Quyết định 8729/QĐ-BGDĐT

Quyết định 8729/QĐ-BGDĐT ban hành Điều lệ Hội thi “Tiếng hát sinh viên” toàn quốc lần thứ XI năm 2010 do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 8729/QĐ-BGDĐT Điều lệ Hội thi Tiếng hát sinh viên toàn quốc lần thứ XI năm 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
----------

Số: 8729/QĐ-BGDĐT

Hà Nội, ngày 07 tháng 12 năm 2009

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH ĐIỀU LỆ HỘI THI “TIẾNG HÁT SINH VIÊN” TOÀN QUỐC LẦN THỨ XI-2010

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

- Căn cứ Nghị định số 86/2002/NĐ-CP ngày 05/11/2002 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
- Căn cứ Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
- Căn cứ Thông tư số 18/1994/TTLB – VHTT-GD&ĐT ngày 18/3/1994 giữa Bộ Văn hoá - Thông tin và Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc “Đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, nghệ thuật, thông tin trong trường học”;
- Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên và được sự thoả thuận của các cơ quan hữu quan,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này: Điều lệ Hội thi “Tiếng hát sinh viên” toàn quốc lần thứ XI năm 2010 dành cho học sinh, sinh viên các học viện, các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Các ông Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh, sinh viên, Giám đốc các sở giáo dục và đào tạo, các đại học, học viện, Hiệu trưởng các trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp, Thủ trưởng các đơn vị hữu quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Phó Thủ tướng, Bộ trưởng (để b/c);
- Các Thứ trưởng;
- Bộ VHTTDL, TW Đoàn TNCS Hồ Chí Minh;
- Như Điều 3 (để thực hiện);
- Lưu VT, Vụ HSSV.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Vinh Hiển

 

ĐIỀU LỆ

HỘI THI “TIẾNG HÁT SINH VIÊN” TOÀN QUỐC LẦN THỨ XI – 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 8729/QĐ - BGDĐT ngày 07 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:

1. Hội thi “Tiếng hát sinh viên” toàn quốc là một trong các hoạt động nghệ thuật được tổ chức định kỳ nhằm tăng cường giáo dục thẩm mỹ cho học sinh, sinh viên; định hướng và động viên phong trào hoạt động văn hoá nghệ thuật tại các nhà trường góp phần đáp ứng yêu cầu giáo dục toàn diện cho học sinh, sinh viên..

2. Hội thi được phát động, tổ chức từ cấp cơ sở, các trường, các tỉnh thành phố, các bộ, ngành tiến tới chung khảo cấp toàn quốc.

II. NỘI DUNG, TƯ TƯỞNG, CHỦ ĐỀ:

Ca ngợi tình yêu đối với quê hương, đất nước, Đảng, Bác Hồ. Phản ánh những ước mơ, tình cảm, trách nhiệm của tuổi trẻ học sinh, sinh viên với sự nghiệp đổi mới của đất nước.

Chào mừng kỷ niệm 80 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, 65 năm thành lập nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội và các ngày lễ lớn của đất nước trong năm 2010, thi đua thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học 2009 - 2010 và 2010-2011

Chủ đề chương trình văn nghệ dự thi do các đoàn tự chọn sao cho phù hợp với nội dung của Hội thi và đặc trưng của đoàn tham gia dự thi.

III. QUY ĐỊNH.

1. Tên Hội thi: Hội thi “Tiếng hát sinh viên” toàn quốc lần thứ XI năm 2010 (Sau đây viết tắt là “THSV – 2010”)

2. Đối tượng tham gia :

2.1. Đối với thí sinh :

Thí sinh tham gia Hội thi cấp cơ sở và cấp tỉnh, thành phố là sinh viên, học sinh hiện đang học tập tại các học viện, các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp (sau đây gọi tắt là các trường) trong cả nước.

2.2. Tổ chức đoàn dự thi:

a. Các tỉnh, thành phố, Bộ, ngành (có trường) thành lập đoàn tham gia Hội thi cấp toàn quốc. Các thành viên và các tiết mục tham gia của đoàn được lựa chọn từ Hội thi cấp tỉnh, thành phố hoặc từ Hội thi cấp cơ sở của các trường đóng trên địa bàn.

b. Số lượng: Mỗi đoàn có không quá 22 thí sinh tham gia biểu diễn trên sân khấu (kể cả người dẫn chương trình của đoàn) cán bộ lãnh đạo Đoàn, dàn nhạc và những người phục vụ không xuất hiện trên sân khấu trong các tiết mục biểu diễn dự thi của Đoàn không nằm trong số 22 thí sinh quy định trên.

c. Các trường có thể thành lập đoàn riêng của đơn vị mình và có thể đăng ký tham gia trực tiếp với Ban tổ chức Hội thi cấp toàn quốc.

2.3. Học sinh, sinh viên Viện âm nhạc quốc gia, Nhạc viện TP. Hồ Chí Minh, các trường đại học, cao đẳng văn hoá nghệ thuật trung ương, diễn viên các đoàn Nghệ thuật chuyên nghiệp không là đối tượng dự thi “THSV – 2010”.

3. Thể loại dự thi:

3.1. “THSV – 2010” vòng chung khảo toàn quốc bao gồm các thể loại: Ca – Múa – Nhạc. Hội thi cấp cơ sở có thể thêm các thể loại khác để HSSV có điều kiện tham gia rộng rãi.

a. Ca: Các tiết mục tham gia Hội thi về ca có thể là đơn ca, song ca (tam ca nằm trong thể loại song ca) và tốp ca. Thí sinh thi đơn ca không thi quá 1 tiết mục cùng thể loại. Bài hát bằng tiếng dân tộc thiểu số hoặc bằng tiếng nước ngoài phải có 1 lần hát bằng tiếng Việt phổ thông (hoặc có phần dịch lời sang tiếng Việt).

b. Múa: Các tiết mục tham gia Hội thi về múa có thể là múa đơn, múa đôi, tốp múa. (Trong một chương trình thi không biểu diễn quá 1 tiết mục múa cùng thể loại). Phần múa minh hoạ cho hát và minh hoạ cho biểu diễn nhạc cụ không tính là tiết mục múa dự thi. Khuyến khích các tiết mục múa mang sắc thái tuổi trẻ học đường và đậm bản sắc dân tộc.

c. Nhạc: Các tiết mục tham gia Hội thi về biểu diễn nhạc cụ có thể là độc tấu, song tấu, tam tấu, hoà tấu nhạc cụ dân tộc và hiện đại. (Trong chương trình thi không biểu diễn quá 1 tiết mục cùng thể loại).

3.2. Một chương trình dự thi được coi là hợp lệ nếu có ít nhất 2 trong 3 thể loại nói trên, có ít nhất từ 5 tiết mục trở lên và được biểu diễn liên tục theo thời gian quy định.

4. Thời gian biểu diễn.

4.1. Thời gian dự thi cấp toàn quốc của mỗi đoàn không quá 30 phút và bắt đầu tính từ khi người giới thiệu của đoàn bắt đầu giới thiệu về đoàn cho đến lời tuyên bố kết thúc chương trình dự thi của đoàn.

4.2. Nếu một chương trình biểu diễn quá thời gian quy định sẽ bị trừ điểm vào tổng điểm chương trình (mục 7.2) theo nguyên tắc:

- Quá từ trên 1 phút đến 2 phút trừ 1 điểm.

- Quá từ trên 2 phút đến 3 phút bị trừ 2 điểm.

- Quá trên 3 phút bị trừ 3 điểm.

5. Nhạc đệm, trang trí sân khấu.

5.1. Các đoàn có nhu cầu sử dụng ban nhạc của Ban Tổ chức phải đăng ký trước (cùng với bản đăng ký chương trình dự thi) và sẽ được bố trí thời gian ghép nhạc. Các Đoàn có ban nhạc riêng (hoặc hình thức khác) phải tự chuẩn bị nhạc cụ và bố trí thời gian ra vào không quá 3 phút/đoàn để tránh ảnh hưởng đến kế hoạch chung.

5.2. Người ngoài sân khấu không được hát thay phần người đang biểu diễn trên sân khấu. Nếu dùng băng, đĩa nhạc đệm thay cho dàn nhạc thì không được dùng băng, đĩa đã có phần lời (kể cả hát bè) của bài hát.

5.3. Trang trí sân khấu thêm của mỗi đoàn trong phần biểu diễn dự thi (nếu có) chỉ được che khuất tiêu đề và Lôgô sân khấu Hội thi không quá 5 phút.

6. Phương thức đánh giá điểm tiết mục, điểm chương trình và điểm toàn đoàn.

6.1. Các tiết mục dự thi được chấm theo thang điểm 10, chính xác đến 0,1. Điểm tiết mục là điểm trung bình cộng của các giám khảo chấm cho tiết mục.

6.2. Điểm chương trình của mỗi đoàn được đánh giá căn cứ vào :

a. Phản ánh sáng tạo hiệu quả nội dung, tư tưởng, chủ đề của Hội thi. Sự kết cấu hài hoà giữa các tiết mục của toàn bộ chương trình.

b. Sắc thái học sinh, sinh viên, tươi trẻ, hiện đại, đậm đà bản sắc dân tộc

c. Ấn tượng để lại cho người xem về các mặt nghệ thuật, nội dung và hình thức biểu diễn.

6.3. Điểm toàn đoàn:

a. Bằng điểm trung bình cộng của các tiết mục nhân hệ số hai, cộng với trung bình cộng của điểm chương trình.

b. Đoàn có số điểm cao xếp trên. Nếu số điểm bằng nhau đoàn nào có điểm chương trình cao hơn được xếp trên, sau đó sẽ xét đến số lượng huy chương vàng, bạc và giải ba.

c. Đối với các đoàn vi phạm Điều lệ Hội thi về: Số lượng thí sinh tham gia, thể loại, trang trí sân khấu không được chấm điểm chương trình và không được xếp loại toàn đoàn mà chỉ được tính giải các tiết mục (nếu có).

7. Khen thưởng:

7.1. Ban tổ chức căn cứ vào điểm toàn đoàn để tặng Bằng khen, cờ cho các đoàn nhất, nhì, ba và các giải khác.

7.2.Tặng Huy chương Vàng, Bạc và Giải ba cho các tiết mục đạt điểm cao nhất tính từ trên xuống theo nguyên tắc:

a. Thí sinh là sinh viên khối các trường ĐH, CĐ

b. Thí sinh là học sinh TCCN khối các Sở GD&ĐT và các trường TCCN khối các bộ, ngành.

c. Theo từng thể loại: Ca - Múa - Nhạc sẽ có số lượng huy chương tương ứng.

d. Ban Tổ chức có thể có phần thưởng riêng cho các tiết mục đặc biệt của Hội thi.

7.3. Các thí sinh đã đoạt Huy chương Vàng ở vòng chung khảo Hội thi “Tiếng hát sinh viên” những năm trước nếu tham gia “THSV – 2010” đoạt Huy chương Vàng thì chỉ nhận phần thưởng tương ứng, không có Huy chương kèm theo.

8. Ban Giám khảo.

8.1. Ban Giám khảo Hội thi gồm các thành viên là các nghệ sỹ, các nhà chuyên môn của Trung ương và địa phương có trình độ chuyên môn cao, gần gũi và am hiểu phong trào văn nghệ của sinh viên, học sinh các trường đào tạo.

8.2. Các thành viên Ban Giám khảo do Ban tổ chức Hội thi mời đảm bảo chất lượng và khách quan.

IV. CÔNG TÁC TỔ CHỨC:

1. Thời gian địa điểm dự kiến: Vòng chung khảo toàn quốc dự kiến sẽ tổ chức vào tháng 10/2010 tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh

Thời gian, địa điểm chính thức và các quy định khác của Hội thi, Ban tổ chức sẽ thông báo sau.

2. Đối với các trường: Phòng Công tác HSSV phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lập kế hoạch báo cáo với lãnh đạo nhà trường phát động, tổ chức Hội thi dịp: 3/2, 26/3, 30/4, 1/ 5 ... năm 2010, sau đó chọn tiết mục tham gia ở cấp cao hơn.

3. Đối với các bộ, ngành có trường: Bộ phận phụ trách Công tác HSSV lập kế hoạch trình lãnh đạo ngành tổ chức Hội thi trong ngành và tham gia chung khảo toàn quốc.

4. Đối với các tỉnh, thành phố: Sở GD&ĐT phối hợp với các đơn vị có liên quan lập kế hoạch trình lãnh đạo tỉnh, thành phố để có kế hoạch hướng dẫn, tổ chức Hội thi theo phạm vi quản lý và vào thời điểm thích hợp.

5. Các sở GD&ĐT, các trường báo cáo Ban tổ chức bằng văn bản ngay sau khi có kế hoạch chính thức tổ chức thi tại đơn vị để phối hợp trong các hoạt động chung.

6. Các đơn vị tham gia “THSV – 2010” phải lập danh sách thí sinh, danh sách đoàn có đóng dấu của cấp lãnh đạo có thẩm quyền, chương trình dự thi và gửi về Ban tổ chức Hội thi theo các hướng dẫn tiếp theo. Thí sinh dự thi phải xuất trình thẻ HSSV và Chứng minh thư nhân dân khi làm thủ tục nhân sự.

7. Vụ Công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD&ĐT), Cục Văn hoá cơ sở (Bộ VHTTDL) và Ban Trường học (TW Đoàn) là cơ quan thường trực “THSV – 2010”.

V. KINH PHÍ:

1.Vụ Đào tạo các Bộ chủ quản, các Sở GD&ĐT, Phòng Công tác HSSV các trường phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh cùng cấp và các bên có liên quan lập kế hoạch, dự trù kinh phí trình lãnh đạo duyệt cấp kinh phí tổ chức thi tại cơ sở và cử đoàn tham gia vòng chung kết toàn quốc.

Kinh phí dự kiến gồm:

- Tổ chức Hội thi tại cơ sở.

- Tập huấn cho đoàn tham gia thi khu vực và thi chung kết toàn quốc.

- Tàu, xe đi về; ăn, ở cho đoàn trong thời gian khoảng 7 ngày Hội thi.

- Thẻ Hội thi.

- Đi lại của đoàn trong Hội thi.

- Tham gia các hoạt động giao lưu văn hoá, tham quan, trao đổi nghiệp vụ ... trong thời gian diễn ra Hội thi.

2. Các trường dùng kinh phí dành cho hoạt động văn thể và huy động các nguồn kinh phí khác để tổ chức Hội thi.

3. Các ngành, địa phương và các trường cần tranh thủ các nguồn tài trợ để tăng cường điều kiện tổ chức và giải thưởng cho Hội thi.

VI. BÁO CÁO KẾ HOẠCH, KẾT QUẢ VÀ ĐĂNG KÝ THAM GIA:

Các đơn vị sau khi tổ chức “THSV – 2010” ở cơ sở gửi kế hoạch, báo cáo và đăng ký tham gia về Bộ GD&ĐT và liên hệ với Ban tổ chức Hội thi theo địa chỉ:

Vụ Công tác học sinh, sinh viên – Bộ GD&ĐT, 49 Đại Cồ Việt – Hà Nội. ĐT: (04) 8.694.984. – Fax: (04) 8.681.598 – Email: [email protected] ; [email protected] ; 0912.323.011; 0912.140.358. Các đơn vị tham khai thác các văn bản, tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo trên trang web: http://www.moet.gov.vn/?page=1.22

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 8729/QĐ-BGDĐT

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu8729/QĐ-BGDĐT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành07/12/2009
Ngày hiệu lực07/12/2009
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Giáo dục
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật14 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 8729/QĐ-BGDĐT

Lược đồ Quyết định 8729/QĐ-BGDĐT Điều lệ Hội thi Tiếng hát sinh viên toàn quốc lần thứ XI năm 2010


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 8729/QĐ-BGDĐT Điều lệ Hội thi Tiếng hát sinh viên toàn quốc lần thứ XI năm 2010
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu8729/QĐ-BGDĐT
                Cơ quan ban hànhBộ Giáo dục và Đào tạo
                Người kýNguyễn Vinh Hiển
                Ngày ban hành07/12/2009
                Ngày hiệu lực07/12/2009
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcVăn hóa - Xã hội, Giáo dục
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật14 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Quyết định 8729/QĐ-BGDĐT Điều lệ Hội thi Tiếng hát sinh viên toàn quốc lần thứ XI năm 2010

                        Lịch sử hiệu lực Quyết định 8729/QĐ-BGDĐT Điều lệ Hội thi Tiếng hát sinh viên toàn quốc lần thứ XI năm 2010

                        • 07/12/2009

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 07/12/2009

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực