Quyết định 70/QĐ-UBND thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết sở công thương Quảng Ngãi 2014 đã được thay thế bởi Quyết định 1599/QĐ-UBND thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết sở công thương Quảng Ngãi 2015 và được áp dụng kể từ ngày 22/09/2015.
Nội dung toàn văn Quyết định 70/QĐ-UBND thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết sở công thương Quảng Ngãi 2014
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 70/QĐ-UBND |
Quảng Ngãi, ngày 18 tháng 03 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH QUẢNG NGÃI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất; Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;
Căn cứ Thông tư số 20/2013/TT-BCT ngày 05 tháng 8 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về kế hoạch và biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp;
Căn cứ Quyết định số 22/2011/QĐ-UBND ngày 08 tháng 10 năm 2011 của UBND tỉnh Quảng Ngãi ban hành Quy chế phối hợp công bố, công khai thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương và Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 37/TTr-STP ngày 12 tháng 3 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 01 thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công Thương tỉnh Quảng Ngãi.
1. Sở Công Thương tổ chức việc niêm yết công khai và giải quyết thủ tục hành chính nêu tại Quyết định này theo đúng quy định của pháp luật.
2. Sở Tư pháp tổ chức việc đăng nhập thủ tục hành chính mới ban hành nêu tại Quyết định này vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính chậm nhất là 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định công bố.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Công Thương, Tư pháp và Thủ trưởng các sở, ban ngành có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHẦN I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH QUẢNG NGÃI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 70/QĐ-UBND ngày 18/3/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)
STT |
Tên thủ tục hành chính |
Tên VBQPPL quy định |
1 |
Xác nhận biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất |
Thông tư số 20/2013/TT-BCT ngày 05/8/2013 của Bộ Công thương quy định về kế hoạch và biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp; |
PHẦN II
NỘI DUNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH QUẢNG NGÃI
1. Thủ tục: Xác nhận biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.
a) Về trình tự thực hiện:
- Các tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất nộp hồ sơ tại Sở Công Thương qua Tổ cơ chế một cửa.
- Trong thời hạn 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Công thương phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân các nội dung hoặc tài liệu còn thiếu và thời hạn để hoàn chỉnh hồ sơ nếu hồ sơ không đầy đủ hoặc không hợp lệ.
- Trong vòng 20 ngày làm việc, kể từ ngày tổ chức, cá nhân nộp đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Công thương có trách nhiệm:
+ Tổ chức xem xét nội dung và kiểm tra thực tế tại dự án, cơ sở hóa chất; xem xét, đánh giá và xác nhận biện pháp.
+ Trường hợp hồ sơ đề nghị xác nhận biện pháp chưa đạt yêu cầu, Sở Công thương thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân, trong đó nêu rõ những nội dung cần chỉnh sửa, bổ sung và thời hạn hoàn thành.
Thời gian tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả: Vào các ngày trong tuần, từ thứ 2 đến thứ 6 (sáng: từ 07 giờ 00 đến 11 giờ 30; chiều: từ 13 giờ 30 đến 17 giờ 00).
b) Cách thức thực hiện: Nộp hồ sơ trực tiếp tại trụ sở cơ quan Sở Công thương hoặc qua đường bưu điện.
c) Thành phần hồ sơ đề nghị cấp:
1. Công văn đề nghị của tổ chức, cá nhân: Theo mẫu tại Phụ lục 8 kèm theo Thông tư số 20/2013/TT-BCT ngày 05/8/2013 của Bộ Công thương;
2. Biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất gồm 05 (năm) bản (theo mẫu hướng dẫn tại Phụ lục 7 kèm theo Thông tư số 20/2013/TT-BCT), trường hợp cần nhiều hơn, tổ chức, cá nhân phải cung cấp thêm theo yêu cầu của cơ quan thẩm định;
3. Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình hoặc phương án sản xuất kinh doanh gồm 01 (một) bản sao có xác nhận của cơ sở, dự án hóa chất (theo mẫu);
4. Các tài liệu khác kèm theo (nếu có).
d) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).
đ) Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
e) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức và cá nhân.
g) Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền quyết định: Giám đốc Sở Công thương.
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền/phân cấp thực hiện: Không.
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Phòng Công nghệ và Môi trường - Sở Công thương.
- Cơ quan phối hợp thực hiện: Không.
h) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận.
i) Lệ phí: Không.
k) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Mẫu Phụ lục 7 (mẫu hướng dẫn xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố hóa chất), Phụ lục 8 (mẫu công văn đề nghị xác nhận biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất), Phụ lục 11 (mẫu báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất) ban hành kèm theo Thông tư số 20/2013/TT-BCT ngày 05 tháng 8 năm 2013 của Bộ Công thương.
l) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Thực hiện đúng các yêu cầu về nội dung biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất được quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư số 20/2013/TT-BCT.
m) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Hóa chất ngày 21/11/2007;
- Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;
- Nghị định số 26/2011/NĐ-CP ngày 08/4/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 108/2008/NĐ-CP ngày 07/10/2008 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất;
- Thông tư số 20/2013/TT-BCT ngày 05/8/2013 của Bộ Công thương quy định về kế hoạch và biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp.
PHỤ LỤC 7
HƯỚNG DẪN XÂY DỰNG BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ
CỐ HÓA CHẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 20/2013/TT-BCT ngày 05 tháng 8
năm 2013 của Bộ Công thương)
MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu về dự án hoặc cơ sở hóa chất.
2. Tính cần thiết phải lập Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.
3. Các căn cứ pháp lý lập Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.
Chương I
THÔNG TIN LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN, CƠ SỞ HÓA CHẤT
1. Quy mô đầu tư: Công suất, diện tích xây dựng, địa điểm xây dựng công trình.
2. Công nghệ sản xuất.
3. Bản kê khai tên hóa chất, khối lượng, đặc tính lý hóa học, độc tính của mỗi loại hóa chất nguy hiểm là nguyên liệu, hóa chất trung gian và hóa chất thành phẩm.
4. Bản mô tả các yêu cầu kỹ thuật về bao gói, bảo quản và vận chuyển của mỗi loại hóa chất nguy hiểm, bao gồm:
- Các loại bao bì, bồn, thùng chứa hóa chất nguy hiểm dự kiến sử dụng trong sản xuất, bảo quản, vận chuyển, vật liệu chế tạo và lượng chứa lớn nhất của từng loại;
- Yêu cầu về tiêu chuẩn thiết kế, chế tạo, điều kiện về cơ sở thiết kế chế tạo. Trường hợp áp dụng tiêu chuẩn nước ngoài phải ghi rõ tên tiêu chuẩn và tên tổ chức ban hành;
- Các điều kiện bảo quản về nhiệt độ, áp suất; yêu cầu phòng chống va đập, chống sét, chống tĩnh điện.
5. Các tài liệu kèm theo:
- Bản đồ vị trí khu đất đặt dự án, cơ sở hóa chất;
- Bản đồ mô tả các vị trí lưu trữ, bảo quản hóa chất dự kiến trong mặt bằng cơ sở sản xuất và trạng thái bảo quản (ngầm, nửa ngầm, trên mặt đất);
- Sơ đồ mặt bằng bố trí thiết bị và sơ đồ dây chuyền công nghệ, khối lượng hóa chất nguy hiểm tại các thiết bị sản xuất chính, thiết bị chứa trung gian.
Chương II
DỰ BÁO NGUY CƠ, TÌNH HUỐNG XẢY RA SỰ CỐ VÀ KẾ HOẠCH KIỂM TRA, GIÁM SÁT CÁC NGUỒN NGUY CƠ SỰ CỐ HÓA CHẤT
1. Lập danh sách các điểm nguy cơ bao gồm các vị trí đặt các thiết bị sản xuất hóa chất nguy hiểm chủ yếu, các thiết bị hoặc khu vực tập trung; lưu trữ hóa chất nguy hiểm kèm theo điều kiện công nghệ sản xuất, bảo quản; số người lao động dự kiến có mặt trong khu vực. Dự báo các tình huống xảy ra sự cố.
2. Lập kế hoạch kiểm tra, giám sát các nguồn nguy cơ xảy ra sự cố: Kế hoạch kiểm tra thường xuyên, đột xuất; quy định thành phần kiểm tra, trách nhiệm của người kiểm tra, nội dung kiểm tra, giám sát; quy định lưu giữ hồ sơ kiểm tra.
3. Các biện pháp nhằm giảm thiểu khả năng xảy ra sự cố.
Chương III
BIỆN PHÁP ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT
1. Bản nhân lực ứng phó sự cố hóa chất: Dự kiến về hệ thống tổ chức, điều hành và trực tiếp cứu hộ, xử lý sự cố.
2. Bản liệt kê trang thiết bị, phương tiện sử dụng ứng phó sự cố hóa chất: Tên thiết bị, số lượng, tình trạng thiết bị; hệ thống bảo vệ, hệ thống dự phòng nhằm cứu hộ, ngăn chặn sự cố. Vị trí để các thiết bị bảo vệ cá nhân và các thiết bị phục vụ ứng phó sự cố hóa chất.
3. Hệ thống báo nguy, hệ thống thông tin nội bộ và thông báo ra bên ngoài trong trường hợp sự cố khẩn cấp.
4. Kế hoạch phối hợp hành động của các lực lượng bên trong, phối hợp với lực lượng bên ngoài trong từng tình huống xảy ra sự cố hóa chất đã nêu ở Phần II.
5. Bản hướng dẫn chi tiết các biện pháp kỹ thuật thu gom và làm sạch khu vực bị ô nhiễm do sự cố hóa chất.
6. Các hoạt động khác nhằm ứng phó sự cố hóa chất.
KẾT LUẬN
1. Đánh giá của chủ đầu tư dự án, cơ sở hóa chất về Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.
2. Cam kết của chủ đầu tư dự án, cơ sở hóa chất.
3. Những kiến nghị của chủ đầu tư dự án, cơ sở hóa chất:
(Kiến nghị về những nội dung nằm ngoài thẩm quyền của chủ đầu tư dự án, cơ sở hóa chất để đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành dự án, cơ sở hóa chất).
PHỤ LỤC CÁC TÀI LIỆU KÈM THEO
(Nếu có)
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Liệt kê các tài liệu tham khảo (nếu có): Bao gồm tên tài liệu tham khảo, tên tác giả, năm xuất bản, nhà xuất bản.
PHỤ LỤC 8
MẪU CÔNG VĂN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA,
ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số
20/2013/TT-BCT ngày 05 tháng 8 năm 2013 của Bộ Công
thương)
TÊN
DOANH NGHIỆP |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: |
………(1), ngày … tháng … năm … |
Kính gửi: Sở Công thương Quảng Ngãi.
Tên doanh nghiệp: .......................................................................................................
Dự án/Cơ sở hoạt động hóa chất: ...............................................................................
Địa điểm thực hiện: ......................................................................................................
Điện thoại: ………………. Fax: …………… E-mail: .....................................................
Đề nghị ……………………..(2) xác nhận Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất.
Sau khi được xác nhận, doanh nghiệp xin cam đoan thực hiện đầy đủ các quy định về phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất theo quy định của Luật Hóa chất, Thông tư số …../..../TT-BCT ngày … tháng ... năm … của Bộ Công thương quy định về Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp và các quy định pháp luật khác có liên quan.
Xin gửi kèm theo đơn:
- Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất: (số lượng bản)
- Các tài liệu kèm theo (nếu có)./.
|
GIÁM
ĐỐC DOANH NGHIỆP |
Ghi chú:
(1) Địa danh.
(2) Tên Cơ quan xác nhận Biện pháp.
PHỤ LỤC 11
MẪU BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH HOẶC BIỆN
PHÁP PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ SỰ CỐ HÓA CHẤT (DÀNH CHO TỔ CHỨC, CÁ NHÂN)
(Ban hành kèm theo Thông tư số
20/2013/TT-BCT ngày 05 tháng 8 năm 2013 của Bộ Công
thương)
TÊN
DOANH NGHIỆP |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……. |
………(1), ngày … tháng … năm … |
Kính gửi: …………………….. (2)
Thực hiện quy định của Thông tư số …./..../TT-BCT ngày .... tháng .... năm .... của Bộ Công thương quy định về Kế hoạch và Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp, Công ty .... báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch hoặc Biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất như sau:
Phần I
THÔNG TIN CHUNG
1. Tên đơn vị: |
||||||||||
2. Địa chỉ: Điện thoại: Fax: |
||||||||||
3. Loại hình hoạt động: |
||||||||||
Sản xuất ; |
Cất giữ ; |
Sử dụng ; |
Kinh doanh ; |
|||||||
4. Hóa chất hoạt động tại cơ sở: |
||||||||||
TT |
Tên hóa chất tiếng Việt |
Mã số CAS |
Tên thương mại |
Trạng thái vật lý |
Khối lượng hóa chất (trong năm) |
Xếp loại nguy hiểm |
Mục đích hoạt động |
|||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|||
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|||
n |
|
|
|
|
|
|
|
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phần II
ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG
TT |
Tên hóa chất tiếng Việt |
Mã số CAS |
Loại thiết bị (bồn chứa/thiết bị công nghệ/vận chuyển) |
Điều kiện công nghệ |
Trạng thái lắp đặt |
Dung lượng chứa |
Phương pháp điều khiển công nghệ |
Nhiệt độ (°C) |
Áp suất (atm) |
||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
n |
|
|
|
|
|
|
|
Phần III
BIỆN PHÁP AN TOÀN TRONG HOẠT ĐỘNG
TT |
Tên hóa chất tiếng Việt |
Mã số CAS |
A |
B |
C |
D |
E |
G |
H |
I |
K |
L |
M |
N |
O |
P |
Q |
|
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Phần IV
TÌNH HÌNH TAI NẠN, SỰ CỐ
TT |
Tên hóa chất tiếng Việt |
Mã số CAS |
Vị trí thiết bị xảy ra sự cố |
Hậu quả |
Phạm vi ảnh hưởng |
Nguyên nhân (vận hành/thiết bị) |
Tình trạng khắc phục |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
n |
|
|
|
|
|
|
|
Phần V
ĐÁNH GIÁ VỀ TÌNH TRẠNG AN TOÀN HÓA CHẤT
1. Đánh giá chung về mức độ an toàn |
|||||
2. Những bộ phận, thiết bị cần tập trung giám sát |
|||||
STT |
Tên hóa chất tiếng Việt |
Mã số CAS |
Vị trí/thiết bị |
Điểm giám sát |
Biện pháp, phương tiện giám sát |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
n |
|
|
|
|
|
3. Những bộ phận, thiết bị cần bổ sung các biện pháp an toàn |
|||||
STT |
Tên hóa chất tiếng Việt |
Mã số CAS |
Vị trí/thiết bị |
Điểm bổ sung |
Biện pháp, phương tiện bổ sung |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
n |
|
|
|
|
|
4. Kiến nghị: |
Hướng dẫn:
1. Khoản 4, phần I: Tại một cơ sở hoạt động hóa chất có thể tồn tại cùng lúc nhiều loại hóa chất nguy hiểm khác nhau, mỗi loại hóa chất được kế toán khai trên từng dòng theo số thứ tự. Mẫu báo cáo giả định chỉ có 5 loại hóa chất, nếu có nhiều hơn, cơ sở hoạt động hóa chất bổ sung thêm dòng kê khai.
2. Cột “Xếp loại nguy hiểm” tại mục 4, Phần I ghi tính chất nguy hiểm chính của hóa chất. Nếu có thông tin, có thể ghi bổ sung ký tự xếp loại nguy hiểm của EU, chỉ số nguy hiểm UN...
3. . Cột “Trạng thái lắp đặt” ghi đặc điểm thiết bị đặt trên cao, đặt nổi trên mặt hoặc ngầm thuộc loại cố định hay di động.
4. Cột “Dung lượng chứa tối đa” được hiểu là:
- đối với thiết bị chứa là dung tích chứa hóa chất của nhà sản xuất.
- đối với thiết bị sản xuất, dung tích là công suất theo thiết kế.
5. Cột “Phương pháp điều khiển công nghệ” ghi “TD” nếu điều khiển tự động; “BTD” nếu điều khiển bán tự động; “BT” nếu điều khiển thủ công. Trường hợp thiết bị kết hợp nhiều dạng điều khiển, ghi đầy đủ các dạng điều khiển.
6. Ký hiệu chữ cái ở phần III quy định như sau:
A. Hệ thống quản lý an toàn hóa chất gồm các cá nhân có trách nhiệm từ vị trí vận hành đến trưởng bộ phận vận hành, người đứng đầu cơ sở.
B. Phiếu an toàn hóa chất theo quy định tại Phụ lục 17 của Thông tư 108/2008/NĐ-CP">28/2010/TT-BCT.
C. Chứng nhận kiểm định thiết bị (nếu có)
D. Quy trình vận hành do người có trách nhiệm của cơ sở phê duyệt.
E. Quy trình xử lý sự cố thiết bị do người có trách nhiệm của cơ sở phê duyệt.
G. Kế hoạch phòng ngừa, khắc phục sự cố hóa chất.
H. Kế hoạch bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ thiết bị, nhà xưởng.
I. Thiết bị giám sát môi trường lao động.
K. Thiết bị vệ sinh lao động (thông gió, khử độc, hút độc, xử lý khí, giảm nhiệt độ...)
L. Thiết bị khống chế công nghệ.
M. Thiết bị bảo vệ chống quá áp, quá nhiệt, quá tải, tràn đổ, chống sét, tĩnh điện.
N. Biện pháp hạn chế thời gian tiếp xúc và phương tiện bảo hộ cá nhân.
O. Tổ chức huấn luyện.
P. Tổ chức diễn tập định kỳ tình huống khẩn cấp.
Q. Phương án tiêu hủy an toàn hóa chất do cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Cơ sở hoạt động hóa chất đã thực hiện các biện pháp an toàn tương ứng với ký hiệu chữ cái nói trên đánh dấu vào ô tương ứng ở phần III, Phụ lục này.