Quyết định 900/QĐ-UBND

Quyết định 900/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Bình Định giai đoạn 2016-2020

Nội dung toàn văn Quyết định 900/QĐ-UBND 2017 ứng dụng công nghệ thông tin cơ quan Bình Định 2016 2020


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 900/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 17 tháng 3 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

Căn cứ Nghị quyết số 36a/NĐ-CP ngày 14/10/2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;

Căn cứ Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Công văn số 4589/BTTTT-THH ngày 26/12/2016 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc thẩm định Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 12/TTr-STTTT ngày 17/02/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020 (sau đây gọi tắt là Kế hoạch).

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các sở, ban, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện; tổng hợp, báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch cho UBND tỉnh theo dõi, chỉ đạo kịp thời.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc UBND tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Tuấn Thanh

 

KẾ HOẠCH

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 900/QĐ-UBND ngày 17/3/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định)

A. KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HOẠT ĐỘNG CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

Thực hiện triển khai Quyết định số 647/QĐ-UBND ngày 23/11/2012 của UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động các cơ quan nhà nước (CQNN) tỉnh Bình Định giai đoạn 2011 - 2015, cụ thể các kết quả đạt được so với mục tiêu đặt ra đến năm 2015 như sau:

I. Kết quả thực hiện các mục tiêu của Kế hoạch

1. Về mục tiêu hạ tầng kỹ thuật CNTT

- 100% UBND các huyện, thị xã, thành phố được trang bị hệ thống giao ban trực tuyến kết nối với hệ thống giao ban trực tuyến tại Văn phòng UBND tỉnh.

- Cơ sở hạ tầng thông tin tại Trung tâm Hạ tầng thông tin của tỉnh được đầu tư nâng cấp đạt 70% (mục tiêu đặt ra 100%).

- 90% CBCC từ cấp huyện trở lên được trang bị máy tính làm việc.

- 100% các cơ quan nhà nước cấp tỉnh được trang bị thiết bị an toàn dữ liệu.

- 6% các CQNN cấp tỉnh và cấp huyện kết nối, sử dụng hệ thống mạng truyền số liệu chuyên dùng (mục tiêu đặt ra 100%).

2. Về mục tiêu ứng dụng CNTT trong các CQNN và phục vụ người dân, doanh nghiệp

- 70% CBCC sử dụng thư điện tử công vụ trong giao dịch công tác (mục tiêu đặt ra 100%).

- 100% các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh triển khai sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành tác nghiệp trên môi trường mạng.

- Tỉ lệ các CQNN cấp tỉnh triển khai hệ thống một cửa điện tử đạt 20% so với mục tiêu đề ra.

- Tỉ lệ các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện đã xây dựng trang thông tin điện tử đạt 100%.

- 9% UBND cấp huyện triển khai hệ thống một cửa điện tử (mục tiêu đặt ra 100%).

- Đã có 2 cơ sở dữ liệu được xây dựng triển khai ứng dụng gồm: Cơ sở dữ liệu thông tin và truyền thông và cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật.

- Tỷ lệ văn bản điện tử được trao đổi hoàn toàn dưới dạng văn bản điện tử trong hoạt động nội bộ của cơ quan nhà nước các cấp là 55%.

- Tỷ lệ văn bản, hồ sơ điện tử gửi kèm văn bản, hồ sơ giấy khi trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ là 100%.

- Tỷ lệ văn bản điện tử kèm văn bản giấy khi trao đổi giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là 100%.

- Tỷ lệ văn bản, hồ sơ chính thức gửi kèm văn bản điện tử trình lên các Bộ, cơ quan ngang Bộ để giải quyết công việc là 34%.

3. Nguồn nhân lực

- 100% các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố có cán bộ chuyên trách, bán chuyên trách về CNTT.

- Số cán bộ quản trị mạng được đào tạo chuyên về an toàn, bảo mật thông tin, an ninh thông tin mạng 30 cán bộ, tăng 10 cán bộ so với mục tiêu đặt ra (20 cán bộ).

- Khoảng 70% CBCC được đào tạo, tập huấn về kỹ năng ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước của tỉnh (mục tiêu đặt ra 100%).

II. Khó khăn, hạn chế

1. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật được đầu tư nhưng chưa đồng bộ, công tác an toàn, bảo mật thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu. Hiệu quả khai thác hạ tầng, thiết bị CNTT đã được đầu tư của nhiều đơn vị chưa cao, đặc biệt là các thiết bị an toàn bảo mật thông tin.

2. Trang thiết bị tại Data Center của tỉnh còn thiếu, chưa trang bị kịp thời, hệ thống dự phòng còn hạn chế, gây khó khăn cho việc đảm bảo hệ thống chạy liên tục 24/24h trong thời gian qua.

3. Nhận thức về vai trò của CNTT trong một bộ phận CBCC vẫn còn hạn chế, chưa đầy đủ. Một bộ phận cán bộ lãnh đạo chưa thật sự quan tâm chỉ đạo, gương mẫu triển khai thực hiện ứng dụng CNTT trong công tác chỉ đạo, quản lý điều hành tại đơn vị.

4. Triển khai dịch vụ công trực tuyến gặp nhiều khó khăn, hạn chế, số lượng người dân, doanh nghiệp vẫn còn thói quen nộp hồ sơ trực tiếp, ngại tiếp cận các dịch vụ CNTT. Tỷ lệ nhận hồ sơ trực tuyến hầu như không có, các đơn vị tiếp nhận hồ sơ trực tiếp và tiến hành cập nhật vào hệ thống, lưu trữ và xử lý hồ sơ thông qua hệ thống.

5. Nguồn kinh phí đầu tư cho lĩnh vực công nghệ thông tin còn thấp so với nhu cầu kinh phí thực tế để triển khai thực hiện các nhiệm vụ.

6. Nhiều cơ quan, đơn vị nhà nước mặc dù đã triển khai hướng dẫn sử dụng và cài đặt hệ thống Văn phòng điện tử nhưng vẫn chưa đưa vào sử dụng, hoạt động.

7. Chưa xây dựng Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh.

8. Công tác phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh trong việc triển khai ứng dụng CNTT chưa thật sự đúng mức, đặc biệt với các đơn vị ở cấp huyện công tác triển khai vẫn còn chồng chéo, gây khó khăn và chậm trễ so với kế hoạch đề ra.

B. KẾ HOẠCH ỨNG DỤNG CNTT TRONG HOẠT ĐỘNG CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

I. Căn cứ lập kế hoạch

1. Luật Công nghệ thông tin ngày 29 tháng 6 năm 2006;

2. Luật Giao dịch điện tử ngày 29 tháng 11 năm 2005;

3. Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;

4. Nghị định số 43/2011/NQQ-CP ngày 13/6/2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước;

5. Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 15 tháng 4 năm 2015 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 01 tháng 7 năm 2014 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững và hội nhập quốc tế;

6. Nghị quyết số 36a/NQ-CP ngày 14 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ về Chính phủ điện tử;

7. Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 05/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020;

8. Chỉ thị số 23/CT-TTg ngày 05/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020;

9. Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 26/10/2015 phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;

10. Công văn số 2634/BTTTT-THH ngày 17/8/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;

11. Văn bản số 1178/BTTTT-THH ngày 21/4/2015 của Bộ Thông tin và Truyền thông về việc ban hành Khung Kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam, phiên bản 1.0;

12. Quyết định số 714/QĐ-TTg ngày 22/5/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia cần ưu tiên triển khai tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử;

13. Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04/02/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;

14. Quyết định số 898/QĐ-TTg ngày 27/5/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp đảm bảo an toàn thông tin mạng giai đoạn 2016 - 2020;

15. Quyết định số 1030/QĐ-UBND ngày 31/3/2016 của UBND tỉnh Bình Định về việc phê duyệt chủ trương đầu tư nâng cấp hạ tầng kỹ thuật và ứng dụng mô hình chính quyền điện tử tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020.

II. Hiện trạng ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước

1. Môi trường pháp lý

Nhằm tăng cường công tác ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Định, UBND tỉnh đã ban hành các văn bản trong lĩnh vực CNTT như sau:

- Quyết định số 16/2011/QĐ-UBND ngày 15/7/2011 quy định mức trợ cấp cho cán bộ làm công tác quản trị mạng trên địa bàn tỉnh.

- Quyết định số 34/2011/QĐ-UBND ngày 20/10/2011 điều chỉnh, bổ sung Khoản 2 Điều 1 Quyết định số 16/2011/QĐ-UBND ngày 15 tháng 7 năm 2011 của UBND tỉnh quy định mức trợ cấp cho cán bộ làm công tác quản trị mạng trên địa bàn tỉnh.

- Quyết định số 576/QĐ-UBND ngày 24/10/2012 phê duyệt nội dung điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch phát triển CNTT tỉnh Bình Định đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 (Phần Mô hình chính phủ điện tử tỉnh đến năm 2015).

- Quyết định số 647/QĐ-CTUBND ngày 23/11/2012 phê duyệt Kế hoạch ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin trong hoạt động cơ quan nhà nước tỉnh Bình Định giai đoạn 2011 - 2015.

- Quyết định số 535/QĐ-UBND ngày 03/10/2012 quy định về tiêu chí đánh giá Trang/Cổng thông tin điện tử và mức độ ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Định.

- Quyết định số 22/2012/QĐ-UBND ngày 12/7/2012 ban hành quy chế về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động ứng dụng Công nghệ thông tin của các cơ quan quản lý hành chính nhà nước tỉnh Bình Định.

- Chỉ thị số 07/CT-CTUBND ngày 13/8/2012 về việc tăng cường sử dụng hệ thống thư điện tử công vụ trong hoạt động các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Định.

- Quyết định số 3736/QĐ-UBND ngày 09/12/2013 thay thế Quyết định số 535/QĐ-UBND ngày 03/10/2012 quy định về tiêu chí đánh giá Trang/Cổng thông tin điện tử và tình hình ứng dụng CNTT trong CQNN tỉnh Bình Định.

- Quyết định số 06/2015/QĐ-UBND ngày 05/02/2015 ban hành Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống giao ban trực tuyến tỉnh Bình Định.

- Các Quyết định của UBND tỉnh Bình Định phê duyệt Chương trình ứng dụng và phát triển CNTT trong cơ quan nhà nước tỉnh Bình Định các năm 2011, 2012, 2013, 2014, 2015 gồm: Quyết định số 859/QĐ-UBND ngày 22/4/2011, Quyết định số 779/QĐ-UBND ngày 18/4/2012, Quyết định số 1314/QĐ-UBND ngày 22/5/2013, Quyết định số 1815/QĐ-UBND ngày 04/6/2014, Quyết định số 2184/QĐ-UBND ngày 23/6/2015.

2. Hạ tầng kỹ thuật

- Hạ tầng kỹ thuật CNTT tại Data Center của tỉnh do Trung tâm Hạ tầng thông tin thuộc Sở Thông tin và Truyền thông quản lý từng bước đầu tư, nâng cấp và hoàn thiện. Đến nay, hệ thống máy chủ và trang thiết bị CNTT có thể đáp ứng và đảm bảo cho hoạt động các hệ thống thông tin của tỉnh như Cổng thông tin điện tử, hệ thống giao ban trực tuyến, hệ thống thư điện tử công vụ, hệ thống văn phòng điện tử và một số dịch vụ khác. Ngoài ra, các thiết bị về an toàn bảo mật thông tin được chú trọng đầu tư. Tuy nhiên hệ thống trang thiết bị CNTT tại Data Center của tỉnh chưa đảm bảo vận hành cho các hệ thống thông tin của tỉnh hoạt động liên tục, ổn định và an toàn và an ninh thông tin.

- Đối với các sở, ban, ngành, địa phương trong tỉnh: UBND tỉnh Bình Định đã quan tâm đầu tư các trang thiết bị CNTT gồm: Máy chủ, thiết bị lưu trữ dữ liệu (QNAP), máy quét (Scan), thiết bị lưu điện (UPS); xây dựng và nâng cấp hạ tầng mạng nội bộ (LAN) trong hoạt động các cơ quan đơn vị trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên thiết bị bảo mật chưa được trang bị đầy đủ.

- Hệ thống giao ban trực tuyến đã triển khai đồng bộ cho tất cả các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh từ năm 2012, kết nối với hệ thống của Văn phòng UBND tỉnh và tại Sở Thông tin và Truyền thông, các điểm cầu được kết nối với nhau giúp cho Lãnh đạo tỉnh tổ chức các cuộc họp trực tuyến với tất cả các đơn vị cấp huyện thuận lợi, kịp thời nhất là trong các thời điểm khẩn cấp.

- Hệ thống mạng truyền số liệu chuyên dùng của tỉnh được triển khai và đưa vào sử dụng vận hành tại Sở Thông tin và Truyền thông, bước đầu triển khai một số dịch vụ trên đường truyền và đạt được kết quả nhất định. Đến nay, hệ thống đã hoạt động ổn định và triển khai một số đơn vị gồm: Ban Dân tộc, Sở Ngoại vụ.

- 100% các cơ quan nhà nước cấp tỉnh và cấp huyện đã xây dựng, triển khai hệ thống mạng LAN, đường truyền kết nối internet tốc độ cao đảm bảo đầy đủ các điều kiện cho các cơ quan, đơn vị có thể triển khai các hệ thống thông tin dùng chung phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành trong hoạt động các cơ quan, đơn vị.

3. Ứng dụng CNTT trong nội bộ các cơ quan nhà nước

- Hệ thống phần mềm văn phòng điện tử của tỉnh Bình Định đã được triển khai ứng dụng trong công tác quản lý chỉ đạo, điều hành trong hoạt động hành chính của các CQNN trên địa bàn tỉnh từ năm 2009. Hệ thống được xây dựng và nâng cấp hoàn thiện dần qua các năm. Đến nay 100% các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh đã triển khai sử dụng và thực hiện kết nối liên thông giữa các cơ quan, đơn vị với UBND tỉnh nhằm cho phép theo dõi, kiểm tra và đôn đốc việc thực hiện các nhiệm vụ do Lãnh đạo UBND tỉnh giao.

- Hệ thống thư điện tử công vụ của tỉnh được đầu tư xây dựng và đưa vào sử dụng từ đầu năm 2012. Hệ thống hoạt động tại tên miền http://mail.tencoquan.binhdinh.gov.vn, được triển khai đồng bộ cho các cơ quan, đơn vị trong hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh. Trong đó, hơn 4.236 tài khoản thư điện tử được cấp cho 63 cơ quan, đơn vị; địa chỉ thư điện tử của các cơ quan được cung cấp đầy đủ trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh. Ngoài ra, trên từng trang thông tin điện tử của mỗi cơ quan, đơn vị có cung cấp danh sách địa chỉ thư điện tử của CBCC giúp cho các cơ quan, đơn vị khác biết, liên hệ và trao đổi công tác được nhanh chóng và thuận tiện. Tuy nhiên dung lượng hộp thư điện tử còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng.

- Hệ thống cơ sở dữ liệu chuyên ngành được chú trọng triển khai ứng dụng gồm: cơ sở dữ liệu thông tin và truyền thông, hệ thống quản lý văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh, hệ thống thông tin doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, các cơ sở dữ liệu lĩnh vực tài nguyên môi trường và khoa học công nghệ của tỉnh bước đầu triển khai ứng dụng.

- Các phần mềm quản lý chuyên môn nghiệp tại các cơ quan nhà nước của tỉnh được đẩy mạnh ứng dụng khá hiệu quả, mở rộng ở nhiều lĩnh vực khác nhau gồm: Phần mềm “Hệ thống ứng dụng tập trung Quản lý dự toán ngân sách và quyết toán của các đơn vị sử dụng ngân sách” và phần mềm “Hệ thống quản lý vốn đầu tư thuộc ngân sách nhà nước cho cấp xã và tổng hợp tại cấp huyện, cấp tỉnh” được triển khai ứng dụng tại Sở Tài chính; phần mềm “Theo dõi, tiếp công dân và xử lý đơn thư” triển khai tại Văn phòng UBND tỉnh; phần mềm “Bảo trợ xã hội” triển khai tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.

- Triển khai chứng thư số cho các dịch vụ, phần mềm: gồm Web Server (SSL) và Mail Server (SSL) tương ứng trên hệ thống Cổng thông tin điện tử của tỉnh tại địa chỉ http://binhdinh.gov.vn và hệ thống thư điện tử công vụ của tỉnh http://mail.binhdinh.gov.vn. Đồng thời, triển khai chứng thư số cho 34 cá nhân gồm: Lãnh đạo UBND tỉnh, lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, trưởng các phòng, chuyên viên, lãnh đạo 2 Trung tâm thuộc Văn phòng UBND tỉnh.

4. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

a. Về hoạt động của Cổng thông tin điện tử của tỉnh:

- Cổng thông tin điện tử của tỉnh Bình Định (TTĐT) hiện đang hoạt động tại tên miền http://binhdinh.gov.vn do Trung tâm Hạ tầng thông tin thuộc Sở Thông tin và Truyền thông trực tiếp quản lý và vận hành.

- Việc cung cấp thông tin trên Cổng TTĐT luôn bám sát các sự kiện kinh tế - chính trị, xã hội và những vấn đề phát sinh trong đời sống hàng ngày của tỉnh để đưa tin và tuyên truyền. Tin tức hoạt động của lãnh đạo tỉnh được cập nhật kịp thời và đầy đủ.

- Cổng TTĐT của tỉnh còn là kênh tiếp nhận thông tin phản ánh, kiến nghị của người dân. UBND tỉnh trả lời các kiến nghị của người dân liên quan đến các lĩnh vực như: Đất đai, y tế, công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, chính sách xã hội, dự tuyển công chức, viên chức, chính sách thu hút nguồn nhân lực, khai thác khoáng sản, vận tải, xây dựng và đã được Ban biên tập cập nhật đầy đủ trên Cổng TTĐT qua chuyên mục “Trả lời công dân” để người dân biết.

- Phối hợp các cơ quan nhà nước tổ chức giao lưu trực tuyến với nhiều chuyên đề phong phú. Thông qua các buổi giao lưu trực tuyến, Cổng TTĐT đã tiếp nhận và trả lời nhiều câu hỏi trên các lĩnh vực có liên quan.

- Cổng TTĐT được xây dựng thêm chuyên trang tiếng Anh, cung cấp các tin tức, hình ảnh hoạt động nổi bật và các sự kiện nhằm quảng bá du lịch, giới thiệu văn hóa, đất nước con người Bình Định và các dự án thu hút đầu tư trên địa bàn tỉnh

b. Về Trang thông tin điện tử của các cơ quan nhà nước:

Đến nay 100% các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã có trang thông tin điện tử nhằm cung cấp thông tin chỉ đạo điều hành, tin tức hoạt động, các thủ tục hành chính và thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật của cơ quan, đơn vị. Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị đã tiến hành nâng cấp, phát triển trang thông tin điện tử của mình nhằm đảm bảo các trang thông tin điện tử hoạt động ổn định, an toàn thông tin và đáp ứng tiêu chuẩn kỹ thuật.

c. Về cung cấp dịch vụ công trực tuyến:

- Hầu hết các Trang thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố đã cung cấp 100% dịch vụ hành chính công ở mức độ 2 và 43 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 tại các cơ quan nhà nước của tỉnh.

- Một số đơn vị triển khai hệ thống một cửa điện tử gồm: Sở Công Thương, Sở Thông tin và Truyền thông và UBND thành phố Quy Nhơn đã tích hợp dịch vụ công trực tuyến trên Trang thông tin điện tử của mỗi đơn vị để cho phép người dân, doanh nghiệp có thể nộp hồ sơ trực tuyến, theo dõi quá trình xử lý thủ tục hành chính.

- Trong năm 2015 - 2016, UBND tỉnh Bình Định triển khai Hệ thống dịch vụ công trực tuyến cho các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 cho một số lĩnh vực phù hợp và được tích hợp trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh. Danh mục các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 đã triển khai (cụ thể theo Phụ lục I đính kèm). Tuy nhiên số lượng nộp hồ sơ trực tuyến hầu như là không có.

5. Nguồn nhân lực ứng dụng CNTT

- Nhằm đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước, hàng năm Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Định để tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn kỹ năng sử dụng các hệ thống thông tin cho các cán bộ, công chức phục vụ cho hoạt động chuyên môn nghiệp vụ; tổ chức các lớp tập huấn nghiệp vụ về quản lý đầu tư ứng dụng CNTT trong CQNN, tập huấn về an toàn an ninh thông tin cho cán bộ quản trị mạng của các cơ quan đơn vị của tỉnh.

- Trong giai đoạn 2011 - 2015, cử 04 lượt cán bộ tham gia đào tạo nâng cao chuyên sâu lĩnh vực an toàn an ninh thông tin mạng tại các cơ sở đào tạo tại thành phố Hồ Chí Minh.

6. Hiện trạng công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng:

Tình hình triển khai công tác an toàn an ninh thông tin trong hoạt động các cơ quan nhà nước của tỉnh trong thời gian gần đây được chú trọng thực hiện:

- Nhằm đảm bảo cho Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh hoạt động ổn định, an toàn, bảo đảm xử lý các sự cố kịp thời, Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng Quy trình quản lý an toàn hạ tầng kỹ thuật tại Trung tâm Hạ tầng thông tin, bao gồm: các giải pháp bảo vệ nhằm ngăn chặn và phát hiện sớm việc truy cập trái phép vào mạng máy tính hay thiết bị lưu trữ dữ liệu; Áp dụng các công nghệ xác thực, cơ chế quản lý quyền truy cập và cơ chế ghi biên bản hoạt động của hệ thống để quản lý và kiểm tra việc truy cập mạng; Kiểm soát chặt chẽ việc cài đặt các phần mềm mới lên máy chủ và máy trạm; Theo dõi thường xuyên tình trạng lây nhiễm và thực hiện loại bỏ phần mềm độc hại khỏi hệ thống; Các quy trình quản lý an toàn hạ tầng kỹ thuật khác như phòng cháy, chữa cháy, hiện tượng ẩm ướt, dột trong mùa mưa bão... Ngoài ra, Trung tâm Hạ tầng thông tin đã xây dựng kế hoạch định kỳ kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị phục vụ hoạt động phòng máy (bao gồm: máy chủ, UPS, máy điều hòa, máy phát điện, hệ thống chống sét, firewall, các trang thiết bị mạng) đảm bảo khả năng hoạt động liên tục 24 giờ trong tất cả các ngày.

- Sở Thông tin và Truyền thông Bình Định đã phối hợp với Ban Cơ yếu chính phủ cấp chứng thư số SSL cho hệ thống máy chủ web và hệ thống thư điện tử công vụ của tỉnh. Hiện tại, Sở Thông tin và Truyền thông đã cài đặt chứng thư số SSL cho Hệ thống thư điện tử công vụ của tỉnh và các Cổng/trang thông tin điện tử trong cơ quan nhà nước đang đặt hosting tại Trung tâm hạ tầng thông tin. Với việc tích hợp chứng thư số này, các thông tin giao dịch, trao đổi công việc giữa các cơ quan nhà nước qua các hệ thống trên sẽ được an toàn, bảo mật, chống mất mát, rò rỉ thông tin.

- Tại các cơ quan nhà nước: Nhằm đảm bảo an toàn thông tin trong quá trình giao dịch điện tử. Trong năm 2015 - 2016, Sở Thông tin và Truyền thông đã phối hợp với Ban Cơ yếu Chính phủ tiếp nhận và cung cấp 41 chứng thư số cho các CQNN trên địa bàn tỉnh Bình Định và tiếp tục thực hiện cấp phát chữ ký số cho các cá nhân liên quan trong những năm tiếp theo.

- Công tác đào tạo, nâng cao trình độ cho cán bộ phụ trách CNTT được quan tâm. Thời gian qua, Sở TT&TT thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo nâng cao trình độ CNTT cho các cán bộ quản trị mạng tại các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố. Đồng thời, cử cán bộ kỹ thuật đi bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác quản trị mạng, an toàn an ninh thông tin tại TP.HCM nhằm tăng cường công tác quản trị, điều hành các hệ thống thông tin tại Trung tâm tích hợp dữ liệu của tỉnh.

- Định kỳ hàng năm, Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức thanh tra, kiểm tra việc ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước, qua đó nhằm cảnh báo, nhắc nhở, lưu ý về khả năng chống tấn công, xâm nhập đối với các hệ thống thông tin của các đơn vị, đề xuất các biện pháp khắc phục.

- Tuy nhiên, phần lớn các thiết bị bảo mật như: Tường lửa (firewall), thiết bị chống xâm nhập trái phép (IPS/IDS), máy chủ dự phòng chưa được trang bị tại nhiều cơ quan nhà nước; cán bộ chuyên trách về an toàn thông tin tại các cơ quan nhà nước hầu như là không có; nhận thức của các cán bộ, công chức và viên chức về an toàn thông tin còn hạn chế.

7. Kinh phí triển khai các dự án ứng dụng CNTT chính trong các cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 - 2015:

Tổng kinh phí của địa phương đầu tư cho ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước giai đoạn 2011 - 2015 là: 20.645.339.000 đồng.

Trong đó:

- Nguồn vốn đầu tư: 10.243.998.000 đồng

- Nguồn vốn sự nghiệp: 10.401.341.000 đồng

- Nguồn vốn Trung ương: Không

(Danh mục các dự án được triển khai thực hiện trong giai đoạn 2011 - 2015 theo Phụ lục II đính kèm).

III. Mục tiêu ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020

1. Mục tiêu tổng quát

- Từng bước hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tạo nền tảng phát triển chính quyền điện tử tỉnh Bình Định.

- Xây dựng, nâng cấp và kết nối liên thông các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, hệ thống phần mềm chuyên môn nghiệp vụ và tích hợp trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh. Đồng thời kết nối với hệ thống thông tin quốc gia.

- Cung cấp dịch vụ hành chính công trực tuyến mức 3, 4 góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước và cải cách hành chính làm cho hoạt động của cơ quan nhà nước được minh bạch hơn, phục vụ người dân và doanh nghiệp ngày càng tốt hơn; cải thiện môi trường đầu tư.

- Đào tạo CBCCVC các kỹ năng sử dụng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu và các nghiệp vụ xây dựng dự án CNTT; đào tạo chuyên sâu về an toàn an ninh thông tin cho cán bộ chuyên trách CNTT.

- Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho người dân và doanh nghiệp biết và sử dụng các dịch vụ công trực tuyến.

2. Mục tiêu cụ thể

a. Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước

- 100% văn bản hành chính trong các cơ quan nhà nước được lưu chuyển dưới dạng văn bản điện tử trong nội bộ từng cơ quan, đơn vị thông qua hệ thống văn phòng điện tử.

- 95% văn bản không mật trình UBND tỉnh dưới dạng văn bản điện tử (gồm các văn bản trình song song cùng văn bản giấy).

- 95% văn bản trao đổi giữa các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh dưới dạng văn bản điện tử (gồm các văn bản gửi song song cùng văn bản giấy).

- 100% các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện và cấp cơ sở kết nối liên thông Hệ thống Văn phòng điện tử của tỉnh và kết nối liên thông hệ thống Văn phòng điện tử của Chính phủ.

- Các cơ sở dữ liệu trọng điểm của tỉnh được triển khai, sử dụng.

b. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

- 100% các cơ quan nhà nước triển khai hệ thống Dịch vụ công trực tuyến của tỉnh, tích hợp hệ thống dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử của từng đơn vị và trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh.

- 100% các dịch vụ công trực tuyến cơ bản được cung cấp ở mức độ 3 và 30% dịch vụ công trực tuyến cung cấp ở mức độ 4 tại các cơ quan nhà nước để người dân có thể tra cứu, đăng ký và theo dõi kết quả xử lý hồ sơ trên Cổng Dịch vụ công trực tuyến của tỉnh.

- 40% hồ sơ thủ tục hành chính của người dân và doanh nghiệp được nộp thông qua môi trường mạng internet.

- 100% các cơ quan nhà nước cấp tỉnh và cấp huyện, 20% các cơ quan nhà nước cấp cơ sở triển khai hệ thống Dịch vụ công trực tuyến.

- Tỷ lệ đăng ký doanh nghiệp qua mạng đạt 45%.

- Tỷ lệ cấp giấy chứng nhận đầu tư qua mạng đạt 40%.

c. Xây dựng và hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật

- Xây dựng Trung tâm Công nghệ thông tin và Truyền thông tỉnh Bình Định.

- 100% các cơ quan nhà nước của tỉnh được kết nối vào hệ thống mạng diện rộng của tỉnh để khai thác, sử dụng các hệ thống thông tin dùng chung.

- Xây dựng, hoàn thiện hạ tầng CNTT tại các cơ quan nhà nước cấp tỉnh và cấp huyện đảm bảo triển khai các hệ thống thông tin và dịch vụ công trực tuyến.

- Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng CNTT tại Data Center của tỉnh do Trung tâm Hạ tầng thông tin thuộc Sở Thông tin và Truyền thông quản lý, đảm bảo triển khai các ứng dụng hệ thống thông tin của tỉnh, ứng dụng chứng thực điện tử và chữ ký số, tạo nền tảng phát triển Chính quyền điện tử đồng bộ, kết nối bảo đảm an toàn an ninh thông tin.

IV. Nội dung kế hoạch

1. Hạ tầng kỹ thuật

- Xây dựng Trung tâm CNTT-TT của tỉnh nhằm thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp phần mềm và công nghiệp nội dung số, tăng cường công tác đào tạo nguồn nhân lực CNTT phục vụ cho ngành công nghiệp phần mềm.

- Đầu tư trang thiết bị CNTT để phục vụ triển khai hệ thống thông tin và dịch vụ công trực tuyến cho các cơ quan nhà nước cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã, đảm bảo an toàn an ninh thông tin.

- Xây dựng hệ thống mạng kết nối đến các cơ quan nhà nước cấp huyện và cấp xã; đầu tư, nâng cấp và duy trì hoạt động hệ thống mạng nội đô trên địa bàn tỉnh.

- Triển khai hệ thống chứng thực điện tử và chữ ký số, đầu tư trang bị các thiết bị liên quan để triển khai chứng thực điện tử và chữ ký số cho các cơ quan nhà nước của tỉnh.

2. Ứng dụng CNTT trong nội bộ các cơ quan nhà nước

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống Dịch vụ công trực tuyến của tỉnh đảm bảo tích hợp được các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4.

- Nâng cấp hệ thống thư điện tử công vụ đáp ứng yêu cầu về ứng dụng chứng thực điện tử và áp dụng chữ ký số trong giao dịch điện tử.

- Thực hiện triển khai kết nối liên thông hệ thống văn phòng điện tử giữa các cơ quan nhà nước của tỉnh; mở rộng triển khai đến các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng và hoàn thiện trục liên thông của tỉnh làm nền tảng tích hợp các hệ thống thông tin của tỉnh, chia sẻ thông tin dùng chung trong hoạt động các cơ quan nhà nước của tỉnh.

- Xây dựng các cơ sở dữ liệu trọng điểm cấp tỉnh và các phần mềm nghiệp vụ tích hợp trên Cổng thông tin điện tử của tỉnh.

- Xây dựng và hoàn thiện các biểu mẫu khai báo thủ tục hành chính công trực tuyến trên hệ thống Dịch vụ công trực tuyến của tỉnh.

- Xây dựng Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Bình Định.

3. Ứng dụng CNTT phục vụ người dân và doanh nghiệp

- Hoàn thiện triển khai hệ thống Dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 tại các cơ quan nhà nước của tỉnh (chi tiết danh mục nhóm các dịch vụ công trực tuyến mức 3, 4 ưu tiên triển khai đến năm 2020 tại Phụ lục III đính kèm).

- Nâng cấp hoàn thiện các trang thông tin điện tử của các CQNN đáp ứng yêu cầu tích hợp dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử của mỗi cơ quan, đơn vị.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp về sử dụng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 trên môi trường mạng.

4. Đảm bảo an toàn thông tin

- Xây dựng mô hình và giải pháp tối ưu nhằm triển khai hệ thống thông tin và an toàn thông tin cho Data Center của tỉnh.

- Thành lập Tổ ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng trong hoạt động cơ quan nhà nước của tỉnh Bình Định.

- Định kỳ tổ chức triển khai diễn tập bảo đảm an toàn thông tin mạng cấp tỉnh, cấp quốc gia và tham gia phối hợp diễn tập quốc tế.

- Thực hiện triển khai tích hợp chứng thư số cho các hệ thống thông tin tại Data Center của tỉnh do Sở Thông tin và Truyền thông quản lý, đảm bảo các thông tin giao dịch, trao đổi công việc giữa các cơ quan nhà nước qua các hệ thống sẽ được an toàn, bảo mật, chống mất mát, rò rỉ thông tin.

- Tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức về an toàn thông tin cho cán bộ lãnh đạo và cán bộ công chức, viên chức của các cơ quan nhà nước trong tỉnh; tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn về an toàn thông tin cho cán bộ có trách nhiệm liên quan.

5. Nguồn nhân lực ứng dụng CNTT

- Đào tạo chuyên sâu về bảo mật và an toàn thông tin cho cán bộ chuyên trách CNTT.

- Đào tạo, tập huấn về Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bình Định cho cán bộ lãnh đạo, cán bộ chuyên trách CNTT để đáp ứng yêu cầu triển khai ứng dụng CNTT trong thời gian tới.

- Đào tạo CBCC sử dụng thành thạo các phần mềm được triển khai theo chương trình ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước của tỉnh.

- Bồi dưỡng nghiệp vụ xây dựng, quản lý dự án CNTT, hoạch định chính sách phát triển ứng dụng CNTT.

- Bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ về ứng dụng CNTT trong công tác quản lý, chỉ đạo điều hành tại cơ quan, đơn vị.

V. Giải pháp

1. Giải pháp tài chính

- Đảm bảo công tác đầu tư, nội dung triển khai phải có trọng tâm, trọng điểm và có tính kế thừa từ các hạ tầng kỹ thuật CNTT sẵn có, chú trọng nâng cấp các hệ thống thông tin đã triển khai trước đây phù hợp với lộ trình Chính quyền điện tử cấp tỉnh.

- Vốn ngân sách tỉnh (vốn đầu tư phát triển và vốn sự nghiệp) bố trí chi cho ứng dụng CNTT hàng năm phù hợp với lộ trình triển khai Kế hoạch này.

- Tranh thủ nguồn kinh phí hỗ trợ từ ngân sách Trung ương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác theo quy định.

2. Giải pháp triển khai

- Triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước của tỉnh trên cơ sở Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Bình Định khi đã được ban hành.

- Người đứng đầu các cơ quan phải chủ động, có quyết tâm và ủng hộ quá trình ứng dụng CNTT vào cơ quan, đơn vị mình.

- Tăng cường công tác ứng dụng CNTT trong cải cách hành chính, cải tiến quy trình làm việc, chuẩn hóa nghiệp vụ.

- Tổ chức tuyên truyền rộng rãi nhằm nâng cao hiểu biết, nhận thức về các lợi ích trong việc xây dựng Chính phủ điện tử cho cán bộ, công chức, người dân và doanh nghiệp. Quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của tỉnh về phát triển và ứng dụng CNTT. Đặc biệt bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về ứng dụng CNTT cho lãnh đạo các cơ quan nhà nước.

- Tăng cường đào tạo kỹ năng về ứng dụng CNTT cho cán bộ, công chức; bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức chuyên trách về CNTT các cấp trên địa bàn tỉnh.

- Đẩy mạnh hình thức đào tạo trực tuyến cho cán bộ, công chức.

- Hỗ trợ chuyên gia cho các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị khác trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước của tỉnh, của đơn vị hàng năm.

3. Giải pháp tổ chức

- Ban Chỉ đạo CNTT tỉnh tăng cường chỉ đạo ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của lãnh đạo các cấp, các ngành.

- Tổ chức và duy trì nhóm chuyên gia về an toàn thông tin mạng nhằm hỗ trợ tư vấn, đề xuất cho cấp có thẩm quyền các kế hoạch ứng phó, đảm bảo an toàn thông tin mạng tổng thể của tỉnh và quốc gia.

- Kiểm tra, đánh giá và báo cáo định kỳ 6 tháng một lần về tình hình triển khai ứng dụng CNTT tại đơn vị mình cho Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.

- Sở Thông tin và Truyền thông:

+ Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ và các sở, ngành liên quan chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ trong Chương trình quốc gia phát triển nguồn nhân lực CNTT trên địa bàn tỉnh.

+ Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính xây dựng dự toán kinh phí thực hiện các chương trình, dự án CNTT trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

+ Hướng dẫn xây dựng, thẩm định kỹ thuật các chương trình dự án ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước tỉnh để việc thực hiện các nhiệm vụ bảo đảm đồng bộ và thống nhất.

4. Giải pháp môi trường pháp lý

- Xây dựng các quy định về quản lý, sử dụng các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh.

- Xây dựng các quy định về an toàn, an ninh thông tin, đẩy mạnh sử dụng chữ ký số trong các hoạt động ứng dụng CNTT của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng cơ chế, chính sách thúc đẩy người dân và doanh nghiệp sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến.

- Xây dựng chính sách thu hút các nhà đầu tư vào lĩnh vực đào tạo nguồn nhân lực CNTT trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng khung kiến trúc Chính quyền điện tử cấp tỉnh.

- Ban hành chính sách khuyến khích, thu hút và hỗ trợ đối với các dự án phát triển hạ tầng kỹ thuật và triển khai ứng dụng CNTT đến các địa bàn vùng sâu, vùng xa.

- Xây dựng, bổ sung tiêu chí ứng dụng CNTT vào tiêu chí đánh giá thi đua khen thưởng của tỉnh.

5. Các giải pháp khác

Tổ chức tìm hiểu, học tập kinh nghiệm các địa phương ứng dụng thành công các mô hình ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước.

VI. Lộ trình thực hiện: (chi tiết tại Phụ lục IV đính kèm).

VII. Kinh phí thực hiện

1. Nguồn kinh phí

- Bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển và nguồn chi sự nghiệp thuộc ngân sách tỉnh để thực hiện các nhiệm vụ (chi tiết tại Phụ lục V đính kèm).

- Tranh thủ các nguồn ngân sách hỗ trợ từ Trung ương và các nguồn kinh phí hợp pháp khác để triển khai thực hiện hiệu quả nội dung Kế hoạch.

- Tăng cường triển khai hình thức thuê dịch vụ CNTT theo Quyết định số

80/2014/QĐ-TTg ngày 30/12/2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định thí điểm về thuê dịch vụ CNTT trong cơ quan nhà nước nhằm giảm chi phí đầu tư đối với các dịch vụ có giá thành cao nhưng ít sử dụng.

- Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư mạnh mẽ cho ứng dụng CNTT để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, phát triển sản xuất. Khuyến khích các cá nhân trong và ngoài tỉnh đầu tư các dự án CNTT triển khai trên địa bàn tỉnh.

2. Tổng kinh phí

Bảng tổng hợp kinh phí thực hiện Kế hoạch ứng dụng và phát triển CNTT trong hoạt động CQNN tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020 như sau:

ĐVT: Triệu đồng

Năm

Nguồn vốn

2016

2017

2018

2019

2020

Tổng cộng

Vốn TW hỗ trợ

0

7.300

7.500

7.600

7.600

30.000

Vốn đầu tư

2.000

3.000

3.000

4.000

3.000

15.000

Vốn sự nghiệp

2.326

4.545

5.120

4.963

4.623

21.577

Tổng kinh phí

4.326

14.845

15.620

16.563

15.223

66.577

Tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch: 66.577.000.000 đồng (Sáu mươi sáu tỷ, năm trăm bảy mươi bảy triệu đồng).

VIII. Danh mục dự án, nhiệm vụ

Danh mục các dự án, nhiệm vụ trọng tâm về ứng dụng CNTT trong hoạt động CQNN tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020 (theo Phụ lục V đính kèm)

IX. Dự kiến hiệu quả của Kế hoạch

1. Thực hiện việc kết nối liên thông hệ thống VPĐT từ cấp tỉnh đến cơ sở sẽ nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan nhà nước, nâng cao năng suất lao động, tiết kiệm thời gian và chi phí

2. Triển khai thành công hệ thống dịch vụ công trực tuyến cấp tỉnh giúp giải quyết thủ tục hành chính cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp được nhanh chóng, thuận tiện, tiết kiệm chi phí và thời gian đi lại của người dân, công khai minh bạch thông tin, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân; đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhanh và bền vững.

3. Hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật CNTT tại Data Center của tỉnh do Sở Thông tin và Truyền thông quản lý và các cơ quan nhà nước của tỉnh sẽ góp phần bảo đảm an toàn an ninh thông tin, chống lộ lọt bí mật nhà nước, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.

X. Tổ chức thực hiện

1. Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã và thành phố

- Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị, địa phương mình để xây dựng, tổ chức thực hiện Kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2016 - 2020 theo từng năm đảm bảo hợp lý, đạt kết quả tốt.

- Định kỳ sáu tháng 1 lần, chủ động báo cáo về tình hình ứng dụng CNTT của đơn vị mình cho Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định.

2. Sở Thông tin và Truyền thông

- Là cơ quan chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương trên địa bàn tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; căn cứ Kế hoạch, hàng năm phối hợp với các cơ quan, đơn vị xây dựng Chương trình ứng dụng CNTT trong hoạt động các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh, báo cáo UBND tỉnh xem xét, phê duyệt.

- Chủ động phối hợp, hướng dẫn các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện triển khai thực hiện Kế hoạch ứng dụng CNTT trong hoạt động các cơ quan nhà nước hàng năm, đảm bảo việc thực hiện các nhiệm vụ của Kế hoạch giai đoạn 2016 - 2020 đồng bộ, thống nhất và theo đúng quy định của Nhà nước.

- Định kỳ hàng năm, tổ chức thanh tra, kiểm tra việc ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước, qua đó nhằm cảnh báo, nhắc nhở, lưu ý về khả năng chống tấn công, xâm nhập đối với các hệ thống thông tin của các đơn vị, đề xuất các biện pháp khắc phục.

- Phối hợp với Công an tỉnh tiến hành đấu tranh, ngăn chặn đối với những trường hợp lợi dụng dịch vụ viễn thông để gây bạo loạn, xâm phạm an ninh quốc gia, chống lại Nhà nước và các hoạt động phạm tội khác.

- Xây dựng quy trình quản lý an toàn hạ tầng kỹ thuật tại Trung tâm Hạ tầng thông tin, bao gồm: các giải pháp bảo vệ nhằm ngăn chặn và phát hiện sớm việc truy cập trái phép vào mạng máy tính hay thiết bị lưu trữ dữ liệu; áp dụng các công nghệ xác thực, cơ chế quản lý quyền truy cập và cơ chế ghi biên bản hoạt động của hệ thống để quản lý và kiểm tra việc truy cập mạng. Định kỳ kiểm tra, bảo trì, bảo dưỡng các thiết bị phục vụ hoạt động phòng máy đảm bảo khả năng hoạt động liên tục 24 giờ trong tất cả các ngày.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính

Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị liên quan cân đối, bố trí kinh phí triển khai thực hiện các nhiệm vụ và dự án của Kế hoạch đảm bảo, đạt kết quả tốt, đúng quy định hiện hành của Nhà nước; báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.

4. Sở Nội vụ

- Chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông thực hiện xây dựng và quản lý cơ sở dữ liệu cán bộ công chức nhà nước của tỉnh.

- Tích cực triển khai thực hiện ứng dụng CNTT gắn với cải cách hành chính, từng bước xây dựng chính quyền điện tử.

- Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông, các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện xây dựng, bổ sung tiêu chí về ứng dụng CNTT trong hoạt động các cơ quan nhà nước vào bộ tiêu chí chấm điểm thi đua khen thưởng của tỉnh.

Trên đây là Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các cơ quan nhà nước tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020. Yêu cầu các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố triển khai thực hiện.

 

PHỤ LỤC I

DANH MỤC CÁC DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN MỨC ĐỘ 3, 4 ĐÃ TRIỂN KHAI TRÊN HỆ THỐNG DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN CỦA TỈNH.

TT

Tên dịch vụ công

Mức độ

Tên cơ quan

A

Nhóm DVCTT cấp tỉnh

1

Công nhận trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia

3

Sở Giáo dục và Đào tạo

2

Công nhận trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia

3

3

Công nhận trường phổ thông có nhiều cấp học đạt chuẩn quốc gia

3

4

Công nhận trường trung học cơ sở đạt chuẩn Quốc gia

3

5

Công nhận trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia

3

6

Cấp giấy phép, gia hạn giấy phép tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm đối với cấp trung học phổ thông

3

7

Thành lập trung tâm ngoại ngữ - tin học

3

8

Cấp Giấy phép khai thác thủy sản

3

Sở NN&PTNT

9

Đăng ký mã số ĐVQHNS cho các dự án đầu tư tại giai đoạn thực hiện dự án

4

Sở Tài chính

10

Đăng ký mã số ĐVQHNS cho các đơn vị khác có quan hệ với ngân sách

4

11

Đăng ký mã số ĐVQHNS cho dự án đầu tư tại giai đoạn chuẩn bị đầu tư

4

12

Đăng ký mã số ĐVQHNS dùng cho đơn vị dự toán, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước

4

13

Đăng ký thay đổi thông tin về mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách

4

14

Đăng ký thông tin chuyển giai đoạn dự án đầu tư

4

15

Kê khai giá hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định

4

16

Đăng ký giá hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Định

4

17

Cung cấp thông tin các đoạn mã Tabmis của chủ đầu tư

4

18

Thẩm tra dự toán thu chi NSNN các đơn vị dự toán cấp tỉnh

4

19

Cho phép họp báo (trong nước)

4

Sở Thông tin và Truyền thông

20

Cấp giấy phép xuất bản bản tin (trong nước)

3

21

Phát hành thông cáo báo chí

3

22

Trưng bày tranh, ảnh và các hình thức thông tin khác bên ngoài trụ sở cơ quan đại diện nước ngoài, tổ chức nước ngoài

3

23

Cấp giấy phép thiết lập trang thông tin điện tử tổng hợp

3

24

Cấp giấy phép hoạt động in

3

25

Cấp giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm

3

26

Cấp giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh

3

27

Cấp lại giấy phép hoạt động in

3

28

Tính tiền cấp quyền khai thác khoáng sản

3

Sở Tài nguyên và Môi trường

29

Đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực đã có kết quả thăm dò khoáng sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt

3

30

Cấp lại giấy phép hoạt động của công trình khí tượng thủy văn chuyên dùng

3

31

Cấp lại giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất

3

32

Cấp lại giấy phép tài nguyên nước

3

33

Gia hạn sử dụng đất ngoài khu công nghệ cao, khu kinh tế

3

34

Giao đất không thu tiền sử dụng đất

3

35

Đăng ký, cấp giấy chứng nhận QSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người nhận chuyển nhượng QSD đất, mua nhà ở, công trình XD trong các dự án phát triển nhà ở

3

36

Cấp Giấy chứng nhận Xuất xứ hàng hóa (C/O) ưu đãi mẫu D

4

Ban Quản lý Khu kinh tế

37

Cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư

3

38

Quyết định chủ trương đầu tư của Ban Quản lý

3

39

Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ

3

40

Điều chỉnh Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư thuộc diện điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

3

41

Điều chỉnh quyết định chủ trương đầu tư của Ban quản lý

3

42

Cấp lại Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thực phẩm do Sở Công Thương thực hiện

3

Sở Công thương

43

Cấp thông báo xác nhận công bố sản phẩm hàng hóa nhóm 2 phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật tương ứng

3

44

Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng cho cửa hàng bán LPG chai

3

45

Xác nhận thay đổi, bổ sung nội dung đăng ký tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam (trên địa bàn tỉnh Bình Định)

3

46

Đăng ký thực hiện khuyến mại theo hình thức mang tính may rủi trên địa bàn tỉnh Bình Định

3

47

Cấp Giấy phép thành lập Văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

3

48

Cấp Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe

3

Sở Giao thông Vận tải

49

Cấp biển hiệu xe ô tô vận tải khách du lịch

3

50

Cấp lại Giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe

3

51

Cấp lại Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô do thay đổi nội dung, hết hạn, bị mất hoặc hư hỏng

3

52

Cấp lại Giấy phép xe tập lái

3

53

Cấp lại phù hiệu cho xe taxi, xe hợp đồng, xe vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo, xe kinh doanh vận tải hàng hóa, xe kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe kinh doanh vận tải bằng xe buýt

3

54

Cấp lại phù hiệu xe nội bộ

3

55

Cấp lại phù hiệu xe trung chuyển

3

56

Cấp mới Giấy phép kinh doanh vận tải bằng xe ô tô

3

57

Cấp phù hiệu cho xe taxi, xe hợp đồng, xe vận tải hàng hóa bằng công-ten-nơ, xe đầu kéo, xe kinh doanh vận tải hàng hóa, xe kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định, xe kinh doanh vận tải bằng xe buýt

3

58

Cấp phù hiệu xe nội bộ

3

59

Cấp phù hiệu xe trung chuyển

3

60

Lựa chọn đơn vị khai thác tuyến vận tải hành khách theo tuyến cố định

3

61

Cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ

3

Sở Khoa học và Công nghệ

62

Cấp mới và cấp lại Chứng chỉ nhân viên bức xạ (người phụ trách an toàn cơ sở X-Quang chẩn đoán trong y tế)

3

63

Gia hạn giấy phép tiến hành công việc bức xạ

3

64

Cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

3

Sở Lao động TB&XH

65

Cho phép tiếp nhận viện trợ phi dự án của các cá nhân, tổ chức nước ngoài

3

Sở Ngoại vụ

66

Xét, cho phép sử dụng thẻ ABTC cho doanh nhân trên địa bàn tỉnh

3

67

Thông báo tổ chức đoàn người thực hiện quảng cáo

3

Sở Văn hóa và Thể thao

68

Cấp giấy phép quy hoạch xây dựng

3

Sở Xây dựng

69

Cấp chứng chỉ quy hoạch xây dựng

3

70

Cấp giấy phép xây dựng cho dự án

3

71

Cấp giấy phép xây dựng công trình không theo tuyến

3

72

Cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc cho cơ sở xuất khẩu, nhập khẩu thuốc, cơ sở bán buôn thuốc, cơ sở bán lẻ thuốc

3

Sở Y tế

73

Cấp chứng chỉ hành nghề dược cho cá nhân là công dân Việt Nam đăng ký hành nghề dược

3

74

Cấp lại chứng chỉ hành nghề dược (do bị mất, rách nát, thay đổi thông tin cá nhân, hết hạn hiệu lực) cho cá nhân đăng ký hành nghề dược

3

75

Cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người Việt Nam thuộc thẩm quyền của Sở Y tế

3

76

Cấp giấy phép hoạt động đối với Phòng khám chuyên khoa thuộc thẩm quyền của Sở Y tế

3

B

Nhóm DVCTT cấp quận/huyện

 

 

77

Cấp giấy chứng nhận QSD đất không có tài sản khác gắn liền với đất lần đầu

3

 

78

Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của hộ kinh doanh cá thể

3

 

79

Cấp phép xây dựng nhà ở đô thị

3

 

80

Đính chính giấy chứng nhận đã cấp do sai sót trong quá trình viết hoặc in

3

 

81

Đăng ký, cấp Giấp chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua nhà ở, công trình xây dựng trong các dự án phát triển nhà ở

3

 

82

Cải chính hộ tịch, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc

4

 

83

Đăng ký giám hộ có yếu tố nước ngoài

4

 

84

Đăng ký khai sinh có yếu tố nước ngoài

4

 

85

Đăng ký khai tử có yếu tố nước ngoài

4

 

86

Đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài

4

 

87

Đăng ký lại khai sinh có yếu tố nước ngoài

4

 

88

Đăng ký nhận cha, mẹ con có yếu tố nước ngoài

4

 

89

Cấp giấy phép xây dựng công trình

4

 

90

Cấp giấy phép xây dựng cải tạo, sửa chữa nhà ở riêng lẻ

4

 

91

Cấp giấy phép đào đường, vỉa hè

4

 

92

Cấp lại giấy phép xây dựng

4

 

93

Gia hạn giấy phép xây dựng

4

 

94

Thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật sử dụng vốn ngân sách nhà nước do UBND thành phố, UBND phường, xã quyết định đầu tư

3

 

95

Thẩm định Báo cáo kinh tế - kỹ thuật điều chỉnh sử dụng vốn ngân sách nhà nước do UBND thành phố, UBND phường, xã quyết định đầu tư

3

 

96

Thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500

3

 

97

Thẩm định và phê duyệt nhiệm vụ đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500

3

 

98

Điều chỉnh, bổ sung giấy phép xây dựng

4

 

 

PHỤ LỤC II

DANH MỤC CÁC NỘI DUNG, DỰ ÁN ĐÃ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

STT

Tên dự án

Tổng mức đầu tư

Nguồn vốn

Hiện trạng

Vốn SN

Vốn ĐT

TỔNG KINH PHÍ GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

20.645.339.000

10.401.341.000

10.243.998.000

 

Năm 2011

1.223.000.000

800.000.000

423.000.000

 

1

Triển khai Văn phòng điện tử tại Sở Tài chính và Sở Nội vụ

 

265.600.000

 

Đã triển khai

2

Nâng cấp và duy trì trang thông tin điện tử cho Sở Y tế, Sở GD và ĐT, Sở Giao thông và Vận tải

 

45.000.000

 

Đã triển khai

3

Đào tạo kỹ năng ứng dụng CNTT cho cán bộ công chức của tỉnh

 

240.400.000

 

Đã triển khai

4

Triển khai dịch vụ tại Data Center của tỉnh so Sở Thông tin và Truyền thông quản lý

 

249.000.000

 

Đã triển khai

5

Nâng cấp và phát triển hệ thống thư điện tử Bình Định năm 2011

 

 

423.000.000

Đã triển khai

Năm 2012

4.507.933.000

2.825.837.000

1.682.096.000

 

1

Triển khai hệ thống giao ban trực tuyến cho UBND các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh

 

1.839.200.000

 

Đã triển khai

2

Triển khai văn phòng điện tử tại 06 cơ quan, đơn vị

 

737.600.000

 

Đã triển khai

3

Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu ngành thông tin và truyền thông

 

60.037.000

 

Đã triển khai

4

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức quản trị mạng và an toàn bảo mật hệ thống thông tin cho cán bộ phụ trách CNTT ở các cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh

 

160.000.000

 

Đã triển khai

5

Khảo sát, đánh giá, xếp hạng chỉ số ứng dụng CNTT trong CQNN trên địa bàn tỉnh

 

14.000.000

 

Đã triển khai

6

Tổ chức Hội thảo sơ kết triển khai hệ thống văn phòng điện tử và các giải pháp ứng dụng CNTT trong CQNN

 

15.000.000

 

Đã triển khai

7

Xây dựng Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Định

 

 

999.816.000

Đã triển khai

8

Đầu tư trang thiết bị tại Trung tâm Hạ tầng thông tin tỉnh Bình Định

 

 

682.280.000

Đã triển khai

Năm 2013

6.689.074.000

2.014.900.000

4.674.174.000

 

1

Triển khai Hệ thống văn phòng điện tử tại 09 cơ quan, đơn vị của tỉnh

 

1.027.000.000

 

Đã triển khai

2

Đầu tư, bổ sung trang thiết bị CNTT cho các đơn vị triển khai Hệ thống văn phòng điện tử.

 

800.000.000

 

Đã triển khai

3

Xây dựng, nâng cấp và duy trì hoạt động trang thông tin điện tử cho một số sở, ngành

 

40.000.000

 

Đã triển khai

4

Khảo sát, đánh giá Trang/Cổng thông tin điện tử và mức độ ứng dụng CNTT trong hoạt động CQNN (Chỉ số EGI).

 

22.500.000

 

Đã triển khai

5

Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức quản trị mạng và quản trị hệ thống thông tin cho cán bộ quản trị mạng ở các cơ quan hành chính nhà nước, các đơn vị sự nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh

 

98.000.000

 

Đã triển khai

6

Tổ chức Hội thảo Ứng dụng CNTT trong hoạt động CQNN của tỉnh năm 2013

 

27.400.000

 

Đã triển khai

7

Đầu tư trang thiết bị điều khiển trung tâm và điểm cầu giao ban trực tuyến tại Sở Thông tin và Truyền thông Bình Định.

 

 

2.780.790.000

Đã triển khai

8

Đầu tư trang thiết bị tại Trung tâm Hạ tầng thông tin tỉnh Bình Định.

 

 

1.893.384.000

Đã triển khai

Năm 2014

3.138.159.000

2.245.604.000

892.555.000

 

1

Triển khai Hệ thống văn phòng điện tử tại 05 cơ quan, đơn vị

 

545.250.000

 

Đã triển khai

2

Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý văn bản pháp luật và văn bản chỉ đạo điều hành của tỉnh

 

80.458.000

 

Đã triển khai

3

Khảo sát, đánh giá Trang/Cổng thông tin điện tử và tình hình ứng dụng CNTT trong hoạt động CQNN năm 2014 (Chỉ số EGI)

 

22.500.000

 

Đã triển khai

4

Nâng cấp một số tính năng trên trang thông tin điện tử cho các cơ quan, đơn vị

 

60.000.000

 

Đã triển khai

5

Đào tạo chuyên sâu an toàn thông tin mạng cho cán bộ chuyên trách CNTT của Sở Thông tin và Truyền thông

 

70.000.000

 

Đã triển khai

6

Nâng cấp, xây dựng hệ thống mạng tại Trung tâm Hạ tầng thông tin của tỉnh:

 

1.467.396.000

 

Đã triển khai

7

Đầu tư và nâng cấp thiết bị cho các sở, ban ngành cấp tỉnh

 

 

892.555.000

Đã triển khai

Năm 2015

5.087.173.000

2.515.000.000

2.572.173.000

 

1

Nâng cấp Hệ thống Văn phòng điện tử kết nối liên thông và dịch vụ công trực tuyến của tỉnh

 

2.100.000.000

 

Đang triển khai

2

Hoàn thiện hạ tầng trang thiết bị công nghệ thông tin tại Trung tâm Hạ tầng thông tin và một số cơ quan nhà nước của tỉnh.

 

260.000.000

 

Đang triển khai

3

Bổ sung chức năng trên Cổng thông tin điện tử Bình Định (http://binhdinh.gov.vn)

 

80.000.000

 

Đang triển khai

4

Khảo sát, đánh giá Trang/Cổng thông tin điện tử và tình hình ứng dụng CNTT trong các CQNN của tỉnh 2015

 

25.000.000

 

Đang triển khai

5

Tổng kết thực hiện Chương trình ứng dụng CNTT trong hoạt động cơ quan nhà nước tỉnh Bình Định giai đoạn 2011 - 2015.

 

50.000.000

 

Đang triển khai

6

Nâng cấp, xây dựng hệ thống mạng tại Trung tâm hạ tầng thông tin

 

 

2.572.173.000

Đang triển khai

 

PHỤ LỤC III

DANH MỤC NHÓM CÁC DỊCH VỤ CÔNG TRỰC TUYẾN CẦN ƯU TIÊN CUNG CẤP TRỰC TUYẾN MỨC ĐỘ 4 GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

I. CẤP TỈNH

TT

Nhóm thủ tục hành chính

1

Cấp giấy phép thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài tại Việt Nam

2

Cấp phép văn phòng đại diện

3

Đăng ký giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh xăng dầu

4

Đăng ký giấy phép kinh doanh buôn bán các sản phẩm rượu

5

Cấp phép kinh doanh bán buôn sản phẩm thuốc lá

6

Cấp chứng chỉ hành nghề cho kỹ sư, kiến trúc sư

7

Cấp chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng công trình

8

Định giá, môi giới bất động sản

9

Cấp chứng chỉ kỹ sư định giá xây dựng

10

Cấp giấy phép xây dựng

11

Cấp phép quy hoạch xây dựng

12

Cấp phép bưu chính

13

Cấp chứng chỉ nghề buôn bán thuốc bảo vệ thực vật

14

Cấp chứng nhận hành nghề kinh doanh thuốc thú y

15

Cấp chứng nhận hoạt động tàu cá

16

Giấy phép khai thác thủy sản

17

Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, sơ chế rau quả, an toàn

18

Cấp phiếu lý lịch tư pháp

19

Đăng ký văn phòng giao dịch tổ chức hành nghề luật sư

20

Đăng ký hành nghề luật sư

21

Khai sinh có yếu tố nước ngoài

22

Giám hộ có yếu tố nước ngoài

23

Cấp, đổi giấy phép lái xe

24

Cấp phù hiệu xe tuyến cố định và sổ nhật trình chạy xe

25

Cấp, đổi giấy phép kinh doanh vận tải

26

Thành lập và hoạt động của doanh nghiệp

27

Cấp giấy chứng nhận đầu tư

28

Cấp phép lao động cho người nước ngoài

29

Cấp giấy chứng nhận hoạt động Tổ chức khoa học và công nghệ

30

Cấp giấy chứng nhận, chứng chỉ hành nghề y tế tư nhân

31

Cấp chứng chỉ hành nghề dược

32

Cấp giấy chứng nhận kinh doanh thuốc

33

Cấp hộ chiếu công vụ, ngoại giao

34

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

35

Chuyển đổi mục đích sử dụng đất

36

Tặng, thừa kế, thế chấp, giao, cho thuê quyền sử dụng đất

37

Cấp phép lĩnh vực tài nguyên nước

38

Cấp phép khoáng sản

39

Cấp giấy phép biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp

40

Cấp giấy phép thực hiện quảng cáo

II. CẤP HUYỆN

TT

Nhóm thủ tục hành chính

1

Đăng ký kinh doanh hộ kinh doanh

2

Đăng ký kinh doanh hợp tác xã

3

Đăng ký kinh doanh bia rượu thuốc lá

4

Cấp phép vệ sinh an toàn thực phẩm

5

Cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẻ

6

Đăng ký góp vốn bằng quyền sử dụng đất

7

Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

8

Cấp giấy phép các hoạt động sử dụng vỉa hè, lề đường

III. CẤP PHƯỜNG/XÃ

TT

Nhóm thủ tục hành chính

1

Khai sinh

2

Kết hôn

3

Đăng ký việc giám hộ

4

Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ

5

Đăng ký thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập

 

PHỤ LỤC IV

LỘ TRÌNH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

STT

Nội dung thực hiện

Thời gian thực hiện

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Kết quả dự kiến

I

Hạ tầng kỹ thuật CNTT

 

 

 

 

1

Xây dựng Trung tâm CNTT và Truyền thông Bình Định

2017 - 2019

Sở Thông tin và Truyền thông

Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính; Sở Nội vụ.

Thành lập Trung tâm CNTT và Truyền thông tập trung của tỉnh; xây dựng trụ sở của Trung tâm CNTT và Truyền thông và đi vào hoạt động chính thức

2

Đầu tư và nâng cấp trang thiết bị CNTT; phần mềm bản quyền hệ thống; thiết lập cấu hình hệ thống mạng tại Data Center của tỉnh; đầu tư nâng cấp hệ thống mạng nội đô của tỉnh

2016 - 2020

Sở Thông tin và Truyền thông

Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Tài chính.

Hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật CNTT tại Data Center của tỉnh đảm bảo cho các hệ thống thông tin hoạt động ổn định, thông suốt.

3

Đầu tư và nâng cấp hạ tầng thiết bị CNTT, hệ thống mạng cho các cơ quan nhà nước của tỉnh

2017 - 2020

Sở Thông tin và Truyền thông

Sở, ban, ngành, UBND cấp huyện

Hoàn thiện các trang thiết bị CNTT cần thiết, hệ thống mạng được ổn định đảm bảo phục vụ hoạt động chuyên môn tại các cơ quan của tỉnh

4

Triển khai hệ thống chứng thực điện tử và chữ ký số

2016 - 2018

Sở Thông tin và Truyền thông

Các cơ quan hành chính nhà nước

Đảm bảo các hệ thống thông tin được an toàn, bảo mật thông tin; CBCC của tỉnh được ứng dụng chữ ký số trong CQNN

II

Triển khai ứng dụng CNTT

 

 

 

 

1

Xây dựng và nâng cấp các hệ thống thông tin cấp tỉnh

2016 - 2020

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Đầu tư, xây dựng và nâng cấp các hệ thống thông tin của tỉnh, thực hiện kết nối liên thông hệ thống của các cơ quan đơn vị với nhau, đáp ứng yêu cầu về triển khai chính quyền điện tử cấp tỉnh

2

Xây dựng các CSDL trọng điểm cấp tỉnh và các phần mềm nghiệp vụ

2016 - 2020

Các sở, ban, ngành

Sở TT&TT, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Xây dựng và đưa vào khai thác cơ sở dữ liệu cơ bản như cơ sở dữ liệu về CBCC, về y tế, dân cư, xây dựng; ứng dụng các phần mềm nghiệp vụ chuyên môn của các cơ quan, đơn vị

III

Đào tạo nguồn nhân lực CNTT

 

 

 

 

1

Đào tạo chuyên sâu cho cán bộ kỹ thuật CNTT của tỉnh về an toàn thông tin mạng

2016 - 2020

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Các CBCC được đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng tiếp cận các kiến thức về CNTT mới nhất, đảm bảo vận hành và sử dụng hiệu quả các hệ thống thông tin của tỉnh

2

Đào tạo tập huấn về kiến trúc chính quyền điện tử; nâng cao kỹ năng nghiệp vụ CNTT cho cán bộ công chức trong CQNN của tỉnh

3

Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dự án, hoạch định chính sách CNTT

4

Bồi dưỡng ứng dụng CNTT trong điều hành, chỉ đạo

IV

Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp

1

Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp về sử dụng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 và an toàn thông tin mạng

2016 - 2020

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Số lượng người dân và doanh nghiệp tham gia nộp hồ sơ trực tuyến qua hệ thống dịch vụ công trực tuyến của tỉnh được tăng lên; an toàn thông tin mạng đạt hiệu quả.

V

Chính sách và tổ chức pháp lý

1

Xây dựng khung kiến trúc chính quyền điện tử cấp tỉnh

2017

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Quyết định

2

Ban hành quy chế quản lý và sử dụng các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh

2016 - 2020

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Quyết định

3

Đẩy mạnh ứng dụng hệ thống văn phòng điện tử trong hoạt động các cơ quan nhà nước

2016 - 2020

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Chỉ thị

4

Tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch

2020

Sở Thông tin và Truyền thông

Các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố

Hội nghị

 

PHỤ LỤC V

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN, NHIỆM VỤ DỰ KIẾN TRIỂN KHAI TRONG GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Đơn vị tính: triệu đồng

Số TT

Hạng mục

Nội dung chủ yếu

Tổng nguồn vốn dự kiến

Phân kỳ nguồn vốn các năm

Tổng cộng

TW

Vốn ĐT

Vốn SN

2016

2017

2018

2019

2020

TW

Vốn ĐT

Vốn SN

TW

Vốn ĐT

Vốn SN

TW

Vốn ĐT

Vốn SN

TW

Vốn ĐT

Vốn SN

TW

Vốn ĐT

Vốn SN

Tổng số

66.577

30.000

15.000

21.577

0

2.000

2.326

7.300

3.000

4.545

7.500

3.000

5.120

7.600

4.000

4.963

7.600

3.000

4.623

I

Xây dựng hạ tầng kỹ thuật CNTT

42.251

23.500

12.000

6.751

0

0

1.159

5.000

3.000

992

5.500

3.000

2.200

7.000

3.000

1.200

6.000

3.000

1.200

1

Xây dựng Trung tâm CNTT và Truyền thông Bình Định

Xây dựng trụ sở và mua sắm trang thiết bị cần thiết cho hoạt động của Trung tâm CNTT và Truyền thông Bình Định

16.500

10.000

6.500

0

 

 

 

2.500

 

 

2.500

3.000

 

3.000

2.000

 

2.000

1.500

 

2

Đầu tư và nâng cấp trang thiết bị CNTT; phần mềm bản quyền hệ thống; thiết lập cấu hình hệ thống mạng tại Data Center của tỉnh do Sở Thông tin và Truyền thông quản lý

- Đầu tư trang thiết bị CNTT để phục vụ triển khai hệ thống thông tin và dịch vụ công trực tuyến cho các cơ quan nhà nước cấp tỉnh. cấp huyện và cấp xã.

- Đầu tư các trang thiết bị bảo mật. an toàn an ninh thông tin

- Đầu tư các thiết bị lưu trữ dliệu dự phòng

- Đầu tư và nâng cấp bản quyền phần mềm hệ thống.

- Xây dựng mô hình triển khai hệ thống thông tin và an toàn thông tin tại Data Center của tỉnh.

16.581

6.500

5.500

4.581

 

 

755

1.500

3.000

826

2.000

 

1.000

2.000

1.000

1.000

1.000

1.500

1.000

- Đầu tư nâng cấp và duy trì hoạt động hệ thống mạng nội đô.

- Xây dựng hệ thống mạng kết nối đến các cơ quan nhà nước cấp huyện và cấp xã.

2.952

2.000

0

952

 

 

186

 

 

166

1.000

 

200

 

 

200

1.000

 

200

3

Đầu tư và nâng cấp hạ tầng thiết bị CNTT cho các cơ quan nhà nước của tỉnh

- Trang thiết bị CNTT, các thiết bị mạng, thiết bị bảo mật cho các cơ quan nhà nước của tỉnh

5.000

4.000

0

1.000

 

 

 

 

 

 

 

 

1.000

2.000

 

 

2.000

 

 

4

Triển khai hệ thống chứng thực điện tử và chữ ký số

Trang bị thiết bị máy chủ, token để triển khai chứng thực điện tử và chữ ký số; tổ chức hội thảo, cài đặt, đào tạo và hướng dẫn sử dụng cho CBCC trong tỉnh.

1.218

1.000

0

218

 

 

218

1.000

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Triển khai ứng dụng CNTT

20,534

6.500

3.000

11.034

0

2.000

580

2.300

0

2.954

2.000

0

2.000

600

1.000

3.000

1.600

0

2.500

1

Xây dựng Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh

Thực hiện khảo sát hiện trạng Chính quyền điện tử trên địa bàn tỉnh; xây dựng Kiến trúc chính quyền điện tử tỉnh Bình Định

474

0

0

474

 

 

110

 

 

364

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

- Xây dựng và nâng cấp các hệ thống thông tin cấp tỉnh.

- Nâng cấp Cổng thông tin điện tử của tỉnh thành Cổng giao tiếp chính phủ điện tử cấp tỉnh; xây dựng và nâng cấp trang thông tin điện tử cho một số cơ quan nhà nước.

- Xây dựng hệ thống phần mềm một cửa cho cấp huyện và cấp xã.

- Xây dựng phần mềm trục liên thông để kết nối các hệ thống phần mềm của mô hình chính quyền điện tử tỉnh Bình Định.

- Nâng cấp hệ thống thư điện tử công vụ đáp ứng yêu cầu về ứng dụng chứng thực điện tử và áp dụng chữ ký số trong giao dịch điện tử; nâng cấp hệ thống phần mềm Văn phòng điện tử liên thông đến cấp huyện và cấp xã.

- Xây dựng hệ thống các phần mềm tác nghiệp tích hợp trên Cổng giao tiếp điện tử của tỉnh.

7.789

3.300

0

4.489

 

 

269

1.300

 

2.220

1.000

 

 

 

 

1.000

1.000

 

1.000

- Xây dựng các biểu mẫu khai báo thủ tục hành chính công trực tuyến và tích hợp các ứng dụng liên quan trên Cổng dịch vụ công trực tuyến của tỉnh.

5.571

0

2.000

3.571

 

2.000

201

 

 

370

 

 

1.000

0

 

1.000

 

 

1.000

3

Xây dựng các CSDL trọng điểm cấp tỉnh và các phần mềm nghiệp vụ

- Xây dựng các CSDL trọng điểm cấp tỉnh bao gồm: Các ứng dụng và CSDL trên nền GIS, CSDL về nông nghiệp, CSDL về du lịch, CSDL về Y tế, CSDL về Xây dựng.

- Xây dựng các phần mềm chuyên môn nghiệp vụ cho các CQNN

5.500

2.000

1.000

2.500

 

 

 

1.000

 

 

1.000

 

1.000

 

1.000

1.000

 

 

500

Xây dựng hệ thống thông tin kinh tế - xã hội của tỉnh

1.200

1.200

0

0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

600

 

 

600

 

 

III

Đào tạo nguồn nhân lực CNTT

1.574

0

0

1.574

 

 

262

 

 

257

 

 

385

 

 

235

 

 

435

1

Đào tạo chuyên sâu cho cán bộ kỹ thuật CNTT của tỉnh về an toàn thông tin mạng; chuyên viên công nghệ phần mềm

- Đào tạo chuyên môn sâu về công nghệ thông tin đáp ứng đủ tiêu chuẩn đạt các chứng chỉ quốc tế.

- Đào tạo chuyên viên bảo mật, an ninh mạng chuyên sâu nhằm thực hiện công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin.

- Đào tạo nâng cao trình độ về phát triển công nghệ phần mềm.

589

0

0

589

 

 

100

 

 

189

 

 

150

 

 

 

 

 

150

2

Đào tạo tập huấn về kiến trúc chính quyền điện tử; nâng cp kỹ năng nghiệp vụ CNTT cho cán bộ công chức trong CQNN của tỉnh

- Đào tạo CBCC sử dụng thành thạo các phần mềm được triển khai theo chương trình ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước của tỉnh.

512

0

0

512

 

 

162

 

 

 

 

 

100

 

 

100

 

 

150

3

Bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý dự án, hoạch định chính sách CNTT

Bồi dưỡng nghiệp vụ xây dựng, quản lý dự án CNTT, hoạch định chính sách phát triển ứng dụng CNTT

248

0

0

248

 

 

 

 

 

68

 

 

60

 

 

60

 

 

60

4

Bồi dưỡng ứng dụng CNTT trong điều hành, chỉ đạo.

Bồi dưỡng, tập huấn nghiệp vụ ứng dụng CNTT trong điều hành, chỉ đạo

225

0

0

225

 

 

 

 

 

 

 

 

75

 

 

75

 

 

75

IV

Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp

 

1.443

0

0

1.443

 

 

300

 

 

243

 

 

300

 

 

300

 

 

300

1

Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân, doanh nghiệp về sử dụng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 và kiến thức về an toàn thông tin mạng

- Sử dụng các bảng hướng dẫn tại văn phòng nơi cung cấp các thủ tục hành chính cho người dân.

- In băng rôn, tờ rơi phát cho người đến sử dụng thủ tục hành chính.

- Quảng bá trên báo, đài phát thanh và truyền hình.

- Các hình thức tuyên truyền khác trên mạng như trên Cổng thông tin điện tử, các trang thông tin điện tử các đơn vị.

- Làm chương trình trên truyền hình giới thiệu các thủ tục hiện cung cấp trên mạng cho người dân, doanh nghiệp.

- Tổ chức các đợt diễn tập ứng cứu sự cố máy tính trong hoạt động các cơ quan nhà nước

1.443

0

0

1.443

 

 

300

 

 

243

 

 

300

 

 

300

 

 

300

V

Đánh giá mức độ sẵn sàng ứng dụng công nghệ thông tin hàng năm trong hoạt động các cơ quan nhà nước của tỉnh

175

0

0

175

 

 

25

 

 

50

 

 

25

 

 

50

 

 

25

VI

Chi phí khác

 

 

 

600

 

 

 

 

 

49

 

 

210

 

 

178

 

 

163

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 900/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu900/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành17/03/2017
Ngày hiệu lực17/03/2017
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Công nghệ thông tin
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 900/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 900/QĐ-UBND 2017 ứng dụng công nghệ thông tin cơ quan Bình Định 2016 2020


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 900/QĐ-UBND 2017 ứng dụng công nghệ thông tin cơ quan Bình Định 2016 2020
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu900/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Bình Định
                Người kýNguyễn Tuấn Thanh
                Ngày ban hành17/03/2017
                Ngày hiệu lực17/03/2017
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính, Công nghệ thông tin
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Quyết định 900/QĐ-UBND 2017 ứng dụng công nghệ thông tin cơ quan Bình Định 2016 2020

                  Lịch sử hiệu lực Quyết định 900/QĐ-UBND 2017 ứng dụng công nghệ thông tin cơ quan Bình Định 2016 2020

                  • 17/03/2017

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 17/03/2017

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực