Quyết định 668/QĐ-BTC

Quyết định 668/QĐ-BTC năm 2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục quản lý công sản do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Quyết định 668/QĐ-BTC chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức đã được thay thế bởi Quyết định 1068/QĐ-BTC năm 2014 chức năng nhiệm vụ quyền hạn cơ cấu Cục Quản lý công sản và được áp dụng kể từ ngày 19/05/2014.

Nội dung toàn văn Quyết định 668/QĐ-BTC chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức


BỘ TÀI CHÍNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 668/QĐ-BTC

Hà Nội, ngày 03 tháng 4 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CỤC QUẢN LÝ CÔNG SẢN

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 118/2008/NĐ-CP ngày 27 tháng 11 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài chính;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ví trí và chức năng

Cục Quản lý công sản là đơn vị thuộc Bộ Tài chính, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài sản nhà nước và trưng mua, trưng dụng tài sản; thực hiện quản lý về tài chính đối với tài sản kết cấu hạ tầng, đất đai và tài nguyên quốc gia theo quy định của pháp luật; trực tiếp quản lý một số loại tài sản nhà nước theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Cục Quản lý công sản có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định của pháp luật.

Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các dự án, dự thảo văn bản quy phạm về các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Cục; định hướng chiến lược về quản lý tài sản nhà nước trong phạm vi cả nước.

2. Tham gia xây dựng chiến lược, chính sách tài chính quốc gia, các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế tài chính đối với các lĩnh vực khác có liên quan.

3. Trong lĩnh vực quản lý tài sản nhà nước tại cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức, đơn vị):

a) Trình cấp có thẩm quyền quy định chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị; quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản nhà nước thuộc thẩm quyền của Bộ Tài chính; thẩm định dự thảo tiêu chuẩn, định mức, chế độ quản lý, sử dụng tài sản chuyên dùng do các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan khác ở trung ương xây dựng trước khi ban hành;

b) Tổ chức báo cáo kê khai tài sản nhà nước là trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô và các tài sản khác của các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Trung ương quản lý;

c) Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định việc thu hồi, điều chuyển, bán, thanh lý, chuyển đổi sở hữu đối với tài sản nhà nước tại cơ quan, tổ chức, đơn vị theo phân cấp của Chính phủ;

d) Được yêu cầu các tổ chức, cá nhân đang quản lý và sử dụng tài sản nhà nước báo cáo, cung cấp thông tin và các tài liệu cần thiết về tài sản nhà nước phục vụ nhiệm vụ của Cục; hướng dẫn, giải thích chính sách, chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo phân cấp hoặc uỷ quyền của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

4. Trong lĩnh vực quản lý, xử lý tài sản của các Ban Quản lý dự án sử dụng vốn nhà nước (bao gồm cả vốn ODA):

a) Chủ trì xây dựng chế độ quản lý, sử dụng tài sản của các Ban Quản lý dự án;

b) Tiếp nhận, bảo quản xử lý bán, cho thuê, điều chuyển theo Quyết định của cấp có thẩm quyền đối với tài sản của các Ban Quản lý dự án bị thu hồi theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính;

c) Tham gia với các Bộ, cơ quan Trung ương trình cấp có thẩm quyền quyết định xử lý tài sản của các dự án sử dụng vốn nhà nước (bao gồm cả vốn ODA) khi dự án kết thúc.

5. Trong lĩnh vực quản lý tài sản nhà nước chưa giao cho tổ chức hoặc cá nhân quản lý, sử dụng:

a) Xây dựng phương án xử lý, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện phương án xử lý đối với những tài sản do Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thu hồi theo quy định của pháp luật;

b) Tổ chức bán, cho thuê, điều chuyển tài sản nhà nước theo phương án được cấp có thẩm quyền phê duyệt đối với những tài sản do Thủ tướng Chính phủ hoặc Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định thu hồi theo quy định của pháp luật;

c) Quản lý các nguồn tài chính phát sinh trong quá trình quản lý, xử lý tài sản thuộc sở hữu nhà nước theo qui định của pháp luật.

6. Trình Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định hoặc trình Thủ tướng Chính phủ quyết định xác lập quyền sở hữu của Nhà nước về tài sản, quyết định phương án xử lý tài sản đã được xác lập quyền sở hữu của Nhà nước theo phân cấp của Chính phủ.

7. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng chế độ quản lý tài chính trong quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia.

8. Chủ trì xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về chính sách thu tiền sử dụng đất, tiền cho thuê đất, mặt nước, tiền cho thuê và bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước; phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

9. Chủ trì hoặc tham gia xây dựng chế độ quản lý tài chính đối với tài nguyên khoáng sản (trừ dầu khí).

10. Hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan trung ương và địa phương, các tổ chức, đơn vị trong việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về các lĩnh vực thuộc chức năng, nhiệm vụ của Cục; kiến nghị xử lý hoặc xử lý theo thẩm quyền các vi phạm về chính sách, chế độ quản lý tài sản nhà nước của các cơ quan, đơn vị.

11. Tổng hợp số liệu, tình hình quản lý, đánh giá hiệu quả quản lý và sử dụng tài sản nhà nước; thực hiện chế độ báo cáo theo quy định; thực hiện công tác thống kê, phân tích dự báo về tài sản nhà nước; phối hợp quản lý, tổ chức khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước.

12. Phối hợp với các đơn vị, tổ chức thực hiện nhiệm vụ hợp tác quốc tế; tiếp nhận và tổ chức thực hiện các dự án, chương trình hợp tác quốc tế, hỗ trợ kỹ thuật cho việc nghiên cứu, xây dựng chính sách trong lĩnh vực quản lý tài sản nhà nước theo phân công của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

13. Tổ chức nghiên cứu khoa học hoặc hợp tác nghiên cứu khoa học với các đơn vị trong và ngoài ngành theo kế hoạch và nội dung được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

14. Tổ chức thực hiện công tác quản lý tài chính, tài sản nhà nước được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

15. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Bộ trưởng Bộ Tài chính giao.

Điều 3. Cơ cấu tổ chức

a) Bộ máy giúp việc của Cục trưởng Cục Quản lý công sản:

1. Văn phòng Cục.

2. Phòng Tài sản hành chính, sự nghiệp.

3. Phòng Tài nguyên, đất.

4. Phòng Tài sản kết cấu hạ tầng.

5. Phòng Tài sản xác lập sở hữu nhà nước.

b) Đơn vị sự nghiệp:

Trung tâm Khai thác dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước và dịch vụ về tài sản.

Quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm Khai thác dữ liệu quốc gia về tài sản nhà nước và dịch vụ về tài sản do Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định.

Nhiệm vụ cụ thể của Văn phòng và các Phòng do Cục trưởng Cục quản lý công sản quy định.

Biên chế của Cục Quản lý công sản do Bộ trưởng Bộ Tài chính quyết định.

Điều 4. Lãnh đạo Cục

Cục Quản lý công sản có Cục trưởng và một số Phó cục trưởng.

Cục trưởng có trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Tài chính về toàn bộ hoạt động của Cục; quản lý cán bộ, công chức, tài sản được giao theo qui định của pháp luật.

Phó cục trưởng Cục Quản lý công sản chịu trách nhiệm trước Cục trưởng về nhiệm vụ được phân công.

Điều 5. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Bãi bỏ Quyết định số 162/2003/QĐ-BTC ngày 25/9/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Quản lý công sản.

Cục trưởng Cục Quản lý công sản, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Thủ trưởng các đơn vị và tổ chức thuộc Bộ, Chánh Văn phòng Bộ Tài chính chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Lãnh đạo Bộ;
- Như Điều 5;
- VPĐU, CĐ;
- Lưu VT, TCCB.

BỘ TRƯỞNG




Vũ Văn Ninh

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 668/QĐ-BTC

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu668/QĐ-BTC
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành03/04/2009
Ngày hiệu lực03/04/2009
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 19/05/2014
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 668/QĐ-BTC

Lược đồ Quyết định 668/QĐ-BTC chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản đính chính

            Văn bản hiện thời

            Quyết định 668/QĐ-BTC chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức
            Loại văn bảnQuyết định
            Số hiệu668/QĐ-BTC
            Cơ quan ban hànhBộ Tài chính
            Người kýVũ Văn Ninh
            Ngày ban hành03/04/2009
            Ngày hiệu lực03/04/2009
            Ngày công báo...
            Số công báo
            Lĩnh vựcBộ máy hành chính
            Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 19/05/2014
            Cập nhật7 năm trước

            Văn bản được dẫn chiếu

              Văn bản được hợp nhất

                Văn bản gốc Quyết định 668/QĐ-BTC chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức

                Lịch sử hiệu lực Quyết định 668/QĐ-BTC chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cơ cấu tổ chức