Quyết định 747/QĐ-BKH

Quyết định 747/QĐ-BKH năm 2010 ban hành Kế hoạch hành động cải thiện tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA thời kỳ 2010 – 2011 do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 747/QĐ-BKH Kế hoạch hành động cải thiện thực hiện các chương trình


BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 747/QĐ-BKH

Hà Nội, ngày 28 tháng 05 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CẢI THIỆN TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ODA THỜI KỲ 2010 – 2011

BỘ TRƯỞNG BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ

Căn cứ Nghị định số 116/2008/NĐ-CP của Chính phủ ngày 14 tháng 11 năm 2008 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư;
Căn cứ Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;
Căn cứ vào ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại văn bản số 8867/VPCP-QHQT ngày 11 tháng 12 năm 2009 của Văn phòng Chính phủ ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt và chủ trì tổ chức thực hiện Kế hoạch hành động cải thiện tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA thời kỳ 2010 – 2011;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kinh tế đối ngoại, Bộ Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Kế hoạch hành động cải thiện tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA thời kỳ 2010 – 2011.

Điều 2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư với vai trò Tổ trưởng Tổ công tác ODA của Chính phủ có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan và các nhà tài trợ, đặc biệt Nhóm 6 Ngân hàng Phát triển (Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), Cơ quan Phát triển Pháp (AFD), Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng Tái thiết Đức (KfW), Ngân hàng xuất nhập khẩu Hàn Quốc (KEXIM) và Ngân hàng Thế giới (WB)), tổ chức thực hiện Kế hoạch này.

Điều 3. Các Bộ, Cơ quan ngang Bộ, Cơ quan thuộc Chính phủ, Cơ quan Trung ương của các đoàn thể, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm chỉ đạo, triển khai và hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện Quyết định này.

Điều 4. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng Trung ương Đảng;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Cơ quan trực thuộc Chính phủ;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- 6 Ngân hàng phát triển: ADB, AFD, JBIC, KfW, WB, Kexim;
- Các Tổng cục, Cục, Vụ, Viện và các đơn vị trực thuộc Bộ;
- Lưu: VT, KTĐN,

BỘ TRƯỞNG




Võ Hồng Phúc

 


KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG CẢI THIỆN TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ODA THỜI KỲ 2010 – 2011
(Ban hành kèm theo Quyết định số 747/QĐ-BKH ngày 28 tháng 5 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

Nội dung công việc

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời hạn hoàn thành

Các kết quả đầu ra mong đợi

A. Các biện pháp đẩy nhanh quá trình chuẩn bị, thẩm định và phê duyệt dự án:

Chỉ số kết quả cần theo dõi: (i) Thời gian kể từ khi PDO được phê duyệt đến khi dự án chính thức được cơ quan tài trợ phê duyệt; (ii) Thời gian kể từ khi phê duyệt đến khi ký kết thỏa thuận pháp lý; (iii) Thời gian kể từ khi ký kết thỏa thuận đến khi dự án có hiệu lực.

I. Hài hòa hóa Đề cương chi tiết dự án (PDO) và Tài liệu ý tưởng dự án (PCN)

 

 

 

Chỉ số theo dõi đầu ra: % dự án mới sử dụng PDO/PCN hài hòa sau khi Chính phủ phê duyệt mẫu đề cương sửa đổi.

1.1. Xây dựng dự thảo mẫu và hướng dẫn lập PDO được hài hòa giữa Chính phủ và Nhóm 6 ngân hàng.

Bộ KH&ĐT và ADB

Tổ công tác ODA, nhóm 6 Ngân hàng phát triển và các nhà tài trợ quan tâm

Tháng 6/2010

Dự thảo mẫu PDO (đã hoàn thành).

Dự thảo hướng dẫn lập PDO (đã hoàn thành)

1.2. Thể chế hóa PDO được hài hòa hóa để áp dụng thống nhất đối với các dự án do Nhóm 6 Ngân hàng tài trợ thông qua việc ban hành quyết định mới.

Bộ KH&ĐT và ADB

Tổ công tác ODA và các cơ quan chủ quản

Tháng 12/2010

Quyết định hướng dẫn việc áp dụng mẫu PDO cho các dự án do Nhóm 6 Ngân hàng phát triển tài trợ.

HOẶC

Thể chế hóa PDO được hài hòa để áp dụng cho các dự án ODA thông qua việc sửa đổi và bổ sung Nghị định 131/2006/NĐ-CP và Thông tư 04/2007/TT-BKH hiện hành.

HOẶC

Tháng 9/2011

HOẶC

Nghị định 131/2006/NĐ-CP và Thông tư 04/2007/TT-BKH sửa đổi và bổ sung.

2. Hướng dẫn chung lập Báo cáo Nghiên cứu Khả thi

 

 

 

Chỉ số theo dõi đầu ra: % dự án mới sử dụng Hướng dẫn lập báo cáo Nghiên cứu Khả thi mới

2.1. Hoàn thiện các công cụ lập Báo cáo nghiên cứu khả thi đối với một số ngành cụ thể (năng lượng, y tế, phát triển nông thôn), chính thức phê duyệt Hướng dẫn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi, thực hiện các biện pháp đào tạo theo ngành cụ thể nhằm đảm bảo các hướng dẫn này được sử dụng rộng rãi.

Bộ KH&ĐT và KfW

Các Cơ quan chủ quản, Nhóm 6 Ngân hàng phát triển và các nhà tài trợ quan tâm

Các hướng dẫn hoàn thành vào tháng 6/2011

Hoạt động đào tạo: Tiếp tục

Hài hòa trong việc sử dụng Báo cáo khả thi giữa Cơ quan chủ quản và nhà tài trợ, chất lượng chuẩn bị dự án được cải thiện và thời gian chuẩn bị được rút ngắn.

2.2. Rà soát Hướng dẫn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi theo các kinh nghiệm đã có, Phê duyệt Hướng dẫn lập Báo cáo nghiên cứu khả thi cho TẤT CẢ các dự án đầu tư công tại Việt Nam

Bộ KH&ĐT và KfW

Các Cơ quan chủ quản, Nhóm 6 Ngân hàng phát triển và các nhà tài trợ quan tâm

Tháng 12/2011

Áp dụng các hướng dẫn lập báo cáo nghiên cứu khả thi sau khi đã rà soát cho TẤT CẢ các dự án đầu tư công tại Việt Nam.

B. Các biện pháp thúc đẩy giai đoạn khởi động dự án

Chỉ số kết quả cần theo dõi: Thời gian kể từ khi dự án bắt đầu có hiệu lực đến khi thực hiện giải ngân lần đầu tiên

3. Các hành động tiến hành trước

 

 

 

Chỉ số theo dõi đầu ra: % dự án mới thực hiện các hành động tiến hành trước

3.1. Trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục các hành động tiến hành trước và danh sách các dự án thí điểm do Nhóm 6 Ngân hàng tài trợ

Bộ KH&ĐT

Tổ công tác ODA, các Cơ quan chủ quản

Tháng 6/2010

Danh mục các hành động tiến hành trước được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và cho phép áp dụng đối với các dự án thí điểm của Nhóm 6 Ngân hàng phát triển.

3.2. Đánh giá kết quả thực hiện các hành động tiến hành trước trong các dự án thí điểm

Bộ KH&ĐT và ADB

Tổ công tác ODA, các Cơ quan chủ quản và Nhóm 6 Ngân hàng phát triển 

Tháng 12/2010

Kết quả thực hiện các hành động tiến hành trước trong các dự án thí điểm

3.3. Đánh giá tác động của các hành động tiến hành trước đối với quá trình khởi động dự án thông qua tiến hành khảo sát tình hình khởi động dự án đối với các dự án thí điểm và so sánh kết quả với cuộc khảo sát cơ sở năm 2009.

Bộ KH&ĐT và ADB

Tổ công tác ODA, các Cơ quan chủ quản và Nhóm 6 Ngân hàng phát triển 

Tháng 6/2011

Phân tích so sánh tình hình khởi động giữa các dự án thực hiện các hành động tiến hành trước và các dự án không thực hiện các hành động tiến hành trước.

