Nội dung toàn văn Quyết định 869/QĐ-UBND 2011 mở lớp đào tạo sỹ quan dự bị bằng nguồn ngân sách Quảng Ngãi
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 869/QĐ-UBND | Quảng Ngãi, ngày 16 tháng 06 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN: MỞ LỚP ĐÀO TẠO SỸ QUAN DỰ BỊ BẰNG NGUỒN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG, GIAI ĐOẠN 2011-2015
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 26/2002/NĐ-CP ngay 21/3/2002 của Chính phủ về Sỹ quan dự bị Quân đội nhân dân Việt Nam;
Được sự thống nhất của Tư lệnh Quân khu 5 tạiCông Văn số 190/BTLQK-CB ngày 12/6/2008 về việc tổ chức đào tạo Sỹ quan dự bị tại Trường Quân sự địa phương tỉnh Quảng Ngãi và Tỉnh ủy Quảng Ngãi tại Công văn số 156-CV/TUngày 07/01/2011 về việc cho chủ trương tổ chức đào tạo Sỹ quan dự bị tại Trường Quân sự tỉnh;
Xét đề nghị của Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tại Công văn số 660/CV-BCH ngày 29/4/2011, Giám đốc Sở Tài chính tại Công văn số 666/STC-TCHCSN ngày 15/4/2011 và Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 13/TTr-SNV ngày 13/06/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án: Mở lớp đào tạo Sỹ quan dự bị bằng nguồn ngân sách địa phương, giai đoạn 2011-2015 (cóĐề án kèm theo).
Điều 2. Giao Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện Đề án này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở: Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh; Thủ tướng các cơ quan, đơn vị và địa phương có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| CHỦ TỊCH |
ĐỀ ÁN
MỞ LỚP ĐÀO TẠO SỸ QUAN DỰ BỊ BẰNG NGUỒN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƯƠNG, GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Kèm theo Quyết định số số 869/QĐ-UBND ngày 16/6/2011của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)
I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU
1. Mục tiêu:
Đào tạo Sỹ quan dự bị từ hạ Sỹ quan dự bị hạng 1 được lựa chọn từ các đơn vị dự bị động viên, khi tốt nghiệp ra trường được phong quân hàm cấp thiếu úy Sỹ quan dự bị, giữ chức vụ trung đội trưởng bộ binh. Sau khi hoàn thành khóa đào tạo, học viên trở về các cơ quan, doanh nghiệp, địa phương công tác, được biên chế vào khung đơn vị dự bị động viên. Khi có nhu cầu điều động vào Quân đội đảm nhiệm được chức danh theo chuyên ngành đào tạo, tổ chức quản lý chỉ huy và huấn luyện theo phân cấp.
2.Yêu cầu:
- Giải quyết một phần nhu cầu cấp thiết về số lượng Sỹ quan dự bị trước mắt và những năm tiếp theo, góp phần nâng cao số lượng, chất lượng đội ngũ Sỹ quan dự bị trong toàn tỉnh, bảo đảm huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên đạt chỉ tiêu trên giao.
- Quá trình đào tạo phải xây dựng cho đội ngũ Sỹ quan dự bị có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức quân sự, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân. Xác định tốt nhiệm vụ, có ý thức trách nhiệm cao trong học tập, rèn luyện, xây dựng đơn vị và hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ của người Sỹ quan dự bị theo đúng các quy định hiện hành.
II. NỘI DUNG VÀ THỜI GIAN ĐÀO TẠO
1.Nội dung: Gồm hai khối kiến thức cơ bản:
- Khối kiến thức về lý luận chính trị.
- Khối kiến thức về quân sự.
Thực hiện theo đúng quy định về nội dung, chương trình của Bộ Quốc phòng.
2. Thời gian: Thực hiện trong 5 năm từ năm 2011 đến năm 2015, mỗi năm 01 khóa, mỗi khóa 3 tháng.
III. ĐỐI TƯỢNG, TIÊU CHUẨN, CHỈ TIÊU VÀ ĐỊA ĐIỂM ĐÀO TẠO
1. Đối tượng: Là hạ sỹ quan dự bị hạng 1, đã giữ chức vụ phó trung đội trưởng hoặc cán bộ tiểu đội và chức vụ tương đương trong các đơn vị dự bị động viên, ưu tiên các đơn vị miền núi, đơn vị còn thiếu nhiều so với quy định.
2. Tiêu chuẩn:
- Lịch sử chính trị gia đình và bản thân rõ ràng, đủ tiêu chuẩn chính trị để phát triển thành đảng viên ĐCSVN. Có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành với Đảng, với Tổ quốc, với nhân dân. Có phẩm chất đạo đức tốt, có kiến thức chuyên môn, văn hóa, phù hợp với yêu cầu đàotạo.
- Đã giữ chức phó trung đội trưởng hoặc cán bộ tiểu đội và chức vụ tương đương. Trình độ học vấn tốt nghiệp Trung học phổ thông (cấp III) hoặc tương đương trở lên. Riêng đối với những đồng chí là người dân tộc thiểu số có thể trình độ học vấn tốt nghiệp trung học cơ sở (cấp II).
- Tuổi đời không quá 27 tuổi.
- Có sức khoẻ từ loại 1 đến loại 3.
3. Chỉ tiêu đào tạo (2011-2015): Tổng số 300 học viên.
- Khóa III, năm 2011: 60 học viên.
- Khóa IV, năm 2012: 60 học viên.
- Khóa V, năm 2013: 60 học viên.
- Khóa VI, năm 2014: 60 học viên.
- Khóa VII, năm 2015: 60 học viên.
4. Địa điểm: Tại Trường Quân sự tỉnh (Phường Quảng Phú - Thành phố Quảng Ngãi).
IV. CÔNG TÁC ĐẢM BẢO CHO ĐÀO TẠO
Trường Quân sự tỉnh bảo đảm nơi ăn, ở, sinh hoạt, học tập, vũ khí trang bị, thao trường, bãi tập, phân công giáo viên giảng dạy, cán bộ quản lý và phục vụ.
Quá trình đào tạo học viên được hưởng các chế độ, chính sách theo quy định hiện hành của Nhà nước.
V. KINH PHÍ
Tổng kinh phí thực hiện Đề án: Mở lớp đào tạo Sỹ quan dự bị từ nguồn ngân sách địa phương cho 5 khóa học (Khóa III + IV + V + VI + VII) dự kiến là 6.464.500.000 đồng (Sáu tỷ, bốn trăm sáu bốn triệu, năm trăm ngàn đồng chẵn).
Trong đó, kinh phí đào tạo năm 2011 là 1.292.900.000 (Một tỷ, hai trăm chín mươi hai triệu, chín trăm ngàn đồng chẵn) và nguồn kinh phí đào tạo năm 2011 Ủy ban nhân dân tỉnh đã phân bổ kinh phí cho Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ngãi là 400 triệu đồng, tại Quyết định số 434/QĐ-UBND ngày 23/3/2011, nguồn kinh phí còn thiếu so với dự toán là 892,9 triệu đồng được sử dụng từ nguồn kinh phí đào tạo theo cơ chế, đề án của tỉnh tại Quyết định số 212/QĐ-UBND ngày 14/12/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giao dự toán thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh và chi ngân sách địa phương năm 2011.
Từ năm 2012 trở đi đến năm 2015, cùng với thời điểm xây dựng dự toán ngân sách địa phương theo quy định của Luật Ngân sách và các Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính; Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Ngãi có trách nhiệm tổng hợp nhu cầu kinh phí thực hiện hàng năm gửi Sở Tài chính thẩm tra, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt phân bố kinh phí đào tạo.
Khi Chính phủ thay đổi về mức lương tối thiểu chung, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phối hợp với Sở Tài chính nghiên cứu, trình Ủy ban nhân dân tỉnh bổ sung khoảng chênh lệch tăng thêm.
Sau khi có Quyết định phê duyệt của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Tài chính cấp phát trực tiếp cho Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh qua Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi.
Việc sử dụng kinh phí thực hiện theo đúng quy định tại Thông tư Liên tịch số 170/2002/TTLT-BQP-BTC ngày 28/11/2002 của Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện chế độ chính sách đối với học viên đào tạo sỹ quan dự bị và sỹ quan dự bị; Thông tư số 142/2010/TT-BQP ngày 19/10/2010 của Bộ Quốc phòng quy định, tiêu chuẩn, định lượng ăn và mức tiền ăn cơ bản bộ binh, ăn quân binh chủng, ăn bệnh nhân điều trị, ăn thêm các ngày lễ tết, ăn thêm khi làm nhiệm vụ và trên cơ sở thẩm định của Sở Tài chính tại Công văn số 666/STC-TCHCSN ngày 15/4/2011 về mức và nguồn đào tạo sỹ quan dự bị giai đoạn 2011-2015.
VI. TỔCHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
1. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh có trách nhiệm:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh ban hành quyết định mở lớp đào tạo; đồng thời phối hợp với các Sở, Ban, ngành, huyện, thành phố triển khai thực hiện có hiệu quả Đề án: Mở lớp đào tạo Sỹ quan dự bị,
- Chỉ đạo Trường Quân sự tỉnh chủ động phối hợp với Trường Quân sự Quân khu 5 xây dựng nội dung chương trình đào tạo, tổ chức thi tốt nghiệp và cấp giấy chứng nhận. Bảo đảm nơi ăn, ở, sinh hoạt, học tập, vũ khí trang bị, thao trường bãi tập, cán bộ quản lý và phục vụ trong quá trình đào tạo. Xây dựng quy chế quản lý điều hành và kế hoạch giáo dục đào tạo cho từng khóa học, giao cho Bộ chỉ huy trực tiếp phê duyệt và triển khai thực hiện.
- Chỉ đạo Phòng Chính trị hướng dẫn tuyển chọn báo cáo Quân khu 5 thẩm định ra Quyết định gọi đi đào tạo.
2. SởTài chính có trách nhiệm: Cân đối ngân sách để đảm bảo thực hiện Đề án. Theo dõi, cấp phát kinh phí theo kế hoạch đào tạo giai đoạn 2011- 2015 được Chủ tịch UBND tỉnh, phê duyệt.
3.SởNội vụ có trách nhiệm: Phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định mở lớp đào tạo Sỹ quan dự bị./.