Quyết định 97-HĐBT

Quyết định 97-HĐBT năm 1982 về chính sách phát triển nuôi trồng thuỷ sản do Hội đồng Bộ trưởng ban hành

Nội dung toàn văn Quyết định 97-HĐBT chính sách phát triển nuôi trồng thuỷ sản


HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 97-HĐBT

Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 1982

 

QUYẾT ĐỊNH

CỦA HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG SỐ 97-HĐBT NGÀY 29 THÁNG 5 NĂM 1982 VỀ CHÍNH SÁC PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

Nước ta có khả năng lớn về nuôi trồng thuỷ sản. Trong những năm qua nghề nuôi trồng thuỷ sản đã được phát triển nhưng không đều, chưa mạnh, năng suất còn thấp, sản lượng thu được chưa xứng với khả năng. Việc bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản chưa được coi trọng. Nhà nước chưa có chính sách phù hợp để khuyến khích nghề nuôi trồng thuỷ sản phát triển.

Để khuyến khích và giúp đỡ hợp tác xã nhân dân và cơ quan, xí nghiệp, đơn vị quân đội, v.v... đẩy mạnh nuôi trồng, khai thác và bảo vệ thuỷ sản nhằm tạo ra nguồn thực phẩm phong phú, cải thiện đời sống bộ đội, cán bộ, công nhân, viên chức và nhân dân, cung cấp nguyên liệu cho xuất khẩu, Hội đồng bộ trưởng quy định một số chính sách như sau:

I. QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG CÁC LOẠI MẶT NƯỚC

1. Quy định chung.

Tất cả các loại mặt nước như ao, hồ, sông ngòi, kệnh rạch, bãi triều, đầm, phá, eo, vịnh, v.v... đều thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý và giao cho tập thể hoặc cá nhân sử dụng vào mục đích nuôi trồng, khai thác thuỷ sản và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Đơn vị và cá nhân sử dụng mặt nước phải đăng ký với chính quyền địa phương. Mặt nước thuộc phạm vi cấp nào do cấp đó quản lý. Mặt nước lớn liên xã, liên huyện do Uỷ ban nhân dân huyện và tỉnh quyết định việc giao quyền quản lý và tổ chức sản xuất. Mặt nước liên tỉnh và mặt nước trong phạm vi cơ quan, xí nghiệp trung ương đóng, do bộ trưởng Bộ thuỷ sản chủ trì cùng các ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh có liên quan bàn bạc quyết định việc quản lý và tổ chức sản xuất.

2. Khuyến khích sử dụng mặt nước.

a. Tất cả các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất, cơ quan, xí nghiệp, đơn vị quân đội, v.v... hiện đang sử dụng các loại mặt nước, dù là nước ngọt, nước lợ, nước mặn, đều phải có kế hoạch nuôi trồng các loại thuỷ sản thích hợp, không được để hoang hoá. Nếu để hoang hoá từ một năm trở lên, thì Uỷ ban nhân dân các cấp giao cho đơn vị khác sử dụng (trừ diện tích thuộc khu vực cấm không thể giao cho đơn vị khác).

Bộ thuỷ sản và chính quyền các cấp có trách nhiệm tập trung chỉ đạo phát triển nuôi cá, tôm ở các vành đai thực phẩm quanh thành phố và khu công nghiệp lớn để cung cấp thêm thực phẩm tại chỗ, đồng thời phải có kế hoạch từng bước phát triển nuôi trồng thuỷ sản ở hầu hết các mặt nước còn hoang hoá.

Đối với những ao, hồ nhỏ, phân tán trước đây do chính quyền hoặc hợp tác xã quản lý, sử dụng nếu kinh doanh không có hiệu quả thì phải giao lại cho các tổ, đội hoặc cho gia đình xã viên sử dụng để nuôi trồng thuỷ sản.

Trên diện tích ruộng cấy lúa nước, các tổ đội hoặc gia đình nhận mức khoán với hợp tác xã, tập đoàn sản xuất được kết hợp nuôi cá và trên nguyên tắc bảo đảm thực hiện mức khoán, người sản xuất được hưởng toàn bộ sản phẩm cá thu được.

b. Các đơn vị quân đội, cơ quan, xí nghiệp, trường học, v.v... có công khai hoang các mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản thì được sử dụng mặt nước đó lâu dài; cá nhân khai hoang các mặt nước được sử dụng trong 10 năm. Các đơn vị và cá nhân có công phục hoá các mặt nước để nuôi trồng thuỷ sản thì được sử dụng trong 7 năm. Trong thời hạn nói trên người có công khai hoang, phục hóa mặt nước được sử dụng toàn bộ sản phẩm thuỷ sản do mình nuôi trồng. Sau thời hạn nói trên, nếu đơn vị chủ quản hoặc chính quyền địa phương chưa sử dụng thì người khai hoang, phục hoá vẫn được tiếp tục sử dụng; nếu đơn vị chủ quản hoặc chính quyền địa phương có nhu cầu sử dụng mặt nước đã khai hoang, phục hoá thì phải bàn bạc và trả thù lao cho người đã có công khai hoang, phục hoá. Các đơn vị và cá nhân khai hoang, phục hoá mặt nước khi không sử dụng phải giao lại cho chính quyền địa phương.

c. Các địa phương được phép chuyển các diện tích ruộng cấy lúa thu hoạch bấp bênh mà chưa có điều kiện cải tạo để cấy lúa ổn định sang nuôi trồng thuỷ sản nếu xét thấy có lợi hơn. Việc chuyển hướng sản xuất này do Uỷ ban nhân dân huyện quyết định đối với diện tích dưới 1 hécta của mỗi xã và do Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định đối với diện tích trên một hécta của mỗi xã, trên nguyên tắc không làm giảm bớt nghĩa vụ lương thực của huyện và tỉnh.

II. SẢN XUẤT CÁC LOẠI GIỐNG THỦY SẢN

1. Bộ thủy sản có trách nhiệm tuyển chọn, lai tạo, sản xuất các loại giống thuỷ sản thuẩn trủng nhất là giống cá, tôm và phân công giúp đỡ các địa phương sản xuất giống thương phẩm, chú trọng bảo đảm chất lượng con giống, bảo đảm cơ cấu giống thích hợp cho từng vùng, từng loại mặt nước. Bộ thuỷ sản có trách nhiệm hướng dẫn các tỉnh, huyện xây dựng quy hoạch và kế hoạch nuôi trồng thuỷ sản, tổ chức hệ thống trạm, trại cá giống và chỉ đạo việc khai thác hợp lý nguồn giống tự nhiên, nhằm cung cấp rộng rãi và thoả mãn nhu cầu giống cho mỗi huyện, xã.

2. Nhà nước cho phép tự do lưu thông các loại con giống thủy sản. Tư thương buôn bán cá giống phải đăng ký và nộp thuế. Kế hoạch xuất khẩu và nhập khẩu các loại giống thuỷ sản ra nước ngoài và từ nước ngoài vào do Bộ thuỷ sản thống nhất quản lý chỉ đạo và phải theo đúng thủ tục quản lý ngoại thương. Việc vận chuyển cá giống giữa hai miền Bắc, Nam phải theo kế hoạch do Bộ thuỷ sản thông qua.

3. Những cơ sở sản xuất giống thủy sản được bán sản phẩm giống theo giá do Bộ thuỷ sản và Uỷ ban Vật giá Nhà nước hướng dẫn. Giá cá giống được xác định theo nguyên tắc bảo đảm chi phí sản xuất và có lãi thích đáng cho người sản xuất.

4. Ngoài các loại thủy sản như cá, tôm để làm nguồn thực phẩm, các loại cá cảnh cũng được khuyến khích phát triển nhằm phục vụ nhu cầu trong nước và nhất là để xuất khẩu. Người sản xuất cá cảnh được bán theo giá thoả thuận.

5. Bộ thuỷ sản có trách nhiệm xây dựng các cơ sở sản xuất các loại thuốc cho cá đẻ và thuốc tăng trưởng cá, thống nhất quản lý chất lượng và kế hoạch phân phối thuốc. Các đơn vị sản xuất các loại thuốc cho cá phải chịu sự quản lý của Bộ thuỷ sản.

III. SẢN XUẤT THỨC ĂN CHO CÁ

1. Các hợp tác xã, tập đoàn sản xuất được sử dụng một phần đất dành cho chăn nuôi để sản xuất thức ăn cho cá và phải làm nghĩa vụ bằng sản phẩm chăn nuôi với Nhà nước trên diện tích đó.

2. Nhà nước khuyến khích tận dụng các nguồn phế liệu trong sản xuất để làm thức ăn nuôi cá.

Đối với các loại thức ăn tinh như chất bột phân lân, phân đạm... dùng cho các cơ sở sản xuất giống cá, tôm do trung ương quản lý sẽ được. Nhà nước cân đối trong kế hoạch cung ứng hàng năm. Các nhu cầu nói trên của các đơn vị trực thuộc địa phương do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố cân đối.

IV. ĐẦU TƯ VỐN, CUNG ỨNG VẬT TƯ VÀ THU MUA SẢN PHẨM THUỶ SẢN

1. Đầu tư vốn: Nhà nước đầu tư vốn cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản theo hướng kết hợp giữa trung ương và địa phương, Nhà nước và nhân dân cùng làm theo quy hoạch, kế hoạch và bước đi thích hợp, cụ thể là:

a. Vốn ngân sách chỉ đầu tư xây dựng các trạm, trại giữ giống thuần chủng, các cơ sở sản xuất kiểu mẫu và đầu tư có trọng điểm.

Tỉnh và huyện sử dụng ngân sách địa phương và huy động vốn trong nhân dân để xây dựng các cơ sở nuôi trồng thuỷ sản do địa phương quản lý.

b. Vốn tín dụng: Ngân hàng Nhà nước cho vay vốn tín dụng cho các dự án phát triển nuôi trồng thuỷ sản, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, cải tạo, hoàn chỉnh các trại giống, các cơ sở sản xuất cá thịt, sản xuất các thuỷ sản xuất khẩu, xây dựng cơ sở chế biến thức ăn cho cá, sản xuất các công cụ chuyên dùng cho nghề nuôi trồng và khai thác thuỷ sản. Các dự án vay vốn phải đảm bảo có hiệu quả kinh tế; Các dự án có hiệu quả kinh tế cao được ưu tiên giải quyết vốn tín dụng.

2. Cung ứng vật tư và thu mua sản phẩm thuỷ sản:

a. Việc cung ứng vật tư cho các cơ sở nuôi trồng thuỷ sản phải gắn liền với thu mua thuỷ sản phẩm. Mức sản phẩm bán cho Nhà nước phải tương ứng với mức cung ứng những vật tư cần thiết cho cơ sở sản xuất theo giá chỉ đạo. Phần sản phẩm vượt mức hợp đồng Nhà nước mua theo giá thoả thuận hoặc người sản xuất được tự do lưu thông trên thị trường.

Các đơn vị nuôi trồng thuỷ sản để xuất khẩu được hưởng các chính sách khuyến khích xuất khẩu mà Nhà nước đã ban hành.

b. Nhà nước khuyến khích tập thể, tư nhân khai thác nguyên liệu địa phương để sản xuất vật tư chuyên dùng phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản. Cơ sở sản xuất được chính quyền địa phương cấp giấy phép đăng ký hành nghề sản phẩm làm ra được tiêu thụ theo giá kinh doanh.

V. THUẾ VÀ CHẾ ĐỘ ĐỐI VỚI NGƯỜI LÀM NGHỀ NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN

1. Thuế: Để khuyến khích nghề nuôi trồng thuỷ sản phát triển mạnh mẽ và đảm bảo thu nhập hợp lý, Hội đồng bộ trưởng giao cho Bộ trưởng Bộ tài chính cùng với Bộ trưởng Bộ thuỷ sản phối hợp với các ngành có liên quan nghiên cứu, vận dụng chính sách thuế trong nông nghiệp để hướng dẫn mức thu thuế và miễn thuế hợp lý cho từng loại nghề trong ngành nuôi trồng và khai thác thuỷ sản.

2. Chế độ đối với người làm nghề nuôi trồng thuỷ sản.

Hội đồng Bộ trưởng giao cho Bộ trưởng Bộ Lao động cùng Bộ trưởng Bộ thuỷ sản nghiên cứu quy định các chế độ phụ cấp bồi dưỡng vật chất, trang bị phòng hộ lao động, v.v... cho những người làm các công việc nặng nhọc trong các cơ sở quốc doanh nuôi trồng thuỷ sản.

VI. KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ NGUỒN LỢI THUỶ SẢN

Các ngành, các cấp phải hết sức coi trọng và có kế hoạch bảo vệ các nguồn lợi thuỷ sản. Cụ thể là:

1. Tăng cường giáo dục để xóa bỏ tập quán lạc hậu của nền kinh tế tự nhiên còn rơi rớt trong nhân dân coi cá là của chung, tha hồ đánh bắt mà không bảo vệ.

2. Nghiêm cấm việc dùng và thải các chất độc, dùng điện, dùng chất nổ... để đánh bắt và giết hại các loại thuỷ sản. Việc vớt cá bột trên sông phải theo quy định của ngành thuỷ sản. Cấm đánh bắt và giết hại cá con và các loại thuỷ sản đang thời kỳ sinh đẻ, nhất là ở các khu vực đã được quy định. Bộ thuỷ sản phải ban hành các quy định cụ thể về việc này.

3. Phòng trị bệnh cá, cấm vận chuyển cá ở vùng đang có dịch bệnh sang vùng khác. Vùng đang có dịch bệnh cá phát sinh, các cấp chính quyền địa phương có trách nhiệm trị bệnh cho cá ngay và báo cáo kịp thời cho Bộ thuỷ sản. Ngành thuỷ sản có trách nhiệm tổ chức việc bảo vệ phòng dịch cho cá như phòng dịch cho gia súc.

4. Khuyến khích toàn dân tham gia bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản và kịp thời phát hiện, tố giác các hành vi phá hoại. Người phát hiện, tố giác được khen thưởng thích đáng và được pháp luật bảo vệ, mọi hành động trả thù đều bị nghiêm trị, người vi phạm bị xử phạt theo pháp luật hiện hành.

VII. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Bộ Thuỷ sản cùng các Bộ, các ngành có liên quan và chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành, đặc khu có trách nhiệm hướng dẫn và triển khai thi hành Quyết định này. Các ngành thông tin văn hoá có nhiệm vụ phối hợp với ngành thuỷ sản tuyên truyền giáo dục, động viên mọi người thực hiện tốt chính sách phát triển nuôi trồng thuỷ sản.

Quyết định này có giá trị thi hành kể từ ngày ký.

 

Tố Hữu

(Đã ký)

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 97-HĐBT

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu97-HĐBT
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành29/05/1982
Ngày hiệu lực29/05/1982
Ngày công báo31/05/1982
Số công báoSố 10
Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật17 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 97-HĐBT

Lược đồ Quyết định 97-HĐBT chính sách phát triển nuôi trồng thuỷ sản


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 97-HĐBT chính sách phát triển nuôi trồng thuỷ sản
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu97-HĐBT
                Cơ quan ban hànhHội đồng Bộ trưởng
                Người kýTố Hữu
                Ngày ban hành29/05/1982
                Ngày hiệu lực29/05/1982
                Ngày công báo31/05/1982
                Số công báoSố 10
                Lĩnh vựcTài nguyên - Môi trường
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật17 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản được hợp nhất

                      Văn bản được căn cứ

                        Văn bản hợp nhất

                          Văn bản gốc Quyết định 97-HĐBT chính sách phát triển nuôi trồng thuỷ sản

                          Lịch sử hiệu lực Quyết định 97-HĐBT chính sách phát triển nuôi trồng thuỷ sản

                          • 29/05/1982

                            Văn bản được ban hành

                            Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                          • 31/05/1982

                            Văn bản được đăng công báo

                            Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                          • 29/05/1982

                            Văn bản có hiệu lực

                            Trạng thái: Có hiệu lực