Quyết định 96-TTg

Quyết định 96-TTg năm 1995 về Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu và các hành vi kinh doanh trái phép do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Quyết định 96-TTg quy chế về trách nhiệm phối hợp cơ quan quản lý nhà nước công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu hành vi kinh doanh trái phép đã được thay thế bởi Quyết định 65/2010/QĐ-TTg Quy chế trách nhiệm quan hệ phối hợp và được áp dụng kể từ ngày 15/12/2010.

Nội dung toàn văn Quyết định 96-TTg quy chế về trách nhiệm phối hợp cơ quan quản lý nhà nước công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu hành vi kinh doanh trái phép


THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 96-TTg

Hà Nội, ngày 18 tháng 2 năm 1995

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ TRÁCH NHIỆM VÀ QUAN HỆ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG GIỮA CÁC CƠ QUAN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG, CHỐNG BUÔN LẬU VÀ CÁC HÀNH VI KINH DOANH TRÁI PHÉP 

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Nghị định số 35/CP ngày 25 tháng 4 năm 1994 của Chính phủ về tổ chức lại công tác chỉ đạo quản lý thị trường, chống đầu cơ, buôn lậu;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thương mại,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Nay ban hành Quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trong công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu và các hành vi kinh doanh trái phép khác.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.

Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Võ Văn Kiệt

(Đã ký)

 

QUY CHẾ

VỀ TRÁCH NHIỆM VÀ QUAN HỆ PHỐI HỢP HOẠT ĐỘNG GIỮA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG, CHỐNG BUÔN LẬU VÀ KINH DOANH TRÁI PHÉP
(ban hành kèm theo quyết định số 96/ttg ngày 18/2/1995 của thủ tướng chính phủ)

Chương 1:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quy chế này quy định những nguyên tắc và trách nhiệm phối hợp hoạt động giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là cơ quan Nhà nước) trong việc thực hiện công tác quản lý thị trường bao gồm: chống các hoạt động đầu cơ, buôn lậu, buôn bán hàng cấm, sản xuất và buôn bán hàng giả, trốn lậu thuế và các hành vi kinh doanh trái phép khác (sau đây gọi tắt là buôn lậu và kinh doanh trái phép).

Điều 2. Các cơ quan Nhà nước ở Trung ương và địa phương có trách nhiệm tổ chức thực hiện công tác quản lý thị trường và chống buôn lậu, kinh doanh trái phép trong phạm vi ngành, địa phương theo chức năng quản lý Nhà nước theo luật định. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm trước Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ về những việc sau đây:

1/ Thực hiện công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu và kinh doanh trái phép theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

2/ Lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý thị trường, chông buôn lậu và kinh doanh trái phép trong toàn ngành, địa phương trực tiếp quản lý.

3/ Những vi phạm pháp luật xảy ra trong ngành, địa phương mình.

Điều 3.- Trong khi thực hiện nhiệm vụ quản lý thị trường, chống buôn lậu và kinh doanh trái phép, theo chức năng quản lý Nhà nước của mình, các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm chủ động tổ chức phối hợp hoạt động với các cơ quan hữu quan để đảm bảo sự thống nhất đồng bộ trong chỉ đạo, điều hành công tác giữa các cơ quan Nhà nước.

Việc phối hợp được tiến hành trên cơ sở nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan Nhà nước và yêu cầu của công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu và kinh doanh trái phép trong từng thời gian, địa bàn và lĩnh vực cụ thể.

Điều 4.- Bộ Thương Mại chủ trì tổ chức sự phối hợp hoạt động giữa các cơ quan Nhà nước trong công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu và kinh doanh trái phép khác theo Quy chế này trong phạm vi cả nước.

Chương 2:

TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚCTRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THỊ TRƯỜNG, CHỐNG BUÔN LẬUVÀ KINH DOANH TRÁI PHÉP

Điều 5. Các Bộ, ngành có chức năng quản lý Nhà nước về sản xuất kinh doanh có nhiệm vụ sau đây:

1/ Xây dựng chiến lược và kế hoạch biện pháp để phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, đảm bảo mở rộng được giao lưu hàng hoá sản xuất trong nước và hàng hoá xuất khẩu, đáp ứng tốt cho yêu cầu của thị trường trong nước và quốc tế.

2/ Rà soát cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật để sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục những sơ hở, chồng chéo, thiếu sót đang gây cản trở cho sản xuất, kinh doanh và đang bị lợi dụng để buôn lậu và kinh doanh trái phép.

3/ Chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật Nhà nước về quản lý thị trường, chống buôn lậu và kinh doanh trái phép trong phạm vi ngành lĩnh vực được giao theo thẩm quyền.

4/ Phối hợp với các cơ quan Nhà nước ở các ngành, các cấp, các lực lượng có chức năng để tổ chức quản lý thị trường theo lĩnh vực, ngành hàng, ngăn ngừa và xử lý kịp thời các diễn biến xấu xẩy ra trên thị trường về lĩnh vực, ngành đó.

5/ Xử lý nghiêm về hành chính - kinh tế theo đúng thẩm quyền và đúng pháp luật đối với các hoạt động buôn lậu và kinh doanh trái phép hoặc kiến nghị với các cơ quan pháp luật xử lý những vụ, việc có dấu hiệu phạm tội. Nếu quyết định, xử lý không đúng làm tổn thất tới kinh tế, vật chất của tập thể, cá nhân doanh nghiệp thì cơ quan hoặc cá nhân ra quyết định xử lý không đúng phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại đó theo luật định.

Điều 6. Các Bộ, ngành có chức năng thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, điều tra được xác định nhiệm vụ cụ thể như sau:

1/ Bộ Thương mại: Quản lý Nhà nước đối với các hoạt động thương mại (bao gồm xuất nhập khẩu, kinh doanh vật tư, hàng tiêu dùng, dịch vụ thương mại) thuộc các thành phần kinh tế trên cả nước, kể cả hoạt động thương mại của các tổ chức và cá nhân nước ngoài được phép hoạt động tại Việt Nam; quản lý Nhà nước về các hoạt động tư vấn, môi giới, hội chợ, quảng cáo thương mại, giới thiệu hàng hoá và xúc tiến thương mại khác ở trong nước và với nước ngoài; phối hợp với các cơ quan có chức năng quản lý chất lượng hàng hoá và đo lường trong hoạt động thương mại và dịch vụ; tổ chức chỉ đạo công tác kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành pháp luật Nhà nước của các tổ chức và cá nhân hoạt động thương mại và dịch vụ; cùng với các cơ quan chức năng khác của Nhà nước chống việc sản xuất và kinh doanh hàng cấm, hàng lậu lưu thông trên thị trường; xem xét và xử phạt đối với các vi phạm hành chính trong lĩnh vực thương mại dịch vụ thuộc thẩm quyền.

Bộ Thương mại chịu trách nhiệm tổ chức sự phối hợp hoạt động giữa các ngành, các cấp trong việc chống buôn lậu và kinh doanh trái phép theo Điều 1 Nghị định số 35/CP ngày 25 tháng 4 năm 1994 của Chính phủ và Quy chế này.

2/ Tổng cục Hải quan: Kiểm tra, giám sát hàng hoá xuất khẩu, kể cả hàng hoá và phương tiện xuất nhập cảnh, quá cảnh; thu thuế nhập khẩu; chịu trách nhiệm chính trong việc chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới; chủ trì tổ chức phối hợp các lực lượng có chức năng kiểm soát ở biên giới và các cửa khẩu để chống buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới; thực hiện quyền khởi tố theo Luật tố tụng hình sự và xử lý các vi phạm hành chính về hải quan.

3/ Bộ Tài chính (Tổng cục thuế): Chỉ đạo tổ chức công tác thu thuế đối với các hoạt động kinh doanh trên thị trường; chỉ đạo kiểm tra, giám sát việc chấp hành các luật thuế; chủ trì và phối hợp với các cơ quan Nhà nước, các lực lượng có chức năng khác ở các ngành, các cấp, chống trốn lậu thuế; xử lý các hành vi vi phạm chính sách thuế theo luật định.

4/ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam: Tổ chức việc cung ứng và lưu thông tiền tệ nhằm đáp ứng các nhu cầu của sản xuất, kinh doanh; chỉ đạo các ngân hàng thương mại thực hiện các biện pháp nhằm huy động tối đa ngoại tệ trôi nổi trên thị trường vào hệ thống ngân hàng; quản lý tốt các hoạt động lưu thông vàng, bạc và đá quý trên thị trường; phối hợp với Bộ Thương mại, Tổng cục Hải quan kiểm soát luồng ngoại tệ vào và ra khỏi Việt Nam liên quan đến xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ.

5/ Bộ Khoa học - Công nghệ và môi trường: Chủ trì tổ chức chỉ đạo công tác soạn thảo ban hành và thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các tiêu chuẩn Nhà nước về chất lượng sản phẩm về đo lường, các quy định về nhãn hiệu hàng hoá, sở hữu công nghiệp, vệ sinh môi trường thuộc chức năng quản lý Nhà nước của Bộ; hướng dẫn nghiệp vụ và phối hợp với các ngành, các địa phương trong việc chống hàng giả, hàng kém chất lượng được sản xuất và lưu thông trên thị trường.

6/ Bộ Y tế: Tổ chức chỉ đạo công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động dịch vụ khám, chữa bệnh, hoạt động sản xuất, kinh doanh dược phẩm, thuốc chữa bênh, trang thiết bị y tế... quản lý danh mục dược liệu và thuốc chữa bệnh nhập khẩu.

7/ Thanh tra Nhà nước: Chỉ đạo thanh tra các ngành, các cấp thực hiện thanh tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của các cơ quan đơn vị doanh nghiệp... để phát hiện những trường hợp buôn lậu, kinh doanh trái phép và thanh tra việc chấp hành pháp luật của các cơ quan Nhà nước, các lực lượng có chức năng quản lý thị trường, chống buôn lậu và kinh doanh trái phép để kịp thời phát hiện, ngăn chặn các hoạt động trái pháp luật trong các cơ quan và lực lượng đó; kiến nghị các biện pháp sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách nhằm khắc phục sơ hở, thiếu sót.

8/ Bộ Quốc phòng: Chỉ đạo các cấp trong toàn quân chấp hành nghiêm các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước và quân đội, thường xuyên tiến hành thanh tra, kiểm tra đối với các đơn vị trong quân đội để ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời các vụ buôn lậu, kinh doanh trái phép khi có yêu cầu của Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoặc Bộ Thương mại và các ngành có chức năng.

9/ Bộ Nội vụ: Chỉ đạo lực lượng cảnh sát Nhân dân và Bộ đội biên phòng phát hiện, bắt giữ, điều tra và xử lý theo pháp luật các vụ buôn lậu và kinh doanh trái phép, chủ yếu là các vụ việc lớn, trọng điểm; phối hợp hỗ trợ các lực lượng có chức năng chống buôn lậu ở biên giới và các cửa khẩu; thực hiện việc kiểm soát hoặc chủ trì tổ chức việc phối hợp với các ngành, các lực lượng khác để kiểm soát, chống buôn lậu và vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới trên bộ, trên biển, hải đảo nơi không có tổ chức hải quan; hỗ trợ, phối hợp với các ngành, các lực lượng khi có yêu cầu kể cả huy động người và phương tiện để bắt giữ kịp thời các vụ buôn lậu hoặc vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới.

10/ Bộ Văn hoá - Thông tin: Chỉ đạo tổ chức quản lý thị trường văn hoá phẩm, các dịch vụ văn hoá nghệ thuật, công tác in ấn và xuất bản, chống các hoạt động buôn lậu và kinh doanh trái phép các mặt hàng văn hoá phẩm, chỉ đạo các phương tiện thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền, đấu tranh và phát hiện các vụ buôn lậu và kinh doanh trái phép; chỉ đạo về chất lượng thông tin, phối hợp với Bộ Thương mại để kiểm soát bảo đảm quảng cáo trung thực, chính xác.

11/ Bộ Tư pháp: Chủ trì và phối hợp với các cơ quan Nhà nước rà xét văn bản pháp luật để phát hiện sơ hở về quản lý Nhà nước, kiến nghị việc sửa đổi, bổ sung; phối hợp với các ngành có chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường xây dựng các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong kinh doanh thương mại và dịch vụ.

12/ Bộ Giao thông vận tải: Chỉ đạo tổ chức quản lý công tác vận tải, chống các hoạt động và kinh doanh trái phép trên các phương tiện vận tải đường bộ, đường sông, đường biển và hàng không; phối hợp với các ngành chức năng tổ chức kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn việc vận chuyển trái phép hàng cấm, hàng lậu trên các loại phương tiện. Xử lý nghiêm người và phương tiện vi phạm.

13/ Các Bộ, ngành sản xuất khác căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình tổ chức tốt công tác quản lý sản xuất, kinh doanh chống các hành vi buôn lậu và kinh doanh trái phép nhằm ổn định thị trường, thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng giao lưu hàng hoá.

Điều 7. Trách nhiệm của Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong lĩnh vực quản lý thị trường, chống buôn lậu và kinh doanh trái phép như sau:

1/ Tổ chức tốt thị trường trên địa bàn nhằm thúc đẩy sản xuất phát triển, mở rộng giao lưu hàng hoá theo quy định của pháp luật.

2/ Thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, các chủ trương, chính sách, chế độ và sự chỉ đạo của Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành ở Trung ương về công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu và kinh doanh trái phép. Không ban hành những quy định hoặc chỉ thị trái với cấp trên, gây tác động xấu đến trật tự kinh tế - xã hội, tạo sơ hở cho bọn tham nhũng, buôn lậu lợi dụng.

3/ Tổ chức chỉ đạo các ngành, các cấp, các lực lượng có chức năng ở địa phương thực hiện việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát các hoạt động kinh doanh trên địa bàn trong việc chấp hành pháp luật về quản lý thị trường, ngăn chặn, phát hiện và xử lý kịp thời các hoạt động buôn lậu và kinh doanh trái phép.

4/ Phối hợp với cơ quan Nhà nước, các lực lượng có chức năng kiểm tra, kiểm soát thị trường ở Trung ương và địa phương khác trong việc tổ chức quản lý thị trường trên địa bàn, chống buôn lậu và kinh doanh trái phép.

5/ Chỉ đạo công tác xử lý các vụ việc về buôn lậu và kinh doanh trái phép trên địa bàn tỉnh, thành phố theo thẩm quyền và luật pháp quy định. Đồng thời chịu trách nhiệm về quyết định xử lý đó, nếu quyết định xử lý không đúng, làm tổn thất về vật chất, kinh tê cho tập thể, cá nhân doanh nghiệp thì phải có trách nhiệm bồi hoàn.

6/ Kịp thời kiến nghị với Chính phủ, các Bộ, ngành ở Trung ương sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, văn bản pháp luật có liên quan đến công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu và kinh doanh trái phép.

Chương 3:

QUAN HỆ PHỐI HỢP GIỮA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

Điều 8. Theo yêu cầu cụ thể trong từng thời gian, trên từng địa bàn và theo chức năng của các cơ quan Nhà nước trong công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu và kinh doanh trái phép, các cơ quan Nhà nước chủ động xác lập quan hệ phối hợp hoạt động như sau:

1/ Trong việc xây dựng kế hoạch, phương án công tác, các chủ trương, chính sách quản lý trong ngành, lĩnh vực, địa bàn: Những vấn đề có liên quan đến ngành hoặc địa phương khác thì khi xây dựng chính sách, kế hoạch, phương án công tác, cần có sự trao đổi, bàn bạc thống nhất với các cơ quan trước khi quyết định hoặc trình cấp trên quyết định.

2/ Thường xuyên trao đổi, cung cấp thông tin về dự báo thị trường, về công tác quản lý thị trường trong ngành và trên địa bàn; về tình hình buôn lậu và kinh doanh trái phép; kết quả công tác chống buôn lậu và kinh doanh trái phép của ngành, địa phương trong từng thời gian.

3/ Phối hợp trong việc chỉ đạo thực hiện đồng bộ các biện pháp hành chính, kinh tế, giáo dục, tuyên truyền và tổ chức để đẩy mạnh công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu và kinh doanh trái phép có hiệu quả.

4/ Phối hợp chỉ đạo thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, điều tra phát hiện, bắt giữ và xử lý các vụ việc về buôn lậu và kinh doanh trái phép bao gồm từ cung cấp thông tin về đối tượng vi phạm, tổ chức lực lượng, phương tiện để bắt giữ. Khi xử lý có sự bàn bạc thống nhất giữa các bên tham gia. Việc thanh tra, kiểm soát... phải thực hiện đúng quy định tại Chỉ thị 424/TTg ngày 23 tháng 8 năm 1993 , không chồng chéo, trùng lắp, kéo dài thời gian, gây phiền hà, khó khăn cho đối tượng được kiểm tra... Trong quá trình kiểm tra, kiểm soát nếu phát hiện tổ chức, cá nhân được thanh tra, kiểm tra, kiểm soát có những vi phạm ngoài chức năng xử lý của mình, thì đơn vị kiểm tra, kiểm soát phải thông báo và giao lại cho cơ quan chức năng khác để xem xét xử lý đúng pháp luật. Khi cần thiết thì có thể tổ chức lực lượng kiểm tra, kiểm soát liên ngành để phối hợp kiểm tra. Cơ quan Nhà nước chủ trì sự phối hợp kiểm tra liên ngành có trách nhiệm chính trong việc tổ chức kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra theo thẩm quyền và luật pháp quy định.

Điều 9. Là cơ quan thống nhất chỉ đạo công tác quản lý thị trường, chủ trì sự phối hợp giữa các ngành, các cấp trong việc chống buôn lậu và kinh doanh trái phép, Bộ Thương mại có trách nhiệm, quyền hạn sau đây:

1/ Về trách nhiệm:

a) Chủ trì tổ chức sự phối hợp hoạt động chung giữa các cơ quan Nhà nước theo các nội dung phối hợp nói ở Điều 8 trên đây để tạo ra sự thống nhất trong chỉ đạo công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu và kinh doanh trái phép trên phạm vi cả nước.

b) Theo dõi, đôn đốc các cơ quan Nhà nước ở các ngành, các cấp trong việc tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu và kinh doanh trái phép.

c) Tổng hợp tình hình thị trường, hoạt động quản lý thị trường, chống buôn lậu và kinh doanh trái phép trong cả nước để báo cáo, đề xuất Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, đồng thời thông báo cho các ngành, các cấp biết.

2/ Về quyền hạn:

a) Được yêu cầu các cơ quan Nhà nước ở các ngành, các cấp cung cấp thông tin, báo cáo kịp thời về tình hình thị trường, công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu và kinh doanh trái phép trong từng ngành, từng lĩnh vực, địa bàn phụ trách.

b) Kiến nghị các cơ quan Nhà nước có liên quan thực hiện các biện pháp cần thiết để bổ khuyết, chấn chỉnh những lệch lạc, tạo ra sự thống nhất, đồng bộ, kịp thời trong chỉ đạo thực hiện công tác. Nếu kiến nghị của Bộ không được các cơ quan Nhà nước hữu quan chấp thuận thì Bộ có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng thời thông báo cho cơ quan hữu quan.

c) Chủ trì tổ chức sự phối hợp kiểm tra liên ngành khi cần thiết; trường hợp khẩn cấp được yêu cầu các cơ quan có liên quan cung cấp lực lượng, phương tiện kịp thời ngăn chặn, bắt giữ các vụ buôn lậu và kinh doanh trái phép.

d) Xem xét quyết định hoặc chấp thuận các đề nghị về lập các trạm kiểm soát liên ngành trên một số tuyến đường thuỷ, bộ ra vào khu vực biên giới, sau khi có sự thoả thuận với các ngành có liên quan ở Trung ương và Uỷ ban Nhân dân địa phương nơi có trạm.

đ) Định kỳ hàng tháng hoặc đột xuất triệu tập các cơ quan Nhà nước có chức năng quản lý thị trường, chống buôn lậu và kinh doanh trái phép để kiểm điểm, rút kinh nghiệm, bàn biện pháp tổ chức phối hợp công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu và kinh doanh trái phép.

Điều 10. Các cơ quan Nhà nước có chức năng quản lý thị trường, chống buôn lậu và kinh doanh trái phép ở Trung ương và địa phương có trách nhiệm phối hợp công tác với Bộ Thương mại như sau:

1/ Phân công một đồng chí lãnh đạo (Thứ trưởng, Phó Tổng cục trưởng, Phó Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân) phụ trách chỉ đạo về quản lý thị trường, chống buôn lậu và kinh doanh trái phép của ngành và địa phương, đồng thời làm đầu mối quan hệ phối hợp công tác với Bộ Thương mại.

2/ Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo thường xuyên hoặc đột xuất với Bộ Thương mại theo quy định chung của Chính phủ về tình hình thị trường, công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu và kinh doanh trái phép của ngành và địa phương để Bộ Thương mại tổng hợp báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và thông báo cho các ngành, các cấp biết.

3/ Tham dự các phiên họp do Bộ Thương mại triệu tập và chuẩn bị các tài liệu cần thiết cho phiên họp theo yêu cầu của Bộ Thương mại.

4/ Cử cán bộ, chuyên viên của cơ quan mình tham gia giải quyết các công việc chung khi phối hợp công tác theo yêu cầu của Bộ Thương mại.

Chương 4:

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 11. Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.

Điều 12. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan Nhà nước đã được pháp luật quy định và quy chế này, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

1/ Xây dựng kế hoạch, chương trình công tác cụ thể để tổ chức chỉ đạo thực hiện công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu và kinh doanh trái phép trong ngành và địa phương.

2/ Dựa theo quy chế, Uỷ ban Nhân dân tỉnh ban hành quy chế về trách nhiệm và quan hệ phối hợp giữa các ngành, các cấp ở địa phương mình.

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 96-TTg

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu96-TTg
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành18/02/1995
Ngày hiệu lực18/02/1995
Ngày công báo15/05/1995
Số công báoSố 9
Lĩnh vựcBộ máy hành chính
Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 15/12/2010
Cập nhật7 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Quyết định 96-TTg quy chế về trách nhiệm phối hợp cơ quan quản lý nhà nước công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu hành vi kinh doanh trái phép


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 96-TTg quy chế về trách nhiệm phối hợp cơ quan quản lý nhà nước công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu hành vi kinh doanh trái phép
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu96-TTg
                Cơ quan ban hànhThủ tướng Chính phủ
                Người kýVõ Văn Kiệt
                Ngày ban hành18/02/1995
                Ngày hiệu lực18/02/1995
                Ngày công báo15/05/1995
                Số công báoSố 9
                Lĩnh vựcBộ máy hành chính
                Tình trạng hiệu lựcHết hiệu lực 15/12/2010
                Cập nhật7 năm trước

                Văn bản hướng dẫn

                  Văn bản được hợp nhất

                    Văn bản gốc Quyết định 96-TTg quy chế về trách nhiệm phối hợp cơ quan quản lý nhà nước công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu hành vi kinh doanh trái phép

                    Lịch sử hiệu lực Quyết định 96-TTg quy chế về trách nhiệm phối hợp cơ quan quản lý nhà nước công tác quản lý thị trường, chống buôn lậu hành vi kinh doanh trái phép