Quyết định 6765/QĐ-BYT

Quyết định 6765/QĐ-BYT năm 2018 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của Bộ Y tế

Nội dung toàn văn Quyết định 6765/QĐ-BYT 2018 tổ chức Ban chỉ huy phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn


BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6765/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 08 tháng 11 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ HUY PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM, CỨU NẠN BỘ Y TẾ

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai s 33/2013/QH13 ngày 19/6/ 2013;

Căn cứ Nghị định số 66/2014/NĐ-CP ngày 04/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng chống thiên tai;

Căn cứ Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017 của Chính phủ quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố Thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn;

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Căn cứ Quyết định số 5972/QĐ-BYT ngày 03/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc bổ sung, kiện toàn Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ trưởng Vtổ chức cán bộ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn Bộ Y tế.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, ban hành.

Điều 3. Các Ông/Bà: Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Vụ trưởng các Vụ, Cục trưởng các Cục thuộc Bộ Y tế, các thành viên Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn Bộ Y tế và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng BCĐ TW về PCTT;
- V
ăn phòng UB QG ứng phó SCTT &TKCN;
- Bộ
tng Nguyễn Thị Kim Tiến (để b/cáo);
- Các đ/c Thứ trư
ng Bộ Y tế;
- S
Y tế các tỉnh/thành ph;
- Các đ
ơn vị trực thuộc Bộ Y tế;
- Website Bộ Y tế; B
áo SK&ĐS;
- Lưu: VT, KHTC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Viết Tiến

 

QUY CHẾ

TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG BAN CHỈ HUY PHÒNG, CHỐNG THIÊN TAI VÀ TÌM KIẾM, CỨU NẠN BỘ Y TẾ
(Ban hành theo Quyết định s: 6765/QĐ-BYT ngày 08 tháng 11 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

Chương I.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng

1. Quy chế này quy định về nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn Bộ Y tế (viết tắt là: Ban Ch huy PCTT&TKCN Bộ Y tế) được thành lập theo Quyết định số 5972/QĐ-BYT ngày 03/10/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc bổ sung, kiện toàn Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế.

2. Quy chế này áp dụng đối với các thành viên Ban Chỉ huy, Văn phòng thường trực của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Y tế, các tổ chức, cá nhân có liên quan đến nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn của ngành y tế.

Điều 2. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động

1. Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Y tế do Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập, gồm: Trưởng ban, các Phó Trưởng ban và các thành viên được lựa chọn từ đội ngũ cán bộ, công chức thuộc cơ quan Bộ Y tế; làm việc theo chế độ kiêm nhiệm. Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Y tế có Văn phòng thường trực giúp việc cho Ban Chỉ huy đặt tại Vụ Kế hoạch - Tài chính, Bộ Y tế.

2. Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Y tế chịu chỉ đạo của Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, Ban Chỉ đạo Trung ương vphòng chống thiên tai; thực hiện công tác phối hợp trao đổi thông tin với các Bộ, ngành, địa phương; mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự giúp đcủa các tổ chức quốc tế để tạo nguồn lực tối đa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

3. Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Y tế làm việc theo chế độ Thtrưởng, đề cao vai trò trách nhiệm của Trưng ban, Phó Trưng ban và các thành viên của Ban Chỉ huy, trên cơ sở phân công nhiệm vụ rõ ràng, có sự phối hợp hoạt động một cách hiệu quả của các thành viên.

4. Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Y tế hoạt động theo nguyên tắc: tuân thquy định của pháp luật, thực hiện đúng thẩm quyền, phạm vi trách nhiệm được phân công, bảo đảm mục tiêu chủ động, tích cực, kịp thời, hiệu quả trong giải quyết các tình huống phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Chương II.

CƠ CẤU TỔ CHỨC, NHIỆM VỤ

Điều 3. Cơ cấu tổ chức:

1. Thành phần:

- Trưởng ban: Thứ trưởng Bộ Y tế.

- Phó Trưởng ban thường trực: Lãnh đạo Vụ Kế hoạch - Tài chính

- Phó Trưởng ban: Lãnh đạo Văn phòng Bộ,

- Ủy viên: Lãnh đạo các Vụ/Cục gồm: Vụ Truyền Thông và Thi đua Khen thưởng, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Vụ Hợp tác quốc tế, Cục Quản lý khám chữa bệnh, Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý môi trường y tế, Cục Quản lý Dược, Cục An toàn thực phẩm.

2. Văn phòng thường trực:

Văn phòng thường trực có: Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng là thành viên Ban chỉ huy; có các nhân viên chuyên trách là chuyên viên Vụ Kế hoạch - Tài chính và chuyên viên các vụ/cục kiêm nhiệm.

Điều 4. Nhiệm vụ

1. Nhiệm vụ chung

Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Y tế có nhiệm vụ tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Y tế trong việc chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ của Bộ Y tế trong phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; đầu mối phối hợp với các bộ, ngành và địa phương thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai và tìm kiếm, cứu nạn trong phạm vi cả nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; quyết định các biện pháp cấp bách, huy động, điều động các nguồn lực của Bộ Y tế để cấp cu, vận chuyển, cứu hộ, cứu nạn, điều trị nạn nhân, phòng chng dịch bệnh và vệ sinh môi trường trong phạm vi cả nước.

2. Nhiệm vụ cụ thể:

a) Xây dựng chiến lược, chỉ thị, kế hoạch bảo đảm y tế trong phòng chng thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trình Bộ trưng ban hành và tổ chức trin khai thực hiện;

b) Ban hành các công điện, văn bản hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ về bảo đảm y tế trong phòng chống thiên tai ở các địa phương và đôn đốc việc tchức thực hiện.

c) Tổ chức lực lượng, huấn luyện, diễn tập các tổ, đội y tế cơ động (khám bệnh, chữa bệnh, cấp cứu, phòng chống dịch bệnh, bảo đảm hậu cần) ở các đơn vị trực thuộc Bộ để sẵn sàng ứng phó, hỗ trợ các địa phương hoặc tham gia các hoạt động quốc tế (khi có yêu cầu);

d) Tổ chức dự tr, quản lý, bảo quản thuốc, hóa chất, trang thiết: bị y tế, phương tiện, vật tư y tế; kịp thời cấp phát hỗ trợ các địa phương (khi có yêu cầu). Chỉ đạo, hướng dẫn Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị trực thuộc Bộ thống nhất chuẩn bị nhân lực, dự trữ thuốc, phương tiện, trang bị, vật tư y tế sẵn sàng cơ động cấp cứu, vận chuyển, điều trị người bị thương, bị nạn và thực hiện công tác vsinh môi trường khi xảy ra thiên tai, thảm họa, dịch bệnh trên địa bàn hoặc htrợ địa phương lân cận;

đ) Chỉ đạo các đơn vị trong ngành y tế thực hiện các biện pháp chủ động ứng phó trước, trong, sau thiên tai; chú trọng việc bảo đảm cung ứng thuốc, hóa chất, vật tư y tế; nhanh chóng khắc phục cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để tổ chức cấp cứu, vận chuyển, điều trị người bị thương, bị nạn; bảo đảm an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng, chống dịch bệnh, phòng chống suy dinh dưỡng nhất là đối với trẻ em và phụ nữ có thai, nuôi con nhỏ;

e) Tổ chức trực ban, duy trì hệ thống thông tin, báo cáo; trực tiếp điều động lực lượng đi làm nhiệm vụ trong các tình huống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

f) Tham gia các hoạt động của Ủy ban Quốc gia ng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn và Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai;

g) Triển khai công tác hợp tác quốc tế trong phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; kêu gọi hỗ trợ quốc tế và đề xuất cử lực lượng, hỗ trợ vật chất cho các nước bị thiệt hại nặng nề bởi thiên tai, thảm họa (khi có yêu cầu);

h) Thực hiện kiểm tra, giám sát, báo cáo công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của các đơn vị thuộc ngành y tế;

i) Tổ chức hội nghị sơ kết, tổng kết, triển khai nhiệm vụ công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của ngành Y tế.

Chương III

NHIỆM VỤ CỦA CÁC THÀNH VIÊN

Điều 5. Trưởng ban

1. Chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Y tế về thực hiện nhiệm vụ của Bộ Y tế trong phòng chống thiên tai và tìm kiếm cửu nạn trên phạm vi cả nước.

2. Tham gia là Ủy viên Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn và Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai.

3. Chỉ đạo xây dựng chiến lược, chỉ thị, kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trình Bộ trưởng và tổ chức triển khai thực hiện; trực tiếp ban hành các công điện, văn bản chỉ đạo các địa phương, đơn vị triển khai công tác ứng phó với thiên tai, thảm họa.

4. Chỉ đạo việc nghiên cứu, tổ chức xây dựng lực lượng, huấn luyn, din tập các phương án phối hợp lực lượng, kết hợp quân dân y sẵn sàng tham gia phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên phạm vi cả nước và tham gia các hoạt động quốc tế.

5. Quyết định các biện pháp, số lượng, chng loại thuốc, hóa chất, trang thiết bị, phương tiện, vật tư y tế dự trữ cho công tác phòng, chống thiên tai tại Bộ Y tế và cấp phát hỗ trợ cho các địa phương, đơn vị (khi có yêu cầu).

6. Điều hành chung mọi hoạt động của Ban chỉ huy; phân công nhiệm vụ, kiểm tra, giám sát việc thực hiện nhiệm vụ của các thành viên Ban chỉ huy; điều động thành viên Ban chỉ huy, các đơn vị trực thuộc Bộ, đi làm nhiệm vụ trong các tình huống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn. Quyết định huy động nhân lực, vật tư, phương tiện, máy móc, trang thiết bị của các tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý để ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

7. Chủ trì tổ chức, triển khai thực hiện những hoạt động liên quan đến các điều ước quốc tế, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đáp ứng y tế khẩn cấp trong thiên tai, thảm họa; kêu gọi hỗ trợ quốc tế và đề xuất với cấp có thẩm quyền clực lượng đi làm nhiệm vụ quốc tế; hỗ trợ nhân lực, trang thiết bị, vật tư y tế cho các nước bị thiệt hại nặng nề bởi thiên tai, thảm họa (khi có yêu cầu);

8. Chỉ đạo công tác kiểm tra, giám sát, báo cáo việc thực hiện công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của các đơn vị, địa phương; chủ trì các hội nghị sơ kết, tổng kết, triển khai nhiệm vụ công tác phòng, chng thiên tai và tìm kiếm cứu nạn hàng năm của ngành y tế và các cuộc họp của Ban chỉ huy.

9. Trong trường hợp đi công tác, có thể ủy quyền (bằng văn bản) cho Phó Trưng ban thay thế các nhiệm vụ của Trưng ban.

Điều 6. Phó Trưởng ban thường trực

1. Giúp Trưởng ban giải quyết công việc thường xuyên hoặc đột xuất; tổ chức triển khai thực hiện những nhiệm vụ do Trưởng ban phân cấp hoặc ủy quyền (bằng văn bản) và báo cáo kết quả thực hiện.

2. Tham mưu, đề xuất với Trưởng ban những biện pháp, giải pháp thực hiện nhiệm vụ và kiện toàn Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Y tế.

3. Tổ chức quán triệt các văn bản chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cu nạn đến các đơn vị trực thuộc Bộ; triển khai thực hiện các kế hoạch, đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; các văn bản chỉ đạo của Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn và Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai.

4. Tham gia trực lãnh đạo; tổ chức trực ban để tiếp nhận chỉ đạo của cấp trên, tiếp nhận thông tin từ các địa phương, đơn vị và kịp thời truyền đạt yêu cầu, chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Y tế đến các địa phương, đơn vị.

5. Tham mưu cho Trưởng ban phân công các thành viên Ban Chỉ huy phụ trách các đoàn kiểm tra, giám sát công tác chuẩn bị, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa tại các địa phương, đơn vị.

6. Quản lý hàng dự trữ phòng chống thiên tai, đề xuất cấp phát và mua sắm bsung hàng dự trữ theo ủy quyền; Tổ chức quản lý và có phương án đề xuất với Trưởng ban điều động nhân lực (các tổ đội cơ động) trong các tình huống khẩn cấp.

7. Phụ trách Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Y tế, trực tiếp chỉ đạo các hoạt động của Văn phòng thường trực và tổng hợp số liệu, chuẩn bị tài liệu các cuộc họp của Ban Chỉ huy, nội dung sơ kết, tổng kết, báo cáo của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Y tế.

8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công, ủy quyền của Trưởng Ban, chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban và trước pháp luật về những nhiệm vụ được phân công, ủy quyền.

Điều 7. Phó Trưởng ban

1. Trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện những nhiệm vụ do Trưng ban phân cấp hoặc ủy quyền (bằng văn bản) và báo cáo kết quả thực hiện với Trưởng ban.

2. Tham mưu, đề xuất với Trưởng ban những biện pháp, giải pháp thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Y tế.

3. Tham gia trực lãnh đạo; tổ chức đoàn công tác của lãnh đạo Bộ Y tế đi kiểm tra, giám sát tới các địa phương, đơn vị hoặc làm việc với các tổ chức quốc tế.

4. Duy trì hệ thống thông tin, liên lạc để tiếp nhận văn bản chỉ đạo của trên, kịp thời chuyển tải nhưng văn bản chỉ đạo của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Y tế đến các địa phương, đơn vị trong thiên tai.

5. Quản lý phương tiện, trang thiết bị phục vụ công tác chỉ huy điều hành của Ban chỉ huy, bảo đảm về kỹ thuật, sẵn sàng điều động và trực tiếp điều động những phương tiện thuộc diện phục vụ cho công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn khi có yêu cầu công tác.

6. Đề xuất với Bộ trưởng và bố trí vị trí làm việc của Ban Chỉ huy và Văn phòng thường trực của Ban Chỉ huy; trực tiếp chỉ đạo, tổ chức duy trì và hiện đại hóa nơi làm việc của Ban chỉ huy, hệ thống chỉ huy, thông tin liên lạc, truyền tải văn bản của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN BY tế.

7. Chủ trì, phối hợp với Vụ Truyền thông và Thi đua Khen thưởng tổ chức thông cáo báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí về các hoạt động phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn của Bộ Y tế; đề xuất với Bộ trưởng khen thưởng kịp thời cho các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Phối hợp vi Vụ Tổ chức cán bộ đề xuất với cơ quan có thm quyền xem xét kỷ luật những tập thể, cá nhân thiếu trách nhiệm, gây hậu quả nghiêm trọng trong thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công, y quyền của Trưởng ban, chịu trách nhiệm trước Trưởng ban và trước pháp luật về những nhiệm vụ được phân công, ủy quyền.

Điều 8. Ủy viên

1. Trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện nhng nhiệm vụ do Trưng ban giao, hoặc ủy quyền (bằng văn bản) và báo cáo kết quả thực hiện với Trưởng ban.

2. Tham mưu, đề xuất với Trưởng ban những biện pháp, giải pháp chuyên môn thuộc phạm vi quản lý của Vụ, Cục mình để thực hiện nhiệm vụ của Ban chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Y tế.

3. Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị, địa phương xây dựng các phương án, tổ chức lực lượng, phương tiện sẵn sàng ứng phó với thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, theo lĩnh vực chuyên môn phụ trách; tham mưu với Trưởng ban tổ chức các đội cơ động sẵn sàng ứng phó với thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại các đơn vị trực thuộc Bộ; chủ động kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc thực hiện của các đơn vị địa phương và báo cáo với Trưởng ban.

4. Tổ chức trực ban chuyên môn tại Vụ/Cục khi có thiên tai, thảm họa; quản lý hthống trực ban chuyên môn tại các đơn vị cùng chuyên ngành trực thuộc Bộ và các địa phương có thiên tai, để tiếp nhận thông tin, kịp thời báo cáo trực ban của Văn phòng thường trực.

5. Trưởng các đoàn công tác của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Y tế đi kiểm tra, chỉ đạo các địa phương triển khai công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cu nạn theo phân công của Trưng ban; đề xuất với Trưởng ban huy động lực lượng, phương tiện các đơn vị trực thuộc Bộ tham gia đoàn công tác hoặc đi hỗ trợ các địa phương có thiên tai (khi có yêu cầu).

6. Tham gia đầy đủ các cuộc họp của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Y tế; thực hiện chế độ, thông tin, báo cáo việc thực hiện các hoạt động phòng chống thiên tai, tìm kiếm cu nạn về lĩnh vực chuyên môn phụ trách.

7. Một số nhiệm vụ cụ thể:

a) Ủy viên thuộc Vụ Hợp tác quốc tế: là đầu mối quan hệ, phối hợp với các tổ chức quốc tế, vận động quốc tế, tham mưu thực hiện các điều ước quốc tế trong lĩnh vực phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

b) Ủy viên thuộc Vụ Truyền Thông và Thi đua Khen thưởng: có trách nhiệm giúp Trưởng ban chỉ đạo triển khai công tác truyền thông và Thi đua khen thưởng; là người phát ngôn của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Y tế;

c) Ủy viên thuộc Vụ Tổ chức cán bộ: có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Cục Quản lý khám chữa bệnh đề xuất thành lập các tổ chuyên khoa tăng cường, các tổ, đội y tế cơ động sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai, hoặc tăng cường cho các địa phương khi có yêu cầu;

d) y viên thuộc Cục Quản lý khám chữa bệnh: có trách nhim giúp Trưởng ban triển khai công tác cấp cứu, vận chuyển, khám bệnh, chữa bnh nạn nhân trong các tình huống thiên tai, thảm họa. Phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ thực hiện nhiệm vụ quy định tại điểm c) khoản này.

đ) Ủy viên thuộc Cục Y tế dự phòng: có trách nhiệm giúp Trưởng ban chỉ đạo triển khai công tác phòng chống dịch bệnh trước, trong và sau thiên tai thảm họa.

e) Ủy viên thuộc Cục An toàn thực phẩm: có trách nhiệm giúp Trưởng ban chỉ đạo triển khai công tác an toàn thực phẩm và bảo đảm dinh dưng cho người dân và các lực lượng tham gia phòng, chống thiên tai trước, trong và sau thiên tai thảm họa.

f) Ủy viên thuộc Cục Quản lý môi trường y tế: có trách nhiệm giúp Trưởng ban chỉ đạo trin khai công tác xử lý vệ sinh môi trường trong và sau thiên tai, thảm họa.

g) Ủy viên thuộc Cục Quản lý Dược: có trách nhiệm giúp Trưởng ban chỉ đạo triển khai công tác bảo đảm nguồn cung ứng thuốc; chỉ đạo các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu thuốc bảo đảm cung ứng kịp thời nguồn thuốc phòng chống thiên tai; tránh đầu cơ, nâng giá...

h) Các ủy viên khác giúp Trưởng ban chỉ đạo triển khai các công việc bảo đảm y tế phòng chống thiên tai theo chức năng và các nhiệm vụ được giao.

Chương IV

CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC

Điều 9. Chế độ làm việc

1. Trước và sau thiên tai, tìm kiếm cứu nạn:

a) Ban Chỉ huy, Văn phòng thường trực và các ủy viên làm việc tại Ban Chỉ huy theo chế độ kiêm nhiệm và theo kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ huy;

b) Ủy viên chuyên trách của Văn phòng thường trực của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Y tế thực hiện nhiệm vụ theo đề án vị trí việc làm và nhng nhiệm vụ lãnh đạo Văn phòng phân công;

2. Trong thiên tai, tìm kiếm cứu nạn:

a) Toàn bộ cán bộ, công chức thuộc Ban Chỉ huy, Văn phòng thưng trực thực hiện nhiệm vụ ứng phó với thiên tai và tìm kiếm cứu nạn theo mệnh lệnh, điều động của Trưởng ban;

b) Tổ chức trực ban theo quyết định của Trưởng ban.

c) Quản lý toàn bộ những văn bản chỉ đạo của Ban chỉ huy và các Vụ/Cục về nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, để bảo đảm thống nhất trong chỉ đạo, tránh chồng chéo.

3. Chế độ trực

Trực ban thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai, thảm họa và Tìm kiếm cứu nạn được tổ chức thành 3 cấp: trực lãnh đạo, trực ban tiếp nhận và truyền đạt thông tin (Văn phòng Thường trực), trực chuyên môn (tại các Vụ, cục); được tổ chức thường xuyên; theo cấp độ thiên tai, có thể tổ chức kíp trực ban (24/24 giờ) khi có lệnh của Trưởng ban hoặc phó Trưởng ban (khi được ủy quyền).

Điều 10. Chế độ hội họp, hội nghị, tập huấn, diễn tập

1. Chế độ hội họp

a) Định kỳ hàng quý, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Y tế tổ chức họp để kiểm điểm việc thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ được giao và đề xuất điều chỉnh kế hoạch (nếu cần);

b) Trường hợp đặc biệt, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Y tế tổ chức họp đột xuất để triển khai nhiệm vụ ứng phó với thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

c) Văn phòng thường trực tổ chức giao ban hàng tháng; trong thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, có thể giao ban hàng ngày.

2. Tổ chức hội nghị, tập huấn, diễn tập

a) Hàng năm, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Y tế tổ chức hội nghị tổng kết công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của ngành y tế để đánh giá kết quả thực hiện, xác định nhiệm vụ trọng tâm cho năm sau;

b) Tổ chức các hội nghị chuyên đề, tập huấn chuyên môn, diễn tập (trong nước, quốc tế) theo kế hoạch được Trưởng ban phê duyệt;

c) Việc ccác thành viên đi tham dự các hội nghị quốc tế, đi đào tạo, tập huấn ở nước ngoài do các tổ chức quốc tế tài trợ, do Trưởng ban quyết định theo đề nghị của Văn phòng thường trực.

Điều 11. Chế độ kiểm tra, giám sát

1. Hằng năm, trước thời điểm mùa mưa bão hoặc theo dự báo thời tiết và cảnh báo thiên tai, Văn phòng thường trực trình Trưởng ban quyết định nội dung, thành phần, thời gian và địa điểm kim tra công tác chuẩn bị ng phó thiên tai, bão, lũ của các địa phương.

2. Trưởng Ban quyết định tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn của các đơn vị trực thuộc Y tế và các địa phương.

3. Theo yêu cầu của trên, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Y tế tổ chức các đoàn kiểm tra liên ngành, giám sát, hướng dẫn các đơn vị, địa phương về công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Điều 12. Chế độ thông tin, báo cáo

1. Duy trì thường xuyên chế độ thông tin, báo cáo phục vụ nh đạo, chỉ huy, điều hành các lực lượng ứng phó với thiên tai, cứu trợ, tìm kiếm cứu nạn kịp thời; thông tin bằng các hình thức (báo cáo hàng ngày, báo cáo tuần, báo cáo sơ kết...) trên WEBSITE của Bộ Y tế, WEBSITE của Trung tâm truyền thông và giáo dục sức khỏe Trung ương, hệ thống văn bản điện tử Bộ Y tế (V_Office), Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Y tế: điện thoại: 024.62732027; fax 024.62732207; email: [email protected].

2. Trưởng ban quyết định ban hành các mẫu biểu báo cáo thường xuyên, báo cáo khẩn cấp, đề xuất hỗ trợ và thời gian báo cáo để áp dụng trong toàn ngành y tế.

3. Các đơn vị trực thuộc Bộ, khi ban hành các văn bản chỉ đạo các địa phương thuộc lĩnh vực phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, phải báo cáo Trưởng ban và đồng gửi Văn phòng thường trực, để tránh trùng lặp.

4. Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Y tế có trách nhiệm tiếp nhận, tổng hợp, đề xuất, báo cáo theo qui định; nhận xét đánh giá việc chấp hành chế độ báo cáo của các địa phương, đơn vị.

Chương V

VĂN PHÒNG THƯỜNG TRỰC

Điều 13. Vị trí, chức năng

1. Văn phòng thường trực Ban chỉ huy là cơ quan tham mưu cho Ban Chỉ huy, có chức năng giúp việc cho Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Y tế trong việc xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện chiến lược, kế hoạch phòng chống thiên tai và tìm kiếm cu nạn đã được Bộ trưởng phê duyệt.

2. Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Y tế có con dấu, tài khoản riêng giao dịch theo quy định của pháp luật và có trụ slàm việc tại Cơ quan Bộ Y tế.

Điều 14. Nhiệm vụ

1. Đề xuất chế độ, tổ chức trực ban để tiếp nhận chỉ đạo của cấp trên, báo cáo với Trưởng ban, các Phó trưởng ban và kịp thời truyền đạt mệnh lệnh, chỉ thị của lãnh đạo Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Y tế đến các đơn vị. Nhận báo cáo của hệ thống trực ban chuyên môn từ các Vụ/Cục, các địa phương, đơn vị, tổng hợp báo cáo theo quy định.

2. Là đầu mối làm việc với các tổ chức quốc tế về lĩnh vực phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; làm việc với Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn và Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai; đề xuất với Trưởng ban việc tổ chức, huấn luyện và cử các đội cấp cứu khẩn cấp (EMT) tham gia cứu trợ quốc tế (khi có yêu cầu) hoặc yêu cầu quốc tế htrợ.

3. Tổ chức mua sắm dự trữ thuốc, hóa chất, trang thiết bị, vật tư y tế, đề xuất và thực hiện quyết định của Bộ Y tế cấp phát htrợ các đơn vị, địa phương khi có yêu cầu; trong trường hợp khẩn cấp hoặc trưởng ban đi công tác, Chánh Văn phòng được ủy quyền ký lệnh xuất kho hàng dự trphòng chống thiên tai để đáp ứng yêu cầu đột xuất và có trách nhiệm báo cáo Trưng Ban.

4. Quản lý, chi tiêu ngân sách nhà nước, ngân sách viện trợ và các nguồn ngân sách hợp pháp khác cho công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, theo quy định của pháp luật.

5. Phối hợp với các ủy viên Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Y tế kiểm tra, giám sát việc xây dựng lực lượng, huấn luyện, din tập, kết hợp quân dân y, tạo mạng lưới của ngành y tế sẵn sàng tham gia phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên phạm vi cả nước và quốc tế.

6. Qun lý và vận hành sở chỉ huy của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Y tế; trực tiếp làm các báo cáo theo yêu cầu của Ủy ban quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn và Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai.

7. Là đầu mối liên hệ với các địa phương; chuẩn bị cho các đoàn kiểm tra, giám sát của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Y tế đến các địa phương, đơn vị; chuẩn bị nội dung các cuộc họp và thông báo kết luận của Trưởng ban; chuẩn bị các hội nghị sơ kết, tổng kết và các hội nghị khác do Ban Chỉ huy PCTT &TKCN Bộ Y tế tổ chức.

8. Phối hợp theo dõi, quản lý hệ thống các xe ô tô được trang bị bin hiệu, cờ ưu tiên trong phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và các trang bị dùng chung cho thành viên Ban chỉ huy.

Điều 15. Cơ cấu tổ chức

Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Y tế gồm Chánh Văn phòng, Phó Chánh Văn phòng, thư ký, kế toán trường và các y viên thường trực và kiêm nhiệm thuộc Vụ Kế hoạch - Tài chính, Văn phòng Bộ, các Vụ/Cục có liên quan.

Điều 16. Mối quan hệ với các đơn vị ngành y tế:

1. Làm đầu mối của Ban Chỉ huy trong việc hướng dẫn, phối hợp với các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế và với các địa phương trong triển khai các nhiệm vụ của ngành Y tế trong phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

2. Làm đầu mối của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Y tế trong kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các mệnh lệnh, chỉ thị của lãnh đạo Bộ Y tế về lĩnh vực phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ NGÂN SÁCH BẢO ĐẢM

Điều 17. Tổ chức thực hiện

1. Các thành viên Ban chỉ huy, các cơ quan của Ngành y tế, các tập thể, cá nhân có liên quan đến công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn có trách nhiệm thực hiện quy chế này.

2. Lãnh đạo Văn phòng Bộ, Thủ trưởng các vụ, cục cơ quan thuộc Bộ Y tế (có các thành viên trong Ban chỉ huy) có trách nhiệm sắp xếp, bố trí công việc tại cơ quan, chỉ đạo các thành viên của đơn vị mình tham gia trực chỉ huy, trực ban, thực hiện các nhiệm vụ do Trưởng ban chỉ huy phòng chng thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế phân công. Bố trí người thay thế khi các đồng c này đi công tác.

Điều 18. Ngân sách bảo đảm

1. Kinh phí chi cho công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cu nạn thực hiện theo chế độ, chính sách hiện hành; bao gồm:

a) Mua sắm trang thiết bị, phương tiện, vật tư, hóa chất bảo đảm cho công tác phòng chống thiên tai, dịch bệnh;

b) Chi phụ cấp cho cán bộ thực hiện công tác phòng chống dịch, thảm họa; chế độ bảo đảm thông tin liên lạc, công tác phí; chế độ trực theo quy định tại Nghị định số 30/2017/NĐ-CP và các quy định hiện hành;

c) Chi cho công tác tập huấn, hội thảo, hội nghị sơ kết, tổng kết, thi đua khen thưởng.

2. Nguồn kinh phí:

a) Nguồn kinh phí chương trình cấp Bộ chi cho công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.

b) Nguồn hỗ trợ của các tổ chức Chính phủ, Phi chính phủ;

c) Nguồn kinh phí tài trợ của các tổ chức, cá nhân và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị báo cáo về Bộ Y tế qua Vụ Kế hoạch - Tài chính (Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT&TKCN Bộ Y tế) để xem xét, giải quyết./.

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 6765/QĐ-BYT

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu6765/QĐ-BYT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành08/11/2018
Ngày hiệu lực...
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính
Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
Cập nhật5 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 6765/QĐ-BYT

Lược đồ Quyết định 6765/QĐ-BYT 2018 tổ chức Ban chỉ huy phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 6765/QĐ-BYT 2018 tổ chức Ban chỉ huy phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu6765/QĐ-BYT
                Cơ quan ban hànhBộ Y tế
                Người kýNguyễn Viết Tiến
                Ngày ban hành08/11/2018
                Ngày hiệu lực...
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính
                Tình trạng hiệu lựcKhông xác định
                Cập nhật5 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Quyết định 6765/QĐ-BYT 2018 tổ chức Ban chỉ huy phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn

                            Lịch sử hiệu lực Quyết định 6765/QĐ-BYT 2018 tổ chức Ban chỉ huy phòng chống thiên tai tìm kiếm cứu nạn

                            • 08/11/2018

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực