Quyết định 9123/QĐ-UBND

Quyết định 9123/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt đề án phát triển thương mại nông thôn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến 2020

Nội dung toàn văn Quyết định 9123/QĐ-UBND 2012 phát triển thương mại nông thôn Đà Nẵng 2020


ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 9123/QĐ-UBND

Đà Nẵng, ngày 06 tháng 11 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 27/2007/QĐ-TTg ngày 15/5/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đ án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 23/QĐ-TTg ngày 06/01/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020 và Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020;

Căn cứ Quyết định số 1866/QĐ-TTg ngày 08/10/2010 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chiến lược tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nng;

Căn cứ Quyết định số 5503/QĐ-UBND ngày 20/7/2009 của UBND thành phố Đà Nng phê duyệt phát triển công nghiệp thành phố Đà Nng đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 10499/QĐ-UBND ngày 08/12/2011 của UBND thành phố Đà Nng về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố Đà Nng, giai đoạn 2011-2020;

Căn cứ Quyết định số 11016/QĐ-UBND ngày 24/12/2011 của UBND thành phố Đà Nng về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và dự toán thu, chi ngân sách Nhà nước năm 2012; trong đó có giao cho Sở Công Thương xây dựng Đề án “Phát triển thương mại nông thôn trên địa bàn thành phố Đà Nng đến năm 2020”;

Căn cứ Quyết định số 4957/QĐ-UBND ngày 22/6/2012 về việc phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí Đ án Phát triển thương mại nông thôn trên địa bàn thành phố Đà Nng;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 1398/TTr-SCT ngày 15/10/2012 và theo đề nghị của Chánh Văn phòng UBND thành ph,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Phát triển thương mại nông thôn trên địa bàn thành ph Đà Nng đến năm 2020” với những nội dung chính sau đây:

1. Quan điểm phát triển

- Phát trin thương mại nông thôn theo hướng phát trin gn với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thành phđến năm 2020, nhằm mục đích nâng cao đời sống, tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo cho người dân nông thôn, thu hẹp dần khoảng cách về mức thu nhập, mức sống gia người dân khu vực nông thôn và khu vực nội đô của thành phố Đà Nng.

- Phát triển thương mại nông thôn phù hợp với định hướng phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế, trên cơ sở tạo thuận lợi cho lưu thông hàng hóa giữa nông thôn, miền núi và đồng bằng, đảm bảo sự n định lâu dài, đáp ứng yêu cầu phục vụ sản xuất và tiêu dùng.

- Phát trin thương mại nông thôn đi đôi với phát triển kết cấu hạ tầng thương mại nông thôn. Trong đó, khuyến khích, huy động và sử dụng có hiệu quả nguồn lực của các tchức, cá nhân tham gia đầu tư theo hướng xã hội hóa trong đầu tư phát trin hạ tầng thương mại.

- Phát triển thương mại nông thôn đồng thời phát huy vai trò quản lý của nhà nước, bảo đảm công bằng, trật tự, kỷ cương, giữ vững an ninh chính trị, giữ gìn môi trường, môi sinh và phát triển bền vững.

2. Mục tiêu phát triển

2.1. Mục tiêu tng quát

Phát triển thương mại nông thôn của thành phố Đà Nng theo hướng văn minh, hiện đại, bền vững và đóng góp vào sự tăng trưởng chung của kinh tế thành phố với sự tham gia của các thành phần kinh tế và sự đa dạng của các loại hình phân phối, các hoạt động dịch vụ và phương thức kinh doanh, góp phần thúc đy sản xuất nông nghiệp phát trin, tiêu thụ sản phm cho nông thôn với giá cả phù hp, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng đa dạng của nhân dân khu vực nông thôn. Đồng thời, khai thác có hiệu quả tiềm năng và các loại hình dịch vụ của địa phương.

Phát triển thương mại nông thôn nhằm kích thích nhu cầu tiêu dùng phát triển và tăng nhanh sức tiêu thụ hàng hóa trong nước, góp phần tích cực vào việc ngăn chặn đã suy giảm kinh tế, duy trì nhịp độ tăng trưởng hợp lý và bảo đảm an sinh xã hội, tạo tiền đề tiếp tục phát trin lâu dài và bền vững.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Tốc độ tăng trung bình hằng năm (chưa loại trừ yếu tố giá) của tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ ở địa bàn nông thôn giai đoạn 2011-2015 khoảng 25%/năm; giai đoạn 2016-2020 khoảng 26%.

- Giai đoạn 2012-2015 phấn đấu xây mới và cải tạo nâng cấp chợ của 6 xã đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí nông thôn mi. Các chợ loại II được mở rộng quy mô và cải thiện điều kiện cơ sở vật chất đlàm hạt nhân hình thành các khu thương mại - dịch vụ tng hợp của huyện Hòa Vang.

- Năm 2016, phấn đấu giải tỏa một số chợ tự phát gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông và vệ sinh môi trường trên địa bàn nông thôn.

- Đến năm 2020, hình thành 01 chợ đầu mối kinh doanh gia súc, gia cầm tại xã Hòa Phước và hình thành 03 siêu thị trên địa bàn, gồm: Siêu thgiá rẻ Hòa Liên, Siêu thị Hòa Sơn, Siêu thị Túy Loan và 11 cửa hàng tự chọn ở các .

- Nâng cấp cơ sở vật chất các chợ, áp dụng các tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật vào thiết kế và xây dựng chợ, tăng cường công tác quản lý vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm, nâng cao trình độ văn minh thương mại ở chợ.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý chợ trên cơ sở nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ quản lý chợ, đối mới và hoàn thiện chế, nội dung quản lý Nhà nước, quản lý kinh doanh chợ.

3. Định hưng phát triển hoạt động thương mại

3.1. Đnh hướng mô hình cấu trúc thương mại

3.1.1. Chuyển đổi hình thức quản lý chợ

Chuyển đổi các loại hình Ban quản lý chợ (chợ do Nhà nước đầu tư hoặc hỗ trợ đầu tư xây dựng) sang doanh nghiệp hoặc hợp tác xã kinh doanh, quản lý chợ (sau đây gọi là doanh nghiệp/HTX chợ) theo qui định của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ, Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23/12/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CP và tại các văn bản liên quan.

3.1.2. Mô hình phát trin các doanh nghiệp/hợp tác xã chợ

- Mô hình doanh nghiệp/HTX chuyên kinh doanh, quản lý chợ thông qua đấu thầu hoặc nhận chuyển giao quyền sử dụng, khai thác và quản lý chợ.

- Mô hình doanh nghiệp/HTX chuyên kinh doanh, quản lý chợ tự bỏ vốn đầu tư chợ sau đó tự tổ chức kinh doanh, khai thác và quản lý chợ, trong đó hộ kinh doanh trong chợ là các xã viên của HTX chợ.

3.1.3. Mô hình phát triển hp tác xã thương mại

Phát triển các tổ hợp tác và HTX đa chức năng/HTX dịch vụ tổng hp với các hình thức bán lẻ linh hoạt, các tổ dịch vụ để hỗ trợ nhau trong sản xuất, kinh doanh, phục vụ đời sống ở những nơi chưa có điều kiện hình thành HTX; chú trọng hình HTX nông nghiệp, thương mại - dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, phù hp với quy định tại Luật Hợp tác xã và định hướng phát trin kinh tế tập thể thành phố Đà Nng đến năm 2015 và năm 2020 của Thành ủy Đà Nng (Báo cáo số 79-BC/TU ngày 22/6/2012 về tổng kết Nghị quyết TW 5 (khóa IX) về tiếp tục đi mới, phát trin và nâng cao hiệu quả kinh tế tập th).

3.2. Định hướng t chức mạng lưới kinh doanh theo ngành hàng

3.2.1. Đối với hàng nông sản

- Đối với nhng vùng sản xuất hàng nông sản tập trung, hình thành các kênh phân phi tiêu thụ chính, vi sự tham gia của các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh và đội ngũ thương lái, hệ thống đại lý và các chợ đầu mối nông sản cấp thành phố có năng lực và điều kiện về tài chính, hệ thống phân phối ổn định.

- Đối vi những vùng sản xuất nông sản chưa phát triển, chủ yếu đáp ứng nhu cu nội địa, tạo kênh lưu thông vừa và nhỏ tương ứng vi quy mô cung cầu của thị trường với sự tham gia của các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh... hàng nông sản được tiêu thụ chủ yếu thông qua mạng lưới chợ, siêu thị, cửa hàng tại trung tâm thành phố, chợ dân sinh và cửa hàng tạp hóa địa bàn xã.

- Đối với các vùng cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến nông sản, tchức lại mối liên kết giữa hộ nông dân, HTX với cơ sở sản xuất - chế biến, giữa cơ sở sản xuất - chế biến với doanh nghiệp thương mại, từ đó thông qua mạng lưới phân phối bán buôn của doanh nghiệp đhàng hóa tiếp tục đến vi người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

3.2. Đi với hàng vật tư sản xuất nông nghiệp

Phát triển mạng lưới chợ gắn với việc phát triển mạng lưới kinh doanh hàng vật tư nông nghiệp như hệ thống đại lý và cơ sở kinh doanh nhằm giảm khâu trung gian và tiết kiệm chi phí trong lưu thông.

3.2.3. Đi với hàng công nghiệp tiêu dùng

- Thiết lập mạng lưới kinh doanh hàng công nghiệp tiêu dùng với quy mô và phương thức phù hợp địa bàn nhưng chủ yếu là phát triển các chợ kinh doanh tng hợp, hệ thống đại lý...

- Từng bước phát triển một số loại hình tổ chức phân phối hiện đại hàng công nghiệp tiêu dùng như chuỗi cửa hàng tiện lợi, siêu thị, hệ thng đại lý. Đồng thời, mở rộng mạng lưới bán buôn, bán lẻ hàng công nghiệp tiêu dùng.

3.3. Định hướng phát triển hạ tầng thương mại nông thôn

3.3.1. Đầu tư xây dựng mạng lưới chợ nông thôn đạt chuẩn

Dự kiến đầu tư nâng cấp và xây dựng lại chợ của 6 xã trên địa bàn huyện Hòa Vang đđạt chun theo Bộ tiêu chí xây dựng nông thôn mới dự kiến kinh phí khoảng 27 tỷ đồng (Phụ lục 1).

3.3.2. Đầu tư nâng cấp chợ các xã còn lại theo hướng văn minh, hiện đại

Đối với chợ các xã đã đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí nông thôn mới, song thực tế cơ shạ tầng phụ trợ tại các chợ như: đường vào chợ, hệ thống xử lý nước thải ... vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, cần phải phân kỳ đầu tư đnâng cấp lại phục vụ cho người tiêu dùng ngày càng tốt hơn. Tổng kinh phí dự kiến khoảng 58 tỷ đồng và huy động bằng nhiều nguồn để đầu tư (Phụ lục 2).

3.3.3. Phát triển các cửa hàng tự chọn và siêu thị mini giá rẻ (Phụ lục 3)

Đối vi việc đầu tư phát triển các cửa hàng tự chọn và siêu thị mini giá rẻ, cần lựa chọn xây dựng trước một số điểm để rút kinh nghiệm rồi nhân rộng, trước hết ở nhng xã có dân số đông như Hòa Tiến, Hòa Phong, Hòa Nhơn; cần nghiên cứu khai thác lợi thế về giao thông tuyến Bắc Nam đi qua các xã Hòa Liên, Hòa Sơn, Hòa Nhơn và Hòa Phong đ phát trin thương mại.

3.4. Định hướng tổ chức, hoạt động các loại hình thương nhân ch yếu

3.4.1. Đối với các Tổ hợp tác và Hợp tác xã thương mại

- Rà soát, đánh giá, phân loại và tchức lại các thợp tác và hợp tác xã thương mại hiện có trên địa bàn nông thôn đế xác định số lượng, chất lượng thợp tác và hp tác xã thương mại đích thực, hoạt động hiệu quả.

- Đối với các t hp tác và hợp tác xã thương mại đã chuyn đi nhưng mang tính hình thức thì xử lý loại bỏ theo hướng giải thể hoặc sáp nhập theo quy định của Luật Hợp tác xã và các văn bản liên quan.

3.4.2. Đối vi thương mại tư nhân

* Đối với các hộ kinh doanh trên thị trường nông thôn:

- Khuyến khích các hộ kinh doanh cải tạo, đổi mới các cửa hàng kinh doanh kiểu truyền thống trở thành cơ sở trực thuộc doanh nghiệp hoặc phát trin thành doanh nghiệp/HTX bán lẻ.

- Khuyến khích, tạo điều kiện cho các hộ kinh doanh trong chợ tham gia các HTX chợ.

* Đối với các loại hình doanh nghiệp, khuyến khích các doanh nghiệp phát triển mạng lưới kinh doanh đến các khu vực nông thôn, vừa mrộng được thị trường phân phối, tiêu thụ hàng hóa vừa thực hiện được trách nhiệm xã hội với cộng đồng.

4. Các giải pháp phát triển hoạt động thương mại nông thôn trên địa bàn thành phố Đà Nng đến năm 2020

4.1. Giải pháp về cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư phát triển thương mại nông thôn

4.1.1. Rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát trin hạ tng thương mại trên địa bàn nông thôn phù hợp với quy hoạch tng th phát trin thương mại

- Phát triển hệ thống phân phối thương mại cần bám sát vào các điều kiện địa lý, đặc đim kinh tế - xã hội, dung lượng thị trường để xác định vị trí, số lượng, quy mô, cơ cấu và thích ứng cho từng loại hình trên từng địa bàn.

- Phát triển hạ tầng thương mại phải phù hợp và đồng bộ vi phát triển kinh tế - xã hội, dân cư, quy hoạch mạng lưới giao thông và các công trình kết cấu hạ tầng khác trên địa bàn nông thôn.

- Trong quá trình xây dựng quy hoạch tổng thể hoặc quy hoạch chi tiết, cn dành quỹ đất đxây dựng hạ tầng thương mại, vừa đáp ứng yêu cầu mua bán trước mắt và khả năng mở rộng trong tương lai.

- Giải tỏa các chợ tự phát, không theo quy hoạch phát triển hạ tầng thương mại nông thôn.

4.1.2. Vận dụng, khai thác tốt các chính sách về đầu tư phát triển hạ tầng thương mại nông thôn, bên cạnh kiến nghị cấp có thẩm quyền ban hành mới hoặc sửa đi, b sung phù hợp tình hình thực tế

- Các dự án đầu tư hạ tầng thương mại trên địa bàn nông thôn được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư theo quy định hiện hành của Nhà nước.

- Chính sách đối vi các hộ sản xuất, thương nhân thuộc các thành phần kinh tế hoạt động ở địa bàn nông thôn: Hỗ trợ hoạt động xúc tiến thương mại; hỗ trợ tchức bán hàng Việt hoặc hàng hóa thiết yếu ở nông thôn, miền núi, khu công nghiệp; tiến hành các chương trình truyền thông quảng bá hàng Việt Nam và hướng dẫn người tiêu dùng sử dụng hàng sản xuất trong nước; hỗ trợ cung cp thông tin; hỗ trợ, khuyến khích ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý quá trình sản xuất, phân phối hàng hóa; hỗ trợ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa...

- Nghiên cứu, ban hành chính sách thu hút các thành phần kinh tế tham gia vào việc xã hội hóa đầu tư xây dựng mới hoặc cải tạo và quản lý một số chợ hiện nay xuống cấp hoặc đầu tư xây dựng các cửa hàng tự chọn, siêu thị giá rẻ phục vụ công nhân ở khu công nghệ cao (Xã Hòa Liên) và trung tâm các xã...

4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý thị trường

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác chống buôn lậu, sản xuất và lưu thông hàng giả, hàng kém chất lượng và các hành vi vi phạm pháp luật về thương mại khác trên thị trường nông thôn, nhất là đối với hàng vật tư sản xuất nông nghiệp, thực phm công nghệ, hàng tiêu dùng thiết yếu.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, đồng thời tăng cường kiểm tra, xử lý tình hình thực hiện quy định của pháp luật về bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh, kiểm tra việc thực hiện niêm yết giá và bán đúng giá niêm yết.

4.3. Giải pháp về t chức liên kết phát triển thương mại nông thôn

- Nghiên cứu tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại nhằm giúp cho người sản xuất tiếp cận với các nhà phân phối, đưa hàng hóa vào các siêu thị, TTTM lớn; giúp các doanh nghiệp mở rộng kênh phân phối về nông thôn.

- Các cơ quan chức năng cung cấp thường xuyên cho người sản xuất và doanh nghiệp thông tin về cơ chế chính sách, thị trường, giá cả hàng nông sản, vật tư thiết yếu phục vụ sản xuất nông nghiệp.

- Đối với các hộ kinh doanh tại các chợ cần phải đổi mới phương thức phân phi, nâng cao kỹ năng phục vụ khách hàng, có sự liên kết với nhà cung ứng đđảm bảo nguồn hàng phục vụ cho nhu cầu xã hội và nâng sức cạnh tranh với hệ thống phân phối hiện đại. Khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh có chương trình tạm trữ, thu mua hàng nông sản, đầu tư từ khâu sản xuất và cam kết chịu trách nhiệm đu ra cho sản phm.

- Các cơ quan chức năng cần tng kết thực tiễn đđịnh hướng cho doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong lựa chọn đối tác ký hp đồng tiêu thụ nông sản với nông dân.

- Chú trọng các giải pháp về kinh tế nhằm bảo đảm hài hòa lợi ích giữa người sản xuất và doanh nghiệp trong việc thực hiện hp đồng tiêu thụ nông sản cho nông dân.

- Về phía doanh nghiệp, cần quan tâm giúp đỡ người nông dân trong cả quá trình từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm.

- Nghiên cứu thực hiện một số phương thức hp đồng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa cho nông dân.

- Áp dụng phương thức mua bán theo đơn đặt hàng và mua qua đại lý để củng cố mối liên kết giữa doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh và nông dân.

- Rà soát, hoàn chỉnh cơ chế, chính sách về đầu tư, tín dụng, bảo hiểm... để doanh nghiệp có điều kiện củng cố và mở rộng các cơ sở kinh doanh.

4.4. Giải pháp về nguồn nhân lực

- Thực hiện cơ chế nhà nước và nhân dân cùng làm để nâng cao trình độ văn hóa cho vùng nông thôn, đặc biệt vùng đồng bào dân tộc Cơ Tu.

- Xây dựng một số cơ sở sản xuất nông nghiệp có trình độ kỹ thuật công nghệ cao trong các vùng nông nghiệp trọng đim. Trong đào tạo nghề nông nghiệp cho nông dân, đặc biệt quan tâm tới mô hình đào tạo cộng đồng. Tăng cường đào tạo ngành nghề phi nông nghiệp cho nông dân.

- Có chính sách khuyến khích và sử dụng tốt sinh viên tốt nghiệp các trường đại học, cao đng, trung cấp về phục vụ ở nông thôn.

- Tăng cưng chặt chẽ mối quan hệ, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ giữa Sở Công Thương và Phòng Công Thương huyện. Tchức tuyên truyền, nâng cao nhận thức của bà con tiu thương về văn minh thương mại.

4.5. Một số giải pháp khác

- Tạo nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng thương mại nông thôn

- Phát triển kinh tế hợp tác

- Bảo vệ môi trưng trong hoạt động thương mại nông thôn

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. S Công Thương

- Chủ trì và phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Tài chính, UBND huyện Hòa Vang và các đơn vị liên quan tchức trin khai thực hiện Đán khi được phê duyệt.

- Đxuất xây dựng cơ chế, chính sách và các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát trin thương mại khu vực nông thôn.

- Hỗ trợ hoạt động XTTM; đẩy mạnh các hoạt động thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trên địa bàn nông thôn; phối hợp Phòng Công Thương huyện Hòa Vang tchức đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý chợ cho cán bộ quản lý chợ; bồi dưỡng về chuyên môn và kỹ năng bán hàng, văn minh thương mại... cho các hộ tiểu thương; giới thiệu tiêu thụ sản phẩm nông sản cho các hộ nông dân, hợp tác xã.

- Chỉ đạo lực lượng quản lý thị trường kiểm tra và xử lý việc chấp hành pháp luật về thương mại, quản lý vệ sinh an toàn thực phm tại các chợ, cơ sở phân phối hàng hóa thực phm...

- Theo dõi, tổng hợp kết quả thực hiện, vướng mắc khó khăn của các đơn vị, báo cáo UBND thành phố chỉ đạo.

2. UBND huyện Hòa Vang

- Tổ chức triển khai thực hiện Đề án trên địa bàn; kêu gọi các thành phần kinh tế đầu tư xã hội hóa các chợ, siêu thị, cửa hàng tự chọn... tập trung trên địa bàn khu vực nông thôn theo phân cấp của thành phố.

- Tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tham gia phát trin thương mại nông thôn và hình thành chuỗi hệ thống phân phối trên địa bàn theo quy hoạch.

- Hàng năm có kế hoạch tuyển chọn, đào tạo, bố trí cán bộ có đủ năng lực đtheo dõi, quản lý hoạt động thương mại trên địa bàn huyện.

- Chỉ đạo UBND các xã tổ chức tuyên truyền đến từng hộ kinh doanh đmọi người nắm bắt kịp thời những thông tin, chính sách của Đ án.

3. S Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì và phối hợp với các cơ quan liên quan thẩm định và tham mưu UBND thành phố cân đối, phân bổ vốn đầu tư XDCB đối với những dự án không có điều kiện xã hội hóa, đồng thời tham mưu cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư xây dựng các chợ, siêu thị trên địa bàn nông thôn.

4. SXây dựng

Chủ trì và phối hợp với Sở Công Thương giới thiệu địa điểm, thông số quy hoạch các dự án xây dựng phát triển hệ thống phân phối chợ, siêu thị, cửa hàng tự chọn, cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm và các dự án xây dựng sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn nông thôn; hướng dẫn giải quyết các nội dung liên quan về Quy hoạch kiến trúc của các dự án.

5. Sở Tài chính

Căn cứ nguồn vốn Trung ương hỗ trợ thực hiện chương trình mục tiêu xây dựng nông thôn mới và khả năng cân đối hàng năm của ngân sách địa phương, phối hp các ngành liên quan trình phân bdự toán ngân sách thực hiện Đ án.

6. Sở Y tế

- Phối hp với các đơn vị thông tin đại chúng tổ chức truyền thông, phổ biến kiến thức về an toàn vệ sinh thực phẩm đến người tiêu dùng; hướng dn người dân cách phòng, chống dịch bệnh từ gia súc, gia cầm lây sang người; hướng dẫn nâng cao vai trò, tầm quan trọng của việc thực hiện các quy định về điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm, các quy định của pháp luật đối vi cơ ssản xuất, kinh doanh thực phẩm trên địa bàn nông thôn.

- Tăng cường kiểm nghiệm, cấp GCN tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm cho các doanh nghiệp đủ điều kiện trên địa bàn nông thôn theo quy định.

- Thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh thực phẩm thuộc lĩnh vực được phân công quản lý.

7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp, cụ thể là hệ thống chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung, trồng rau an toàn, phòng chống dịch bệnh và hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi đảm bảo n định sản xuất, chăn nuôi.

- Xây dựng cơ chế, chính sách và các giải pháp khuyến khích doanh nghiệp đầu tư phát triển vùng chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung, vùng sản xuất trồng rau an toàn trên địa bàn nông thôn.

- Nghiên cứu, báo cáo UBND thành phố việc đề xuất, kiến nghị sửa đổi, bổ sung chính sách khuyến khích tiêu thụ nông sản qua hp đồng.

8. Sở Tài nguyên - Môi trường

Phối hp với các ngành liên quan trong công tác quản lý về môi trường tại các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh trên địa bàn nông thôn.

9. Liên minh các HTX, Hội Nông dân thành phố Đà Nng

Phối hợp với UBND huyện Hòa Vang nghiên cứu, củng cố, triển khai xây dựng phát triển hệ thống HTX thương mại nông thôn trên địa bàn, chú ý các mô hình hợp tác xã sản xuất nông nghiệp kết hp với thương mại. Tchức tập huấn, đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ quản lý, tăng cường tuyên truyền về Đán, phổ biến pháp luật, cơ chế chính sách phát triển kinh tế tập th.

10. Các doanh nghiệp

- Chủ động liên doanh liên kết mở rộng mạng lưới kinh doanh thương mại trên địa bàn nông thôn.

- Chủ động tham gia thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” thông qua việc tchức đưa hàng vphục vụ đng bào nông thôn không có sự hỗ trợ kinh phí của nhà nước.

- Đầu tư và liên kết với các nhà chăn nuôi, sản xuất đđảm bảo nguồn hàng ổn định cho hệ thống phân phối của mình, nhất là các mặt hàng thiết yếu.

- Nâng cao chất lượng sản phẩm, giá cả hp lý, uy tín với khách hàng.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND thành phố; Giám đốc các Sở: Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư; Xây dựng; Tài chính; Y tế; Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Tài nguyên - Môi trường; Chủ tịch Liên minh các Hợp tác xã thành phố; Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Đà Nng; Chủ tịch UBND huyện Hòa Vang; Thủ trưởng các cơ quan và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 4;
- Bộ Công Thương (để b/cáo);
- TTTU, TT HĐND TP;
- CT, các PCT UBND TP;
- Các sở, ban, ngành;
- Trung tâm công báo thành phố;
- Lưu: VT, KTN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Phùng Tấn Viết

 

PHỤ LỤC 1

DỰ KIẾN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG MẠNG LƯỚI CHỢ NÔNG THÔN ĐẠT CHUẨN

TT

Tên chợ

Địa điểm

Quy mô (m2)

Tiến độ đầu tư

Vốn đầu tư (Tr.Đ)

Nguồn VĐT

1

Chợ Đông Hòa (Xây mới)

Hòa Châu

4.098

2012-2013

8.000

NSTP, PPP

2

Chợ Hòa Khương (Cải tạo, nâng cấp)

Hòa Khương

2.520

2013-2014

3.500

NSTP, PPP

3

Chợ Hòa Bắc (Xây mới)

Hòa Bắc

2.000

2014-2015

5.000

NSTP, PPP

4

Chợ Quan Nam 3 (Xây mi)

Hòa Liên

2.000

2013-2014

5.000

NSTP, PPP

5

Chợ Hòa Sơn (Cải tạo, nâng cấp)

Hòa Sơn

1.500

2014-2015

2.500

NSTP, PPP

6

Chợ Hòa Ninh (Cải tạo, nâng cấp)

Hòa Ninh

2.000

2013-2014

3.000

NSTP, PPP

 

Tổng cộng

 

 

 

27.000

 

 

PHỤ LỤC 2

DỰ KIẾN ĐẦU TƯ NÂNG CẤP, XÂY MỚI CHỢ CÁC XÃ CÒN LẠI THEO HƯỚNG VĂN MINH, HIỆN ĐẠI

TT

Tên chợ

Địa điểm

Thời gian thực hiện

Vốn đầu tư (Trđ)

Nguồn VĐT

1

Chợ Miếu Bông

Xã Hòa Phước

2012-2020

2.000

NSTP, PPP

2

Ch Túy Loan

Xã Hòa Phong

2012-2020

2.000

NSTP, PPP

3

Ch Hòa Phú

Xã Hòa Phú

2012-2020

1.000

NSTP, PPP

4

ChLệ Trạch

Hòa Tiến

2012-2020

27.777

NSTP, PPP

5

ChMới Ba Xã

Xã Hòa Phước

2012-2020

1.000

NSTP, PPP

6

Chợ đầu mối KD gia súc, gia cầm (Xây mới)

Xã Hòa Phước

2012-2020

25.000

NSTP, PPP

 

Tng cộng:

 

 

58.777

 

 

PHỤ LỤC 3

DỰ KIẾN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÁC CỬA HÀNG TỰ CHỌN VÀ CÁC SIÊU THỊ MINI GIÁ RẺ

TT

Địa điểm (Trung tâm xã)

Mô hình

Vốn huy động từ các thương nhân (Tr.đ)

Thi gian thực hiện

1

Xã Hòa Phong

Cửa hàng tự chọn

3.000

2015-2020

2

Hòa Phước

Cửa hàng tự chọn

3.000

2015-2020

3

Xã Hòa Tiến

Cửa hàng tự chọn

3.000

2015-2020

4

Xã Hòa Phú

Cửa hàng tự chọn

3.000

2015-2020

5

Xã Hòa Khương

Cửa hàng tự chọn

3.000

2015-2020

6

Xã Hòa Châu

Cửa hàng tự chọn

3.000

2015-2020

7

Xã Hòa Bắc

Cửa hàng tự chọn

3.000

2015-2020

8

Xã Hòa Sơn

Cửa hàng tự chọn

3.000

2015-2020

9

Xã Hòa Ninh

Cửa hàng tự chọn

3.000

2015-2020

10

Xã Hòa Liên

Cửa hàng tự chọn

3.000

2015-2020

11

Xã Hòa Nhơn

Cửa hàng tự chọn

3.000

2015-2020

12

Xã Hòa Liên

Siêu thị giá rẻ (gần khu CN cao)

5.000

2018-2020

13

Xã Hòa Nhơn

Siêu thị mini Túy Loan

4.000

2019-2020

14

Xã Hòa Sơn

Siêu thị mini Hòa Sơn

3.000

2020

 

Tổng cộng

 

45.000

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 9123/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu9123/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành06/11/2012
Ngày hiệu lực06/11/2012
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcThương mại
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật11 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 9123/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 9123/QĐ-UBND 2012 phát triển thương mại nông thôn Đà Nẵng 2020


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 9123/QĐ-UBND 2012 phát triển thương mại nông thôn Đà Nẵng 2020
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu9123/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhThành phố Đà Nẵng
                Người kýPhùng Tấn Viết
                Ngày ban hành06/11/2012
                Ngày hiệu lực06/11/2012
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcThương mại
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật11 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Quyết định 9123/QĐ-UBND 2012 phát triển thương mại nông thôn Đà Nẵng 2020

                  Lịch sử hiệu lực Quyết định 9123/QĐ-UBND 2012 phát triển thương mại nông thôn Đà Nẵng 2020

                  • 06/11/2012

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 06/11/2012

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực