Quyết định 701/2008/QĐ-UBND

Quyết định 701/2008/QĐ-UBND điều chỉnh chính sách và chế độ trợ cấp, trợ giúp cho đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo Nghị định 67/2007/NĐ-CP về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh ban hành

Quyết định 701/2008/QĐ-UBND điều chỉnh chính sách chế độ trợ cấp đã được thay thế bởi Quyết định 3927/2010/QĐ-UBND mức trợ cấp, trợ giúp cho đối tượng bảo trợ và được áp dụng kể từ ngày 31/12/2010.

Nội dung toàn văn Quyết định 701/2008/QĐ-UBND điều chỉnh chính sách chế độ trợ cấp


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 701/2008/QĐ-UBND

Hạ Long, ngày 12 tháng 03 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH, BỔ SUNG CHÍNH SÁCH VÀ CHẾ ĐỘ TRỢ CẤP, TRỢ GIÚP CHO CÁC ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH THEO NGHỊ ĐỊNH SỐ 67/2007/NĐ-CP NGÀY 13/4/2007 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP CÁC ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;
Căn cứ Thông tư số 09/2007/TT-BLĐTBXH ngày 13/7/2007 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tại tờ trình số 358/TC-LĐTBXH ngày 31/01/2008 “V/v điều chỉnh, bổ sung quy định mức trợ cấp xã hội theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ” và ý kiến thẩm định của Sở Tư pháp tại báo cáo số 14/BC-STP-KTVB ngày 22/02/2008.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Điều chỉnh, bổ sung chính sách và chế độ trợ cấp, trợ giúp cho các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo Nghị định số 67/2007/NĐ-CP ngày 13/4/2007 của Chính phủ về chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội (sau đây gọi tắt là Nghị định số 67/2007/NĐ-CP) như sau:

1. Mức trợ cấp xã hội hàng tháng cho từng nhóm đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện trợ cấp hàng tháng được điều chỉnh và xác định theo mức chuẩn quy định tại khoản 1, điều 7 chương III – Nghị định số 67/2007/NĐ-CP là 120.000 đồng (hệ số 1) và được quy định cụ thể theo phụ lục số 01 kèm theo Quyết định này.

2. Mức trợ cấp cứu trợ đột xuất đối với từng đối tượng cụ thể được điều chỉnh, bổ sung theo phụ lục số 02 kèm theo Quyết định này.

Điều 2. Thời gian thực hiện các chế độ trợ cấp, trợ giúp theo quy định tại Quyết định này được thực hiện như sau:

1. Đối với các đối tượng đang hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên từ ngày 01/01/2008 trở về trước thì thời gian được hưởng mức trợ cấp theo quy định tại Quyết định này từ ngày 01/01/2008.

2. Đối với các đối tượng có Quyết định hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên từ sau ngày 01/01/2008 thì thời gian được hưởng mức trợ cấp theo quy định tại Quyết định này tính từ ngày ghi trong Quyết định hưởng trợ cấp xã hội.

3. Đối với chế độ trợ cấp cứu trợ đột xuất theo quy định tại điểm 2, Điều 1 Quyết định này: áp dụng cho các đối tượng được cơ quan có thẩm quyền quyết định cho hưởng trợ cấp cứu trợ đột xuất kể từ sau ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành.

Điều 3. Nguồn kinh phí thực hiện.

1. Đối với kinh phí trợ cấp hàng tháng tăng thêm so với năm 2007 để thực hiện điều chỉnh, bổ sung chính sách và chế độ trợ cấp xã hội thường xuyên được đảm bảo từ các nguồn sau:

- Năm 2008: Từ nguồn dự phòng tăng lương của các huyện, thị xã, thành phố năm 2008 sau khi đã sử dụng cho nhu cầu tăng lương, tăng phụ cấp, trợ cấp đối với cán bộ, công chức, viên chức, đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện, xã, hưu xã nghỉ trước năm 1998, cán bộ không chuyên trách cấp xã, cán bộ thôn, bản, khu phố mà nguồn dự phòng tăng lương của các địa phương vẫn còn; số thiếu (nếu có), do ngân sách tỉnh cân đối bổ sung cho các địa phương, đơn vị từ nguồn đảm bảo xã hội trong dự toán ngân sách tỉnh năm 2008.

- Từ năm 2009 trở đi: nguồn kinh phí thực hiện được cân đối và giao trong dự toán chi ngân sách năm cho các địa phương, đơn vị.

2. Đối với kinh phí thực hiện trợ cấp cứu trợ đột xuất được đảm bảo từ các nguồn sau:

- Nguồn đảm bảo xã hội được cân đối và giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của các huyện, thị xã, thành phố;

- Trợ giúp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước hỗ trợ trực tiếp cho các huyện, thị xã, thành phố hoặc thông qua Ủy ban nhân dân tỉnh, các đoàn thể xã hội;

- Trường hợp các nguồn kinh phí trên không đủ để thực hiện cứu trợ đột xuất thì Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố báo cáo Sở Lao động – Thương binh và Xã hội và Sở Tài chính để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định hỗ trợ từ ngân sách tỉnh.

Điều 4.

1. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký ban hành.

Giao Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Tài chính có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Quyết định này.

2. Bãi bỏ các quy định trước đây trái với quy định tại Quyết định này. Quyết định này thay thế Quyết định số 3343/2003/QĐ-UB ngày 23/9/2003 của Ủy ban Nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định về định mức cứu trợ xã hội đột xuất trên địa bàn tỉnh, Quyết định số 2828/2006/QĐ-UBND ngày 21/9/2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc điều chỉnh mức trợ cấp cho các đối tượng thuộc diện cứu trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Điều 5. Các ông, bà: Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân  tỉnh, Giám đốc các Sở: Lao động – Thương binh và Xã hội, Tài chính, Giám đốc kho bạc Nhà nước tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh; Thủ trưởng các ban, ngành liên quan và các đối tượng được hưởng trợ cấp cứu trợ xã hội căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 5 (t/h);
- Văn phòng Chính phủ (b/c);
- Bộ Lao động TB&XH, Bộ Tài chính (b/c);
- Cục kiểm tra văn bản – Bộ Tư pháp (b/c);
- TT.Tỉnh ủy, HĐND tỉnh (b/c);
- Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh (b/c);
- Ủy ban MTTQ tỉnh và các đoàn thể tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Sở Tư pháp;
- Trung tâm lưu trữ tỉnh;
- V1, TM2, TH1, VX4;
- Lưu: VT, VX4. 48b H-QĐ15

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Vũ Nguyên Nhiệm

 

PHỤ LỤC 01

MỨC TRỢ CẤP XÃ HỘI HÀNG THÁNG ĐỐI VỚI ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI THUỘC DIỆN TRỢ CẤP HÀNG THÁNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 701/2008/QĐ-UBND ngày 12/3/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

STT

Đối tượng bảo trợ xã hội thuộc diện trợ cấp hàng tháng

Hệ số so với mức chuẩn 120.000 đồng (Hệ số 1)

Mức trợ cấp 1 tháng (1.000 đồng)

I

ĐỐI TƯỢNG SỐNG TẠI CỘNG ĐỒNG DO XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN QUẢN LÝ

 

 

1

Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP từ 18 tháng tuổi trở lên, gồm:

- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng;

- Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là cha hoặc mẹ mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ Luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo qui định của pháp luật;

- Trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng

- Người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên.

1,5

180

2

Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP gồm:

- Người cao tuổi cô đơn thuộc hộ gia đình nghèo;

- Người cao tuổi còn vợ hoặc chồng, nhưng già yếu, không con, cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo.

1,5

180

3

Đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP gồm:

Người từ 85 tuổi trở lên không có lương hưu hoặc trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng.

1,5

180

4

Đối tượng không có khả năng lao động quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP:

Người tàn tật nặng không có khả năng lao động, thuộc hộ gia đình nghèo

1,5

180

5

Đối tượng quy định tại khoản 9 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP đang nuôi con từ 18 tháng tuổi trở lên:
Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo, đang nuôi con nhỏ từ 18 tháng tuổi đến dưới 16 tuổi; trường hợp con đang đi học văn hóa, học nghề áp dụng đến dưới 18 tuổi.

1,5

180

6

Các đối tượng khác, gồm:

- Thanh niên xung phong hoàn thành nhiệm vụ trong kháng chiến không còn khả năng lao động, sống cô đơn không nơi nương tựa;

- Người thôi hưởng trợ cấp mất sức lao động, có thời gian công tác thực tế 15 năm trở lên, nay hết tuổi lao động, hoàn cảnh khó khăn.

1,5

180

7

Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP dưới 18 tháng tuổi, gồm:

- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng;

- Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là cha hoặc mẹ mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ Luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật;

- Trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không có người nuôi dưỡng.

1,7

204

8

Đối tượng quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS, gồm:

- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng;

- Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là cha hoặc mẹ mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật;

- Trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng;

- Trẻ em nhiễm HIV/AIDS, thuộc hộ gia đình nghèo;

- Người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên.

1,7

204

9

Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP tàn tật nặng, gồm:

- Người cao tuổi cô đơn thuộc hộ gia đình nghèo bị tàn tật nặng;

- Người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, bị tàn tật nặng, không có con, cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo.

1,7

204

10

Đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP:

Người tâm thần mãn tính sống độc thân không nơi nương tựa hoặc gia đình thuộc diện hộ nghèo

1,7

204

11

Đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP:

Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động, thuộc hộ gia đình nghèo

1,7

204

12

Đối tượng quy định tại khoảng 9 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP đang nuôi con dưới 18 tháng tuổi, từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật hoặc nhiễm HIV/AIDS:

Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo, đang nuôi con nhỏ dưới 18 tháng tuổi; từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật nặng hoặc nhiễm HIV/AIDS

1,7

204

13

Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật nặng hoặc nhiễm HIV/AIDS, gồm:

- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng;

- Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là cha hoặc mẹ mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật;

- Trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng;

- Trẻ em nhiễm HIV/AIDS, thuộc hộ nghèo.

2,7

324

14

Đối tượng không có khả năng tự phục vụ quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP:

Người tàn tật nặng, không tự phục vụ được, thuộc hộ gia đình nghèo.

2,7

324

15

Đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP nhận nuôi dưỡng trẻ em từ 18 tháng tuổi trở lên:

Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi từ 18 tháng tuổi trở lên.

2,7

324

16

Đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP có 2 người tàn tật nặng:

Hộ gia đình có 2 người tàn tật nặng, không có khả năng tự phục vụ

2,7

324

17

Đối tượng quy định tại khoản 9 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP đang nuôi con dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS:

Người đơn thân thuộc diện hộ nghèo đang nuôi con nhỏ dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS

2,7

324

18

Đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP nhận nuôi trẻ em, gồm:

- Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi dưới 18 tháng tuổi;

- Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS.

3.0

360

19

Đối tượng quy định tại khoản 7 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP nhận nuôi trẻ em dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS:

Gia đình, cá nhân nhận nuôi dưỡng trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi dưới 18 tháng tuổi bị tàn tật hoặc nhiễm HIV/AIDS

3,2

384

20

Đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP có 3 người tàn tật nặng:

Hộ gia đình có 3 người tàn tật nặng, không có khả năng tự phục vụ

3,2

384

21

Đối tượng quy định tại khoản 8 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP có 4 người tàn tật nặng:

Hộ gia đình có 4 người tàn tật nặng, không có khả năng tự phục vụ

4,0

480

II

ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI SỐNG TRONG CÁC NHÀ XÃ HỘI TẠI CỘNG ĐỒNG DO XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN QUẢN LÝ, GỒM:

 

 

1

Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP gồm:

- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng;

- Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là cha hoặc mẹ mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ Luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật;

- Trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng;

- Trẻ em nhiễm HIV/AIDS, thuộc hộ nghèo;

- Người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên.

2,0

240

2

Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP không có điều kiện sống tại gia đình, gồm:

- Người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo;

- Người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo.

2,0

240

3

Đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP:

Người nhiễm HIV/AIDS không còn khả năng lao động, thuộc hộ gia đình nghèo, không có điều kiện sống tại gia đình

2,0

240

III

ĐỐI TƯỢNG BẢO TRỢ XÃ HỘI SỐNG TẠI CÁC CƠ SỞ BẢO TRỢ XÃ HỘI CỦA NHÀ NƯỚC DO ĐỊA PHƯƠNG QUẢN LÝ

 

 

1

Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP từ 18 tháng tuổi trở lên, gồm:

- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng;

- Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là cha hoặc mẹ mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật;

- Trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng;

- Người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên.

3,0

360

2

Đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP gồm:

- Người cao tuổi cô đơn, thuộc hộ gia đình nghèo;

- Người cao tuổi còn vợ hoặc chồng nhưng già yếu, không có con, cháu, người thân thích để nương tựa, thuộc hộ gia đình nghèo.

3,0

360

3

Đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP:

Người tàn tật nặng không có khả năng lao động hoặc không có khả năng tự phục vụ, thuộc hộ gia đình nghèo.

3,0

360

4

Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP dưới 18 tháng tuổi, gồm:

- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng;

- Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là cha hoặc mẹ mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ Luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật;

- Trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng;

- Trẻ em nhiễm HIV/AIDS, thuộc hộ nghèo.

3,3

396

5

Đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP từ 18 tháng tuổi trở lên bị tàn tật hoặc bị nhiễm HIV/AIDS, gồm:

- Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, mất nguồn nuôi dưỡng;

- Trẻ em bị bỏ rơi, mất nguồn nuôi dưỡng;

- Trẻ em mồ côi cha hoặc mẹ nhưng người còn lại là cha hoặc mẹ mất tích theo quy định tại Điều 78 của Bộ Luật Dân sự hoặc không đủ năng lực, khả năng để nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật;

- Trẻ em có cha và mẹ, hoặc cha hoặc mẹ đang trong thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam, không còn người nuôi dưỡng;

- Trẻ em nhiễm HIV/AIDS, thuộc hộ gia đình nghèo;

- Trẻ em bị tàn tật có các hoàn cảnh đặc biệt khác;

- Người chưa thành niên từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nhưng đang đi học văn hóa, học nghề có hoàn cảnh như trẻ em nêu trên và bị tàn tật; bị nhiễm HIV/AIDS.

3,3

396

6

Đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP:

Người bị tâm thần mãn tính

3,3

396

7

Đối tượng quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị định số 67/2007/NĐ-CP:

Người bị nhiễm HIV/AIDS

3,3

396

 

PHỤ LỤC 02

ĐỐI TƯỢNG, MỨC TRỢ CẤP CỨU TRỢ ĐỘT XUẤT
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 701/2008/QĐ-UBND ngày 12/3/2008 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

STT

Đối tượng được trợ giúp đột xuất (một lần)

Mức trợ cấp cứu trợ đột xuất

1

Đối với hộ gia đình:

 

 

- Có người chết, mất tích

Từ 3 đến 4 triệu đồng/người

 

- Có người bị thương nặng

Từ 2 đến 3 triệu đồng/người

 

- Có nhà bị đổ, sập, trôi, chảy; mất tài sản, phương tiện sản xuất chính (tàu, thuyền sà lan, nhà xưởng, ô tô) do thiên tai hỏa hoạn; hộ gia đình phải di dời khẩn cấp do nguy cơ sạt lở đất, lũ quét.

Từ 6 đến 10 triệu đồng/hộ

 

- Có nhà ở bị hỏng nặng (không ở được); có tài sản, phương tiện sản xuất chính (tàu, thuyền sà lan, nhà xưởng, ô tô) bị hư hỏng nặng (không sản xuất được) do thiên tai hỏa hoạn, phải sửa chữa hoặc khắc phục.

Từ 5 đến 8 triệu đồng/hộ

2

Đối với cá nhân

 

 

- Trợ giúp cứu đói

20 kg gạo/người/tháng, trong thời gian từ 1 đến 3 tháng

 

- Người gặp rủi ro ngoài vùng cư trú bị thương nặng, gia đình không biết để chăm sóc.

Từ 2 đến 3 triệu đồng/người

 

- Người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú

15.000 đồng/người/ngày trong thời gian không quá 30 ngày

 

- Người lang thang xin ăn trong thời gian tập trung chờ đưa về nơi cư trú, thuộc trường hợp đặc biệt phải kéo dài thời gian tập trung từ 1 tháng trở lên (tối đa không quá 3 tháng)

Mức trợ cấp 360.000 đồng/người/tháng (= mức trợ cấp hàng tháng cho đối tượng sống trong cơ sở Bảo trợ xã hội của Nhà nước do địa phương quản lý – hệ số 3,0 so với hệ số chuẩn)

 

- UBND cấp xã, bệnh viện, cơ quan, tổ chức mai táng cho người rủi ro ngoài vùng cư trú bị chết, gia đình không biết để mai táng; UBND cấp xã, bệnh viện, cơ quan, gia đình, tổ chức mai táng cho người hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên bị chết

3.000.000 đồng/người

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 701/2008/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu701/2008/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành12/03/2008
Ngày hiệu lực22/03/2008
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Tài chính nhà nước
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 31/12/2010
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 701/2008/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 701/2008/QĐ-UBND điều chỉnh chính sách chế độ trợ cấp


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản hiện thời

              Quyết định 701/2008/QĐ-UBND điều chỉnh chính sách chế độ trợ cấp
              Loại văn bảnQuyết định
              Số hiệu701/2008/QĐ-UBND
              Cơ quan ban hànhTỉnh Quảng Ninh
              Người kýVũ Nguyên Nhiệm
              Ngày ban hành12/03/2008
              Ngày hiệu lực22/03/2008
              Ngày công báo...
              Số công báo
              Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Tài chính nhà nước
              Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 31/12/2010
              Cập nhật7 năm trước

              Văn bản được dẫn chiếu

              Văn bản hướng dẫn

                Văn bản được hợp nhất

                  Văn bản gốc Quyết định 701/2008/QĐ-UBND điều chỉnh chính sách chế độ trợ cấp

                  Lịch sử hiệu lực Quyết định 701/2008/QĐ-UBND điều chỉnh chính sách chế độ trợ cấp