Quyết định 72/2001/QĐ-UBBT

Quyết định 72/2001/QĐ-UBBT về Chương trình phát triển các sản phẩm lợi thế tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2001 - 2010 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 72/2001/QĐ-UBBT Chương trình phát triển các sản phẩm lợi thế tỉnh Bình Thuận


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 72/2001/QĐ-UBBT

Phan Thiết, ngày 12 tháng 11 năm 2001

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC: BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM LỢI THẾ TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2001 - 2010.

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN

- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân (sửa đổi) đã được Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 21/6/1994;
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Chánh Văn phòng HĐND và UBND Tỉnh về việc ban hành Chương trình phát triển các sản phẩm lợi thế tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2001 - 2010.

QUYÊT ĐỊNH

Điều I: Nay ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình phát triển các sản phẩm lợi thế tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2001 - 2010.

Điều II: Các ông Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch ủy ban nhân dân các huyện, thành phố căn cứ quyết định thi hành./.

 

 

Nơi nhận :
- Văn phòng Chính phủ (1,2)
- Thường trực Tỉnh ủy
- Thường trực HĐND Tỉnh
- Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND Tỉnh
- Thường trực UBMT TQ Việt Nam Tỉnh
- Các Sở, Ban, ngành và Đoàn thể Tỉnh
- HĐND, UBND các Huyện và thành phố Phan Thiết
- Chánh, Phó Văn phòng UBND Tỉnh
- Chuyên viên Văn phòng UBND Tỉnh
- Lưu .

TM.UBND TỈNH BÌNH THUẬN
CHỦ TỊCH




Huỳnh Tấn Thành

 

CHƯƠNG TRÌNH

PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM LỢI THẾ TỈNH BÌNH THUẬN GIAI ĐOẠN 2001-2010.
(Kèm theo Quyết định số 72 /2001/QĐ-UBBT, ngày 12 tháng 11 năm 2001 của UBND Tỉnh Bình Thuận )

I/- SỰ CẦN THIẾT LẬP CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM LỢI THẾ:

Xác định các sản phẩm lợi thế của Tỉnh có ý nghĩa quan trọng trong việc khai thác tiềm năng, phát huy nội lực và thu hút đầu tư từ bên ngoài vào làm khơi dậy và phát triển mạnh mẽ nền kinh tế và cải thiện đời sống nhân dân trong tỉnh. Xác định các sản phẩm lợi thế, trong lãnh đạo, điều hành sẽ có định hướng và các giải pháp tập trung đầu tư, nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh.

Bình Thuận có tiềm năng lớn về đất đai, bờ biển dài, ngư trường rộng lớn, điều kiện tự nhiên phù hợp cho nhiều loài cây trồng nhất là cây công nghiệp, thuỷ hải đặc sản sinh trưởng. Từ những tiềm năng trên, trong quá trình phát triển sản xuất đã có những sản phẩm nông, lâm, thủy sản được xác định là sản phẩm lợi thế của tỉnh, chiếm tỷ trọng đáng kể trong nền kinh tế của Tỉnh. Tuy nhiên, do chưa được đầu tư đúng mức nên phát huy các sản phẩm lợi thế còn hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng, tỷ suất hàng hóa vàkhả năng cạnh tranh còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường.

Để tạo điều kiện cho các sản phẩm có lợi thế phát triển mạnh mẽ, cần xây dựng chương trình phát triển các sản phẩm lợi thế của Tỉnh để xác định mục tiêu, nhiệm vụ, các giải pháp, chính sách, bước đi và để chỉ đạo thực hiện. Thông qua thực hiện Chương trình phát triển các sản phẩm lợi thế của Tỉnh sẽ phát huy lợi thế về tiềm năng, nhất là trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thuỷ sản để xây dựng một nền nông nghiệp, thuỷ sản mạnh, phát triển liên vùng, áp dụng công nghệ phù hợp, từng bước hiện đại hóa, tạo ra những ngành sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh ngày càng cao, đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu và bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.

II/- XÁC ĐỊNH CÁC SẢN PHẨM LỢI THẾ VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN :

Xác định các sản phẩm lợi thế căn cứ vào những tiềm năng, lợi thế so sánh, bảo đảm phát huy tốt nội lực, có sức hấp dẫn, thu hút được đầu tư từ bên ngoài và theo định hướng phát triển kinh tế của Tỉnh. Các sản phẩm lợi thế được xác định dựa vào các tiêu chí: nguyên liệu địa phương sẳn có, có khả năng sản xuất ra khối lượng lớn mang tính sản xuất hàng hóa, có ưu thế về chất lượng vượt trội, giá thành thấp và có sức cạnh tranh, có thị trường tiêu thụ ổn định và có khả năng mở rộng thị trường, sản phẩm mang tính đặc thù của địa phương...

Các sản phẩm lợi thế mang tính tương đối theo điều kiện thực tế và giai đoạn lịch sử nhất định. Giai đoạn 2001-2010, các sản phẩm lợi thế của Tỉnh được xác định như sau:

1/ Sản phẩm Điều: Cây điều có ưu thế hơn các loại cây trồng khác trên vùng đất nghèo dinh dưỡng, có khả năng bảo vệ môi trường sinh thái, chống xói mòn đất, vốn đầu tư thấp, kỹ thuật thâm canh không phức tạp, thị trường tiêu thụ lớn và ổn định. Sản phẩm nhân hạt điều của Bình Thuận đã được chế biến xuất khẩu sang các nước Trung Quốc, Châu Á, Châu Aâu, có khả năng mở rộng thị trường sang Châu Mỹ. Các xí nghiệp chế biến nhân điều của Tỉnh có khả năng chế biến từ 25 – 30 ngàn tấn hạt điều nguyên liệu/ năm với công nghệ phù hợp.

Toàn Tỉnh có khoảng 14.500 ha điều, chiếm 41 % tổng diện tích cây lâu năm và 55 % so với tổng diện tích cây công nghiệp dài ngày. Diện tích thu hoạch 12.275 ha, năng suất 2,9 tạ/ha, sản lượng 3.500 tấn/năm. Khả năng phát triển 30.000 ha. Diện tích những năm qua tăng chậm, do các vườn điều giống cũ thoái hóa, sản lượng thấp nên đã bị phá bỏ, số trồng mới chưa nhiều. Năng lực chế biến khá lớn, hiện có 3 xí nghiệp chế biến nhân điều tại Phan Thiết, Đức Linh, Tánh Linh với tổng công suất sản xuất 25.000 - 30.000 tấn nguyên liệu/năm. Sản phẩm điều hơn 90% là xuất khẩu, tiêu thụ nội địa 10%.

2/ Sản phẩm Thanh Long: Quả thanh long gần như là đặc sản của Bình Thuận, vì chất lượng quả Thanh long của Bình Thuận trên thị trường được nhiều người ưa chuộng. Bình Thuận có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp cho cây thanh long phát triển. Năng suất, hiệu quả của Thanh long cao hơn nhiều so với các cây khác.

Diện tích Thanh long hiện có khoảng 4.500 ha. Diện tích thu hoạch khoảng 2.500ha, năng suất 184 tạ/ha, sản lượng 45.500 tấn. Khả năng phát triển 11.000 ha.Thị trường tiêu thụ Thanh long rộng, cả nội địa và xuất khẩu. Thanh long xuất khẩu khoảng 40% sang thị trường Đài Loan, Hồng Công, Singapore, Trung Quốc. Tuy nhiên, sản xuất còn phân tán, vùng trồng tập trung chưa nhiều, nghiên cứu ứng dụng khoa học công nghệ vào các khâu chọn giống, kỹ thuật thâm canh, chăm sóc để tăng năng suất, chất lượng, nhất là khâu bảo quản sau thu hoạch chưa được đầu tư đúng mức.

3/ Sản phẩm Bông vải: Bông vải là cây trồng có thị trường tiêu thụ ổn định với số lượng lớn thay thế cho việc nhập bông từ nước ngoài. Bình Thuận có điều kiện sinh thái phù hợp cho cây bông vải phát triển nên đã được trồng từ lâu tại tỉnh. Những năm trước do giống cũ, năng suất thấp, thường sâu bệnh, nước tưới không chủ động, nên chưa phát triển thành cây trồng có quy mô lớn. Trong những năm gần đây, Cty Bông Việt Nam đã có các loại giống mới khắc phục được sâu bệnh cung cấp cho nông dân, đồng thời giúp đở về kỹ thuật và bao tiêu toàn bộ sản phẩm. Bình Thuận có nhà máy chế biến bông. Sắp tới, công trình thủy lợi tưới Phan Rí-Phan Thiết, Tà Pao sẽ được đầu tư. Mặt khác, Chính phủ đã chỉ đạo lập dự án trồng bông vải tại Bình Thuận, tạo điều kiện rất thuận lợi để phát triển cây bông vải trước mắt cũng như lâu dài.

Bông vải hiện nay được trồng luân canh tại hầu hết các địa phương trong tỉnh với diện tích trên 4000 ha, sản lượng khoảng 5.000 tấn. Bông vải là cây trồng mang lại hiệu quả kinh tếá cao khi có nước tưới. Mùa vụ chính là vụ Đông - Xuân sẽ cho năng suất cao, chất lượng rất tốt. Tỉnh đang phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn lập quy hoạch dự án trồng cây bông vải. Dự kiến nâng diện tích giao trồng lên 50.000 ha/năm.

4/ Sản phẩm nguyên liệu từ rừng : Bình Thuận có diện tích rừng và đất lâm nghiệp 409.143 ha, trong đó 290.319 ha rừng tự nhiên, trên 33.000ha rừng trồng, đất trống đồi trọc có khả năng trồng rừng nguyên liệu khoảng trên 50.000 ha. Nhu cầu cho nguyên liệu giấy trong nước rất lớn, kể cả xuất khẩu. Sản phẩm nguyên liệu từ rừng trồng sẽ tận dụng đất đai, lao động, kỹ thuật trồng, chăm sóc đơn giản, vốn đầu tư không lớn, khả năng rủi ro thấp, có thị trường tiêu thụ ở cả nội địa và xuất khẩu .

Hiện nay, diện tích trồng rừng nguyên liệu khoảng trên 20.000 ha, chiếm 57% tổng diện tích trồng rừng của cả Tỉnh. Sản lượng 30.000 tấn nguyên liệu/năm, chỉ đáp ứng một phần nhỏ nhu cầu của thị trường. Sản phẩm nguyên liệu từ rừng được bán cho các xí nghiệp chế biến gỗ làm nguyên liệu giấy ở thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai.

5/ Sản phẩm chế biến thủy sản: Biển Bình Thuận là một trong những ngư trường lớn của cả nước, nơi hội tụ nhiều yếu tố tự nhiên, đặc biệt có dòng nước trồi đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển và làm giàu nguồn lợi hải sản. Hải sản Bình Thuận đa dạng về chủng loại và có giá trị kinh tế cao, sản lượng khai thác trung bình hàng năm trên 120.000 tấn, khả năng khai thác sẽ cao hơn nếu phát triển mạnh ra ngư trường khơi xa. Với nguồn nguyên liệu hải sản trên, cùng với nghề nuôi tôm thịt đang phát triển mạnh sẽ là nguồn cung cấp nguyên liệu phong phú và dồi dào cho ngành nghề chế biến thủy sản của Tỉnh để xuất khẩu. Ngòai ra nước mắm là mặt hàng truyền thống, có sản lượng hàng hoá lớn, chất lượng nước mắm Bình Thuận cao, được người tiêu dùng ưa chuộng.

Ngành chế biến hải sản đã và đang phát triển về quy mô sản xuất và chất lượng sản phẩm, có thị trường trong nước và xuất khẩu. Toàn tỉnh hiện có trên 40 doanh nghiệp chế biến hàng hải sản xuất khẩu, sản lượng chế biến hàng năm đạt gần 10.000 tấn hải sản xuất khẩu các loại. Tuy nhiên, lượng hàng thủy sản nguyên liệu đưa vào chế biến, kể cả chế biến nước mắm chỉ đạt trên 40% sản lượng khai thác.

6/ Sản phẩm tôm thịt và tôm giống: Khí hậu và điều kiện tự nhiên của tỉnh rất thuận lợi cho nuôi tôm thịt vùng cao triều với năng suất cao và sản xuất tôm giống. Diện tích nuôi tôm thịt và các trại sản xuất tôm giống trong những năm qua không ngừng phát triển. thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh tham gia.

- Sản phẩm tôm thịt: Đến nay, diện tích nuôi tôm sú toàn tỉnh có khoảng 1.100 ha, sản lượng khoảng 1.200 - 1.400 tấn/năm. Tỉnh đã có quy hoạch tổng thể diện tích nuôi tôm đến năm 2010 là 5.106 ha, mở ra một triển vọng lớn về sản phẩm tôm thịt. Quy mô diện tích, sản lượng hiện nay tuy chưa lớn, nhưng đang có xu thế phát triển mạnh, thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư trong và ngoài tỉnh tham gia.

1,2 tỷ Post/năm. Chất lượng tôm giống tốt, có uy tín cao trên thị trường các tỉnh phía Nam, cự ly vận chuyển đến nơi tiêu thụ gần. Tôm giống Bình Thuận vừa cung cấp trong tỉnh, vừa cung cấp cho các tỉnh miền Tây Nam bộ. Nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã đến xây dựng trại sản xuất tôm giống, mở ra khả năng phát triển mạnh mẽ trong những năm tới.

7/ Sản phẩm muối công nghiệp: Bình Thuận là một trong hai địa phương có sản lượng muối công nghiệp lớn của cả nước. Sản phẩm muối của Bình Thuận có chất lượng tốt được khách hàng ưa chuộng, nhu cầu tiêu thụ muối công nghiệp trong nước rất lớn, thay thế cho nhập khẩu.

Tổng diện tích sản xuất muối công nghiệp hiện có 510 ha, sản lượng khoảng 60.000 tấn/ năm. Năng suất thu hoạch bình quân 120-150 tấn/ha. Trong thời gian qua, do chưa được quan tâm đúng mức nên diện tích sản xuất chưa được mở rộng, công nghệ sản xuất để làm sạch muối chưa được cải tiến, nên chất lượng sản phẩm thấp, giá thành còn cao, mặt hàng chỉ mới dừng lại ở dạng muối thô, tiêu thụ còn khó khăn, giá trị thu được từ sản phẩm muối còn thấp. Chưa được đầu tư để sản xuất các sản phẩm sau muối.

8/ Sản phẩm nước khoáng Vĩnh Hảo : Là sản phẩm đặc thù từ tài nguyên do thiên nhiên ưu đãi, có lịch sử phát triển trên 70 năm, được người tiêu dùng ưa chuộng. Sản phẩm nước khoáng Vĩnh Hảo ngoài phục vụ cho giải khát còn có tác dụng chữa bệnh.

Sản lượng khai thác hàng năm đạt từ 15- 20 triệu lít. Trong thời gian gần đây, do công tác quản lý, điều hành và tiếp thị yếu nên sản lượng sản xuất sụt giảm, tiêu thụ sản phẩm gặp khó khăn. Mặt khác, do chưa tận dụng lợi thế sẳn có để mở thêm các loại hình kinh doanh khác như: xây dựng các bể tắm nước suối để chữa bệnh, mở điểm kinh doanh, giới thiệu sản phẩm... đã làm hạn chế việc khai thác tiềm năng đặc thù của Sản phẩm nước khoáng Vĩnh Hảo.

9/ Sản phẩm Du lịch: Bình Thuận có vị trí giao thông thuận lợi, có cảnh quan, bãi biển sạch, đẹp, có nhiều thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa, chùa chiền, hồ nước, động cát, rừng đa dạng cùng với điều kiện khí hậu mưa ít, nắng nhiều, là những tiền đề thuận lợi để phát triển các khu du lịch nghĩ dưỡng, du lịch sinh thái, thu hút khách du lịch trong và ngòai nước.

Trong những năm qua, du lịch Bình Thuận đã có bước phát triển mạnh mẽ. Lượng khách đến Tỉnh không ngừng tăng lên kể cả khách nước ngoài. Năm 2001 dự kiến có khoảng 800.000 lượt du khách đến tỉnh. Nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đã đến đầu tư du lịch tại Bình Thuận, khả năng phát triển du lịch của Bình Thuận còn rất lớn. Tuy nhiên, đầu tư cho du lịch chưa thật đồng bộ, tình trạng ô nhiễm môi trường tại các điểm du lịch đang gia tăng, các cơ sở vui chơi giải trí chưa có, phát triển các dịch vụ nghĩ trọ tự phát nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường phát triển du lịch về trước mắt và lâu dài.

Nhìn chung, trong thời gian qua, các sản phẩm nêu trên đã được xác định là sản phẩm lợi thế trong trong quá trình phát triển. Tuy nhiên, mức độ đầu tư vào những sản phẩm này chưa nhiều, năng lực quản lý, điều hành còn hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

III/- NHIỆM VỤ, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM LỢI THẾ TRONG NHỮNG NĂM TỚI:

1/ Định hướng phát triển các sản phẩm lợi thế:

- Căn cứ vào khả năng về nguồn vốn, đất đai, lao động, vào xu thế phát triển và hội nhập quốc tế của nền kinh tế đất nước và những thực tế đang diễn ra trên các lĩnh vực cụ thể để xác định qui mô, nhiệm vụ mục tiêu và bước đi thích hợp cho từng loại sản phẩm lợi thế.

- Khai thác tiềm năng tự nhiên, đất đai, kỹ thuật, lao động, vốn, đẩy mạnh phát triển sản xuất các sản phẩm lợi thế với năng suất, chất lượng cao đủ sức cạnh tranh, tạo khối lượng hàng hoá lớn có giá trị đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu.

- Đầu tư cho nghiên cứu ứng dụng tiến bộ kỹ thuật về giống cây trồng, vật nuôi và đổi mới công nghệ, tăng hàm lượng kỹ thuật trong sản phẩm. Chú trọng đầu tư khâu giống, chế biến, bảo quản sản phẩm.

- Phát triển sản xuất các sản phẩm lợi thế gắn với xây dựng nông thôn mới, phát triển xã hội, nâng cao trình độ dân trí, xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và Nông thôn.

2/ Mục tiêu phát triển sản phẩm lợi thế:

a/- Quy mô sản xuất, kinh doanh:

Số TT

Danh mục

ĐVT

Năm 2000

Năm 2005

Năm 2010

1

Cây điều

Ha

14.640

25.000

30.000

 

- Phát triển

Ha

 

10.150

5.250

 

- Cải tạo

Ha

 

5.000

3.000

 

- Sản lượng

Tấn

3.500

13.250

27.000

2

Cây thanh long

Ha

3.266

7.800

11.300

 

- Đầu tư phát triển

Ha

 

4.500

3.500

 

- Sản lượng

Tấn

43.000

190.200

338.000

3

Nguyên liệu từ rừng

 

 

 

 

 

Trồng rừng Ng.liệu (*)

Ha

7.943

22.943

30.000

 

- Đầu tư phát triển

Ha

2.300

13.000

7.150

 

- Sản lượng

Ster

28.000

50.000

140.000

4

Bông vải

Ha

3.000

15.000

50.000

 

- Sản lượng

Tấn

3.000

25.000

100.000

5

Chế biến hải sản

 

 

 

 

 

+ Hải sản đông lạnh

Tấn

5.165

9.200

15.000

 

+ Hải sản khô

Tấn

2.818

3.000

6.000

 

+ Nước mắm

Tr.lít

19,5

21

22

 

+ Xuất khẩu

Tấn

8.521

14.500

22.200

6

Nuôi tôm

 

 

 

 

 

- Diện tích nuôi tôm

Ha

431

3.000

5.106

 

- Sản lượng tôm thịt

Tấn

650

11.000

25.000

 

- Sản lượng tôm giống

TỷPost

1,2

6

9

7

Muối công nghiệp

Ng.tấn

30

60

70

8

Nước suối Vĩnh Hảo

Tr.lít

15

20

30

9

Du lịch

 

 

 

 

 

- Lượt khách quốc tế

lượt

53.000

100.700

200.000

 

- Lượt khách nội địa

lượt

447.000

850.000

1.230.000

 

- Ngày khách quốc tế

ngày

148.400

252.000

600.000

 

- Ngày khách nội địa

ngày

670.500

1.530.000

2.460.000

(*) Trong đó không tính phần diện tích trồng rừng nguyên liệu đến chu kỳ khai thác trồng lại. Diện tích này được tính một lần trong quy mô diện tích trồng rừng chung, không tính phần gieo trồng luân chuyển.

b/- Giá trị sản lượng hàng hóa:

Tổng giá trị sản lượng hàng hoá từ 2001 - 2010: 489 triệu USD tương được 5.055 tỷ VNĐ. Trong đó:

Số TT

Tên sản phẩm

ĐVT

Năm 2000

Năm 2005

Năm 2010

1

Nhân điều

Tr.USD

3,6

17,2

43

 

 

Tỷ VNĐ

28,0

133,0

334

2

Thanh long

Tr.USD

7,7

36

65

 

 

Tỷ VNĐ

64,0

303

548

3

Gỗ nguyên liệu

Tỷ VNĐ

 

20

56

4

Bông vải

Tỷ VNĐ

15

125

445

5

Hàng hải sản

Tr.USD

11.310

16.617

24.418

 

 

Tỷ VNĐ

600

900

1.280

6

Muối công nghiệp

Tỷ VNĐ

12

25

30

7

Nước suối Vĩnh Hảo

Tỷ VNĐ

15

20

30

8

Thu nhập từ du lịch

TriệuUSD

26,62

53,8

121,5

V/- NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU:

1/ Giải pháp về khoa học kỹ thuật và công nghệ:

Giải pháp khoa học, công nghệ là giải pháp hàng đầu để thúc đẩy sản xuất phát triển bền vững cho sản phẩm lợi thế. Đẩy mạnh việc phổ biến, tập huấn, chuyển giao ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật đến từng cơ sở, từng hộ gia đình, coi trọng công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, khuyến công, nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh và hạ giá thành sản phẩm. Củng cố, đổi mới mô hình và tăng cường năng lực hoạt động của hệ thống khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, bảo vệ thực vật từ Tỉnh đến Huyện. Có chính sách thu hút, bồi dưỡng nâng cao đội ngũ cán bộ khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, bảo vệ thực vật.

a. Về giống: Thực hiện theo chương trình giống của Tỉnh

b. Thâm canh, chăm sóc, bảo vệ : Nghiên cứu áp dụng công nghệ sinh học trong chăm sóc và bảo vệ cây trồng, con nuôi, bảo quản sau thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm. Xây dựng nhiều mô hình, nhiều phương thức trình diễn. Hướng dẫn các kỹ thuật dễ hiểu, dễ làm nhưng mang lại hiệu quả cao. Quan tâm áp dụng các biện pháp tổng hợp phòng trừ sâu bệnh. Tăng cường áp dụng kỹ thuật công nghệ chế biến hải sản, nuôi tôm, đặc biệt các sản phẩm tươi sống, đông lạnh.

c. Hệ thống thủy lợi tưới, tiêu nước : Phấn đấu trong 5 – 10 năm tới tập trung đầu tư xây dựng một số công trình thuỷ lợi phục vụ yêu cầu tưới tiêu đối với các sản phẩm lợi thế, áp dụng các công nghệ tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, như tưới phun, tưới nhỏ giọt, tưới thấm

d. Cơ giới hóa: Tổ chức các dịch vụ làm đất, vận chuyển phân bón, giống đáp ứng phục vụ kịp thời sản xuất trong mùa vụ. Tập trung đầu tư thiết bị cho khai thác đánh bắt xa bờ, lập các đội tàu đủ mạnh đánh bắt xa khơi. Phát triển các cơ sở dịch vụ neo đậu, bốc dỡ, bảo quản và chế biến, tổ chức tốt các dịch vụ thông tin, giao thông, thương mại để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

e. Bảo quản, chế biến sản phẩm: Áp dụng công nghệ hiện đại để bảo quản sơ chế, giảm tổn thất sau thu hoạch, bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng quốc tế. Đổi mới công nghệ, nâng cao hiệu quả các cơ sở bảo quản hiện có, nghiên cứu đầu tư xây dựng các cơ sở mới. Xây dựng chương trình đào tạo huấn luyện kỹ thuật, công tác bảo quản đến tận người dân, hộ làm vườn và người buôn bán, xuất khẩu. Có chính sách thu hút đầu tư phương tiện thiết bị vận chuyển, bảo quản nông hải sản tại vùng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. Ngoài các cơ sở chế biến đã có, cần nghiên cứu đầu tư các cơ sở chế biến vừa và nhỏ có thiết bị hiện đại, kỹ thuật tiên tiến đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng sản phẩm đủ sức cạnh tranh thị trường.

2/ Mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm:

Tăng cường việc mở rộng thị trường, tìm thị trường ổn định cho các sản phẩm. Bằng nhiều biện pháp tiếp cận thị trường, như qua các công ty xuất khẩu Trung ương, các tỉnh thành phố khác, qua các thương nhân, cá nhân trực tiếp tìm kiếm thị trường sẽ tạo nên sức mạnh tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm ổn định. Nghiên cứu hình thành Trung tâm xúc tiến thương mại, lập một số hiệp hội ngành hàng gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm. Có chính sách, biện pháp thu hút tìm kiếm thị trường, tổ chức thu thập thông tin, phân tích thông tin thị trường để cung cấp tư vấn cho các doanh nghiệp và người sản xuất.

3/- Giải pháp về huy động vốn:

Để các sản phẩm lợi thế có điều kiện phát triển, cần coi trọng việc huy động vốn đầu tư. Bằng nhiều biện pháp và tạo điều kiện thuận lợi nhất để huy động các nguồn vốn, kêu gọi vốn đầu tư phát triển vào các sản phẩm lợi thế. Bao gồm cả nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn từ các thành phần kinh tế trong tỉnh, ngoài tỉnh, các nguồn vốn ngoài nước, các nguồn vốn vay ưu đãi.

4/ Xây dựng các mô hình kinh tế tiên tiến:

Trên cơ sở kinh tế hộ, phát triển các loại hình kinh tế trang trại, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển công nghiệp chế biến nông sản, thuỷ sản với quy mô vừa, nhỏ, cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước về chế biến. Khuyến khích hộ nông dân sản xuất nguyên liệu mua cổ phần của các doanh nghiệp chế biến, gắn lợi ích nông ngư dân với lợi ích doanh nghiệp. Đổi mới mạnh mẽ các HTX nông nghiệp, vận động xây dựng HTX kiểu mới tạo điều kiện để HTX làm tốt nhiệm vụ sơ chế và tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm hàng hoá với hộ nông ngư dân. Khuyến khích các doanh nghiệp ký hợp đồng mua nguyên liệu với HTX hoặc trực tiếp ký hợp đồng đầu tư và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá với hộ nông dân, gắn kết sản xuất nguyên liệu với chế biến.

5/- Xây dựng các cơ chế, chính sách :

- Xây dựng các chính sách thông thoáng, đồng bộ, tạo điều kiện khai thác mọi tiềm năng, phát huy nôị lực, thúc đẩy sản xuất phát triển. Các chính sách được xây dựng tập trung vào lĩnh vực đất đai, đầu tư hỗ trợ giống, cơ sở hạ tầng, vốn, đào tạo kỹ thuật, tay nghề, sử dụng lao động. Thông qua quản lý nhà nước tạo tác động thuận lợi đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm…để khuyến khích thu hút nông dân và các thành phần kinh tế, đẩy mạnh sản xuất bảo đảm người sản xuất và Nhà nước cùng có lợi và thúc đẩy sản xuất phát triển.

VI/- TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

Trên cơ sở mục tiêu nhiệm vụ và những giải pháp nêu trên cần triển khai những nội dung công việc sau:

1/- Triển khai QH 08, NĐ 163 của Chính phủ, NQ09, NQ03, rà soát lại quĩ đất và sớm hoàn thành các quy hoạch chi tiết các sản phẩm lợi thế để tổ chức triển khai thực hiện.

2/- Lập và triển khai dự án đầu tư hỗ trợ và phát triển cây điều theo chương trình cây điều của Chính phủ.

3/- Củng cố các cơ sở khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, bảo vệ thực vật, các trung tâm giống, đồng thời xúc tiến ngay việc lập các các chương trình cụ thể về giống, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư , bảo vệ thực vật trong thời gian 05 năm tới

4/- Xây dựng các chính sách về thu hút đầu tư cho sản xuất các sản phẩm lợi thế thành những chính sách cụ thể và phổ biến rộng trong nhân dân.

5/- Tiếp tục thực hiện tốt công tác giao đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

6/- Lập dự án xây dựng một số cơ sở chế biến, bảo quản các sản phẩm lợi thế.

7/- Rà soát lại các thủ tục hành chính bãi bỏ những qui định không còn phù hợp, giảm bớt thời gian giải quyết các thủ tục hành chính, ảnh hưởng thu hút đầu tư, soạn thảo sửa đổi các thủ tục xin phép đầu tư, kiểm tra ngoại nghiệp, khảo sát tận thu lâm sản, thẩm định phê duyệt, cấp đất cho dự án đầu tư.

8/- Các Sở, ngành có sản phẩm lợi thế chủ trì phối hợp với các ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố tiến hành lập các chương trình cụ thể phát triển các sản phẩm lợi thế cụ thể trong 10 năm tới thuộc sở, ngành mình quản lý. Cụ thể : Sở Nông nghiệp và PTNT : Sản phẩm điều, thanh long, bông vải, nguyên liệu từ rừng, muối công nghiệp; Sở Công nghiệp: Sản phẩm nước khoáng Vĩnh Hảo; Sở Thủy sản: Sản phẩm chế biến hải sản, nuôi tôm thịt, tôm giống; Sở Thương mại- Du lịch: Phát triển du lịch.

Các chương trình phát triển sản phẩm lợi thế cụ thể phải được xây dựng và thông qua UBND Tỉnh trong quý 1 năm 2002 để làm cơ sở cho việc triển khai thực hiện từ năm 2002 trở đi.

9/- Trong qúa trình thực hiện, các ngành cần tiếp tục nghiên cứu phát hiện những sản phẩm lợi thế mới, kịp thời đề xuất UBND Tỉnh bổ sung vào chương trình .

UBND TỈNH BÌNH THUẬN

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 72/2001/QĐ-UBBT

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu72/2001/QĐ-UBBT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành12/11/2001
Ngày hiệu lực12/11/2001
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcDoanh nghiệp
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật18 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 72/2001/QĐ-UBBT

Lược đồ Quyết định 72/2001/QĐ-UBBT Chương trình phát triển các sản phẩm lợi thế tỉnh Bình Thuận


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 72/2001/QĐ-UBBT Chương trình phát triển các sản phẩm lợi thế tỉnh Bình Thuận
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu72/2001/QĐ-UBBT
                Cơ quan ban hànhTỉnh Bình Thuận
                Người kýHuỳnh Tấn Thành
                Ngày ban hành12/11/2001
                Ngày hiệu lực12/11/2001
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcDoanh nghiệp
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật18 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Quyết định 72/2001/QĐ-UBBT Chương trình phát triển các sản phẩm lợi thế tỉnh Bình Thuận

                        Lịch sử hiệu lực Quyết định 72/2001/QĐ-UBBT Chương trình phát triển các sản phẩm lợi thế tỉnh Bình Thuận

                        • 12/11/2001

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 12/11/2001

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực