này.

 

 

Nguyễn Sinh Hùng 

(Đã ký)

 

QUY TẮC

BẢO HIỂM MỌI RỦI RO VỀ XÂY DỰNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 663 TC/QĐ-TCNH ngày 24 tháng 6 năm 1995 của Bộ Tài chính)

Trên cơ sở người được bảo hiểm đã gửi cho doanh nghiệp bảo hiểm (dưới đây gọi tắt là người bảo hiểm) Giấy yêu cầu bảo hiểm (giấy yêu cầu bảo hiểm này được xem như là một bộ phận không tách rời của Hợp đồng bảo hiểm), đã nộp hoặc đồng ý nộp cho người bảo hiểm số phí bảo hiểm nêu trong phụ lục kèm theo và tuân theo các điều khoản, điều kiện, các điểm loại trừ quy định trong Quy tắc bảo hiểm, người bảo hiểm sẽ trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm theo cách thức và quy định dưới đây.

I - ĐỐI TƯỢNG BẢO HIỂM

Theo quy tắc này, Người bảo hiểm nhận bảo hiểm cho các công trình xây dựng dân dụng và các công trình xây dựng công nghiệp mà kết cấu của các công trình này có sử dụng xi - măng và bê tông. Cụ thể là các công trình sau:

- Nhà ở, trường học, bệnh việc, trụ sở làm việc, nhà hát, rạp chiếu phim, các công trình văn hoá khác...

- Nhà máy, xí nghiệp,

- Đường sá (cả đường sắt và đường bộ) và sân bay.

- Cầu cống, đê đập, công trình thoát nước, kênh đào, cảng...

- Cấu trúc chủ yếu của công trình xây dựng

- Các trang thiết bị xây dựng, các công trình tạm thời dùng trong quá trình xây dựng, các lại máy móc thiết bị được sử dụng trong quá trình xây dựng.

- Tài sản có sẵn trên và xung quanh khu vực công trường thuộc quyền sở hữu của Người được bảo hiểm.

- Trách nhiệm do gây ra tổn thất về người và tài sản đối với bên thứ ba.

II - CÁC ĐIỂM LOẠI TRỪ  CHUNG

Người bảo hiểm sẽ không bồi thường cho người được bảo hiểm những thiệt hại hoặc những trách nhiệm trực tiếp hay gián tiếp gây nên bởi các rủi ro sau:

a) Chiến tranh, xâm lược, hành động thù địch của nước ngoài, chiến sự (dù tuyên chiến hay không tuyên chiến), nội chiến, bạo loạn, nổi loạn, đình công, bãi công, bế xưởng, bạo động của quần chúng, hành động quân sự hay lực lượng tiếm quyền, hành động của nhóm người hay những người thù địch (đại diện hay có liên quan tới các tổ chức chính trị) tịch biên, tịch thu hay phá huỷ theo lệnh của Chính phủ hoặc theo lệnh của bất kỳ nhà đương cục nào.

b) Phản ứng hạt nhân, phóng xạ hạt nhân hay nhiễm phóng xạ;

c) Hành động cố y hay cố tình sơ xuất của Người được bảo hiểm hay đại diện của họ;

d) Ngừng toàn bộ hay một phần công việc.

III. THỜI HẠN BẢO HIỂM

Trách nhiệm của Người bảo hiểm sẽ bắt đầu từ lúc khởi công công trình hoặc sau khi dỡ xong các hạng mục có tên trong Phụ lục xuống công trường, dù ngày quy định trong phụ lục có thể khác.

Sau khi từng phần của công trình được bảo hiểm đã được bàn giao và đưa vào sử dụng thì trách nhiệm của Người bảo hiểm sẽ chấm dứt đối với phần đó.

Bảo hiểm này sẽ chấm dứt hiệu lực vào ngày quy định ghi trong Phụ lục. Mọi sự kéo dài thời hạn bảo hiểm (sự gia hạn) đều phải được Người bảo hiểm đồng ý bằng văn bản.

IV- ĐIỀU KIỆN CHUNG

1. Việc người được bảo hiểm tuân thủ Quy tắc bảo hiểm này và chấp hành nghĩa vụ phải thực hiện, khai báo, trả lời câu hỏi trong Giấy yêu cầu bảo hiểm sẽ là điều kiện tiên quyết để ràng buộc trách nhiệm bồi thường của Người bảo hiểm.

2. Người được bảo hiểm, bằng chi phí riêng của mình, phải thực hiện mọi biện pháp cần thiết để hạn chế tổn thất hay trách nhiệm có thể xảy ra và phải tuân thủ mọi qui chế, kiến nghị của các chủ thầu nhận xây dựng công trình.

3. a) Vào bất kỳ thời gian hợp lý nào, Đại diện của Người bảo hiểm có quyền xem xét và kiểm tra rủi ro được báo và Người được bảo hiểm phải có nghĩa vụ cung cấp cho đại diện của Người bảo hiểm mọi chi tiết, thông tin cần thiết để đánh giá rủi ro được bảo hiểm.

b) Người được bảo hiểm phải lập tức thông báo cho Người bảo hiểm bằng điện tín và bằng văn bản bất cứ thay đổi quan trọng nào đối với các rủi ro được bảo hiểm (tự chịu chi phí cho việc thông báo này). Người bảo hiểm có quyền yêu cầu Người được bảo hiểm thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết và nếu cần thì có thể điều chỉnh phạm vi bảo hiểm và phí bảo hiểm cho phù hợp.

Người được bảo hiểm không được tự ý tiến hành hay chấp nhận bất cứ sự thay đổi quan trọng nào làm tăng mức độ rủi ro bảo hiểm, trừ phi việc đó được Người bảo hiểm chấp thuận bằng văn bản.

4. Trong trường hợp xảy ra những sự cố thuộc phạm vi bồi thường theo Quy tắc bảo hiểm này. Người được bảo hiểm phải:

a) Lập tức thông báo ngay cho người bảo hiểm bằng điện thoại hay điện tín cũng như bằng văn bản, nêu rõ tính chất và mức độ tổn thất,

b) Thực hiện mọi biện pháp phù hợp với khả năng của mình để hạn chế tổn thất ở mức thấp nhất,

c) Bảo quản các bộ phận bị tổn thất và sẵn sàng để cho đại diện hay giám định viên của người bảo hiểm giám định các bộ phận đó,

d) Cung cấp mọi thông tin và chứng từ, văn bản theo yêu cầu của người bảo hiểm nhằm xác định tính chất và mức độ tổn thất,

e) Thông báo ngay cho cơ quan công an trong trường hợp tổn thất do trộm cắp.

Trong mọi trường hợp, người bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm đối với tổn thất vật chất hay trách nhiệm phát sinh từ tổn thất đó nếu trong vòng 14 ngày kể từ ngày xảy ra sự cố người bảo hiểm không nhận được thông báo tổn thất.

Sau khi thông báo cho người bảo hiểm theo điều kiện này, người được bảo hiểm có thể tiến hành sửa chữa hay thay thế các hư hỏng nhỏ. Còn trong mọi trường hợp khác, nhất thiết phải có mặt đại diện của người bảo hiểm để giám định tổn thất trước khi thực hiện việc sửa chữa hay thay thế. Nếu đại diện của người bảo hiểm không tiến hành giám định trong một thời gian được xem là hợp lý xét theo tình hình thực tế thì Người được bảo hiểm có quyền xúc tiến việc sửa chữa hay thay thế.

Trách nhiệm của người bảo hiểm đối với bất kỳ hạng mục bị tổn thất nào thuộc đối tượng bảo hiểm sẽ chấm dứt nếu hạng mục đó không được sửa chữa kịp thời, chu đáo.

5. Người đượcc bảo hiểm với chi phí do người bảo hiểm chịu, phải thực hiện, kết hợp thực hiện và cho phép thực hiện mọi hành động và mọi công việc xét thấy cần thiết hay theo yêu cầu của người bảo hiểm nhằm bảo vệ quyền đối với tài sản hay quyền miễn trách hay tiền đòi bồi thường từ người thứ ba (không phải là người được bảo hiểm theo Quy tắc bảo hiểm này) về những khoản mà người bảo hiểm sẽ được hưởng hay có thể được hưởng hoặc được thế quyền sau khi đã thanh toán hay bồi thường tổn thất theo quy định, dù cho hành động hay những việc như vậy cần phải làm hoặc phải yêu cầu làm trước hay sau khi người bảo hiểm bồi thường cho người được bảo hiểm.

6. Mọi tranh chấp giữa người bảo hiểm và người được bảo hiểm trong việc thực hiện Quy tắc này, trước hết giải quyết trên cơ sở thương lượng. Nếu hai bên không giải quyết được bằng thương lượng, tranh chấp đó sẽ đưa ra Trọng tài do hai bên lựa chọn hay Toà án để xét xử.

7. Nếu có sự khiếu nại gian lận hay khai báo sai (được đưa ra hay hỗ trợ cho khiếu nại đó) hay nếu người được bảo hiểm hoặc người thay mặt họ sử dụng những phương tiện hay thủ đoạn gian lận nhằm kiếm lời hoặc nếu khiếu nại đòi bồi thường bị khước từ mà không có việc tiến hành tố tụng trong vòng ba tháng kể từ khi từ chối, hoặc kể từ khi quyết định của Trọng tài hay Toà án có hiệu lực thi hành thì tất cả các quyền lợi theo Quy tắc bảo hiểm này sẽ không có giá trị.

8. Nếu vào thời điểm phát sinh khiếu nại mà có bất kỳ một đơn bảo hiểm nào khác cũng bảo hiểm tổn thất vật chất hay trách nhiệm đó thì người bảo hiểm sẽ không bồi thường nhiều hơn tỷ lệ của họ trong khiếu nại về tổn thất vật chất hay trách nhiệm đó.

V. TRÁCH NHIỆM BẢO HIỂM

1. Tổn thất vật chất.

Người bảo hiểm thoả thuận với người được bảo hiểm rằng nếu vào bất kỳ lúc nào trong thời hạn bảo hiểm, một hạng mục nào đó có tên trong Phụ lục hay bất kỳ bộ phận nào của hạng mục đó bị tổn thất vật chất bất ngờ và không lường trước được do bất kỳ nguyên nhân nào khác thuộc các rủi ro được bảo hiểm gây ra, thì người bảo hiểm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm tổn thất đó theo quy định dưới đây bằng tiền, bằng cách sửa chữa, thay thế (tuỳ người bảo hiểm lựa chọn), mức bồi thường đối với từng hạng mục ghi trong Phụ lục sẽ không vượt quá số tiền được ghi của hạng mục đó và đối với mỗi sự cố sẽ không vượt quá hạn mức trách nhiệm bồi thường (nếu có). Tổng số tiền bồi thường không vượt quá tổng số tiền được bảo hiểm quy định trong Phụ lục.

Người bảo hiểm cũng sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm chi phí dọn dẹp hiện trường sau khi xảy ra sự cố dẫn đến khiếu nại theo hợp đồng bảo hiểm với điều kiện là số tiền đó phải được quy định riêng trong Phụ lục.

1.1 Điều khoản loại trừ chỉ áp dụng riêng cho phần 1 (tổn thất vật chất):

a) Mức miễn bồi thường quy định trong Phụ lục mà người được bảo hiểm phải tự chịu trong mọi sự cố;

b) Tất cả các loại tổn thất có tính chất hậu quả, bao gồm tiền phạt, tổn thất do chậm chễ, do không đảm bảo công việc, thiệt hại hợp đồng;

c) Những tổn thất do thiết kế sai, do khuyết tật của nguyên vật liệu hay khuôn mẫu, do tay nghề kém nhưng không phải lỗi trong khi xây dựng;

d) Những chi phí thay thế, sửa chữa, chỉnh lý khuyết tật của vật liệu hoặc tay nghề, tuy nhiên loại trừ này chỉ hạn chế trong chính những hạng mục bị ảnh hưởng trực tiếp, còn tổn thất của các hạng mục khác xảy ra do một tai nạn là hậu quả khuyết tật của nguyên vật liệu và tay nghề thì không bị loại trừ,

e) Hao mòn, mài mòn, ô xy hoá, mục rữa do ít sử dụng hay do điều kiện áp suất, nhiệt độ bình thường;

f) Đổ vỡ cơ học do điện hay do sự trục trặc của các trang thiết bị và máy móc xây dựng;

g) Mất mát hay thiệt hại đối với xe cơ giới được phép sử dụng trên đường còng còng hay đối với tàu thuỷ hoặc xà lan.

h) Mất mát hay thiệt hại đối với hồ sơ, sơ đồ, chứng từ kế toán, hoá đơn, tiền mặt, tem phiếu, văn bản, chứng thư nợ nần, cổ phiếu, hư bảo lãnh, séc;

l) Mất mát hay thiệt hại chỉ phát hiện được vào thời điểm kiểm kê;

1.2 Điều khoản áp dụng cho phần 1 (tổn thất vật chất):

a) Số tiền bảo hiểm:

Yêu cầu của loại bảo hiểm này là số tiền được bảo hiểm nêu trong bản phụ lục không được thấp hơn:

- Đối với hạng mục 1:

Giá trị đầy đủ của công trình theo hợp đồng tại thời điểm hoàn thành việc xây dựng bao gồm toàn bộ vật liệu, lương bổng, cước phí vận chuyển, thuế hải quan, các loại thuế khác, nguyên vật liệu hay các hạng mục do chủ công trình (bên A) cung cấp;

- Đối với hạng mục 2 và 3:

Giá trị thay thế của trang thiết bị và máy móc xây dựng, tức là chi phí thay thế các khoản mục được bảo hiểm bằng khoản mục mới cùng loại và cùng tính năng.

Người được bảo hiểm cam kết sẽ tăng hay giảm số tiền trong trường hợp có sự biến động về nguyên vật liệu, lương bổng hay giá cả, luôn luôn với điều kiện là việc tăng giảm này chỉ có hiệu lực sau khi việc đó đã được Người bảo hiểm ghi nhận trong hợp đồng bảo hiểm.

Trong trường hợp có tổn thất, nếu số tiền bảo hiểm thấp hơn giá trị bảo hiểm, thì số tiền bồi thường trả cho Người bảo hiểm sẽ được xác định theo tỷ lệ phần trăm giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm. Mọi đối tượng và khoản mục chi phí đều phải tuân theo điều kiện này một cách riêng biệt.

b) Cơ sở giải quyết bồi thường:

Trong mọi trường hợp có tổn thất, cơ sở để giải quyết bồi thường là:

- Đối với trường hợp tổn thất có thể sửa chữa được là chi phí sửa chữa cần thiết để phục hồi các hạng mục bị tổn thất trở lại trạng thái như trước khi xảy ra tổn thất trừ đi phần thu hồi, hoặc

- Đối với trường hợp tổn thất toàn bộ là giá trị thực tế của hạng mục đó ngay trước khi xảy ra sự cố trừ đi phần giá trị thu hồi.

Tuy nhiên, chỉ bồi thường ở mức độ chi phí mà Người được bảo hiểm thực tế phải gánh chịu và ở mức độ mà các khoản đó được tính chung trong số tiền bảo hiểm với điều kiện Người được bảo hiểm tuân thủ đầy đủ các điều kiện và các điều khoản ghi trong hợp đồng bảo hiểm.

Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể, Người bảo hiểm sẽ chỉ bồi thường sau khi nhận được đầy đủ các hoá đơn, chứng từ cần thiết để chứng tỏ rằng việc sửa chữa đã được tiến hành hay việc thay thế đã được thực hiện. Mọi tổn thất có thể sửa chữa được đều phải được sửa chữa, nhưng nếu chi phí sửa chữa tương đương hay vượt quá giá trị của hạng mục đó tại thời điểm trước khi xảy ra tổn thất thì việc thanh toán bồi thường sẽ được thực hiện trên cơ sở quy định ở điểm b) trên.

Chi phí sửa chữa tạm thời sẽ do Người bảo hiểm chịu nếu như chi phí đó là một bộ phận cấu thành của việc sửa chữa chính thức và không làm tăng chi phí sửa chữa.

Mọi chi phí nhằm sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện thêm sẽ không được bồi thường.

c) Mở rộng phạm vi bảo hiểm:

Chi phí cho việc làm thêm giờ, làm việc ban đêm, làm việc trong ngày lễ, cước phí vận chuyển hoả tốc chỉ được bảo hiểm nếu như có thoả thuận trước bằng văn bản.

2. Trách nhiệm đối với người thứ ba.

Trong phạm vi và không vượt quá số tiền quy định trong Phụ lục, người bảo hiểm sẽ bồi thường cho người được bảo hiểm những khoản mà Người được bảo hiểm có trách nhiệm pháp lý bồi thường đối với những thiệt hại xảy ra do hậu quả của việc gây:

a) Thương tật hay ốm đau bất ngờ cho bên thứ ba (dù chết hay không)

b) Tổn thất bất ngờ đối với tài sản thuộc bên thứ ba, xảy ra có liên quan trực tiếp đến việc xây dựng hay lắp đặt các hạng mục được bảo hiểm theo Phần I tại khu vực công trường hay phụ cận với công trường trong thời hạn bảo hiểm.

Đối với những khiếu nại đòi bồi thường được giải quyết theo các quy định ghi trong Quy tắc bảo hiểm này, Người bảo hiểm sẽ bồi thường thêm cho người được bảo hiểm:

a) Tất cả các chi phí kiện tụng mà bên nguyên đơn đòi được từ người được bảo hiểm phải chịu.

b) Tất cả các chi phí đã được thực hiện với sự đồng ý bằng văn bản của người bảo hiểm.Với điều kiện là trách nhiệm của người bảo hiểm trong phần này sẽ không vượt quá hạn mức bồi thường ghi trong phụ lục.

2.1. Những loại trừ áp dụng riêng cho phần 2 (Trách nhiệm đối với người thứ ba):

Người bảo hiểm sẽ không bồi thường cho người được bảo hiểm:

a) Mức miễn thường quy định trong phụ lục mà người được bảo hiểm tự chịu trong mỗi sự cố;

b) Chi phi phát sinh trong việc làm, làm lại, làm hoàn thiện hơn, sửa chữa hay thay thế một hạng mục nào đó được bảo hiểm theo Phần I của quy tắc bảo hiểm này;

c) Thiệt hại đối với tài sản hay đất đai hay nhà cửa do chấn động hay do bộ phận chống đỡ bị chuyển dịch hay suy yếu hoặc thương vong hay thiệt hại đối với người hay tài sản do bất kỳ tổn thất nào nêu trên gây ra (trừ khi được thoả thuận khác bằng điều khoản sửa đổi bổ sung);

d) Trách nhiệm là hậu quả của:

- Các thương tích hay ốm đau gây ra cho người làm thuê hay công nhân của chủ thầu hay chủ công trình hoặc bất kỳ doanh nghiệp nào khác có liên quan đến công trình, được bảo hiểm toàn bộ hay chỉ một phần theo Phần I hay gây ra cho thành viên trong gia định họ;

- Tổn thất gây ra đối với tài sản thuộc sở hữu hay dưới sự chăm nom, coi sóc hay kiểm soát của chủ thầu, chủ công trình hay bất kỳ doanh nghiệp nào khác có liên quan đến công trình, được bảo hiểm toàn bộ hay chỉ một phần theo Phần I hay của người làm thuê hoặc công nhân của một trong những người nói trên;

- Tai nại gây ra bởi xe cơ giới được phép lưu hành trên đường công cộng hay bởi tầu thuyền, xà lan hay máy bay;

- Bất kỳ thoả thuận nào của người được bảo hiểm về trả bất kỳ một khoản nào dưới hình thức đền bù hay hình thức nào khác, trừ khi trách nhiệm đó thuộc trách nhiệm bồi thường của Người bảo hiểm cho dù không có thoả thuận đó.

2.2. Các điều kiện áp dụng riêng cho phần 2 (trách nhiệm đối với người thứ ba)

a) Người được bảo hiểm hay người thay mặt người được bảo hiểm không được tự ý đưa ra bất kỳ một sự thừa nhận, một đề xuất, một hứa hẹn thanh toán hay bồi thường nào nếu không có sự đồng ý bằng văn bản của người bảo hiểm. Người bảo hiểm có quyền tiến hành và thực hiện dưới danh nghĩa người được bảo hiểm việc bảo vệ hay giải quyết một khiếu nại nào đó hay có quyền đứng tên người được bảo hiểm để tiến hành khởi tụng hay giải quyết khiếu nại và người được bảo hiểm phải cung cấp mọi thông tin có liên quan và hỗ trợ khi người bảo hiểm yêu cầu.

b) Trong trường hợp xảy ra sự cố, người bảo hiểm có thể trả cho người được bảo hiểm toàn bộ hạn mức bồi thường với mỗi sự cố (nhưng khấu trừ đi bất kỳ khoản nào đã được coi là khoản tiền đền bù cho sự cố đó) hoặc trả một khoản tiền ít hơn đúng với số tiền mà khiếu nại hay các khiếu nại phát sinh từ sự cố trên có thể được giải quyết và sau đó Người bảo hiểm sẽ không chịu trách nhiệm về sự cố đó theo quy định của Phần 2 này.

VI. PHÍ BẢO HIỂM

Phí bảo hiểm được quy định riêng cho từng rủi ro được bảo hiểm. Phí bảo hiểm được tính bằng tỷ lệ phần nghìn trên giá trị bảo hiểm. Phí bảo hiểm quy định trong biểu phí đính kèm theo quy tắc bảo hiểm này là phí bảo hiểm tiêu chuẩn. Bao gồm phí bảo hiểm cơ bản và phụ phí bảo hiểm cho rủi ro động đất, bão và lũ lụt theo thời gian xây dựng tiêu chuẩn. Trường hợp Người được bảo hiểm muốn mở rộng phạm vi bảo hiểm cho các rủi ro phụ khác thì Người bảo hiểm có quyền được tính thêm phụ phí tương ứng với phần mở rộng phạm vi bảo hiểm đó.

BIỂU PHÍ

BẢO HIỂM XÂY DỰNG, BIỂU PHÍ BẢO HIỂM LẮP ĐẶT, PHỤ PHÍ BẢO HIỂM VÀ BIỂU MỨC KHẤU TRỪ (MỨC MIỄN BỒI THƯỜNG) ĐỐI VỚI TỔN THẤT VẬT CHẤT
(Ban hành kèm theo Quyết định số 663 TC/QĐ-TCNH ngày 24 tháng 6 năm 1995 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

I- BIỂU PHÍ BẢO HIỂM XÂY DỰNG

 

 

 

Mã hiệu

 

 

 

Loại công

 

Phí cơ bản
(%GTCTBH

 

 

Phụ phí (% GTCT theo năm)

 

 

 

Mức

 

Thời gian xây dựng tiêu chuẩn

 

trình xây dựng

theo thời gian xây dựng tiêu chuẩn)

Rủi ro động đất (tính theo độ nhậy cảm của công trình

Rủi ro lũ

khấu trừ

 

1000

Nhà ở

 

 

 

 

 

1001

Nhà tới 2 tầng (cấu trúc xây dựng nhẹ)

2,00

C

0,10

M

  9

1011

Nhà tới 2 tầng (cấu trúcxây)

1,80

C

0,10

M

  9

1110

Nhà cao tới 5 tầng

1,90

C

0,15

M

12

 

từ 6-12 tầng, mỗi tầng

0,06

E

 

M

18

 

từ 13-25 tầng, mỗi tầng

0,05

F

 

M

24

1111

Nhà với 2-3 tầng hầm cao 5 tầng

2,20

C

0,25

M

12

 

Từ 6-12 tầng, mỗi tầng

0,06

E

 

M

18

 

Từ 13-25 tầng, mỗi tầng

0,05

F

 

M

24

2000

Trụ sở và hội trường

 

 

 

 

 

2100

Trụ sở làm việc

 

 

 

 

 

2110

Trụ sở văn phòng và nhà bank với một tầng hầm

2,00

C

0,15

M

12

 

Từ 6-12 tầng

0,08

E

 

M

18

 

Từ 13-25 tầng, mỗi tầng

0,06

F

 

M

24

2111

Văn phòng và nhà Bank cao 5 tầng với 2-3 tầng hầm

2,30

C

0,25

M

12

 

Từ 6-12 tầng, mỗi tầng

0,08

E

 

M

18

 

Từ 13-25 tầng, mỗi tầng

0,06

F

 

M

24

2120

Cửa hàng bách hoá cao 3 tầng không có tầng hầm

2,40

C

 

M

18

 

Từ 4-12 tầng, mỗi tầng

0,07

E

 

M

24

2121

Cửa hàng tổng hợp cao tới 3 tầng với 2-3 tầng hầm

2,50

C

0,25

M

18

 

Từ 4-12 tầng

2,50

E

 

M

24

2130

Trường học, ký túc xá, nhà trẻ không có tầng hầm

 

 

 

 

 

 

cao 3 tầng

2,10

C

0,15

M

18

 

Từ 4-12 tầng, mỗi tầng

0,07

E

 

M

24

2131

Trường học, ký túc xá, nhà trẻ với 2-3 tầng hầm

 

 

 

 

 

 

cao 3 tầng

2,30

C

0,25

M

18

 

Từ 4-12 tầng hầm, mỗi tầng

0,07

E

 

M

24

2140

Trường đại học không hay có một tầng hầm cao 3 tầng

2,30

C

0,15

M

18

 

Từ 4-12 tầng, mỗi tầng

0,07

E

 

M

24

2141

Trường đại học có 2-3 tầng

 

 

 

 

 

 

cao 3 tầng

2,50

C

0,25

M

18

 

Từ 4-12 tầng, mỗi tầng

0,07

E

 

M

24

2150

Gara không hay có một tầng hầm cao tới 2 tầng

2,40

C

0,20

M

18

 

Từ 3-12 tầng , mỗi tầng

0,07

E

 

M

24

2151

Gara với 2  tầng hầm cao tới 2 tầng

2,60

C

0,30

M

18

 

Từ 3-12 tầng, mỗi tầng

0,07

E

 

M

24

2160

Gara ngầm với 2 tầng ngầm

2,60

D

0,30

M

18

2161

Gara ngầm từ 3 tầng ngầm trở lên

 

 

 

 

 

2170

Bệnh viện, trạm điều dưỡng không có hay có 1 tầng ngầm cao 3 tầng

2,40

C

0,20

M

24

 

Từ 4-12 tầng, mỗi tầng

0,08

E

M

30

 

2171

Bệnh viện, trạm điều dưỡng với 2-3 tầng ngầm cao 3 tầng

2,70

C

0,30

M

24

 

Từ 4-12 tầng, mỗi tầng

0,08

E

 

M

30

2190

Khách sạn và Restaurants không hay có với một tầng hầm cao tới 5 tầng

2,50

D

0,15

M

18

 

Từ 6-12 tầng, mỗi tầng

0,08

E

 

M

24

 

Từ 13-25 tầng, mỗi tầng

0,07

F

 

M

30

2191

Khách sạn và Restaurants với 2-3 tầng hầm cao tới 5 tầng

2,70

D

0,25

M

18

 

Từ 6-12 tầng

0,08

E

 

M

24

 

Từ 13-25 tầng

0,07

F

 

M

30

2200

Hội trường - Phòng họp

 

 

 

 

 

2210

Nhà hát, phòng hoà nhạc, rạp chiếu phim

3,00

E

0,20

M

18

2220

Triển lãm và phòng họp

3,60

E

0,20

M

18

2240

Phòng tập thể dục thể thao cao tới 20 m

2,70

E

0,15

M

18

2250

Bể bơi trong nhà (có mái che) cao 20 m

3,20

E

0,20

M

18

2270

Nhà chứa máy bay cao tới  25 m

4,10

E

0,20

M

18

3000

Công trình công nghiệp

 

 

 

 

 

3100

Nhà máy xí nghiệp

 

 

 

 

 

3110

Xí nghiệp cao tới 3 tầng

2,80

C

0,15

M

12

 

Từ 4-6 tầng, mỗi tầng

0,07

D

 

M

18

3120

Xí nghiệp với mái hình răng cưa cao tới 15 m

2,70

D

0,02

M

12

3200

Kho lạnh cao tới 3 tầng

2,80

D

0,15

M

18

 

Từ 4-6 tầng, mỗi tầng

0,80

D

 

M

18

3220

Nhà kho cao tới 3 tầng

2,80

C

0,15

M

12

 

Từ 4-6 tầng, mỗi tầng

0,08

D

 

M

18

3550

Nhà máy điện Diezen

3,20

D

0.20

M

24

4000

Tháp thùng chứa (Silô)

 

 

 

 

 

4110

Tháp nước

 

 

 

 

 

 

 - Sức chứa tới 200 m3

3,40

E

0,20

M

12

 

- Sức chứa tới 500 m3

3,60

F

0,25

M

18

 

- Sức chứa tới 1000 m3

3,90

G

0,25

M

24

4200

Thùng chứa - cao tới 15 m

3,10

E

0,20

M

12

 

- Cao tới 30 m

3,40

F

0,20

M

18

5000

Công tác chuẩn bị, làm  đường, sân bay

 

 

 

 

 

5100

Công tác chuẩn bị: san, đắp nền, đào hố, đóng cọc

2,00

C

0,20

N

12

5200

Đường bộ (không có các công trình phụ)

4,00

C

0,20

N

 

5201

Các sân bãi (bãi đỗ xe, sân trong nhà)

2,00

C

0,15

N

12

5210

Đường phố

2,00

C

0,15

N

12

5400

Sân bay (không bao gồm nhà cửa), chỉ đối với đường băng, đường lăn bánh,  đường tắc-xi

2,00

C

0,25

N

12

8200

Cầu

 

 

 

 

 

8210

Cầu bêtông cột sắt dưới 50m

4,50

F

0,25

N

12

 

Cầu bêtông cột sắt trên 50 m nhỏ hơn hoặc bằng 100m

5,20

F

0,25

N

30

 

Cầu bêtông cột sắt > 100m

6,30

F

0,25

N

38

9000

Hệ thống cống, hệ thống thoát nước, đường ống trạm xử lý nưóc, hệ thống cấp nước...

 

 

 

 

 

9110

Hệ thống cống phải đào sâu tới 3 m

3,50

C

0,30

N

12

9120

Đường ống ngầm (khí, nước, công thoát nước) phải đào sâu tới 3m

3,50

C

0,30

N

12

9200

Trạm xử lý nước thải

3,50

C

0,35

N

12

9300

Trạm bơm (chỉ nhà chứa)

2,80

C

0,25

N

12

9400

Bể chứa nước trên mặt đất

 

 

 

 

 

9410

Bể chứa nước

 

 

 

 

 

 

với sức chứa tới 250m3

2,70

C

0,15

N

  6

 

với sức chứa từ 250-500m3

2,90

C

0,20

N

  9

 

với sức chứa từ 500-1000m3

3,10

D

0,25

N

12   

 

với sức chứa từ 1000-2500m3

3,30

E

0,25

N

18

9420

Bể chứa nước ngầm với sức chứa tới 250 m3

2,90

C

0,20

N

  6

    

 từ  250- 500m3

3,10

C

0,25

N

  9

 

 từ  500-1000m3

3,30

C

0,30

N

12

 

 từ 1000-2500m3

3,30

C

0,35

N

18

9500

Trạm xử lý nước

3,10

C

0,25

N

24

II- BIỂU PHÍ BẢO HIỂM LẮP ĐẶT

 

 

Phí cơ bản tối

Phụ phí (% GTCT theo năm)

 

 

Mã hiệu

Mã hiệu(Máy móc, thiết bị hay các hạng mục được lắp đặt

thiểu (%GTCT theo thời hạn tiêu chuẩn

Rủi ro động đất (tính theo độ nhậy cảm công trình

Rủi ro bão và lũ lụt (tính theo sức chịu đựng công trình

Mức khấu trừ (loại)

Thời gian lắp đặt tiêu chuẩn (tháng)

0100

Thuộc ngành giao thông - vận tải - nói chung

3,0

E

II

M

12

0101

Băng chuyền - chạy

2.2

D

I

M

  9

0102

Băng tải-trừ trong công nghiệp mỏ

2.2

D

I

M

 8

0110

Đường xe lửa một chiều nói chung

3,0

E

I

N

12

0111

Lắp giáp toa xe và đầu máy (1ch) trượt

2,3

D

II

N

12

0112

Xây dựng hệ thống xe lửa một chiều

3,0

E

I

N

12

0120

Hệ thống đường xe lửa 2 chiều nói chung

2,7

D

II

M

12

0121

Toa xe và đầu máy cho đường 2 chiều

2,3

D

II

M

12

0121

Xây dựng hệ thống tàu trượt 2 chiều

2,8

D

II

M

12

0130

Đường đặt cát

6,5

G

III

N

12

0140

Đường xe điện

2,5

D

II

N

12

0150

Đường tàu điện ngầm

2,6

E

II

N

12

0160

Đường xe chạy bánh răng

3,0

E

II

N

12

0170

Đóng tàu

 

 

 

 

 

0171

Lắp đặt đầu cảng và thiết bị

3,20

D

III

N

12

0172

Máy của các tàu thuyền

3,0

D

II

N

 8

0180

Hàng không - nói chung

 

 

 

 

 

0181

Các trang bị sân bay

2,8

D

II

N

12

0182

Máy bay

3,0

D

III

N

12

0300

Ngành khai thác mở nói chung

 

 

 

 

 

0350

Thiết bị khai thác mỏ lộ thiên

3,5

E

II

N

12

0360

Thiết bị khai thác than lộ thiên

3,2

E

II

N

12

0380

Thiết bị khai thác quặng kim loại

3,2

E

II

N

12

0381

Thiết bị nạo vét nặng trong khai thác mỏ lộ thiên

2,8

D

II

N

 6

0382

Thiét bị chế biến quặng kim loại

3,0

D

I

N

12

0700

Ngành ấn loạt

 

 

 

 

 

0700

Công nghiệp ấn loát nói chung

3,0

D

I

M

12

0701

Máy in quay

3,00

D

I

M

12

0702

Máy in (trừ in quay 0701)

2,6

D

I

M

 8

0705

Thiết bị máy chụp can...

2,4

C

I

M

 8

0706

Máy đóng sách

2,2

C

I

M

 6

0800

Ngành hoá chất

 

 

 

 

 

0800

Hoá chất nói chung

3,1

E

II

N

18

0810

Nhà máy  sản xuất phân bón

3,2

E

I

N

18

0830

Nhà máy sản xuất chất dẻo, nhựa tổng hợp

Tính riêng biệt

 

 

 

 

0831

Nhà máy chế biến cao su, sản xuất săm lốp

3,40

F

I

N

18

 

Nhà  máy tái chế săm lốp xe

3.0

F

II

N

12

0832

Nhà máy chế biến chất dẻo, tơ sợi tổng hợp

3,4

F

I

N

18

0840

Nhà máy sản xuất mỹ phẩm, thuốc y tế, thuốc trừ sâu

3,1

E

I

N

12

0845

Nhà máy sản xuất dầu, mỡ, sáp, xà phòng , bột giặt

2,9

F

I

N

12

0862

Nhà máy sản xuất khí đốt và công nghiệp khí đốt

3,0

F

I

N

12

0863

Nhà máy phân tích không khí và khí đốt

3,8

E

I

N

18

0885

Nhà máy sản xuất than, than chì

3,0

D

I

N

12

0900

Ngành cơ khí

 

 

 

 

 

0900

Công nghiệp chế biện kim loại - nói chung

2,6

D

I

N

12

0910

Máy móc cơ khí - nói chung

2,8

D

I

N

12

0911

Máy nén Máy nén không khí:

 

 

 

 

 

 

- Tới 75 KW

2,5

C

I

M

 4

 

- Tới 1500 KW

3,0

D

I

N

 6

 

Máy nén khí

 

 

 

 

 

 

Loại có piston tới 1500 KW

3,6

D

I

N

 6

 

Loại trục quay tới 3000 KW

3,8

D

I

N

 6

 

Máy lạnh

3,5

C

I

N

 6

0912

Bơm

 

 

 

 

 

 

Bộ bơm ly tâm

 

 

 

 

 

 

Tới 75 KW

2,2

C

I

M

 4

 

Tới 1500 KW

3,0

D

I

N

 6

 

Loại bơm dung  piston

2,5

C

I

N

 4

 

Loại bơm dùng dưới giếng sâu (không dùng cho công tác khoan)

 

 

 

 

 

 

- Motor không ngâm dưới nước

3,4

D

I

N

 6

 

- Motor ngâm dưới nước

4,2

E

I

N

 6

0913

Quạt các loại

2,8

C

I

M

 6

0921

Cầu thép

 

 

 

 

 

 

Nhịp đơn dài 50 m

3,7

G

III

N

 9

 

Nhịp đơn dài 100 m

4,9

G

III

N

 9

 

Nhịp đơn dài 150 m

6,0

G

III

N

 9

 

Cầu treo dài tới 150 m

5,8

G

III

N

 9

0923

Cấu trúc bằng thép trong các công trình thuỷ lực

2,8

C

II

N

 6

0924

Tháp, cột, thép ăng ten, cẩu tới 50 m nói chung

4,0

D

III

M

 6

 

Cẩu di động trên đường ray

3,4

F

I

M

 6

 

Cẩu giàn

3,7

E

II

M

 6

 

Cẩu tháp

4,0

E

III

M

 6

 

Cẩu cáp

4,5

B

II

M

 6

 

Cẩu cần

4,5

E

III

M

 6

0925

Các cấu trúc bằng thép cao tới 50 m

4.0

F

II

M

12

0940

Nhà máy chế tạo các xe cơ giới (thiết bị)

2,6

D

I

M

12

0950

Nhà máy chế tạo máy bay (thiết bị)

2,8

E

I

M

12

0960

Nhà máy chế tạo tàu vũ trụ (thiết bị)

2,8

E

I

M

12

0970

Nhà máy chế tạo tàu thuỷ (đóng tàu)

3,0

D

II

N

12

 

(Các công tác lắp ráp xe cộ, máy , bay, tàu, vũ trụ, tàu thuỷ xem biểu phí ngành GTVT)

 

 

 

 

 

1000

Ngành công nghiệp điện

 

 

 

 

 

1000

Các máy móc điện nói chung

2,5

C

II

M

12

 

Mô tơ điện tới 50 KW

2,2

C

II

M

 4

 

Mô tơ điện tới 1500 KW

3,0

D

II

M

 6

 

Mô tơ máy phát điện hoàn chỉnh

3,1

D

II

M

 6

1001

Nhà máy chế tạo thiết bị máy tính điện tử

2,3

C

II

M

 9

1010

Nhà máy chế tạo thiết bị phát điện và phân phố điện

2,3

D

II

M

 9

1020

Nhà máy chế tạo thiết bị của hệ thống liên lạc và kiểm tra

2,3

D

II

M

 9

 

Nhà máy chế tạo thiết bị điện trong y học

2,3

C

II

M

 9

1100

Ngành chế tạo thép

 

 

 

 

 

1100

Công nghiệp thép nói chung Sắt và thép

4,5

E

I

N

18

1110

Nhà máy luyện kim

4,3

E

I

N

18

1111

Nhà máy sản xuất gang (Pig iron production)

4,5

F

I

N

18

1112

Nhà máy sản xuất thép thô

4,5

F

I

N

18

1120

Nhà máy cán thép - nói chung

4,20

E

I

N

18

1121

Nhà máy cán thép-cán nóng

4,20

E

I

N

18

1122

Nhà máy cán théo-cán lạnh (Thép tấm cỡ mỏng)

4,0

E

I

N

18

1130

Các nhà máy, xưởng đúc Kim loại khác (không có sắt)

3,8

D

I

N

18

1160

Nhà máy luyện kim nói chung

4,5

E

I

N

18

1161

Nhà máy luyện nhôm

4,2

E

I

N

18

1170

Nhà máy cán-nói chung

4,1

E

I

N

18

1171

Nhà máy cán nóng

4,1

E

I

N

18

1172

Nhà máy cán lạnh

3,9

E

I

N

18

1180

Nhà máy, xưởng đúc

3,8

D

I

N

18

1400

Ngành thực phẩm và chế biến thức ăn gia súc

 

 

 

 

 

1400

CN thực phẩm và chế biến thức ăn gia súc nói chung

2,40

C

I

M

12

1411

Nhà máy sản xuất bơ sữa

2,3

C

I

M

12

1420

Nhà máy sản xuất bia

2,4

D

I

M

12

1421

Nhà máy sản xuất rượu

2,5

D

I

M

12

1430

Máy đóng chai (thiết bị đóng chai)

2,3

C

I

M

12

1500

Nhà máy sản xuất bánh mì (lò bánh mỳ)

2,2

C

I

M

12

1510

Thiết bị sản xuất mỡ ăn và dầu thực vật

2,4

D

I

M

12

1520

Nhà máy xay  (bột, gia vị...)

2.5

D

I

M

12

1521

Thiết bị chế tạo bột

2,5

D

I

M

12

1530

Nhà máy chế biến thịt (lò mổ)

2,4

C

I

M

12

1540

Nhà máy đóng hộp (cá, thịt, rau quả)

2,4

C

I

M

12

1550

Thiết bị sản xuất Socola, kẹo bánh

2,4

C

I

M

12

1560

Nhà máy chế biến rang, xay cà phê

2,4

C

I

M

12

1561

Nhà máy chế biến chè

2,4

C

I

M

12

1570

Nhà máy sản xuất thuốc là

2,2

C

I

M

12

1580

Nhà máy sản xuất thức ăn gia súc

2,3

D

I

M

12

1600

Nhà máy đường và t/c đường nói chung

3,9

D

I

M

18

1601

Nhà máy đườngtừ củ cải đường

3,8

D

I

M

18

 

Nhà máy đường từ mía

3,9

D

I

M

18

1700

Lắp đặt trong nhà (trong k.s, nhà, bệnh viện, cửa hàng.văn phòng)

 

 

 

 

 

1700

Lắp đặt nói chung

2,5

E

I

M

10

1701

Thiết bị đốt nóng

2,3

E

I

M

10

1702

Thiết bị điều hoà không khí 

2,7

E

I

M

10

1703

Thang máy, máy nâng

2,5

E

I

M

10

1704

Trang bị bếp

3,0

D

I

M

10

1705

Trang bị y tế

2,7

E

I

M

10

1706

Trang bị khử trùng

2,7

E

I

M

10

1707

Trang bị làm lạnh

2,3

E

I

M

10

1708

Trang bị ánh sáng

2,3

E

I

M

10

1710

Rạp chiếu phim, phòng quay TV, phim

2,5

E

I

M

10

1800

Ngành chế biến gỗ

 

 

 

 

 

1800

Công nghiệp chế biến gỗ nói chung

3,2

D

I

M

12

1801

Nhà máy sản xuất tấm Foocmica

3,2

D

I

M

12

1802

Nhà máy sản xuất gỗ dán

3,2

D

I

M

12

1803

Nhà máy sản xuất ván ép (từ mùn cưa)

3,2

D

I

M

12

1804

Nhà máy sản xuất đồ dùng gia đình, trụ sở (đồ gỗ)

3,o

D

I

M

12

1805

Nhà máy cưa

3,1

D

I

M

12

2000

Kho chứa

 

 

 

 

 

2000

Kho chứa nói chung

2,8

C

I

M

12

2001

Lắp đặt kho lạnh và thiết bị

3,1

D

I

M

12

2002

Lắp đặt máy lạnh dùng trong kho lạnh

3,5

D

I

M

12

2200

Ngành nông nghiệp

 

 

 

 

 

2200

Nông nghiệp nói chung

2,6

C

I

M

12

2201

Thiệt bị máy móc trong  nông nghiệp

2,6

C

I

M

12

2202

Trại gia súc

2,7

C

I

M

12

2203

Trại gia cầm

2,6

C

I

M

12

2204

Thiết bị các nông trường, vườn trồng, nhà kính

2,7

C

I

M

12

2203

Ngành da

 

 

 

 

 

2203

Công nghiệp da nói chung

2,6

C

I

M

12

2301

Thuộc da

2,6

C

I

M

12

2302

Chế biến da

2,4

C

I

M

12

2500

Ngành giấy, bìa, Cartong

 

 

 

 

 

2500

Công nghiệp giấy, bìa - nói chung

4,2

E

II

N

24

2510

Nhà máy sản xuất giấy và giấy bìa cartong

4,2

E

II

N

24

2511

Thiết bị chế biến giấy và bìa cartong

3,8

E

II

N

24

2502

Thiết bị sản xuất bột giấy và Senluloit

4,2

F

II

N

24

2521

Thiết bị chế  biến bột giấy và Senluloit

3,8

E

II

N

24

2600

Hệ thống thông tin

 

 

 

 

 

2600

Hệ thống thông tin-nói chung

2,5

E

II

M

12

2601

Tổng đài điện thoại

2,0

E

II

M

12

2603

Cáp thông tin-bao gồm công việc đào đắp

3,0

C

III

M

12

2604

Cáp thông tin loại trừ công việc đào đắp

2,5

C

II

M

12

2610

Thiết bị Radio và TV (Riêng đối với Antena-xem ký hiệu 0924)

2,5

C

II

M

12

2700

Ngành vật liệu xây dựng

 

 

 

 

 

2700

Ngành vật liệu xây dựng nói chung

3,0

D

I

N

15

2710

Nha máy nhựa đường

3,5

E

I

N

18

2720

Nhà máy kính, thuỷ tinh

3,2

F

I

N

18

2730

Nhà máy sản xuất vôi, thạch cao

3,0

D

I

N

15

2740

Nhà máy sản xuất đá sỏi và cát

3,5

D

II

N

15

2750

Nhà máy Ciment

3,5

E

I

N

24

2751

Nhà máy Amiăng

3,1

D

I

N

15

2752

Nhà máy bê tông

3,1

D

I

N

15

2760

Nhà máy gạch và gốm

3,6

C

I

N

12

2770

Nhà máy chế biến đá quý

3,3

C

I

N

15

2800

Ngành dệt (sợi thiên nhiên và nhân tạo)

 

 

 

 

 

2800

Công nghiệp dệt nói chung

2,3

D

I

M

12

2801

Nhà máy sơ chế nguyên liệu thô

2,2

D

I

M

15

2802

Nhà máy sợi và chỉ

2,0

D

I

M

15

2803

Nhà máy dệt và đan sợi

2,3

D

I

M

15

2804

Nhà máy sản xuất quần áo

2,2

D

I

M

12

2805

Thiết bị giặt là quần áo

2,1

D

I

M

12

2807

Nhà máy chế biến sợi đay

2,3

D

I

M

12

2810

Thiết bị nhuộm, hấp, tẩy

2,2

D

I

M

12

2900

Thiết bị sấy khô

2,3

E

I

M

12

3400

Cấp và xử lý nước

 

 

 

 

 

3400

Xử lý nước (cấp thoát) nói chung

2,7

D

II

M

12

3410

Hệ thống chứa nước

2,5

D

II

M

12

3411

Thiết bị xử lý nước

2,4

D

II

M

12

3420

Thiết bị phân phối nước

2,7

D

II

M

12

3430

Thiết bị cống xử lý nước

2,5

D

II

M

12

3500

Ngành năng lượng

 

 

 

 

 

3510

Nhà máy nhiệt điện - than đá, dầu, than non (nhiệt độ của hơi tới 540 oc)

 

 

 

 

 

 

Tới 10 MW một máy

4,6

D

II

N

9

 

50 MW

4,5

D

II

N

12

 

150 MW

4,4

D

II

N

18

 

300MW

4,4

D

II

N

21

3512

Turbin nước (nhiệt độ tới 540 oC)

 

 

 

 

 

 

tới 10MW

4,9

D

I

N

6

 

tới 50 MW

4,9

D

I

N

9

 

tới 150 MW

5,6

D

I

N

12

 

tới 300 MW

6,0

D

I

N

15

3513

Máy phát trong nhà máy nhiệt điện

 

 

 

 

 

 

tới 180 MVA

4,1

D

II

N

12

 

tới 300 MVA

5,0

D

II

N

18

3514

Nồi hơi

 

 

 

 

 

 

tới 50 t/s

2,4

D

II

N

9

 

tới 200 t/s

2,6

D

II

N

12

 

tới 1000 t/s

2,9

D

II

N

12

 

Nồi hơi (nhiệt độ trên 540) và các loại nồi hơi khác

 

 

 

 

 

 

tới 75 t/s

3,1

D

II

N

12

 

tới 150 t/s

3,9

D

II

N

18

 

Nồi hơi đốt nóng

2,4

D

I

N

4

 

ống dẫn hơi

2,2

C

I

M

6

3550

Nhà máy Diezen tới 5000 KW/máy

3,6

D

I

M

9

 

tới 10000 KW/máy

3,8

D

I

N

12

3553

Máy phát trong N/M điện Diezen tới 12 MVA

3,8

D

II

N

16

3554

Động cơ Diezen trong M/M điện Diazen tới 5000 KW

 

 

 

 

 

 

- Lắp đặt

2,8

D

I

N

3

 

- Tháo dỡ

3,9

D

II

N

6

3580

Trạm phân phối điện

 

 

 

 

 

 

Tới 100 KW

2,6

D

II

N

12

 

Trên 100 KW

3.0

D

II

N

12

3584

Máy biến thế

 

 

 

 

 

 

Tới 10 MA

3.1

C

II

N

3

 

Tới 50 MA

3.5

C

II

N

3

 

Tới 100 MA

4.0

C

II

N

3

 

Tới 250 MA

4.4

C

II

N

6

 

Tới 400 MA

4,8

C

II

N

6

3591

Nhà máy điện dùng turbin công nghiệp

 

 

 

 

 

 

Tới 40 MW/máy

4.9

C

I

N

6

 

Tới 60 MW/máy

5,3

D

I

N

9

4300

Ngành Quang học

 

 

 

 

 

4300

Công nghiệp quang học nói chung

2.3

D

II

M

12

4301

Nhà máy chế tạo dụng cụ chính xác

2.3

D

II

M

12

4302

Nhà máy chế tạo dụng cụ Quang học

2.3

D

II

M

12

4500

Trung tâm nghiên cứu, tính toán, kiểm tra và phòng thí nghiệm

3,0

D

II

M

9

4501

Lắp đặt máy tính điện tử

3,0

D

II

M

9

4502

Hệ thống nghiên cứu về vật lý

2,8

D

II

M

9

4503

Hệ thống nghiên cứu về hạt nhân và phóng xạ

3,1

D

II

M

9

 

 

 

 

 

 

 

 

III. PHỤ PHÍ BẢO HIỂM

III.1. Biểu phụ phí rủi ro động đất:

Độ nhạy cảm của

Phụ phí rủi ro động đất      

công trình

Khu vực 0

Khu vực I

C

D

E

F

G

0

0

0

0

0

0,20

0,22

0,24

0,26

0,30

Phân chia khu vực động đất

Khu vực 1: Bao gồm các tỉnh : Sơn La, Lao Cai, Hà Giang, Tuyên Quan, Cao bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Vĩnh Phú, Hoà Bình, Hà Bắc, Hà Tây, Yên Bái, Lai Châu.

Khu vực 0: Bao gồm các tỉnh còn lại.

III.2. Biểu phụ phí rủi ro bão và lụt:

Sức chịu đựng của công trình       

Phụ phí rủi ro bão

Phụ phí rủi ro lụt

 

KV1

KV2

 KV3

KV1

KV2

 KV3

I

II

III

0,05

0,10

0,15

0,10

0,15

0,20

0,15

0,20

0,25

0,05

0,10

0,20

0,15

0,20

0,30

0,25

0,30

0,40

Phân chia khu vực

a. Phân chia khu vực rủi ro tại Việt Nam:

Khu vực 1: Bao gồm các tỉnh sau đây: Lai Châu, Sơn La, Lao Cai, Yên Bái, Hà Giang, Tuyên Quang, Sông Bé, Tây Ninh, Long An, TP Hồ Chí Minh, Vũng Tàu, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Đồng Tháp,  Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng, An Giang, Minh Hải, Kiên Giang.

Khu vực 2: Bao gồm các tỉnh sau đây: Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Thái, Quảng Ninh, Vĩnh phú, Hoà Bình, Hà Tây, Đắc Lắc. Lâm Đồng, Gia Lai, Kon Tum, Bình Thuận, Đồng Nai.

Khu vực 3: Bao gồm các tỉnh sau đây: Hà Nội, Hà Bắc, Hải Hưng, Thái Bình, Hải Phòng, Nam Hà, Ninh Bình, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khách Hoà, Ninh Thuận.

b. Phân chia khu vực rủi ro lũ lụt: (đối với bảo hiểm lắp đặt máy móc) 

Khu vực 1: Bao gồn các tỉnh: Lâm đồng, Đắc Lắc, Gia Lai, Kon Tum, Sông Bé, Tây Ninh.

Khu vực 2: Bao gồm các tỉnh: Cao Bằng, Lạng Sơn, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Bắc Thái, Quảng Ninh, Hà Bắc, Vĩnh Phú, Hoà Bình, Hà Tây, Hà Nội, Hải Phòng, Hải Hưng, Thái Bình, Nam Hà, Ninh Bình, TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh, Kiên Giang.

Khu vực 3: Bao gồm các tỉnh: Sơn La, Lai Châu, Tuyên Quang, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam - Đà Nẵng, Quảng Bình, Phú Yên, Khách Hoà, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Tháp, An Giang, Sóc Trăng, Minh Hải.

Chú ý: Việc phân chia khu vực ở trên chỉ là tương đối, trong khi tiến hanh khai thác, bảo hiểm cho công trình cần căn cứ vào vị trí cụ thể của công trình và các yếu tố để đánh giá mức độ rủi ro lũ lụt: khoảng cách tới sông, hồ nước gần nhất, khả năng mưa lớn làm nước tràn bờ gây lụt: khoảng cách tới sông, hồ, nước gần nhất, khả năng mưa lớn làm tràn bờ gây lụt; vị trí cao thấp của công trình so với địa điểm khác trong cùng khu vực.

IV. BIỂU  MỨC KHẤU TRỪ (MỨC MIỄN BỒI THƯỜNG) ĐỐI VỚI
 TỔN THẤT VẬT CHẤT.

(Đơn vị tính UD$, trường hợp bảo hiểm bằng ĐVN thì sẽ được quy đổi

theo tỷ giá hiện hành)

Giá trị bảo hiểm (Đơn vị USD)     

Mức khấu trừ loại "M"

Mức khấu trừ  loại "N"

 

Đối với rủi ro thiên tai

Đối với rủi ro khác

Đối với ro ro thiên tai             

Đối với rủi  ro khác

Tới        500.000

           1.000.000

           5.000.000

         30.000.000

         50.000.000

1.500

2.500

5.000

10.000

12.000

500

1.000

1.500

2.000

 2.500

 3.000

5.000

10.000

20.000

24.000

1.000

1.000

2.000

5.000

6.000

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 663-TC/QĐ-TCNH

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu663-TC/QĐ-TCNH
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành24/06/1995
Ngày hiệu lực24/06/1995
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBảo hiểm
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 08/08/2004
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 663-TC/QĐ-TCNH

Lược đồ Quyết định 663-TC/QĐ-TCNH quy tắc bảo hiểm mọi rủi ro về xây dựng


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 663-TC/QĐ-TCNH quy tắc bảo hiểm mọi rủi ro về xây dựng
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu663-TC/QĐ-TCNH
                Cơ quan ban hànhBộ Tài chính
                Người kýNguyễn Sinh Hùng
                Ngày ban hành24/06/1995
                Ngày hiệu lực24/06/1995
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBảo hiểm
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 08/08/2004
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản được dẫn chiếu

                  Văn bản hướng dẫn

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản gốc Quyết định 663-TC/QĐ-TCNH quy tắc bảo hiểm mọi rủi ro về xây dựng

                      Lịch sử hiệu lực Quyết định 663-TC/QĐ-TCNH quy tắc bảo hiểm mọi rủi ro về xây dựng