Quyết định 953/2010/QĐ-UBND

Quyết định 953/2010/QĐ-UBND ban hành Đề án triển khai thí điểm phổ cập giáo dục trung học trên địa bàn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm giai đoạn 2010 - 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 953/2010/QĐ-UBND Đề án triển khai thí điểm phổ cập giáo dục


ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 953/2010/QĐ-UBND

Phan Rang-Tháp Chàm, ngày 16 tháng 6 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN TRIỂN KHAI THÍ ĐIỂM PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PHAN RANG - THÁP CHÀM GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Luật Giáo dục năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục năm 2009;
Căn cứ Nghị quyết số 04/2010/NQ-HĐND ngày 04 tháng 5 năm 2010 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc phê duyệt Đề án triển khai thí điểm phổ cập giáo dục trung học trên địa bàn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm giai đoạn 2010 - 2015;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tại Tờ trình số 719/TTr-SGDĐT-GDTrH ngày 02 tháng 6 năm 2010 và kết quả thẩm định của Sở Tư pháp tại văn bản số 293/BC-STP ngày 02 tháng 4 năm 2010,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án triển khai thí điểm phổ cập giáo dục trung học trên địa bàn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm giai đoạn 2010 - 2015, gồm những nội dung chính như sau:

1. Phạm vi điều chỉnh: thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.

2. Mục tiêu:

- Củng cố và phát huy thành quả của phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ, phổ cập giáo dục trung học cơ sở; tạo điều kiện học tập trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề cho đối tượng từ 15 đến hết 21 tuổi;

- Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục trung học; bảo đảm để mọi học sinh được phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản, có những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp; thực hiện tốt việc phân luồng sau trung học cơ sở; huy động được 95% trở lên đối tượng phổ cập đã tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; trong đó có ít nhất 15% vào học các trường dạy nghề và 15% vào học các trường trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; bảo đảm tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông hằng năm từ 85% trở lên/xã, phường;

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống trường trung học, trường trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp; bảo đảm tỷ lệ thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 18 đến hết 21 có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên hoặc tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp từ 75% trở lên và ít nhất 10% trở lên có bằng tốt nghiệp đào tạo nghề;

- Phấn đấu đến năm 2015 đảm bảo tỷ lệ trường trung học cơ sở, trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia theo quy định, bảo đảm các yêu cầu chuẩn về thiết bị dạy học, phòng thí nghiệm, thư viện trường học ở cấp trung học;

- Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học vào năm 2015; tạo tiền đề cho việc triển khai phổ cập giáo dục trung học trên địa bàn các huyện, thị trấn, các xã có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển và trong toàn tỉnh nhằm phấn đấu tỉnh Ninh Thuận được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học vào năm 2020.

3. Chỉ tiêu:

- Duy trì và củng cố kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở;

- Đảm bảo huy động được 95% trở lên số đối tượng phổ cập đã tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; trong đó, có ít nhất 15% vào học các trường dạy nghề và 15% trở lên vào học các trường trung cấp chuyên nghiệp;

- Bảo đảm tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông hằng năm từ 85% trở lên;

- Bảo đảm tỷ lệ thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 18 đến hết 21 có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, bổ túc trung học phổ thông hoặc tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp từ 75% trở lên và ít nhất 10% trở lên có bằng tốt nghiệp đào tạo nghề;

- Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm có ít nhất 50% số trường tiểu học, 40% số trường trung học cơ sở và 2 trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia;

- Năm 2015 thành phố Phan Rang - Tháp Chàm đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học.

4. Nguồn vốn:

a) Nguồn vốn từ chương trình mục tiêu; nguồn kinh phí sự nghiệp giáo dục và đào tạo khác được giao hằng năm cho Sở Giáo dục và Đào tạo; nguồn thu từ học phí của người học; nguồn hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh;

b) Nội dung đầu tư:

- Công tác điều tra cơ bản và điều tra bổ sung hằng năm; công tác huy động mở các lớp phổ cập, sơ tổng kết, khen thưởng; phụ cấp cho cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác phổ cập giáo dục trung học theo quy định của Nhà nước.

- Chi trả giờ dạy các lớp phổ cập giáo dục trung học cho giáo viên trực tiếp giảng dạy các lớp phổ cập giáo dục trung học;

c) Mức chi và cơ chế tài chính: Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp cùng Sở Tài chính tham mưu, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

5. Tổ chức thực hiện:

a) Sở Giáo dục và Đào tạo (thường trực Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục trung học tỉnh):

- Tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục trung học, thành lập Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục trung học tỉnh, Ban điều hành của Sở Giáo dục và Đào tạo; hướng dẫn thành lập Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục trung học ở thành phố và xã, phường; hướng dẫn và tổ chức thực hiện đầy đủ các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm đảm bảo điều kiện, chất lượng và tiến độ phổ cập đã đề ra.

- Phối hợp với các sở, ngành có liên quan tham mưu, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh giao chỉ tiêu về phổ cập giáo dục trung học để các đơn vị triển khai thực hiện.

- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các ngành liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các chế độ, chính sách liên quan đến hoạt động phổ cập giáo dục trung học, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định tài chính hiện hành;

b) Sở Kế hoạch và Đầu tư: chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu trong việc phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh, bố trí ngân sách chương trình mục tiêu quốc gia để chi cho hoạt động phổ cập giáo dục trung học; lập quy hoạch mạng lưới trường học đạt chuẩn quốc gia; tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục phục vụ lâu dài cho công tác phổ cập giáo dục trung học và tổng hợp kế hoạch huy động ra lớp;

c) Sở Tài chính:

- Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu bố trí kinh phí chi cho các hoạt động phổ cập giáo dục trung học phù hợp với tình hình triển khai tại địa phương.

- Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong việc quản lý và sử dụng nguồn tài chính;

d) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Chủ trì phối hợp với các ngành chức năng hướng dẫn chính sách hỗ trợ, giúp đỡ các em học sinh thuộc diện chế độ chính sách.

- Xây dựng mạng lưới, trung tâm nghề và đầu tư nâng cấp trường trung cấp nghề nhằm thu hút học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở vào học nghề, đảm bảo tỷ lệ đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học;

e) Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Báo Ninh Thuận, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh:

- Tuyên truyền rộng rãi chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương về công tác phổ cập giáo dục trung học trên các phương tiện thông tin đại chúng.

- Thông tin thường xuyên kế hoạch, mục tiêu phấn đấu, tình hình và kết quả phổ cập giáo dục trung học; kịp thời đưa tin những việc làm thiết thực của xã hội và của mỗi công dân cho công tác phổ cập giáo dục trung học;

g) Ủy ban nhân dân thành phố Phan Rang - Tháp Chàm: thực hiện các quy định nhằm bảo đảm các điều kiện về tổ chức, nhân sự, tài chính và cơ sở vật chất cho công tác phổ cập giáo dục trung học; tăng cường vai trò, trách nhiệm và hiệu quả chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục trung học tại địa phương;

h) Đề nghị Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam tỉnh và các hội, đoàn thể: tăng cường phối hợp thường xuyên, đồng bộ, chặt chẽ với ngành Giáo dục và Đào tạo, chính quyền các cấp trong việc tuyên truyền, vận động, thuyết phục các đối tượng phổ cập giáo dục trung học ra lớp học; phối hợp theo dõi, kiểm tra và động viên việc duy trì sĩ số lớp học; xem công tác phổ cập giáo dục trung học là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên từ nay đến năm 2015.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 (mười) ngày kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Chí Dũng

 

ĐỀ ÁN

TRIỂN KHAI THÍ ĐIỂM PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PHAN RANG - THÁP CHÀM GIAI ĐOẠN 2010 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 953/2010/QĐ-UBND ngày 16 tháng 6 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận)

Phần thứ nhất

CĂN CỨ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN VÀ SỰ CẦN THIẾT TIẾN HÀNH PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PHAN RANG - THÁP CHÀM

I. THỰC TRẠNG VỀ GIÁO DỤC CỦA THÀNH PHỐ PHAN RANG - THÁP CHÀM:

1. Thuận lợi:

- Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục - đào tạo của tỉnh được quan tâm của các cấp ủy Đảng, chính quyền từ trung ương đến địa phương nên đã phát triển mạnh mẽ, hệ thống trường lớp được xây dựng hầu khắp các địa bàn, đội ngũ giáo viên lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng. Toàn tỉnh đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ vào năm 2000 và đạt các tiêu chuẩn về phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào tháng 12 năm 2008; hiện nay đang tiếp tục duy trì và đẩy mạnh công tác phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi;

- Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của tỉnh đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2005. Trên địa bàn thành phố có 6 trường trung học phổ thông, 1 trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên, 1 trường trung cấp nghề, 9 trường trung học cơ sở và 30 trường tiểu học. Phấn đấu đến cuối năm 2010 thành phố đạt chuẩn về phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi;

- Kế hoạch chiến lược phát triển kinh tế - xã hội: định hướng đến năm 2020, Ninh Thuận phát triển thành một trung tâm năng lượng của cả nước. Để đáp ứng yêu cầu này, cần phải có nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn vững vàng và có chất lượng cao. Đây là cơ hội, điều kiện và cũng là mục tiêu để tiến hành phổ cập giáo dục trung học trên địa bàn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.

2. Khó khăn và thách thức:

a) Về điều kiện và tiêu chuẩn phổ cập giáo dục trung học:

- Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2005 nhưng tỷ lệ còn thấp (từ 80% - 85%, chỉ ở mức tối thiểu để đạt chuẩn). Do đó cùng với tiến hành phổ cập giáo dục trung học cần phải tiếp tục duy trì, củng cố và nâng tỷ lệ đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở một cách bền vững.

- Hệ thống trường tiểu học và trung học đạt chuẩn quốc gia còn ít, cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu nhiều. Hiện tại, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm mới chỉ có 7/30 trường tiểu học, tỷ lệ 23,3%, 2/9 trường trung học cơ sở, tỷ lệ 22,2% và 1 trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia, trong khi đó yêu cầu đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học là có ít nhất 50% trường tiểu học, 40% trường trung học cơ sở, 2 trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia.

- Hệ thống các trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề còn ít và chưa đủ điều kiện để thu nhận hết số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học theo quy định của phổ cập giáo dục trung học (do thiếu đội ngũ giáo viên, thiếu cơ sở vật chất, như phòng học, phòng thí nghiệm - thực hành, thư viện và các phòng chức năng, sân bãi tập thể dục, ... hoặc do điều kiện kinh tế khó khăn, không có thời gian theo học ban ngày nên nhiều học sinh đã nghỉ học). Đặc biệt hệ thống trường trung cấp chuyên nghiệp không có và trường nghề còn quá ít. Do đó, đa số học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở đều vào học trung học phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên, chỉ có một số rất ít vào học các trường nghề hoặc trường trung cấp chuyên nghiệp. Hiện tại, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm mới chỉ huy động được 60,5% số đối tượng phải phổ cập vào học và chỉ có 1,6% vào học các trường nghề và trường trung cấp chuyên nghiệp. Trong khi đó yêu cầu đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học là huy động được 95% số đối tượng vào học, trong đó có 15% học các trường nghề và 15% học các trường trung cấp chuyên nghiệp.

- Tỷ lệ tốt nghiệp trung học phổ thông và giáo dục thường xuyên hằng năm còn thấp so với chuẩn phổ cập giáo dục trung học.

- Tỷ lệ thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 18 đến 21 tuổi có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp hoặc đào tạo nghề còn quá thấp so với chuẩn. Hiện tại số đối tượng này có bằng tốt nghiệp là 47,95% (yêu cầu đạt chuẩn là 75%) và đào tạo nghề là 0,9% (yêu cầu đạt chuẩn là 10%);

b) Về kinh phí và những vấn đề khác:

- Kinh phí thực hiện công tác phổ cập giáo dục trung học bao gồm từ nhiều nguồn vốn (chương trình mục tiêu, ngân sách giáo dục, người học đóng góp, xã hội hoá). Trong khi đó, nguồn ngân sách chi cho giáo dục và đào tạo luôn ở trong tình trạng thiếu nên khó cân đối để tăng mức chi nhằm thu hút và khuyến khích cho cả người dạy và người học. Việc xã hội hoá đối với loại hình đào tạo này chưa được xã hội quan tâm như đối với các loại hình đào tạo khác.

- Đa số học viên phổ cập giáo dục trung học đều có hoàn cảnh kinh tế khó khăn cũng như thời gian học tập nên sẽ rất khó trong việc huy động ra lớp, do đó sẽ ảnh hưởng lớn tới việc duy trì sĩ số và kết quả học tập của học viên.

II. SỰ CẦN THIẾT PHẢI THỰC HIỆN PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC:

Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, là một trong ba nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách của toàn xã hội. Trước những cơ hội và thách thức rất lớn của toàn cầu hoá, trong bối cảnh kinh tế - xã hội trong nước và trên thế giới có nhiều biến động, nền kinh tế tri thức và cuộc cách mạng khoa học - công nghệ phát triển như vũ bão, cần một lực lượng lao động trẻ có trình độ học vấn cao, trình độ chuyên môn nghiệp vụ giỏi để tiếp thu, phát triển và ứng dụng công nghệ tiên tiến vào lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất - tinh thần cho xã hội. Với ý nghĩa trên, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lần thứ XI đã xác định “tiến hành phổ cập trung học phổ thông ở một số phường và các xã có điều kiện”. Do đó, cần thiết phải từng bước tiến hành phổ cập giáo dục trung học.

1. Phổ cập giáo dục trung học là cơ sở, tiền đề cho việc đào tạo nguồn nhân lực, nhất là lực lượng trẻ cần có trình độ học vấn tốt nghiệp trung học (tốt nghiệp trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề) làm cơ sở để có điều kiện tiếp tục học tập cao hơn hoặc tiếp tục được đào tạo nghề để trở thành lực lượng lao động có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá tỉnh nhà và đất nước.

2. Phổ cập giáo dục trung học góp phần nâng cao mặt bằng dân trí, làm cho hầu hết công dân ở thành phố đến hết tuổi 21 đều đạt được trình độ học vấn trung học, góp phần nâng cao trình độ của lực lượng lao động; làm tiền đề cho việc tiếp thu khoa học kỹ thuật áp dụng trong sản xuất và đời sống; nâng cao chất lượng cuộc sống trên cả 2 phương diện về vật chất và tinh thần đồng thời góp phần nâng cao nhận thức về pháp luật, giảm thiểu các tệ nạn xã hội.

3. Phổ cập giáo dục trung học tạo điều kiện để lực lượng lao động trẻ có cơ hội tiếp cận với khoa học kỹ thuật, với nghề nghiệp, giải quyết việc làm, góp phần ổn định cuộc sống cho thanh niên hiện nay.

4. Trong xu thế hội nhập và cơ chế thị trường, tỉnh ta đang kêu gọi đầu tư, các khu công nghiệp đang hình thành, đòi hỏi một lực lượng lao động tại chỗ có trình độ và tay nghề cao đáp ứng yêu cầu thị trường lao động thì việc phổ cập giáo dục trung học cho thanh thiếu niên là một yêu cầu tất yếu trong giai đoạn hiện nay và trong thời gian tới.

III. CĂN CỨ PHÁP LÝ

1. Nghị quyết của Đảng, Nhà nước:

- Nghị quyết Trung ương 2, khoá VIII của Đảng đã xác định: “Mục tiêu đến năm 2020: nâng cao chất lượng toàn diện bậc tiểu học. Hoàn thành phổ cập trung học cơ sở vào năm 2010 và trung học phổ thông vào năm 2020”;

- Kết luận số 14-KL/TW ngày 27 tháng 7 năm 2002 của Hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành Trung ương khoá IX về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII về phương hướng phát triển giáo dục đào tạo, khoa học và công nghệ từ nay đến năm 2005 và đến năm 2010 là: “Hoàn thành cơ bản phổ cập trung học cơ sở vào năm 2010, củng cố kết quả phổ cập tiểu học, đặc biệt ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa. Tiếp tục xoá mù chữ, ngăn ngừa tái mù chữ, giáo dục cho người lớn. Thực hiện phổ cập trung học ở những nơi đã phổ cập xong trung học cơ sở”;

- Luật Giáo dục năm 2005 đã xác định: Điều 11. Phổ cập giáo dục. “1. Giáo dục tiểu học và giáo dục trung học cơ sở là các cấp học phổ cập. Nhà nước quyết định kế hoạch phổ cập giáo dục, bảo đảm các điều kiện để thực hiện phổ cập giáo dục trong cả nước”.

2. Văn bản của các cơ quan Trung ương:

- Công văn số 3420/THPT ngày 23 tháng 4 năm 2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về “thực hiện phổ cập bậc trung học” đã nêu rõ mục tiêu, yêu cầu, đối tượng, chương trình, tiêu chuẩn phổ cập bậc trung học và hướng dẫn tổ chức thực hiện, trong đó nhấn mạnh mục tiêu cụ thể là: “Những địa phương đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở phấn đấu đạt chuẩn phổ cập giáo dục bậc trung học”;

- Công văn số 10819/GDTrH ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc điều chỉnh tiêu chuẩn phổ cập bậc trung học, đã nêu tiêu chuẩn phổ cập trung học phổ thông đối với đơn vị xã, phường, thị trấn, huyện và tỉnh;

- Thông tư số 125/2008/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 22 tháng 12 năm 2008 của liên Bộ Tài chính - Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giáo dục và đào tạo đến năm 2010.

3. Văn bản của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh:

a) Văn bản của Tỉnh ủy:

- Chương trình hành động số 17- NQ/TU ngày 07 tháng 11 năm 2002 của Tỉnh ủy Ninh Thuận về triển khai thực hiện kết luận của hội nghị Trung ương lần thứ 6 (khoá IX) về giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ đã nêu: “Đến năm 2010 hoàn thành phổ cập trung học phổ thông cho thanh niên ở thị xã”.

- Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận lần thứ XI: “Hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở trong toàn tỉnh vào năm 2008. Từ năm 2006, tiến hành phổ cập trung học phổ thông ở một số phường và các xã có điều kiện; đến năm 2010, cơ bản hoàn thành phổ cập trung học phổ thông cho lứa tuổi thanh niên ở thành phố Phan Rang - Tháp Chàm”;

b) Văn bản của Ủy ban nhân dân tỉnh: công văn số 2398/UBND-VX ngày 02 tháng 7 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Thuận về việc tham mưu Đề án phổ cập giáo dục trung học: giao Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với các ngành chức năng liên quan, Ủy ban nhân dân thành phố Phan Rang - Tháp Chàm tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh Đề án phổ cập giáo dục trung học trên địa bàn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm theo công văn số 1847/UBND-TH ngày 27 tháng 5 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Với những đặc điểm, ý nghĩa trên và nhằm triển khai thực hiện nghị quyết của Đảng, chủ trương của Nhà nước, việc triển khai thí điểm phổ cập giáo dục trung học trên địa bàn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm giai đoạn 2010 - 2015 là cần thiết, cấp bách trong giai đoạn hiện nay và là tiền đề để tiến hành phổ cập giáo dục trung học toàn tỉnh trong thời gian tới.

Phần thứ hai

MỤC TIÊU, KẾ HOẠCH PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PHAN RANG - THÁP CHÀM GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

I. MỤC TIÊU PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC

1. Củng cố và phát huy thành quả của phổ cập giáo dục tiểu học và chống mù chữ, phổ cập giáo dục trung học cơ sở; tạo điều kiện học tập trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề cho đối tượng từ 15 đến hết 21 tuổi.

2. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục trung học; bảo đảm để mọi học sinh được phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ và các kỹ năng cơ bản, có những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp. Thực hiện tốt việc phân luồng sau trung học cơ sở, huy động được 95% trở lên đối tượng phổ cập đã tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề; trong đó có ít nhất 15% vào học các trường dạy nghề và 15% vào học các trường trung cấp chuyên nghiệp. Bảo đảm tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông hằng năm từ 85% trở lên/xã, phường.

3. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống trường trung học, trường trung cấp chuyên nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp; bảo đảm tỷ lệ thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 18 đến hết 21 có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên hoặc trung cấp chuyên nghiệp từ 75% trở lên và ít nhất 10% có bằng tốt nghiệp đào tạo nghề.

4. Phấn đấu đến năm 2015 đảm bảo tỷ lệ trường trung học, tiểu học đạt chuẩn quốc gia theo quy định, bảo đảm các yêu cầu chuẩn về thiết bị dạy học, phòng thí nghiệm, thư viện trường học ở cấp trung học.

5. Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học vào năm 2015; tạo tiền đề cho việc triển khai phổ cập giáo dục trung học trên địa bàn các huyện, thị trấn, các xã có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển và trong toàn tỉnh nhằm phấn đấu tỉnh Ninh Thuận được đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học vào năm 2020.

II. YÊU CẦU PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC

1. Yêu cầu chung:

a) Công tác phổ cập giáo dục trung học mang tính xã hội sâu sắc, rộng lớn, do đó phải được cụ thể hoá thành chủ trương, nghị quyết của Đảng, của Hội đồng nhân dân và chính quyền các cấp. Ngành Giáo dục và Đào tạo phải tích cực tham mưu, chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện chủ trương này;

b) Thực hiện phổ cập giáo dục trung học phải đảm bảo chất lượng và hiệu quả trên cơ sở nâng cao chất lượng dạy và học, duy trì bền vững các tiêu chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở;

c) Công tác phổ cập giáo dục trung học phải được tổ chức, chỉ đạo trên cơ sở kế hoạch hằng năm của địa phương đã được các cấp chính quyền phê duyệt và huy động các tổ chức quần chúng xã hội, Mặt trận, đoàn thể, tổ chức kinh tế và lực lượng xã hội tham gia.

2. Yêu cầu cụ thể:

a) Cấp ủy Đảng và Hội đồng nhân dân các cấp đưa vào nghị quyết những nhiệm vụ cơ bản có tầm chiến lược về công tác phổ cập giáo dục trung học để huy động, phân bổ nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) cho công tác phổ cập giáo dục trung học; thực hiện xã hội hoá công tác phổ cập; xác định rõ trách nhiệm, mục tiêu phấn đấu và được xem là nhiệm vụ trọng tâm phải được thực hiện thường xuyên, phối hợp đồng bộ của các cấp, các ngành và của toàn xã hội;

b) Ngành Giáo dục - Đào tạo giữ vai trò chủ đạo trong công tác phổ cập giáo dục trung học; hằng năm xây dựng kế hoạch trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt trước khi thực hiện;

c) Các sở, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội có liên quan, các tổ chức kinh tế, các tập thể và cá nhân có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ với ngành Giáo dục - Đào tạo trong quá trình triển khai và thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục trung học; tạo mọi điều kiện để thanh thiếu niên từ 15 đến 21 tuổi khi tốt nghiệp trung học cơ sở được tiếp tục học trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề;

d) Hằng năm chuẩn bị tốt cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên để tuyển sinh hầu hết học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp hoặc đào tạo nghề;

e) Mở thêm các trường trung cấp (Kinh tế - Kỹ thuật, Y tế, …) để phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở và đảm bảo tỷ lệ đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học; khuyến khích mở các trường trung học phổ thông ngoài công lập;

g) Thực hiện chính sách hỗ trợ về vật chất (miễn, giảm học phí, hỗ trợ vở, viết, mượn sách giáo khoa, …) và mở các lớp giáo dục thường xuyên (lớp 10, 11, 12) phù hợp với từng vùng để thanh thiếu niên không có điều kiện học tập trong nhà trường phổ thông học các lớp này;

h) Triệt để sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí từ chương trình mục tiêu quốc gia, dự án hỗ trợ phát triển, ... của các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước để phục vụ, đầu tư đạt mục tiêu phổ cập giáo dục trung học.

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC

1. Đối tượng phổ cập giáo dục trung học: là thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến hết 21 tuổi đã tốt nghiệp trung học cơ sở, chưa tốt nghiệp trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp hoặc chưa tốt nghiệp đào tạo nghề từ 3 năm trở lên, có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn trên địa bàn thành phố Phan Rang - Tháp Chàm.

2. Chương trình đào tạo: đối tượng phổ cập giáo dục trung học có thể học một trong ba chương trình sau:

a) Chương trình trung học phổ thông; chương trình giáo dục thường xuyên;

b) Chương trình trung cấp chuyên nghiệp;

c) Chương trình đào tạo nghề 3 năm trở lên.

IV. CHỈ TIÊU THỰC HIỆN

1. Duy trì và củng cố kết quả phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

2. Đảm bảo huy động được 95% trở lên số đối tượng phổ cập đã tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề. Trong đó có ít nhất 15% vào học các trường dạy nghề và 15% trở lên vào học các trường trung cấp chuyên nghiệp.

3. Bảo đảm tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông hằng năm từ 85% trở lên.

4. Bảo đảm tỷ lệ thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 18 đến hết 21 có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp từ 75% trở lên và ít nhất 10% trở lên có bằng tốt nghiệp đào tạo nghề.

5. Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm có ít nhất 50% số trường tiểu học, 40% số trường trung học cơ sở, 2 trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia.

6. Năm 2015 thành phố Phan Rang - Tháp Chàm đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học.

V. KẾ HOẠCH PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC TỪ NĂM 2010 ĐẾN NĂM 2015

1. Dự kiến tiến độ phổ cập qua các năm:

Số xã, phường

Số xã, phường phấn đấu đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học từng năm

16

2011

2012

2013

2014

2015

5

8

12

16

UBND tỉnh kiểm tra công nhận

2. Thời gian, nội dung và kế hoạch thực hiện:

a) Kế hoạch năm 2010:

- Duy trì và nâng tỷ lệ chuẩn của các xã, phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở, phổ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ.

- Thành lập Ban chỉ đạo, Ban điều hành và bố trí giáo viên phụ trách công tác phổ cập giáo dục trung học, cụ thể:

+ Thành lập Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục trung học cấp tỉnh, cấp thành phố và cấp xã, phường do Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định. Thành phần Ban chỉ đạo như Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục trung học cơ sở và bổ sung thêm thành phần là hiệu trưởng các trường trung học phổ thông, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề, giám đốc trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp.

+ Thành lập ban điều hành công tác phổ cập giáo dục trung học của ngành Giáo dục - Đào tạo cấp tỉnh, thành phố (thường trực Ban chỉ đạo) giúp việc Ban chỉ đạo trong việc tham mưu lập kế hoạch, triển khai, hướng dẫn thực hiện, lập hồ sơ và tổng hợp kết quả phổ cập giáo dục trung học.

+ Mỗi xã, phường bố trí giáo viên đang phụ trách công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở kiêm nhiệm thêm công tác phổ cập giáo dục trung học, hưởng lương tại đơn vị đang công tác và được hưởng thêm lương kiêm nhiệm công tác phổ cập giáo dục trung học.

- Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục trung học các cấp xây dựng kế hoạch chi tiết của cấp mình, trên cơ sở cập nhật kết quả điều tra bổ sung đảm bảo cho công tác phổ cập giáo dục trung học được triệt để, đúng tiến độ và kết quả công nhận được chuẩn xác. Ngày 01 tháng 10 hằng năm là thời điểm các đơn vị tiến hành điều tra, cập nhật số liệu, xây dựng kế hoạch năm. Báo cáo về Ban chỉ đạo tỉnh (cơ quan thường trực là Sở Giáo dục và Đào tạo) theo các biểu mẫu quy định, trước ngày 31 tháng 12 hằng năm.

- Thành phố huy động đối tượng trong độ tuổi phổ cập giáo dục trung học, phối hợp với trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp mở các lớp 10, 11, 12 giáo dục thường xuyên.

- Ủy ban nhân dân thành phố làm tờ trình đề nghị kiểm tra công nhận trường tiểu học, trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia.

- Sở Giáo dục và Đào tạo làm tờ trình đề nghị kiểm tra công nhận trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia.

- Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các cơ quan chức năng nâng cấp trường trung cấp nghề.

- Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các cơ quan chức năng lập kế hoạch đầu tư xây dựng các trường trung cấp chuyên nghiệp;

b) Kế hoạch năm 2011:

- Duy trì và nâng tỷ lệ chuẩn của các xã, phường đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở; tiếp tục mở các lớp phổ cập giáo dục trung học.

- Ủy ban nhân dân thành phố kiểm tra công nhận 5 đơn vị xã, phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học và làm tờ trình đề nghị kiểm tra công nhận trường tiểu học, trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia.

- Sở Giáo dục và Đào tạo làm tờ trình đề nghị kiểm tra công nhận trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia; tiếp tục tham mưu xây dựng trường trung cấp chuyên nghiệp;

c) Kế hoạch năm 2012:

- Duy trì và nâng tỷ lệ chuẩn của các xã, phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở và phổ cập giáo dục trung học; tiếp tục mở các lớp phổ cập giáo dục trung học.

- Ủy ban nhân dân thành phố kiểm tra công nhận 8 đơn vị đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học và làm tờ trình đề nghị kiểm tra công nhận trường tiểu học, trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia.

- Sở Giáo dục và Đào tạo làm tờ trình đề nghị kiểm tra công nhận trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia và đưa các trường trung cấp chuyên nghiệp vào hoạt động;

d) Kế hoạch năm 2013: 

- Duy trì và nâng tỷ lệ chuẩn của các xã, phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở và phổ cập giáo dục trung học; tiếp tục mở các lớp phổ cập giáo dục trung học.

- Ủy ban nhân dân thành phố kiểm tra công nhận 12 đơn vị đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học và làm tờ trình đề nghị kiểm tra công nhận trường tiểu học, trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia.

- Sở Giáo dục và Đào tạo làm tờ trình đề nghị kiểm tra công nhận trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia.

e) Kế hoạch năm 2014:

- Duy trì và nâng tỷ lệ chuẩn của các xã, phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở và phổ cập giáo dục trung học; tiếp tục mở các lớp phổ cập giáo dục trung học.

- Ủy ban nhân dân thành phố kiểm tra công nhận 16 đơn vị đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học; làm tờ trình đề nghị kiểm tra công nhận trường tiểu học, trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia và hoàn tất hồ sơ đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra thành phố đạt các tiêu chuẩn về phổ cập giáo dục trung học.

- Sở Giáo dục và Đào tạo làm tờ trình đề nghị kiểm tra công nhận trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia.

g) Kế hoạch năm 2015:

- Duy trì và nâng tỷ lệ chuẩn của các xã, phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở và phổ cập giáo dục trung học; tiếp tục mở các lớp phổ cập giáo dục trung học.

- Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra công nhận thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học.

- Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục trung học tỉnh báo cáo kết quả phổ cập giáo dục trung học với Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Mở hội nghị tổng kết công tác phổ cập giáo dục trung học; bàn biện pháp duy trì, củng cố kết quả đã đạt được và triển khai thực hiện phổ cập giáo dục trung học trên địa bàn các thị trấn và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển trong thời gian tới.

3. Những công việc chủ yếu:

a) Xây dựng kế hoạch phổ cập giáo dục trung học: trên cơ sở điều tra cơ bản và căn cứ vào tiến độ phổ cập đã nêu, Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục trung học xã, phường và thành phố xây dựng kế hoạch hằng năm, nhằm:

- Huy động ở mức cao nhất số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề; hỗ trợ về vật chất để những học sinh đã bỏ học vào học tiếp hệ giáo dục thường xuyên hoặc trung cấp nghề.

- Phân công nhiệm vụ cho thành viên Ban chỉ đạo và giáo viên theo dõi phổ cập giáo dục trung học trên địa bàn xã, phường; lập kế hoạch phối hợp với trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp mở lớp cho đối tượng phổ cập giáo dục trung học kết hợp với việc huy động học các trường trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề.

- Đầu tư cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên cho các trường tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông để đạt chuẩn quốc gia theo tiêu chuẩn quy định;

b) Mở các lớp phổ cập giáo dục trung học:

- Đối tượng học: thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến 21 đã tốt nghiệp trung học cơ sở (kể cả thường trú và tạm trú dài hạn) không đủ điều kiện theo học hay bỏ học giữa chừng đi học lại, chủ yếu tập trung đối tượng phải đảm bảo 21 tuổi tốt nghiệp lớp 12 trung học phổ thông hoặc giáo dục thường xuyên vào năm 2015.

- Tổ chức thực hiện:

+ Ban chỉ đạo các cấp, trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, phòng Giáo dục và Đào tạo thành phố, giáo viên phụ trách công tác phổ cập giáo dục trung học tham mưu tích cực với cấp ủy, chính quyền địa phương, phối hợp với các đoàn thể, Ban đại diện cha mẹ học sinh và gia đình học sinh cùng có trách nhiệm tham gia huy động học sinh bỏ học vào học các lớp phổ cập giáo dục trung học.

+ Ban chỉ đạo thành phố giao trách nhiệm cụ thể cho các trường trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp đóng trên địa bàn chịu trách nhiệm chính trong công tác tham mưu, quản lý, giảng dạy, ... các lớp phổ cập giáo dục trung học; tận dụng cơ sở vật chất để tăng cường mở các lớp học phổ cập giáo dục trung học tại các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp và trung tâm giáo dục thường xuyên;

c) Lập kế hoạch xây dựng trường trung cấp chuyên nghiệp: Sở Giáo dục và Đào tạo phối hợp với các cơ quan chức năng lập kế hoạch đầu tư xây dựng trường trung cấp chuyên nghiệp đưa vào hoạt động từ năm 2012 để tuyển học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học phổ thông vào học, nhằm thực hiện mục tiêu phổ cập giáo dục trung học;

d) Kinh phí thực hiện:

- Dự kiến kinh phí chi cho công tác điều tra, mở lớp và lương của giáo viên kiêm nhiệm phổ cập giáo dục trung học là 3.504 triệu đồng (chưa bao gồm tiền chi giờ giảng cho giáo viên, chi sách - tài tiệu, thiết bị phục vụ dạy - học), cụ thể như sau:

+ Điều tra cơ bản và điều tra bổ sung hằng năm: 480 triệu đồng (16 xã, phường x 5 triệu đồng x 6 năm).

+ Công tác huy động mở các lớp phổ cập, Ban chỉ đạo, sơ tổng kết, khen thưởng: 1.800 triệu đồng.

+ Phụ cấp cho cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác phổ cập giáo dục trung học được thực hiện theo quy định và hướng dẫn của Nhà nước, dự kiến trong 6 năm thực hiện công tác phổ cập giáo dục trung học là 1.224 triệu đồng.

- Chi trả giờ dạy các lớp phổ cập giáo dục trung học do các đơn vị (trung tâm giáo dục thường xuyên, kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trường trung học phổ thông) có mở lớp thực hiện việc chi trả trực tiếp cho giáo viên từ nguồn thu học phí của người học và hỗ trợ từ nguồn ngân sách chi cho công tác phổ cập giáo dục.

- Mức chi và cơ chế tài chính: Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ trình các cấp xem xét bằng một đề án riêng.

VI. HIỆU QUẢ ĐẠT ĐƯỢC CỦA ĐỀ ÁN

1. Giai đoạn từ 2010 - 2012:

- Củng cố, duy trì và nâng tỷ lệ chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ và phổ cập giáo dục trung học cơ sở; thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi;

- Thành phố kiểm tra công nhận 8 đơn vị xã, phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học;

- Xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn về chuyên môn và chế độ chính sách để thực hiện công tác phổ cập giáo dục trung học;

- Thành lập trường trung cấp chuyên nghiệp và củng cố trường trung cấp nghề.

2. Giai đoạn từ 2012 - 2014:

- Củng cố, duy trì và nâng tỷ lệ chuẩn phổ cập tiểu học - chống mù chữ, phổ cập giáo dục trung học cơ sở, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và các đơn vị đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học;

- Thành phố kiểm tra công nhận 16 đơn vị xã, phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học và làm tờ trình đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học;

- Trường trung cấp chuyên nghiệp đi vào hoạt động nhằm thực hiện mục tiêu phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở và đào tạo nguồn nhân lực có trình độ nghề nghiệp đáp ứng thị trường lao động của tỉnh và khu vực.

3. Giai đoạn từ 2015:

- Ủy ban nhân dân tỉnh kiểm tra thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học;

- Tổng kết đề án và lập kế hoạch triển khai thực hiện phổ cập giáo dục trung học cho các thị trấn và những xã có điều kiện kinh tế - xã hội phát triển;

- Củng cố, duy trì và nâng tỷ lệ chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục trung học.

Phần thứ ba

GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC

I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN:

1. Xây dựng hệ thống chỉ đạo và thực hiện:

a) Phổ cập giáo dục trung học là nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước và của toàn dân. Vì vậy, phải quán triệt đầy đủ các nghị quyết của Đảng, Nhà nước và của địa phương về công tác phổ cập giáo dục cho toàn dân và các cấp, các ngành. Căn cứ nghị quyết của Đảng bộ tỉnh, cấp ủy các cấp, Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục trung học, Hội Khuyến học, Hội liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, ... của thành phố xác định rõ các bước thực hiện, mục tiêu phấn đấu để giao nhiệm vụ và chỉ tiêu cụ thể từng năm cho các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị - xã hội, ... đảm nhận và cùng các xã, phường phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện công tác phổ cập giáo dục trung học;

b) Dưới sự lãnh đạo của Đảng, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các cấp đưa công tác phổ cập giáo dục trung học vào nghị quyết, xây dựng chương trình kế hoạch về thời gian, chỉ tiêu, biện pháp thực hiện thật cụ thể và sát hợp để đảm bảo đúng tiến độ phổ cập; nắm vững chỉ tiêu, tiêu chuẩn phổ cập giáo dục trung học để chỉ đạo có trọng tâm, trọng điểm, không chỉ đạo dàn trải, thiếu sâu sát. Từ tỉnh, thành phố đến xã, phường cần có sự chỉ đạo thống nhất để thực hiện mục tiêu chung;

c) Để thực hiện tốt nhiệm vụ trên cần tiến hành một số nhiệm vụ cụ thể sau:

- Ban chỉ đạo thành phố chỉ đạo công tác điều tra khảo sát hằng năm chính xác và bổ sung đúng định kỳ để nắm chắc đối tượng trong độ tuổi phổ cập giáo dục trung học, trên cơ sở đó phối hợp với trung tâm kỹ thuật tổng hợp -hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên tổ chức lớp học.

 - Xây dựng Ban vận động xã, phường, thôn, khu phố để duy trì tốt sĩ số học sinh đang học trong các trường phổ thông (đặc biệt, chú trọng học sinh đang học trung học cơ sở), trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp; đồng thời huy động ở mức cao nhất đối tượng trong độ tuổi vào học các lớp phổ cập, trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề và làm tốt công tác tư tưởng để duy trì sĩ số các lớp học đã mở.

- Vận động nhân dân và các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể, các doanh nghiệp Nhà nước, tập thể và tư nhân cùng đóng góp xây dựng quỹ khuyến học để giúp đỡ các gia đình nghèo không có điều kiện cho con, em học tập, không để cho con em bỏ học giữa chừng.

- Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo chặt chẽ những nội dung, công tác cần triển khai theo từng thời điểm và giao chỉ tiêu cụ thể hằng năm cho xã, phường về các nội dung: xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, huy động con em trong độ tuổi đến trường học.

- Ban chỉ đạo các cấp thường xuyên kiểm tra tình hình và tiến độ phổ cập giáo dục trung học ở các địa phương (theo sự phân cấp) để động viên, khen thưởng những nơi làm tốt và kịp thời hướng dẫn giúp đỡ những nơi còn vướng mắc chưa tìm ra được hướng đi thích hợp.

2. Tổ chức tuyên truyền và động viên khen thưởng:

a) Ngành Văn hoá - Thông tin, Báo và Đài Phát thanh và Truyền hình có nhiệm vụ tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương về công tác phổ cập giáo dục trung học;

b) Thông tin thường xuyên để tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân biết kế hoạch, mục tiêu phấn đấu để toàn xã hội và mỗi công dân có những hành động, việc làm thiết thực đối với công tác phổ cập giáo dục trung học; đồng thời nắm bắt tình hình, hằng tháng đưa vào các bản tin về tiến độ phổ cập giáo dục trung học tại các địa phương nhằm khuyến khích và động viên kịp thời những đơn vị, cá nhân làm tốt; nhắc nhở các đơn vị làm chưa tốt;

c) Gắn công tác phổ cập giáo dục trung học với thi đua khen thưởng và công nhận gia đình, khu phố văn hoá; đưa vào tiêu chí đánh giá thi đua của các cấp ủy và chính quyền. Hằng quý và từng năm, Ban chỉ đạo các cấp tiến hành sơ kết, đánh giá và biểu dương khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phổ cập giáo dục trung học.

3. Đảm bảo các điều kiện thực hiện phổ cập giáo dục trung học:

a) Đội ngũ giáo viên:

- Duy trì đội ngũ giáo viên chuyên trách về công tác phổ cập giáo dục tiểu học - chống mù chữ và phổ cập giáo dục trung học cơ sở hiện có tại các xã, phường; bố trí thêm công tác kiêm nhiệm phổ cập giáo dục trung học cho đội ngũ giáo viên chuyên trách công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở xã, phường.

- Các trường trung học phổ thông thực hiện phương châm “một hội đồng, hai nhiệm vụ”, trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp huy động toàn bộ đội ngũ cán bộ, giáo viên trên địa bàn để giảng dạy các lớp phổ cập giáo dục trung học (học theo chương trình giáo dục thường xuyên);

b) Về cơ sở vật chất:

- Đẩy mạnh công tác đầu tư xây dựng các trường trung cấp (Trung cấp Y tế, trung cấp kỹ thuật, …) nhằm thực hiện chính sách phân luồng học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở đáp ứng mục tiêu phổ cập giáo dục trung học.

- Khuyến khích mở trường trung học phổ thông ngoài công lập trên địa bàn tỉnh; đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, bảo đảm đủ phòng học và các thiết bị, đồ dùng dạy học cơ bản, đáp ứng yêu cầu về số lượng và nâng cao chất lượng dạy học.

- Tiếp tục lập kế hoạch xây dựng các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2010 - 2015 và cụ thể từng năm trên địa bàn thành phố.

- Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho trung tâm giáo dục thường xuyên và các trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp để vừa dạy nghề phổ thông vừa mở các lớp 10, 11, 12 giáo dục thường xuyên cho đối tượng trong độ tuổi học các lớp phổ cập giáo dục trung học;

c) Về nghiệp vụ:

- Hằng năm Ban chỉ đạo các cấp thực hiện tốt việc điều tra khảo sát theo định kỳ để cập nhật kịp thời và chính xác số liệu vào các biểu mẫu đã quy định. Nhằm xây dựng kế hoạch phổ cập sát thực và đảm bảo phục vụ tốt cho việc kiểm tra công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học về sau, Ban chỉ đạo các cấp cần lưu ý: có biện pháp và huy động lực lượng điều tra số liệu chính xác, đặc biệt là số đối tượng trong độ tuổi phổ cập giáo dục trung học chuyển đi, chuyển đến và khuyết tật phải được Công an, Y tế xác nhận để đảm bảo pháp lý. Các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông có trách nhiệm thống kê số liệu để thông báo số lượng học sinh về nơi đăng ký hộ khẩu thường trú của học sinh. Phối hợp chặt chẽ với chính quyền và Công an địa phương trong việc điều tra, thống kê và cập nhật bổ sung đối tượng phổ cập.

- Tập huấn, triển khai nghiệp vụ về công tác phổ cập giáo dục trung học và thiết lập hồ sơ, biểu mẫu theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo cho cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác phổ cập giáo dục trung học của phòng Giáo dục và Đào tạo và các xã, phường;

d) Công tác tuyển sinh, huy động ra lớp và nâng cao chất lượng dạy học:

- Thực hiện tốt công tác tuyển sinh vào các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và các lớp giáo dục thường xuyên; đảm bảo hằng năm thu nhận hầu hết số học sinh đã hoàn thành chương trình tiểu học vào học lớp 6, thực hiện tốt phân luồng học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và thu nhận hầu hết vào học trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề.

- Hiệu trưởng các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông, Giám đốc các trung tâm có trách nhiệm duy trì sĩ số học sinh, giảm số lượng học sinh bỏ học và huy động đối tượng này vào học các lớp phổ cập. Việc duy trì ở mức cao nhất sĩ số học sinh trong các trường trung học, trong các trung tâm kết hợp với việc duy trì được số học viên đã huy động vào học các lớp phổ cập sẽ đảm bảo cho công tác phổ cập giáo dục trung học được tiến hành đúng tiến độ.

- Các trường trung học cơ sở, trung học phổ thông và các trung tâm tăng cường hiệu quả đào tạo, nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nhằm nâng tỷ lệ học sinh lên lớp và tốt nghiệp cuối cấp mỗi năm một cao hơn.

- Để bảo đảm tỉ lệ huy động cao và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các đối tượng phổ cập giáo dục trung học đến lớp, cần mở các lớp phổ cập ở những nơi tập trung đông dân cư có nhiều học viên phổ cập, việc mở các lớp này do phòng Giáo dục và Đào tạo phối hợp với trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật - tổng hợp tổ chức thực hiện và được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định (địa điểm học không phải ở các trung tâm);

e) Về nguồn kinh phí:

- Ngân sách chi cho công tác phổ cập giáo dục trung học bao gồm:

+ Nguồn vốn từ chương trình mục tiêu.

+ Nguồn kinh phí sự nghiệp giáo dục và đào tạo khác được giao hằng năm cho Sở Giáo dục và Đào tạo.

+ Nguồn thu từ học phí của người học.

+ Nguồn hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài tỉnh.

- Sở Giáo dục và Đào tạo sẽ lập đề án riêng về nội dung, mức chi và cơ chế tài chính đối với các hoạt động chi về phổ cập giáo dục trung học.

- Riêng kinh phí chi cho giáo viên giảng dạy các lớp phổ cập giáo dục trung học tại trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp và các cơ sở được giao nhiệm vụ dạy các lớp giáo dục thường xuyên do các đơn vị mở lớp chi trả theo quy định hiện hành từ nguồn thu học phí của người học và kinh phí chi cho công tác phổ cập giáo dục.

- Cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác phổ cập giáo dục trung học ở phòng Giáo dục và Đào tạo và ở xã, phường do phòng Giáo dục và Đào tạo chi trả lương kiêm nhiệm từ nguồn kinh phí được phân bổ về công tác phổ cập giáo dục trung học;

g) Về chế độ chính sách:

- Tiếp tục sử dụng cán bộ phụ trách công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở hiện đang làm việc tại phòng Giáo dục và Đào tạo kiêm nhiệm thêm công tác phổ cập giáo dục trung học và được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm theo quy định.

- Bố trí thêm công tác kiêm nhiệm phổ cập giáo dục trung học cho đội ngũ giáo viên chuyên trách công tác phổ cập giáo dục trung học hiện có ở các xã, phường và được hưởng lương kiêm nhiệm theo quy định.

- Đối với giáo viên giảng dạy: cần có chế độ phù hợp để khuyến khích, động viên cán bộ, giáo viên tham gia giảng dạy các lớp phổ cập giáo dục trung học, cụ thể:

+ Định mức chi cho tiết dạy được tính bằng 150% so với tiết dạy cùng cấp của hệ phổ thông (bao gồm tiền thù lao theo số tiết thực dạy, tiền chấm bài, các chế độ bảo hiểm, đi lại và chi khác đối với người dạy).

+ Tiền giấy, bút soạn bài (không bao gồm các loại sách giáo khoa, sách giáo viên, tài liệu chuyên môn và vật tư phục vụ giảng dạy khác).

- Đối với người học: thu và miễn, giảm học phí theo quy định. Cấp học phẩm cho các học viên thuộc diện chính sách theo từng vùng, miền; cho mượn sách giáo khoa đối với những học viên học các lớp phổ cập giáo dục trung học.

II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN:

1. Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục trung học các cấp:

a) Lập kế hoạch hoạt động cụ thể từng quý, năm của thành phố và các xã, phường;

b) Chỉ đạo và phân công từng thành viên theo dõi, phụ trách các xã, phuờng; kiểm tra, giám sát và báo cáo kết quả thực hiện theo quy định.

2. Sở Giáo dục và Đào tạo:

a) Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục trung học; hướng dẫn và tổ chức thực hiện đầy đủ các quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhằm đảm bảo điều kiện, chất lượng và tiến độ phổ cập đã đề ra; tham mưu thành lập Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục trung học tỉnh, Ban điều hành của Sở Giáo dục và Đào tạo và hướng dẫn thành lập Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục trung học ở thành phố và xã, phường;

b) Chỉ đạo, hướng dẫn phòng Giáo dục và Đào tạo, các trường trung học phổ thông, trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, trung tâm giáo dục thường xuyên thực hiện các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ; thiết lập hồ sơ; bố trí cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm công tác phổ cập giáo dục trung học và các điều kiện khác nhằm đảm bảo kế hoạch phổ cập giáo dục trung học; phối hợp tổ chức thanh tra, kiểm tra công tác phổ cập giáo dục trung học; kịp thời phát hiện và đề xuất những giải pháp khắc phục khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

c) Phối hợp với các sở, ngành có liên quan tham mưu việc phân bổ và điều chỉnh chỉ tiêu phổ cập giáo dục trung học hằng năm; trình Ủy ban nhân dân tỉnh giao chỉ tiêu về phổ cập giáo dục trung học để các đơn vị triển khai thực hiện;

d) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư và các ngành liên quan tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành các chế độ chính sách liên quan đến hoạt động phổ cập giáo dục trung học, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;

e) Chủ trì, phối hợp với các cấp, các ngành liên quan, tham mưu thành lập các trường trung cấp chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh nhằm thu hút học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung cấp chuyên nghiệp.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

a) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổng hợp kế hoạch huy động ra lớp; chủ trì tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc phân bổ chỉ tiêu tuyển sinh và bố trí ngân sách chương trình mục tiêu để chi cho hoạt động phổ cập giáo dục trung học;

b) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo xây dựng quy hoạch mạng lưới trường học đạt chuẩn quốc gia; tăng cường đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục phục vụ lâu dài cho công tác phổ cập giáo dục trung học.

4. Sở Tài chính:

a) Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí chi cho các hoạt động phổ cập giáo dục trung học phù hợp với tình hình triển khai tại địa phương;

b) Hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong việc quản lý và sử dụng nguồn tài chính.

5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

a) Chủ trì phối hợp với các ngành chức năng hướng dẫn chính sách hỗ trợ, giúp đỡ các em học sinh học các lớp phổ cập giáo dục trung học thuộc diện chế độ chính sách;

b) Xây dựng mạng lưới, trung tâm nghề và đầu tư nâng cấp trường trung cấp nghề nhằm thu hút học sinh sau khi tốt nghiệp trung học cơ sở vào học nghề, đảm bảo tỷ lệ đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học.

6. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông và Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh:

a) Tuyên truyền rộng rãi chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và địa phương về công tác phổ cập giáo dục trung học trên các phương tiện thông tin đại chúng;

b) Thông tin thường xuyên kế hoạch, mục tiêu phấn đấu, tình hình và kết quả phổ cập giáo dục trung học; kịp thời đưa tin những việc làm thiết thực của xã hội và của mỗi công dân cho công tác phổ cập giáo dục trung học;

c) Gắn tiêu chí phổ cập giáo dục trung học vào tiêu chuẩn công nhận gia đình, khu phố văn hoá và các danh hiệu thi đua khác.

7. Ủy ban nhân dân thành phố:

a) Thực hiện các quy định nhằm bảo đảm các điều kiện về tổ chức, nhân sự, tài chính và cơ sở vật chất cho công tác phổ cập giáo dục trung học; tăng cường vai trò, trách nhiệm và hiệu quả chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục trung học;

b) Lập kế hoạch phổ cập giáo dục trung học từng năm, giao chỉ tiêu phấn đấu và phân công trách nhiệm, nhiệm vụ cụ thể cho từng ban ngành, đoàn thể, chính quyền các cấp trong việc thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục trung học để đảm bảo đúng tiến độ;

c) Có giải pháp và các chính sách cụ thể phù hợp với địa phương để nâng cao hiệu quả và đảm bảo tiến độ phổ cập giáo dục trung học; vận động các tổ chức, cá nhân, Hội Khuyến học, ... tham gia đóng góp cho công tác phổ cập giáo dục trung học;

d) Chỉ đạo Ủy ban nhân nhân xã, phường thực hiện các nhiệm vụ:

- Lập kế hoạch phổ cập giáo dục trung học hằng năm, giao chỉ tiêu và nhiệm vụ cụ thể cho từng ban ngành, đoàn thể, thôn, khu phố trong việc huy động và duy trì sĩ số học viên ra học phổ cập giáo dục trung học; theo dõi việc huy động và duy trì sĩ số học viên học phổ cập nhằm đạt chỉ tiêu và kế hoạch được giao.

- Tuyên truyền, vận động, giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các gia đình có con em trong độ tuổi được đi học để đạt trình độ trung học.

- Huy động nhân dân, các lực lượng xã hội tham gia tu sửa, bảo vệ các công trình giáo dục trên địa bàn; phối hợp với nhà trường và các đoàn thể xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh; giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để hoàn thành nhiệm vụ phổ cập giáo dục trung học.

8. Đề nghị Mặt trận tổ quốc tỉnh và các hội, đoàn thể:

Tăng cường mối liên hệ phối hợp thường xuyên, đồng bộ, chặt chẽ với ngành Giáo dục và Đào tạo, chính quyền các cấp trong việc tuyên truyền, vận động, thuyết phục các đối tượng phổ cập giáo dục trung học ra lớp học; phối hợp theo dõi, kiểm tra và động viên việc duy trì sĩ số lớp học; xem công tác phổ cập giáo dục trung học là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên từ nay đến năm 2015.

Giao thường trực Ban chỉ đạo phổ cập giáo dục trung học tỉnh (Sở Giáo dục và Đào tạo) theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện đề án, định kỳ báo cáo kết quả và tiến độ thực hiện trình Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục chỉ đạo./. 

 

PHỤ LỤC 1

TIÊU CHUẨN PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC
(theo Hướng dẫn số 3420/THPT ngày 23 tháng 4 năm 2003  của Bộ Giáo dục và Đào tạo và công văn số 10819/GDTrH  ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc điều chỉnh tiêu chuẩn phổ cập bậc trung học)

* Đối tượng phổ cập giáo dục trung học phổ thông: thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 15 đến hết 21 tuổi đã tốt nghiệp trung học cơ sở, chưa tốt nghiệp trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên hoặc chưa tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp hoặc đào tạo nghề từ 3 năm trở lên, có hộ khẩu thường trú hoặc tạm trú dài hạn tại địa phương.

* Chương trình phổ cập giáo dục trung học: đối tượng phổ cập giáo dục trung học có thể học một trong ba chương trình sau:

- Chương trình trung học phổ thông; chương trình giáo dục thường xuyên;

- Chương trình trung cấp chuyên nghiệp;

- Chương trình đào tạo nghề 3 năm trở lên.

TIÊU CHUẨN PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC

I. Đối với cá nhân: thanh thiếu niên trước khi hết 21 tuổi phải có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp hoặc bằng đào tạo nghề từ 3 năm trở lên.

II. Đối với đơn vị xã, phường (4 điều kiện):

1. Đơn vị đã đạt và duy trì được chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

2. Huy động được 95% (xã khó khăn: 85%) trở lên đối tượng phổ cập đã tốt nghiệp trung học cơ sở vào học trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề. Trong đó có ít nhất 15% (xã khó khăn: 10%) vào học các trường dạy nghề và 15% (xã khó khăn:10%) trở lên vào học các trường trung cấp chuyên nghiệp.

3. Bảo đảm tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông hằng năm từ 85% (xã khó khăn: 70%) trở lên.

4. Bảo đảm tỷ lệ thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 18 đến hết 21 có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp từ 75% (xã khó khăn: 65%) trở lên và ít nhất 10% (xã khó khăn: 10%) trở lên có bằng tốt nghiệp đào tạo nghề. Các tỷ lệ này được tính như sau:

Tỷ lệ tốt nghiệp THPT =

Tổng số đối tượng từ 18 đến hết 21 tuổi đã tốt nghiệp trung học phổ thông, giáo dục thường xuyên, trung cấp chuyên nghiệp

Tổng số đối tượng từ 18 đến hết 21 tuổi phải phổ cập

 

Tỷ lệ tốt nghiệp nghề =

Tổng số đối tượng từ 18 đến hết 21 tuổi đã tốt nghiệp đào tạo nghề

Tổng số đối tượng từ 18 đến hết 21 tuổi phải phổ cập

III. Đối với huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (4 điều kiện):

1. Đơn vị đã đạt và duy trì được chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

2. Có 90% (vùng khó khăn: 75%) trở lên số đơn vị cơ sở được công nhận đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học tại thời điểm kiểm tra.

3. Có ít nhất 50% (vùng khó khăn: 40%) trở lên số trường tiểu học, 40% (vùng khó khăn: 30%) trở lên số trường trung học cơ sở đạt chuẩn quốc gia.

4. Mỗi huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh phải có 1 trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp, 1 trung tâm giáo dục thường xuyên và có ít nhất 2 trường trung học phổ thông (vùng khó khăn: 1) đạt chuẩn quốc gia.

IV. Đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (2 điều kiện):

1. Đơn vị đạt và duy trì được chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục trung học cơ sở.

2. Có 100% số quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học.

 

PHỤ LỤC 2

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG, TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ, TRƯỜNG TIỂU HỌC, TRUNG TÂM TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ PHAN RANG - THÁP CHÀM

STT

Đơn vị

(xã, phường)

Tổng số trường trung học phổ thông, trung học cơ sở, tiểu học và các trung tâm

Ghi chú

THPT

THCS

Tiểu học

Trung tâm

1

Phường Đô Vinh

 

01

03

 

Thành phố đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở (16 xã, phường) và có 15 xã, phường đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi

2

Phường Bảo An

01

 

03

 

3

Phường Phước Mỹ

01

01

01

 

4

Phường Phủ Hà

 

01

02

 

5

Phường Thanh Sơn

01

 

01

 

6

Phường Đài Sơn

01

 

01

01(KTTH-HN)

7

Phường Mỹ Hương

01

01

01

 

8

Phường Kinh Dinh

 

01

01

01 (GDTX)

9

Phường Đạo Long

 

 

01

 

10

Phường Tấn Tài

 

01

03

 

11

Phường Văn Hải

 

 

04

 

12

Phường Mỹ Hải

01

01

00

 

13

Phường Mỹ Đông

 

 

02

 

14

Phường Đông Hải

 

 

04

 

15

Phường Mỹ Bình

 

02

01

 

16

Xã Thành Hải

 

 

02

 

Cộng

06

09

30

02

 

 

PHỤ LỤC 3

KINH PHÍ DỰ KIẾN CHI CHO CÔNG TÁC PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

STT

Năm

Số tiền (đơn vị tính: triệu đồng)

Ghi chú

Chi huy động mở lớp phổ cập và các hoạt động khác

Kinh phí điều tra cơ bản và điều tra bổ sung hằng năm

Lương cho cán bộ, giáo viên kiêm nhiệm phổ cập giáo dục THCS

Tổng cộng

1

2010

300

80

204

584

Chưa tính kinh phí chi trả giờ dạy cho giáo viên

2

2011

300

80

204

584

3

2012

300

80

204

584

4

2013

300

80

204

584

5

2014

300

80

204

584

6

2015

300

80

204

584

Cộng

1.800

480

1.224

3.504

 


PHỤ LỤC 4

BIỂU TỔNG HỢP SỐ LIỆU PHỔ CẬP GIÁO DỤC TRUNG HỌC

Thống kê ngày 30 tháng 6 năm 2009

Độ tuổi

Năm sinh

Tổng số đối tượng trong độ tuổi

Nữ

Số khuyết tật, chết, chuyển đi

Tổng số đối tượng phải phổ cập

Tổng số tốt nghiệp THCS

(hai hệ)

Đang học và học xong trung học phổ thông

Đang học và học xong giáo dục thường xuyên, trung học phổ thông

Đang học và học  xong TCCN, TCN

Bỏ học

Chi chú

Lớp 10

Lớp 11

Lớp 12

TN THPT

Lớp 10

Lớp 11

Lớp 12

TN BT THPT

Đang học

Đã TN

Tiểu học

THCS

THPT

Đang học

TH

THCS

(1)

(2)

(4)

(3)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

(17)

(18)

(19)

(20)

(21)

14

1995

2962

1362

233

2729

0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

11

225

0

56

2437

15

1994

3173

1544

230

2943

0

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

373

0

38

2527

16

1993

3372

1631

341

3031

2031

1813

 

 

 

71

 

 

 

11

0

34

890

136

0

449

17

1992

3252

1572

344

2908

2425

75

2045

 

 

69

17

 

 

15

0

29

307

204

0

147

Cộng (15-17)

9797

4747

915

8882

4456

1888

2045

 

 

140

17

 

 

26

0

68

1570

340

38

3123

18

1991

3323

1567

377

2946

2675

43

67

2069

 

41

67

88

0

19

0

39

504

281

0

35

19

1990

3340

1646

398

2942

2604

 

23

41

1963

10

30

43

127

46

28

68

253

293

0

17

20

1989

3010

1545

708

2302

1958

 

9

32

1326

6

16

32

132

79

32

72

260

294

0

12

21

1988

3054

1504

224

2830

2278

 

 

 

1545

8

11

30

191

55

39

259

280

399

0

13

Cộng (18-21)

12727

6262

1707

11020

9515

43

99

2142

4834

65

124

193

450

199

99

438

1297

1267

0

77

Cộng (15-21)

22524

11009

2622

19902

13971

1931

2144

2142

4834

205

141

193

450

225

99

506

2867

1607

38

3200

* Độ tuổi 18 - 21 tốt nghiệp THPT (THPT, GDTX, TCCN, TCN): 5284/11020, tỷ lệ: 47,95%

* Độ tuổi 18 - 21 tốt nghiệp nghề (TCCN, TCN): 99/11020, tỷ lệ: 0,9%

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 953/2010/QĐ-UBND

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu953/2010/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành16/06/2010
Ngày hiệu lực26/06/2010
Ngày công báo...
Số công báo
Lĩnh vựcGiáo dục
Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
Cập nhật14 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 953/2010/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 953/2010/QĐ-UBND Đề án triển khai thí điểm phổ cập giáo dục


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 953/2010/QĐ-UBND Đề án triển khai thí điểm phổ cập giáo dục
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu953/2010/QĐ-UBND
                Cơ quan ban hànhTỉnh Ninh Thuận
                Người kýNguyễn Chí Dũng
                Ngày ban hành16/06/2010
                Ngày hiệu lực26/06/2010
                Ngày công báo...
                Số công báo
                Lĩnh vựcGiáo dục
                Tình trạng hiệu lựcCòn hiệu lực
                Cập nhật14 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản gốc Quyết định 953/2010/QĐ-UBND Đề án triển khai thí điểm phổ cập giáo dục

                  Lịch sử hiệu lực Quyết định 953/2010/QĐ-UBND Đề án triển khai thí điểm phổ cập giáo dục

                  • 16/06/2010

                    Văn bản được ban hành

                    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                  • 26/06/2010

                    Văn bản có hiệu lực

                    Trạng thái: Có hiệu lực