Quyết định 835/QĐ-UBND

Quyết định 835/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tại tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2016-2020

Nội dung toàn văn Quyết định 835/QĐ-UBND ứng dụng công nghệ thông tin hoạt động cơ quan nhà nước Trà Vinh 2016


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TRÀ VINH
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 835/QĐ-UBND

Trà Vinh, ngày 14 tháng 4 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH TRÀ VINH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TRÀ VINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;

Căn Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;

Căn cứ Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;

Căn Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 194/TTr-STTTT ngày 25/02/2016;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tại tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2016 - 2020.

Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành tỉnh có liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Trung Hoàng

 

KẾ HOẠCH

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH TRÀ VINH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 835/QĐ-UBND ngày 14/4/2016 của UBND tỉnh)

I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH:

Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006.

Luật Giao dịch điện tử ngày 29/11/2005.

Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước.

Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15/4/2015 của Chính phủ về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01/7/2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử.

Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.

Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia cần ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử.

Quyết định số 63/QĐ-TTg ngày 13/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển an toàn thông tin số quốc gia đến năm 2020.

Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 05/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020.

Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020.

Công văn số 1178/BTTTT-THH ngày 21/4/2015 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, Phiên bản 1.0.

Công văn số 2634/BTTTT-THH ngày 17/8/2015 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020.

Công văn số 4372/BTTTT-THH ngày 31/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về việc thẩm định Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Trà Vinh giai đoạn 2016 - 2020.

Quyết định số 890/QĐ-UBND ngày 08/5/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;

Quyết định số 25/2015/QĐ-UBND ngày 25/9/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy chế đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước tỉnh Trà Vinh.

II. HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN:

1. Môi trường pháp lý:

a) Kết quả đạt được:

Trong thời gian qua, trên cơ sở quán triệt và thực hiện nghiêm các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh đã ban hành các quyết định để tạo môi trường pháp lý thuận lợi trong việc triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin tại Trà Vinh, cụ thể:

Quyết định 1256/QĐ-UBND ngày 08/8/2011 ban hành Quy chế quản lý và sử dụng hệ thống thư điện tử tỉnh Trà Vinh.

Quyết định 1327/QĐ-UBND ngày 27/07/2012 ban hành Kế hoạch triển khai sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

Quyết định 1837/QĐ-UBND ngày 18/10/2012 ban hành Quy chế tạm thời quản lý, sử dụng Hệ thống quản lý, điều hành tác nghiệp (M-Office) dùng chung trong cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

Quyết định số 890/QĐ-UBND ngày 08/5/2013 về ban hành Lộ trình cung cấp dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Trà Vinh đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

Quyết định 952/QĐ-UBND ngày 15 tháng 6 năm 2011 ban hành Kế hoạch triển khai Đề án đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông giai đoạn 2011 - 2015 tại Trà Vinh.

Quyết định số 861/QĐ-UBND ngày 23 tháng 5 năm 2012 việc giao nhiệm vụ thực hiện các tiêu chí về cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2012.

Quyết định số 756/QĐ-UBND ngày 23 tháng 5 năm 2014 ban hành Quy định gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

Quyết định số 1702/QĐ-UBND ngày 26 tháng 9 năm 2012 ban hành Quy chế quản lý và sử dụng hệ thống hội nghị truyền hình tỉnh Trà Vinh.

Quyết định số 25/2014/QĐ-UBND ngày 27/10/2014 ban hành Quy chế quản lý và sử dụng chứng thư số, chữ ký số trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

Quyết định số 25/2015/QĐ-UBND ngày 25/9/2015 ban hành Quy chế đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước tỉnh Trà Vinh.

Chỉ thị số 20/CT-UBND ngày 05/11/2012 về tăng cường cung cấp thông tin trên Cổng thông tin điện tử và các trang tin thành phần của các cơ quan nhà nước tỉnh Trà Vinh.

Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 07/3/2014 về việc tăng cường sử dụng văn bản điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước.

Hàng năm, phê duyệt kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước để triển khai trên địa bàn tỉnh.

b) Khó khăn, hạn chế:

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hành việc thực hiện các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh của một số đơn vị còn bất cập do một số cán bộ lãnh đạo, cán bộ chủ chốt chưa nhận thấy rõ sự cần thiết, sâu sắc về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công nghệ thông tin trong điều hành, cải cách hành chính. Việc đôn đốc, kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định chưa thường xuyên, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát chưa cao.

Nguồn ngân sách phân bổ cho lĩnh vực công nghệ thông tin còn hạn chế nên việc xây dựng và triển khai một số dự án còn chậm, chưa đảm bảo tính liên tục, kế thừa, thiếu đồng bộ.

2. Hạ tầng kỹ thuật:

a) Kết quả đạt được:

- Tổng số máy tính được trang bị trong các cơ quan nhà nước khoảng 4.000 máy; trên 90% cán bộ, công chức được trang bị máy vi tính.

- 100% cơ quan hành chính nhà nước các cấp có mạng cục bộ (LAN) và có kết nối Internet băng thông rộng, với tỷ lệ gần 100% máy tính được kết nối mạng (trừ các máy tính thuộc diện bảo mật dữ liệu). Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước được kết nối đến 56 cơ quan, đơn vị trong tỉnh.

- Hình thành hệ thống máy chủ (vận hành theo mô hình tập trung) tại Trung tâm Quản lý Cổng thông tin điện tử tỉnh vận hành ổn định, năng lực đáp ứng yêu cầu triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin dùng chung của tỉnh gồm: Hệ thống Cổng thông tin điện tử, thư điện tử công vụ, một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến; hệ thống quản lý văn bản và điều hành,...

- Hạ tầng bảo đảm an toàn, an ninh thông tin gồm: Hệ thống tường lửa, hệ thống lọc thư rác, phần mềm bảo mật/diệt virus, hệ thống cảnh báo truy nhập trái phép,... hoạt động ổn định góp phần quản lý tốt an toàn thông tin các hệ thống tại Trung tâm quản lý Cổng thông tin điện tử.

b) Khó khăn, hạn chế:

- Mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng và Nhà nước đã triển khai sử dụng từ năm 2010, hiện tại tốc độ truy cập mạng còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu sử dụng trong điều kiện hiện nay.

- Mô hình triển khai phần mềm một cửa điện tử theo hình thức phân tán, thiết bị máy chủ đặt tại Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, điều kiện vận hành các hệ thống máy chủ không đảm bảo (thiếu máy lạnh; thiếu máy chủ dự phòng; điện dự phòng,...) nên khi xảy ra hư hỏng máy chủ thì phần mềm một cửa điện tử phải ngưng hoạt động ảnh hưởng đến hoạt động của tất cả các phòng, ban có liên quan; hạ tầng kỹ thuật đảm bảo an toàn an ninh thông tin không đảm bảo dẫn đến nguy cơ mất an toàn, an ninh thông tin.

- Hạ tầng kỹ thuật trung tâm quản lý cổng hiện tại đáp ứng yêu cầu sử dụng nhưng nguy cơ mất an toàn thông tin cao: Nhiều thiết bị được đầu tư quá lâu, năng lực xử lý, thông lượng thấp.

- Mạng máy tính của các cơ quan, đơn vị chưa được trang bị các giải pháp bảo mật, nhiều máy tính có cấu hình thấp, hoạt động thiếu ổn định, chưa được nâng cấp, chậm triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn thông tin.

3. Ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan nhà nước:

a) Kết quả đạt được:

- Phần mềm quản lý văn bản và điều hành (M-Office): Hệ thống M-Office được triển khai sử dụng đến 79 cơ quan, đơn vị (70 cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể cấp tỉnh; 9 huyện, thị xã, thành phố (mỗi địa phương mở rộng phạm vi ứng dụng đến 44 cơ quan, ban, ngành huyện)) và 106 Ủy ban nhân dân cấp xã phục vụ công tác điều hành trong nội bộ, gửi, nhận văn bản điện tử giữa các cơ quan, đơn vị với nhau. Trên 80% các văn bản, tài liệu (không mật) giữa các cơ quan, đơn vị được áp dụng trao đổi hình thức điện tử qua hệ thống M-Office.

- Hệ thống thư điện tử công vụ (@travinh.gov.vn): Thiết lập và cấp 5.934 tài khoản thư điện tử công vụ cho cán bộ, công chức, viên chức, trong đó tỷ lệ cấp cho cán bộ, công chức đạt 100% và 30% thường xuyên sử dụng.

- Ứng dụng chứng thư số: Thiết lập và cấp 401 chứng thư số cho cơ quan, đơn vị, 07 chứng thư số cá nhân. Tất cả các cơ quan, đơn vị được cấp chứng thư số sử dụng để ký số văn bản điện tử trao đổi giữa các cơ quan, đơn vị trên hệ thống M-Office của tỉnh.

- Hệ thống hội nghị truyền hình: Đã triển khai 10 điểm cầu (tại Sở Thông tin và Truyền thông, Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh và 08 Ủy ban nhân dân cấp huyện) bảo đảm điều kiện kỹ thuật cho họp trực tuyến giữa Trung ương và địa phương; giữa tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố.

- Hệ thống thông tin trong lĩnh vực y tế: Triển khai đồng bộ các phần mềm quản lý bệnh viện (E.HOST - Quản lý hồ sơ bệnh án, báo cáo thống kê khám chữa bệnh) triển khai tại Sở Y tế, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đa khoa khu vực các huyện: Cầu Ngang và Tiểu Cần, Bệnh viện Đa khoa huyện Cầu Kè; quản lý khám chữa bệnh bảo hiểm y tế; quản lý đấu thầu thuốc, vật tư y tế tiêu hao,...

- Hệ thống thông tin lĩnh vực tài nguyên và môi trường: Triển khai Hệ thống thông tin đất đai -VLIS; hệ thống quản lý và cung cấp metadata dữ liệu không gian ngành tài nguyên và môi trường phục vụ quản lý và cung cấp thông tin về dữ liệu tài nguyên và môi trường trên địa bàn tỉnh Trà Vinh; hệ thống mạng quan trắc tự động sensor web phục vụ giám sát chỉ số môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu phục vụ quan trắc môi trường nước ngập mặn phục vụ một phần nhu cầu ứng phó biến đổi khí hậu. Các phần mềm quản lý kho hồ sơ địa chính; MicroStation - Môi trường đồ họa làm nền để chạy các phần mềm ứng dụng trong bộ phần mềm MAPPING OFFICE; FAMIS - Phần mềm tích hợp cho đo vẽ và bản đồ địa chính; MapInfo, ArcGis (xây dựng các bản đồ đất, bản đồ nông hóa, thổ nhưỡng,...).

- Đa số các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh sử dụng phần mềm quản lý kế toán, quản lý tài sản cố định,... phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ.

b) Khó khăn, hạn chế:

- Phần mềm quản lý văn bản và điều hành: Hiện đã triển khai liên thông phần mềm trao đổi văn bản điện tử từ cấp tỉnh đến cấp xã. Tuy nhiên, việc kết nối với trục liên thông quốc gia để liên thông gửi nhận, theo dõi trình trạng luân chuyển văn bản 4 cấp theo tinh thần chỉ đạo của Chính phủ chưa thực hiện được do đơn vị sản xuất phần mềm đã ngưng hỗ trợ.

- Số lượng cán bộ, công chức, viên chức sử dụng hộp thư điện tử công vụ còn ít, chủ yếu sử dụng các hộp thư miễn phí như: Gmail, Yahoo mail,...

4. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp:

a) Kết quả đạt được:

- Hệ thống Cổng thông tin điện tử tỉnh Trà Vinh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Trà Vinh (http://travinh.gov.vn) được xây dựng từ năm 2007, đến nay Cổng thông tin điện tử có 01 cổng chính với 03 ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh và Tiếng Khmer và 40 trang thông tin thành phần của các Sở, Ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị sự nghiệp của tỉnh, Hội, Đoàn thể. Cổng thông tin điện tử của tỉnh là điểm truy cập duy nhất của tỉnh trên môi trường mạng, liên kết, tích hợp các kênh thông tin, các dịch vụ công trực tuyến và các ứng dụng phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh; tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước; cung cấp thông tin tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội, khoa học công nghệ, tiềm năng thế mạnh của tỉnh phục vụ nhu cầu tìm hiểu thông tin của người dân, doanh nghiệp và kêu gọi đầu tư,...

Nhìn chung các trang điện tử hoạt động ổn định, cơ bản cung cấp đầy đủ thông tin theo Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/06/2011 của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước (gọi tắt là Nghị định 43/2011/NĐ-CP).

- Hệ thống một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến:

+ Hiện, có 8/9 Ủy ban nhân dân cấp huyện triển khai ứng dụng hệ thống một cửa điện tử cấp huyện với các phần mềm: (1) Cấp phép xây dựng, (2) Quản lý cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà và quyền sử dụng đất, (3) Cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; (4) Cấp số nhà, (5) Liên thông thuế trong cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh và mã số thuế đăng ký kinh doanh, (6) Lập và quản lý hồ sơ địa chính, (7) Quản lý hộ tịch (8) Quản lý biến động nhà và hồ sơ địa chính, (9) Quản lý đơn thư hành chính và khiếu nại tố cáo, (10) Quản lý bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, (11) Liên thông thuế - Nhà đất, (12) Quản lý biến động nhà,... đồng thời, thí điểm triển khai phần mềm quản lý hộ tịch, Quản lý biến động nhà và hồ sơ địa chính tại Ủy ban nhân dân phường 8, phường 9, xã Long Đức thuộc thành phố Trà Vinh và Ủy ban nhân dân các thị trấn.

+ Hệ thống một cửa điện tử và dịch vụ công trực tuyến (mức 3) cấp Sở triển khai tại 4 đơn vị: Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Tư pháp, Sở Tài Nguyên và Môi trường. Các đơn vị đã đưa vào vận hành chính thức phần mềm một cửa điện tử năm 2014. Đến nay, hầu hết các thủ tục hành chính của các đơn vị đều đưa vào áp dụng tiếp nhận, xử lý, hoàn trả kết quả thông qua phần mềm.

Các phần mềm phục vụ tốt việc lãnh, chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh, các Sở, Ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố qua môi trường mạng; thay đổi và hình thành thói quen làm việc trên môi trường mạng của cán bộ, công chức, viên chức; tạo thói quen giao tiếp điện tử giữa cán bộ, công chức, viên chức; giữa các cơ quan đơn vị, giữa chính quyền với người dân và doanh nghiệp thông qua các phần mềm của tỉnh đã triển khai, ứng dụng; tạo môi trường giao tiếp công bằng, minh bạch, hiệu quả, nhanh chóng, tiết kiệm; tạo được lòng tin của công dân với các cấp chính quyền, góp phần phục vụ tích cực cho việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

b) Khó khăn, hạn chế:

- Phần mềm một cửa điện tử cấp huyện đã tạm ngưng sử dụng, do phần mềm được phát triển trên nền mã nguồn đóng, không còn được hỗ trợ từ đơn vị sản xuất nên cán bộ phụ trách công nghệ thông tin của các cơ quan không thể tự chỉnh sửa; số lượng thủ tục áp dụng trên phần mềm còn ít, tính năng không còn phù hợp với yêu cầu quản lý như: Chưa đáp ứng yêu cầu thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông (chỉ mang tính xử lý nội bộ của huyện, chưa triển khai liên thông các cấp xã, huyện, tỉnh đối với các thủ tục hành chính liên thông).

- Còn tồn tại hoạt động song song giữa phần mềm ngành dọc và phần mềm một cửa điện tử (như phần mềm VLIS của Sở Tài nguyên và Môi trường, phần mềm quản lý hộ tịch của Sở Tư pháp triển khai,…) gây khó khăn, lúng túng cho cán bộ tiếp nhận vì vừa lúc cập nhật thông tin trên nhiều phần mềm.

- Phần mềm một cửa điện tử cấp Sở: Đảm bảo điều kiện để triển khai dịch vụ công mức độ 3; tuy nhiên, do thói quen người dân, doanh nghiệp chưa đăng ký thực hiện thủ tục hành chính qua cổng dịch vụ công trực tuyến mà chủ yếu mang hồ sơ đến bộ phận một cửa để nộp nên chưa phát huy được tính năng của phần mềm.

- Phần mềm cung cấp thông tin, dịch vụ công trực tuyến đã được thiết lập, cung cấp khả năng truy cập, nộp hồ sơ trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp nhưng chưa có người nộp hồ sơ trực tuyến; Cổng thông tin điện tử thành phần các Sở, Ban ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chỉ cung cấp các thông tin cơ bản, nội dung thông tin chưa phong phú, chưa cung cấp đầy đủ thông tin và dịch vụ hành chính công theo quy định tại Nghị định 43/NĐ-CP.

5. Hiện trạng về nguồn nhân lực ứng dụng công nghệ thông tin:

a) Kết quả đạt được:

- Các Sở, Ban ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đều có cán bộ phụ trách công nghệ thông tin.

- Hàng năm, tổ chức các lớp đào tạo, tập huấn về công nghệ thông tin cho cán bộ, công chức, viên chức. Giai đoạn 2011 - 2015 đã tổ chức trên 4.700 lượt cán bộ được đào tạo sử dụng phần mềm M-Office; trên 1000 lượt tập huấn sử dụng công nghệ thông tin cho cán bộ lãnh đạo và nhân viên doanh nghiệp; bồi dưỡng 150 lượt cán bộ công chức về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin theo Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ; 60 lượt tập huấn công tác quản lý an toàn thông tin ISO/IEC 27001:2013; trên 270 lượt dự lớp nâng cao nhận thức về an toàn thông tin; 30 lượt cán bộ phụ trách công nghệ thông tin dự lớp chuyên gia bảo mật mạng máy tính. Ngoài ra, hàng năm Sở Nội vụ tổ chức các lớp đào tạo cấp chứng chỉ A, B và Kỹ thuật viên tin học cho cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh.

b) Khó khăn, hạn chế: Đa số cán bộ phụ trách công nghệ thông tin các cơ quan nhà nước là cán bộ văn phòng kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ, chưa có quy định cụ thể việc hỗ trợ kinh phí, bố trí cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước nên công tác chuyên môn chưa được đầu tư hợp lý; từng lúc, từng nơi công tác tham mưu chưa đạt yêu cầu, dẫn đến triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan đạt hiệu quả chưa cao.

6. Quản lý an toàn an ninh thông tin:

a) Kết quả đạt được:

- Thực hiện Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 16/9/2013 của Ban Bí thư, Ban Thường vụ Tỉnh ủy ban hành Kế hoạch số 49-KH/TU ngày 02/12/2013 về việc thực hiện Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 16/9/2013 của Ban Bí thư về tăng cường công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng; đồng thời, thành lập Bộ phận chuyên trách đảm bảo an toàn thông tin tỉnh Trà Vinh giúp Ban Thường vụ Tỉnh ủy trong triển khai thực hiện Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 16/9/2013 của Ban Bí thư.

- Các hệ thống thông tin quan trọng của tỉnh được quan tâm, đầu tư xây dựng hệ thống bảo mật như: Hệ thống công nghệ thông tin tại Trung tâm quản lý Cổng thông tin điện tử - Sở Thông tin và Truyền thông (vận hành các hệ thống Cổng thông tin điện tử; hệ thống thư điện tử; hệ thống văn phòng điện tử, một cửa điện tử,...), Trung tâm Công nghệ thông tin - Sở Tài nguyên và Môi trường (vận hành các hệ thống một cửa điện tử Sở Tài nguyên và Môi trường, các cơ sở dữ liệu, ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành tài nguyên và môi trường). Triển khai giải pháp mạng riêng ảo (VPN) để kết nối từ các máy tính bên ngoài vào mạng truyền số liệu chuyên dùng.

- Hàng năm, tổ chức kiểm tra công tác đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan Đảng, Đoàn thể trên địa bàn tỉnh. Qua kiểm tra kịp thời chấn chỉnh, hướng dẫn thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn thông tin.

b) Khó khăn, hạn chế:

- Còn nhiều cơ quan chưa thực hiện đầy đủ các biện pháp đảm bảo an toàn thông tin, đặc biệt là công tác chỉ đạo rà soát, khắc phục lỗ hổng, điểm yếu của các hệ thống thông tin, máy tính do cơ quan, đơn vị quản lý.

- Một số cán bộ, đảng viên chưa nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của công tác đảm bảo an toàn thông tin.

- Hệ thống bảo mật của Trung tâm Quản lý Cổng thông tin điện tử tất cả các thiết bị được đầu tư từ năm 2008 - 2012 nên đa phần lạc hậu so với hiện tại. Phiên bản sử dụng cho Cổng thông tin điện tử là 6.0.4 đã lạc hậu so với hiện tại là 8.5.

7. Kinh phí triển khai thực hiện các dự án ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2011 - 2015:

Kinh phí triển khai thực hiện các dự án ứng dụng công nghệ thông tin giai đoạn 2011-2015 khoảng 123,3 tỷ đồng. Trong đó:

- Trung ương (Bộ Thông tin và Truyền thông) hỗ trợ: 8,5 tỷ đồng.

- Triển khai thực hiện các dự án dùng chung cho tỉnh: 35,6 tỷ đồng (nguồn vốn đã giải ngân từ năm 2011 - 2015).

- Kinh phí các Sở, Ban, ngành tỉnh triển khai: 79,2 tỷ đồng (gồm nguồn vốn ngân sách tỉnh và nguồn vốn Trung ương hỗ trợ các ngành).

III. MỤC TIÊU ỨNG DỤNG VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN 2016 - 2020:

1. Mục tiêu tổng quát:

- Đảm bảo hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin phục vụ tốt cho việc triển khai các ứng dụng dùng chung của tỉnh, các ứng dụng chuyên ngành của các cơ quan, đơn vị đáp ứng yêu cầu theo kiến trúc chính quyền điện tử cấp tỉnh, đảm bảo an toàn thông tin.

- Đảm bảo điều kiện kỹ thuật tích hợp, kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của tỉnh vào hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia; tạo lập môi trường chia sẻ thông tin qua mạng giữa các cơ quan trên cơ sở kiến trúc chính quyền điện tử cấp tỉnh.

- Tăng cường phối hợp, trao đổi thông tin, văn bản trên môi trường mạng giữa cơ quan Đảng, Nhà nước, Đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội trong tỉnh.

- Cung cấp các dịch vụ công cơ bản trực tuyến mức độ 3 và 4, đáp ứng nhu cầu thực tế, phục vụ người dân và doanh nghiệp mọi lúc, mọi nơi, dựa trên nhiều phương tiện khác nhau, góp phần cải cách hành chính theo hướng hiện đại, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh.

- Nâng cao năng lực, trình độ đội ngũ cán bộ, công chức phụ trách công nghệ thông tin của cơ quan, đơn vị.

- Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin nhằm tăng tốc độ xử lý công việc, giảm chi phí hoạt động, công khai, minh bạch hoạt động của các cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin:

- Xây dựng và hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước các cấp đảm bảo điều kiện vận hành, sử dụng các phần mềm trong khung kiến trúc chính quyền điện tử, bảo đảm an toàn thông tin.

- Trên 90% cán bộ, công chức được trang bị máy tính phục vụ công tác.

- 100% các cơ quan Đảng, Nhà nước, Đoàn thể cấp tỉnh, cấp huyện kết nối và sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng.

- 100% cơ quan, đơn vị trong tỉnh (3 cấp, 3 hệ) được cấp và sử dụng chứng thư số.

b) Ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan Nhà nước:

- 100% các cơ quan Đảng, Nhà nước, Đoàn thể được trang bị và sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành để trao đổi văn bản điện tử.

- 100% cán bộ, công chức, viên chức được thiết lập tài khoản để sử dụng phần mềm quản lý văn bản điều hành.

- 100% văn bản không mật trình Ủy ban nhân dân tỉnh, văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước các cấp dưới dạng điện tử (bao gồm gửi đồng thời văn bản điện tử văn bản giấy).

- 100% cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính nhà nước được thiết lập và chủ yếu sử dụng hộp thư điện tử công vụ (@travinh.gov.vn) trong trao đổi thông tin công vụ.

- Trên 90% cơ quan, tổ chức nhà nước thực hiện giao dịch điện tử trong việc thực hiện thủ tục liên quan đến bảo hiểm xã hội.

- Trên 80% các cuộc họp của Ủy ban nhân dân tỉnh, các Sở, Ban, ngành tỉnh với Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố được thực hiện bằng hình thức trực tuyến.

c) Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp:

- 100% cơ quan hành chính nhà nước các cấp được trang bị và sử dụng phần mềm một cửa điện tử đáp ứng yêu cầu tiếp nhận, xử lý, hoàn trả kết quả đối với tất cả các hồ sơ hành chính trong nội bộ, hồ sơ hành chính liên thông.

- 100% cơ quan hành chính nhà nước các cấp triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến, trong đó:

+ 100% hồ sơ, thủ tục hành chính trực tuyến đạt mức độ 2.

+ 100% hồ sơ, thủ tục hành chính trực tuyến cho cơ quan, tổ chức đạt mức độ 3, trong đó trên 50% đạt mức độ 4.

+ 30% hồ sơ, thủ tục hành chính trực tuyến cho người dân đạt mức độ 3.

- 50% số hộ, cá nhân kinh doanh kê khai nghĩa vụ thuế phát sinh qua mạng từ việc cho thuê tài sản và lệ phí trước bạ khi đăng ký ô tô, xe máy.

- Trên 90% doanh nghiệp thực hiện nộp thuế qua mạng.

- Trên 95% hồ sơ khai thuế của doanh nghiệp được nộp qua mạng.

- Cổng, trang thông tin điện tử đảm bảo hoạt động ổn định, cung cấp đầy đủ thông tin theo quy định tại Điều 28 Luật Công nghệ thông tin, Nghị định 43/2011/NĐ-CP.

d) Nguồn nhân lực công nghệ thông tin:

- Hình thành đội ứng cứu khẩn cấp sự cố mạng máy tính tỉnh Trà Vinh.

- 100% cán bộ, công chức phụ trách công nghệ thông tin (chuyên trách và bán chuyên trách) các Sở, Ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố được tập huấn an toàn an ninh thông tin, quản trị, vận hành các hệ thống, phần mềm ứng dụng đã được triển khai.

đ) Đảm bảo an toàn thông tin:

- Các Sở, Ban ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố ban hành và áp dụng tốt quy chế đảm bảo an toàn thông tin trong nội bộ cơ quan, địa phương.

- 100% cơ quan, đơn vị có hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu của ngành triển khai giải pháp đảm bảo an toàn thông tin đáp ứng theo quy định của cấp thẩm quyền.

- 100% mạng nội bộ của các cơ quan hành chính nhà nước được thiết kế, trang bị thiết bị thích hợp để đảm bảo an toàn thông tin.

- 100% máy vi tính tại các cơ quan hành chính nhà nước các cấp kết nối mạng truyền số liệu chuyên dùng (TSLCD) của cơ quan Đảng, Nhà nước (khi đủ điều kiện kết nối) và triển khai các biện pháp cần thiết đảm bảo an toàn thông tin trên máy tính cá nhân.

IV. NỘI DUNG KẾ HOẠCH:

1. Hạ tầng kỹ thuật:

a) Đầu tư nâng cấp, bổ sung trang thiết bị, phần mềm để triển khai các giải pháp tăng cường năng lực hệ thống máy chủ tập trung phục vụ triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, đảm bảo thiết lập các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý, điều hành tập trung của tỉnh và kết nối liên thông vào hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia.

b) Nâng cấp, bổ sung hạ tầng kỹ thuật (máy tính, mạng máy tính, máy in,…) tại các cơ quan, đơn vị nhằm đảm bảo điều kiện ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng các phần mềm ứng dụng trong mô hình chính quyền điện tử cấp tỉnh, đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin.

d) Triển khai mở rộng mạng TSLCD đến các xã, phường, thị trấn, hướng đến thiết lập mạng dùng riêng khép kín toàn tỉnh đáp ứng yêu cầu về chất lượng đường truyền phục vụ triển khai ứng dụng công nghệ thông tin dùng chung của tỉnh, triển khai biện pháp quản lý an toàn thông tin.

đ) Nâng cấp hệ thống hội nghị truyền hình phục vụ họp trực tuyến giữa tỉnh với Trung ương; giữa tỉnh với các huyện, thị xã, thành phố.

e) Tiếp tục trang bị và đẩy mạnh sử dụng chứng thư số trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tại các cơ quan Đảng, Nhà nước, đoàn thể các cấp.

g) Tiếp tục xây dựng, phát triển cơ sở dữ liệu của tỉnh.

2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong nội bộ cơ quan nhà nước:

a) Xây dựng nền tảng chung hỗ trợ kết nối, chia sẻ giữa các hệ thống thông tin quy mô cấp tỉnh (LGSP) nhằm hỗ trợ kết nối các ứng dụng công nghệ thông tin liên thông trong mô hình chính quyền điện tử tại các đơn vị tham gia liên thông trên địa bàn tỉnh và sẵn sàng kết nối liên thông với trục liên thông quốc gia.

b) Xây dựng nền tảng và phát triển hệ thống phần mềm quản lý văn bản và điều hành nhằm phục vụ công tác quản lý văn bản đi, văn bản đến, hồ sơ công việc và chỉ đạo, điều hành, tác nghiệp trong nội bộ của các cơ quan, địa phương; đảm bảo sự kết nối liên thông giữa các phần mềm quản lý văn bản và điều hành phục vụ trao đổi văn bản điện tử giữa các cơ quan, địa phương; phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo tỉnh; đảm bảo kết nối liên thông phần mềm quản lý văn bản điều hành của tỉnh với trục liên thông quốc gia để gửi nhận văn bản điện tử giữa tỉnh và Trung ương, phục vụ chỉ đạo điều hành của Chính phủ.

c) Triển khai sử dụng và mở rộng phạm vi sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành đến các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh, tất cả cán bộ, công chức, viên chức (hệ thống của Sở, Ban, ngành tỉnh phải đảm bảo mở rộng sử dụng cho đến cấp phòng ban, chuyên môn, đơn vị sự nghiệp trực thuộc; hệ thống của Ủy ban nhân dân cấp huyện phải mở rộng sử dụng cho các phòng, ban chuyên môn, Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn trực thuộc; tất cả cán bộ, công chức, viên chức mỗi cơ quan, địa phương phải được thiết lập tài khoản sử dụng phần mềm).

d) Tiếp tục xây dựng và phát triển các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu ngành, lĩnh vực: Hệ thống quản lý đơn thư, khiếu nại tố cáo; hệ thống thông tin cán bộ, công chức, viên chức; hệ thống thông tin tài nguyên và môi trường; hệ thống thông tin ngành y tế; hệ thống thông tin ngành công thương; hệ thống thông tin ngành lao động - thương binh và xã hội; hệ thống thông tin tổng hợp về kinh tế - xã hội; cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật,...

e) Phối hợp triển khai và sử dụng có hiệu quả các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu cấp quốc gia trên địa bàn tỉnh: Đấu thầu qua mạng; nộp thuế qua mạng; hải quan điện tử; hộ chiếu điện tử; bệnh án điện tử; thông tin, dữ liệu về dân cư, đất đai, doanh nghiệp, tài chính, bảo hiểm xã hội,...

f) Xây dựng, phát triển ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nội bộ, các ứng dụng chuyên ngành phục vụ công tác chuyên môn nghiệp vụ đặc thù trong mỗi cơ quan (kế toán, tài sản, nhân sự,…).

3. Ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân và doanh nghiệp:

a) Xây dựng nền tảng và phát triển hệ thống phần mềm một cửa điện tử đảm bảo yêu cầu tiếp nhận, xử lý, hoàn trả kết quả xử lý hồ sơ hành chính trong nội bộ, liên thông xử lý hồ sơ hành chính liên thông các cấp trong tỉnh (tỉnh, huyện, xã); đồng thời, hệ thống có khả năng liên kết với hệ thống thông tin dịch vụ hành chính công trực tuyến của tỉnh để tiếp nhận, xử lý, hoàn trả kết quả thụ lý hồ sơ hành chính trên địa bàn tỉnh, kết nối liên thông với Cổng dịch vụ công quốc gia.

b) Triển khai và mở rộng phạm vi sử dụng phần mềm một cửa điện tử đến các cơ quan hành chính nhà nước các cấp và áp dụng tin học hóa tiếp nhận, hoàn trả kết quả hồ sơ đối với tất cả các thủ tục hành chính của từng cơ quan.

c) Kết hợp đồng bộ triển khai một cửa điện tử với hệ thống quản lý chất lượng ISO (ISO điện tử).

d) Xây dựng nền tảng và phát triển hệ thống thông tin hành chính công kết nối, liên thông các hệ thống một cửa điện tử tại các cơ quan hành chính nhà nước các cấp sẵn sàng cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến đạt mức độ 3, 4 cho người dân, doanh nghiệp, tổ chức.

đ) Xây dựng dịch vụ tích hợp, liên thông hỗ trợ thanh toán trực tuyến khi thực hiện các dịch vụ công trực tuyến.

e) Nâng cấp, phát triển Cổng thông tin điện tử tỉnh Trà Vinh đáp ứng yêu cầu cung cấp, phổ biến thông tin của tỉnh; đồng thời, có khả năng liên kết, cung cấp các tiện ích tương tác đối với người truy cập phù hợp kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Trà Vinh.

4. Đảm bảo an toàn thông tin:

a) Đầu tư bổ sung trang thiết bị, phần mềm chuyên dụng để thiết lập hạ tầng tổng thể hệ thống bảo mật tại Trung tâm dữ liệu của tỉnh và các cơ quan, đơn vị trong tỉnh phục vụ triển khai các ứng dụng công nghệ thông tin trong môi trường được kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tối đa các nguy cơ mất an toàn, an ninh thông tin của các ứng dụng, cơ sở dữ liệu tại Trung tâm dữ liệu của tỉnh, các máy tính, mạng máy tính các cơ quan, đơn vị.

b) Phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, các cơ quan có liên quan tổ chức diễn tập về an toàn thông tin; hàng năm tổ chức kiểm tra, đánh giá về an toàn thông tin trên địa bàn tỉnh.

c) Tiếp tục triển khai chứng thư số cho các cơ quan, đơn vị phục vụ hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, bảo vệ thông tin, bí mật nhà nước.

d) Rà soát, cập nhật quy chế đảm bảo an toàn thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

5. Nguồn nhân lực cho ứng dụng công nghệ thông tin

a) Tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý về công nghệ thông tin hàng năm khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

b) Tổ chức đào tạo, tập huấn về khung kiến trúc Chính phủ điện tử, kiến trúc chính quyền điện tử cấp tỉnh và đánh giá hiệu quả đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin.

- Hàng năm, tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn về an toàn thông tin cho đội ngũ cán bộ phụ trách công nghệ thông tin tại các Sở, Ban ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.

- Thành lập đội ứng cứu khẩn cấp sự cố mạng máy tính và tổ chức đào tạo, tập huấn chuyên sâu về an toàn thông tin phục vụ công tác quản lý, ứng cứu sự cố mạng máy tính trên địa bàn tỉnh.

V. GIẢI PHÁP:

1. Giải pháp về môi trường chính sách:

- Xây dựng và ban hành kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Trà Vinh phù hợp với khung kiến trúc Chính phủ điện tử làm cơ sở lập kế hoạch triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động, cung cấp thông tin, dịch vụ hành chính công trực tuyến cho người dân, doanh nghiệp.

- Xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin, cung cấp thông tin, dịch vụ hành chính công trực tuyến; cơ chế, chính sách thu hút, đãi ngộ đối với cán bộ phụ trách công nghệ thông tin, đội ngũ giám sát, cảnh báo, ứng cứu sự cố, phòng chống tấn công, đảm bảo an toàn mạng của cơ quan nhà nước.

2. Giải pháp về tài chính:

- Thuê các dịch vụ ứng dụng công nghệ thông tin theo Quyết đinh 80/QĐ-TTg ngày 30/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định thí điểm về thuê dịch vụ công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước.

- Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, đầu tư tập trung; đảm bảo khả năng bố trí kinh phí và tính khả thi về nguồn lực triển khai.

- Tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ chương trình mục tiêu công nghệ thông tin theo Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ; các nguồn vốn từ các B, Trung ương hỗ trợ các Sở, Ban, ngành tỉnh.

3. Giải pháp triển khai:

- Thủ trưởng hoặc cấp phó được ủy quyền của các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm chỉ đạo triển khai nhiệm vụ ứng dụng công nghệ thông tin tại cơ quan, đơn vị, đảm bảo kết hợp chặt chẽ việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin với Chương trình cải cách hành chính.

- Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước phải đáp ứng nhu cầu thực tế, bảo đảm hiệu quả đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin.

- Chính sách khuyến khích, hỗ trợ người dân trong việc tiếp cận, sử dụng hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến.

4. Giải pháp về tổ chức:

a) Ban Chỉ đạo Ứng dụng công nghệ thông tin tỉnh:

- Kiện toàn và phát huy vai trò bộ máy quản lý nhà nước về công nghệ thông tin chú trọng lĩnh vực an toàn thông tin, công tác xây dựng và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ chuyên trách về đảm bảo an toàn thông tin, phòng chống tấn công mạng, giám sát, cảnh báo, ứng cứu sự cố (CERT) tại các Sở, Ban, ngành tỉnh, đơn vị trực thuộc.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc tổ chức, kiểm tra, giám sát thực hiện Kế hoạch đạt hiệu quả.

- Chỉ đạo, đôn đốc các Sở, Ban, ngành tỉnh, đơn vị triển khai thực hiện Kế hoạch trên cơ sở nguồn vốn được giao đúng tiến độ.

- Chỉ đạo cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện tốt công tác phối hợp với các Sở, Ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố trong việc triển khai Kế hoạch đạt hiệu quả.

b) Sở Thông tin và Truyền thông:

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, thông qua các hội nghị, hội thảo và các hình thức khác nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức của cán bộ, công chức, người dân và doanh nghiệp về các lợi ích trong việc xây dựng chính quyền điện tử, thúc đẩy cải cách hành chính, phát triển kinh tế - xã hội.

- Hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp và người dân tham gia tích cực vào các hoạt động hành chính công trực tuyến, một cửa điện tử của các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước.

- Tham mưu cấp thẩm quyền ban hành các văn bản chỉ đạo nhằm đảm bảo triển khai, sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin đạt hiệu quả.

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này đảm bảo đúng tiến độ, mục tiêu đề ra.

- Phối hợp các Sở, Ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện, Hội, Hiệp hội, tổ chức đào tạo kiến thức chính phủ điện tử và giao dịch với cơ quan nhà nước khi thực hiện các dịch vụ hành chính công trên môi trường mạng. Hướng dẫn thực hiện đảm bảo an toàn thông tin.

c) Sở Nội vụ:

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ban, ngành tỉnh đẩy mạnh thực hiện Chương trình cải cách hành chính, chuẩn hóa mô hình “một cửa” tại cấp tỉnh, cấp huyện để tạo tiền đề cho ứng dụng công nghệ thông tin hiệu quả.

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh quy định biên chế chuyên trách công nghệ thông tin cho các Sở, Ban, ngành tỉnh và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố.

d) Sở Khoa học và Công nghệ: Phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nội vụ tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy chế ISO theo hướng tin học hóa tạo điều kiện cho các Sở, Ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố thực hiện quy trình ISO điện tử.

đ) Sở Kế hoạch và Đầu tư:

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính cân đối, tổng hợp các nguồn lực trong kế hoạch ngân sách hàng năm để triển khai thực hiện Kế hoạch này.

- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng dự toán ngân sách ứng dụng công nghệ thông tin hàng năm gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính.

e) Sở Tài chính:

- Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối ngân sách hàng năm để triển khai thực hiện Kế hoạch này trên địa bàn tỉnh.

- Trên cơ sở Kế hoạch được phê duyệt và khả năng cân đối của ngân sách địa phương, chủ trì, phối hợp Sở Thông tin và Truyền thông bố trí kinh phí sự nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, tổng hợp chung trong dự toán ngân sách hàng năm của tỉnh.

g) Các Sở, Ban, ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

- Tích cực trong thực hiện và chỉ đạo thực hiện có hiệu quả Chương trình cải cách hành chính; tích cực tham gia triển khai ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ công tác cải cách theo Kế hoạch được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.

- Chuẩn hóa quy trình một cửa điện tử tại cơ quan, địa phương đối với tất cả các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của cơ quan, địa phương mình đảm bảo công tác tiếp nhận, hoàn trả hồ sơ của tất cả thủ tục hành chính được tiếp nhận và hoàn trả tại bộ phận một cửa của cơ quan, địa phương; kết hợp đồng bộ triển khai một cửa điện tử với việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO (ISO điện tử).

- Từng cơ quan, địa phương có lộ trình cụ thể triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến đảm bảo đạt các chỉ tiêu của Kế hoạch này, ưu tiên triển khai các dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 theo Danh mục nhóm các dịch vụ công được ưu tiên cung cấp trực tuyến mức độ 4 (kèm theo); chủ động triển khai các biện pháp tuyên truyền đến người dân, doanh nghiệp về các dịch vụ công được cung cấp bằng hình thức trực tuyến; phổ biến các chính sách của ngành và địa phương đối với các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp khi giao dịch trực tuyến với các cơ quan hành chính nhà nước các cấp; hướng dẫn người dân, doanh nghiệp sử dụng các tiện ích, quy chế vận hành hệ thống. Hàng năm, tổ chức đánh giá rút kinh nghiệm để việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến ngày một hoàn thiện và hiệu quả.

- Trên cơ sở Kế hoạch được duyệt, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố ưu tiên bố trí ngân sách phục vụ triển khai ứng dụng công nghệ thông tin tại địa phương.

VI. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN:

- Năm 2016: Triển khai giai đoạn 1 dự án Nâng cấp, mở rộng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu triển khai chính quyền điện tử tỉnh Trà Vinh; đầu tư hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin, phần mềm ứng dụng tại huyện Duyên Hải; xây dựng cơ sở dữ liệu hệ thống thông tin kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh.

- Năm 2017: Tiếp tục triển khai và hoàn thiện giai đoạn 1 dự án Nâng cấp, mở rộng hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu triển khai chính quyền điện tử tỉnh Trà Vinh; xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ công tác quản lý chất lượng ISO (ISO điện tử); nâng cấp trang công báo điện tử tỉnh Trà Vinh và hệ thống Hội nghị trực tuyến giữa tỉnh và Trung ương tại Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; đầu tư mua sắm trang thiết bị công nghệ thông tin phục vụ công tác giảng dạy, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức; đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng, trình độ chuyên môn cho cán bộ phụ trách công nghệ thông tin; bồi dưỡng chuyên môn về công nghệ thông tin cho cán bộ lãnh đạo, quản lý; phát triển hệ thống thông tin ngành y tế tỉnh Trà Vinh.

- Năm 2018: Tiếp tục triển khai xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ công tác quản lý chất lượng ISO (ISO điện tử); thiết lập, nâng cấp mạng diện rộng (WAN), mạng cục bộ (LAN) cho các cơ quan hành chính nhà nước các cấp; nâng cấp, mở rộng hệ thống hội nghị truyền hình của tỉnh; đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng, trình độ chuyên môn cho cán bộ phụ trách công nghệ thông tin, bồi dưỡng chuyên môn về công nghệ thông tin cho cán bộ lãnh đạo, quản lý; phát triển hệ thống thông tin ngành y tế tỉnh.

- Năm 2019: Tiếp tục triển khai xây dựng hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ công tác quản lý chất lượng ISO (ISO điện tử); thiết lập, nâng cấp mạng diện rộng (WAN), mạng cục bộ (LAN) cho các cơ quan hành chính nhà nước các cấp; nâng cấp, mở rộng hệ thống hội nghị truyền hình của tỉnh; đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng, trình độ chuyên môn cho cán bộ phụ trách công nghệ thông tin, bồi dưỡng chuyên môn về công nghệ thông tin cho cán bộ lãnh đạo, quản lý; phát triển hệ thống thông tin ngành y tế tỉnh; xây dựng hệ thống quản lý đơn thư khiếu nại, tố cáo; bổ sung trang thiết bị công nghệ thông tin cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể cấp xã.

- Năm 2020: Tiếp tục triển khai xây dựng và hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin hỗ trợ công tác quản lý chất lượng ISO (ISO điện tử); thiết lập, nâng cấp mạng diện rộng (WAN), mạng cục bộ (LAN) cho các cơ quan hành chính nhà nước các cấp; nâng cấp, mở rộng hệ thống hội nghị truyền hình của tỉnh; đầu tư mua sắm trang thiết bị công nghệ thông tin phục vụ công tác giảng dạy, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức; đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng, trình độ chuyên môn cho cán bộ phụ trách công nghệ thông tin; bồi dưỡng chuyên môn về công nghệ thông tin cho cán bộ lãnh đạo, quản lý; phát triển hệ thống thông tin ngành y tế tỉnh Trà Vinh; phát triển hệ thống quản lý đơn thư khiếu nại, tố cáo; bổ sung thiết bị công nghệ thông tin cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể cấp xã.

VII. KINH PHÍ THỰC HIỆN VÀ DANH MỤC DỰ ÁN, NHIỆM VỤ:

1. Tổng dự trù kinh phí thực hiện kế hoạch: 164.266.000.000 đồng (Một trăm sáu mươi bốn tỷ, hai trăm sáu mươi sáu triệu đồng). Trong đó, dự kiến:

- Ngân sách Trung ương: 88.763.000.000 đồng.

- Vốn đầu tư từ ngân sách địa phương: 71.303.000.000 đồng.

- Vốn sự nghiệp từ ngân sách địa phương: 4.200.000.000 đồng.

2. Danh mục dự án, nhiệm vụ:

(Danh mục đính kèm).

VIII. DỰ KIẾN HIỆU QUẢ, KẾT QUẢ:

1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước:

- Nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước, hướng tới hoàn thành mục tiêu xây dựng cơ quan chính quyền điện tử.

- Nâng cao nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức trong việc ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ người dân, doanh nghiệp.

- Tiết kiệm thời gian, chi phí tổ chức các cuộc hội họp thông qua hệ thống hội nghị truyền hình trực tuyến.

- Thực hiện mô hình quản lý tập trung tại Cổng Thông tin điện tử tỉnh đáp ứng yêu cầu sử dụng hệ thống liên tục, phục vụ công tác quản lý, điều hành của các cấp lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức trong tỉnh. Quản lý, kiểm soát chặt chẽ và hiệu quả hơn đối với người dùng trong toàn hệ thống.

- Phục vụ công tác cải cách hành chính tại địa phương, giúp đơn giản hóa thủ tục hành chính và hiện thực hóa kết quả của công tác cải cách hành chính.

2. Đối với người dân, doanh nghiệp:

- Tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại của người dân, doanh nghiệp khi đến giao dịch tại Tổ “một cửa” điện tử.

- Ảnh hưởng tích cực đến xã hội trong vấn đề nâng cao nhận thức cho người dân sử dụng công cụ tin học để hưởng thụ dịch vụ từ cơ quan chính quyền.

- Cổng Thông tin điện tử và các trang tin điện tử thành phần kịp thời thông tin các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các thông tin kinh tế - xã hội có ý nghĩa quan trọng, thiết thực phục vụ đời sống tinh thần của người dân. Tăng độ hài lòng của người dân khi đến làm thủ tục hành chính tại các cơ quan chính quyền cũng như tìm kiếm thông tin./.

 

DANH MỤC

NHÓM CÁC DỊCH VỤ CÔNG ĐƯỢC ƯU TIÊN CUNG CẤP TRỰC TUYẾN MỨC ĐỘ 4
(Kèm theo Quyết định số 835/QĐ-UBND ngày 14/4/2016 của UBND tỉnh )

I. CẤP TỈNH:

TT

Nhóm thủ tc hành chính

1

Cấp giy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

2

Cấp phép văn phòng đại diện

3

Đăng ký giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu

4

Đăng ký giấy phép kinh doanh buôn bán các sản phẩm rượu

5

Cấp phép kinh doanh bán buôn sản phẩm thuốc lá

6

Cấp chứng chỉ hành nghề cho kỹ sư, kiến trúc sư

7

Cấp chứng chhành nghề giám sát thi công xây dựng công trình

8

Định giá, môi giới bất động sản

9

Cấp chứng chkỹ sư định giá xây dựng

10

Cấp giấy phép xây dựng

11

Cấp phép quy hoạch xây dựng

12

Cấp phép bưu chính

13

Cấp chứng chỉ nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

14

Cấp chứng nhận hành nghề kinh doanh thuốc thú y

15

Cấp chứng nhận hoạt động tàu cá

16

Giấy phép khai thác thủy sản

17

Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau quả, an toàn

18

Cấp phiếu lý lịch tư pháp

19

Đăng ký văn phòng giao dịch tổ chức hành nghluật sư

20

Đăng ký hành nghề luật sư

21

Khai sinh có yếu tố nước ngoài

22

Giám hộ có yếu tố nước ngoài

23

Cấp, đổi giấy phép lái xe

24

Cấp phù hiệu xe tuyến cố định và sổ nhật trình chạy xe

25

Cấp, đổi giấy phép kinh doanh vận tải

26

Thành lập và hoạt động của doanh nghiệp

27

Cấp giấy chứng nhận đầu tư

28

Cấp phép lao động cho người nước ngoài

29

Cấp giấy chứng nhận hoạt động Tổ chức khoa học và công nghệ

30

Cấp giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề y tế tư nhân

31

Cấp chứng chhành nghề dược

32

Cấp giấy chứng nhận kinh doanh thuốc

33

Cấp hộ chiếu công vụ, ngoại giao

34

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

35

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất

36

Tặng, thừa kế, thế chấp, giao, cho thuê quyền sử dụng đất

37

Cấp phép lĩnh vực tài nguyên nước

38

Cấp phép khoáng sn

39

Cấp giấy phép biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp

40

Cấp giấy phép thực hiện quảng cáo

II. CẤP HUYỆN:

TT

Nhóm thủ tc hành chính

1

Đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh

2

Đăng ký kinh doanh hợp tác xã

3

Đăng ký kinh doanh bia rượu thuốc lá

4

Cấp phép vệ sinh an toàn thực phẩm

5

Cấp phép xây dựng nhà riêng lẻ

6

Đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất

7

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

8

Cấp giấy phép các hoạt động sử dụng vỉa hè, lề đường

III. CP XÃ:

TT

Nhóm thủ tc hành chính

1

Khai sinh

2

Kết hôn.

3

Đăng ký việc giám hộ.

4

Giấy phép xây dựng nhà riêng lẻ.

5

Đăng ký thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập.

 


DANH MỤC

CÁC DỰ ÁN, NHIỆM VỤ ƯU TIÊN ĐẦU TƯ
(Kèm theo Quyết định số 835/QĐ-UBND ngày 14/4/2016 của UBND tỉnh)

Đơn vị: Triệu đồng.

TT

Tên dự án, nhiệm vụ

Mục tiêu

Quy mô

Chủ đầu tư

Thời gian KC-HT

Địa điểm đầu tư

Tổng kinh phí

Nguồn vốn

Phân kỳ kế hoạch

Vốn TW

Vốn ĐP

Vốn khác

2016

2017

2018

2019

2020

Vốn ĐT

Vốn SN

Vốn ĐT

Vốn SN

1

Nâng cấp, mở rộng hạ tầng kỹ thuật CNTT đáp ứng yêu cầu triển khai Chính quyền điện tử tỉnh Trà Vinh giai đoạn 1

- Tăng cường năng lực hệ thống máy chủ tập trung phục vụ triển khai các ứng dụng CNTT, phục vụ công tác quản lý, điều hành tập trung.
- Tạo nền tảng xây dựng Chính quyền điện tử tỉnh Trà Vinh đáp ứng được yêu cầu về khung kiến trúc Chính phủ điện tử.
- Thiết lập hạ tầng tổng thể hệ thống bảo mật tại trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh đến các cơ quan, đơn vị trong tỉnh để triển khai các ứng dụng CNTT dùng chung trong môi trường được kiểm soát chặt chẽ, hạn chế tối đa các nguy cơ mất an toàn an ninh thông tin cho Trung tâm dữ liệu của tỉnh

 - Đầu tư bổ sung thiết bị trung tâm dữ liệu: Hệ thống thống lưu trữ, tường lửa, cân bằng tải, phòng chống Ddos; phòng chống APT, phát hiện zero-day malware
- Đầu tư phần mềm: Xây dựng kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Trà Vinh; xây dựng nền tảng chung kết nối, chia sẻ các HTTT quy mô cấp tỉnh; xây dựng hệ thống quản lý hạ tầng (Cloud); Xây dựng cổng thông tin nghiệp vụ LGSP tỉnh Trà Vinh; xây dựng nền tảng xử lý hồ sơ nghiệp vụ hành chính công (Public Sector Process Platform PSPP); Xây dựng nền tảng dịch vụ tương tác với công dân, doanh nghiệp như tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả (Onegate Platform OP); nền tảng quản lý văn bản (Document Management Platform); tích hợp dịch vụ thanh toán điện tử; hệ thống phân công công tác toàn tỉnh (lịch làm việc)

Sở TT&TT

2016-2018

Cơ quan nhà nước các cấp

47.803

30.000

 

17.803

 

 

20.000

13.000

14.803

 

 

2

Triển khai hạ tầng kỹ thuật phần mềm ứng dụng CNTT phục vụ hoạt động tại huyện Duyên Hải

Đầu tư xây dựng mạng LAN kết nối các phòng ban chuyên môn trực thuộc UBND huyện; đầu tư bổ sung thiết bị CNTT, phần mềm ứng dụng phục vụ hoạt động của UBND huyện và các phòng, ban chuyên môn

Xây dựng hệ thống mạng LAN cho UBND huyện kết nối các phòng ban, chuyên môn; đầu tư bổ sung thiết bị CNTT, phần mềm ứng dụng phục vụ công tác chuyên môn, nghiệp vụ

UBND huyện Duyên Hải

2017-2020

Trụ sở UBND huyện Duyên Hải

7.000

 

 

7.000

 

 

 

2.000

2.000

1.500

1.500

3

Xây dựng hệ thống CNTT hỗ trong công tác quản lý chất lượng ISO (ISO điện tử).

 Đầu tư xây dựng hệ thống CNTT theo hình thức tập trung phục vụ công tác quản lý trực tuyến việc áp dụng quy trình ISO tại các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Trà Vinh.

Triển khai sử dụng phần mềm ISO điện tử cho tất cả các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh

Sở TT&TT

2017-2020

Cơ quan hành chính nhà nước các cấp

6.000

 

 

6.000

 

 

 

1.500

1.500

1.500

1.500

4

Thiết lập, nâng cấp, mở rộng mạng diện rộng (WAN), nâng cấp mở rộng mạng cục bộ (LAN) các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh

Từng bước thiết lập, mở rộng mạng , hệ thống mạng LAN của các cơ quan nhà nước các cấp kết nối với mạng WAN của tỉnh phục vụ triển khai, sử dụng các ứng dụng CNTT trong kiến trúc chính quyền điện tử và quản lý an toàn thông tin theo hình thức tập trung

Đầu tư bổ sung thiết bị mạng, thiết bị bảo mật, thi công lắp đặt, mở rộng kết nối mạng LAN, WAN cho tất cả các cơ quan hành chính nhà nước các cấp

Sở TT&TT

2018-2020

Cơ quan nhà nước các cấp

15.000

 

 

15.000

 

 

 

 

5.000

5.000

5.000

5

Xây dựng hệ thống thông tin kinh tế - xã hội tỉnh Trà Vinh

Xây dựng hệ thống thông tin kinh tế - xã hội tổng hợp và cung cấp thông tin tình hình kinh tế - xã hội, các dữ liệu cơ bản về quá trình xây dựng và phát triển tỉnh Trà Vinh phục vụ nhân dân, du khách, nhà đầu tư, doanh nghiệp, các nhà khoa học, quản lý,…

Xây dựng 01 hệ thống thông tin kinh tế xã hội theo hình thức tập trung và hệ thống hóa các chỉ tiêu kinh tế - xã hội, các dữ liệu cơ bản về quá trình xây dựng và phát triển của tỉnh; đầu tư bổ sung thiết bị phục vụ vận hành hệ thống.

VP UBND tỉnh

2016-2019

Tỉnh Trà Vinh

950

 

 

 

950

 

950

 

 

 

 

6

Nâng cấp, mở rộng hệ thống Hội nghị truyền hình trên địa bàn tỉnh

Duy trì, phát triển hệ thống hội nghị truyền hình của tỉnh luôn hoạt động ổn định, đảm bảo năng lực phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành từ tỉnh đến cơ sở.

Đầu tư mở rộng, nâng cấp, thay thế các thiết bị hệ thống hội nghị truyền hình của tỉnh Trà Vinh

Sở TT&TT

2018-2020

Sở TTTT, VP UBND tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố

8.000

 

 

8.000

 

 

 

 

3.000

2.500

2.500

7

Nâng cấp trang Công báo tỉnh Trà Vinh và hệ thống hội nghị trực tuyến giữa UBND tỉnh với Trung ương

Nâng cao hiệu quả quản lý, cung cấp thông tin về Công báo của tỉnh Trà Vinh; Tăng cường năng lực hệ thống hội nghị trực tuyến giữa UBND tỉnh và Trung tương

Nâng cấp Website công báo, thay thế website văn bản quy phạm pháp luật; nâng cấp phần mềm tiếp nhận văn bản và biên tập Công báo in. Đầu tư bổ sung thiết bị phòng hội nghị trực tuyến giữa UBND tỉnh và Trung ương: 4 Tivi 64 inch, bàn ghế phòng họp; Hub và Cáp HDMI.

VP UBND tỉnh

2016-2017

VP UBND tỉnh

750

 

 

 

750

 

 

750

 

 

 

8

Mua sắm thiết bị CNTT phục vụ công tác giảng dạy, tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

Đầu tư máy tính và thiết bị hỗ trợ cho công tác đào tạo, tập huấn ứng dụng CNTT cho các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao khả năng tiếp cận công nghệ hiện đại, phát triển nguồn nhân lực về CNTT

Đầu tư 50 máy tính xách tay bổ sung để đào tạo tập huấn tại huyện, xã. (Năm 2017: Đầu tư 25 máy tính, năm 2020 đầu tư 25 máy); 60 máy tính để bàn bổ sung cho phòng Lab do máy tính được trang bị phòng Lab hiện tại hết khấu hao TSCĐ. (Năm 2017: đầu tư 40 máy tính, năm 2020 đầu tư 20 máy); 02 máy chiếu

Sở TT&TT

2016-2020

TTCNTT

2.000

 

 

2.000

 

 

 

1.000

 

 

1.000

9

Đào tạo, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ phụ trách CNTT; bồi dưỡng chuyên môn về CNTT cho các cán bộ lãnh đạo, quản lý

Nâng cao trình độ, kỹ năng về CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức, cán bộ phụ trách CNTT đáp ứng yêu cầu triển khai ứng dụng CNTT, bảo đảm an toàn an ninh thông tin tại cơ quan, địa phương công tác.

Hằng năm, tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng về CNTT gồm: Đào tạo, tập huấn nâng cao kỹ năng quản trị hệ thống cho cán bộ phụ trách CNTT; tập huấn về CNTT, Chính phủ điện tử, Chính quyền điện tử cho các cán bộ lãnh đạo, quản lý.

Sở TT&TT

2017-2020

Tỉnh Trà Vinh

2.500

 

 

 

2.500

 

 

700

600

600

600

10

Bổ sung trang thiết bị CNTT cho Ủy ban mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể cấp xã

Đảm bảo yêu cầu khai thác thông tin phục vụ công tác tuyên truyền của Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể cấp xã, phường, thị trấn. Đảm bảo thực hiện trao đổi văn bản trên môi trường mạng theo Chỉ thị số 15/CT-TTg của Thủ tướng và Chỉ thị số 08/CT-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Bổ sung: 224 máy tính để bàn; 106 máy scan; triển khai sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành; thiết lập mạng LAN

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh

2019-2020

UB MTTQ và các đoàn thể cấp xã

13.000

 

 

13.000

 

 

 

 

 

6500

6.500

11

Xây dựng và phát triển hệ thống quản lý đơn thư khiếu nại tố cáo Tỉnh Trà Vinh

Thiết lập “Hệ thống thông tin quản lý khiếu nại tố cáo” theo mô hình tập trung phục phục vụ quản lý nhà nước về công tác thanh tra, khiếu nại tố cáo và phòng chống tham nhũng trên địa bàn tỉnh.

Xây dựng 01 “Hệ thống thông tin quản lý khiếu nại tố cáo” tập trung đảm bảo năng lực sử dụng cho tất cả cơ quan nhà nước các cấp; đầu tư trang thiết bị phục vụ vận hành hệ thống.

Thanh Tra tỉnh

2019-2020

Thanh tra tỉnh

2.500

 

 

2.500

 

 

 

 

 

1.500

1000

12

Phát triển công nghệ thông tin ngành Y tế tỉnh Trà Vinh

Từng bước đưa CNTT vào hỗ trợ công tác quản lý ngành y tế tỉnh Trà Vinh, giúp cho các đơn vị y tế trong tỉnh nâng cao hiệu quả hoạt động trong quản lý, điều trị bệnh và phòng bệnh.

- Đầu tư hạ tầng mạng và phần mềm quản lý cho các bệnh viện (Sản - Nhi, Lao phổi, Y dược cổ tuyền, Trà Cú, Duyên Hải, Châu Thành, Càng Long), Trung tâm y tế dự phòng tỉnh.

- Đầu tư máy tính, phần mềm quản lý cho 10 đơn vị trực thuộc tuyến tỉnh, 9 trung tâm y tế, 109 trạm y tế và phòng khám ĐKKV, 9 Chi cục Dân số KHHGĐ; Nâng cấp phần mềm quản lý bệnh viện (thêm 2 phân hệ: Ngân hàng máu và Ngoại kiểm) cho BVĐK tỉnh, BVĐK khu vực huyện: Tiểu Cần và Cầu Ngang, BVĐK Cầu Kè; Trang bị hệ thống phát điện dự phòng, hệ thống chống sét lan truyền, phần mềm một cửa điện tử cho Sở Y tế; Đầu tư hệ thống chẩn đoán bệnh từ xa (telemedicine) kết hợp các bệnh viện tuyến trên cho BVĐK tỉnh và Bệnh viện chuyên khoa Sản - Nhi.

Sở Y tế

2016-2020

Tỉnh Trà Vinh

58.763

58.763

 

 

 

 

 

15.000

15.000

15.000

13.763

TỔNG KINH PHÍ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

164.266

88.763

 

71.303

4.200

0

20.950

33.950

41.903

34.100

33.363

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 835/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu835/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành14/04/2016
Ngày hiệu lực14/04/2016
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Công nghệ thông tin
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật8 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 835/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 835/QĐ-UBND ứng dụng công nghệ thông tin hoạt động cơ quan nhà nước Trà Vinh 2016


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 835/QĐ-UBND ứng dụng công nghệ thông tin hoạt động cơ quan nhà nước Trà Vinh 2016
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu835/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Trà Vinh
                Người kýNguyễn Trung Hoàng
                Ngày ban hành14/04/2016
                Ngày hiệu lực14/04/2016
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Công nghệ thông tin
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật8 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Quyết định 835/QĐ-UBND ứng dụng công nghệ thông tin hoạt động cơ quan nhà nước Trà Vinh 2016

                  Lịch sử hiệu lực Quyết định 835/QĐ-UBND ứng dụng công nghệ thông tin hoạt động cơ quan nhà nước Trà Vinh 2016

                  • 14/04/2016

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 14/04/2016

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực