Nội dung toàn văn Quyết định 728/QĐ-BNN-CN công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc chức năng quản lý nhà nước 2017
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 728/QĐ-BNN-CN | Hà Nội, ngày 14 tháng 03 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CHUẨN HÓA THUỘC PHẠM VI CHỨC NĂNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRONG LĨNH VỰC CHĂN NUÔI
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 15/2017/NĐ-CP ngày 17 tháng 02 năm 2017 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính và Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 08/QĐ-TTg ngày 06 tháng 01 năm 2015 của thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch của Chính phủ về đơn giản hóa thủ tục hành chính trọng tâm năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 63/QĐ-BNN-PC ngày 11 tháng 01 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Danh mục thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Chăn nuôi,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 24 thủ tục hành chính chuẩn hóa thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong lĩnh vực chăn nuôi, gồm:
- Thủ tục hành chính cấp Trung ương: 21
- Thủ tục hành chính cấp tỉnh: 3
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Cục trưởng Cục Chăn nuôi, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
PHỤ LỤC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 728/QĐ-BNN-CN ngày 14/3/2017 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính chuẩn hóa)
Phần I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
I. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNHCHUẨN HÓA
A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA TRUNG ƯƠNG LĨNH VỰC CHĂN NUÔI
STT | Tên TTHC | Căn cứ pháp lý | Cơ quan thực hiện | Ghi chú |
1 | Cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống vật nuôi và nguồn gen vật nuôi quý hiếm | - Điều 13 Pháp lệnh giống vật nuôi số 16/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004 - Điểm a Khoản 1 Điều 18 Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/2/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Chính phủ số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. | Cục Chăn nuôi |
|
2 | Cấp giấy phép nhập khẩu tinh, phôi giống vật nuôi | Khoản 1 Điều 23 Pháp lệnh giống vật nuôi số 16/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004 - Điểm c khoản 1 Điều 18 Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/2/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản | Cục Chăn nuôi |
|
3 | Cấp giấy phép nhập khẩu môi trường pha loãng, bảo tồn tinh giống vật nuôi để khảo nghiệm | Điểm d khoản 1 Điều 18 Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/2/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động đại lý, mua, bán gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản | Cục chăn nuôi |
|
4 | Cấp giấy phép nhập khẩu giống vật nuôi ngoài danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh | - Khoản 2 điều 23 Pháp lệnh giống vật nuôi số 16/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004 - Điểm b khoản 1 Điều 18 Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/2/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản | Cục Chăn nuôi |
|
5 | Chỉ định đơn vị đủ điều kiện đào tạo, tập huấn về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc | Điều 7 Thông tư số 09/2015/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện điểm a khoản 1 Điều 6 Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020 | Cục Chăn nuôi |
|
6 | Kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu | - Điều 10, Điều 13 Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi - Điều 1 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngaày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi | - Đối với sản phẩm dùng trong chăn nuôi: + Cục Chăn nuôi đối với các loại sản phẩm thức ăn chăn nuôi chưa có QCKT + Tổ chức chứng nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi đã có QCKT - Tổng cục Thủy sản (đối với sản phẩm dùng trong nuôi trồng thủy sản) |
|
7 | Kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi bị triệu hồi hoặc bị trả về | Điều 10, Điều 13 Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi | - Cục Chăn nuôi (đối với sản phẩm dùng trong chăn nuôi); - Tổng cục Thủy sản (đối với sản phẩm dùng trong nuôi trồng thủy sản) |
|
8 | Kiểm tra. xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu | Điều 10, Điều 13 Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi | - Cục Chăn nuôi (đối với sản phẩm dùng trong chăn nuôi); - Tổng cục Thủy sản (đối với sản phẩm dùng trong nuôi trồng thủy sản) |
|
9 | Đăng ký khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi | - Điều 12 Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi - Điều 23 Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi | - Cục Chăn nuôi (đối với sản phẩm dùng trong chăn nuôi); - Tổng cục Thủy sản (đối với sản phẩm dùng trong nuôi trồng thủy sản) | Sửa tên so với thủ tục hành chính STT 32 Mục II. Lĩnh vực chăn nuôi, thuộc thẩm quyền của Trung ương trong Quyết định số 63/QĐ-BNN-PC |
10 | Công nhận thức ăn chăn nuôi mới | - Điều 12 Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi - Điều 27 Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi | - Cục Chăn nuôi (đối với sản phẩm dùng trong chăn nuôi); - Tổng cục Thủy sản (đối với sản phẩm dùng trong nuôi trồng thủy sản) |
|
11 | Công nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu chưa được phép lưu hành tại Việt Nam | - Điều 6 Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi. - Điều 1 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chi tiết một số điều Nghị đình số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi - Khoản 6 Điều 1 Thông tư số 29/2015/TT-BNNPTNT ngày 04/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 6/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi. | - Cục Chăn nuôi (đối với sản phẩm dùng trong chăn nuôi); - Tổng cục Thủy sản (đối với sản phẩm dùng trong nuôi trồng thủy sản) |
|
12 | Chấp thuận cho nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được phép lưu hành tại Việt Nam để giới thiệu tại các hội chợ, triển lãm, làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm | - Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT - Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT | - Cục Chăn nuôi (đối với sản phẩm dùng trong chăn nuôi); - Tổng cục Thủy sản (đối với sản phẩm dùng trong nuôi trồng thủy sản) |
|
13 | Chấp thuận cho nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được phép lưu hành tại Việt Nam để sản xuất, gia công nhằm mục đích tái xuất | - Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT - Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT | - Cục Chăn nuôi (đối với sản phẩm dùng trong chăn nuôi); - Tổng cục Thủy sản (đối với sản phẩm dùng trong nuôi trồng thủy sản) |
|
14 | Công nhận thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam | - Điều 1 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT - Khoản 3, 4, 5 Điều 1 Thông tư số 29/2015/TT-BNNPTNT ngày 04/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 6/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi | - Cục Chăn nuôi (đối với sản phẩm dùng trong chăn nuôi); - Tổng cục Thủy sản (đối với sản phẩm dùng trong nuôi trồng thủy sản) |
|
15 | Công nhận thay đổi thông tin của thức ăn chăn nuôi đã được phép lưu hành tại Việt Nam | - Điều 1 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT | - Cục Chăn nuôi (đối với sản phẩm dùng trong chăn nuôi); - Tổng cục Thủy sản (đối với sản phẩm dùng trong nuôi trồng thủy sản) |
|
16 | Công nhận lại thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam | - Điều 1 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT | - Cục Chăn nuôi (đối với sản phẩm dùng trong chăn nuôi); - Tổng cục Thủy sản (đối với sản phẩm dùng trong nuôi trồng thủy sản) |
|
17 | Miễn kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu có thời hạn | - Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT - Điều 1 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT | - Cục Chăn nuôi (đối với sản phẩm dùng trong chăn nuôi); - Tổng cục Thủy sản (đối với sản phẩm dùng trong nuôi trồng thủy sản) |
|
18 | Kiểm tra giảm chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu có thời hạn | - Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTHT ngày 10/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT - Điều 1 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT | - Cục Chăn nuôi (đối với sản phẩm dùng trong chăn nuôi); - Tổng cục Thủy sản (đối với sản phẩm dùng trong nuôi trồng thủy sản) |
|
19 | Chỉ định Tổ chức chứng nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu | - Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT - Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT | - Cục Chăn nuôi (đối với sản phẩm dùng trong chăn nuôi); - Tổng cục Thủy sản (đối với sản phẩm dùng trong nuôi trồng thủy sản) |
|
20 | Chỉ định lại Tổ chức chứng nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu | - Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT - Điều 1 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT | - Cục Chăn nuôi (đối với sản phẩm dùng trong chăn nuôi); - Tổng cục Thủy sản (đối với sản phẩm dùng trong nuôi trồng thủy sản) |
|
21 | Cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thức ăn chăn nuôi | - Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo, - Điều 2 Thông tư số 29/2015/TT-BNNPTNT ngày 04/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi | - Cục Chăn nuôi (đối với sản phẩm dùng trong chăn nuôi); - Tổng cục Thủy sản (đối với sản phẩm dùng trong nuôi trồng thủy sản) |
|
B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CẤP TỈNH LĨNH VỰC CHĂN NUÔI
STT | Tên TTHC | Căn cứ pháp lý | Cơ quan thực hiện |
1 | Cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thức ăn chăn nuôi | Điều 2 Thông tư số 29/2015/TT-BNNPTNT ngày 04/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi | - Chi cục Chăn nuôi và Thú y - Chi cục Thủy sản |
2 | Cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale CFS) đối với Giống vật nuôi (bao gồm phôi, tinh, con giống vật nuôi); Thức ăn chăn nuôi, chất bổ sung vào thức ăn chăn nuôi; Môi trường pha chế, bảo quản tinh, phôi động vật; Vật tư, hóa chất chuyên dùng trong chăn nuôi | - Điều 9 Thông tư 19/2011/TT-BNNPTNT - Thông tư số 63/2010/TT-BNNPTNT ngày 01/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn việc quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. | Sở Nông nghiệp và PTNT |
3 | Cấp lại Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale-CFS) đối với Giống vật nuôi (bao gồm phôi, tinh, con giống vật nuôi); Thức ăn chăn nuôi, chất bổ sung vào thức ăn chăn nuôi; Môi trường pha chế, bảo quản tinh, phôi động vật; Vật tư, hóa chất chuyên dùng trong chăn nuôi. | - Điều 9 Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT - Điều 7 Thông tư số 63/2010/TT-BNNPTNT ngày 01/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn việc quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. | Sở Nông nghiệp và PTNT |
II. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BỊ BÃI BỎ
STT | Tên TTHC | Căn cứ pháp lý | Cơ quan thực hiện | Ghi chú |
1 | Cấp sổ đăng ký chăn nuôi vịt chạy đồng | - Thông tư số 92/2007/TT-BNN ngày 19/11/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT hướng dẫn thực hiện một số điều tại Quyết định số 1405/QĐ-TTg ngày 16/10/2007 của Thủ tướng Chính phủ về điều kiện ấp trứng gia cầm và chăn nuôi thủy cầm. - Điều 6 Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2010. | Ủy ban nhân dân cấp xã | Bãi bỏ bởi Quyết định số 2655/QĐ-BNN-PC ngày 29/6/2016 của Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Thủ tục hành chính STT 1, Mục B. Lĩnh vực chăn nuôi thuộc thẩm quyền của cấp xã trong Quyết định số 63/QĐ-BNN-PC |
Phần II
NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
A. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TRUNG ƯƠNG LĨNH VỰC CHĂN NUÔI
1. Thủ tục Cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu giống vật nuôi và nguồn gen vật nuôi quý hiếm
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc gửi qua đường bưu điện.
+ Bước 2:
• Cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ và xem xét, hướng dẫn Thương nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định trong trường hợp Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc trong vòng 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trong trường hợp tiếp nhận hồ sơ thông qua đường bưu điện.
• Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn tối đa 05 (năm) ngày làm việc (ngoại trừ các trường hợp quy định tại Khoản 3 điều 5 Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26/10/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về Nông nghiệp), Cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải cấp Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu hoặc thông báo bằng văn bản lý do không cấp Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu.
- Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp
+ Qua đường bưu điện.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Hồ sơ gồm:
• Đơn đăng ký xuất, nhập khẩu (theo mẫu số 01/CN ban hành kèm theo thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT),
• Lý lịch nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần trao đổi quốc tế (theo mẫu số 02/CN ban hành kèm theo thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT).
• Các văn bản có liên quan đến xuất khẩu hoặc nhập khẩu nguồn gen vật nuôi quý hiếm (Dự án hợp tác nghiên cứu, Hợp đồng nghiên cứu).
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: Không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cá nhân.
+ Tổ chức.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Chăn nuôi.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu hoặc văn bản từ chối.
Thời hạn hiệu lực của Văn bản chấp thuận: Không.
- Lệ phí (nếu có): Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có):
+ Đơn đăng ký xuất, nhập khẩu (theo mẫu số 01/CN ban hành kèm theo thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT).
+ Lý lịch nguồn gen vật nuôi quý hiếm cần trao đổi quốc tế (theo mẫu số 02/CN ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 30/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
+ Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/2/2015 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Mẫu số 01/CN: ĐƠN ĐĂNG KÝ XUẤT KHẨU (HOẶC NHẬP KHẨU) NGUỒN GEN VẬT NUÔI QUÝ HIẾM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
..........., ngày ......... tháng.......... năm...........
ĐƠN ĐĂNG KÝ XUẤT KHẨU (HOẶC NHẬP KHẨU)
NGUỒN GEN VẬT NUÔI QUÝ HIẾM
Kính gửi: Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Tên tổ chức đề nghị trao đổi nguồn gen vật nuôi quý hiếm:
2. Địa chỉ:
3. Mục đích xuất khẩu nguồn gen vật nuôi quý hiếm (ghi rõ tên văn bản hợp tác quốc tế):
4. Tên cơ quan nước nhận (hoặc gửi đến):
5. Tóm tắt số lượng, khối lượng, hiện trạng nguồn gen vật nuôi quý hiếm xuất khẩu: (chi tiết được trình bày ở phần lý lịch nguồn gen vật nuôi quý hiếm)
6. Thời gian xuất khẩu (hoặc nhập khẩu):
7. Cam đoan:
a) Đối với đơn đăng ký xuất khẩu………………………… Xin cam đoan nguồn gen vật nuôi quý hiếm đăng ký xuất khẩu trên đây không phải là những nguồn gen quý hiếm thuộc bí mật quốc gia.
b) Đối với đơn đăng ký nhập khẩu……………………………… Cam kết thực hiện đúng Pháp lệnh giống vật nuôi, Pháp lệnh thú ý và các quy định hiện hành của Nhà nước.
Kính đề nghị Bộ xem xét giải quyết./.
| Thương nhân xuất khẩu/nhập khẩu |
Mẫu số 02/CN: LÝ LỊCH NGUỒN GEN VẬT NUÔI QUÝ HIẾM ĐỀ NGHỊ XUẤT KHẨU (HOẶC NHẬP KHẨU)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Lý lịch nguồn gen vật nuôi quý hiếm đề nghị xuất khẩu (hoặc nhập khẩu)
(Kèm theo Đơn đăng ký xuất khẩu (hoặc nhập khẩu) nguồn gen vật nuôi quý hiếm
ngày tháng năm )
TT | Tên giống | Thuộc loài | Nguồn gốc | Tháng năm nhập nội, lai tạo | Cơ quan đang lưu giữ giống | Vật liệu trao đổi | |
Thể loại | Trọng lượng/ Số lượng | ||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
|
|
7 |
|
|
|
|
|
|
|
8 |
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
2. Cấp giấy phép nhập khẩu tinh, phôi giống vật nuôi
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc gửi qua đường bưu điện.
+ Bước 2:
• Cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ và xem xét, hướng dẫn Thương nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định trong trường hợp Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc trong vòng 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trong trường hợp tiếp nhận hồ sơ thông qua đường bưu điện.
• Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn tối đa 05 (năm) ngày làm việc (ngoại trừ các trường hợp quy định tại Khoản 3 điều 5 Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26/10/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về Nông nghiệp), Cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải cấp Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu hoặc thông báo bằng văn bản lý do không cấp Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu.
- Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp
+ Qua đường bưu điện.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Hồ sơ gồm:
• Đơn đăng ký nhập khẩu tinh, phôi theo mẫu số 04/CN ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT;
• Đối với siống gia súc lớn (gia súc ăn cỏ); Hồ sơ lý lịch giống vật nuôi có xác nhận của tổ chức có thẩm quyền của nước xuất khẩu. Hồ sơ lý lịch giống của tinh là lý lịch 3 đời của đực giống cho tinh; đối với phôi hồ sơ là lý lịch 3 đời của con bố, mẹ cho phôi và phải có xác nhận của tổ chức có thẩm quyền của nước xuất khẩu. Không nhập khẩu tinh quá 60 tháng kể từ ngày sản xuất đối với tinh trâu, bò.
Đối với giống lợn: Hồ sơ xuất xứ của tinh lợn, bao gồm tên giống, cấp giống của từng cá thể đực giống; cơ sở nuôi và khai thác đực giống;
Hồ sơ là bản chính hoặc bản sao chứng thực kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của đơn vị nhập khẩu. Trong trường hợp nộp trực tiếp, hồ sơ là bản sao chụp đồng thời phải xuất trình bản chính để đối chiếu.
• Bản sao chụp Giấy chứng nhận kinh doanh (đối với đơn vị thuộc diện phải đăng ký kinh doanh) hoặc Giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) hoặc Quyết định thành lập có xác nhận của tổ chức đăng ký nhập khẩu đối với trường hợp đăng ký nhập khẩu lần đầu.
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: Không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cá nhân.
+ Tổ chức.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Chăn nuôi.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép nhập khẩu hoặc Văn bản từ chối
Thời hạn hiệu lực của Giấy phép nhập khẩu: Không.
- Lệ phí (nếu có): Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): Đơn đăng ký nhập khẩu tinh, phôi (theo mẫu số 04/CN ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 30/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
+ Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/2/2015 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Mẫu số 04/CN: ĐƠN ĐĂNG KÝ NHẬP KHẨU TINH, PHÔI ...
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
............, ngày ......... tháng.......... năm...........
ĐƠN ĐĂNG KÝ NHẬP KHẨU TINH, PHÔI….
Kính gửi: Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và PTNT
Tên tổ chức, cá nhân nhập khẩu: ….......................................................................................
Địa chỉ: ....................................................................................................................................
Điện thoại: .....................; Fax: .........................; Email: …......................................................
Đề nghị Cục Chăn nuôi đồng ý để ............................. nhập khẩu................ tinh, phôi..............
Cụ thể như sau:
Số TT | Tên giống | Cấp giống | Số hiệu đực giống (hoặc số thẻ tai của đực giống) | Số hiệu con bố và mẹ cho phôi (đối với nhập phôi) | Số lượng tinh/phôi | Năm sản xuất | Xuất xứ |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
|
Tổng số lượng tinh, phôi:
Bằng chữ:............................................................................................................................
Thời gian nhập khẩu: ..........................................................................................................
Cảng nhập khẩu: .................................................................................................................
| Thương nhân nhập khẩu |
3. Cấp giấy phép nhập khẩu môi trường pha loãng, bảo tồn tinh giống vật nuôi để khảo nghiệm
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc gửi qua đường bưu điện.
+ Bước 2:
• Cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ và xem xét, hướng dẫn Thương nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định trong trường hợp Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc trong vòng 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trong trường hợp tiếp nhận hồ sơ thông qua đường bưu điện.
• Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn tối đa 05 (năm) ngày làm việc (ngoại trừ các trường hợp quy định tại Khoản 3 điều 5 Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26/10/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về Nông nghiệp), Cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải cấp Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu hoặc thông báo bằng văn bản lý do không cấp Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu.
- Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp
+ Qua đường bưu điện.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Hồ sơ gồm:
• Đơn đăng ký nhập khẩu theo mẫu số 05/CN ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT;
• Thông tin về các chỉ tiêu kỹ thuật của môi trường pha loãng, bảo tồn tinh. Hồ sơ là bản chính hoặc bản sao chứng thực kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của đơn vị nhập khẩu. Trong trường hợp nộp trực tiếp, hồ sơ là bản sao chụp đồng thời phải xuất trình bản chính để đối chiếu;
• Bản sao chụp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với đơn vị thuộc diện phải đăng ký kinh doanh) hoặc Giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) có xác nhận của tổ chức đăng ký nhập khẩu đối với trường hợp đăng ký nhập khẩu lần đầu.
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: Không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cá nhân.
+ Tổ chức.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Chăn nuôi.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính. Giấy phép nhập khẩu hoặc Văn bản từ chối.
Thời hạn hiệu lực của Giấy phép nhập khẩu: Không.
- Lệ phí (nếu có): Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): Đơn đăng ký nhập khẩu môi trường pha loãng, bảo tồn tinh (theo mẫu số 05/CN ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 30/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
+ Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/2/2015 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Mẫu số 05/CN: ĐƠN ĐĂNG KÝ NHẬP KHẨU MÔI TRƯỜNG PHA LOÃNG, BẢO TỒN TINH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
............, ngày ......... tháng .......... năm ...........
ĐƠN ĐĂNG KÝ NHẬP KHẨU
MÔI TRƯỜNG PHA LOÃNG, BẢO TỒN TINH…
Kính gửi: Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và PTNT
Tên tổ chức, cá nhân nhập khẩu: ............................................................................................
Địa chỉ: .....................................................................................................................................
Điện thoại: .....................; Fax: ..........................; Email: ...........................................................
Đề nghị Cục Chăn nuôi đồng ý để ............... nhập khẩu môi trường dùng để pha loãng, bảo tồn tinh..................có số lượng và một số chỉ tiêu kỹ thuật chính như sau:
Số TT | Tên môi trường pha loãng, bảo tồn | Thành phần và chỉ tiêu kỹ thuật của môi trường | Số lượng | Xuất xứ |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
Thời gian nhập khẩu: ..............................................................................................................
Cảng nhập khẩu.......................................................................................................................
| Tổ chức, cá nhân nhập khẩu |
4. Cấp giấy phép nhập khẩu giống vật nuôi ngoài danh mục giống vật nuôi được phép sản xuất, kinh doanh
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc gửi qua đường bưu điện.
+ Bước 2:
• Cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tiếp nhận hồ sơ và xem xét, hướng dẫn Thương nhân bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định trong trường hợp Thương nhân nộp hồ sơ trực tiếp hoặc trong vòng 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ trong trường hợp tiếp nhận hồ sơ thông qua đường bưu điện.
• Trường hợp hồ sơ đầy đủ theo quy định, trong thời hạn tối đa 05 (năm) ngày làm việc (ngoại trừ các trường hợp quy định tại Khoản 3 điều 5 Nghị định số 98/2011/NĐ-CP ngày 26/10/2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về Nông nghiệp), Cơ quan quản lý chuyên ngành của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải cấp Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu hoặc thông báo bằng văn bản lý do không cấp Giấy phép nhập khẩu, xuất khẩu.
- Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp
+ Qua đường bưu điện.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Hồ sơ gồm:
• Đơn đề nghị nhập khẩu để khảo nghiệm giống vật nuôi theo mẫu số 03/CN ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT;
• Hồ sơ lý lịch giống vật nuôi trong đó ghi rõ tên giống, phẩm cấp giống, xuất xứ, số lượng, các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và quy trình kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng giống, những bệnh thường gặp ở vật nuôi đó (nếu có); Hồ sơ phải được xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu. Hồ sơ là bản chính hoặc bản sao chứng thực kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của đơn vị nhập khẩu. Trong trường hợp nộp trực tiếp, hồ sơ là bản sao chụp đồng thời phải xuất trình bản chính để đối chiếu;
• Nội dung khảo nghiệm, kiểm nghiệm (địa điểm, các chỉ tiêu theo dõi);
• Bản sao chụp Giấy chứng nhận kinh doanh (đối với đơn vị thuộc diện phải đăng ký kinh doanh) hoặc Giấy phép đầu tư (đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) hoặc Quyết định thành lập có xác nhận của tổ chức đăng ký nhập khẩu đối với trường hợp đăng ký nhập khẩu lần đầu.
+ Số lượng: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: Không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cá nhân.
+ Tổ chức.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Chăn nuôi.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy phép nhập khẩu hoặc Văn bản từ chối.
Thời hạn hiệu lực của Văn bản chấp thuận: Không.
- Lệ phí (nếu có): Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): Đơn đề nghị nhập khẩu để khảo nghiệm giống theo mẫu 03/CN ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 30/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
+ Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/2/2015 hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 187/2013/NĐ-CP ngày 20/11/2013 quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý, mua, bán gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản.
Mẫu số 03/CN: ĐƠN ĐỀ NGHỊ NHẬP KHẨU ĐỂ KHẢO NGHIỆM GIỐNG ...
(Ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
............, ngày ......... tháng.......... năm...........
ĐƠN ĐỀ NGHỊ NHẬP KHẨU ĐỂ KHẢO NGHIỆM GIỐNG…………..
Kính gửi: Cục Chăn nuôi - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Tên Thương nhân nhập khẩu: ................................................................................................
Giấy đăng ký kinh doanh số:....................................................................................................
Địa chỉ: ....................................................................................................................................
Điện thoại: .....................; Fax: ..........................; Email: .........................................................
Đề nghị Cục Chăn nuôi cho phép nhập khẩu để khảo nghiệm ....….. Cụ thể như sau:
Số TT | Tên giống | Cấp giống | Số hiệu | Số lượng | Xuất xứ | Ghi chú |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
Tổng số: ..............................................................................................................................
Bằng chữ: ...........................................................................................................................
Thời gian khảo nghiệm: ......................................................................................................
Địa điểm khảo nghiệm: .......................................................................................................
| Thương nhân nhập khẩu để khảo nghiệm |
5. Chỉ định đơn vị đủ điều kiện đào tạo, tập huấn về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Tổ chức gửi hồ sơ về Cục Chăn nuôi.
+ Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ. Đối với hồ sơ đạt yêu cầu, Cục Chăn nuôi ban hành Quyết định chỉ định.
• Trong thời gian không quá 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, Cục Chăn nuôi tổ chức thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực tế tại cơ sở.
• Trong thời gian không quá 5 ngày làm việc sau khi có kết quả đánh giá đủ điều kiện, Cục Chăn nuôi ban hành quyết định chỉ định và thông báo cho các địa phương để chủ động lựa chọn.
- Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp
+ Qua đường bưu điện.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Hồ sơ gồm:
• Đơn (theo mẫu tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 09/2015/TT-BNNPTNT ngày 03/3/2015) có chữ ký, tên của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu.
• Bản sao chứng thực hoặc bản sao (kèm bản chính để đối chiếu) chức năng hoạt động hoặc được phép đào tạo, tập huấn (hoặc huấn luyện) trong lĩnh vực chăn nuôi.
• Chương trình và tài liệu đào tạo, tập huấn.
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ
- Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ khi nhận đươc hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Chăn nuôi.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định chỉ định.
Thời hạn hiệu lực của Quyết định chỉ định: Không.
- Lệ phí (nếu có): Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Mẫu đơn đăng ký tổ chức đào tạo, tập huấn về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc (Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư số 09/2015/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện điểm a khoản 1 Điều 6 Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Các đơn vị được chỉ định phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
+ Có chức năng hoạt động hoặc được phép đào tạo, tập huấn (hoặc huấn luyện) trong lĩnh vực chăn nuôi.
+ Có chương trình và tài liệu đào tạo tập huấn phù hợp:
Thời gian đào tạo, tập huấn tối thiểu là 21 ngày, trong đó thời gian học lý thuyết tối thiểu là 7 ngày và thời gian thực hành tối thiểu 14 ngày.
Tài liệu về lý thuyết gồm các nội dung: Giống và công tác giống gia súc trong chăn nuôi; Đặc điểm sinh lý sinh sản của gia súc; Giải phẫu cơ quan sinh sản gia súc: Phát hiện động dục và thời điểm phối giống thích hợp; Lý thuyết về phối giống nhân tạo gia súc và một số vấn đề cần chú ý trong phối giống nhân tạo gia súc; Phương pháp phát hiện phối giống có chửa; Phương pháp ghi chép quản lý phối giống nhân tạo gia súc; ngoài ra, nếu có thời gian có thể bổ sung các nội dung về quy trình chăn nuôi và các nội dung khác nhằm nâng cao năng suất sinh sản cho gia súc.
Thực hành gồm các nội dung: Kỹ năng sử dụng thiết bị; vật tư phối giống nhân tạo cho gia súc; Kỹ năng thực hành phối giống nhân tạo cho gia súc; ngoài ra, nếu có thời gian có thể bổ sung các nội dung phát hiện gia súc có chửa, khám thai và các nội dung khác có liên quan trong thực tế sinh sản gia súc tại các địa phương.
(Khoản 2 Điều 7 Thông tư số 09/2015/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện điểm a khoản 1 Điều 6 Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020).
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020.
+ Thông tư số 09/2015/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện điểm a khoản 1 Điều 6 Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 9 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020.
PHỤ LỤC
Mẫu đơn tham gia đào tạo, tập huấn phối giống nhân tạo cho trâu, bò
(Ban hành kèm theo Thông tư số 09/2015/TT-BNNPTNT ngày 03 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
ĐƠN ĐĂNG KÝ TỔ CHỨC ĐÀO TẠO, TẬP HUẤN VỀ KỸ THUẬT PHỐI GIỐNG NHÂN TẠO GIA SÚC
Kính gửi: Cục Chăn nuôi
Tên cơ sở: .........................................................................................................................
Giấy chứng nhận chức năng hoạt động (hoặc giấy phép):................................................
Địa chỉ: ...............................................................................................................................
Điện thoại: .....................; Fax: ..........................; Email: ....................................................
Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư số /2015/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hướng dẫn thực hiện điểm a khoản 1 Điều 6 Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg đơn vị có chức năng và năng lực thực hiện đào tạo, tập huấn về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc gửi hồ sơ kèm theo gồm:
- Bản sao chứng thực hoặc bản sao (kèm bản chính để đối chiếu) chức năng hoạt động hoặc được phép đào tạo, tập huấn (hoặc huấn luyện) trong lĩnh vực chăn nuôi;
- Chương trình và tài liệu đào tạo, tập huấn.
Kính đề nghị Cục Chăn nuôi xem xét, chỉ định là đơn vị đào tạo, tập huấn về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc.
Chúng tôi cam kết thực hiện theo đúng các quy định tại Thông tư số /2015/TT-BNNPTNT ngày tháng năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn./.
| ............, ngày ...... tháng...... năm........ |
6. Kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Tổng cục Thủy sản (đối với thức ăn thủy sản) hoặc Cục Chăn nuôi (đối với thức ăn gia súc, gia cầm).
+ Bước 2: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi kiểm tra:
• Xem xét và hướng dẫn Doanh nghiệp bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.
• Trường hợp đầy đủ hồ sơ, Cơ quan kiểm tra xác nhận vào Giấy đăng ký kiểm tra, trong đó có thông báo cho Doanh nghiệp về nội dung kiểm tra, thống nhất thời gian và địa điểm sẽ thực hiện kiểm tra.
+ Bước 3: Tiến hành kiểm tra tại hiện trường.
+ Bước 4: Cơ quan kiểm tra cấp Giấy xác nhận chất lượng hoặc Thông báo không đạt chất lượng.
- Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp.
+ Qua đường bưu điện.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Hồ sơ gồm:
• Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng (03 bản) (theo mẫu lại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014):
• Bản sao chụp có xác nhận của tổ chức, cá nhân nhập khẩu các giấy tờ: Hợp đồng mua bán, phiếu đóng gói (Packing list), hóa đơn mua bán (Invoice), phiếu kết quả phân tích chất lượng của nước xuất xứ cấp cho lô hàng (Certificate of Analysis), bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của đơn vị nhập khẩu; văn bản công nhận thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam;
• Bản sao chụp văn bản của Tổng Cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi về việc miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn hoặc áp dụng chế độ kiểm tra giảm (nếu có).
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết:
+ Xác nhận vào Giấy đăng ký kiểm tra: Không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
+ Cấp Giấy xác nhận chất lượng cho lô hàng đạt yêu cầu:
• Không quá 07 ngày làm việc đối với thức ăn hỗn hợp, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi;
• Không quá 10 ngày làm việc đối với chất bổ sung thức ăn chăn nuôi;
• Không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả phân tích đối với trường hợp phải gửi mẫu phân tích tại các phòng kiểm nghiệm bên ngoài.
+ Thông báo đối với lô hàng không đạt chất lượng: Sau thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày được thông báo, nếu doanh nghiệp không khiếu nại về kết quả phân tích, Cơ quan kiểm tra gửi Thông báo không đạt cho doanh nghiệp và gửi văn bản cho cơ quan chức năng để phối hợp xử lý.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cá nhân.
+ Tổ chức.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận chất lượng hoặc Thông báo không đạt chất lượng.
Thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận chất Lượng hoặc Thông báo không đạt chất lượng: Không.
- Lệ phí (nếu có): Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): Mẫu giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng (Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
+ Điều 10 Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
+ Khoản 5 Điều 1 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
Phụ lục 9
MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA, XÁC NHẬN CHẤT LƯỢNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
The Socialist Republic of Vietnam
Independent - Freedom - Happiness
--------------
GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA XÁC NHẬN CHẤT LƯỢNG
Registration for Quality Inspection of Feeds
Số/No: ……………………………………. (Dành cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra ghi) |
| Số/No: ………………………………….. (Dành cho cơ quan kiểm tra ghi) |
Kính gửi/To: ……………………………..
1. Bên bán hàng / Seller: (hãng, nước) |
2. Địa chỉ, Điện thoại, Fax. / Address, Phone, Fax: |
3. Nơi xuất hàng/ Port of departure: |
4. Bên mua hàng / Buyer: |
5. Địa chỉ, Điện thoại, Fax. / Address, Phone, Fax: |
6. Nơi nhận hàng/ Port of Destination: |
7 .Thời gian nhập khẩu dự kiến / importing date: |
MÔ TẢ HÀNG HÓA/ DESCRIPTION OF GOODS |
8. Tên hàng hóa/Name of goods: |
9. Số lượng, khối lượng/ Quantity, Volume |
10. Mã số công nhận thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam/ Registration number: |
11. Cơ sở sản xuất/ Manufacturer (hãng, nước sản xuất) |
12. Địa điểm tập kết hàng/ Location of storage: |
13. Ngày đăng ký lấy mẫu kiểm tra/ Date for sampling: |
14. Địa điểm đăng ký lấy mẫu kiểm tra/ Location for sampling: |
15. Thông tin người liên hệ/ Contact person |
16. Hợp đồng mua bán/ Contract: Số ………. Ngày ………. |
17. Hóa đơn mua bán/ Invoice: Số …….. Ngày ……… |
18. Phiếu đóng gói/Packinglist: Số …….. Ngày …….. |
DÀNH CHO CƠ QUAN KIỂM TRA |
19. Yêu cầu kiểm tra chỉ tiêu / Analytical parameters required: |
20. Thời gian kiểm tra/ Date of testing: |
21. Đơn vị thực hiện kiểm tra: |
Đối với hàng nhập khẩu, Giấy này có giá trị để làm thủ tục hải quan. Sau đó doanh nghiệp phải xuất trình toàn bộ hồ sơ và hàng hóa đã hoàn thành thủ tục hải quan cho cơ quan kiểm tra để được kiểm tra chất lượng theo quy định/ This registration is used for customs clearance in term of imported goods. Consigner is required to submit to the inpection body, afterward, all related document of the imported goods |
…………. ngày /date: | …………. ngày /date: |
7. Kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi bị triệu hồi hoặc bị trả về
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Tổng cục Thủy sản (đối với thức ăn thủy sản) hoặc Cục Chăn nuôi (đối với thức ăn gia súc, gia cầm).
+ Bước 2: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi kiểm tra:
• Xem xét và hướng dẫn Doanh nghiệp bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.
• Trường hợp đầy đủ hồ sơ, Cơ quan kiểm tra xác nhận vào Giấy đăng ký kiểm tra, trong đó có thông báo cho Doanh nghiệp về nội dung kiểm tra, thống nhất thời gian và địa điểm sẽ thực hiện kiểm tra.
+ Bước 3: Tiến hành kiểm tra tại hiện trường.
+ Bước 4: Cơ quan kiểm tra cấp Giấy xác nhận chất lượng hoặc Thông báo không đạt chất lượng.
- Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp.
+ Qua đường bưu điện.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Hồ sơ gồm:
• Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng (03 bản) (theo mẫu tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014);
• Bản sao chứng thực các giấy tờ: Hợp đồng mua bán, Giấy xác nhận chất lượng của lô hàng trước khi xuất khẩu (nếu có), văn bản triệu hồi hoặc thông báo trả về trong đó nêu rõ nguyên nhân triệu hồi hoặc trả về.
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết:
+ Xác nhận vào Giấy đăng ký kiểm tra: Không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
+ Cấp Giấy xác nhận chất lượng cho lô hàng đạt yêu cầu:
• Không quá 07 ngày làm việc đối với thức ăn hỗn hợp, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi;
• Không quá 10 ngày làm việc đối với chất bổ sung thức ăn chăn nuôi;
• Không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả phân tích đối với trường hợp phải gửi mẫu phân tích tại các phòng kiểm nghiệm bên ngoài.
+ Thông báo đối với lô hàng không đạt chất lượng: Sau thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày được thông báo, nếu doanh nghiệp không khiếu nại về kết quả phân tích, Cơ quan kiểm tra gửi Thông báo không đạt cho doanh nghiệp và gửi văn bản cho cơ quan chức năng để phối hợp xử lý.
+ Xác nhận vào Giấy đăng ký kiểm tra: Không quá 03 ngày tàm việc, kể từ ntùiy nhận hồ sơ hợp lệ
+ Cấp Giấy xác nhận chất lượng cho lô hàng đạt yêu cầu:
• Không quá 07 ngày làm việc đối với thức ăn hỗn hợp. nguyên liệu sản xuấi thức ăn chăn nuôi;
• Không quá 10 ngày làm việc đối với chất bổ sung thức ăn chăn nuôi;
• Không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả phân tích đối vái trường hợp phải gửi mẫu phân tích tại các phòng kiểm nghiệm bên ngoài.
+ Thông báo đối với lô hàng không đạt chất lượng: Sau thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày được thông báo, nếu doanh nghiệp không khiếu nại về kết quả phân tích. Cơ quan kiểm tra gửi Thông báo không đạt cho doanh nghiệp và gửi văn bản cho cơ quan chức năng để phối hợp xử lý.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cá nhân.
+ Tổ chức.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận chất lượng hoặc Thông báo không đạt chất lượng.
Thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận chất lượng hoặc Thông báo không đạt chất lượng: Không.
- Lệ phí (nếu có): Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): Mẫu giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng (Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
+ Điều 10 Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
+ Khoản 5 Điều 1 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
Phụ lục 9
MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA, XÁC NHẬN CHẤT LƯỢNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
The Socialist Republic of Vietnam
Independent - Freedom - Happiness
--------------
GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA XÁC NHẬN CHẤT LƯỢNG
Registration for Quality Inspection of Feeds
Số/No: ……………………………………. (Dành cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra ghi) |
| Số/No: ………………………………….. (Dành cho cơ quan kiểm tra ghi) |
Kính gửi/To: ……………………………..
1. Bên bán hàng / Seller: (hãng, nước) |
2. Địa chỉ, Điện thoại, Fax. / Address, Phone, Fax: |
3. Nơi xuất hàng/ Port of departure: |
4. Bên mua hàng / Buyer: |
5. Địa chỉ, Điện thoại, Fax. / Address, Phone, Fax: |
6. Nơi nhận hàng/ Port of Destination: |
7 .Thời gian nhập khẩu dự kiến / importing date: |
MÔ TẢ HÀNG HÓA/ DESCRIPTION OF GOODS |
8. Tên hàng hóa/Name of goods: |
9. Số lượng, khối lượng/ Quantity, Volume |
10. Mã số công nhận thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam/ Registration number: |
11. Cơ sở sản xuất/ Manufacturer (hãng, nước sản xuất) |
12. Địa điểm tập kết hàng/ Location of storage: |
13. Ngày đăng ký lấy mẫu kiểm tra/ Date for sampling: |
14. Địa điểm đăng ký lấy mẫu kiểm tra/ Location for sampling: |
15. Thông tin người liên hệ/ Contact person |
16. Hợp đồng mua bán/ Contract: Số ………. Ngày ………. |
17. Hóa đơn mua bán/ Invoice: Số …….. Ngày ……… |
18. Phiếu đóng gói/Packinglist: Số …….. Ngày …….. |
DÀNH CHO CƠ QUAN KIỂM TRA |
19. Yêu cầu kiểm tra chỉ tiêu / Analytical parameters required: |
20. Thời gian kiểm tra/ Date of testing: |
21. Đơn vị thực hiện kiểm tra: |
Đối với hàng nhập khẩu, Giấy này có giá trị để làm thủ tục hải quan. Sau đó doanh nghiệp phải xuất trình toàn bộ hồ sơ và hàng hóa đã hoàn thành thủ tục hải quan cho cơ quan kiểm tra để được kiểm tra chất lượng theo quy định/ This registration is used for customs clearance in term of imported goods. Consigner is required to submit to the inpection body, afterward, all related document of the imported goods |
…………. ngày /date: | …………. ngày /date: |
8. Kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Tổng cục Thủy sản (đối với thức ăn thủy sản) hoặc Cục Chăn nuôi (đối với thức ăn gia súc, gia cầm).
+ Bước 2: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi kiểm tra:
• Xem xét và hướng dẫn Doanh nghiệp bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.
• Trường hợp đầy đủ hồ sơ, Cơ quan kiểm tra xác nhận vào Giấy đăng ký kiểm tra, trong đó có thông báo cho Doanh nghiệp về nội dung kiểm tra, thống nhất thời gian và địa điểm sẽ thực hiện kiểm tra.
+ Bước 3: Tiến hành kiểm tra tại hiện trường.
+ Bước 4: Cơ quan kiểm tra cấp Giấy xác nhận chất lượng hoặc Thông báo không đạt chất lượng.
- Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp.
+ Qua đường bưu điện.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Hồ sơ gồm:
• Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng (03 bản) (theo mẫu tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014); Bản yêu cầu các chỉ tiêu cần kiểm tra, xác nhận chất lượng;
• Bản sao chứng thực các giấy tờ: Hợp đồng mua bán, hồ sơ công bố chất lượng
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết:
+ Xác nhận vào Giấy đăng ký kiểm tra: Không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
+ Cấp Giấy xác nhận chất lượng cho lô hàng đạt yêu cầu:
• Không quá 07 ngày làm việc đối với thức ăn hỗn hợp, nguyên liệu sản xuất thức ăn chăn nuôi;
• Không quá 10 ngày làm việc đối với chất bổ sung thức ăn chăn nuôi;
• Không quá 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả phân tích đối với trường hợp phải gửi mẫu phân tích tại các phòng kiểm nghiệm bên ngoài.
+ Thông báo đối với lô hàng không đạt chất lượng: Sau thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày được thông báo, nếu doanh nghiệp không khiếu nại về kết quả phân tích, Cơ quan kiểm tra gửi Thông báo không đạt cho doanh nghiệp và gửi văn bản cho cơ quan chức năng để phối hợp xử lý.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cá nhân.
+ Tổ chức.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận chất lượng hoặc Thông báo không đạt chất lượng.
Thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận chất lượng hoặc Thông báo không đạt chất lượng: Không.
Lệ phí (nếu có): Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): Mẫu giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng (Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
+ Điều 10 Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
+ Khoản 5 Điều 1 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
Phụ lục 9
MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA, XÁC NHẬN CHẤT LƯỢNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
The Socialist Republic of Vietnam
Independent - Freedom - Happiness
--------------
GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA XÁC NHẬN CHẤT LƯỢNG
Registration for Quality Inspection of Feeds
Số/No: ……………………………………. (Dành cho tổ chức, cá nhân đăng ký kiểm tra ghi) |
| Số/No: ………………………………….. (Dành cho cơ quan kiểm tra ghi) |
Kính gửi/To: ……………………………..
1. Bên bán hàng / Seller: (hãng, nước) |
2. Địa chỉ, Điện thoại, Fax. / Address, Phone, Fax: |
3. Nơi xuất hàng/ Port of departure: |
4. Bên mua hàng / Buyer: |
5. Địa chỉ, Điện thoại, Fax. / Address, Phone, Fax: |
6. Nơi nhận hàng/ Port of Destination: |
7 .Thời gian nhập khẩu dự kiến / importing date: |
MÔ TẢ HÀNG HÓA/ DESCRIPTION OF GOODS |
8. Tên hàng hóa/Name of goods: |
9. Số lượng, khối lượng/ Quantity, Volume |
10. Mã số công nhận thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam/ Registration number: |
11. Cơ sở sản xuất/ Manufacturer (hãng, nước sản xuất) |
12. Địa điểm tập kết hàng/ Location of storage: |
13. Ngày đăng ký lấy mẫu kiểm tra/ Date for sampling: |
14. Địa điểm đăng ký lấy mẫu kiểm tra/ Location for sampling: |
15. Thông tin người liên hệ/ Contact person |
16. Hợp đồng mua bán/ Contract: Số ………. Ngày ………. |
17. Hóa đơn mua bán/ Invoice: Số …….. Ngày ……… |
18. Phiếu đóng gói/Packinglist: Số …….. Ngày …….. |
DÀNH CHO CƠ QUAN KIỂM TRA |
19. Yêu cầu kiểm tra chỉ tiêu / Analytical parameters required: |
20. Thời gian kiểm tra/ Date of testing: |
21. Đơn vị thực hiện kiểm tra: |
Đối với hàng nhập khẩu, Giấy này có giá trị để làm thủ tục hải quan. Sau đó doanh nghiệp phải xuất trình toàn bộ hồ sơ và hàng hóa đã hoàn thành thủ tục hải quan cho cơ quan kiểm tra để được kiểm tra chất lượng theo quy định/ This registration is used for customs clearance in term of imported goods. Consigner is required to submit to the inpection body, afterward, all related document of the imported goods |
…………. ngày /date: | …………. ngày /date: |
9. Đăng ký khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân có thức ăn chăn nuôi khảo nghiệm nộp 02 bộ hồ sơ về Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi. Đối với tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn đăng ký khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi phải có văn phòng đại diện hoặc người đại diện tại Việt Nam.
+ Bước 2:
• Trong thời hạn 05 ngày làm việc sau khi nhận được hồ sơ đăng ký khảo nghiệm, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có văn bản trả lời về việc đồng ý hoặc không đồng ý cho khảo nghiệm. Khi đã có hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì không quá 15 ngày làm việc Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi thành lập Hội đồng thẩm định hoặc tiến hành soát xét, phê duyệt nội dung đề cương khảo nghiệm.
• Đối với thức ăn chăn nuôi nhập khẩu, sau khi được sự đồng ý cho phép khảo nghiệm, tổ chức, đơn vị nộp đơn đề nghị nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để khảo nghiệm theo mẫu quy định tại Phụ lục 16 ban hành kèm theo Thông tư này.
- Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Hồ sơ gồm
• Đơn đăng ký khảo nghiệm (theo mẫu tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT).
• Đề cương khảo nghiệm (theo mẫu tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT).
• Hợp đồng khảo nghiệm giữa cơ sở đăng ký khảo nghiệm với đơn vị thực hiện khảo nghiệm có tên trong danh sách được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công nhận.
• Bản cam kết của doanh nghiệp không vi phạm các quy định của pháp luật về ghi nhãn hàng hóa.
• Ban sao chứng thực giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy phép thành lập văn phòng đại diện.
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết:
+ Văn bản trả lời đồng ý hoặc không đồng ý khảo nghiệm: 05 ngày làm việc từ khi nhận được hồ sơ đăng ký.
+ Thẩm định hoặc phê duyệt nội dung đề cương khảo nghiệm: 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cá nhân.
+ Tổ chức.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản đồng ý hoặc không đồng ý.
Thời hạn hiệu lực của Văn bản đồng ý hoặc không đồng ý: Không.
- Lệ phí (nếu có): Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có):
+ Đơn đăng ký khảo nghiệm (theo mẫu tại Phụ lục 13 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT).
+ Đề cương khảo nghiệm (theo mẫu tại Phụ lục 14 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Điều kiện đối với đơn vị khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi:
+ Có chức năng khảo nghiệm hoặc nghiên cứu về thức ăn chăn nuôi.
+ Có cơ sở vật chất kỹ thuật cần thiết để thực hiện khảo nghiệm.
- Về nhân sự, có hoặc thuê ít nhất 02 nhân viên kỹ thuật có trình độ đại học chuyên ngành chăn nuôi thú y, nuôi trồng thủy sản.
(Khoản 1 Điều 25 Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi).
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
Phụ lục 13
MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ KHẢO NGHIỆM THỨC ĂN CHĂN NUÔI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
(Tên đơn vị):........................ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:........................................ | …............., ngày …....... tháng ….... năm …...... |
ĐƠN ĐĂNG KÝ KHẢO NGHIỆM THỨC ĂN CHĂN NUÔI
Kính gửi: Cục Chăn nuôi
Tên đơn vị: ..........................................................................................................................
Địa chỉ:.................................................................................................................................
Điện thoại: .....................; Fax: ..........................; Email: .....................................................
Doanh nghiệp đăng ký khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi sau:
TT | Tên thức ăn | Khối lượng | Thời gian khảo nghiệm | Bản chất, công dụng | Dạng, màu | Xuất xứ sản phẩm |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về thức ăn chăn nuôi
| Giám đốc |
Phụ lục 14
MẪU ĐỀ CƯƠNG KHẢO NGHIỆM THỨC ĂN GIA SÚC, GIA CẦM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
ĐỀ CƯƠNG KHẢO NGHIỆM THỨC ĂN GIA SÚC, GIA CẦM
Tên khảo nghiệm: ....
I. Phần 1: Thông tin chung
1. Đơn vị có sản phẩm khảo nghiệm
- Tên đơn vị:.........................................................................................................................
- Địa chỉ:...............................................................................................................................
- Số điện thoại:.......................................................Số Fax:..................................................
2. Đơn vị thực hiện khảo nghiệm
- Tên đơn vị: ........................................................................................................................
- Địa chỉ:...............................................................................................................................
- Số điện thoại:.....................................................Số Fax:...................................................
3. Thông tin về sản phẩm yêu cầu khảo nghiệm
- Tên sản phẩm, thành phần, bản chất công dụng, hạn sử dụng, cảnh báo (nếu có)
- Xuất xứ sản phẩm (tên và địa chỉ nhà sản xuất).
II. Phần 2: Đề cương khảo nghiệm chi tiết
1. Mục đích khảo nghiệm
2. Nội dung và phương pháp khảo nghiệm
2.1. Đánh giá chất lượng của sản phẩm bằng cảm quan, phân tích lý học và phân tích hóa học, chỉ tiêu vệ sinh an toàn (nêu cụ thể tên phương pháp cho từng chỉ tiêu cần đánh giá).
2.2. Đánh giá tác động trực tiếp của sản phẩm trên vật nuôi
- Địa điểm và thời gian tiến hành khảo nghiệm
- Đối tượng vật nuôi khảo nghiệm: nêu rõ giống, tuổi hay khối lượng cơ thể, giai đoạn sinh trưởng, số lượng vật nuôi
- Vật liệu khảo nghiệm: Nêu rõ nguyên liệu thức ăn, dụng cụ khảo nghiệm...
- Phương pháp thực hiện
+ Phương pháp bố trí khảo nghiệm: Nêu cụ thể phương pháp
+ Số lô khảo nghiệm, làm rõ sự khác nhau giữa các lô về yếu tố khảo nghiệm, sự giống nhau giữa các lô về yếu tố kỹ thuật và các điều kiện khảo nghiệm.
+ Số lần lặp lại: lặp lại mấy lần, lặp lại cùng một thời điểm hay khác thời điểm
+ Khẩu phần thức ăn dùng trong khảo nghiệm: Nêu rõ thành phần nguyên liệu, các yếu tố chính tạo nên sự khác biệt của các khẩu phần (ví dụ tỷ lệ sử dụng của thức ăn khảo nghiệm trong khẩu phần, phương pháp chế biến….)
+ Phương pháp nuôi dưỡng: cho ăn/uống tự do hay hạn chế, dụng cụ cho ăn/uống….
+ Phương pháp thu thập số liệu:
+ Các chỉ tiêu theo dõi: nêu các chỉ tiêu cần theo dõi để phản ảnh được các kết quả của khảo nghiệm (các chỉ tiêu năng suất, kinh tế, sức khỏe, chất lượng sản phẩm và tác động đến môi trường...)
+ Phương pháp xử lý kết quả khảo nghiệm:
+ Số lượng nguyên liệu thức ăn khảo nghiệm cần sử dụng.
III. Phần 3: Đơn vị giám sát
- Tên đơn vị: .......................................................................................................
- Địa chỉ:..............................................................................................................
- Số điện thoại:..................................................Số Fax:......................................
....................,ngày.... tháng.... năm......
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ | NGƯỜI LẬP ĐỀ CƯƠNG | ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ CÓ |
10. Công nhận thức ăn chăn nuôi mới
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Kết thúc khảo nghiệm, tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Tổng cục Thủy sản (đối với thức ăn thủy sản) hoặc Cục Chăn nuôi (đối với thức ăn gia súc, gia cầm).
+ Bước 2: Thành lập Hội đồng khoa học chuyên ngành để đánh giá kết quả khảo nghiệm và hoàn tất các thủ tục công nhận thức ăn chăn nuôi mới.
+ Bước 3: Ban hành quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi mới đối với thức ăn chăn nuôi đạt yêu cầu về chất lượng.
- Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Hồ sơ gồm:
• Đơn đề nghị đánh giá và công nhận thức ăn chăn nuôi mới (theo mẫu tại Phụ lục 18 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT);
• Báo cáo kết quả khảo nghiệm;
• Báo cáo giám sát và các biên bản kiểm tra khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi và báo cáo hoặc hồ sơ khắc phục của đơn vị khảo nghiệm thức ăn chăn nuôi sau kiểm tra, giám sát.
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết:
- Trong thời hạn không quá 15 ngày làm việc kể từ khi nhân được đầy đủ hồ sơ đề nghị đánh giá công nhận kết quả khảo nghiệm thức ăn. Cục Chăn nuôi thành lập Hội đồng khoa học chuyên ngành để đánh giá kết quả khảo nghiệm và hoàn tất các thủ tục công nhận thức ăn chăn nuôi mới.
- Trong thời hạn không quá 07 ngày làm việc kể từ khi Hội đồng khoa học chuyên ngành đánh giá và có kết luận đạt yêu cầu về chất lượng. Cục Chăn nuôi ban hành quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi mới.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cá nhân.
+ Tổ chức.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi mới.
Thời hạn hiệu lực của Quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi mới: Không.
- Lệ phí (nếu có): Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): Đơn đề nghị đánh giá và công nhận thức ăn chăn nuôi mới (theo mẫu tại Phụ lục 18 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Thức ăn chăn nuôi mới chỉ được công nhận khi đáp ứng đủ các yêu cầu sau:
+ Có kết quả khảo nghiệm của cơ sở thực hiện khảo nghiệm:
- Được Hội đồng khoa học chuyên ngành do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập đánh giá kết quả khảo nghiệm và đề nghị công nhận:
+ Có quyết định công nhận của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
(Khoản 1 Điều 13 Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi).
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
+ Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
- Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
Phụ lục 18
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐÁNH GIÁ VÀ CÔNG NHẬN THỨC ĂN CHĂN NUÔI MỚI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
(Tên đơn vị):................... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:............................... | ................., ngày …....tháng............ năm …............ |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐÁNH GIÁ VÀ CÔNG NHẬN THỨC ĂN CHĂN NUÔI MỚI
Kính gửi: Cục Chăn nuôi
Tên đơn vị: ...........................................................................................................................
Địa chỉ: ..................................................................................................................................
Điện thoại: .....................; Fax: ..........................; Email: ......................................................
Doanh nghiệp đề nghị đánh giá và công nhận thức ăn chăn nuôi mới sau:
TT | Tên thức ăn chăn nuôi | Bản chất, công dụng | Dạng, màu | Xuất xứ sản phẩm | Số đăng ký nhập khẩu (đối với thức ăn chăn nuôi nhập khẩu) |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về thức ăn chăn nuôi.
| Giám đốc |
11. Công nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu chưa được phép lưu hành tại Việt Nam
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Tổng cục Thủy sản (đối với thức ăn thủy sản) hoặc Cục Chăn nuôi (đối với thức ăn gia súc, gia cầm).
+ Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ:
• Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có trách nhiệm kiểm tra thành phần hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký những thành phần hồ sơ chưa đạt yêu cầu để bổ sung.
• Trong thời hạn không quá 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có trách nhiệm thẩm định nội dung hồ sơ và ban hành quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam ngay sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ trưởng. Trường hợp không ban hành quyết định công nhận, phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp.
+ Qua đường bưu điện.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Hồ sơ gồm:
• Đơn đề nghị công nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu (theo mẫu tại Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011);
• Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of free sale) hoặc văn bản có giá trị tương đương của thức ăn chăn nuôi nhập khẩu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của nước xuất xứ cấp theo quy định tại Quyết định số 10/2010/QĐ-TTg ngày 10/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm, hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu;
• Bản thông tin sản phẩm do nhà sản xuất cung cấp bao gồm: tên các loại nguyên liệu, chỉ tiêu chất lượng và vệ sinh an toàn thức ăn chăn nuôi công dụng, hướng dẫn sử dụng;
• Nhãn của sản phẩm;
• Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng của tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận chất lượng; nhãn phụ sản phẩm thể hiện bằng tiếng Việt theo quy định;
• Phiếu kết quả thử nghiệm các chỉ tiêu chất lượng và vệ sinh an toàn thức ăn chăn nuôi của nhà sản xuất đã có một trong các giấy chứng nhận GMP, HACCP, ISO hoặc giấy chứng nhận tương đương. Trường hợp nhà sản xuất không có một trong những giấy chứng nhận GMP, HACCP, ISO hoặc giấy chứng nhận tương đương thì phiếu kết quả thử nghiệm phải được cấp từ các phòng thử nghiệm được cơ quan có thẩm quvền của nước xuất xứ chỉ định hoặc từ các phòng thử nghiệm được tổ chức công nhận quốc tế hoặc tổ chức công nhận khu vực thừa nhận hoặc do Tổng cục Thủy sản, Cục Chăn nuôi chỉ định hoặc thừa nhận;
• Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư của tổ chức, cá nhân đề nghị công nhận chất lượng (chỉ nộp lần đầu);
• Giấy ủy quyền của nhà sản xuất cho tổ chức, cá nhân đăng ký.
Hồ sơ là bản chính hoặc bản sao chứng thực kèm theo bản dịch ra tiếng Việt có xác nhận của tổ chức, cá nhân đăng ký nhập khẩu. Nếu bản chính không phải là tiếng Anh thì bản dịch tiếng Việt phải có dịch thuật và chứng thực.
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Thời hạn kiểm tra thành phần hồ sơ: Không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký.
- Thời hạn thẩm định nội dung hồ sơ, ban hành quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi: Không quá 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cá nhân.
+ Tổ chức.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính.
Thời hạn hiệu lực của Quyết định hành chính: 05 năm.
- Lệ phí: Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Mau đơn đề nghị công nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu (Phụ lục 6 ban hành kèm theo Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
+ Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
+ Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
+ Thông tư số 29/2015/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
Phụ lục 6
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
(Tên đơn vị):........................ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:........................................ | …............., ngày …....... tháng ….... năm …...... |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI NHẬP KHẨU
Kính gửi: Tổng cục Thủy sản / Cục Chăn nuôi
Tên đơn vị nhập khẩu: ........................................................................................................
Địa chỉ:..................................................................................................................................
Điện thoại: .....................; Fax: ..........................; Email: ......................................................
1. Đề nghị được công nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu sau đây:
TT | Tên thức ăn chăn nuôi | Bản chất, công dụng | Dạng, màu | Hãng, nước sản xuất |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về thức ăn chăn nuôi.
| Giám đốc |
12. Chấp thuận cho nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được phép lưu hành tại Việt Nam để giới thiệu tại các hội chợ, triển lãm, làm mẫu phân tích tại các phòng thử nghiệm
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Tổng cục Thủy sản (đối với thức ăn thủy sản) hoặc Cục Chăn nuôi (đối với thức ăn gia súc, gia cầm).
+ Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ:
• Thông báo bằng văn bản cho đơn vị lý do trong trường hợp không đồng ý cho nhập khẩu.
• Đối với hồ sơ đạt yêu cầu, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có văn bản đồng ý cho nhập khẩu.
- Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Hồ sơ gồm:
Đối với trường hợp nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được phép lưu hành tại Việt Nam để giới thiệu tại các hội chợ, triển lãm:
• Đơn đề nghị nhập khẩu (theo mẫu tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011);
• Giấy xác nhận về việc tổ chức hoặc tham gia hội chợ, triển lãm tại Việt Nam.
Đối với trường hợp nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được phép lưu hành tại Việt Nam để làm mẫu phân tích tại các phòng thử nghiệm:
• Đơn đề nghị nhập khẩu để làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm (theo mẫu tại Phụ lục 7A ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014);
• Văn bản thỏa thuận sử dụng dịch vụ phân tích giữa một bên là phòng thử nghiệm trong nước với một bên là các phòng thử nghiệm, các doanh nghiệp hoặc các cơ quan quản lý về thức ăn chăn nuôi của nước xuất xứ, trong đó có cam kết sản phẩm nhập khẩu là phi thương mại.
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: Không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cá nhân.
+ Tổ chức.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Thủy săn hoặc Cục Chăn nuôi.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận hoặc Văn bản không chấp thuận.
Thời hạn hiệu lực của Văn bản chấp thuận hoặc Văn bản không chấp thuận: Không
- Lệ phí (nếu có): Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có):
+ Đơn đề nghị được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để giới thiệu tại các hội chợ triển lãm (theo mẫu tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT).
+ Đơn đề nghị được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm (Phụ lục 7A ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
+ Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
+ Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
Phụ lục 7
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC NHẬP KHẨU THỨC ĂN CHĂN NUÔI ĐỂ GIỚI THIỆU TẠI CÁC HỘI CHỢ TRIỂN LÃM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
(Tên đơn vị):........................ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:........................................ | …............., ngày …....... tháng ….... năm …...... |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC NHẬP KHẨU THỨC ĂN CHĂN NUÔI ĐỂ GIỚI THIỆU TẠI CÁC HỘI CHỢ TRIỂN LÃM
Kính gửi: Cục Chăn nuôi
Tên đơn vị: .........................................................................................................................
Địa chỉ:................................................................................................................................
Điện thoại: .....................; Fax: ..........................; Email: ....................................................
1. Đề nghị được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi sau đây để giới thiệu tại các hội chợ triển lãm:
TT | Tên thức ăn chăn nuôi | Khối lượng | Bản chất, công dụng | Dạng, màu | Quy cách bao gói | Hãng, nước sản xuất |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
2. Thời gian nhập: ...............................................................................................................
3. Cửa khẩu nhập: ..............................................................................................................
4. Thời gian, địa điểm tổ chức hội chợ triển lãm:
5. Phương án xử lý mẫu sau hội chợ triển lãm:
Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về thức ăn chăn nuôi.
| Giám đốc |
Phụ lục 7A
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC NHẬP KHẨU THỨC ĂN CHĂN NUÔI ĐỂ LÀM MẪU PHÂN TÍCH TẠI PHÒNG THỬ NGHIỆM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
(Tên đơn vị): ……............. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………......................... | ………, ngày … tháng … năm ….....… |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC NHẬP KHẨU THỨC ĂN CHĂN NUÔI
ĐỂ LÀM MẪU PHÂN TÍCH TẠI PHÒNG THỬ NGHIỆM
Kính gửi: Tổng cục Thủy sản/ Cục Chăn nuôi
Tên đơn vị: .........................................................................................................................
Địa chỉ:................................................................................................................................
Điện thoại: .....................; Fax: ..........................; Email: ...................................................
1. Đề nghị được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi sau đây để làm mẫu phân tích tại phòng thử nghiệm:
TT | Tên mẫu thức ăn chăn nuôi | Khối lượng* | Bản chất, công dụng | Dạng, màu | Quy cách bao gói | Hãng, nước sản xuất |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
(*) Không quá 2,0 kg đối với mỗi sản phẩm.
2. Thời gian nhập: .......................................................................................................
3. Cửa khẩu nhập: ......................................................................................................
4. Ghi rõ mục đích phân tích:......................................................................................
Chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về thức ăn chăn nuôi.
| Đại diện tổ chức, cá nhân |
13. Chấp thuận cho nhập khẩu thức ăn chăn nuôi chưa được phép lưu hành tại Việt Nam để sản xuất, gia công nhằm mục đích tái xuất
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Tổng cục Thủy sản (đối với thức ăn thủy sản) hoặc Cục Chăn nuôi (đối với thức ăn gia súc, gia cầm).
+ Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ:
• Thông báo bằng văn bản cho đơn vị lý do trong trường hợp không đồng ý cho nhập khẩu.
• Đối với hồ sơ đạt yêu cầu. Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có văn bản đồng ý cho nhập khẩu.
- Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Hồ sơ gồm:
• Đơn đề nghị nhập khẩu (theo mẫu tại Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011);
• Hợp đồng thực hiện giữa các bên phù hợp với các quy định của Pháp luật Việt Nam về việc nhập hàng gia công, tái xuất.
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: Không quá 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cá nhân.
+ Tổ chức.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Văn bản chấp thuận hoặc Văn bản không chấp thuận.
Thời hạn hiệu lực của Văn bản chấp thuận hoặc Văn bản không chấp thuận: Không.
- Lệ phí (nếu có): Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): Mẫu đơn đề nghị được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi để sản xuất, gia công nhằm mục đích tái xuất (Phụ lục 8 ban hành kèm theo Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
Tổ chức, cá nhân sản xuất, gia công thức ăn chăn nuôi phải có đủ các điều kiện sau đây:
+ Có giấy đăng ký kinh doanh về sản xuất thức ăn chăn nuôi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
+ Có nhà xưởng, trang thiết bị, quy trình công nghệ để sản xuất thức ăn chăn nuôi bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng theo quy định của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Có phòng phân tích kiểm nghiệm chất lượng thức ăn chăn nuôi hoặc thuê phân tích kiểm nghiệm tại cơ sở đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận.
+ Có hệ thống xử lý chất thải bảo đảm không gây ô nhiễm môi trường; có các điều kiện đảm bảo về an toàn lao động, an toàn vệ sinh môi trường theo quy định của pháp luật về lao động và pháp luật về môi trường.
+ Có nhân viên kỹ thuật có trình độ từ trung cấp trở lên về chuyên ngành liên quan, đáp ứng yêu cầu công nghệ sản xuất và kiểm soát chất lượng thức ăn chăn nuôi.
(Điều 6 Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi).
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
+ Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
+ Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
Phụ lục 8
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC NHẬP KHẨU THỨC ĂN CHĂN NUÔI ĐỂ SẢN XUẤT, GIA CÔNG NHẰM MỤC ĐÍCH TÁI XUẤT
(Ban hành kèm theo Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
(Tên đơn vị):........................ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số:........................................ | …............., ngày …....... tháng ….... năm …...... |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ ĐƯỢC NHẬP KHẨU THỨC ĂN CHĂN NUÔI ĐỂ SẢN XUẤT, GIA CÔNG NHẰM MỤC ĐÍCH TÁI XUẤT
Kính gửi: Cục Chăn nuôi
Tên đơn vị: .........................................................................................................................
Địa chỉ:.................................................................................................................................
Điện thoại: .....................; Fax: ..........................; Email: ....................................................
1. Đề nghị được nhập khẩu thức ăn chăn nuôi sau đây để sản xuất, gia công nhằm mục đích tái xuất:
TT | Tên thức ăn chăn nuôi | Khối lượng | Bản chất, công dụng | Dạng, màu | Hãng, nước sản xuất |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
2. Thời gian nhập: .................................................................................................................
3. Cửa khẩu nhập: ................................................................................................................
4. Thời gian xuất: ..................................................................................................................
5. Cửa khẩu xuất: .................................................................................................................
6. Nước nhập khẩu: ..............................................................................................................
Doanh nghiệp cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về thức ăn chăn nuôi.
| Giám đốc |
14. Công nhận thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước được phép lưu hành tại Việt Nam
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Tổng cục Thủy sản (đối với thức ăn thủy sản) hoặc Cục Chăn nuôi (đối với thức ăn gia súc, gia cầm).
+ Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ:
• Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có trách nhiệm kiểm tra thành phần hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký những thành phần hồ sơ chưa đạt yêu cầu để bổ sung, hoàn thiện
• Trong thời hạn không quá 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có trách nhiệm thẩm định nội dung hồ sơ và ban hành quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam (theo mẫu tại Phụ lục 4A kèm theo Thông tư này) ngay sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ trưởng. Trường hợp không ban hành quyết định công nhận, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
+ Bước 3: Trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn bổ sung vào Danh mục.
- Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp.
+ Qua đường bưu điện.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Hồ sơ gồm:
• Đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam (theo mẫu tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014);
• Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư (bản sao chứng thực, chỉ nộp lần đầu);
• Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng (bản chính hoặc bản sao chụp có xác nhận của nhà sản xuất);
• Phiếu kết quả thử nghiệm (bản chính hoặc bản sao chứng thực) các chỉ tiêu chất lượng và vệ sinh an toàn của sản phẩm trong tiêu chuẩn công bố áp dụng hoặc trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng được cấp bởi các phòng thử nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định hoặc thừa nhận (đối với các chỉ tiêu công bố chưa có phương pháp thử được chỉ định). Bản tiếp nhận công bố hợp chuẩn hoặc tiếp nhận công bố hợp quy theo quy định của pháp luật hoặc quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi mới;
• Mẫu nhãn của sản phẩm (có đóng dấu xác nhận của nhà sản xuất).
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: Không quá 15 ngày làm việc.
+ Thời hạn kiểm tra thành phần hồ sơ: Không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký.
+ Thời hạn thẩm định nội dung hồ sơ, ban hành quyết định công nhận: Không quá 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cá nhân.
+ Tổ chức.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
+ Quyết định hành chính.
Thời hạn hiệu lực của Quyết định hành chính: 05 năm.
+ Văn bản không chấp thuận.
- Lệ phí: Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Mẫu đơn đăng ký thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam (Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
Thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
+ Thức ăn chăn nuôi chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: phải công bố tiêu chuẩn áp dụng và có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng.
+ Thức ăn chăn nuôi đã có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: ngoài đáp ứng các quy định nêu tại điểm a Khoản 2 Điều này phải hoàn thiện công bố hợp quy theo quy định.
+ Có kết quả khảo nghiệm trên vật nuôi đã được Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi công nhận (chỉ áp dụng đối với thức ăn chăn nuôi mới).
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
+ Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
+ Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
+ Thông tư số 29/2015/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
Phụ lục 3
MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ THỨC ĂN CHĂN NUÔI ĐƯỢC PHÉP LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
(Tên đơn vị):........................ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……….......................... | ………, ngày … tháng … năm … |
ĐƠN ĐĂNG KÝ THỨC ĂN CHĂN NUÔI
ĐƯỢC PHÉP LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM
Kính gửi: Tổng cục Thủy sản/ Cục Chăn nuôi
Tên tổ chức, cá nhân:.........................................................................................................
Địa chỉ:................................................................................................................................
Điện thoại: .....................; Fax: ..........................; Email: ....................................................
Đề nghị đăng ký thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam như sau:
TT | Tên thức ăn chăn nuôi | Ký mã hiệu (tên thương mại) | Ký hiệu tiêu chuẩn cơ sở | Số tiếp nhận công bố hợp quy | Ngày tiếp nhận công bố hợp quy | Cơ quan tiếp nhận công bố hợp quy |
1 |
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
... |
|
|
|
|
|
|
Chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về thức ăn chăn nuôi.
| Đại diện tổ chức, cá nhân |
15. Công nhận thay đổi thông tin của thức ăn chăn nuôi đã được phép lưu hành tại Việt Nam
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân chỉ được thay đổi các thông tin của thức ăn chăn nuôi đã được phép lưu hành tại Việt Nam nếu không làm thay đổi chất lượng sản phẩm, bao gồm: thay đổi tên gọi, địa chỉ, số điện thoại, số fax của tổ chức, cá nhân, số liệu chuẩn công bố áp dụng, ký hiệu (tên thương mại), dạng, kích cỡ, màu của sản phẩm.
+ Bước 2: Nếu chấp thuận cho phép thay đổi thông tin của thức ăn chăn nuôi, trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi ban hành quy định công nhận thay đổi thông tin của thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam (theo mẫu tại Phụ lục 5A ban hành kèm theo Thông tư này). Trường hợp không chấp thuận, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp.
+ Qua đường bưu điện.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Hồ sơ gồm:
• Đơn đề nghị thay đổi thông tin của thức ăn chăn nuôi (theo mẫu tại Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/BNN-PTNT ngày 24/12/2014):
• Bản sao chụp tiêu chuẩn công bố áp dụng, mẫu nhãn sản phẩm có xác nhận của nhà sản xuất, nhà nhập khẩu;
• Bản chính giấy xác nhận nội dung thay đổi của nhà sản xuất (đối với thức ăn chăn nuôi nhập khẩu);
• Bản sao chứng thực giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (trong trường hợp đổi tên cơ sở sản xuất, tên thương mại thức ăn chăn nuôi nhập khẩu).
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: Không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cá nhân.
+ Tổ chức.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính hoặc Văn bản không chấp thuận.
Thời hạn hiệu lực của Quyết định hành chính hoặc Văn bản không chấp thuận: Không.
- Lệ phí (nếu có): Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): Mẫu đơn đề nghị thay đổi thông tin của thức ăn chăn nuôi (Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
+ Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
+ Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
Phụ lục 5
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI THÔNG TIN CỦA THỨC ĂN CHĂN NUÔI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
(Tên tổ chức, cá nhân): …….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………................ | ………, ngày …... tháng …... năm ......… |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ THAY ĐỔI THÔNG TIN CỦA THỨC ĂN CHĂN NUÔI
Kính gửi: Tổng cục Thủy sản/ Cục Chăn nuôi
Tên tổ chức, cá nhân: ........................................................................................................
Địa chỉ:................................................................................................................................
Điện thoại: .....................; Fax: ..........................; Email: ....................................................
Đề nghị được thay đổi thông tin đối với sản phẩm thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam sau đây:
1. Đối với thức ăn chăn nuôi sản xuất trong nước
TT | Tên sản phẩm hoặc ký mã hiệu | Số tiêu chuẩn cơ sở | Mã số công nhận TĂCN được phép lưu hành tại Việt Nam | Thông tin đã được xác nhận | Thông tin xin được thay đổi |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
2. Đối với thức ăn chăn nuôi nhập khẩu
TT | Tên sản phẩm | Hãng, nước sản xuất | Mã số công nhận TĂCN được phép lưu hành tại Việt Nam* | Thông tin đã được xác nhận | Thông tin xin được thay đổi |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
Chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về thức ăn chăn nuôi.
| Đại diện tổ chức, cá nhân |
(*) Số đăng ký nhập khẩu
16. Công nhận lại thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Tổng cục Thủy sản (đối với thức ăn thủy sản) hoặc Cục Chăn nuôi (đối với thức ăn gia súc, gia cầm).
+ Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ:
• Trong thời hạn không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có trách nhiệm kiểm tra thành phần hồ sơ và thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký những thành phần hồ sơ chưa đạt yêu cầu để bổ sung, hoàn thiện.
• Trong thời hạn không quá 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có trách nhiệm thẩm định nội dung hồ sơ và ban hành quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam (theo mẫu tại Phụ lục 4A kèm theo Thông tư này) ngay sau khi có ý kiến chấp thuận của Bộ trưởng. Trường hợp không ban hành quyết định công nhận, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Danh mục.
- Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp.
+ Qua đường bưu điện.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Hồ sơ gồm:
• Đơn đăng ký lại thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam (theo mẫu tại Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 50/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014);
• Bản tiêu chuẩn công bố áp dụng (bản chính hoặc bản sao chụp có xác nhận của nhà sản xuất), bản tiếp nhận công bố hợp chuẩn hoặc tiếp nhận công bố hợp quy theo quy định của pháp luật hoặc quyết định công nhận thức ăn chăn nuôi mới;
• Mẫu nhãn của sản phẩm (có đóng dấu xác nhận của nhà sản xuất).
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: 12 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cá nhân.
+ Tổ chức.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định hành chính hoặc Văn bản không chấp thuận.
Thời hạn hiệu lực của Quyết định hành chính hoặc Văn bản không chấp thuận: Không.
- Lệ phí (nếu có): Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): Mẫu đơn đăng ký lại thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam (Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Thức ăn chăn nuôi chưa có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia; phải công bố tiêu chuẩn áp dụng và có chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn công bố áp dụng.
b) Thức ăn chăn nuôi đã có quy chuẩn kỹ thuật quốc gia: ngoài đáp ứng các quy định nêu tại điểm a Khoản 2 Điều này, phải hoàn thiện công bố hợp quy theo quy định.
c) Phải có kết quả khảo nghiệm trên vật nuôi:
Đối với thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh: kết quả khảo nghiệm do Hội đồng cấp cơ sở đánh giá (tổ chức, cá nhân tự tiến hành việc khảo nghiệm và đánh giá kết quả khảo nghiệm theo quy trình khảo nghiệm do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành);
Đối với thức ăn chăn nuôi mới: kết quả khảo nghiệm do Hội đồng khoa học chuyên ngành được Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi thành lập đánh giá.
(Khoản 2 Điều 1 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 nám 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi).
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
+ Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
+ Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
+ Thông tư số 29/2015/TT-BNNPTNT ngày 04/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
Phụ lục 4
MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ LẠI THỨC ĂN CHĂN NUÔI ĐƯỢC PHÉP LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
(Tên tổ chức, cá nhân): …….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……….......... | ………, ngày …… tháng …… năm …… |
ĐƠN ĐĂNG KÝ LẠI THỨC ĂN CHĂN NUÔI
ĐƯỢC PHÉP LƯU HÀNH TẠI VIỆT NAM
Kính gửi: Tổng cục Thủy sản/ Cục Chăn nuôi
Tên tổ chức, cá nhân:...........................................................................................................
Địa chỉ:..................................................................................................................................
Điện thoại: .....................; Fax: ..........................; Email: ......................................................
Đề nghị đăng ký lại thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam như sau:
TT | Tên thức ăn chăn nuôi | Ký mã hiệu (tên thương mại) | Ký hiệu tiêu chuẩn cơ sở | Số tiếp nhận công bố hợp quy | Ngày tiếp nhận công bố hợp quy | Cơ quan tiếp nhận công bố hợp quy | Số văn bản công nhận TĂCN được phép lưu hành tại Việt Nam |
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
Chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về thức ăn chăn nuôi.
| Đại diện tổ chức, cá nhân |
17. Miễn kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu có thời hạn
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Tổng cục Thủy sản (đối với thức ăn thủy sản) hoặc Cục Chăn nuôi (đối với thức ăn gia súc, gia cầm).
+ Bước 2: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi kiểm tra:
Trường hợp đầy đủ hồ sơ, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có văn bản trả lời đơn vị nhập khẩu về việc được miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn; trong trường hợp không được áp dụng phương thức miễn kiểm tra chất lượng có thời hạn. Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
+ Bước 3: Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gửi bản sao chứng thực Thông báo Miễn kiểm tra đến Tổ chức được chỉ định
- Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp.
+ Qua đường bưu điện.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
Hồ sơ gồm:
+ Đơn đề nghị miễn kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi có thời hạn (theo mẫu lại Phụ lục 25 ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014);
+ Bản sao chụp có xác nhận của đơn vị nhập khẩu hồ sơ đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng và giấy xác nhận chất lượng của 05 lô hàng liên tiếp đạt yêu cầu theo chế độ kiểm tra thông thường hoặc giấy xác nhận chất lượng của 03 lô hàng liên tiếp đạt yêu câu theo chế độ kiểm tra giảm.
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: Không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cá nhân.
+ Tổ chức.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
+ Văn bản chấp thuận.
Thời hạn hiệu lực của Văn bản chấp thuận: 06 tháng
+ Văn bản không chấp thuận.
- Lệ phí (nếu có): Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): Mẫu đơn đề nghị miễn kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu (Phụ lục 25 ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Chế độ miễn kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu áp dụng đối với lô hàng nhập khẩu đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: là thức ăn chăn nuôi nhập khẩu cùng loại do cùng cơ sở sản xuất, của cùng đơn vị nhập khẩu đã có Giấy xác nhận chất lượng (theo mẫu tại Phụ lục 10 Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011) của 05 lô hàng nhập khẩu liên tiếp theo chế độ kiểm tra thông thường hoặc 03 lô hàng nhập khẩu liên tiếp theo chế độ kiểm tra giám trong thời gian không quá 12 tháng trước đó.
(Khoản 8 Điều 1 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT rtgày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi).
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
+ Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
+ Khoản 8 Điều 1 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
Phụ lục 25
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ MIỄN/ GIẢM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
(Tên tổ chức, cá nhân): …….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……….......... | ………, ngày …… tháng …… năm …… |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ MIỄN/ GIẢM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
THỨC ĂN CHĂN NUÔI NHẬP KHẨU
Kính gửi: Tổng cục Thủy sản/ Cục Chăn nuôi
Tên tổ chức, cá nhân: .......................................................................................................
Địa chỉ:................................................................................................................................
Điện thoại: .....................; Fax: ..........................; Email: .....................................................
Đề nghị miễn/ giảm kiểm tra chất lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi nhập khẩu sau đây:
TT | Tên sản phẩm | Số văn bản công nhận TĂCN được phép lưu hành tại Việt Nam | Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng số | Hãng, nước sản xuất | Thời gian nhập khẩu (ngày, tháng, năm) | Giấy xác nhận chất lượng số |
I | A |
|
|
|
|
|
| Lần 1 |
|
|
|
|
|
| Lần 2 |
|
|
|
|
|
| Lần 3 |
|
|
|
|
|
| Lần 4 |
|
|
|
|
|
| Lần 5 |
|
|
|
|
|
II | B |
|
|
|
|
|
| ... |
|
|
|
|
|
Chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về nhập khẩu thức ăn chăn nuôi.
| Đại diện tổ chức, cá nhân |
18. Kiểm tra giảm chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu có thời hạn
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Tổng cục Thủy sản (đối với thức ăn thủy sản) hoặc Cục Chăn nuôi (đối với thức ăn gia súc, gia cầm).
+ Bước 2: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi kiểm tra:
Trường hợp đầy đủ hồ sơ, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có có văn bản trả lời đơn vị nhập khẩu về việc được áp dụng hình thức kiểm tra giảm; trong trường hợp không được áp dụng phương thức kiểm tra giảm. Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
+ Bước 3: Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm gửi bản sao chứng thực Thông báo Miễn kiểm tra đến Tổ chức được chỉ định
- Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp.
+ Qua đường bưu điện.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
Hồ sơ gồm:
+ Đơn đề nghị được áp dụng chế độ kiểm tra giảm (theo mẫu tại Phụ lục 25 ban hành kèm theo Thông tư này);
+ Bản sao chụp có xác nhận của tổ chức, cá nhân nhập khẩu hồ sơ đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng và giấy xác nhận chất lượng của 03 lô hàng liên tiếp đạt yêu cầu theo chế độ kiểm tra thông thường hoặc giấy xác nhận đạt yêu cầu chất lượng và an toàn của tổ chức có thẩm quyền của nước ký kết Hiệp định thừa nhận lẫn nhau với Việt Nam trong hoạt động kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi, hoặc của Phòng thử nghiệm nước ngoài được Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi thừa nhận.
Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: Không quá 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cá nhân.
+ Tổ chức.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
+ Văn bản chấp thuận.
Thời hạn hiệu lực của Văn bản chấp thuận: 12 tháng.
+ Văn bản không chấp thuận.
- Lệ phí (nếu có): Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): Mẫu đơn đề nghị giảm kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi nhập khẩu (Phụ lục 25 ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Chế độ kiểm tra giảm áp dụng đối với lô hàng nhập khẩu đáp ứng một trong các điều kiện sau:
+ Là thức ăn chăn nuôi nhập khẩu cùng loại do cùng cơ sở sản xuất, của cùng đơn vị nhập khẩu đã có Giấy xác nhận chất lượng (theo mẫu tại Phụ lục 10 Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011) của 03 lô hàng nhập khẩu liên tiếp theo chế độ kiểm tra thông thường trong thời gian không quá 12 tháng trước đó;
+ Đã được xác nhận đạt yêu cầu chất lượng và an toàn của tổ chức có thẩm quyền của nước ký kết Hiệp định thừa nhận lẫn nhau với Việt Nam trong hoạt động kiểm tra chất lượng thức ăn chăn nuôi; hoặc của Phòng thử nghiệm được Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi đánh giá và thừa nhận.
(Khoản 8 Điều 1 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi).
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
+ Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
+ Khoản 8 Điều 1 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
Phụ lục 25
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ MIỄN/ GIẢM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
(Tên tổ chức, cá nhân): …….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………. | ………, ngày …… tháng …… năm …… |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ MIỄN/ GIẢM KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
THỨC ĂN CHĂN NUÔI NHẬP KHẨU
Kính gửi: Tổng cục Thủy sản/ Cục Chăn nuôi
Tên tổ chức, cá nhân:...........................................................................................................
Địa chỉ:..................................................................................................................................
Điện thoại: .....................; Fax: ..........................; Email: ......................................................
Đề nghị miễn/ giảm kiểm tra chất lượng sản phẩm thức ăn chăn nuôi nhập khẩu sau đây:
TT | Tên sản phẩm | Số văn bản công nhận TĂCN được phép lưu hành tại Việt Nam | Giấy đăng ký kiểm tra xác nhận chất lượng số | Hãng, nước sản xuất | Thời gian nhập khẩu (ngày, tháng, năm) | Giấy xác nhận chất lượng số |
I | A |
|
|
|
|
|
| Lần 1 |
|
|
|
|
|
| Lần 2 |
|
|
|
|
|
| Lần 3 |
|
|
|
|
|
| Lần 4 |
|
|
|
|
|
| Lần 5 |
|
|
|
|
|
II | B |
|
|
|
|
|
| ... |
|
|
|
|
|
Chúng tôi cam kết thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật hiện hành có liên quan về nhập khẩu thức ăn chăn nuôi.
| Đại diện tổ chức, cá nhân |
19. Chỉ định Tổ chức chứng nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Tổng cục Thủy sản (đối với thức ăn thủy sản) hoặc Cục Chăn nuôi (đối với thức ăn gia súc, gia cầm).
+ Bước 2: 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ. Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi tiến hành thẩm định hồ sơ, thực hiện đánh giá năng lực thực tế tại cơ sở (nếu cần) và ban hành quyết định chỉ định Tổ chức chứng nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu sau khi đã có báo cáo xin ý kiến Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Trong trường hợp từ chối việc chỉ định, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi phải thông báo lý do từ chối bằng văn bản cho tổ chức đề nghị được chỉ định.
- Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp.
+ Qua đường bưu điện.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
Hồ sơ gồm:
+ Đơn đề nghị tham gia hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu (theo mẫu tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014).
+ Bản sao chứng thực quyết định chỉ định là tổ chức chứng nhận hợp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi.
+ Quy trình kiểm tra, chứng nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp với từng loại thức ăn chăn nuôi tương ứng do Tổ chức đăng ký tham gia hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu ban hành.
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: 15 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
+ Quyết định hành chính.
Thời hạn hiệu lực của Quyết định hành chính: 02 năm.
+ Văn bản không chấp thuận.
- Lệ phí (nếu có): Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có): Mẫu đơn đăng ký hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu (Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):
Tổ chức chứng nhận sự phù hợp được Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi chỉ định chứng nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Là đơn vị được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ định là tổ chức chứng nhận hợp quy đối với lĩnh vực thức ăn chăn nuôi theo quy định tại Thông tư số 55/2012/TT-BNNPTNT ngày 31 tháng 10 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Có quy trình kiểm tra, chứng nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp với từng loại thức ăn chăn nuôi tương ứng được Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi thẩm định.
(Khoản 6 Điều 1 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi)
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
+ Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
+ Khoản 6 Điều 1 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
Phụ lục 22
MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, XÁC NHẬN CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
(Tên tổ chức): …….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………. | ………, ngày … tháng … năm … |
ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, XÁC NHẬN CHẤT LƯỢNG
THỨC ĂN CHĂN NUÔI XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Kính gửi: Tổng cục Thủy sản/Cục Chăn nuôi
1. Tên tổ chức:............................................................................................................
2. Địa chỉ liên lạc:........................................................................................................
Điện thoại: ……………………; Fax: ………………; Email:..........................................
3. Quyết định chỉ định là tổ chức chứng nhận hợp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi số…….. ngày …… tháng …… năm …… do ………….. (tên cơ quan có thẩm quyền) cấp.
4. Hình thức đề nghị chỉ định:
Chỉ định lần đầu □ Chỉ định lại □
5. Hồ sơ kèm theo gồm:
- ….
- ….
6. Sau khi nghiên cứu các quy định tại Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi; Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP chúng tôi nhận thấy có đủ các điều kiện để tham gia hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu.
Đề nghị Tổng cục Thủy sản/Cục Chăn nuôi xem xét để chỉ định (tên tổ chức) được tham gia hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu.
Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng các quy định của pháp luật./.
| Đại diện tổ chức |
20. Chỉ định lại Tổ chức chứng nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Trong vòng 03 tháng trước khi quyết định chỉ định hết hiệu lực, nếu có nhu cầu, Tổ chức được chỉ định gửi hồ sơ về Tổng cục Thủy sản (đối với thức ăn thủy sản) hoặc Cục Chăn nuôi (đối với thức ăn gia súc, gia cầm).
+ Bước 2: 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi tiến hành thẩm định hồ sơ, thực hiện đánh giá lại năng lực thực tế tại cơ sở (nếu cần) và ban hành quyết định chỉ định lại Tổ chức chứng nhận sự phù hợp chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu. Trong trường hợp từ chối việc chỉ định lại, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi phải thông báo lý do từ chối bằng văn bản cho tổ chức đề nghị được chỉ định lại.
- Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp.
+ Qua đường bưu điện.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
Hồ sơ gồm:
+ Đơn đề nghị tham gia hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu (theo mẫu tại Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014);
+ Báo cáo kết quả thực hiện kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu của Tổ chức được chỉ định trong thời gian trước đó (theo mẫu tại Phụ lục 24 ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24/12/2014).
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giài quyết: 07 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chức.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:
+ Quyết định hành chính.
Thời hạn hiệu lực của Quyết định hành chính: 02 năm.
+ Văn bản không chấp thuận.
- Lệ phí (nếu có): Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có):
+ Mẫu đơn đăng ký hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu (Phụ lục 22 ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi).
+ Mẫu báo cáo hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu (Phụ lục 24 ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
+ Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
+ Khoản 6 Điều 1 Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10 tháng 10 năm 2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
Phụ lục 22
MẪU ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, XÁC NHẬN CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
(Tên tổ chức): …….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………. | ………, ngày … tháng … năm 20… |
ĐƠN ĐĂNG KÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, XÁC NHẬN CHẤT LƯỢNG
THỨC ĂN CHĂN NUÔI XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Kính gửi: Tổng cục Thủy sản/Cục Chăn nuôi
1. Tên tổ chức:............................................................................................................
2. Địa chỉ liên lạc:........................................................................................................
Điện thoại: ……………………; Fax: ………………; Email:..........................................
3. Quyết định chỉ định là tổ chức chứng nhận hợp quy lĩnh vực thức ăn chăn nuôi số…….. ngày …… tháng …… năm …… do ………….. (tên cơ quan có thẩm quyền) cấp.
4. Hình thức đề nghị chỉ định:
Chỉ định lần đầu □ Chỉ định lại □
5. Hồ sơ kèm theo gồm:
- ….
- ….
6. Sau khi nghiên cứu các quy định tại Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi; Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP chúng tôi nhận thấy có đủ các điều kiện để tham gia hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu.
Đề nghị Tổng cục Thủy sản/Cục Chăn nuôi xem xét để chỉ định (tên tổ chức) được tham gia hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu.
Chúng tôi xin cam kết thực hiện đúng các quy định của pháp luật./.
| Đại diện tổ chức |
Phụ lục 24
MẪU BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, XÁC NHẬN CHẤT LƯỢNG THỨC ĂN CHĂN NUÔI XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
(Ban hành kèm theo Thông tư số 50/2014/TT-BNNPTNT ngày 24 tháng 12 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)
(Tên tổ chức): …….. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ………. | ………, ngày …… tháng …… năm …… |
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA, XÁC NHẬN CHẤT LƯỢNG
THỨC ĂN CHĂN NUÔI XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU
Kính gửi: Tổng cục Thủy sản/ Cục Chăn nuôi
1. Tên tổ chức:...........................................................................................................
2. Địa chỉ liên lạc:.......................................................................................................
Điện thoại: ……………………; Fax: ………………; Email:........................................
Báo cáo kết quả thực hiện kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi trong giai đoạn từ....đến ....như sau:
- Số lượng đơn vị đã kiểm tra:...................................................................................
- Số lô hàng, khối lượng hàng hóa đã kiểm tra:........................................................
- Danh sách các lô hàng vi phạm nếu có (Tên, khối lượng, giá trị, nguồn gốc xuất xứ, đơn vị nhập khẩu, lỗi vi phạm).
- Các lỗi vi phạm trong hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu của Tổ chức được chỉ định do các đoàn kiểm tra phát hiện.
- Những kiến nghị của Tổ chức về hoạt động kiểm tra, xác nhận chất lượng thức ăn chăn nuôi xuất khẩu, nhập khẩu.
| Đại diện tổ chức |
21. Cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thức ăn chăn nuôi (thuộc thẩm quyền cấp Trung ương)
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Tổng cục Thủy sản (đối với thức ăn thủy sản) hoặc Cục Chăn nuôi (đối với thức ăn gia súc, gia cầm).
+ Bước 2: Kiểm tra nội dung hồ sơ
• Thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký những nội dung chưa đạt yêu cầu để thực hiện bổ sung, hoàn thiện.
• Nếu hồ sơ hợp lệ, Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo.
• Nếu hồ sơ không hợp lệ, Tổng cục thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi không cấp Giấy chứng nhận nội dung quảng cáo, trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
- Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp.
+ Qua đường bưu điện.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Hồ sơ gồm:
• Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thức ăn chăn nuôi theo mẫu quy định tại Phụ lục 27 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2015/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
• Bản sao chụp văn bản công nhận thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành lại Việt Nam (riêng đối với hồ sơ gửi các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương phải là bản sao chứng thực; trường hợp nộp trực tiếp là bản sao chụp đồng thời phải xuất trình bản chính để đối chiếu).
• Bản thông tin sản phẩm do nhà sản xuất công bố, bao gồm: tên sản phẩm, tên và địa chỉ của nhà sản xuất tên các nguyên liệu, chỉ tiêu chất lượng, công dụng, hướng dẫn sử dụng.
• Bản thuyết minh nội dung quảng cáo (nội dung quảng cáo, phương tiện quảng cáo; địa điểm quảng cáo, thời gian quảng cáo).
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
- Thời hạn giải quyết: Không quá 13 ngày làm việc.
+ Thời hạn kiểm tra thành phần hồ sơ: Không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký.
+ Thời hạn thẩm định nội dung hồ sơ, cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thức ăn chăn nuôi: Không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
+ Tổ chức.
+ Cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Tổng cục Thủy sản hoặc Cục Chăn nuôi.
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận hoặc văn bản trả lời không cấp Giấy xác nhận.
Thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận: Không.
- Lệ phí: Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Mẫu đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thức ăn chăn nuôi (Phụ lục 27 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2015/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo.
+ Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
+ Thông tư số 29/2015/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
Phụ lục 27
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO THỨC ĂN CHĂN NUÔI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2015/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 9 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Tên tổ chức, cá nhân Số: ………. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ………, ngày …… tháng …… năm …… |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO THỨC ĂN CHĂN NUÔI
Kính gửi: Tên cơ quan có thẩm quyền
Tên tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo: ………………………………
Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………….
Số điện thoại: ……………………… Fax: …………………………. E-mail: …………………
Số giấy phép hoạt động: …………………………………………………………………………
Họ tên và số điện thoại người chịu trách nhiệm đăng ký hồ sơ: ……………………………
Kính đề nghị ... (tên cơ quan có thẩm quyền) xem xét và xác nhận nội dung quảng cáo đối với thức ăn chăn nuôi sau:
STT | Tên thức ăn chăn nuôi | Ký mã hiệu/ Mã số sản phẩm | Mã số công nhận | Tên, địa chỉ nhà sản xuất | Phương tiện quảng cáo |
1. |
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
Chúng tôi cam kết sẽ quảng cáo đúng nội dung được xác nhận, tuân thủ các quy định của văn bản quy phạm pháp luật trên và các quy định khác của pháp luật về quảng cáo. Nếu quảng cáo sai nội dung được xác nhận chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.
| Đại diện tổ chức, cá nhân |
B. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH CẤP TỈNH LĨNH VỰC CHĂN NUÔI
I. Lĩnh vực Thức ăn chăn nuôi
1. Cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo thức ăn chăn nuôi
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ về Chi cục Thủy sản, Chi cục Chăn nuôi và Thú y.
+ Bước 2: Thẩm định hồ sơ:
• Thông báo bằng văn bản cho tổ chức, cá nhân đăng ký những nội dung chưa đạt yêu cầu để bổ sung, hoàn thiện
• Nếu hồ sơ hợp lệ, Chi cục Thủy sản, Chi cục Chăn nuôi và Thú y cấp giấy xác nhận nội dung quảng cáo.
• Nếu hồ sơ không hợp lệ, Chi cục Thủy sản, Chi cục Chăn nuôi và Thú y không cấp Giấy chứng nhận nội dung quảng cáo, trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do.
- Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp.
+ Qua đường bưu điện.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Hồ sơ gồm:
• Đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thức ăn chăn nuôi theo mẫu quy định tại Phụ lục 27 ban hành kèm theo Thông tư này:
• Bản sao chụp văn bản công nhận thức ăn chăn nuôi được phép lưu hành tại Việt Nam (riêng đối với hồ sơ gửi các cơ quan có thẩm quyền ở địa phương phải là bản sao chứng thực; trường hợp nộp trực tiếp là bản sao chụp đồng thời phải xuất trình bản chính để đối chiếu).
• Bản thông tin sản phẩm do nhà sản xuất công bố, bao gồm: tên sản phẩm, tên và địa chỉ của nhà sản xuất, tên các nguyên liệu, chỉ tiêu chất lượng, công dụng, hướng dẫn sử dụng.
• Bản thuyết minh nội dung quảng cáo (nội dung quảng cáo, phương tiện quảng cáo, địa điểm quảng cáo, thời gian quảng cáo).
+ Số lượng hồ sơ: 01 bộ
- Thời gian giải quyết
+ Thời hạn kiểm tra thành phần hồ sơ: Không quá 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký.
+ Thời hạn thẩm định nội dung hồ sơ, cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thức ăn chăn nuôi: Không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
+ Tổ chức.
+ Cá nhân.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Chi cục Thủy sản, Chi cục Chăn nuôi và Thú y
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận hoặc Văn bản trả lời không cấp Giấy xác nhận.
Thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận: Không
- Lệ phí: Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Mẫu đơn đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo thức ăn chăn nuôi (Phụ lục 27 ban hành kèm theo Thông tư số 29/2015/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi).
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Nghị định số 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quảng cáo.
+ Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
+ Thông tư số 29/2015/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 9 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 66/2011/TT-BNNPTNT ngày 10/10/2011 quy định chi tiết một số điều Nghị định số 08/2010/NĐ-CP ngày 05/02/2010 của Chính phủ về quản lý thức ăn chăn nuôi.
Phụ lục 27
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO THỨC ĂN CHĂN NUÔI
(Ban hành kèm theo Thông tư số 29/2015/TT-BNNPTNT ngày 04 tháng 9 năm 2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Tên tổ chức, cá nhân Số: ………. | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ………, ngày … tháng … năm … |
ĐƠN ĐỀ NGHỊ XÁC NHẬN NỘI DUNG QUẢNG CÁO THỨC ĂN CHĂN NUÔI
Kính gửi: Tên cơ quan có thẩm quyền
Tên tổ chức, cá nhân đề nghị xác nhận nội dung quảng cáo: ………………………………
Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………
Số điện thoại: ……………………… Fax: …………………… E-mail: ………………………
Số giấy phép hoạt động: ……………………………………………………………………......
Họ tên và số điện thoại người chịu trách nhiệm đăng ký hồ sơ: ……………………………
Kính đề nghị ... (tên cơ quan có thẩm quyền) xem xét và xác nhận nội dung quảng cáo đối với thức ăn chăn nuôi sau:
STT | Tên thức ăn chăn nuôi | Ký mã hiệu/ Mã số sản phẩm | Mã số công nhận | Tên, địa chỉ nhà sản xuất | Phương tiện quảng cáo |
1. |
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
Chúng tôi cam kết sẽ quảng cáo đúng nội dung được xác nhận, tuân thủ các quy định của văn bản quy phạm pháp luật trên và các quy định khác của pháp luật về quảng cáo. Nếu quảng cáo sai nội dung được xác nhận chúng tôi sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật.
| Đại diện tổ chức, cá nhân |
2. Cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale - CFS) đối với Giống vật nuôi (bao gồm phôi, tinh, con giống vật nuôi); Thức ăn chăn nuôi, chất bổ sung vào thức ăn chăn nuôi, Môi trường pha chế, bảo quản tinh, phôi động vật; Vật tư, hóa chất chuyên dùng trong chăn nuôi
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Thương nhân nộp hồ sơ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
+ Bước 2: Thẩm tra hồ sơ:
• Trong thời gian không quá 02 ngày làm việc từ khi nhận được hồ sơ qua đường bưu điện, cơ quan thông báo bằng văn bản cho người đề nghị cấp CFS những nội dung cần điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
• Đối với hồ sơ được gửi trực tiếp: Công chức tiếp nhận hồ sơ kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, nếu chưa dầy đủ, không hợp lệ thì trả lại hồ sơ và hướng dẫn cá nhân, tổ chức bổ sung, hoàn thiện hồ sơ.
- Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp.
+ Qua đường bưu điện.
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Hồ sơ gồm:
• Đơn đề nghị cấp CFS được kê khai hoàn chỉnh và hợp lệ (theo mẫu quy định tại Phụ lục Il.a của Thông tư số 63/2010/TT-BNNPTNT ngày 01/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT.).
• Bản sao có chứng thực xác nhận công bố hợp chuẩn, hoặc công bố hợp quy phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
• Yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu (nếu có).
+ Số lượng hồ sơ: 01 Bộ.
- Thời hạn giải quyết:
+ Thời hạn thẩm tra hồ sơ: Không quá 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đăng ký.
+ Thời hạn cấp Giấy chứng nhận CFS: Không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhàn được hồ sơ.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cá nhân.
+ Tổ chức.
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy chứng nhận hoặc Văn bản từ chối Thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận: tối đa 02 năm kể từ ngày cấp
- Lệ phí: Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Mẫu đơn đề nghị cấp CFS (Phụ lục IIa ban hành kèm theo Thông tư số 63/2010/TT-BNNPTNT ngày 01/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
+ Có yêu cầu của thương nhân xuất khẩu.
+ Được xác nhận công bố hợp chuẩn hoặc công bố hợp quy phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
+ Yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu về cấp CFS (nếu nước nhập khẩu có quy định).
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Thông tư số 63/2010/TT-BNNPTNT ngày 01/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
+ Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục; hành chính lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010
Phụ lục II.a
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP CFS
(Ban hành kèm theo Thông tư số 63/TT-BNNPTNT ngày 01/11/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Tên Tổ chức Địa chỉ:............................. Số điện thoại:.................... Số fax:................................ Email: ............................... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
………, ngày …… tháng …… năm …… |
Kính gửi: [tên Cơ quan cấp CFS]
Để đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, [Tên tổ chức/thương nhân] đề nghị [Tên cơ quan cấp CFS] cấp Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với các sản phẩm, hàng hóa thuộc phạm vi sản xuất, kinh doanh của [Tên tổ chức] như sau:
TT | Tên sản phẩm | Số hiệu tiêu chuẩn/quy chuẩn | Thành phần, hàm lượng hoạt chất (nếu có) | Nước nhập khẩu |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
Các giấy tờ kèm theo (đề nghị đánh dấu √ nếu có):
TT | Tên loại giấy tờ | Có (√) |
1 | Hồ sơ thương nhân |
|
2 | Bản sao có chứng thực xác nhận công bố hợp chuẩn, hoặc công bố hợp quy phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành. |
|
3 | Yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu/ nhà nhập khẩu (nếu có) |
|
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các thông tin đã kê khai và của các tài liệu trong hồ sơ.
| (Người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của tổ chức ký và đóng dấu) |
3. Cấp lại Giấy chứng nhận lưu hành tự do (Certificate of Free Sale - CFS) đối với Giống vật nuôi (bao gồm phôi, tinh, con giống vật nuôi); Thức ăn chăn nuôi, chất bổ sung vào thức ăn chăn nuôi, Môi trường pha chế, bảo quản tinh, phôi động vật; Vật tư, hóa chất chuyên dùng trong chăn nuôi
- Trình tự thực hiện:
+ Bước 1: Người đề nghị cấp lại CFS nộp đơn về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính.
+ Bước 2: Thẩm tra hồ sơ:
• Trong thời gian không quá 04 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị cấp lại CFS, cơ quan thẩm quyền cấp CFS xem xét, đối chiếu với hồ sơ gốc. Cấp lại bản sao giấy chứng nhận CFS đối với trường hợp Giấy chứng nhận CFS gốc vẫn còn hiệu lực nhưng bị mất thất lạc, bị hư hỏng, không thể tiếp tục sử dụng, cấp lại CFS mới đối với trường hợp có sai sót trên CFS.
• Trường hợp không cấp lại, cơ quan thẩm quyền cấp CFS thông báo rõ lý do bằng văn bản cho người đề nghị cấp CFS.
- Cách thức thực hiện:
+ Trực tiếp
+ Qua đường bưu điện
- Thành phần, số lượng hồ sơ:
+ Hồ sơ gồm:
• Đơn đề nghị cấp cấp lại CFS (theo mẫu quy định tại Phụ lục II.b của Thông tư số 63/2010/TT-BNNPTNT ngày 01/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT).
+ Số lượng hồ sơ: 01 Bộ.
- Thời hạn giải quyết:
+ Thời hạn thẩm tra hồ sơ: Không quá 04 ngày làm việc kể từ khi nhận được đơn đề nghị cấp lại CFS.
- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:
+ Cá nhân
+ Tổ chức
- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Giấy xác nhận hoặc Văn bản từ chối
Thời hạn hiệu lực của Giấy xác nhận: tối đa 02 năm kể từ ngày cấp
- Lệ phí: Không
- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
Mẫu đơn đề nghị cấp CFS (Phụ lục IIb ban hành kèm theo Thông tư số 63/2010/TT-BNNPTNT ngày 01/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
- Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.
- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Thông tư số 63/2010/TT-BNNPTNT ngày 01/11/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hướng dẫn việc quy định Giấy chứng nhận lưu hành tự do đối với sản phẩm hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Nông nghiệp và PTNT.
+ Thông tư số 19/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính lĩnh vực chăn nuôi theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010
PHỤ LỤC II.b
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP LẠI CFS
(Ban hành kèm theo Thông tư số 63/TT-BNNPTNT ngày 01/11/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Tên Tổ chức Địa chỉ:............................. Số điện thoại:.................... Số fax:................................ Email: ............................... | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ............ngày.........tháng..........năm....... |
Kính gửi: [tên Cơ quan cấp CFS]
Để đáp ứng yêu cầu của nước nhập khẩu, [Tên tổ chức/thương nhân] đề nghị [Tên cơ quan cấp CFS] cấp lại Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS) đối với các sản phẩm, hàng hóa thuộc phạm vi sản xuất, kinh doanh của [Tên tổ chức] như sau:
TT | Tên sản phẩm | Số hiệu tiêu chuẩn/quy chuẩn | Thành phần, hàm lượng hoạt chất (nếu có) | Nước nhập khẩu | Số và ngày cấp của CFS gốc |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
[Tên tổ chức/tôi-đối với các nhân] đề nghị [Tên cơ quan cấp CFS] cấp lại CFS cho các sản phẩm, hàng hóa trên.
Lý do: (Đánh dấu √ vào các ô tương ứng)
□ Mất □ Thất lạc □ Hư hỏng □ Có sai sót
Tôi xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các thông tin đã kê khai.
| (Người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của tổ chức ký và đóng dấu). |