Nội dung toàn văn Quyết định 676/QĐ-BKHCN 2019 nhiệm vụ giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử
BỘ KHOA HỌC VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 676/QĐ-BKHCN | Hà Nội, ngày 28 tháng 03 năm 2019 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 17/NQ-CP NGÀY 07/3/2019 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ GIAI ĐOẠN 2019-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2025
BỘ TRƯỞNG BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
Căn cứ Nghị định số 95/2017/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ và Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động của Bộ Khoa học và Công nghệ thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| BỘ TRƯỞNG |
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 17/NQ-CP NGÀY 07/3/2019 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ GIAI ĐOẠN 2019-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 676/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Bảo đảm triển khai kịp thời, thống nhất và hiệu quả các nhiệm vụ của Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) được phân công tại Nghị quyết số 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 của Chính phủ về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019-2020, định hướng đến 2025 (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 17/NQ-CP).
2. Xác định cụ thể các chỉ tiêu cần đạt và các nhiệm vụ cần triển khai thực hiện trong giai đoạn 2019-2020 và giai đoạn 2021-2025 tại Nghị quyết số 17/NQ- CP để phân công trách nhiệm cho các đơn vị thuộc Bộ tổ chức thực hiện.
3. Xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Bộ KH&CN và chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp; bảo đảm an toàn thông tin và an ninh mạng, ứng cứu khẩn cấp sự cố an toàn thông tin mạng của Bộ Khoa học và Công nghệ.
4. Huy động, sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực và chú trọng công tác truyền thông, nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử; bảo đảm nguồn ngân sách nhà nước chi cho ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng Chính phủ điện tử hàng năm.
II. CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU
1. Giai đoạn 2019-2020
a) Về xác thực và định danh điện tử: 20% số lượng người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống thông tin Chính phủ điện tử của Bộ KH&CN được xác thực và định danh điện tử thông suốt và hợp nhất với các hệ thống thông tin của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương.
b) Về cung cấp dịch vụ công trực tuyến, giải quyết thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ:
- Tối thiểu 30% dịch vụ công trực tuyến thực hiện ở mức độ 4; 30% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 của Bộ KH&CN được tích hợp với Cổng Dịch vụ công quốc gia; cung cấp giao diện cho các thiết bị di động trên Cổng Dịch vụ công của Bộ KH&CN.
- 20% thông tin của người dân được tự động nhập vào biểu mẫu trực tuyến; 50% dịch vụ công trực tuyến sử dụng dữ liệu từ Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp; 20% dịch vụ công trực tuyến sử dụng chữ ký số trên nền tảng di động để thực hiện thủ tục hành chính.
- 50% dịch vụ công trực tuyến xử lý bằng hồ sơ điện tử; tỷ lệ hồ sơ giải quyết trực tuyến trên tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của Bộ đạt từ 20% trở lên.
- 100% hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính được thực hiện thông qua Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ KH&CN.
- 100% dịch vụ công được hỗ trợ giải đáp thắc mắc cho người dân, doanh nghiệp; 100% cơ quan thực hiện thủ tục hành chính thuộc Bộ KH&CN công khai mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến.
- Cổng Thông tin điện tử của Bộ KH&CN công khai thông tin đầy đủ theo quy định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ.
c) Về gửi, nhận văn bản điện tử; báo cáo điện tử:
- Kết nối, liên thông phần mềm quản lý văn bản và điều hành của Bộ KH&CN với Trục liên thông văn bản quốc gia phục vụ gửi, nhận văn bản điện tử.
- 90% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước (trừ văn bản mật theo quy định của pháp luật) dưới dạng điện tử.
- Tối thiểu 80% hồ sơ công việc tại Bộ KH&CN được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật).
- Rút ngắn từ 30% - 50% thời gian họp, giảm tối đa việc sử dụng tài liệu giấy thông qua Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc, văn phòng điện tử.
- Tối thiểu 30% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) được gửi, nhận qua Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia.
- Thực hiện kết nối vào Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
2. Giai đoạn 2021-2025
a) Về xác thực và định danh điện tử:
- 100% giao dịch trên Cổng Dịch vụ công của Bộ KH&CN và Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ KH&CN được xác thực điện tử.
- 40% số lượng người dân và doanh nghiệp tham gia hệ thống thông tin Chính phủ điện tử của Bộ KH&CN được xác thực định danh điện tử thông suốt và hợp nhất với các hệ thống thông tin của các cấp chính quyền từ trung ương đến địa phương.
b) Về cung cấp dịch vụ công trực tuyến, giải quyết thủ tục hành chính trên Hệ thống thông tin một cửa điện tử:
- 100% Cổng Dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ KH&CN được kết nối, chia sẻ dữ liệu với Cổng Dịch vụ công quốc gia.
- 80% thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4; 50% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 được tích hợp với Cổng Dịch vụ công quốc gia; 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 phổ biến, liên quan nhiều đến người dân, doanh nghiệp được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia; tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên tổng số hồ sơ giải quyết thủ tục hành chính của Bộ đạt từ 50% trở lên.
- Tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc giải quyết thủ tục hành chính.
c) Về gửi, nhận văn bản điện tử; báo cáo điện tử:
- 90% hồ sơ công việc tại Bộ KH&CN được xử lý trên môi trường mạng (không bao gồm hồ sơ xử lý công việc có nội dung mật).
- 80% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) được cập nhật, chia sẻ trên Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia, phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành.
- 60% hệ thống thông tin của Bộ KH&CN có liên quan đến người dân, doanh nghiệp được đưa vào vận hành, khai thác được kết nối, liên thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu; thông tin của người dân, doanh nghiệp đã được số hóa và lưu trữ tại các cơ sở dữ liệu quốc gia, không phải cung cấp lại.
III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Xây dựng, ban hành các văn bản để tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc triển khai xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử tại Bộ KH&CN
a) Rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.
b) Nghiên cứu, xây dựng bộ mã định danh điện tử của Bộ KH&CN theo tiêu chuẩn Việt Nam phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu.
c) Rà soát, sửa đổi, bổ sung Quy chế về công tác văn thư, lưu trữ, đáp ứng yêu cầu gửi, nhận văn bản điện tử, lưu trữ điện tử.
d) Rà soát, sửa đổi, bổ sung Quy chế làm việc của Bộ phù hợp với phương thức làm việc, chỉ đạo điều hành thông qua môi trường mạng.
đ) Xây dựng Quy chế quản lý, vận hành và khai thác sử dụng các hệ thống thông tin phục vụ quản lý, điều hành và phát triển Chính phủ điện tử.
2. Xây dựng nền tảng công nghệ phát triển Chính phủ điện tử của Bộ KH&CN
a) Xây dựng, cập nhật, triển khai Kiến trúc Chính phủ của Bộ KH&CN phù hợp với Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam (phiên bản 2.0).
b) Kết nối, liên thông các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của Bộ KH&CN trong việc gửi, nhận văn bản điện tử, dịch vụ công trực tuyến, thông tin báo cáo, dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành, thủ tục hành chính... với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của Bộ KH&CN.
c) Xây dựng, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, kết nối, liên thông, chia sẻ với Hệ thống thông tin một cửa điện tử, Cổng Dịch vụ công của Bộ KH&CN và Cổng Dịch vụ công quốc gia phục vụ người dân và doanh nghiệp.
d) Thực hiện tái cấu trúc hạ tầng công nghệ thông tin của Bộ KH&CN theo hướng kết hợp giữa mô hình tập trung và mô hình phân tán dựa trên công nghệ điện toán đám mây, tối ưu hóa hạ tầng công nghệ thông tin theo khu vực (thực hiện thuê dịch vụ của các nhà cung cấp hàng đầu tại Việt Nam) nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả hạ tầng hiện có, đồng thời tăng cường khả năng bảo mật, sao lưu, phòng chống thảm họa, bảo đảm vận hành ổn định, an toàn, an ninh của hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu.
đ) Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng Chính phủ điện tử.
3. Xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính, đổi mới lề lối, phương thức làm việc phục vụ người dân và doanh nghiệp
a) Nâng cấp, hoàn thiện Cổng dịch vụ công của Bộ KH&CN sẵn sàng kết nối Cổng dịch vụ công quốc gia; Xây dựng Hệ thống thông tin một cửa điện tử tập trung của Bộ KH&CN.
b) Xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ KH&CN kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ.
c) Xây dựng, tích hợp Hệ thống thông tin tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp của Bộ KH&CN kết nối với Hệ thống của Chính phủ.
d) Xây dựng Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Bộ KH&CN.
đ) Tổ chức chuẩn hóa cấu trúc, hệ thống hóa mã định danh, thực hiện số hóa dữ liệu và cung cấp danh mục dữ liệu đã được số hóa theo quy định để tổ chức tích hợp, chia sẻ giữa các hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước bảo đảm dữ liệu được thu thập một lần.
e) Phối hợp với Văn phòng Chính phủ thực hiện mở dữ liệu, cung cấp dữ liệu mở của Chính phủ, tích hợp với Hệ tri thức Việt số hóa.
4. Xây dựng Chính phủ điện tử bảo đảm gắn kết chặt chẽ với bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng, an ninh quốc gia, bảo vệ thông tin cá nhân
a) Xây dựng và triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin phục vụ phát triển Chính phủ điện tử.
b) Triển khai ứng dụng chữ ký số, xác thực điện tử cho các hệ thống thông tin tại Bộ KH&CN.
5. Bảo đảm các nguồn lực triển khai xây dựng Chính phủ điện tử
a) Huy động các nguồn lực ưu tiên xây dựng Chính phủ điện tử theo hình thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin trọn gói do các doanh nghiệp công nghệ thông tin cung cấp, sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành, không sử dụng nguồn vốn vay ODA có điều kiện ràng buộc để triển khai xây dựng hệ thống Chính phủ điện tử.
b) Bố trí nguồn kinh phí thường xuyên để triển khai xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử tại Bộ KH&CN.
c) Tiếp tục triển khai Chương trình nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, các giải pháp tích hợp, ứng dụng, sản phẩm công nghệ thông tin phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới nền kinh tế số, xã hội số dựa trên dữ liệu mở, ứng dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (Blockchain), Internet kết nối vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API).
d) Tổ chức đào tạo, tập huấn cho các cán bộ, công chức, viên chức về Chính phủ điện tử, khai thác sử dụng các hệ thống thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 và làm việc trên môi trường mạng; kỹ năng về bảo đảm an toàn thông tin.
đ) Tích cực triển khai chương trình truyền thông để nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen hành vi, tạo sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp về phát triển Chính phủ điện tử.
6. Thiết lập cơ chế bảo đảm thực thi
a) Triển khai hoạt động của Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử tại Bộ KH&CN, bảo đảm thực thi có hiệu quả Nghị quyết số 17/NQ-CP .
b) Kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch này, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc để bảo đảm thực thi hiệu quả mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử.
c) Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất tình hình thực hiện Nghị quyết số 17/NQ-CP về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử.
(Các nhiệm vụ cụ thể tại Phụ lục kèm theo Kế hoạch này).
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trên cơ sở mục tiêu, nội dung công việc trong Kế hoạch triển khai kèm theo, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ trực tiếp chỉ đạo xây dựng kế hoạch hành động của đơn vị mình để cụ thể hóa các nhiệm vụ đã được phân công thành các nhiệm vụ trong kế hoạch công tác hàng năm của đơn vị.
2. Thủ trưởng các đơn vị tập trung chỉ đạo, tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch; định kỳ hàng quý báo cáo tình hình thực hiện và kết quả triển khai Nghị quyết số 17/NQ-CP và Kế hoạch này (thời gian chốt số liệu báo cáo quý I từ ngày 15/12 năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14/3 của kỳ báo cáo, quý II từ ngày 15/3 đến ngày 14/6, quý III từ ngày 15/6 đến ngày 14/9, quý IV từ ngày 15/9 đến ngày 14/12 của kỳ báo cáo), gửi Văn phòng Bộ chậm nhất vào ngày 20 tháng cuối quý để tổng hợp, gửi báo cáo Văn phòng Chính phủ và Bộ Thông tin và Truyền thông để báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
3. Vụ Kế hoạch - Tài chính bố trí kinh phí thường xuyên thực hiện Kế hoạch này trong tổng dự toán chi ngân sách nhà nước năm 2019 và hàng năm của Bộ theo quy định hiện hành.
4. Văn phòng Bộ, Trung tâm Công nghệ thông tin có trách nhiệm giúp Bộ trưởng theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị thuộc Bộ trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch này; tổng hợp, báo cáo Lãnh đạo Bộ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện./.
PHỤ LỤC
CÁC NHIỆM VỤ CỤ THỂ THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 17/NQ-CP NGÀY 07/3/2019 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM PHÁT TRIỂN CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ GIAI ĐOẠN 2019-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2025
(Ban hành kèm theo Kế hoạch tại Quyết định số 676/QĐ-BKHCN ngày 28 tháng 3 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ)
STT | Nội dung công việc | Cơ quan chủ trì | Cơ quan phối hợp | Thời gian hoàn thành (Năm) | Sản phẩm dự kiến | Ghi chú |
I | Xây dựng, ban hành các văn bản tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho việc triển khai xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử | |||||
1 | Rà soát, đơn giản hóa thủ tục hành chính đáp ứng yêu cầu triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4. | Các đơn vị thuộc Bộ | VPB, Vụ PC, TTCNTT | 2019-2020; 2021-2025 |
|
|
2 | Nghiên cứu, xây dựng bộ mã định danh điện tử theo tiêu chuẩn Việt Nam phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu. | Các đơn vị thuộc Bộ | TTCNTT, VPB | 2021-2025 |
|
|
3 | Xây dựng Quyết định thay thế Quyết định số 4148/QĐ-BKHCN ngày 30/12/2013 ban hành Quy chế về công tác văn thư, lưu trữ, đáp ứng yêu cầu gửi, nhận văn bản điện tử, lưu trữ điện tử. | VPB | TTCNTT và các đơn vị có liên quan | 2019-2020 | Quyết định của Bộ trưởng | Thực hiện sau khi Chính phủ ban hành Nghị định thay thế Nghị định số 110/2004/NĐ-CP |
4 | Xây dựng Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 2288/QĐ-BKHCN ngày 21/8/2017 ban hành Quy chế làm việc của Bộ phù hợp với phương thức làm việc, chỉ đạo điều hành thông qua môi trường mạng. | VPB | TTCNTT và các đơn vị có liên quan | 2019-2020 | Quyết định của Bộ trưởng | Thực hiện sau khi Chính phủ ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 138/2016/NĐ-CP , dự kiến trình tháng 9/2019. |
5 | Xây dựng Quy chế quản lý, vận hành và khai thác sử dụng các hệ thống thông tin phục vụ quản lý, điều hành và phát triển Chính phủ điện tử. | Các đơn vị thuộc Bộ | VPB, TTCNTT | 2019-2020; 2021-2025 | Quyết định ban hành Quy chế |
|
II | Xây dựng nền tảng công nghệ phát triển Chính phủ điện tử | |||||
6 | Xây dựng, cập nhật Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ KH&CN phù hợp với Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam (phiên bản 2.0). | TTCNTT | VPB và các đơn vị có liên quan | Quý IV/2019 2021-2025 | Quyết định của Bộ trưởng | Thực hiện sau khi Chính phủ phê duyệt Kiến trúc Chính phủ điện tử. |
7 | Triển khai Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ KH&CN đã được ban hành. | Các đơn vị thuộc Bộ | TTCNTT, VPB | 2019-2020; 2021-2025 |
| Thực hiện sau khi Bộ trưởng phê duyệt Kiến trúc Chính phủ điện tử của Bộ KH&CN. |
8 | Kết nối, liên thông các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của Bộ KH&CN trong việc gửi, nhận văn bản điện tử, dịch vụ công trực tuyến, thông tin báo cáo, dữ liệu phục vụ chỉ đạo, điều hành, thủ tục hành chính... với nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia thông qua nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu của Bộ KH&CN. | TTCNTT | VPB và các đơn vị có liên quan | 2019-2020; 2021-2025 | Hoàn thành việc kết nối, liên thông |
|
9 | Xây dựng, hoàn thiện các cơ sở dữ liệu chuyên ngành, kết nối liên thông, chia sẻ với Hệ thống thông tin một cửa điện tử của Bộ KH&CN, Cổng dịch vụ công của Bộ KH&CN và Cổng dịch vụ công quốc gia phục vụ người dân, doanh nghiệp. | Các đơn vị thuộc Bộ | TTCNTT, VPB | 2019-2020; 2021-2025 | Hoàn thành việc kết nối, liên thông | Thực hiện sau khi Cổng Dịch vụ công quốc gia đi vào hoạt động, dự kiến tháng 11/2019. |
10 | Thực hiện tái cấu trúc hạ tầng công nghệ thông tin của Bộ KH&CN theo hướng kết hợp giữa mô hình tập trung và mô hình phân tán dựa trên công nghệ điện toán đám mây, tối ưu hóa hạ tầng công nghệ thông tin theo khu vực (thực hiện thuê dịch vụ của các nhà cung cấp hàng đầu tại Việt Nam) nhằm khai thác, sử dụng hiệu quả hạ tầng hiện có, đồng thời tăng cường khả năng bảo mật, sao lưu, phòng chống thảm họa, bảo đảm vận hành ổn định, an toàn, an ninh của hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu. | Các đơn vị thuộc Bộ | TTCNTT, VPB, Vụ KH-TC | 2019-2020; 2021-2025 | Hạ tầng CNTT được tái cấu trúc, nâng cấp phù hợp với yêu cầu kết nối của Chính phủ |
|
11 | Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật trong lĩnh vực xây dựng Chính phủ điện tử. | Tổng cục TĐC |
| 2019-2020; 2021-2025 |
|
|
III | Xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử bảo đảm gắn kết chặt chẽ giữa ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính, đổi mới lề lối, phương thức làm việc phục vụ người dân và doanh nghiệp | |||||
12 | Hoàn thiện Cổng Dịch vụ công của Bộ KH&CN sẵn sàng kết nối Cổng dịch vụ công quốc gia và xây dựng Hệ thống thông tin một cửa điện tử tập trung của Bộ KH&CN. | TTCNTT | VPB và các đơn vị có liên quan | 2019-2020; 2021-2025 | Cổng Dịch vụ công của Bộ và Hệ thống thông tin một cửa điện tử được xây dựng và hoàn thiện | Đáp ứng các tiêu chuẩn kỹ thuật theo hướng dẫn tại Quyết định số 1697/QĐ- BTTTT và 1705/QĐ- BTTTT ngày 23/10/2018. |
13 | Xây dựng, tích hợp Hệ thống thông tin tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp của Bộ KH&CN kết nối với Hệ thống của Chính phủ. | TTCNTT | VPB và các đơn vị có liên quan | 2019-2020 | Hệ thống thông tin tiếp nhận, trả lời phản ánh, kiến nghị được xây dựng và kết nối với Hệ thống Chính phủ |
|
14 | Xây dựng Hệ thống thông tin báo cáo của Bộ KH&CN kết nối với Hệ thống thông tin báo cáo Chính phủ. | TTCNTT | VPB và các đơn vị có liên quan | 2019-2020; 2021-2025 | Hệ thống báo cáo của Bộ KH&CN sẵn sàng kết nối với hệ thống báo cáo của Chính phủ |
|
15 | Xây dựng Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc của Bộ KH&CN. | TTCNTT | VPB và các đơn vị có liên quan | 2019-2020; 2021-2025 | Hệ thống thông tin phục vụ họp và xử lý công việc |
|
16 | Tổ chức chuẩn hóa cấu trúc, hệ thống hóa mã định danh, thực hiện số hóa dữ liệu và cung cấp danh mục dữ liệu đã được số hóa theo quy định để tổ chức tích hợp, chia sẻ giữa các hệ thống thông tin của các cơ quan nhà nước bảo đảm dữ liệu được thu thập một lần | Các đơn vị thuộc Bộ | TTCNTT, VPB | 2019-2020; 2021-2025 | Danh mục điện tử dùng chung được xây dựng, tổng hợp, công khai và chia sẻ trên môi trường mạng |
|
17 | Phối hợp với Văn phòng Chính phủ thực hiện mở dữ liệu, cung cấp dữ liệu mở của Chính phủ, tích hợp với Hệ tri thức Việt số hóa. | Cục TTKH&CN QG |
| 2019-2020; 2021-2025 |
|
|
IV | Xây dựng Chính phủ điện tử bảo đảm gắn kết chặt chẽ với bảo đảm an toàn thông tin, an ninh mạng, an ninh quốc gia, bảo vệ thông tin cá nhân | |||||
18 | Xây dựng và triển khai các giải pháp bảo đảm an toàn thông tin phục vụ phát triển Chính phủ điện tử. | TTCNTT | Các đơn vị có liên quan | 2019-2020; 2021-2025 | Các hệ thống thông tin được giám sát, đánh giá, phân loại theo cấp độ |
|
19 | Triển khai ứng dụng chữ ký số, xác thực điện tử cho các hệ thống thông tin tại Bộ KH&CN. | TTCNTT | VPB và các đơn vị có liên quan | 2019-2020; 2021-2025 |
|
|
V | Bảo đảm các nguồn lực triển khai xây dựng Chính phủ điện tử | |||||
20 | Bố trí nguồn kinh phí thường xuyên để triển khai xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử tại Bộ KH&CN. | Vụ KH-TC | Các đơn vị có liên quan | 2019-2020; 2021-2025 |
|
|
21 | Huy động các nguồn lực ưu tiên xây dựng Chính phủ điện tử theo hình thức thuê dịch vụ công nghệ thông tin trọn gói do các doanh nghiệp công nghệ thông tin cung cấp, sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành, không sử dụng nguồn vốn vay ODA có điều kiện ràng buộc để triển khai xây dựng hệ thống Chính phủ điện tử. | Các đơn vị thuộc Bộ | Vụ KH-TC, VPB, TTCNTT và các đơn vị có liên quan | 2019-2020; 2021-2025 |
|
|
22 | Tiếp tục triển khai Chương trình nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, các giải pháp tích hợp, ứng dụng, sản phẩm công nghệ thông tin phục vụ xây dựng Chính phủ điện tử hướng tới nền kinh tế số, xã hội số dựa trên dữ liệu mở, ứng dụng các công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (AI), chuỗi khối (Blockchain), Internet kết nối vạn vật (IoT), dữ liệu lớn (Big Data), giao diện lập trình ứng dụng mở (Open API). | Vụ CNC | Vụ KH-TC, VPCTTĐ và các đơn vị có liên quan | 2019-2020; 2021-2025 | Chương trình “Nghiên cứu công nghệ và phát triển sản phẩm công nghệ thông tin phục vụ Chính phủ điện tử và đô thị thông minh” giai đoạn 2019- 2025. |
|
23 | Tổ chức đào tạo, tập huấn cho các cán bộ, công chức, viên chức về Chính phủ điện tử, khai thác sử dụng các hệ thống thông tin, dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 và làm việc trên môi trường mạng; kỹ năng về bảo đảm an toàn thông tin. | TTCNTT | VPB và các đơn vị có liên quan | 2019-2020; 2021-2025 | Các lớp tập huấn |
|
VI | Thiết lập cơ chế bảo đảm thực thi | |||||
24 | Triển khai hoạt động của Ban Chỉ đạo xây dựng Chính phủ điện tử tại Bộ KH&CN, bảo đảm thực thi có hiệu quả Nghị quyết số 17/NQ-CP . | BCĐCPĐT | VPB, TTCNTT | 2019-2020; 2021-2025 |
|
|
25 | Kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch này, giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc để bảo đảm thực thi hiệu quả mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử. | VPB, TTCNTT | Các đơn vị có liên quan | 2019-2020; 2021-2025 | Báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát |
|
26 | Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết 17/NQ-CP về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử (hàng quý). | VPB | TTCNTT và các đơn vị có liên quan | 2019-2020; 2021-2025 | Báo cáo của Bộ trưởng gửi VPCP và Bộ TTTT |
|