Quyết định 898/QĐ-TCT

Quyết định 898/QĐ-TCT năm 2007 về Quy trình thanh, kiểm tra chấp hành nhiệm vụ, công vụ của cơ quan thuế do Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 898/QĐ-TCT Quy trình thanh, kiểm tra chấp hành nhiệm vụ


BỘ TÀI CHÍNH
TỔNG CỤC THUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 898/QĐ-TCT

Hà Nội, ngày 10 tháng 7 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY TRÌNH THANH TRA, KIỂM TRA CHẤP HÀNH NHIỆM VỤ CÔNG VỤ CỦA CƠ QUAN THUẾ

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC THUẾ

Căn cứ Luật quản lý thuế đã được Quốc hội thông qua ngày 29/11/ 2006;

Căn cứ các Luật thuế, Pháp luật thuế hiện hành;

Căn cứ Luật thanh tra đã được Quốc hội thông qua ngày 15/6/2004;

Căn cứ Quyết định số 32/2006/QĐ-BTC ngày 06/6/2006 của Bộ Tài chính về quy chế hoạt động thanh tra, kiểm tra tài chính;

Căn cứ Quyết định số 76/2007/QĐ-TTg ngày 28/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính;

Theo đề nghị của Trưởng Ban Tổ chức cán bộ và Trưởng Ban Kiểm tra nội bộ - Tổng cục Thuế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình thanh tra, kiểm tra chấp hành nhiệm vụ, công vụ của cơ quan thuế (gọi tắt là quy trình thanh tra, kiểm tra sự tuân thủ).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, thay thế Quyết định số 786 TCT/QĐ/TTr ngày 23 tháng 6 năm 2000 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành Qui trình thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành thuế.

Điều 3. Cục trưởng Cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Trưởng các Ban và đơn vị tương đương thuộc, trực thuộc Tổng cục Thuế chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3.
- Lãnh đạo Tổng cục Thuế.
- Lưu VT, KTNB(2b). Vĩ

KT.TỔNG CỤC TRƯỞNG
PHÓ TỔNG CỤC TRƯỞNG




Phạm Duy Khương

 

QUY TRÌNH THANH TRA, KIỂM TRA

CHẤP HÀNH NHIỆM VỤ, CÔNG VỤ CỦA CƠ QUAN THUẾ
( Ban hành kèm theo Quyết định số 898 /QĐ-TCT ngày 10 tháng 7 năm 2007 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế )

A. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

I. Mục đích của quy trình.

Chuẩn hoá các nội dung và các bước công việc trong hoạt động thanh tra, kiểm tra chấp hành nhiệm vụ, công vụ của cơ quan thuế.

Đảm bảo công tác thanh tra, kiểm tra sự tuân thủ của ngành thuế thống nhất, xuyên suốt từ Tổng cục thuế đến Cục thuế và Chi cục thuế.

Đảm bảo hoạt động thanh tra, kiểm tra chấp hành nhiệm vụ, công vụ của ngành thuế tuân thủ nghiêm túc các quy định của pháp luật, đồng thời đáp ứng yêu cầu cải cách và hiện đại hoá ngành thuế.

Nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động thanh tra, kiểm tra sự tuân thủ trong toàn ngành thuế; góp phần đưa công tác quản lý thuế và quản lý nội bộ ngành thuế đi vào nề nếp, xây dựng ngành thuế ngày càng vững mạnh toàn diện.

II. Phạm vi áp dụng của quy trình.

Quy trình này được áp dụng cho cơ quan thuế các cấp (Tổng cục Thuế, Cục thuế, Chi cục Thuế) khi thực hiện hoạt động thanh tra, kiểm tra chấp hành nhiệm vụ, công vụ cơ quan thuế theo thẩm quyền và sự phân cấp quản lý thuế.

- Tổng cục thuế thanh tra các đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục, các Cục thuế và Chi cục thuế.

- Cục thuế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thanh tra các đơn vị thuộc cơ quan Cục thuế và các Chi cục thuế thuộc quyền quản lý.

- Chi cục thuế kiểm tra các Tổ, Đội thuế thuộc quyền quản lý.

- Trong trường hợp thanh tra, kiểm tra chéo theo chương trình, kế hoạch thực hiện theo quyết định điều động của Thủ trưởng cơ quan Thuế cấp trên.

III. Các thành phần tham gia thực hiện quy trình.

Căn cứ vào các quy định về tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của các Ban, đơn vị tương đương thuộc Tổng cục Thuế, các Cục Thuế, Chi cục Thuế; đối tượng trực tiếp tham gia thực hiện quy trình thanh tra, kiểm tra sự tuân thủ bao gồm:

- Thủ trưởng cơ quan Thuế các cấp.

- Cán bộ công chức làm công tác kiểm tra nội bộ thuộc các cấp trong ngành thuế.

- Cán bộ công chức các bộ phận nghiệp vụ có liên quan theo chỉ đạo, phân công của thủ trưởng cơ quan thuế các cấp.

IV. Các hình thức thanh tra, kiểm tra sự tuân thủ của cơ quan thuế.

Công tác thanh tra, kiểm tra sự tuân thủ trong ngành thuế được thực hiện dưới hình thức thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch và thanh tra, kiểm tra đột xuất.

1- Thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch được tiến hành theo chương trình, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; có thể áp dụng các loại hình sau đây:

- Thanh tra toàn diện: là loại hình thanh tra tổng hợp, toàn diện tình hình hoạt động của đơn vị, cơ quan thuế thuộc quyền quản lý trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý thuế.

- Thanh tra, kiểm tra hạn chế: là thanh tra, kiểm tra trong phạm vi hẹp, tập trung vào một hoặc một số nội dung để làm rõ những hạn chế, tồn tại cần phải chấn chỉnh, hoàn thiện trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ quản lý thuế của đơn vị thuộc quyền quản lý.

- Thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề: là thanh tra, kiểm tra trên diện rộng, được tiến hành ở nhiều địa phương, theo một hoặc một số nội dung nhằm phục vụ cho yêu cầu hoàn thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế và công tác quản trị nội bộ trong toàn ngành.

- Thanh tra, kiểm tra chéo: là thanh tra, kiểm tra của cơ quan thuế địa phương này thực hiện thanh tra, kiểm tra cơ quan thuế địa phương khác theo chương trình kế hoạch và quyết định điều động của cơ quan thuế cấp trên.

2. Thanh tra, kiểm tra đột xuất: là hình thức thanh tra, kiểm tra bất thường khi cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý có dấu hiệu vi phạm pháp luật của nhà nước qua đơn thư khiếu nại, tố cáo, qua hồ sơ chuyển của các cơ quan có thẩm quyền, hoặc yêu cầu của thủ trưởng cơ quan thuế cấp trên.

B. NỘI DUNG CỦA QUI TRÌNH

I. Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm.

1. Tập hợp và khai thác thông tin.

Khai thác hệ thống thông tin của ngành và tập hợp các thông tin từ báo chí, phản ánh qua đường dây nóng, từ các cơ quan bảo vệ pháp luật... về tình hình quản lý đối tượng nộp thuế; tình hình lập và thực hiện dự toán thu ngân sách; tình hình quản lý nợ thuế; kết quả thực hiện thanh tra, kiểm tra người nộp thuế, thanh tra, kiểm tra sự tuân thủ qua các năm; thông tin về tình hình hoàn thuế, miễn giảm thuế, xoá nợ thuế; tình hình quản lý ấn chỉ thuế; tình hình chấp hành pháp luật về phòng, chống tham nhũng, công tác xây dựng cơ bản của ngành, về công tác cán bộ, chi tiêu kinh phí.... Các đơn vị làm nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra sự tuân thủ trong ngành thuế tổ chức phân tích xác định nội dung và hình thức thanh tra, kiểm tra; lựa chọn các đơn vị cần thanh tra, kiểm tra làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra sự tuân thủ hàng năm.

2. Nội dung trọng tâm của kế hoạch thanh tra, kiểm tra sự tuân thủ.

Hệ thống kiểm tra nội bộ có chức năng giúp Thủ trưởng cơ quan thuế các cấp thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của cơ quan thuế các cấp. Trong phạm vi quy trình này, Tổng cục định hướng một số nội dung trọng tâm cho hoạt động thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành thuế như sau:

+ Thanh tra, kiểm tra việc triển khai thực hiện các văn bản pháp luật thuế;

+ Thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức cán bộ trong ngành thuế;

+ Thanh tra, kiểm tra việc lập và thực hiện dự toán thu ngân sách;

+ Thanh tra, kiểm tra việc đăng ký, cấp mã số thuế; công tác quản lý tổ chức và cá nhân người nộp thuế.

+ Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ quản lý ấn chỉ thuế (in, cấp phát, sử dụng, thanh toán ấn chỉ thuế; xử lý các sai phạm liên quan tới ấn chỉ thuế)

+ Thanh tra, kiểm tra công tác xử lý đối với doanh nghiệp thành lập để mua, bán, sử dụng hoá đơn bất hợp pháp.

+ Thanh tra, kiểm tra công tác xử lý tờ khai thuế, hoàn thuế GTGT;

+ Thanh tra, kiểm tra công việc quản lý nợ thuế và tổ chức thu nợ thuế;

+ Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế của cấp dưới.

+ Thanh tra, kiểm tra công tác giải quyết khiếu nại về thuế;

+ Thanh tra, kiểm tra việc sử dụng kinh phí trong ngành thuế;

+ Thanh tra kiểm tra công tác xây dựng cơ bản nội bộ ngành.

3. Lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra.

3.1. Tại Tổng cục Thuế.

Trên cơ sở các nguồn thông tin nêu tại điểm 1; Ban Kiểm tra nội bộ thuộc cơ quan Tổng cục Thuế thực hiện các bước công việc sau:

-  Hàng năm tổ chức phân tích toàn diện về tình hình hoạt động của các Cục thuế địa phương để có nhận định, đánh giá và rút ra những điểm mạnh, điểm yếu trong việc thực hiện nhiệm vụ của các Cục thuế địa phương; xác định những lĩnh vực trọng tâm, địa bàn trọng điểm cần phải tiến hành thanh tra, kiểm tra để hướng dẫn, chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ trong toàn ngành.

- Xây dựng các tiêu chí thanh tra, kiểm tra, xác định những nội dung và hình thức (loại hình) thanh tra, kiểm tra trong năm kế hoạch.

- Căn cứ vào tiêu chí, nội dung, hình thức (loại hình) thanh tra, kiểm tra và cân đối nguồn nhân lực (số lượng, khả năng, năng lực cán bộ) để lựa chọn các Ban, đơn vị thuộc cơ quan Tổng cục thuế, các Cục thuế địa phương cần phải tiến hành thanh tra, kiểm tra trong năm kế hoạch theo mẫu số 01A/KH/KTNB.

- Xây dựng văn bản hướng dẫn lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra sự tuân thủ   trình Tổng cục ban hành, kèm theo kế hoạch thanh tra, kiểm tra sự tuân thủ của Tổng cục thuế (theo mẫu số 01A/KH/TTr- NBN nêu trên) gửi các Ban, đơn vị thuộc Tổng cục và Cục thuế trước ngày 15 tháng 10 hàng năm.

3.2. Tại Cục thuế, Chi cục thuế địa phương.

Căn cứ hướng dẫn của Tổng cục Thuế và thông tin dữ liệu về tình hình hoạt động của các phòng, Chi cục thuộc Cục thuế quản lý; Phòng kiểm tra nội bộ thực hiện các bước công việc sau:

- Nghiên cứu chi tiết về những nội dung thanh tra, kiểm tra theo chỉ đạo của Tổng cục; đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương để phân tích, đánh giá, xác định nội dung cần phải thanh tra, kiểm tra tại các Phòng, Chi cục thuộc Cục thuế quản lý.

- Căn cứ vào nội dung thanh tra, kiểm tra tiến hành phân tích, lựa chọn các đơn vị thanh tra, kiểm tra sự tuân thủ. Trên cơ sở đó cân đối với số lượng cán bộ, khả năng, năng lực của cán bộ và các nhiệm vụ khác để tính tổng quỹ thời gian thực tế làm việc tối đa cả năm cho công tác thanh tra, kiểm tra (tính từ thời gian dự kiến triển khai công tác thanh tra, kiểm tra đến cuối năm có tính trừ ngày nghỉ theo chế độ) để xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm của Cục thuế.

Lập danh sách các phòng, Chi cục thuế phải tiến hành thanh tra, kiểm tra trong năm kế hoạch theo mẫu số 01A/KH/KTNB.

- Phòng kiểm tra nội bộ dự thảo văn bản hướng dẫn lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra sự tuân thủ và/hoặc thanh tra, kiểm tra chéo giữa các Chi cục trình Cục thuế ban hành, kèm theo kế hoạch thanh tra, kiểm tra sự tuân thủ của Cục thuế (theo mẫu số  01A/KH/KTNB nêu trên) đã được thủ trưởng cơ quan ký duyệt gửi các đơn vị và Chi cục thuế trước ngày 30 tháng 10 hàng năm.

- Căn cứ hướng dẫn và kế hoạch của Cục Thuế, các Chi cục tiến hành lập kế hoạch tự kiểm tra sự tuân thủ tại Chi cục theo mẫu 01A/KH/KTNB và báo cáo về Cục trước ngày 15 tháng 11 hàng năm.

- Cục thuế tổng hợp kế hoạch thanh tra, kiểm tra sự tuân thủ hàng năm của các đơn vị trực thuộc theo mẫu 01A/KH/KTNB (kèm theo thuyết minh) báo cáo về Tổng cục thuế trước ngày 05 tháng 12 hàng năm.

Nội dung báo cáo thuyết minh kế hoạch thanh tra, kiểm tra sự tuân thủ (Mẫu 01B/KH/)

Nội dung báo cáo thuyết minh phải nêu rõ tiêu chí, nội dung và lý do mà Ban (hoặc Phòng, hoặc Tổ) kiểm tra nội bộ lựa chọn để đưa vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra.

Đối với các trường hợp dự kiến thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề thì phải có thuyết minh về mục tiêu của chuyên đề, nội dung chuyên đề, dự kiến nguồn nhân lực, địa bàn và đơn vị thanh tra, kiểm tra, thời gian hoàn thành. Trường hợp thanh tra, kiểm tra chéo thì phải có nội dung kiểm tra, dự kiến đơn vị thực hiện kiểm tra, địa bàn kiểm tra,....

Trong trường hợp Phòng (hoặc Tổ) kiểm tra nội bộ lựa chọn nội dung thanh tra, kiểm tra khác với hướng dẫn của cơ quan thuế cấp trên thì ngoài việc thuyết minh phải gửi kèm theo tài liệu chứng minh cho phần thuyết minh đó.

4. Duyệt kế hoạch và điều chỉnh kế hoạch thanh tra, kiểm tra sự tuân thủ hàng năm.

4.1. Duyệt kế hoạch: Tổng cục Thuế xem xét và phê duyệt giao kế hoạch  thanh tra, kiểm tra sự tuân thủ hàng năm do Ban kiểm tra nội bộ của Tổng cục xây dựng trước ngày 15 tháng 10 hàng năm.

Cục thuế xem xét và phê duyệt giao kế hoạch thanh tra, kiểm tra sự tuân thủ hàng năm do Phòng Kiểm tra nội bộ và các Chi cục xây dựng trước ngày 30 tháng 11 hàng năm.

4.2. Điều chỉnh kế hoạch: Kế hoạch thanh tra, kiểm tra năm được duyệt là cơ sở để hệ thống kiểm tra nội bộ ngành thuế triển khai thực hiện. Trường hợp trong quá trình thực hiện nếu có các nguyên nhân chủ quan, khách quan phải điều chỉnh lại kế hoạch năm thì hệ thống kiểm tra nội bộ ngành thuế thực hiện đánh giá, nêu rõ lý do báo cáo Thủ trưởng cơ quan thuế (Người duyệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra sự tuân thủ hàng năm) xem xét điều chỉnh. Thời điểm điều chỉnh kế hoạch cho các Chi cục Thuế trước ngày 15 tháng 9 năm kế hoạch; cho các Cục thuế và Ban kiểm tra nội bộ Tổng cục thuế trước ngày 30 tháng 9 năm kế hoạch được duyệt. Kế hoạch đã điều chỉnh phải báo cáo về Tổng cục để tổng hợp chung toàn ngành

4.3. Xử lý trùng, chồng chéo trong kế hoạch thanh tra, kiểm tra đã được duyệt.

- Trường hợp kế hoạch thanh tra, kiểm tra nội bộ của cơ quan thuế cấp dưới có sự chồng chéo với kế hoạch của cơ quan thuế cấp trên thì thực hiện theo kế hoạch của cơ quan thuế cấp trên.

- Trường hợp kế hoạch thanh tra, kiểm tra nội bộ của cơ quan thuế các cấp trùng với kế hoạch của cơ quan Kiểm toán nhà nước, Thanh tra Chính phủ, Thanh tra Bộ Tài chính thì cơ quan thuế các cấp không tiến hành thanh tra, kiểm tra các đơn vị này; đồng thời lựa chọn, bổ sung vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra các đơn vị khác và báo cáo cơ quan thuế cấp trên sau 10 ngày bổ sung, điều chỉnh.

II. Công việc chuẩn bị tiến hành thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch.

Ban kiểm tra nội bộ, Phòng kiểm tra nội bộ và Tổ kiểm tra nội bộ tổ chức thành các Nhóm và giao nhiệm vụ kế hoạch thanh tra, kiểm tra  nội bộ cho từng Nhóm. Các Nhóm triển khai thực hiện các bước công việc sau:

1. Tổ chức tập hợp, nghiên cứu, phân tích các thông tin liên quan đến nội dung và đơn vị được thanh tra, kiểm tra.

- Nắm vững các thông tin liên quan đến đơn vị được thanh tra, kiểm tra gồm: đặc điểm, tình hình hoạt động của đơn vị; Các biên bản thanh tra của các đoàn thanh tra, kiểm tra khác trước đó đối với đơn vị (nếu có)

- Các thông tin, tài liệu của đơn vị liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra. Phân tích xác định những vấn đề nổi cộm, các trọng tâm, trọng điểm cần phải đi sâu để thanh tra, kiểm tra.

- Các văn bản quy định của nhà nước liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra như: Luật, Pháp lệnh, Nghị định, Thông tư, các Chỉ thị, hướng dẫn của ngành; các quy định của địa phương ban hành theo thẩm quyền.

2. Xây dựng đề cương thanh tra, kiểm tra.

- Xây dựng đề cương thanh tra, kiểm tra theo từng nội dung đã xác định theo kế hoạch thanh tra, kiểm tra đã được phê duyệt (Mẫu 02/ĐC/TTr-NBN).

- Đề cương thanh tra, kiểm tra phải nêu rõ:

+ Mục đích, yêu cầu

+ Hình thức: Thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hay đột xuất

(Loại hình thanh tra, kiểm tra: Toàn diện, chuyên đề, kiểm tra chéo,...)

+ Đơn vị dự kiến thanh tra, kiểm tra: Nêu tên các đơn vị (Ban, Cục, Phòng, Chi cục, Tổ, Đội) dự kiến thanh tra, kiểm tra.

+ Nội dung thanh tra, kiểm tra:

+ Phương pháp thanh tra, kiểm tra (nêu lên trình tự, cách thức kiểm tra phát hiện sai phạm).

+ Thời kỳ thanh tra, kiểm tra:

+ Thời gian thanh tra, kiểm tra:

- Căn cứ hệ thống biểu mẫu của Tổng cục (kèm theo quy trình) và cụ thể hoá thêm một số biểu mẫu phù hợp với thực tiễn quản lý thuế ở địa phương theo từng nội dung thanh tra, kiểm tra (gửi trước cho đơn vị được thanh tra, kiểm tra để chủ động cung cấp tài liệu cho đoàn thanh tra, kiểm tra)

Đề cương thanh tra, kiểm tra nội bộ phải được Lãnh đạo phụ trách công tác kiểm tra nội bộ phê duyệt.

3. Thành lập đoàn (đội) thanh tra (kiểm tra).

Căn cứ vào đề cương thanh tra (kiểm tra) đã xây dựng, Ban (hoặc Phòng, hoặc Tổ) kiểm tra nội bộ dự kiến thành viên đoàn thanh tra (kiểm tra). Đối với thanh tra toàn diện, hoặc thanh tra (kiểm tra) theo chuyên đề có thể tổ chức theo từng lĩnh vực để từng bước đào tạo các cán bộ thanh tra (kiểm tra) chuyên sâu theo lĩnh vực.

Đối với các trường hợp thanh tra (kiểm tra) đột xuất hoặc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo cơ quan thuế thì tuỳ theo tính chất, nội dung từng vụ việc, các đoàn thanh tra (kiểm tra) được thành lập theo chỉ đạo của Tổng cục trưởng, Cục trưởng Cục thuế hoặc Chi cục trưởng Chi cục Thuế.

4. Dự thảo, ký ban hành quyết định thanh tra (kiểm tra):

Ban (hoặc Phòng, hoặc Tổ) kiểm tra nội bộ dự thảo quyết định thanh tra (kiểm tra) trình Thủ trưởng cơ quan thuế ký ban hành. Quyết định thanh tra (kiểm tra) phải ghi rõ: căn cứ pháp lý để thanh tra (kiểm tra); nội dung, yêu cầu, phạm vi thanh tra (kiểm tra); thời kỳ thanh tra (kiểm tra); thời gian thanh tra (kiểm tra); thành viên đoàn thanh tra (kiểm tra), trách nhiệm của người thực hiện nhiệm vụ thanh tra (kiểm tra); nghĩa vụ của đơn vị được thanh tra (kiểm tra) (theo mẫu số 03/QĐ/TTr-NBN đính kèm qui trình).

Khi trình ký quyết định thanh tra (kiểm tra) ngoài dự thảo quyết định thanh tra (kiểm tra) phải kèm theo hồ sơ sau:

- Đề cương thanh tra (kiểm tra).

- Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong đoàn thanh tra (kiểm tra).

- Đơn thư khiếu nại, tố cáo cơ quan thuế (trường hợp thanh tra, kiểm tra đột xuất giải quyết đơn)

Quyết định thanh tra (kiểm tra) lập thành 04 bản lưu tại Bộ phận kiểm tra nội bộ, Đoàn thanh tra (kiểm tra), Văn thư và Đơn vị được thanh tra (kiểm tra) mỗi đơn vị 01 bản.

Quyết định thanh tra (kiểm tra) phải được gửi cho đơn vị được thanh tra (kiểm tra) chậm nhất là 03 ngày kể từ ngày ký. Quyết định thanh tra (kiểm tra) phải được công bố chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định thanh tra (kiểm tra)  (trừ các trường hợp thanh tra, kiểm tra đột xuất).

Trong mọi trường hợp khi quyết định thanh tra (kiểm tra) đã được ký ban hành (đã thông báo hoặc chưa thông báo cho đơn vị), nếu vì lý do khách quan hay chủ quan mà không tiến hành thanh tra (kiểm tra) thì trưởng đoàn thanh tra (kiểm tra) phải dự thảo quyết định thu hồi quyết định thanh tra (kiểm tra) và nêu rõ lý do báo cáo lãnh đạo phụ trách công tác kiểm tra nội bộ ra quyết định thu hồi quyết định đã ban hành. Quyết định thu hồi lập thành 04 bản và gửi cho các đơn vị đã gửi quyết định thanh tra (kiểm tra).

Trường hợp khi Quyết định đã ban hành nhưng hoãn lại từ phía đơn vị được thanh tra (kiểm tra) thì đơn vị được thanh tra (kiểm tra) phải có văn bản gửi cơ quan thuế cấp trên nêu rõ lý do hoãn và thời gian hoãn để trưởng đoàn thanh tra (kiểm tra) báo cáo phụ trách Ban (hoặc Phòng, hoặc Tổ) kiểm tra và Lãnh đạo Cơ quan thuế. Trường hợp hoãn từ phía cơ quan thuế cấp trên thì phải có công văn thông báo cho đơn vị được thanh tra (kiểm tra) biết thời gian hoãn, thời gian bắt đầu tiến hành lại cuộc thanh tra (kiểm tra) để đơn vị được thanh tra (kiểm tra) chủ động điều hành công việc của đơn vị.

III. Thanh tra, kiểm tra tại đơn vị.

1. Công bố quyết định thanh tra (kiểm tra).

Trước khi tiến hành thanh tra (kiểm tra), Trưởng đoàn thanh tra (kiểm tra) thực hiện:

- Công bố quyết định thanh tra (kiểm tra) tại đơn vị: giới thiệu thành viên của đoàn thanh tra (kiểm tra); giải thích cụ thể về mục đích, yêu cầu và nội dung thanh tra (kiểm tra) để đơn vị hiểu rõ và có trách nhiệm thực hiện quyết định thanh tra (kiểm tra). Buổi công bố quyết định thanh tra phải được lập biên bản (Mẫu 04/CBQĐ/TTr-NBN) và lưu vào hồ sơ thanh tra của Đoàn.

Trường hợp phạm vi thanh tra bao gồm cả các Chi cục thuế, hoặc Tổ, Đội thuế trực thuộc được thanh tra thì Trưởng đoàn thanh tra phải thông báo cụ thể danh sách, thời gian, nội dung thanh tra, nhiệm vụ của các bên để đơn vị có căn cứ chủ động chỉ đạo các Chi cục thuế, Tổ, Đội thuế trực thuộc thực hiện.

- Trao đổi để thống nhất với Lãnh đạo đơn vị được thanh tra (kiểm tra) về kế hoạch làm việc, bố trí thời gian làm việc, các tài liệu mà đơn vị có trách nhiệm cung cấp cho đoàn thanh tra (kiểm tra); cán bộ, bộ phận của đơn vị chuẩn bị tài liệu làm việc với đoàn thanh tra (kiểm tra).

Đối với các trường hợp đơn vị chưa chấp hành Quyết định thanh tra (kiểm tra) thì trưởng đoàn thanh tra (kiểm tra) phải lập biên bản ghi nhận nguyên nhân khách quan, chủ quan và ký nhận với thủ trưởng đơn vị được thanh tra (kiểm tra) để báo cáo lãnh đạo trực tiếp ra quyết định thanh tra (kiểm tra) xử lý.

2. Thực hiện thanh tra (kiểm tra).

- Yêu cầu đơn vị được thanh tra (kiểm tra) báo cáo chung kết quả thực hiện các vấn đề có liên quan tới nội dung thanh tra (kiểm tra).

- Thực hiện việc khoá sổ, kiểm kê kho quĩ khi tiến hành nội dung thanh tra (kiểm tra) về tài chính kế toán, ấn chỉ để làm cơ sở xem xét, kiểm tra và kiến nghị thanh tra (kiểm tra).

- Thực hiện đầy đủ, chính xác các bước công việc trong từng nội dung công việc nêu tại phụ lục số 01 ban hành kèm quy trình để xem xét kiểm tra, đối chiếu các tài liệu liên quan đến nội dung thanh tra, kiểm tra đã ghi trong quyết định.

- Các thành viên trong đoàn thanh tra (kiểm tra) khi yêu cầu đơn vị cung cấp tài liệu, hoặc khi trả tài liệu phải thực hiện theo mẫu số 05/BKTL/TTr-NBN. Đồng thời khi yêu cầu cán bộ của đơn vị được thanh tra (kiểm tra) giải trình, làm rõ những nội dung đang thanh tra (kiểm tra), các thành viên trong đoàn thanh tra (kiểm tra) phải lập phiếu yêu cầu giải trình theo mẫu số 06/YCGT/TTr-NBN.

- Khi thanh tra (kiểm tra) các phần công việc, các thành viên trong đoàn thanh tra (kiểm tra) phải kiểm tra chi tiết các phần việc của từng bộ phận, từng cán bộ được kiểm tra liên quan để chỉ rõ những việc làm đúng cần phát huy, những việc làm sai cần khắc phục; quy rõ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, từng cán bộ; đồng thời kiến nghị xử lý những cán bộ vi phạm pháp luật theo quy định (đối với trường hợp xác định rõ vi phạm), hoặc chuyển hồ sơ cho bộ phận kiểm tra việc chấp hành trách nhiệm công vụ của công chức thuế để tiếp tục kiểm tra làm rõ các sai phạm của công chức đó (đối với trường hợp chưa xác định rõ vi phạm).

- Thực hiện thu thập và lập hồ sơ chứng lý thanh tra (kiểm tra), hồ sơ chứng lý được coi là tài liệu gốc để lập biên bản thanh tra (kiểm tra), gồm: Các biên bản ghi nhận kết quả đối chiếu; các bản sao chụp các tài liệu có liên quan kể cả các bức ảnh, đoạn băng ghi lời, hình những việc làm sai của đơn vị (phân tán kho quĩ, cất giấu chứng từ, tài liệu...); biên bản kiểm kê kho quĩ và ghi nhận kết quả làm việc của thành viên đoàn thanh tra (kiểm tra) với đơn vị; các tài liệu, báo cáo của đơn vị lập theo yêu cầu của đoàn thanh tra (kiểm tra) hoặc các bảng kê tài liệu, số liệu mà đoàn thanh tra, kiểm tra thực hiện có xác nhận của cán bộ đơn vị được thanh tra, kiểm tra.

- Trong trường hợp thay đổi, bổ sung nội dung đã ghi trong Quyết định thanh tra (kiểm tra) hoặc trong quá trình thực hiện Quyết định kiểm tra thấy vụ việc cần phải tiến hành thanh tra hoặc quá trình thanh tra (kiểm tra) thấy có dấu hiệu tội phạm thì trưởng đoàn phải lập báo cáo nêu rõ lý do, kèm theo các tài liệu chứng minh, và Quyết định thanh tra (kiểm tra) đã ban hành trình Thủ trưởng cơ quan thuế quyết định.

- Trong quá trình kiểm tra lại các biên bản của các đoàn thanh tra, kiểm tra thực hiện tại doanh nghiệp, ... nếu phát hiện những nghi vấn, đoàn thanh tra được quyền yêu cầu đơn vị cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan để thẩm tra. Trường hợp phát hiện có sai sót thuộc trách nhiệm của đoàn thanh tra, kiểm tra thực hiện tại doanh nghiệp thì chuyển hồ sơ cho Bộ phận làm công tác kiểm tra trách nhiệm công vụ của công chức thuế để đề nghị Thủ trưởng cơ quan thuế ra quyết định kiểm tra xác định trách nhiệm của các thành viên trong đoàn thanh tra, kiểm tra. Trường hợp sai sót thuộc về trách nhiệm của doanh nghiệp thì đề nghị thủ trưởng trực tiếp ra quyết định thanh tra, kiểm tra đột xuất tại doanh nghiệp. Công tác thanh tra, kiểm tra đột xuất tại doanh nghiệp phải tuân thủ theo các quy định của Luật quản lý thuế và theo các bước quy định tại quy trình thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp do Tổng cục thuế ban hành.

- Trưởng đoàn thanh tra (kiểm tra) phải chịu trách nhiệm trước Thủ trưởng ký quyết định thanh tra (kiểm tra) và trước pháp luật về kết quả thanh tra (kiểm tra) của đoàn. Từng thành viên trong đoàn được giao nhiệm vụ phải tuân thủ theo pháp luật và chịu trách nhiệm về tính chính xác kết quả nội dung được phân công thanh tra (kiểm tra).

3. Lập nhật ký thanh tra, kiểm tra.

Quá trình thực hiện thanh tra (kiểm tra) tại đơn vị, trưởng đoàn phải lập nhật ký thanh tra (kiểm tra), các thành viên trong đoàn phải lập biên bản làm việc ghi nhận kết quả thanh tra, kiểm tra.

- Nhật ký thanh tra (kiểm tra) được lập riêng cho từng cuộc thanh tra (kiểm tra).

- Trưởng đoàn thanh tra (kiểm tra) có trách nhiệm lập nhật ký thanh tra (kiểm tra) chung toàn Đoàn để ghi nhận toàn bộ công việc và phân công công việc cho từng cán bộ thanh tra (kiểm tra) theo từng ngày kể từ khi công bố quyết định thanh tra (kiểm tra) đến khi kết thúc (theo mẫu 07/NK/TTr-NBN kèm theo Quy trình này).

- Từng thành viên đoàn thanh tra (kiểm tra) phải lập biên bản làm việc theo từng nội dung công việc đã được phân công để xác nhận kết quả thanh tra (kiểm tra) với cán bộ trực tiếp làm việc (theo mẫu 08/NK/TTr-NBN kèm theo Quy trình này).

- Nhật ký chung của toàn đoàn phải được trưởng đoàn và từng thành viên của đoàn thanh tra (kiểm tra) ký. Nhật ký và biên bản làm việc phải lưu cùng hồ sơ thanh tra (kiểm tra).

4.  Lập biên bản và kết luận thanh tra, kiểm tra.

4.1. Nội dung biên bản thanh tra, kiểm tra:

Đoàn thanh tra (kiểm tra) phải lập biên bản thanh tra (kiểm tra) khi kết thúc cuộc thanh tra (kiểm tra). Biên bản thanh tra (kiểm tra) phải đảm bảo yêu cầu ngắn gọn, rõ ràng, chính xác, phản ánh đầy đủ kết quả của cuộc thanh tra (kiểm tra) (theo mẫu số 09/BB/TTr-NBN kèm theo quy trình), gồm 4 phần chủ yếu sau:

Phần 1: Nêu tóm tắt về căn cứ pháp lý để đoàn thanh tra (kiểm tra) thực hiện nhiệm vụ, thành phần đoàn thanh tra (kiểm tra), thời gian bắt đầu và kết thúc thanh tra (kiểm tra); thành phần của đơn vị được thanh tra (kiểm tra).

Trường hợp đoàn thanh tra (kiểm tra) có sử dụng tài liệu thanh tra (kiểm tra) của các đoàn thanh tra (kiểm tra) khác hoặc báo cáo của cơ quan liên quan để kết luận hoặc làm chứng lý thì phải ghi cụ thể (nguồn tài liệu lấy từ đâu) trong Biên bản thanh tra (kiểm tra).

Phần 2: Mô tả thực trạng diễn biến của sự việc theo từng nội dung đã thanh tra (kiểm tra); nêu rõ các căn cứ của vụ việc mà đoàn đã kiểm tra, xác minh; phản ánh đầy đủ tình tiết của sự việc về hiện tượng cũng như bản chất theo các chứng lý đã kiểm tra, xác minh; nêu cụ thể số liệu kết quả của đoàn thanh tra (kiểm tra) với số liệu, báo cáo của đơn vị; giải thích lý do, nguyên nhân (kèm theo các hồ sơ chứng lý đã kiểm tra, xác minh, các biểu phụ lục đính kèm biên bản thanh tra, kiểm tra).

Trên cơ sở đó, khẳng định đúng, sai theo từng nội dung thanh tra (kiểm tra). Việc khẳng định đúng sai theo từng nội dung phải dẫn chiếu điều khoản văn bản pháp quy, mức độ, phạm vi của từng vụ việc đúng sai đó.

Phần 3: Kiến nghị của đoàn thanh tra, kiểm tra về giải pháp xử lý.

Phần 4: Kiến nghị về trách nhiệm của thủ trưởng, cán bộ đơn vị được thanh tra (kiểm tra).

4.2. Trình tự lập biên bản:

- Trưởng đoàn thanh tra (kiểm tra) tổng hợp kết quả thanh tra (kiểm tra) kèm theo đầy đủ hồ sơ chứng lý đã lập tại biên bản làm việc với từng bộ phận (cán bộ) trong quá trình thanh tra (kiểm tra) làm căn cứ lập Biên bản thanh tra (kiểm tra).

- Tổ chức xem xét, thảo luận thống nhất trong đoàn thanh tra (kiểm tra) về các nội dung, kết quả, kiến nghị thanh tra (kiểm tra).

- Tiến hành lập dự thảo Biên bản thanh tra (kiểm tra) và lấy ý kiến tham gia của các thành viên trong đoàn thanh tra (kiểm tra) để hoàn chỉnh biên bản trước khi tổ chức họp thông báo kết quả thanh tra (kiểm tra) với lãnh đạo đơn vị được thanh tra (kiểm tra).

- Trưởng đoàn chỉ được thay đổi kết quả và chịu trách nhiệm trước quyết định của mình trong các trường hợp sau:

+ Đoàn viên thay đổi ý kiến của mình so với đề xuất trước đó, khi thấy đề xuất trước đó chưa đúng (kèm theo tài liệu chứng minh).

+ Đề xuất của đoàn viên nêu nhưng trưởng đoàn không đồng ý (đoàn viên có quyền bảo lưu ý kiến của mình).

+ Dự thảo của đoàn thanh tra đã thống nhất trong đoàn, nhưng khi thông qua, đơn vị có đầy đủ tài liệu chứng minh nội dung của dự thảo chưa chuẩn xác thì trưởng đoàn xem xét điều chỉnh số liệu, sửa đổi nội dung, kiến nghị và giải pháp xử lý để đảm bảo tính chính xác khách quan.

Những nội dung công việc nêu trên phải được tập hợp thành hồ sơ cùng với biên bản để lưu trữ theo chế độ quy định; làm cơ sở để giải quyết các tranh chấp, khiếu nại của đơn vị cũng như xác định trách nhiệm của từng thành viên trong đoàn thanh tra (kiểm tra). Đồng thời là một yêu cầu bắt buộc khi xem xét, kiểm tra hồ sơ lưu trữ trong nội bộ ngành thuế.

- Đoàn thanh tra (kiểm tra) tổ chức công bố dự thảo Biên bản thanh tra (kiểm tra) tại đơn vị thanh tra (kiểm tra).

- Tiếp nhận ý kiến của đơn vị (nếu có), nghiên cứu phân tích xem xét lại các kết luận, kiến nghị của đoàn và giải đáp ý kiến của đơn vị được thanh tra (kiểm tra)...

- Hoàn chỉnh biên bản, trưởng đoàn thanh tra (kiểm tra) và thủ trưởng đơn vị được thanh tra ký biên bản thanh tra (kiểm tra).

Việc ký biên bản thanh tra (kiểm tra) phải trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thanh tra (kiểm tra).

Trường hợp chậm lập biên bản thanh tra (kiểm tra) do chờ ý kiến chỉ đạo của cấp có thẩm quyền giải đáp các vướng mắc về cơ chế chính sách, quan điểm xử lý chưa thống nhất hoặc vì lý do khách quan khác thì trưởng đoàn thông báo cụ thể (bằng biên bản ghi nhận giữa đoàn và đơn vị) lý do chưa lập biên bản thanh tra (kiểm tra) cho đơn vị được thanh tra (kiểm tra).

Số lượng Biên bản thanh tra (kiểm tra) phải lập cho mỗi cuộc thanh tra (kiểm tra) tuỳ theo tính chất, nội dung từng cuộc thanh tra (kiểm tra) nhưng ít nhất phải được lập thành là 03 bản. Biên bản thanh tra (kiểm tra) phải ghi rõ số trang và các phụ lục đính kèm (nếu có); trưởng đoàn thanh tra (kiểm tra) và thủ trưởng đơn vị được thanh tra (kiểm tra) ký vào từng trang của Biên bản thanh tra (kiểm tra) và phụ lục kèm theo hoặc đóng dấu giáp lai của đơn vị được thanh (kiểm tra).

4.3. Kết luận thanh tra:

- Chậm nhất là 10 ngày, kể từ ngày thông qua biên bản thanh tra (kiểm tra), Trưởng đoàn thanh tra (kiểm tra) phải báo cáo kết quả thanh tra (kiểm tra) (Mẫu số 10/BC/TTr-NBN), kèm theo dự thảo kết luận thanh tra (đối với trường hợp thanh tra - Mẫu số 11/KL/TTr-NBN) trình Lãnh đạo trực tiếp ký quyết định thanh tra xem xét kết luận.

- Chậm nhất là 15 ngày, kể từ ngày đoàn thanh tra trình dự thảo kết luận, Lãnh đạo trực tiếp ký quyết định thanh tra xem xét và ký kết luận thông báo đến đơn vị được thanh tra.

4.4. Kết thúc đợt thanh tra (kiểm tra), trưởng đoàn thanh tra (kiểm tra) lập bản nhận xét, đánh giá chất lượng công việc, ý thức kỷ luật của từng thành viên trong đoàn thanh tra (kiểm tra). Trên cơ sở đó làm căn cứ để xem xét, đánh giá phân loại công chức hàng quý, năm.

IV. Thực hiện kết luận và lưu trữ hồ sơ thanh tra, kiểm tra.

1. Thực hiện kết luận thanh tra.

- Hết thời hạn đã ghi trong kết luận thanh tra, đơn vị được thanh tra, kiểm tra phải báo cáo (bằng văn bản) gửi cơ quan ban hành quyết định thanh tra về kết quả thực hiện các nội dung kết luận thanh tra đã nêu.

- Trên cơ sở báo cáo của đơn vị, nếu xét thấy cần thiết phải thẩm tra thực tế việc thực hiện kết luận thanh tra tại đơn vị thì thủ trưởng cơ quan thuế có công văn chỉ đạo bộ phận đã thanh tra (Ban, hoặc Phòng) triển khai thẩm tra thực tế tại đơn vị những nội dung theo báo cáo để ghi nhận và đánh giá kết quả đã khắc phục của đơn vị được thanh tra.

2.  Lưu trữ hồ sơ.

Đoàn thanh tra (kiểm tra) tập hợp toàn bộ hồ sơ liên quan đến mỗi cuộc thanh tra (kiểm tra): Đề cương, quyết định, nhật ký, biên bản, báo cáo, kết luận,... bàn giao và lưu trữ theo chế độ quy định.

V. Báo cáo thực hiện kế hoạch và kết quả thanh tra, kiểm tra.

Định kỳ hàng quí, năm, Phòng (hoặc Tổ) kiểm tra nội bộ phải lập báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch thanh tra (kiểm tra); kết quả thanh tra (kiểm tra) gửi cơ quan thuế cấp trên trực tiếp như sau:

- Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch thanh tra (kiểm tra) sự tuân thủ hàng quí theo mẫu số 12/BCKH/TTr-NBN đính kèm quy trình này: Chi cục Thuế lập và gửi về Cục thuế trước ngày 05 của tháng  cuối quí; Cục thuế tổng hợp, lập và gửi về Tổng cục Thuế trước ngày 10 của tháng cuối quí.

- Báo cáo kết quả thanh tra (kiểm tra) sự tuân thủ hàng năm Cục thuế tổng hợp, lập và gửi về Tổng cục Thuế trước ngày 30/11 của năm báo cáo.

C. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban Kiểm tra nội bộ thuộc cơ quan Tổng cục Thuế chịu trách nhiệm hướng dẫn chỉ đạo triển khai thực hiện và tổ chức thực hiện theo chức trách nhiệm vụ qui định tại Quy trình này.

2. Lãnh đạo cơ quan thuế các cấp tổ chức, bố trí phân công cán bộ công chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ ngành theo đúng qui định của quy trình này; định kỳ hoặc đột xuất tổ chức kiểm tra việc thực hiện qui trình của các đơn vị và thực hiện các hình thức khen thưởng, kỷ luật theo quy định về chế độ chấp hành kỷ luật lao động, quy chế công tác đối với đơn vị.

Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc, Cục Thuế các tỉnh, thành phố báo cáo kịp thời về Tổng cục Thuế để giải quyết./.

 

Mẫu số 01A/KH/TTr-NBN

TỔNG CỤC THUẾ

Cục (Chi Cục)........

KẾ HOẠCH THANH TRA (KIỂM TRA) SỰ TUÂN THỦ

NĂM ....

Đơn vị được thanh tra (kiểm tra)

Tiêu chí lựa chọn

Nội dung thanh tra

Đơn vị thực hiện TTr (Nguồn lực)

Hình thức thanh tra (kiểm tra)

Thời gian thanh tra (kiểm tra)

TC1

TC2 ...

ND1

ND2 ...

1

2

3

4

5

6

7

8

1.Cục thuế (Chi cục, Phòng,)

 

 

 

 

 

 

 

2.Chi cục (Phòng)

 

 

 

 

 

 

 

3....

 

 

 

 

 

 

 

4....

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

........., Ngày     tháng     năm 200..

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THUẾ

 

- Đơn vị được thanh tra (Cột 1) là những đơn vị mà Tổng cục, Cục (Chi cục) sẽ tiến hành thanh tra, kiểm tra nội bộ trong năm.

- Đơn vị thực hiện thanh tra (Cột 6) là những đơn vị trực tiếp triển khai công tác thanh tra, kiểm tra sự tuân thủ tại các đơn vị tương ứng ở cột 1. Đơn vị thực hiện thanh tra có thể là: Ban kiểm tra nội bộ, Phòng kiểm tra nội bộ, có thể là Tổ kiểm tra nội bộ của Chi cục này kiểm tra chéo Chi cục khác, ... Đồng thời nêu lên nguồn nhân lực (số lượng cán bộ) trực tiếp tiến hành công tác thanh tra (kiểm tra).

- Tiêu chí lựa chọn (Cột 2 và Cột 3):  là các chỉ tiêu đưa ra để sàn lọc, lựa chọn đối tượng để thanh tra (kiểm tra).  Ví dụ có thể đưa ra các tiêu chí sau: TC1: Đơn vị có số thu từ 500 tỷ đồng trở lên và từ 3 – 5 năm liên tục chưa được kiểm tra; TC2: Đơn vị có các doanh nghiệp vi phạm khấu trừ thuế, gian lận tiền hoàn thuế của nhà nước; TC3: Đơn vị có doanh nghiệp bỏ trốn, có các doanh nghiệp mua bán hoá đơn; TC4: Đơn vị có nợ đọng thuế lớn; tỷ lệ DN NQD được  kiểm tra thấp và tỷ lệ sai phạm lớn.

-  Nội dung thanh tra (Cột 4 và Cột 5): Nội dung dự kiến sẽ thanh tra (kiểm tra) đối với từng đơn vị phải phản ánh cụ thể vào kế hoạch thanh tra (kiểm tra). Ví dụ có thể đưa ra các nội dung sau: ND1: Thực hiện cấp mã số thuế và cấp bán hoá đơn; ND2:  Quản lý nợ thuế; ND3: Giải quyết hoàn thuế; ND4: Kết quả thực hiện và tổ chức về thanh tra kiểm tra đối tượng nộp thuế.

- Hình thức thanh tra (Cột 7): thanh tra toàn diện, thanh tra theo nội dung, thanh tra chuyên đề, thanh tra, kiểm tra đột xuất hoặc thanh tra, kiểm tra chéo

- Thời gian thanh tra (Cột 8): là thời gian làm việc thực tế của Đoàn thanh tra, kiểm tra tại đơn vị theo quy định của pháp luật (dự kiến thời gian triển khai - từ tháng ....năm đến ... tháng... năm).

 

Mẫu số 01B/KH/TTr-NBN

TỔNG CỤC THUẾ

Cục (Chi Cục)........

THUYẾT MINH KẾ HOẠCH THANH TRA, KIỂM TRA

SỰ TUÂN THỦ - NĂM ....

- Nêu rõ căn cứ lựa chọn đơn vị để đưa vào kế hoạch thanh tra (kiểm tra): tiêu chí, nội dung và nguyên nhân .

- Trường hợp dự kiến thanh tra, kiểm tra theo chuyên đề thì phải thuyết minh rõ về mục tiêu của chuyên đề, nội dung chuyên đề, dự kiến nguồn nhân lực, địa bàn và đơn vị thanh tra (kiểm tra), thời gian hoàn thành.

- Trường hợp thanh tra (kiểm tra) chéo thì phải có nội dung thanh tra (kiểm tra), dự kiến đơn vị thực hiện thanh tra (kiểm tra), địa bàn thanh tra (kiểm tra),....

- Trường hợp Phòng kiểm tra thuộc nội bộ lựa chọn tiêu chí và nội dung thanh tra (kiểm tra) khác với hướng dẫn của Tổng cục Thuế thì ngoài việc thuyết minh phải gửi kèm theo tài liệu chứng minh cho phần thuyết minh đó.

 

 

........., Ngày     tháng     năm 200..

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THUẾ

 

Mẫu số 02/ĐC/TTr-NBN

TỔNG CỤC THUẾ
(CỤC THUẾ)

Đoàn Thanh tra.....
--------------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

..........., ngày    tháng    năm 200

 

ĐỀ CƯƠNG THANH TRA, KIỂM TRA SỰ TUÂN THỦ

Tại ...................................................

Căn cứ vào kế hoạch thanh tra, kiểm tra sự tuân thủ được duyệt;

Căn cứ kết quả các bước, các công việc đã thực hiện trong khâu chuẩn bị thanh tra, kiểm tra tại ....................;

1. Mục đích, yêu cầu

2. Hình thức quyết định: Thanh tra hay kiểm tra

3. Hình thức Thanh tra, kiểm tra theo kế hoạch hay đột xuất

(Loại hình thanh tra, kiểm tra: Toàn diện, chuyên đề, kiểm tra chéo,...)

4. Đơn vị dự kiến thanh tra, kiểm tra:

Nêu tên các đơn vị (Ban, Phòng, Chi cục, Tổ , Đội) dự kiến thanh tra, kiểm tra.

5. Nội dung thanh tra, kiểm tra:

5.1/ Nội dung 1:

..............................

5.2/ Phương pháp thanh tra, kiểm tra: nêu lên trình tự, cách thức kiểm tra phát hiện sai phạm).

..............................

6. Thời kỳ thanh tra, kiểm tra:

7. Thời gian thanh tra, kiểm tra:

 

 

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THUẾ

TRƯỞNG BỘ PHẬN THANH TRA, KIỂM TRA

 

Mẫu số 03/QĐ/TTr-NBN

TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ (CHI CỤC THUẾ)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số        /QĐ - ...

....., Ngày....tháng.....năm......

 

QUYẾT ĐỊNH

V/v thanh tra (kiểm tra) sự tuân thủ tại cơ quan thuế địa phương

TỔNG CỤC  TRƯỞNG ( HOẶC CỤC TRƯỞNG,...)

- Căn cứ Luật thanh tra đã được Quốc hội thông qua ngày 26/05/2004;

- Căn cứ Quyết định 76/2007/QĐ-TTg ngày 28/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính;

- Căn cứ Quyết định số 32/2006/QĐ-BTC ngày 06/6/2006 của Bộ Tài chính về quy chế hoạt động thanh tra, kiểm tra tài chính;

- Căn cứ quyết định số .../QĐ-TCT ngày.../.../2007 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế về việc ban hành quy trình thanh tra, kiểm tra chấp hành nhiệm vụ, công vụ cơ quan thuế;

- Căn cứ chương trình kế hoạch Thanh tra (kiểm tra) sự tuân thủ năm 200.. của ...........

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Cử Đoàn thanh tra (kiểm tra) .........đến.........để thanh tra các nội dung sau đây:

1.................

2.................

Điều 2. Thời kỳ thanh tra (kiểm tra): Năm 200...

Thời gian thanh tra (kiểm tra): ...... ngày làm việc thực tế; kể từ ngày…/…/…

Điều 3. Đoàn Thanh tra (kiểm tra) gồm có:

- Ông (Bà).......................               - Trưởng đoàn.

- Ông (Bà)......................                - Đoàn viên

- .....................................

Điều 4. Đơn vị được thanh tra (kiểm tra) có trách nhiệm báo cáo nội dung thanh tra và cung cấp đầy đủ, kịp thời hồ sơ, tài liệu, sổ sách, chứng từ... có liên quan đến công việc thanh tra (kiểm tra), cử cán bộ tham gia với Đoàn Thanh tra (kiểm tra) khi có yêu cầu của đồng chí Trưởng đoàn và tạo điều kiện để Đoàn Thanh tra (kiểm tra) hoàn thành nhiệm vụ./.

 

Nơi nhận

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THUẾ

 

Mẫu số 04/CBQĐ/TTr-NBN

CƠ QUAN THUẾ
ĐOÀN THANH TRA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

BIÊN BẢN CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH THANH TRA

- Căn cứ Luật thanh tra đã được Quốc hội thông qua ngày 15/6/2004;

- Căn cứ Quyết định 218/2003/QĐ-TTg ngày 28/10/2003 của Thủ tướng Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng Cục thuế trực thuộc Bộ Tài chính;

- Căn cứ quyết định số 32/2006/QĐ-BTC ngày 06/6/2006 của Bộ Tài chính về Quy chế hoạt động thanh tra, kiểm tra tài chính;

- Căn cứ Quyết định số ........... ngày ..../.../200 của ...........về việc thanh tra tại ............................

Hôm nay, vào lúc .........giờ, ngày ..../.../200.. tại ............, Địa chỉ ..................;

Đoàn thanh tra gồm có:

1. Ông (Bà).....................              - Trưởng đoàn.

2. Ông (Bà)...................                - Thành viên.

3.........

Tiến hành công bố quyết định thanh tra số ..........ngày .../.../200.. của .............. trước ..............;  gồm:

- Ông (Bà)..................                             - Thủ trưởng

- Ông (Bà)..................

Đoàn thanh tra bắt đầu làm việc tại ....................... từ ngày ..../..../200...

 

Thủ Trưởng Đơn vị được Thanh tra

Trưởng Đoàn Thanh Tra

 

Mẫu số 05/BKTL/TTr-NBN

CƠ QUAN THUẾ
ĐOÀN THANH TRA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

BẢNG KÊ TÀI LIỆU CUNG CẤP

THEO YÊU CẦU CỦA ĐOÀN THANH TRA (KIỂM TRA)

- Cán bộ cung cấp tài liệu (họ và tên - chức vụ)..............................................

......................................................................................................................

- Cán bộ nhận tài liệu (họ và tên - chức vụ trong đoàn thanh tra, kiểm tra)....

......................................................................................................................

TT

Danh mục tài liệu

Cung cấp tài liệu

Trả tài liệu

Ngày yêu cầu cung cấp

Ngày  cung cấp

Người cung cấp (ký tên)

Ngày trả

Người trả

(ký tên)

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

...

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mẫu số 06/YCGT/TTr-NBN

CƠ QUAN THUẾ
ĐOÀN THANH TRA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

PHIẾU YÊU CẦU GIẢI TRÌNH

Căn cứ Quyết định số ........... ngày ..../.../200 của ...........về việc thanh tra (kiểm tra) tại ............................

Qua thanh tra (kiểm tra) hồ sơ (tài liệu) .........................................................

........................................................................................................................

Đoàn thanh tra (kiểm tra) yêu cầu Ông (Bà) ......................... là cán bộ (trưởng đoàn,...).......................giải trình các nội dung sau:

1/......

2/......

3/......

.........

Bản giải trình gửi cho đoàn thanh tra (kiểm tra) vào lúc.................... tại ..............

 

 

........., ngày......tháng....... năm 200..

TM/ Đoàn thanh tra (kiểm tra)

 

Mẫu số 9/BB/TTr-NBN

CƠ QUAN THUẾ
ĐOÀN THANH TRA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

BIÊN BẢN THANH TRA (KIỂM TRA) SỰ TUÂN THỦ

tại........................................................

- Căn cứ Luật thanh tra đã được Quốc hội thông qua ngày 15/6/2004;

- Căn cứ Quyết định 76/2007/QĐ-TTg ngày 28/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ qui định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng Cục thuế trực thuộc Bộ Tài chính;

- Căn cứ Quyết định số ........... ngày .../.../200.. của .....................về việc thanh tra nội bộ tại cơ quan thuế địa phương;

Đoàn Thanh tra đã tiến hành thanh tra theo nội dung:

- .............

- .............

Thời gian Thanh tra: từ ngày .../.../200... đến ngày  ..../.../200.....

Hôm nay, ngày .../.../200... tại ........., chúng tôi gồm:

1. Đoàn Thanh tra:

- Ông (Bà) .....................           - Trưởng đoàn

- Ông (Bà) .....................           - Đoàn viên

- ....................................

2. Cơ quan thuế địa phương

- Ông (Bà) ..................                     - Chức danh.

- Ông (Bà)...................            - Chức danh.

Cùng các ông (bà) ................

Lập biên bản xác nhận kết quả thanh tra theo các nội dung như sau:

I/- Về tình hình thực hiện nhiệm vụ thu năm 200..:

II/- Kết quả thanh tra, kiểm tra:

2.1. Nội dung 1:

- Diễn biến tình hình...........

- Ưu điểm

- Nhược điểm, đối chiếu với quy định của pháp luật, quy trình nghiệp vụ của ngành,.....

- Kết luận của Đoàn thanh tra:

+ sai phạm về mặt chính sách, chế độ.......

+ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, của cán bộ ..........................

2.2. Nội dung 2:

- Diễn biến tình hình...........

- Ưu điểm

- Nhược điểm, đối chiếu với quy định của pháp luật, quy trình nghiệp vụ của ngành,.....

- Kết luận của Đoàn thanh tra:

+ sai phạm về mặt chính sách, chế độ.......

+ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, của cán bộ ..........................

2.3.........................................

III. Kiến nghị của đoàn thanh tra:

1. Kiến nghị bổ sung, sửa đổi về chính sách, chế độ

2. Xử lý sai phạm về mặt chính sách, chế độ...............

3. Kiến nghị xử lý trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, của cán bộ........

Biên bản được thông qua vào hồi  h, ngày .... tháng ... năm 200...

Được lập thành  ..... bản nơi nhận:

- ..........................

- ..........................

 

Thủ trưởng đơn vị được thanh tra

Trưởng đoàn thanh tra

 

Mẫu số 07/NK/TTr-NBN

NHẬT KÝ THANH TRA, KIỂM TRA SỰ TUÂN THỦ

 

I/ THÔNG TIN CHUNG

1. Đoàn thanh tra, kiểm tra

- Tên trưởng đoàn:............................................ Chức vụ....................................

- Tên các thành viên trong đoàn:

+ ................................................................... Chức vụ ...................................

+ ................................................................... Chức vụ ...................................

+ ................................................................... Chức vụ ...................................

2. Đơn vị được thanh tra, kiểm tra

- Cục thuế ...........................................................................................................

- Chi cục thuế......................................................................................................

3. Thời gian thanh tra, kiểm tra

- Ngày công bố quyết định thanh tra ..................................................................

- Ngày làm việc thực tế ...............(Ngày gia hạn quyết định - Nếu có)...............

- Ngày kết thúc làm việc tại đơn vị ....................................................................

- Ngày thông qua biên bản thanh tra .................................................................

II/ NHẬT KÝ THANH TRA

1. Công việc chính.

Số TT

Đơn vị (bộ phận) được thanh tra, kiểm tra

Nội dung công việc

Thời gian kiểm tra (từ ngày.... đến ngày.....)

Ghi chú

1

 

 

 

 

2.

 

 

 

 

3

........

 

 

 

 

 

 

 

 

2. Phân công nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra

Số TT

Cán bộ thanh tra

Nội dung công việc được giao

Thời gian thực hiện (từ ngày ... đến ngày...)

Ý kiến đề xuất của cán bộ  thanh tra

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Phân công nhiệm vụ sau thanh tra, kiểm tra

- Người lập dự thảo báo cáo...........................Ngày hoàn thành...........................

- Người lập dự thảo kết luận ............................Ngày hoàn thành ......................

- Ngày hoàn thành bản nhận xét, đánh giá công tác của Đoàn............................

 

Các thành viên trong đoàn

(ký, ghi rõ họ tên)

Trưởng đoàn

(ký, ghi rõ họ tên)

 

Mẫu số 08/BBLV/TTr-NBN

BIÊN BẢN LÀM VIỆC

- Căn cứ Quyết định số ........... ngày .../.../200.. của .....................về việc thanh tra (kiểm tra) sự tuân thủ tại cơ quan thuế địa phương;

- Căn cứ phân công của trưởng đoàn thanh tra (kiểm tra);

Tôi tên là ............................ thành viên của đoàn Thanh tra (kiểm tra) đã trực tiếp làm việc với Ông (Bà) .......................... là cán bộ (trưởng hoặc phó.......)  theo các nội dung:

- .............

- .............

Thời gian làm việc: từ ngày .../.../200... đến ngày  ..../.../200.....

Hôm nay, ngày .../.../200... tại ........., chúng tôi lập biên bản xác nhận kết quả làm việc như sau:

I/- Kết quả làm việc:

1. Nội dung 1:

- Diễn biến tình hình...........

- Ưu điểm.....

- Nhược điểm, đối chiếu với quy định của pháp luật, quy trình nghiệp vụ của ngành,.....

- Kiến nghị thanh tra (kiểm tra):

+ sai phạm về mặt chính sách, chế độ.......

+ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị....... của cán bộ ..........................

2. Nội dung 2:

- Diễn biến tình hình...........

- Ưu điểm.......

- Nhược điểm, đối chiếu với quy định của pháp luật, quy trình nghiệp vụ của ngành,.....

- Kiến nghị thanh tra (kiểm tra):

+ sai phạm về mặt chính sách, chế độ.......

+ trách nhiệm của cơ quan, đơn vị.......... của cán bộ ..........................

3.........................................

Bản bản được thông qua vào hồi......h, cùng ngày và đã đọc lại cho mội người cùng nghe.

 

Cán bộ trực tiếp làm việc

(ký tên)

Cán bộ Đoàn thanh tra

(ký tên)

 

Mẫu số 10/BC/TTr-NBN

CƠ QUAN THUẾ
ĐOÀN THANH TRA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

 

..........., ngày       tháng    năm 200...

 

Kính gửi:...................................................

Báo cáo kết quả Thanh tra (kiểm tra) sự tuân thủ tại..............

- Căn cứ Quyết định số: ........., ngày .... tháng ... năm 200.. của ................, V/v thanh tra sự tuân thủ tại ...............

- Căn cứ Biên bản thanh tra của đoàn thanh tra .................... ngày    tháng ... năm 200....

- Căn cứ qui định tại điều 41 Luật thanh tra.

- ...................................................................

Đoàn thanh tra sự tuân thủ báo cáo ......... kết quả như sau:

I. Tình hình thực hiện nhiệm vụ.

II- Kết quả về nội dung được thanh tra (kiểm tra):

2.1/- Về những mặt công tác đã đạt được:

1. Nội dung 1

2. Nội dung 2

.......................

2.2/- Những thiếu sót qua công tác thanh tra (kiểm tra) sự tuân thủ:

1. Nội dung 1

- Nêu thiếu sót....

- Nêu căn cứ pháp lý.......

- Nguyên nhân thiếu sót...........

- Trách nhiệm của cơ quan thuế, cán bộ thuế...............

2. Nội dung 2

.......................

2.3/- Kiến nghị của đoàn thanh tra, kiểm tra:

1. Chấn chỉnh, xử lý các sai phạm..................

2. Kiểm điểm, xử lý trách nhiệm của thủ trưởng, cán bộ (nếu có).......

III- Kết quả thực hiện nhiệm vụ của đoàn thanh tra (kiểm tra):

1. Việc chấp hành thời gian...... Chấp hành nội dung trong quyết đinh .....

2. Chấp hành quy chế, quy trình thanh tra (kiểm tra).........

3. Những khó khăn vướng mắc và kiến nghị...........

Đoàn Thanh tra báo cáo .............. kết quả thanh tra (kiểm tra).

Trình thủ trưởng cơ quan thuế xin ý kiến chỉ đạo./.

 

 

Trưởng Đoàn thanh tra

 

Mẫu số 11/KL/TTr-NBN

TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ (CHI CỤC THUẾ)
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số:           KL /.....- NBN

V/v Kết luận thanh tra.....

..........., ngày       tháng    năm 200...

 

- Căn cứ quyết định số:

- Căn cứ Biên bản kết luận thanh tra ngày ............. của Đoàn thanh tra ........ với ................

- Căn cứ Báo cáo kết quả thanh tra ngày ............... của Đoàn Thanh tra .....

................. kết luận thanh tra .............. như sau:

I/- Về tình hình thực hiện nhiệm vụ thu năm 200..:

II/- Kết luận về nội dung được thanh tra:

2.1/- Về những mặt công tác đã đạt được:

1. Nội dung 1

2. Nội dung 2

.......................

2.2/- Những thiếu sót qua công tác thanh tra (kiểm tra) sự tuân thủ:

1. Nội dung 1

- Nêu thiếu sót....

- Nêu căn cứ pháp lý.......

2. Nội dung 2

.......................

2.3/- Kết Luận:

1. Chấn chỉnh, xử lý các sai phạm..................

2. Kiểm điểm, xử lý trách nhiệm của cơ quan, cán bộ (nếu có).......

2.4/- Yêu cầu đơn vị triển khai thực hiện kết luận này trong thời hạn..... ngày.

 

Nơi nhận :

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN THUẾ

 

Mẫu số 12/BCKH/TTr-NBN

TỔNG CỤC THUẾ

CỤC THUẾ(CHI CỤC THUẾ)................

BÁO CÁO TÌNH HÌNH THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

THANH TRA (KIỂM TRA) SỰ TUÂN THỦ

Tháng........Quý......./..........

Tên đơn vị

Thời gian dự kiến thanh tra (kiểm tra) theo KH

Thực hiện thanh tra

Thời gian thực hiện (Từ ngày... đến ngày...)

Đã ký biên bản thanh tra (kiểm tra)

Đã báo cáo kết quả thanh tra (kiểm tra)

Đã ký kết luận thanh tra

Kết quả thực hiện kết luận thanh tra

1. Đơn vị A

 

 

 

 

 

 

2.................

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

THUYẾT MINH:

1/Giải trình: Nguyên nhân chậm triển khai so với kế hoạch, Nguyên nhân chậm ký biên bản thanh tra, Nguyên nhân chậm ban hành kết luận

2/ Những sai phạm chủ yếu qua thanh tra, kiểm tra

- Nội dung sai phạm

- Nguyên nhân sai phạm

- Trách nhiệm cơ quan, cán bộ.

3/ Kết quả xử lý

4/ Kết quả thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra

5/ Kiến nghị trong quá trình thực hiện kế hoạch:

- Về cơ chế, chính sách; quy chế, quy trình

- Đề xuất điều chỉnh kế hoạch

6/ Các văn bản gửi kèm.

- Báo cáo kết quả thanh tra của đoàn thanh tra

- Kết luận thanh tra của thủ trưởng đơn vị

- Báo cáo kết quả thực hiện kết luận thanh tra (trường hợp đã thực hiện xong kết luận)

 

 

.........., Ngày .... tháng.... năm.....

LÃNH ĐẠO ĐƠN VỊ

 

PHỤ LỤC SỐ 01

TỔNG CỤC THUẾ

     ---------------

NỘI DUNG CHI TIẾT THANH TRA, KIỂM TRA SỰ TUÂN THỦ

CỦA MỘT SỐ LĨNH VỰC TRONG NGÀNH THUẾ

(Phụ Lục ban hành kèm theo quyết định số ........ngày ...tháng...năm..... của Tổng cục Trưởng Tổng cục thuế)

I. Thanh tra, kiểm tra việc triển khai thực hiện các văn bản pháp luật thuế. (Kèm theo Biểu VBPL 01/TTNB)

1. Rà soát, kiểm tra việc hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật thuế và các văn bản chính sách chế độ của ngành, cụ thể là:

- Các văn bản  trả lời, hướng dẫn, giải thích về chính sách chế độ đối với các sắc thuế hiện hành như: áp dụng thuế suất, căn cứ tính thuế, trình tự thủ tục liên quan đến người nộp thuế và cơ quan quản lý thuế trực tiếp.

- Các văn bản trả lời về đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế; thu nợ và cưỡng chế thuế; thủ tục hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, xoá nợ tiền thuế, tiền phạt….đối chiếu với quy định của các văn bản pháp luật hiện hành nhằm phát hiện các trường hợp sai phạm trong quá trình thực hiện để kiến nghị kịp thời.

- Hình thức, nội dung, thời hiệu các văn bản hướng dẫn thực hiện các chính sách thuế hoặc các quy định về nghiệp vụ thuế do cơ quan thuế và các cấp chính quyền địa phương ban hành theo thẩm quyền.

- Kiểm tra thẩm quyền ban hành văn bản nhằm ngăn ngừa tình trạng tuỳ tiện ban hành các văn bản sai quy định, vì lợi ích cục bộ của địa phương. Kiểm tra nội dung các văn bản đã ban hành xem có trái với các Luật thuế hoặc các văn bản dưới luật của nhà nước không....

2. Kiểm tra việc tổ chức triển khai thực hiện các văn bản pháp luật thuế và các quy định của ngành:

- Thời gian triển khai có đảm bảo với thời gian quy định tại các văn bản chỉ đạo của ngành hay không?

- Hình thức tổ chức triển khai có thể là văn bản chỉ đạo, tổ chức tập huấn, tổ chức hội nghị,... hình thức có phù hợp không?

- Đối tượng triển khai là những đối tượng nào; có đúng với chỉ đạo của ngành hay không?

- Kết quả thực hiện, hiệu quả mang lại ra sao?

II. Thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức cán bộ.

Thực hiện theo quyết định số 3352/QĐ-BTC ngày 10/10/2006 của Bộ Tài chính về việc ban hành quy chế kiểm tra, tự kiểm tra công tác tổ chức cán bộ.

III. Thanh tra, kiểm tra việc lập và thực hiện dự toán thu ngân sách.

(Khai thác số liệu trên chương trình ứng dụng của ngành: Biểu BC2B-TH và biểu BC2B theo địa phương)

1. Kiểm tra các căn cứ lập dự toán thu:

- Đối chiếu số lượng cơ sở kinh doanh đưa vào lập dự toán với số liệu thống kê, số cấp đăng ký kinh doanh, cấp mã số thuế.

- Kiểm tra cơ sở tính toán để lập dự toán thu cho từng nguồn thu, từng lĩnh vực thu,...

- Chốt số liệu nợ đọng thuế chuyển sang năm dự toán, phân loại nợ luân chuyển và nợ đọng để tính toán lại dự toán thu.

- Rà soát tất cả các nguồn thu phat sinh trên địa bàn. Nguồn thu đã đưa vào dự toán, chưa đưa vào dự toán.

2. Kiểm tra kê khai thuế tháng, kê khai tạm nộp thuế theo quý. Chọn một số tháng, quý để kiểm tra, đối chiếu với thực hiện của tháng trước, quý trước và thực hiện so cùng kỳ năm trước. Theo đó phân tích, đánh giá việc kê khai thuế, nộp thuế và thu nợ thuế.

3. So sánh từng chỉ tiêu thu đã thực hiện trong năm với dự toán và so với năm trước, cùng với những nội dung đã tiến hành ở điểm 1 và điểm 2 nêu trên để đánh giá tình hình lập dự toán thu, thực hiện dự toán thu.

4. Kiểm tra việc thực hiện thu các khoản thu về đất:

- Kiểm tra việc thực hiện mở, ghi chép của hệ thống sổ theo dõi, luân chuyển hồ sơ, lưu trữ hồ sơ thu tiền sử dụng đất, thuế chuyển quyền sử dụng đất, thuế TNDN từ chuyển quyền sử dụng đất, lệ phí trước bạ nhà đất theo quy định của pháp luật hiện hành.

- Kiểm tra việc thực hiện các thủ tục hành thu, các giấy tờ mang tính thủ tục Pháp lý theo hồ sơ (Phiếu chuyển thông tin, Tờ khai, Các giấy tờ liên quan, Thông báo nộp tiền…) Chú trọng kiểm tra hồ sơ của các đối tượng đã được ghi nợ tiền sử dụng đất.

- Thẩm tra các căn cứ tính thu:

+ Đối với tiền sử dụng đất: Kiểm tra việc áp dụng chính sách thu theo các quy định của pháp luật hiện hành và các văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính, Tổng cục thuế); Kiểm tra áp dụng giá đất theo quy định của UBND Tỉnh, Thành phố tại từng thời điểm tính thu.

+ Đối với thuế chuyển quyền sử dụng đất, (Đối với cá nhân, hộ gia đình): Kiểm tra căn cứ tính thu theo quy định của pháp luật hiện hành, trong đó tập trung kiểm tra vào các đối tượng, mức miễn giảm thuế.

+ Đối với Thuế TNDN từ hoạt động chuyển quyền sử dụng đất: Kiểm tra việc áp dụng các căn cứ tính thu theo quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

+ Đối với Lệ phí trước bạ nhà, đất: Kiểm tra việc áp dụng chế độ thu theo quy định của pháp luật và các văn bản hướng dẫn hiện hành).

- Kiểm tra việc theo dõi tình hình thu nộp, đối chiếu với Giấy nộp tiền vào ngân sách để xác định số phải thu, số đã được nộp vào Ngân sách; Công tác theo dõi đối tượng đã nộp, còn nợ, xử lý vi phạm, đôn đốc…

- Kiểm tra tình hình giải quyết miễn, giảm về các khoản thu về đất (Thu tiền SDĐ, thuế CQSDĐ), đối tượng không thu lệ phí trước bạ, giảm % thu lệ phí trước bạ đối với trước bạ lần thứ 2 trở đi.

5. Kiểm tra công tác tổ chức và quản lý thu phí, lệ phí:

- Phân loại các khoản phí, lệ phí hiện đơn vị được kiểm tra đang trực tiếp thu và uỷ nhiệm thu, kiểm tra việc thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành trong việc lập hồ sơ quản lý đơn vị được uỷ quyền thu các khoản phí, lệ phí, bao gồm: Danh bạ các đơn vị thu phí, lệ phí; Công tác theo dõi, đôn đốc đăng ký, kê khai và thu nộp phí, lệ phí; Công tác thanh, quyết toán tiền và chứng từ thu phí, lệ phí…

- Rà soát các khoản phí, lệ phí thực tế phát sinh trên địa bàn được kiểm tra đối chiếu với danh mục phí đơn vị được kiểm tra đang quản lý để đánh giá mức độ quản lý và kiến nghị biện pháp quản lý.

- Kiểm tra các khoản phí, lệ phí đã quản lý thu, thẩm định các căn cứ tính thu, đánh giá việc chấp hành về thẩm quyền ban hành, mức thu, đối tượng thu, tỷ lệ thù lao… có tuân thủ theo các văn bản Pháp luật không.

- Kiểm tra công tác tham mưu với chính quyền địa phương của đơn vị được kiểm tra trong tổ chức thu phí, lệ phí để đánh giá hiệu quả công tác thu phí, lệ phí trên địa bàn được kiểm tra.

IV. Thanh tra, kiểm tra việc đăng ký, cấp mã số thuế:

(Khai thác số liệu trên chương trình ứng dụng của ngành: Mẫu TKT 25 và các mẫu TK theo địa phương)

1. Tập trung kiểm tra việc cấp mã số thuế theo quy định tại các thông tư hướng dẫn, quyết định thực hiện các quy trình quản lý hiện hành (quyết định số 1209TCT/QĐ/TCCB ngày 29/7/2004 - kiểm tra các sổ 01/QTR; 02/QTR; 03/QTR và quyết định số 1201TCT/QĐ/TCCB ngày 26/7/2004 - kiểm tra các sổ 01/HKD; 02/HKD; 03/HKD).

- Tổng hợp tình hình về đăng ký thuế và cấp mã số thuế năm.

- Tổng số đã cấp mã số thuế còn hoạt động đến hết thời kỳ thanh tra, kiểm tra

- Tổng số ĐTNT được cấp GCN ĐKT, Thông báo mã số thuế năm: Trong đó số ĐTNT VP Cục, các Chi cục.

- Tổng số ĐT bị đóng mã số thuế trong năm, trong đó số ĐTNT VP Cục, các Chi cục.

- Tổng số ĐTNT đã được quản lý thu thuế hết thời kỳ kiểm tra nhưng chưa được cấp GCNĐKT, mã số thuế.

2. Nội dung kiểm tra trực tiếp: Chọn điểm một quí trong năm để kiểm tra, đánh giá.

Về số tổng hợp quí: Như nội dung Tổng hợp tình hình về đăng ký thuế và cấp mã số thuế năm và xác định các nội dung cụ thể sau:

- Thủ tục nhận hồ sơ, cấp GCNĐKT, Thông báo mã số thuế (Đóng dấu ngày nhận hồ sơ, mở sổ theo dõi...)

- Thủ tục yêu cầu ĐTNT chỉnh sửa kê khai.

- Trong quí bao nhiêu trường hợp cơ quan thuế giải quyết không đúng: Như lỗi quá thời gian do cơ quan thuế; Các trường hợp ĐTNT vi phạm về thời hạn ĐKT chưa xử phạt hành chính

V- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ quản lý ấn chỉ thuế (in, sử dụng, cấp bán ấn chỉ thuê).

(Kèm theo Biểu HĐ 08/TTNB, Biểu HĐ 09/TTNB và Biểu HĐ 10/TTNB)

1. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ in, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế

a/ Nội dung kiểm tra tại Tổng cục:

- Kiểm tra việc in ấn chỉ;

- Kiểm tra thủ tục cấp ấn chỉ;

- Kiểm tra thanh toán ấn chỉ bán với các Cục thuế;

- Kiểm tra việc thực hiện xác minh ấn chỉ thuế;

- Kiểm tra thực hiện chế độ kế toán ấn chỉ và báo cáo ấn chỉ thuế;

- Kiểm tra kho ấn chỉ, kiểm kê định kỳ kho và thanh huỷ ấn chỉ thuế.

b/ Nội dung kiểm tra tại Cục thuế:

- Kiểm tra việc nhận ấn chỉ từ cấp trên về đơn vị

- Kiểm tra việc in ấn chỉ;

- Kiểm tra thủ tục bán biên lai thu phí, lệ phí, giá bán; thủ tục chấp thuận các đơn vị sử dụng, lưu hành hoá đơn tự in;

- Kiểm tra việc thanh toán biên lai thuế và biên lai thu phí, thanh toán ấn chỉ bán với Tổng cục thuế và quyết toán với Chi cục thuế;

- Kiểm tra việc quản lý hoá đơn tự in;

- Kiểm tra việc xử lý tổn thất ấn chỉ thuế và thanh huỷ ấn chỉ thuế;

- Kiểm tra thực hiện chế độ kế toán ấn chỉ và báo cáo ấn chỉ thuế;

- Kiểm tra kho ấn chỉ, kiểm kê định kỳ kho.

c/ Nội dung kiểm tra tại Chi cục thuế:

- Kiểm tra thủ tục cấp biên lai;

- Kiểm tra thủ tục bán biên lai thu phí, lệ phí, giá bán;

- Kiểm tra việc quản lý hoá đơn tự in;

- Kiểm tra việc thanh toán biên lai thuế và biên lai thu phí, thanh toán ấn chỉ bán với Cục thuế;

- Kiểm tra thực hiện chế độ kế toán ấn chỉ và báo cáo ấn chỉ thuế; kiểm kê định kỳ và kiểm tra kho ấn chỉ;

- Kiểm tra việc xử lý tổn thất ấn chỉ thuế và thanh huỷ ấn chỉ thuế;

2. Cấp, bán hoá đơn cho các đơn vị, tổ chức và hộ kinh doanh:

- Kiểm tra công tác quản lý và sử dụng hoá đơn:

- Kiểm tra thủ tục đăng ký mua hoá đơn;

- Kiểm tra việc mở sổ theo dõi tình hình nhập xuất hoá đơn;

- Kiểm tra tình hình thực hiện báo cáo tình hình sử dụng hoá đơn ;

- Kiểm tra tình hình xử lý tổn thất hoá đơn, thu hồi và thanh huỷ hoá đơn;

- Kiểm tra trình tự, thủ tục cấp hoá đơn lẻ.

a) Ở Cục thuế:

- Kiểm tra việc cấp hoá đơn cho các Chi cục thuế huyện, thành phố (thủ tục nhập, xuất hoá đơn và mở sổ theo dõi).

- Bán hoá đơn cho các doanh nghiệp (thủ tục mua hoá đơn lần đầu, lần sau; nộp tiền bán hoá đơn như thế nào? Tổng cục thuế, Phòng quản lý ấn chỉ).

Mở sổ theo dõi.

- Giá bán hoá đơn (áp dụng công văn 730, 771CV/TCT); chế độ báo cáo tháng, quý, năm.

b) Ở Chi cục:

- Cấp hoá đơn lẻ (theo thông tư  99/2003/TT-BTC).

- Bán hoá đơn cho DN, hộ cá thể (thủ tục mua, bán hoá đơn...) về quy định như phần Cục thuế

- Các loại sổ sách do chi cục mở khi xuất bán hoá đơn; thủ kho thực hiện phiếu xuất kho, thẻ kho như thế nào? (việc bán hoá đơn cho các DN như kiểm tra tại văn phòng Cục).

3. Xác minh hoá đơn:

Tổng hợp kết quả thực hiện trong năm.

-Thủ tục tiếp nhận phiếu xác minh hoá đơn các đơn vị gửi đến, mở các sổ theo dõi.

- Bố trí cán bộ, bộ phận xác minh hoá đơn.

- Căn cứ để xác minh hoá đơn, trả lời xác minh hoá đơn có kịp thời, chính xác không? có sai phạm 1 đầu, 2 đầu xử lý như thế nào? Để có đánh giá chung kết quả thực hiện nội dung này Đoàn Thanh tra sẽ kiểm tra điểm theo quí, tháng, hoặc theo tỷ lệ thực hiện trong năm: Ví dụ: Quý 4 năm A; Tháng 1,6,12 năm A hoặc trên % phiếu đề nghị xác minh và phiếu yêu cầu xác minh. Cần lưu ý nội dung này trong mối liên hệ với nội dung quyết toán thuế trong trường hợp có vi phạm Cục thuế đã xử lý thế nào?

- Mở sổ theo dõi, nhận, gửi xác minh hoá đơn.

- Báo cáo định kỳ về xác minh hoá đơn.

VI. Kiểm tra công tác xử lý đối với doanh nghiệp thành lập để mua, bán, sử dụng hoá đơn bất hợp.

(Kèm theo Biểu DN 02/TTNB)

- Tổng hợp số liệu về đối tượng nộp thuế (doanh nghiệp, hộ kinh doanh) có sử dụng hoá đơn bỏ trốn khỏi địa điểm đã đăng ký với cơ quan Thuế được phát hiện trong năm (số đối tượng, số hoá đơn chưa báo cáo sử dụng còn mang theo, số thuế còn nợ...).

- Kiểm tra điểm hồ sơ xác định doanh nghiệp bỏ trốn trong năm để kết luận: hồ sơ (03 Thông báo đôn đốc doanh nghiệp kê khai, nộp thuế của Phòng/Đội Quản lý kê khai và kế toán thuế, Biên bản xác minh doanh nghiệp không còn tồn tại do Phòng/Đội Quản lý kê khai và kế toán thuế phối hợp với chính quyền địa phương lập, Công văn của Cục Thuế/Chi cục Thuế Thông báo doanh nghiệp không còn tồn tại và số hoá đơn không còn giá trị sử dụng doanh nghiệp mang theo (nếu có), việc phân loại và xử lý số thuế nợ đọng của doanh nghiệp này...), trình tự thủ tục, thời hạn xác minh, thông báo doanh nghiệp không còn tồn tại, thông báo số hoá đơn không còn giá trị sử dụng doanh nghiệp mang theo... có đúng, kịp thời theo quy định tại các thông tư hướng dẫn, quyết định thực hiện các quy trình quản lý hiện hành (Quy trình quản thuế đối với doanh nghiệp ban hành theo quyết định số 1209 TCT/QĐ/TCCB ngày 29/7/2004 của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế và khoản 9.3 Mục IV Thông tư số 10/2006/TT-BTC ngày 14/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Quyết định số 75/1998/QĐ-TTg ngày 4/4/1998 của Thủ tướng Chính phủ quy định về mã số đối tượng nộp thuế).

- Kiểm tra công tác triển khai thực hiện  việc phối hợp phát hiện, ngăn ngừa, xử lý các doanh nghiệp thành lập để mua bán hoá đơn, bỏ trốn (công văn số 3144/TCT-TTr ngày 12/9/2005); việc xử lý vi phạm đối với các hành vi mua, bán, sử dụng hoá đơn bất hợp pháp (công văn số 4215/TCT-PCCS ngày 18/11/2005).

Đặc biệt cần lưu ý 1 số nội dung:

+ Đánh giá được kết quả ngăn chặn ngay từ khi doanh nghiệp mới thành lập, qua việc thực hiện điểm 2 công văn số 3144/TCT-TTr đã phát hiện không bán hoá đơn cho bao nhiêu đơn vị. Thời điểm lấy từ tháng 10/2005 đến trước 01 tháng khi thực hiện thanh tra.

+ Việc phân loại nhận dạng theo điểm 1 công văn 3144/TCT-TTr đối với dấu hiệu thứ 8: Doanh số kinh doanh kê khai trong các tờ khai thuế hàng tháng rất lớn nhưng số thuế phải nộp ít.. Đối với dấu hiệu này các doanh nghiệp mới ra kinh doanh kê khai thuế tháng đầu tiên từ tháng 10 (sau khi có CV số 3144/TCT-TTr) mà bộ phận kiểm tra tờ khai không đề xuất kiểm tra đột xuất để có biện pháp ngăn chặn tiếp tục bán hoá đơn để doanh nghiệp bỏ trốn thì phải quy trách nhiệm cụ thể.

- Kiểm tra việc thực hiện chế độ báo cáo kết quả ngăn chặn hành vi mua, bán và sử dụng hoá đơn bất hợp pháp (công văn số 107/TCT-TTr ngày 10/01/2006).

Đặc biệt lưu ý 1 số nội dung:

+ Khi kiểm tra phát hiện doanh nghiệp không tìm thấy tại trụ sở đăng ký kinh doanh, cơ quan thuế các cấp phải căn cứ vào Bảng kê hoá đơn, chứng từ hàng hoá mua vào bán ra tiến hành tra cứu trên trang Web của Tổng cục Thuế để xác định tình trạng của các đơn vị liên quan và gửi cho các Cục thuế có liên quan xem xét xử lý theo đúng hướng dẫn của Tổng cục thuế (công văn số 4215/TCT-PCCS ngày 18/11/2005) trước khi ra thông báo, đồng thời gửi về Tổng cục Thuế để chỉ đạo thực hiện. Nhiệm vụ này là yêu cầu bắt buộc thực hiện đối với các thông báo từ ngày 01/01/2006.

+ Kiểm tra việc mở sổ theo dõi và báo cáo hàng tháng (theo CV số 107/TCT-TTr nêu trên).

VII. Thanh tra, kiểm tra công tác quản lý kê khai, hoàn thuế GTGT

(Kèm theo Biểu DNHT 03/TTNB; Biểu MGT 04/TTNB; Biểu KK 06/TTNB; Biểu KK 07/TTNB)

1/ Thanh tra, kiểm tra công tác quản lý kê khai.

- Kiểm tra việc kê khai:

+ số lượng DN nộp tờ khai thuế GTGT, thuế TNDN đúng hạn/tổng số DN phải kê khai; số DN nộp chậm tờ khai thuế GTGT, thuế TNDN đúng hạn/tổng số DN phải kê khai

+ Số DN phạt chậm nộp tờ khai; số DN chấp hành; số DN không chấp hành

- Kiểm tra việc xử lý tờ khai:

+ Số lượng tờ khai đã xử lý trong kỳ, số tờ khai chưa xử lý

+ Số lượng tờ khai có sai sót phải điều chỉnh, bổ sung; số lượng tờ khai lỗi số học

- Kiểm tra số thuế kê khai và số thuế đã nộp trong kỳ

- Chọn mẫu một số % tờ khai ở một số kỳ để kiểm tra từ việc kê khai, xử lý tờ khai, đến tính thuế, nộp thuế.

2/ Thanh tra kiểm tra công tác hoàn thuế.

- Căn cứ biểu danh sách các doanh nghiệp hoàn thuế và kiểm tra hoàn thuế do đơn vị chuẩn bị, Đoàn thanh tra thực hiện việc:

+ Tổng hợp kết quả tình hình thực hiện hoàn thuế GTGT trong năm của các DN.

+ Chọn Hồ sơ để kiểm tra theo tiêu thức chọn điểm: Quí, tháng, hoặc theo tỷ lệ thực hiện trong năm:

- Kiểm tra công tác tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế:

+ Tiến hành kiểm tra hồ sơ, thủ tục, điều kiện được hoàn thuế theo quy định của pháp luật. Kiểm tra các chỉ tiêu, số liệu tổng hợp và chi tiết liên quan đến số thuế GTGT đề nghị hoàn.

+ Phân loại đối tượng hoàn thuế; xem đối tượng hoàn trước kiểm sau hoặc đối tượng kiểm tra trước hoàn sau.

+ Kiểm tra xác định số thuế được hoàn: kiểm tra, đối chiếu các tài liệu kê khai của đơn vị để xác định chính xác số thuế được hoàn.

+ Đối với đối tượng hoàn trước kiểm tra sau: đối chiếu các số liệu liên quan đến số thuế GTGT đề nghị hoàn, bảng kê khai thuế đầu vào, đầu ra...

+ Đối với đối tượng kiểm tra trước khi hoàn: căn cứ kết quả biên bản kiểm tra, quyết định xử lý vi phạm (nếu có), xem xét tính hợp pháp của biên bản kiểm tra. xem thời gian hoàn thuế có đúng quy định không.

- Đặc biệt chú ý đến các hồ sơ hoàn thuế cho lĩnh vực xuất, mhập khẩu: Kiểm tra, đối chiếu về số lượng hàng hoá, trị giá thanh toán, cảng xuất hàng, cảng giao hàng trên hợp đồng với hoá đơn, tờ khai hải quan, vận đơn và chứng từ thanh toán; kiểm tra phương thức thanh toán.

VIII. Thanh tra, kiểm tra công tác giải quyết đơn thư, khiếu nại tố cáo.

- Kiểm tra địa điểm tiếp công dân (theo điều 3, Quyết định 155/2002/QĐ-BTC ngày 20/12/2002 của Bộ Tài chính);

- Kiểm tra công tác tiếp dân (sổ tiếp dân, cán bộ tiếp dân, nội dung phản ánh, phân công giải quyết, kết quả giải quyết);

- Kiểm tra việc tiếp nhận đơn thư khiếu nại, tố cáo (Sổ tiếp nhận và theo dõi đơn, biên nhận các tài liệu do người khiếu nại tố cáo cung cấp, phân loại đơn, trình xử lý đơn);

- Kiểm tra thẩm quyền giải quyết đơn;

- Kiểm tra kết quả giải quyết khiếu nại tố cáo: số đơn đã giải quyết, số đơn chuyển, số đơn còn tồn, nguyên nhân.

- Kiểm tra việc thực hiện các thủ tục giải quyết khiếu nại tố cáo theo qui định của Bộ Tài chính (quyết định 155/2002/QĐ-BTC ngày 20/12/2002 của Bộ Tài chính)

- Kiểm tra các quyết định giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; các quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuế để phát hiện các trường hợp sai phạm về thời gian, về căn cứ áp dụng văn bản pháp luật có thể dẫn đến gây phiền hà, nhũng nhiễu, không công bằng đối với đối tượng nộp thuế.

IX. Thanh tra, kiểm tra việc quản lý, thu nợ thuế.

(Khai thác số liệu trên chương trình ứng dụng quản lý thu nợ của ngành)

1./ Kiểm tra việc lập kế hoạch quản lý thu nợ năm

2./ Kiểm tra việc quản lý nợ và thủ tục thực hiện các biện pháp thu nợ và cưỡng chế thu nợ

a. Phân loại nợ:

Lập sổ theo dõi nợ thuế; Phân loại nợ thuế; Phạt nộp chậm tiền thuế;

b. Thực hiện thu nợ thuế đối với nhóm nợ thông thường:

- Lập kế hoạch phải thu nợ trong kỳ:

- Lập nhật ký thu nợ

- Trình tự thực hiện các biện pháp thu nợ:

+ Trình tự thực hiện các biện pháp nhắc nhở:

( Thông báo nợ thuế lần thứ nhất, Thông báo nợ thuế lần thứ 2)

+ Trình tự thực hiện các biện pháp thu nợ.

(Trích tài khoản tiền gửi tại Kho bạc, Ngân hàng, tổ chức tài chính tín dụng khác).

Ngừng bán và tạm đình chỉ sử dụng hoá đơn.

Ngừng các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hoá

Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng:

Kê biên tài sản theo quy định:

Chuyển hồ sơ cho các cơ quan pháp luật và cơ quan khác có liên quan)

- Thu nợ theo trình tự đặc biệt

Thanh toán nợ theo phân kỳ

Lệnh thu ngân sách nhà nước trong việc thực hiện hoàn thuế

c. Kiểm tra việc quản lý thu nợ đối với nhóm nợ chờ xử lý

d. Kiểm tra việc quản lý thu nợ đối với nhóm nợ khó thu.

3/ Chốt số nợ đến cuối năm, phân loại nợ và kiến nghị các biện pháp xử lý.

X. Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế của cấp dưới.

(Kèm theo Biểu TTr 05/TTNB)

1. Tại văn phòng Cục thuế và Chi cục thuế:

- Kiểm tra việc lập kế hoạch thanh tra, kiểm tra đối tượng nộp thuế theo quy trình hướng dẫn của Tổng cục thuế (Quyết định 1166/QĐ-TCT ngày 31/10/2005 của Tổng cục thuế).

- Kiểm tra hồ sơ phân tích rủi ro doanh nghiệp, kèm theo giấy mời (Mẫu 04 TTr-DN), biên bản ghi nhận các nội dung kiểm tra tại cơ quan thuế (Mẫu 05TTr-DN), yêu cầu cung cấp thông tin, tài liệu (Mẫu 06 TTr-DN).

- Kiểm tra các quyết định thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp: số lượng quyết định ban hành, số quyết định được thực hiện. Việc ban hành quyết định có kèm theo phiếu đề xuất kế hoạch thanh tra, kiểm tra (Mẫu 07 TTr-DN) của nhóm phân tích thông tin hay không?

* Tổng hợp kết quả tình hình thực hiện việc thanh tra kiểm tra các doanh nghiệp trong năm.

Chọn điểm để kiểm tra theo tiêu thức: Tỷ lệ hồ sơ.

- Kiểm tra hồ sơ tại văn phòng cơ quan Thuế: Văn phòng Cục, Văn phòng Chi cục (Quyết định, thời gian gửi quyết định cho doanh nghiệp, biên bản kết luận thanh tra, đề xuất xử lý, quyết định xử lý sau thanh tra, kết quả thu khi xử lý, lưu trữ hồ sơ thanh tra).

+ Kiểm tra việc thực hiện kế hoạch: Số doanh nghiệp đã kiểm tra theo kế hoach; số doanh nghiệp kiểm tra ngoài kế hoạch.... nguyên nhân..

+ Kiểm tra các thủ tục pháp lý như: Ra quyết định kiểm tra (thời gian ra QĐ đến ngày tiến hành thanh tra, thời gian thanh tra).

+ Biên bản thanh tra (dự thảo, kết luận, những nội dung của biên bản thanh tra có đảm bảo đúng như yêu cầu của QĐ thanh tra).

- Những hồ sơ nghi vấn cần thiết phải thanh tra, kiểm tra đột xuất tại cơ sở (phúc tra) thì nêu cụ thể đề nghị Tổng cục thuế (Cục thuế) ký quyết định thanh tra, kiểm tra đột xuất (phúc tra). Cần chú ý nội dung này phải yêu cầu trưởng đoàn thanh, kiểm tra tại biên bản giải trình cụ thể về những điểm nghi vấn trước khi báo cáo Tổng cục (Cục thuế).

- Kiểm tra việc chấp hành của doanh nghiệp sau khi có quyết định xử lý sau thanh tra.

2. Tại Doanh nghiệp:

- Qua kiểm tra tại văn phòng (Cục thuế, hoặc Chi cục thuế), phân tích báo cáo quyết toán qua các năm để đánh giá rủi ro về thuế trình lãnh đạo cơ quan thuế ra quyết định thanh tra, kiểm tra trực tiếp tại doanh nghiệp.

* Kết quả thanh tra, kiểm tra điểm cần đánh giá rút ra những vấn đề nỗi cộm để chỉ đạo chung.

XI. Thanh tra, kiểm tra việc sử dụng kinh phí trong ngành thuế

(Kèm theo Biểu MSTS 11/TTNB)

- Kiểm tra số dư chưa quyết toán tại thời điểm khoá sổ cuối năm (dư kho bạc nhà nước, dư tại các đơn vị dự toán), việc quản lý và sử dụng số dư dự toán kinh phí khoán chi hoạt động chuyển sang năm sau theo quy định...

- Kiểm tra việc chấp hành chế độ chi tiêu nội bộ của đơn vị và việc chấp hành các chế độ, định mức theo quy định của nhà nước: đối với các nội dung thanh toán công tác phí, hội nghị, thanh lý tài sản, điện thoại ...

- Kiểm tra việc trích lập và sử dụng các quĩ, sử dụng các nguồn kinh phí khác tại đơn vị.

- Kiểm tra việc tổ chức thực hiện quy chế mua sắm hàng hoá, dich vụ tại các đơn vị.

XII. Thanh tra kiểm tra việc xây dựng cơ bản

(Kèm theo Biểu XDCB 12/TTNB)

- Kiểm tra việc lập kế hoạch xây dựng cơ bản hàng năm: việc lập kế hoạch xây dựng cơ bản có hợp lý, cần thiết và sát với thực tế không, có phù hợp với kế hoạch của cấp trên không....

- Kiểm tra trình tự tiến hành việc xây dựng cơ bản bao gồm các công việc sau: kiểm tra việc tiếp nhận, phân bổ và sử dụng nguồn kinh phí; lập hồ sơ xây dựng công trình có đầy đủ, có đảm bảo tính chất pháp lý không, các tờ trình, giấy phép, hồ sơ về khảo sát thiết kế thi công và dự toán công trình, biên bản bàn giao..

- Về công tác thi công: kiểm tra việc giám sát công trình, nhật ký công trình, công tác nghiệm thu, trong quá trình thi công có gì thay đổi so với thiết kế, tính pháp lý về hồ sơ thủ tục khi thay đổi; căn cứ vào thiết kế, thực tế công trình kiểm tra về khối lượng và chất lượng của công trình....

- Kiểm tra trình tự thanh toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản: thanh toán giá nguyên vật liệu, thanh toán giá nhân công...

-  Kiểm tra việc quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành.

- Kiểm tra việc tổng hợp đánh giá, nhận xét những việc đã làm được, những việc chưa làm được.

Trường hợp, trong xây dựng cơ bản pháp luật quy định cần đấu thầu thì phải công khai:

+ Kế hoạch đấu thầu, mời sơ tuyển và kết quả sơ tuyển mời đấu thầu;

+ Danh mục nhà thầu tham gia đấu thầu hạn chế; danh sách ngắn nhà thầu tham gia đấu thầu hạn chế, kết quả lựa chọn nhà thầu.

+ Thông tin về cá nhân, tổ chức thuộc dự án, bên mời thầu, nhà thầu, cơ quan quản lý hoặc đối tượng khác vi phạm pháp luật về đấu thầu; thông tin về nhà thầu bị cấm tham gia và thông tin về xử lý vi pham pháp luật về đấu thầu.

+ Văn bản qui phạm pháp luật về đấu thầu, hệ thống thông tin dữ liệu về đấu thầu

+ Báo cáo công tác tổng kết đấu thầu

+ Thẩm quyền, thủ tục tiếp nhận và giải quyết khiếu nại tố cáo trong đấu thầu.

TỔNG CỤC THUẾ

 

 

FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 898/QĐ-TCT

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu898/QĐ-TCT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành10/07/2007
Ngày hiệu lực10/07/2007
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Thuế - Phí - Lệ Phí
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 898/QĐ-TCT

Lược đồ Quyết định 898/QĐ-TCT Quy trình thanh, kiểm tra chấp hành nhiệm vụ


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 898/QĐ-TCT Quy trình thanh, kiểm tra chấp hành nhiệm vụ
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu898/QĐ-TCT
                Cơ quan ban hànhTổng cục Thuế
                Người kýPhạm Duy Khương
                Ngày ban hành10/07/2007
                Ngày hiệu lực10/07/2007
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Thuế - Phí - Lệ Phí
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật17 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản gốc Quyết định 898/QĐ-TCT Quy trình thanh, kiểm tra chấp hành nhiệm vụ

                        Lịch sử hiệu lực Quyết định 898/QĐ-TCT Quy trình thanh, kiểm tra chấp hành nhiệm vụ

                        • 10/07/2007

                          Văn bản được ban hành

                          Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                        • 10/07/2007

                          Văn bản có hiệu lực

                          Trạng thái: Có hiệu lực