Quyết định 73/2001/QĐ-UB

Quyết định 73/2001/QĐ-UB phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở tỉnh Cần Thơ giai đoạn 2001-2005

Quyết định 73/2001/QĐ-UB Đề án Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở Cần Thơ 2001 2005 đã được thay thế bởi Quyết định 119/QĐ-UBND 2009 danh mục văn bản Hậu Giang Cần Thơ ban hành 1991-2008 và được áp dụng kể từ ngày 14/01/2009.

Nội dung toàn văn Quyết định 73/2001/QĐ-UB Đề án Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở Cần Thơ 2001 2005


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 73/2001/QĐ-UB

Cần Thơ, ngày 21 tháng 12 năm 2001

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC CƠ SỞ TỈNH CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2001-2005

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CẦN THƠ

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và ủy ban nhân dân ngày 21/6/1994;

Căn cứ Luật Giáo dục ngày 02 tháng 12 năm 1998 và Luật Phổ cập giáo dục tiểu học ngày 12/8/1991;

Căn cứ Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 2 (khoá VIII;

Căn cứ Chỉ thị 61-CT/TW ngày 28/12/2000 của Ban chấp hành Trung ương Đảng và Nghị quyết số 41/2000/QH10 ngày 9/12/2000 của Quốc hội;

Căn cứ Nghị định số 88/2001/NĐ-CP ngày 22/11/2001 của Chính phủ về thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở;

Căn cứ Công văn số 15-CV/TU ngày 15/3/2001 của Tỉnh ủy Cần Thơ;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo tại Tờ trình số 1568/TTr.GDĐT ngày 15/11/2001,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt "Đề án Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở tỉnh Cần Thơ giai đoạn 2001-2005" với những nội dung chủ yếu sau đây :

1/- Mục tiêu:

a) Mục tiêu tổng quát:

Mục tiêu của phổ cập giáo dục trung học cơ sở là nâng cao mặt bằng dân trí một cách toàn diện, bảo đảm cho hầu hết thanh thiếu niên sau khi tốt nghiệp tiểu học được tiếp tục học tập để đạt trình độ trung học cơ sở trước khi hết tuổi 18, kết hợp phân luồng sau cấp học này, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa tỉnh nhà.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Duy trì, củng cố, phát huy kết quả chống mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học; tiếp tục chỉ đạo xoá mù chữ và thực hiện phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi vào năm 2003; huy động 98-100% trẻ 6 tuổi vào học lớp một; bảo đảm số học sinh tiểu học đi học đúng độ tuổi đạt 96-98% và cơ bản không còn trẻ em bước vào tuổi 15 bị mù chữ vào năm 2005.

- Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện ở Trung học cơ sở; giảm tỷ lệ lưu ban bỏ học ở mức 2-3%; bảo đảm số học sinh trung học cơ sở đi học trong độ tuổi đạt 90-92% vào năm 2005. Hoàn thành cơ bản phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2005.

2/- Đối tượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở:

Đối tượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở là thanh niên, thiếu niên cư trú tại địa phương (kể cả tạm trú dài hạn) trong độ tuổi từ 11 đến hết 18, đã tốt nghiệp tiểu học, chưa tốt nghiệp trung học cơ sở.

3/- Chương trình giáo dục:

Chương trình giáo dục được thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở là chương trình trung học cơ sở hoặc chương trình bổ túc trung học cơ sở do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.

4/- Phương thức giáo dục:

Phương thức giáo dục được áp dụng để thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở là phương thức giáo dục chính quy hoặc phương thức giáo dục không chính quy.

5/- Tiêu chuẩn, kiểm tra và đánh giá công nhận phổ cập giáo dục trung học cơ sở:

Thực hiện theo Quyết định số 26/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 5/7/2001 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Cụ thể:

- Đối với cá nhân phải có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (hệ bổ túc) trước khi hết tuổi 18.

- Đối với xã, phường, thị trấn phải đạt đủ 2 tiêu chuẩn sau:

+ Phải bảo đảm duy trì được chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ theo quy định; đạt tỷ lệ 96% trẻ em trong độ tuổi tốt nghiệp tiểu học và vào học lớp 6 trung học cơ sở phổ thông và trung học cơ sở bổ túc, đối với vùng sâu, vùng xa phải đạt tỷ lệ 80% trở lên; có đủ điều kiện cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên để thực hiện chương trình phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

+ Phấn đấu tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở hàng năm từ 95% trở lên, đối với vùng sâu, vùng xa phải đạt tỷ lệ tốt nghiệp trung học cơ sở 80% trở lên; bảo đảm thanh, thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến hết 18 có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở hoặc trung học cơ sở (hệ bổ túc) từ 80% trở lên, đối với vùng sâu, vùng xa phải đạt 70% trở lên.

- Đối với huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phải đạt 2 tiêu chuẩn sau:

+ Đơn vị phải đạt và duy trì được chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ.

+ Phải có 90% trở lên số đơn vị xã, phường, thị trấn được công nhận đạt chuẩn tại thời điểm kiểm tra.

6/- Phân cấp kiểm tra và công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở:

- UBND thành phố Cần Thơ, thị xã Vị Thanh và các huyện kiểm tra và ra quyết định công nhận đối với đơn vị xã, phường, thị trấn trực thuộc.

- UBND tỉnh kiểm tra và ra quyết định công nhận đối với huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

7/- Nhiệm vụ và giải pháp chính:

- Mỗi cấp chính quyền phải xem nhiệm vụ phổ cập giáo dục trung học cơ sở là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên, đưa vào chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương để tập trung chỉ đạo.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, tập trung chỉ đạo công tác truyên truyền, vận động học sinh, giáo viên và nhân dân thực hiện đúng tiến độ và có chất lượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở địa phương. Phát huy vai trò của Hội Khuyến học, Hội đồng giáo dục ở cơ sở trong việc thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở, nâng cao trình độ dân trí.

- Tổ chức điều tra, thống kê phân loại trình độ và từng địa bàn cụ thể để có kế hoạch, phương án phổ cập một cách có hiệu quả nhất.

- Cơ quan quản lý giáo dục tại địa phương phải bố trí cán bộ, giáo viên chuyên trách công tác này, đồng thời bố trí giáo viên đủ để giảng dạy các lớp phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

- Tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, sách, thiết bị trường học theo hướng tiêu chuẩn hoá và hiện đại hoá, đáp ứng mục tiêu phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở.

- Thực hiện tốt các chính sách đối với giáo viên, học viên thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

- Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, sơ tổng kết, rút kinh nghiệm và khen thưởng kịp thời những đơn vị cá nhân có nhiều thành tích trong thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở; đồng thời giải quyết những khó khăn, chấn chỉnh các biểu hiện cản trở trong việc thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

8/- Về kinh phí:

Giao Giám đốc Sở Giáo dục - Đào tạo phối hợp với Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá dự trù cụ thể từng năm.

9/- Dự kiến tiến độ thực hiện:

- Năm 2001: kiểm tra công nhận 9 đơn vị xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

- Năm 2002: duy trì kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở đối với các đơn vị đã được công nhận; đồng thời, kiểm tra công nhận thêm 20 đơn vị xã, phường, thị trấn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

- Năm 2003: duy trì kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở đối với các đơn vị đã được công nhận; đồng thời, kiểm tra công nhận thêm 30 đơn vị xã, phường, thị trấn và 3 đơn vị: thành phố Cần Thơ, thị xã Vị Thanh và huyện Ô Môn đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

- Năm 2004: duy trì kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở đối với các đơn vị đã được công nhận; đồng thời, kiểm tra công nhận thêm 30 đơn vị xã, phường, thị trấn và 3 đơn vị: huyện Châu Thành, huyện Châu Thành A và huyện Thốt Nốt đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

- Năm 2005: duy trì kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở đối với các đơn vị đã được công nhận; đồng thời kiểm tra công nhận thêm 25 đơn vị xã, phường, thị trấn và 3 đơn vị: huyện Phụng Hiệp, huyện Long Mỹ, huyện Vị Thủy đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Phấn đấu hoàn thành chuẩn quốc gia phổ cập giáo dục trung học cơ sở trên địa bàn toàn tỉnh.

Điều 2. Tổ chức thực hiện Đề án phổ cập giáo dục trung học cơ sở giai đoạn 2001-2005:

1/- Sở Giáo dục-Đào tạo: chịu trách nhiệm quản lý và chủ trì thực hiện Đề án phổ cập giáo dục trung học cơ sở giai đoạn 2001-2005; trực tiếp chỉ đạo về chuyên môn; xây dựng kế hoạch, tổ chức triển khai kế hoạch và thường xuyên đôn đốc kiểm tra việc thực hiện các mục tiêu chống mù chữ - phổ cập giáo dục tiểu học và phổ cập giáo dục trung học cơ sở theo đề án; đề xuất các giải pháp, chính sách để bảo đảm các điều kiện tổ chức thực hiện thắng lợi mục tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong toàn tỉnh.

- Phối hợp với UBND thành phố, thị xã, các huyện, các xã, phường, thị trấn cụ thể hoá các giải pháp, chính sách, xây dựng chương trình bước đi phù hợp với điều kiện địa phương và thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc triển khai thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục trung học cơ sở trên từng địa bàn.

- Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành, ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội trong tỉnh động viên nhân dân tích cực chủ động tham gia vào các hoạt động để thực hiện chương trình phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

2/- Sở Kế hoạch - Đầu tư: chịu trách nhiệm tổng hợp, cân đối nguồn lực, bảo đảm tiến độ thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở; phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo và các ngành có liên quan rà soát, bổ sung quy hoạch xây dựng cơ sở vật chất trường học, đảm bảo phục vụ cho thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

3/- Sở Tài chính - Vật giá: chịu trách nhiệm phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo và các ngành có liên quan xây dựng các chính sách thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở, chú ý đến vùng nông thôn sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc khó khăn; đảm bảo thực hiện cấp phát kinh phí kịp thời.

4/- Ban Tổ chức chính quyền tỉnh: có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tuyển dụng giáo viên phù hợp với tinh thần cải cách bộ máy hành chính và điều kiện, hoàn cảnh thực tế; giao chỉ tiêu biên chế cho ngành giáo dục bảo đảm đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, phù hợp với việc triển khai nhiệm vụ từng năm học; chỉ đạo, hướng dẫn củng cố, tăng cường bộ máy quản lý giáo dục ở cấp huyện.

5/- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tài chính - Vật giá, ủy ban Dân số - Gia đình và Trẻ em xây dựng chính sách hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em là con liệt sĩ, con thương binh nặng, trẻ em tàn tật, trẻ em mồ côi không nơi nương tựa, trẻ em thuộc diện hộ đói nghèo thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở. Củng cố, tăng cường, phát triển các cơ sở dạy nghề, phối hợp giáo dục nghề cho học sinh trung học cơ sở, thu hút một phần học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở để đào tạo thành những người lao động có kỹ năng nghề nghiệp.

6/- Sở Văn hoá - Thông tin, các cơ quan thông tin, báo chí địa phương tổ chức hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục về vai trò, vị trí của công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong việc nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nhân lực phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.

7/- Các Sở, ngành có liên quan, Chủ tịch ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ, thị xã Vị Thanh và các huyện có trách nhiệm phối hợp với Sở Giáo dục - Đào tạo, UBMTTQ và các tổ chức chính trị xã hội tổ chức triển khai thực hiện Đề án phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở địa phương mình; tuyên truyền, vận động, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để các gia đình cho con em trong độ tuổi phổ cập giáo dục trung học cơ sở được đi học để đạt trình độ trung học cơ sở; phối hợp với các trường tổ chức các hình thức học tập thích hợp giúp đối tượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở không có điều kiện học tập theo phương thức chính quy được học tập theo phương thức không chính quy để đạt trình độ trung học cơ sở; vận động nhân dân đóng góp tiền của, công sức xây dựng, tu tạo, bảo vệ các công trình giáo dục trên địa bàn; phối hợp với nhà trường và các đoàn thể xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục hoàn thành nhiệm vụ. Báo cáo định kỳ với UBND tỉnh và Sở Giáo dục - Đào tạo về tình hình thực hiện hiện Đề án phổ cập giáo dục trung học cơ sở của địa phương.

8/- Đề nghị UBMTTQ và các đoàn thể tỉnh cùng tham gia thực hiện hiện Đề án phổ cập giáo dục trung học cơ sở giai đoạn 2001-2005 trong phạm vi hoạt động của đoàn thể mình.

9/- Các Trường trung học cơ sở, Trung tâm giáo dục thường xuyên, Trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp và các cơ sở giáo dục khác thuộc các loại hình công lập, bán công, dân lập, tư thục đều phải có trách nhiệm tham gia thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở theo yêu cầu của cơ quan địa phương và cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp; phối hợp với chính quyền, gia đình, tổ chức và cá nhân vận động học sinh thuộc đối tượng phổ cập giáo dục trung học cơ sở đến trường; phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan, Chủ tịch UBND thành phố Cần Thơ, thị xã Vị Thanh và các huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận
- VPCP-Bộ GD-ĐT 
- TT.TU, TT.HĐND, TT.UBND tỉnh.
- Sở, Ban, ngành tỉnh.
- UBND TPCT, TXVT và các huyện
- UBMTTQ và các đoàn thể tỉnh.
- Thành viên BCĐ PCTHCS tỉnh.
- Lưu VP (HC-NCTH)

TM.UBND TỈNH CẦN THƠ
 KT.CHỦ TỊCH
 PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Thanh Mẫn

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 73/2001/QĐ-UB

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu73/2001/QĐ-UB
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành21/12/2001
Ngày hiệu lực21/12/2001
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcGiáo dục
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 14/01/2009
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 73/2001/QĐ-UB

Lược đồ Quyết định 73/2001/QĐ-UB Đề án Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở Cần Thơ 2001 2005


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 73/2001/QĐ-UB Đề án Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở Cần Thơ 2001 2005
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu73/2001/QĐ-UB
                Cơ quan ban hànhTỉnh Cần Thơ
                Người kýTrần Thanh Mẫn
                Ngày ban hành21/12/2001
                Ngày hiệu lực21/12/2001
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcGiáo dục
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 14/01/2009
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản gốc Quyết định 73/2001/QĐ-UB Đề án Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở Cần Thơ 2001 2005

                Lịch sử hiệu lực Quyết định 73/2001/QĐ-UB Đề án Phổ cập giáo dục Trung học cơ sở Cần Thơ 2001 2005