3.4. Bổ sung, sửa đổi danh mục các hành động tiến hành trước nếu thấy cần thiết và xác định nhu cầu bổ sung sửa đổi khung khổ pháp quy hiện hành để áp dụng các hành động tiến hành trước.

Bộ KH&ĐT và ADB

Tổ công tác ODA, các Cơ quan chủ quản và Nhóm 6 Ngân hàng phát triển 

Tháng 6/2011

Danh sách các hành động tiến hành trước được bổ sung, sửa đổi Dự thảo sửa đổi các văn bản pháp quy liên quan

3.5. Thể chế hóa các hành động tiến hành trước đối với các dự án do Nhóm 6 Ngân hàng phát triển tài trợ thông qua việc bổ sung, sửa đổi các quy định liên quan.

Bộ KH&ĐT và ADB

Tổ công tác ODA, các Cơ quan chủ quản

Tháng 9/2011

Các văn bản thể chế liên quan được sửa đổi và bổ sung cho phép áp dụng các hành động tiến hành trước.

4. Đấu thầu

 

 

 

Chỉ số theo dõi đầu ra: % dự án được theo dõi áp dụng các quy định đấu thầu của nhà tài trợ theo Điều 3 của Luật Đấu thầu trong các dự thảo lần đầu gửi cơ quan tài trợ đề nghị có thư không phản đối

4.1. Cục Quản lý Đấu thầu (Bộ KH&ĐT) phối hợp với 6 Ngân hàng tổ chức hội thảo cho các Cơ quan chủ quản và Chủ đầu tư của các dự án ODA đang thực hiện để thông báo (a) những khoảng cách và khác biệt còn tồn tại giữa các quy định về đấu thầu của Chính phủ với thông lệ tốt của nhà tài trợ; và (b) các quy định chung, tuân thủ Điều 3 của Luật Đấu thầu: nếu có sự khác biệt giữa các quy định đấu thầu của Chính phủ và Nhà tài trợ thì thỏa thuận pháp lý đã được ký kết có giá trị cao nhất.

Bộ KH&ĐT và WB

Tổ công tác ODA, Bộ XD, Nhóm 6 Ngân hàng và các nhà tài trợ quan tâm

Hội thảo đầu tiên vào tháng 6/2010

Tác động đến nhận thức về thủ tục đấu thầu của những người thực hiện và kiểm toán các dự án ODA.

Cục Quản lý Đấu thầu và Nhóm 6 ngân hàng sẽ chuẩn bị một bài báo về tiến trình chuẩn bị hội thảo đăng trên Báo Đấu thầu Việt Nam và trang điện tử Đấu thầu công của Bộ KH&ĐT.

Như trên

Các cuộc hội thảo về đấu thầu trong thời gian tới sẽ bao gồm cả các nội dung do Cục Quản lý Đấu thầu (Bộ KH&ĐT) trình bày.

Đang thực hiện

4.2. Tiến hành đánh giá chung hệ thống pháp lý về đấu thầu bằng công cụ BLI của OECD/DAC và có đề xuất cụ thể nhằm hoàn thiện hệ thống này (theo ma trận “khác biệt” với thông lệ tốt) qua đó nâng cao tính cạnh tranh, tính minh bạch, hiệu quả kinh tế và sự hài hòa.

Bộ KH&ĐT và ADB

Tổ công tác ODA, Bộ XD, Nhóm 6 Ngân hàng và các nhà tài trợ quan tâm

Hoàn thành đúng vào kỳ họp Quốc hội tháng 5/2011

Cục Quản lý Đấu thầu (Bộ KH&ĐT) trình Thủ tướng Chính phủ đề xuất hoàn thiện hơn nữa khung khổ pháp lý về đấu thầu để Quốc hội xem xét.

4.3. Đăng toàn bộ Mẫu thông báo đấu thầu trên Báo Đấu thầu và Trang tin điện tử về đấu thầu của Bộ KH&ĐT, đáp ứng các yêu cầu tối thiểu về hài hòa hóa mẫu thông báo với các nhà tài trợ

Bộ KH&ĐT và ADB

Tổ công tác ODA, Bộ XD, Nhóm 6 Ngân hàng và các nhà tài trợ quan tâm

Đã và đang thực hiện

Cung cấp thông tin đầy đủ hơn cho các nhà thầu nhằm hỗ trợ các nhà thầu trong khâu ra quyết định tham gia đấu thầu.

4.4. Đào tạo cán bộ thực hiện dự án, bao gồm cán bộ kiểm soát tín dụng ở cấp Trung ương và địa phương. Chuẩn hóa công tác đào tạo đấu thầu và xây dựng hệ thống cấp chứng chỉ

Bộ KH&ĐT và ADB

Tổ công tác ODA, Bộ XD, Nhóm 6 Ngân hàng và các nhà tài trợ quan tâm

Đang thực hiện

Bộ KH&ĐT thực hiện

4.5. Chuẩn bị tài liệu hướng dẫn về cơ chế giải quyết khiếu nại liên quan đến đấu thầu để cụ thể hóa các quy định trong Luật Đấu thầu và Nghị định 85.

Bộ KH&ĐT và ADB

Tổ công tác ODA, Bộ XD, Nhóm 6 Ngân hàng và các nhà tài trợ quan tâm

Tháng 12/2011

Các nhà thầu khiếu nại đúng theo quy định. Làm tăng sự tự tin của nhà thầu trong cơ chế giải quyết khiếu nại. Giúp tiếp cận các quyết định về các khiếu nại trước đó để rút ra bài học kinh nghiệm và đảm bảo có cách giải quyết thống nhất đối với các trường hợp khiếu nại giống nhau. Cho phép tiếp cận với hệ thống thông tin khiếu nại của Cục Quản lý Đấu thầu và tìm cơ quan độc lập để can thiệp trong trường hợp không đồng ý với quyết định của Hội đồng khiếu nại.

5. Sửa đổi hệ thống định mức chi phí hành chính (bao gồm dự toán chi phí, chi phí tư vấn và chi phí hành chính)

 

 

 

Chỉ số theo dõi đầu ra: Sửa đổi định mức chi phí hành chính đáp ứng được yêu cầu đặt ra

5.1. Sửa đổi, bổ sung định mức chi phí dịch vụ tư vấn và định mức chi phí hành chính phản ánh giá thị trường

Bộ TC, ADB, WB

Bộ XD, Bộ KH&ĐT, các Cơ quan chủ quản và các nhà tài trợ quan tâm

Việc sửa đổi, bổ sung hoàn thành tháng 6/2010. Tuy nhiên việc cập nhật sẽ là vấn đề phải xem xét

Sửa đổi, bổ sung, khung thể chế liên quan (đã hoàn thành).

Xem xét cơ chế sửa đổi định mức chi phí tự động theo thời gian.

C. Các biện pháp cải thiện tình hình thực hiện dự án

Chỉ số kết quả cần theo dõi: (i) Đánh giá tình hình thực hiện dự án so với kế hoạch ban đầu; (ii) Thực tế giải ngân so với kế hoạch ban đầu;

6. Đẩy nhanh công tác thanh toán và thủ tục giải ngân và các thỏa thuận vốn đối ứng.

 

 

 

Chỉ số theo dõi đầu ra: % các dự án được theo dõi áp dụng hệ thống thanh toán và giải ngân được nhất trí tinh giản hóa.

6.1. Rà soát hệ thống phân bổ vốn đối ứng hiện hành

Bộ KH&ĐT, Bộ TC, AFD, KEXIM

Tổ công tác ODA, các Cơ quan chủ quản, và các nhà tài trợ quan tâm

Tháng 6/2011

Báo cáo về hệ thống phân bổ vốn đối ứng

Hướng dẫn rõ ràng về cơ chế phối hợp giữa cấp Trung ương và địa phương liên quan đến việc phân bổ vốn đối ứng.

Thiết lập cơ chế rõ ràng để phân bổ vốn đối ứng bổ sung nhằm rút ngắn quy trình khi xảy ra chi phí vượt quá (hiện chưa được nêu trong Thông tư 108)

6.2 Đánh giá nhu cầu tiếp tục cải thiện công tác thanh toán và thủ tục giải ngân

Bộ TC, AFD, KEXIM

Các cơ quan kiểm soát chi và các Ban QLDA

Công việc đánh giá hoàn thành vào tháng 6/2010. Việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 108 hoàn thành trước tháng 11/2010

Sửa đổi, bổ sung Thông tư 108 (đang thực hiện) hoặc, nếu cần thiết, ban hành quyết định/thông tư mới hướng dẫn gỡ bỏ các thủ tục kiểm tra rườm rà của cơ quan kiểm soát chi (đối với thanh toán trực tiếp, thanh toán qua thư cam kết, vốn cho vay lại và các khoản thanh toán theo hợp đồng nhỏ trong giới hạn …), tăng cường trách nhiệm của Ban QLDA và Chủ dự án.

Ban hành hướng dẫn rõ ràng về danh sách giấy tờ yêu cầu khi thực hiện thanh toán nhằm tránh lãng phí thời gian của các cơ quan kiểm soát chi khi phải xem các giấy tờ không cần thiết.

6.3. Hoàn thiện cơ chế tài chính nội bộ của Việt Nam

Bộ TC, AFD, KEXIM

Bộ KH&ĐT, Tổ công tác ODA, các Cơ quan chủ quản và các nhà tài trợ quan tâm

Tháng 7/2010

Rà soát hoàn thiện quy trình xác định cơ chế tài chính nội bộ cho các dự án ODA trong giai đoạn chuẩn bị dự án.

6.4. Tổ chức hội thảo đào tạo về thể chế, các quy định và thủ tục cho các cán bộ có liên quan trong các cơ quan kiểm soát chi (Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng phát triển Việt Nam)

Bộ TC, AFD, KEXIM

Tổ công tác ODA và các nhà tài trợ quan tâm

Tháng 3/2011

Cơ quan liên quan (Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Phát triển Việt Nam) biết cách đảm bảo quy trình diễn ra thông suốt và tuân thủ các quy định hiện hành.

7. Theo dõi và Đánh giá

 

 

 

Chữ số theo dõi đầu ra: % dự án gửi báo cáo AMT đầy đủ trong thời gian quy định.

7.1. Tổ chức các hội thảo và khóa đào tạo nhằm nâng cao nhận thức và áp dụng các công cụ theo dõi (AMT và U-AMT) cho các Ban QLDA và PMT cho các cơ quan chủ quản nhằm triển khai có hiệu quả Quyết định 803/2007/QĐ-BKH

Bộ KH&ĐT (với sự hỗ trợ của VAMESP) và Nhóm 6 Ngân hàng phát triển

Các Cơ quan chủ quản, Chủ dự án và các nhà tài trợ quan tâm

Tháng 12/2010

Mục tiêu: 80% các dự án đầu tư và 50% các dự án hỗ trợ kỹ thuật gửi các báo cáo AMT đầy đủ, đúng hạn vào tháng 12/2010; năm 2011 là 100% và 80%

7.2. Áp dụng U-AMT và PMT cho một số ngành cụ thể như Bộ Giao thông vận tải, Bộ NN&PTNT, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Tập đoàn Điện lực Việt Nam, …

Bộ KH&ĐT và 6 Ngân hàng phát triển

Các Cơ quan chủ quản, Chủ dự án và các nhà tài trợ quan tâm

Tháng 12/2010

Trình độ và chất lượng sử dụng U-AMT và PMT của các ngành được chọn được cải thiện lên mức yêu cầu.

7.3. Hoàn thiện cơ chế phản hồi thông qua chia sẻ kết quả theo dõi giữa Bộ KH&ĐT, Bộ Tài chính và 6 Ngân hàng phát triển …

Bộ KH&ĐT

Các Cơ quan chủ quản, Chủ dự án và các nhà tài trợ quan tâm

Tháng 6/2010

Một hệ thống phản hồi có hiệu quả

7.4. Sử dụng NMT để công bố các thông tin về tình hình thực hiện các chương trình, dự án ODA tại Cổng thông tin Hợp tác Phát triển của Bộ KH&ĐT và tăng cường việc sử dụng trung tâm hỗ trợ của Bộ KH&ĐT cho Các câu hỏi thường gặp về các vấn đề liên quan tới AMT, U-AMT và PMT

Bộ KH&ĐT

Các Cơ quan chủ quản, Chủ dự án

Tháng 12/2010

Thông tin được công khai, dễ dàng tiếp cận và AMT, U-AMT, PMT và NMT được áp dụng có hiệu quả.

7.5. Thực hiện các khuyến nghị chính của nghiên cứu về AMT trong JPPR VI bao gồm: (i) sự phối hợp tốt hơn giữa cơ quan chủ quản, chủ dự án và các nhà tài trợ trong công tác theo dõi đánh giá các dự án; (ii) ban hành định mức chi phí về theo dõi đánh giá để hướng dẫn các cán bộ; (iii) hỗ trợ thành lập Hiệp hội. Theo dõi đánh giá chuyên nghiệp

Bộ KH&ĐT và 6 Ngân hàng

Các Cơ quan chủ quản được lựa chọn, Chủ dự án và các nhà tài trợ quan tâm

Tháng 12/2011

Chất lượng Theo dõi và Đánh giá được nâng cao, giúp cải thiện công tác quản lý dự án và các kết quả đầu ra của dự án.

8. Tái cơ cấu BQL Dự án

 

 

 

Chỉ số theo dõi đầu ra: sẽ được xác định sau trên cơ sở kết quả nghiên cứu.

8.1. Xác định nhu cầu sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp quy liên quan tới BQLDA tạo điều kiện áp dụng cơ cấu BQLDA phù hợp (đặc biệt đối với các cấu trúc quản lý đa cấp, đa ngành và đa lĩnh vực) để vận hành có hiệu quả trên cơ sở hoạt động phân tích năm 2009

Bộ KH&ĐT và JICA

Tổ công tác ODA, các cơ quan chủ quản và Nhóm 6 Ngân hàng

Tháng 9/2010

Các khuyến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp quy hiện hành

8.2. Sửa đổi và bổ sung các quy định.

Bộ KH&ĐT và JICA

Tổ công tác ODA, các cơ quan chủ quản và Nhóm 6 Ngân hàng

Tháng 9/2011

Sửa đổi, bổ sung Nghị định 131/2006/NĐ-CP và Thông tư 03/2007/TT-BKH

9. Xây dựng khung chính sách chung đối với tái định cư

 

 

 

Chỉ số theo dõi đầu ra: % dự án sử dụng hệ thống định giá đất mới

9.1 Nghiên cứu các hệ thống định giá đất hiện hành và xây dựng các thủ tục định giá đất phù hợp theo giá thị trường.

Bộ Tài nguyên và Môi trường, ADB

Tổ công tác ODA, Nhóm 6 Ngân hàng và các nhà tài trợ quan tâm

Tháng 12/2010

Các thủ tục định giá đất được đề xuất

9.2. Sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2003, Nghị định số 188 và 123 để đưa vào nội dung định giá đất mới được đề xuất

Bộ Tài nguyên và Môi trường, ADB

Tổ công tác ODA, các cơ quan chủ quản

Tháng 06/2011

Luật Đất đai, Nghị định số 188/2004/NĐ-CP và 123/2007/NĐ-CP được bổ sung, sửa đổi.

9.3. Nghiên cứu đề xuất việc triển khai các quy định về bồi thường để ổn định cuộc sống cho những người dân bị ảnh hưởng

Bộ Tài nguyên và Môi trường, và ADB

Tổ công tác ODA, Nhóm 6 Ngân hàng và các nhà tài trợ quan tâm

Tháng 12/2011

 

9.4. Bổ sung, sửa đổi các văn bản pháp quy liên quan hiện hành để (i) cải thiện việc đền bù/hỗ trợ cho những người sử dụng đất không hợp pháp, (ii) xác định rõ ngày ấn định, (iii) thực hiện các giải pháp ổn định, cuộc sống, và (iv) giới thiệu cơ chế theo dõi độc lập.

Bộ Tài nguyên và Môi trường, và ADB

Tổ công tác ODA, Nhóm 6 Ngân hàng và các nhà tài trợ quan tâm

Tháng 12/2011

Bổ sung, sửa đổi các văn bản pháp quy có liên quan

10. Hài hòa các hướng dẫn về thủ tục và thực hiện đánh giá tác động môi trường

 

 

 

Chỉ số theo dõi đầu ra: % các dự án mới (i) thực hiện dự trù thời gian cho quá trình chuẩn bị cho công tác đánh giá tác động môi trường; (ii) áp dụng các thủ tục của Kế hoạch quản lý môi trường mới

10.1. Thay thế Nghị định 21/2008/NĐ-CP và 80/2006/NĐ-CP bằng một nghị định toàn diện mới, đẩy nhanh thời gian thực hiện đánh giá tác động môi trường so với thời gian thực hiện nghiên cứu khả thi của dự án

Bộ Tài nguyên và Môi trường, và WB

Tổ công tác ODA, Nhóm 6 Ngân hàng và các nhà tài trợ quan tâm

Tháng 10/2010

Nghị định toàn diện mới

10.2. Xây dựng hướng dẫn cho (i) kế hoạch quản lý môi trường (EMP) và (ii) tham vấn xã hội, và tổ chức các cuộc hội thảo tuyên truyền.

Bộ Tài nguyên và Môi trường, và WB

Bộ KH&ĐT, Tổ công tác ODA, WB và các nhà tài trợ quan tâm

Sẽ phổ biến rộng rãi sau khi nghị định mới (tại điểm 10.1) được ban hành

Hướng dẫn cho Kế hoạch quản lý môi trường (đã hoàn thành).

Hướng dẫn cho tham vấn xã hội (đã hoàn thành).

Các hội thảo truyền thông

10.3. Bổ sung và sửa đổi các văn bản pháp quy có liên quan nhằm (i) tiến hành các cuộc tham vấn xã hội trước đánh giá tác động môi trường, (ii) chuẩn bị Kế hoạch quản lý môi trường – 1 phần của báo cáo đánh giá tác động môi trường, (iii) tạo điều kiện cho các cộng đồng bị ảnh hưởng tham gia vào quá trình thẩm định đánh giá tác động môi trường, và (iv) tiến hành theo dõi hậu đánh giá tác động môi trường và tăng cường tuân thủ theo Kế hoạch quản lý môi trường.

Bộ Tài nguyên và Môi trường, và WB

Tổ công tác ODA, Nhóm 6 Ngân hàng và các nhà tài trợ quan tâm

Tháng 6/2011

Xây dựng Thông tư mới thay thế cho Thông tư 05/2008/TT-BTNMT và các Thông tư hướng dẫn có liên quan khác để hướng dẫn thực hiện Nghị định nêu tại điểm 10.1, trong đó đề cập đến các nội dung đã nêu tại 10.3 và một số nội dung khác.

11. Cải thiện công tác Quản lý hợp đồng

 

 

 

Chỉ số theo dõi đầu ra: % các Ban QLDA liên quan có các cán bộ được đào tạo về các thủ tục Quản lý hợp đồng đã được hoàn thiện và áp dụng các thủ tục này.

11.1. Đánh giá khung khổ pháp lý hiện hành về quản lý hợp đồng (bao gồm cả giải quyết các mâu thuẫn và quản lý hợp đồng tư vấn) và xây dựng khung mới.

Bộ XD, JICA, WB

Tổ công tác ODA, các cơ quan chủ quản và Nhóm 6 Ngân hàng

Đã hoàn thành

Tuân thủ các thực tiễn tốt nhất của quốc tế

11.2. Bổ sung, sửa đổi Mẫu Hợp đồng chuẩn để hài hòa với thực tiễn quốc tế nếu cần thiết

Bộ XD, Bộ KH&ĐT, JICA, WB

Tổ công tác ODA, các cơ quan chủ quản và Nhóm 6 Ngân hàng

Tháng 3/2011

Tuân thủ các thực tiễn tốt nhất quốc tế

11.3. Sửa đổi, bổ sung các quy định nếu thấy cần thiết nhằm đảm bảo tính nhất quán giữa chính hợp đồng (được coi là văn bản pháp lý ràng buộc giữa nhà thầu và người trao thầu) với các quy định về quản lý hợp đồng.

Bộ XD, JICA, WB

Tổ công tác ODA, các cơ quan chủ quản và Nhóm 6 Ngân hàng

Tháng 3/2011

Tuân thủ các thực tiễn tốt nhất quốc tế

11.4. Đào tạo về quản lý hợp đồng quốc tế, bao gồm cả giải quyết tranh chấp trong xây dựng.

Bộ XD, JICA, WB

Tổ công tác ODA, các cơ quan chủ quản và Nhóm 6 Ngân hàng

Năm 2010 và năm 2011

Nâng cao năng lực quản lý hợp đồng của cán bộ quốc gia, từ đó cải thiện được tình hình thực hiện dự án

12. Cải thiện thủ tục điều chỉnh, sửa đổi các dự án ODA đã được phê duyệt

 

 

 

Chỉ số theo dõi đầu ra: % các BQLDA áp dụng thủ tục mới được xây dựng nhằm tạo điều kiện thực hiện các sửa đổi cần thiết đối với dự án.

Chỉ số theo dõi kết quả: (i) Thời gian cần thiết để các sửa đổi cần thiết có hiệu lực so với cơ sở ban đầu; (ii) Các thủ tục hành chính cần thực hiện để hiệu lực hóa các sửa đổi này.

12.1. Rà soát các kinh nghiệm của Nhóm 6 Ngân hàng trong việc xử lý các dự án có điều chỉnh, thay đổi và kiến nghị Chính phủ các lĩnh vực có thể cải thiện thủ tục để tránh những chậm trễ không cần thiết.

Bộ KH&ĐT, ADB và WB

Tổ công tác ODA, các cơ quan chủ quản và Nhóm 6 Ngân hàng

Tháng 9/2010

Xác định các lĩnh vực cần cải thiện quy trình, thủ tục

12.2. Đề xuất các sửa đổi cần thiết đối với khung khổ pháp lý (Nghị định 131 và các quy định liên quan) nhằm cải thiện quá trình sửa đổi bổ sung dự án nếu thấy cần thiết.

Bộ KH&ĐT, ADB và WB

Tổ công tác ODA, các cơ quan chủ quản và Nhóm 6 Ngân hàng

Tháng 12/2010

Triển khai các sửa đổi cần thiết đối với Nghị định 131/2006/NĐ-CP và các quy định pháp luật liên quan để đạt được những cải thiện như mong đợi.

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 747/QĐ-BKH

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu747/QĐ-BKH
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành28/05/2010
Ngày hiệu lực28/05/2010
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcĐầu tư
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật14 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 747/QĐ-BKH

Lược đồ Quyết định 747/QĐ-BKH Kế hoạch hành động cải thiện thực hiện các chương trình


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 747/QĐ-BKH Kế hoạch hành động cải thiện thực hiện các chương trình
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu747/QĐ-BKH
                Cơ quan ban hànhBộ Kế hoạch và Đầu tư
                Người kýVõ Hồng Phúc
                Ngày ban hành28/05/2010
                Ngày hiệu lực28/05/2010
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcĐầu tư
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật14 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Quyết định 747/QĐ-BKH Kế hoạch hành động cải thiện thực hiện các chương trình

                        Lịch sử hiệu lực Quyết định 747/QĐ-BKH Kế hoạch hành động cải thiện thực hiện các chương trình

                        • 28/05/2010

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 28/05/2010

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực