Quyết định 90-HĐBT

Quyết định 90-HĐBT năm 1989 bổ sung Nghị định 56-CP về việc quản lý, sử dụng con dấu trong các cơ quan, xí nghiệp và tổ chức xã hội do Hội đồng Bộ trưởng ban hành

Quyết định 90-HĐBT quản lý, sử dụng con dấu trong các cơ quan, xí nghiệp tổ chức xã hội đã được thay thế bởi Nghị định 62/CP quy định việc quản lý và sử dụng con dấu và được áp dụng kể từ ngày 22/09/1993.

Nội dung toàn văn Quyết định 90-HĐBT quản lý, sử dụng con dấu trong các cơ quan, xí nghiệp tổ chức xã hội


HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 90-HĐBT

Hà Nội, ngày 19 tháng 7 năm 1989

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BỔ SUNG NGHỊ ĐỊNH SỐ 56-CP NGÀY 17-3-1966 CỦA HỘI ĐỒNG CHÍNH PHỦ QUY ĐỊNH VIỆC QUẢN LÝ SỬ DỤNG CON DẤU TRONG CÁC CƠ QUAN, XÍ NGHIỆP VÀ TỔ CHỨC XÃ HỘI

HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG

Để bảo đảm việc bảo quản và sử dụng con dấu trong các cơ quan, xí nghiệp, các tổ chức xã hội, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được chặt chẽ;
Để phù hợp với sự đổi mới về tổ chức trong các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế, xã hội hiện nay;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nội vụ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Nay bổ sung Nghị định số 56-CP ngày 17-3-1966 của Hội đồng Chính phủ về việc quản lý, sử dụng con dấu trong các cơ quan, tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và tổ chức xã hội như sau:

A. Được dùng con dấu có hình Quốc huy.

1. Các cơ quan đại diện ngoại giao, các cơ quan lãnh sự, các cơ quan đại diện bên cạnh các tổ chức quốc tế liên Chính phủ, các phòng lãnh sự thuộc Đại sứ quán và các cơ quan đại diện khác của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, các cơ quan thường xuyên làm công tác đối ngoại với nước ngoài thuộc Bộ Ngoại giao, Sở Ngoại vụ thành phố Hồ Chí Minh.

2. Phòng công chứng Nhà nước ở các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương.

B. Được dùng con dấu không có hình Quốc huy, không phân biệt về hình thể, kích thước.

1. Các tổ chức kinh tế quốc doanh (bao gồm những tổ chức kinh tế do các đoàn thể xã hội là thành viên tổ chức Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành lập và được phép hoạt động.

Các tổ chức kinh tế tập thể.

3. Các tổ chức liên doanh về kinh tế kể cả xí nghiệp công tư hợp doanh và các tổ chức liên doanh với nước ngoài).

4. Tổ chức kinh tế tư nhân.

Các tổ chức kinh tế nói trên sau khi có quyết định của cấp có thẩm quyền cho phép thành lập hoặc cấp giấy phép đăng ký sản xuất kinh doanh thì được khắc con dấu để sử dụng.

Điều 2. Bộ Nội vụ quy định cụ thể về hình thể, kích thước, nội dung và việc tổ chức khắc các loại con dấu nói ở điều 1.

Cơ quan công an từ cấp tỉnh trở lên có nhiệm vụ cấp giấy phép khắc dấu, thực hiện việc đăng ký và lưu chiểu mẫu con dấu đã cấp; hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, sử dụng con dấu ở các cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế (trong và ngoài quốc doanh) và các tổ chức xã hội theo đúng quy định của Nhà nước.

Các cơ quan tổ chức đã được cấp con dấu trước đây mà hình thể, kích thước, nội dung ghi trong con dấu không phù hợp với quy định của Bộ Nội vụ đều phải đến cơ quan công an để xin khắc lại con dấu. Bộ Nội vụ quy định thời hạn phải hoàn thành việc khắc lại con dấu mới.

Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan, các tổ chức kinh tế, các tổ chức xã hội được dùng dấu phải quản lý chặt chẽ việc sử dụng con dấu của cơ quan, tổ chức mình. Trường hợp có quyết định thay đổi tên, giải thể, sáp nhập, v.v... phải giao lại con dấu cũ cho cơ quan công an đã cho phép khắc con dấu để quản lý, chậm nhất là 1 tháng sau khi có quyết định.

Điều 4. Các cơ quan, các tổ chức của nước ngoài muốn khắc con dấu để sử dụng trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải xin phép Bộ Nội vụ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua Bộ Ngoại giao.

Điều 5. Bộ Nội vụ sau khi trao đổi với Bộ Ngoại giao, quy định mẫu và việc quản lý các loại con dấu dùng trong công tác đối ngoại và việc các cơ quan, tổ chức nước ngoài khắc và sử dụng con dấu trên đất nước Việt Nam.

Điều 6. Cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân vi phạm những quy định trong Quyết định này và Nghị định số 56-CP ngày 17-3-1966, tuỳ theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc xử lý theo điều 211 và 212 Bộ Luật Hình sự của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Điều 7. Bộ trưởng các Bộ, Chủ nhiệm các Uỷ ban Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trưởng và Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm hướng dẫn và kiểm tra việc thi hành Quyết định này.

 

 

Đỗ Mười

(Đã ký)

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 90-HĐBT

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu90-HĐBT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành19/07/1989
Ngày hiệu lực03/08/1989
Ngày công báo15/08/1989
Số công báoSố 15
Lĩnh vựcDoanh nghiệp, Bộ máy hành chính
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 22/09/1993
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Quyết định 90-HĐBT quản lý, sử dụng con dấu trong các cơ quan, xí nghiệp tổ chức xã hội


Văn bản liên quan ngôn ngữ

    Văn bản sửa đổi, bổ sung

      Văn bản bị đính chính

        Văn bản được hướng dẫn

          Văn bản đính chính

            Văn bản bị thay thế

              Văn bản hiện thời

              Quyết định 90-HĐBT quản lý, sử dụng con dấu trong các cơ quan, xí nghiệp tổ chức xã hội
              Loại văn bảnQuyết định
              Số hiệu90-HĐBT
              Cơ quan ban hànhHội đồng Bộ trưởng
              Người kýĐỗ Mười
              Ngày ban hành19/07/1989
              Ngày hiệu lực03/08/1989
              Ngày công báo15/08/1989
              Số công báoSố 15
              Lĩnh vựcDoanh nghiệp, Bộ máy hành chính
              Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 22/09/1993
              Cập nhật7 năm trước

              Văn bản được căn cứ

                Văn bản hợp nhất

                  Văn bản gốc Quyết định 90-HĐBT quản lý, sử dụng con dấu trong các cơ quan, xí nghiệp tổ chức xã hội

                  Lịch sử hiệu lực Quyết định 90-HĐBT quản lý, sử dụng con dấu trong các cơ quan, xí nghiệp tổ chức xã hội