Quyết định 980/QĐ-UBND

Quyết định 980/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thuỷ sản tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

Nội dung toàn văn Quyết định 980/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Th


UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HOÁ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 980/QĐ-UBND

Thanh Hoá, ngày 17 tháng 4 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN NGÀNH THUỶ SẢN TỈNH THANH HOÁ ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH UBND TỈNH THANH HOÁ

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND các cấp ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 09/02/2007, Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 10/2006/QĐ-TTg ngày 11/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thuỷ sản Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 24/2002/QĐ-TTg ngày 01/02/2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2000-2010;

Căn cứ Quyết định số 150/2005/QĐ-TTg ngày 20/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản cả nước đến năm 2010 và tầm nhìn 2020;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/09/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; Thông tư số 92/2006/NĐ-CP">01/2007/TT-BKH ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư Hướng dẫn thực hiện Nghị định số: 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006;

Căn cứ Quyết định số 415/QĐ-UBND ngày 16/02/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá về việc phê duyệt đề cương quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thuỷ sản tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020;

Xét đề nghị của Sở Thuỷ sản (nay là Sở Nông nghiệp và PTNT) tại Tờ trình số 06/TTr-STS ngày 28/3/2008 về việc đề nghị phê duyệt Qui hoạch tổng thể phát triển ngành Thuỷ sản tỉnh Thanh Hoá đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020; kèm theo Văn bản số 497/SKHĐT-QH ngày 23/4/2007 của Sở Kế hoạch và Đầu tư về việc báo cáo kết quả thẩm định Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thuỷ sản Thanh Hóa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thuỷ sản tỉnh Thanh Hóa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, với các nội dung chính như sau:

I. Quan điểm phát triển.

1. Phát triển thuỷ sản Thanh Hóa thành ngành sản xuất hàng hoá lớn, ổn định để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng Nông-Lâm-Ngư nghiệp của tỉnh, góp phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho nhân dân.

2. Phát triển thuỷ sản Thanh Hóa theo hướng hiệu quả, an toàn và bền vững; gắn phát triển Thuỷ sản với tăng cường quản lý, sử dụng hợp lý các nguồn lợi và tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường sinh thái.

3. Tập trung huy động, quản lý và sử dụng hợp lý các nguồn lực cho đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành nghề; hiện đại hoá nghề cá để nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh sản phẩm thuỷ sản trong điều kiện Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.

4. Tăng cường đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ sinh học để nâng cao năng suất, chất lượng nuôi trồng, khai thác và chế biến thuỷ sản.

5. Gắn phát triển thủy sản với củng cố quan hệ sản xuất, cải thiện đời sống, giải quyết các vấn đề xã hội, giữ vững an ninh chính trị, và đảm bảo vững chắc chủ quyền quốc gia trên biển đảo.

II. Mục tiêu phát triển.

Tập trung huy động các nguồn lực, phát triển toàn diện cả khai thác, nuôi trồng, chế biến và dịch vụ thuỷ sản trên cơ sở đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu nuôi trồng thuỷ sản, xây dựng và nhân rộng mô hình nuôi hiệu quả, bền vững; phát triển nhanh đánh bắt xa bờ gắn với nâng cấp chuyển đổi nghề, tăng tỷ trọng sản phẩm khai thác có giá trị kinh tế cao; nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm thuỷ sản sau thu hoạch; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ mới vào bảo quản chế biến; xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm thuỷ sản có thế mạnh; đưa thuỷ sản thành ngành sản xuất hàng hoá lớn, có sức cạnh tranh cao, có nhịp độ tăng trưởng khá, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh và đảm bảo vững chắc chủ quyền an ninh quốc gia trên biển đảo.

1. Mục tiêu đến năm 2015:

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản đạt bình quân 7,7%/năm.

- Cơ cấu giá trị sản xuất thủy sản: Khai thác thủy sản 42,9%, nuôi trồng thủy sản 49,6%, dịch vụ 7,5%.

- Tổng sản lượng thuỷ sản đạt 145.255 tấn; trong đó: sản lượng khai thác đạt 80.000 tấn, sản lượng nuôi trồng đạt 65.255 tấn.

- Giá trị hàng hóa thủy sản xuất khẩu đạt 75 triệu USD, tốc độ tăng hàng năm 11,9%/năm.

- Tổng lao động chuyên về thuỷ sản hơn 70.000 người.

- Đóng góp ngân sách 15.000 triệu đồng, tốc độ tăng hàng năm 10,9%/năm.

2. Mục tiêu đến năm 2020:

- Tốc độ tăng giá trị sản xuất thủy sản đạt bình quân 6%/năm.

- Tổng sản lượng thuỷ sản đạt 190.000 tấn; trong đó: sản lượng khai thác đạt 90.000 tấn, sản lượng nuôi trồng đạt 100.000 tấn.

- Giá trị hàng hóa thủy sản xuất khẩu đạt 110 triệu USD.

III. Nhiệm vụ chủ yếu phát triển các lĩnh vực đến năm 2015.

1. Về khai thác thuỷ sản:

- Tập trung chỉ đạo chuyển dịch cơ cấu tàu cá theo hướng tăng phương tiện khai thác xa bờ, giảm phương tiện khai thác gần bờ, nâng cấp, cải hoán phương tiện khai thác tuyến lộng và tuyến bờ hiện có, phát triển mạnh phương tiện khai thác tuyến lộng và tuyến khơi để khai thác nguồn lợi thuỷ sản theo từng tuyến biển, từng vùng nước một cách hợp lý, đảm bảo hiệu quả kinh tế cao nhất và phát triển bền vững.

Tổng số phương tiện nghề cá giảm từ 4.876 cái năm 2006 xuống còn 4.500 cái. Tổng công suất phương tiện tăng từ 164.000CV lên 240.000CV.

Trong đó: Phương tiện khai thác xa bờ tăng từ 429 chiếc lên 1.000 chiếc, tổng công suất phương tiện xa bờ tăng từ 57.000CV lên 125.000CV. Phương tiện khai thác tuyến lộng và tuyến bờ giảm từ 4.447 chiếc xuống còn 3.500 chiếc, tổng công suất tăng từ 107.000CV lên 115.000CV.

- Tiếp tục khuyến khích chuyển đổi nghề, phát triển mạnh nghề khai thác có hiệu quả, thân thiện với môi trường như: Lưới vây, rê khơi sát đáy, chụp mực 4 tăng gông, nghề câu; gắn chuyển đổi nghề với ứng dụng công nghệ hiện đại đảm bảo an toàn trong khai thác.

- Tiếp tục chỉ đạo tổ chức lại sản xuất nghề cá, mở rộng hình thức tổ chức theo tổ đội, hiệp hội; khuyến khích đầu tư mới và nâng cấp tàu thu mua đưa công nghệ mới vào bảo quản sản phẩm sau thu hoạch nhằm tăng giá trị gia tăng.

2. Về nuôi trồng thuỷ sản:

2.1. Phát triển nuôi trồng thủy sản cả 3 loại hình mặt nước mặn, lợ, ngọt; phát triển mạnh nuôi trồng thủy sản mặn, lợ, tập trung chỉ đạo đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu sản xuất thuỷ sản theo hướng hiệu quả, bền vững. Đến năm 2015, tổng diện tích nuôi thuỷ sản đạt 22.320 ha, tốc độ tăng trưởng 3,2%/năm; trong đó nuôi thuỷ sản nước ngọt 16.700 ha, nuôi thuỷ sản mặn, lợ 5.620 ha, nuôi thuỷ sản lồng bè 6.850 lồng.

- Đối với nuôi trồng thủy sản nước lợ: Chuyển một số diện tích nuôi tôm sú sang nuôi tôm he chân trắng trên các vùng có khả năng nuôi thâm canh, vùng có hạ tầng riêng biệt, có điều kịên nước, chất đáy phù hợp như: vùng nuôi tôm trên cát, vùng nuôi tôm công nghiệp, vùng ao sâu có nền đáy cứng...

Mở rộng diện tích nuôi cua sau vụ tôm xuân hè đối với vùng nội đê, vùng có hạ tầng đảm bảo qui trình kỹ thuật nuôi. Cơ cấu đối tượng nuôi chủ yếu của vụ 1 (xuân hè) là: tôm sú, tôm he chân trắng; vụ 2 là: cua, tôm he chân trắng, tôm sú. Ngoài các đối tượng nuôi chủ lực có thể phát triển nuôi tôm rảo, cá vược, bống bớp, cá rô phi đơn tính, trồng rau câu… ở những nơi có điều kiện.

- Tiếp tục chuyển diện tích đồng sâu trũng trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thuỷ sản kết hợp trồng trọt, chăn nuôi phát triển trang trại tổng hợp. Quan tâm chỉ đạo phát triển nuôi trồng thuỷ sản trên các hồ chứa.

2.2. Tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo việc thực hiện các qui trình kỹ thuật trong nuôi trồng, sản xuất, dịch vụ giống thuỷ sản, phát triển các vùng nuôi trồng thủy sản hiệu quả bền vững. Thực hiện quan điểm nâng cao chất lượng sản phẩm để nâng cao giá trị xuất khẩu (đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, áp dụng quy phạm kỹ thuật thực hành nuôi tốt GAP, nuôi thuỷ sản hiệu quả bền vững, nuôi thuỷ sản có chứng nhận xuất xứ an toàn vệ sinh để có giá trị cao hơn).

- Đối với nuôi nước lợ:

+ Về hình thức nuôi: khuyến khích áp dụng hình thức nuôi hữu cơ (nuôi không sử dụng hoá chất, kháng sinh cấm), mô hình nuôi ít thay nước có sử dụng chế phẩm sinh học, mô hình nuôi theo hệ thống tuần hoàn kín. Ngoài hình thức nuôi chuyên có thể áp dụng các mô hình nuôi xen ghép. Các cơ sở nuôi tôm căn cứ vào điều kiện hạ tầng, trình độ công nghệ, khả năng đầu tư để lựa chọn hình thức nuôi thâm canh, bán thâm canh hay quảng canh cải tiến.

+ Về giống, thời vụ và mật độ thả giống: phải chỉ đạo thực hiện thống nhất lịch thời vụ và đảm bảo mật độ thả giống theo hướng dẫn của Sở Thuỷ sản. Tăng cường công tác quản lý chất lượng tôm giống, tập trung kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh của các cơ sở sản xuất tôm giống trong tỉnh. Tôm giống di ương phải có nguồn gốc rõ ràng và được kiểm dịch 100%, những trường hợp không chấp hành phải được xử lý nghiêm theo quy định.

+ Về cải tạo ao nuôi: tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo các hộ thực hiện tốt qui trình cải tạo ao nuôi: cải tạo đáy ao cẩn thận bằng các biện pháp cơ học, sinh học và hoá học (không sử dụng các hoá chất cấm) để hạn chế thấp nhất ô nhiễm môi trường ao nuôi từ vụ trước, đồng thời quan tâm nạo vét, nâng cấp ao nuôi, đảm bảo duy trì mực nước theo đúng qui trình kỹ thuật nuôi.

+ Về thức ăn, các chủ cơ sở nuôi tôm căn cứ vào phương thức nuôi, mật độ thả giống để đầu tư thức ăn đảm bảo đúng định lượng, thời điểm, khắc phục tình trạng thừa, thiếu thức ăn ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả nuôi.

- Đối với nuôi nước ngọt: tăng cường kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh của các cơ sở sản xuất giống cá nước ngọt trong tỉnh, khuyến khích phát triển giống cá lớn cung cấp cho miền núi; tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, tập huấn các biện pháp thâm canh cá nước ngọt, đặc biệt là quan tâm đảm bảo độ sâu mực nước nuôi, bổ sung thức ăn, quản lý môi trường ao nuôi, phòng trừ dịch bệnh.

3. Về chế biến thuỷ sản:

- Phát triển mạnh các sản phẩm thủy sản chế biến có giá trị gia tăng cao, phục vụ xuất khẩu, đạt tiêu chuẩn hàng trong siêu thị, cung cấp cho các nhà hàng, khách sạn, các khu du lịch và các khu đô thị.

- Củng cố và phát triển mở rộng quy mô các sản phẩm chế biến thuỷ sản đã có truyền thống và xây dựng thương hiệu sản phẩm như: Nước mắm Thanh Hương, nước mắm Hải Bình, Hải Thanh; Mắm chua Hậu Lộc; Cá khô, moi khô Tĩnh Gia.v.v...

- Tăng cường công tác tiếp thị, quảng cáo, xúc tiến thương mại mở rộng thị trường kể cả thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu.

- Hình thành các khu vực chế biến tập trung ở các trung tâm, tụ điểm nghề cá để tách biệt hẳn việc chế biến ra khỏi các khu dân cư để đảm bảo vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm.

a) Chế biến thuỷ sản xuất khẩu:

Từ năm 2006 - 2010: Nâng cao năng lực của Công ty xuất nhập khẩu Thuỷ sản Thanh Hoá. Ngoài các sản phẩm truyền thống đã có, cần tổ chức sản xuất các mặt hàng và sản phẩm mới, các sản phẩm có giá trị gia tăng cao; củng cố, ổn định và mở rộng sản xuất đối với 3 đơn vị là Công ty Lê Hồng Phát, xí nghiệp Đông lạnh Hoằng Trường, xí nghiệp Đông lạnh Quân đội. Đảm bảo các điều kiện để đăng ký kiểm tra tiêu chuẩn ngành và tiến tới tiêu chuẩn EU.

Từ năm 2011 - 2015: Căn cứ vào kết quả đầu tư nâng cấp và sản xuất kinh doanh của 4 đơn vị trên, sản lượng khai thác, nuôi trồng và nguồn nguyên liệu cho CBXK sẽ đầu tư xây dựng thêm 2 nhà máy mới tại Hậu Lộc và Tĩnh Gia. Các nhà máy mới đầu tư xây dựng cần phải đảm bảo thiết bị hiện đại, đồng bộ, tiên tiến để sản xuất, chế biến các sản phẩm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu vào EU, Bắc Mỹ...

b) Chế biến nội địa:

Phát triển các mặt hàng, sản phẩm truyền thống, xây dựng thưong hiệu sản phẩm hàng hoá chất lượng cao. Cải tiến, mở rộng các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của các bộ phận dân cư. Hình thành các khu vực tập trung để thu gom, sơ chế bảo quản và chế biến thuỷ sản theo mô hình các khu công nghiệp làng nghề để tách biệt các khu dân cư và khu vực thu gom, sơ chế bảo quản và chế biến thuỷ sản, đảm bảo vệ sinh môi trường và an toàn thực phẩm.

4. Xây dựng các cơ sở hạ tầng và dịch vụ nghề cá:

a) Đầu tư xây dựng hệ thống các cảng cá, bến cá:

Giai đoạn 2007 - 2010 đầu tư xây dựng 4 cảng cá và bến cá: Cảng cá Hoà Lộc, Bến cá Hoằng Trường, Bến cá Quảng Nham, mở rộng và nâng cấp Cảng cá Lạch Bạng.

Giai đoạn 2011 - 2015 đầu tư xây dựng 6 cảng và bến cá: Nâng cấp hoàn thiện Cảng cá Lạch Hới, bến cá Hải Châu, bến cá Nga Bạch, bến Ngư Lộc, bến Hoằng Phụ và bến Nghi Sơn.

b) Đầu tư xây dựng hệ thống các chợ cá đầu mối:

Đầu tư xây dựng hệ thống chợ đầu mối và chợ chuyên doanh thuỷ sản (đã được phê duyệt tại Quyết định số: 1999/QĐ-UBND ngày 19/7/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá): 3 chợ đầu mối thuỷ sản tại 3 huyện Hậu Lộc, Tĩnh Gia và thị xã Sầm Sơn; 3 chợ chuyên doanh thuỷ sản tại 3 huyện: Nga Sơn, Hoằng Hoá và Quảng Xương.

c) Đầu tư xây dựng các khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu cá:

Giai đoạn 2006 - 2010: Đầu tư xây dựng 3 khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu cá tại Lạch Hới, Lạch Bạng, Lạch Trường.

Giai đoạn 2011 - 2020: Đầu tư xây dựng 3 khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu cá tại sông Lý - Quảng Xương, tại kênh Choán - Hoằng Hoá, tại kênh Sao Sa - Nga Sơn.

d) Quy hoạch sắp xếp lại hệ thống cơ sở đóng sửa tầu thuyền, cung ứng xăng dầu:

Tại các trung tâm nghề cá lớn của tỉnh: Lạch Trường, lạch Hới và lạch Bạng hình thành 3 khu vực tập trung đủ sức đóng mới và sửa chữa tàu cá có công suất từ 90CV trở lên. Các tụ diểm nghề cá khác: Lạch Sung, Ngư Lộc, lạch Ghép, Nghi Sơn mỗi cụm điểm hình thành 3 khu vực để đóng sửa tàu thuyền cơ giới 90CV trở xuống. Mỗi trung tâm và tụ điểm nghề cá hình thành từ 3 -5 khu vực cung ứng xăng dầu và vật tư nghề cá.

5. Đầu tư xây dựng các trại sản xuất giống thuỷ sản:

a) Sản xuất giống thuỷ sản nước ngọt:

Nâng cấp Trại cá giống Đông Sơn thành trại giống cấp 1 thuộc trung tâm NC&SX giống thuỷ sản làm nhiệm vụ lưu giữ đàn cá giống gốc, cung cấp đàn cá bố mẹ hậu bị cho các trại cấp 2, 3 và chuyển giao công nghệ sản xuất giống chất lượng cao cho các cơ sở sản xuất giống trong tỉnh.

Đầu tư xây dựng mới một số trại sản xuất giống thuỷ sản nước ngọt cấp 3 tại các vùng trọng điểm và có quy mô diện tích chuyển đổi sản xuất lớn, quy mô công suất mỗi trại từ 30 - 50 triệu cá bột/năm: các huyện miền núi: Bá Thước, Cẩm Thuỷ, Thạch Thành, mỗi huyện từ 1 - 2 trại; các huyện đồng bằng, ven biển: Hà Trung, Nông Cống, Triệu Sơn, Yên Định, Nga Sơn, Hậu Lộc, Hoằng Hoá mỗi huyện từ 2 - 3 trại.

Các xã có diện tích nuôi hồ chứa, có nuôi cá lồng bè và diện tích nuôi cá ruộng trũng cần phải dành một quỹ đất nhất định để xây dựng từ 1 - 2 cơ sở ao ương cá giống lớn đạt tiêu chuẩn từ 10 cm trở lên.

b) Sản xuất giống thuỷ sản mặn, lợ:

Xây dựng mới trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống thuỷ sản tại Hải An - Tĩnh Gia (thay thế Trung tâm nghiên cứu và sản xuất giống thuỷ sản tại Hoằng Thanh - Hoằng Hoá). Nâng cấp và củng cố lại một số trại giống hiện có ở các huyện đảm bảo các điều kiện kỹ thuật sản xuất giống tôm, cua, cá đạt chất lượng tốt nhất.

Xây dựng mới 15 trại tại Quảng Xương, Tĩnh Gia làm nhiệm vụ sản xuất giống thuỷ sản mặn, lợ (tôm, cua, cá và nhuyễn thể). Quy mô công suất mỗi trại: 10 – 15 triệu tôm P15; 0,5 - 1 triệu cua giống.

6. Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư và nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2015:

a) Các chương trình, dự án ưu tiên đầu tư đến năm 2015:

 (Có phụ biểu chi tiết kèm theo).

b) Tổng hợp nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2015:

- Tổng vốn đầu tư:

Trên cơ sở nhiệm vụ, mục tiêu của quy hoạch, nhu cầu vốn đầu tư phát triển của ngành Thủy sản thời kỳ 2006-2015 được xác định là: 3.300,86 tỷ đồng, trong đó:

+ Đầu tư khai thác và cơ sở hạ tầng khai thác: 852,00 tỷđ, chiếm 25,8%;

+ Đầu tư nuôi trồng, sản xuất giống thuỷ sản:      1.960,06 tỷđ, chiếm 59,4%;

+ Đầu tư chế biến và chợ cá: 406,00 tỷđ, chiếm 12,3%;

+ Đầu tư xây dựng Trạm kiểm ngư, cơ sở thực hành thí nghiệm, khuyến ngư, điều tra cơ bản: 82,80 tỷđ, chiếm 2,5%.

- Phân kỳ đầu tư: Tổng vốn đầu tư yêu cầu cần có từ 2006- 2015: 3.300,86 tỷ đồng. Trong đó:

Vốn ngân sách: 801,112 tỷ đồng = 24,3%.

Các nguồn vồn khác: 2.499,748 tỷ đồng = 75,7%

+ Giai đoạn 2006 - 2010: 1.753,200 tỷ đồng.

Trong đó: Vốn ngân sách: 530,780 tỷ đồng = 30,6%.

Các nguồn vốn khác: 1.204,420 tỷ đồng = 69,4%.

+ Giai đoạn 2011 - 2015: 1.565,660 tỷ đồng.

Trong đó: Vốn ngân sách: 270,332 tỷ đồng = 17,3%.

Các nguồn vốn khác: 1.295,328 tỷ đồng = 82,7%.

IV. Định hướng nhiệm vụ phát triển ngành Thuỷ sản đến năm 2020.

1. Về khai thác thuỷ sản:

- Giữ ổn định quy mô đội tầu khai thác hải sản ở mức 240.000 CV.

- Hiện đại hoá trang thiết bị của hệ thống thông tin, hệ thống bảo quản sản phẩm, máy dò cá, máy định vị... trên các tầu khai thác hải sản đặc biệt là đội tầu khai thác hải sản xa bờ.

- Xây dựng hoàn chỉnh và trang bị đồng bộ hệ thống cơ sở hạ tầng và dịch vụ khai thác hải sản: hệ thống các cảng cá, bến cá; hệ thống các khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá; hệ thống các chợ cá; hệ thống cung ứng dịch vụ, vật tư, nhiên liệu nghề cá.

2. Về nuôi trồng thuỷ sản:

- Nuôi thuỷ sản nước ngọt: tập trung chuyển dịch mạnh mẽ diện tích cấy lúa hiệu quả thấp sang nuôi thuỷ sản, đến cuối năm 2020 Thanh Hoá có khoảng 20.000 ha nuôi thủy sản kết hợp. Hình thành các vùng nuôi chuyên thuỷ sản và vùng nuôi kết hợp, nuôi thuỷ sản - cấy lúa, nuôi xen ghép; trong đó nuôi thuỷ sản thâm canh và bán thâm canh chiếm 50% diện tích. Đa dạng hoá các đối tượng nuôi trồng. Ưu tiên nghiên cứu ứng dụng, sản xuất, nhập nội và nuôi trồng các đối tượng có giá trị kinh tế và giá trị xuất khẩu lớn.

- Nuôi trồng thuỷ sản mặn lợ: ổn định quy mô diện tích nuôi nước lợ toàn tỉnh ở mức 6.000 ha. Đa dạng các hình thức, đối tượng nuôi trồng, trong đó tôm là đối tượng chủ lực. Đảm bảo 100% diện tích nuôi trồng được xây dựng theo mô hình vùng nuôi tôm an toàn hiệu quả bền vững. Từng bước mở rộng diện tích nuôi cá nước mặn trong các ao đầm, nuôi biển. Khuyến khích nghiên cứu và du nhập công nghệ sản xuất giống, công nghệ nuôi thuỷ sản biển với các đối tượng (giáp xác, nhuyễn thể, cá) và hình thức nuôi đa dạng tập trung trong phạm vi từ độ sâu 6 m nước trở vào bờ và khu vực quần đảo Mê.

3. Chế biến thuỷ sản:

- Hiện đại hoá công nghệ chế biến thuỷ sản xuất khẩu, đảm bảo sản phẩm chế biến đạt yêu cầu chất lượng và vệ sinh công nghiệp theo tiêu chuẩn quy định của các nước kinh tế phát triển Châu Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản.v.v..

- Đa dạng hoá sản phẩm chế biến tiêu dùng nội địa, đảm bảo sản phẩm hàng hoá chế biến đạt các yêu cầu lưu thông trong các siêu thị.

- Đầu tư trang bị hệ thống các thiết bị bảo quản sản phẩm thuỷ sản tại các chợ đầu mối, các trung tâm dân cư để cung cấp sản phẩm thuỷ sản tươi sống đến tay người tiêu dùng.

- Hoàn chỉnh các khu thu gom, bảo quản, chế biến thuỷ sản tập trung ở các trung tâm, tụ điểm nghề cá. Chấm dứt việc sơ chế, bảo quản, chế biến thuỷ sản tại các hộ gia đình, đảm bảo vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.

4. Các cơ sở hạ tầng và dịch vụ hậu cần nghề cá:

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống các công trình kết cấu hạ tầng và dịch vụ thuỷ sản một cách đồng bộ, hiện đại đáp ứng được yêu cầu nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả khai thác, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản.

- Đảm bảo cho các cộng đồng dân cư hoạt động thuỷ sản và ngành Thuỷ sản được hưởng lợi trực tiếp từ các công trình kết cấu hạ tầng và dịch vụ vụ nghề cá một cách thiết thực và có hiệu quả trong hoạt động kinh tế theo cơ chế thị trường.

- Thiết lập hệ thống các quy định, thể chế về quản lý vận hành, khai thác sử dụng, bảo dưỡng sửa chữa hệ thống các công trình kết cấu hạ tầng và dịch vụ thuỷ sản một cách công bằng, thiết thực, hiệu quả giữa các cộng đồng dân cư hoạt động thuỷ sản.

V. Các giải pháp thực hiện quy hoạch.

1. Giải pháp huy động và sử dụng vốn:

Để tạo được lượng vốn khá lớn thực hiện các mục tiêu của quy hoạch, cần phải khai thác và huy động nhiều nguồn vốn khác nhau như vốn ngân sách (Trung ương, địa phương, viện trợ phát triển chính thức ODA), vốn vay của các tổ chức tín dụng, vốn đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp, doanh nhân trong và ngoài nước (FDI) với nhiều hình thức đầu tư thích hợp (BT, BOT…) và chủ yếu bố trí cho các mục đích sau:

- Nguồn vốn ngân sách: tập trung đầu tư xây dựng các bến, cảng, khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu cá, nạo vét luồng lạch, hệ thống thông tin liên lạc, tín hiệu, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, điều tra-khảo sát, quy hoạch, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật; xây dựng đê bao đồng, cống chính, kênh chính, trạm bơm đầu mối, các trại sản xuất giống thuỷ sản cấp 1, đảm bảo môi sinh môi trường.

- Thu hút vốn vay dài hạn của các ngân hàng trong nước và ngân hàng nước ngoài.v.v.. áp dụng các hình thức đầu tư: đầu tư xây dựng và chuyển giao (BT), đầu tư xây dựng, kinh doanh và chuyển giao (BOT) trong việc xây dựng các cơ sở hạ tầng phát triển thuỷ sản.

- Lồng ghép, kết hợp để huy động nhiều nguồn vốn khác nhau trong cùng một dự án đầu tư như: vốn chương trình Biển Đông hải đảo, vốn phòng chống và khắc phục hậu quả bão lụt, vốn tạo việc làm, vốn xoá đói giảm nghèo...

- Thu hút vốn liên doanh hoặc vay để phát triển khai thác xa bờ, chế biến thuỷ sản xuất khẩu, phát triển nghề nuôi trồng thuỷ sản với các đối tượng có giá trị kinh tế cao theo các hình thức thâm canh, bán thâm canh.

- Kêu gọi vốn giúp đỡ của các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ bổ sung cho điều tra môi trường, nguồn lợi; quy hoạch bảo vệ và phát triển nguồn lợi; giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; phòng trừ dịch bệnh cho các loài thuỷ sản.

- Kêu gọi vốn đầu tư vào kinh doanh giống hoặc liên doanh liên kết sản xuất giống tôm, các loại giống thuỷ đặc sản với các vùng, các cơ sở trong và ngoài nước.

- Huy động tối đa nguồn vốn trong nhân dân trên cơ sở tín dụng, giảm dần lãi suất theo thứ tự bỏ vốn để phát triển sản xuất.

2. Giải pháp phát triển các lĩnh vực chuyên ngành:

a) Về khai thác hải sản:

- Tiến hành điều tra khảo sát và phân chia vùng biển theo các tuyến biển để có chính sách quản lý, ưu tiên cụ thể cho từng tuyến.

- Giải pháp quản lý số lượng phương tiện nghề cá theo quy hoạch: cương quyết hạn chế tình trạng phát triển phương tiện khai thác quá mức cho phép theo số lượng, chủng loại tầu thuyền đã được ấn định.

- Từng bước chuẩn hoá đội tàu đúng quy định về vỏ tàu, máy tàu và các trang bị ngư cụ, trang thiết bị hàng hải, thông tin liên lạc cho phù hợp với từng loại phương tiện và ngư trường khai thác.

- Có cơ chế chính sách khuyến khích chuyển đổi nghề đối với tàu xa bờ. Chuyển các nghề khai thác tuyến bờ không có hiệu quả, ảnh hưởng đến nguồn lợi thuỷ sản như te bảy, đăng đáy, rùng... chuyển sang các nghề lưới rê, giã tôm, giã mực, vó ốc, nuôi trồng thuỷ sản hoặc các nghề sản xuất khác.

- Có cơ chế khuyến khích bảo tồn và phát triển nguồn lợi thủy sản.

b) Về phát triển nuôi trồng và sản xuất giống thuỷ sản:

- Tiếp tục thực hiện các chính sách của Chính phủ, UBND tỉnh Thanh Hoá về nuôi trồng thuỷ sản đã ban hành như: Chính sách đầu tư hạ tầng NTTS theo Quyết định 224, các chính sách phát triển giống cây, con....

- Có cơ chế hỗ trợ đầu tư phát triển kinh tế trang trại nông, lâm, thuỷ sản; cơ chế hỗ trợ khắc phục rủi ro do dịch bệnh, môi trường ô nhiễm trong sản xuất giống và nuôi trồng thuỷ sản...

- Quy hoạch và đầu tư đồng bộ hệ thống thuỷ lợi các vùng nuôi thuỷ sản tập trung (cả ngọt và lợ) đảm bảo hệ thống cấp, thoát nước riêng biệt cho vùng nuôi. Chuyển dần diện tích nuôi quảng canh và quảng canh cải tiến sang nuôi bán thâm canh và thâm canh.

- Tập trung chỉ đạo xây dựng các vùng nuôi hiệu quả, bền vững dựa trên quy trình nuôi an toàn, có trách nhiệm, quy chế quản lý vùng nuôi chặt chẽ và hạ tầng vùng nuôi đảm bảo.

- Đẩy mạnh hơn nữa việc dồn điền, đổi thửa, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thuê đất cho các chủ hộ, cơ sở nuôi trồng thuỷ sản.

- Khuyến khích các chủ đầu tư phát triển sản xuất giống thuỷ sản có giá trị kinh tế cao như: tôm, cá rôphi đơn tính đực, cua, nhuyễn thể, các loài cá da trơn, các loài thuỷ sản quý hiếm khác. Có chính sách hỗ trợ để lưu giữ đàn cá giống gốc cho các trại giống cấp 1 để cung cấp giống hậu bị cho các trại giống cấp 2, 3; có chính sách trợ cước, trợ giá cá giống lên miền núi.

c) Về chế biến và dịch vụ hậu cần thuỷ sản:

- Khuyến khích các chủ phương tiện nghề cá xa bờ trang bị lắp đặt hệ thống bảo quản sản phẩm hải sản sau thu hoạch (trang bị hầm bảo quản, tủ cấp đông, nước đá lỏng, đá vẩy.v.v...) trên tàu. Liên kết hình thành các nhóm, tổ hợp, tập đoàn khai thác trong đó có 1 số phương tiện làm nhiệm vụ cung ứng nguyên, nhiên liệu vật tư nghề cá và thu gom vận chuyển sản phẩm hải sản để rút ngắn thời gian lãng phí và nâng cao chất lượng sản phẩm.      

- Có cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư hạ tầng, đào tạo nhân lực xây dựng các làng nghề chế biến thuỷ sản tập trung.

- Tiếp tục thực hiện chính sách về phát triển thị trường, tiêu thụ sản phẩm thuỷ sản theo quyết định 80/TTg của Thủ tướng Chính phủ. Tăng cường hệ thống thông tin giữa các cơ quan nghiên cứu khoa học, doanh nghiệp và ngư dân; Giữa các doanh nghiệp, hộ gia đình và các trường, viện, hiệp hội VASEP, hội nghề cá; giúp đỡ các doanh nghiệp, hộ ngư dân tiếp cận với Thương mại điện tử.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công tác VSAT thực phẩm, kiểm tra chất lượng sản phẩm hàng hoá thuỷ sản. Nghiêm cấm sử dụng các loại hoá chất, các loại chất kháng sinh, các chất độc hại để bảo quản, chế biến, sản xuất giống và nuôi trồng thuỷ sản.

3. Giải pháp về quan hệ sản xuất trong thuỷ sản:

- Hình thành các mô hình liên doanh liên kết trong các lĩnh vực hoạt động thuỷ sản để nâng cao năng lực và sức cạnh tranh trên thị trường và giảm thiểu những rủi ro thất thiệt.

- Vận động, khuyến khích việc hình thành các tổ hợp tác, tổ đội khai thác hải sản (đặc biệt là khai thác hải sản xa bờ) hoạt động theo hình thức hiệp hội trên cơ sở tự nguyện, tự chịu trách nhiệm giữa các tổ chức, doanh nghiệp, chủ phương tiện của từng thôn xóm, từng dòng họ, từng nghề để tương trợ, giúp nhau về thông tin tìm kiếm ngư trường, thông tin về thị trường, giúp nhau trong khai thác, tổ chức những tàu con thoi vận chuyển và cung ứng vật tư sản phẩm và trong việc phòng tránh, cứu nạn cứu hộ khi bão lụt xảy ra.

- Đối với các vùng nuôi thuỷ sản tập trung, chỉ đạo xây dựng các mô hình liên kết giữa các hộ nuôi theo hình thức quản lý cộng đồng, hợp tác, tự quản, tự chịu trách nhiệm nhằm thống nhất thực hiện các biện pháp kỹ thuật, quản lý hệ thống thuỷ lợi, phòng chống dịch bệnh theo hướng nuôi hiệu quả, bền vững.

4. Giải pháp khoa học-công nghệ, đào tạo phát triển nguồn nhân lực:

a) Về hoạt động Khuyến ngư:

- Đầu tư trang bị năng lực và thiết bị cho Trung tâm Khuyến Ngư để đủ sức đáp ứng nhu cầu nội dung công tác Khuyến Ngư đến các huyện và các xã trọng điểm khai thác nuôi trồng, chế biến.

- Tăng cường sự phối hợp với các cơ quan, đoàn thể liên quan (Khuyến Nông, Khuyến Lâm, các cơ quan báo chí, Đoàn Thanh niên, Hội Nông dân, Hội Làm vườn, Hội Phụ nữ.v.v..) để lồng ghép tuyên truyền, phổ biến, chuyển giao các tiến bộ KHCN đến người sản xuất.

- Đa dạng hoá các hình thức, biện pháp tuyên truyền phổ biến, chuyển giao các tiến bộ KHCN phù hợp với từng nội dung, từng vùng và từng đối tượng.

- Phát triển đội ngũ Khuyến Ngư viên cơ sở. Nâng cao hiệu quả hoạt động Khuyến Ngư tiến tới lợi nhuận từ hoạt động Khuyến Ngư có thể bù đắp, trang trải cho chi phí hoạt động.

- Thành lập các tổ khuyến ngư cộng đồng với các nhiệm vụ trao đổi kinh nghiệm kỹ thuật, quản lý, tổ chức sản xuất, kiểm soát môi trường, vay vốn sản xuất, thị trường tiêu thụ, những thông tin hàng ngày trong cộng đồng.

b) Về đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực:

- Hình thành các tiêu chuẩn về bằng cấp, trình độ chuyên môn đối với các hoạt động nghề cá từ khai thác, nuôi trồng đến chế biến thuỷ sản. Trên cơ sở đó lao động nghề cá phải được đào tạo ở các mức độ khác nhau tuỳ theo vị trí lao động của mỗi người.

- Phối hợp với các ngành chức năng để phổ biến, tuyên truyền cho lực lượng lao động nghề cá nắm bắt được những cơ hội, thách thức, những thuận lợi và khó khăn của ngành Thuỷ sản khi Việt Nam đã gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.

- Có chính sách khuyến khích xoá mù cho nông, ngư dân. Thu hút nông dân, ngư dân tham dự các khoá học, lớp học chuyên môn, chuyên đề về khai thác, nuôi trồng, chế biến..v.v...để đảm bảo mọi người sản xuất kinh doanh về các lĩnh vực thuỷ sản nắm bắt và hiểu biết cơ bản được lý luận và kỹ thuật thực hành.

- Xúc tiến việc đào tạo, bổ túc và hoàn chỉnh tay nghề và tìm kiếm thị trường xuất khẩu lao động nghề cá để giải quyết một bộ phận lao động khai thác hải sản dư thừa do việc giảm bớt các phương tiện cơ giới nhỏ ven bờ.

- Nâng cấp Trường Trung học Thuỷ sản lên trường Cao đẳng Thuỷ sản để từng bước nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực cho khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản ; phối hợp với các trung tâm đào tạo nghề các huyện để đào tạo tại cơ sở.

c) Về điều tra cơ bản và nghiên cứu khoa học công nghệ:

- Định kỳ ngành Thuỷ sản chủ trì tổ chức tiến hành điều tra xác định nguồn lợi thuỷ sản vùng biển, vùng triều, vùng nước ngọt để đánh giá biến động nguồn lợi và đề ra các giải pháp điều chỉnh cơ cấu nghề nghiệp khai thác hợp lý và kịp thời đảm bảo cho mục tiêu phát triển bền vững.

- Hàng năm, ngành thủy sản chủ trì và phối hợp với các ngành liên quan điều tra diễn biến các yếu tố môi trường biển, môi trường vùng triều, môi trường nước ngọt để đánh giá các nguyên nhân tác động gây ô nhiễm nguồn nước, cảnh báo cho các cơ sở, các vùng nuôi trồng thủy sản có các giải pháp đối phó và khắc phục kịp thời.

- Phối hợp và liên kết với các cơ quan nghiên cứu trong và ngoài ngành, các doanh nghiệp trong nghành triển khai nghiên cứu, áp dụng và thực nghiệm các đề tài khoa học phục vụ khai thác, nuôi trồng, chế biến đảm bảo năng suất, hiệu quả và chất lượng.

VI. Tổ chức thực hiện quy hoạch

1. Nhiệm vụ trọng điểm cần tập trung chỉ đạo điều hành để bứt phá trong giai đoạn 2006 - 2010:

- Tập trung chuyển đổi cơ cấu phương tiện nghề nghiệp, nâng số tàu đánh bắt xa bờ lên 700 tàu năm 2010.

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển thuỷ sản như cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu cá tại Lạch Hới, Lạch Bạng, Lạch Trường. Tập trung phát triển các trung tâm nghề cá của tỉnh như: Lạch Bạng, Lạch Hới, Lạch Trường, Lạch Ghép.

- Củng cố quan hệ sản xuất trong khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản theo hướng tăng cường liên kết giữa các tổ chức, cá nhân theo các hình thức hiệp hội, hợp tác xã trên nguyên tắc tự nguyện, tự quản tự chịu trách nhiệm.

- Tập trung xây dựng, củng cố, phát triển vùng nuôi trồng thủy sản nước lợ và vùng nuôi nước ngọt tập trung theo hướng an toàn - hiệu quả - bền vững nhằm nâng cao năng suất chất lượng, hiệu quả nuôi trồng thủy sản tạo vùng nguyên liệu cho xuất khẩu.

2. Tổ chức chỉ đạo thực hiện:

- Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành có liên quan cụ thể hoá các nhiệm vụ, các giải pháp nêu trên (công bố quy hoạch, xây dựng biện pháp triển khai, giám sát và đánh giá việc thực hiện quy hoạch; rà soát và điều chỉnh quy hoạch); phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các chủ trương, chính sách có liên quan đến phát triển sản xuất thuỷ sản và tổ chức triển khai thực hiện tốt quy hoạch; tổ chức xây dựng chương trình, các dự án đầu tư phát triển sản xuất thuỷ sản. Định kỳ báo cáo kết quả thực hiện quy hoạch về UBND tỉnh.

- UBND các huyện, thị, thành phố căn cứ nội dung Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Thuỷ sản tỉnh Thanh Hoá đến năm 2015 để lập quy hoạch chi tiết phát triển thuỷ sản huyện, thị, thành phố; tổ chức xây dựng chương trình, các dự án ưu tiên đầu tư phục vụ sản xuất thuỷ sản trên địa bàn quản lý.

- Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính trên cơ sở quy hoạch, chương trình dự án đầu tư, cơ chế, chính sách đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để bố trí, cân đối nguồn vốn đầu tư thực hiện quy hoạch. Các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan theo chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tham gia, tạo điều kiện thực hiện quy hoạch, góp phần thúc đẩy phát triển thuỷ sản.

Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường; các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3 (để thực hiện);
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (để báo cáo);
- TT Tỉnh uỷ, HĐND tỉnh (để báo cáo);
- Chủ tịch, Phó CT UBND tỉnh;
- ChánhVP, Phó VP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, NN (2). Kỳ2007.

CHỦ TỊCH




Mai Văn Ninh

 

PHỤ LỤC:

CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ ĐẾN 2015
(kèm theo Quyết định số: 980 /QĐ-UBND ngày 18/4/2008 của UBND tỉnh)

TT

Tên chương trình, dự án

ĐVT

Quy mô, tổng số

Giai đoạn đầu tư

2006 - 2010

2011 - 2015

A

Lĩnh vực khai thác hải sản và cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác hải sản

 

 

 

 

I

Chương trình phát triển tàu khai thác xa bờ

Chiếc

570

270

300

II

Chương trình đầu tư hệ thống thông tin liên lạc cho đội tàu khai thác từ 90 - 400CV

Chiếc

1.000

1.000

0

III

Chương trình hiện đại hoá công nghệ bảo quản sản phẩm sau khai thác cho đội tàu khai thác hải sản xa bờ từ 90 - 400CV

Chiếc

1.000

1.000

0

IV

Chương trình đầu tư các cảng, bến cá

Dự án

9

4

6

1

Dự án cảng cá Hoà Lộc

Dự án

1

1

-

2

Dự án bến cá Hoằng Trường

Dự án

1

1

-

3

Dự án bến cá Quảng Nham

Dự án

1

1

-

4

Dự án nâng cấp hoàn thiện cảng cá Lạch Hới

Dự án

1

-

1

5

Dự án bến cá Hải Châu

Dự án

1

-

1

6

Dự án mở rộng, nâng cấp cảng cá Lạch Bạng

Dự án

1

1

-

7

Bến cá Nga Bạch

Dự án

1

-

1

8

Bến cá Ngư Lộc

Dự án

1

-

1

9

Bến cá Hoằng Phụ

Dự án

1

-

1

10

Bến cá Nghi Sơn

Dự án

1

-

1

V

Chương trình các khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu cá

Dự án

6

3

3

1

Khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu cá Lạch Hới - Sầm Sơn

Dự án

1

1

-

2

Khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu cá Kênh De - Hậu Lộc

Dự án

1

1

-

3

Khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu cá Lạch Bạng - Tĩnh Gia

Dự án

1

1

-

4

Khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu cá Sao Sa - Nga Sơn

Dự án

1

-

1

5

Khu neo đậu tránh, trú bão tàu cá Kênh Choán - Hoằng Hoá

Dự án

1

-

1

6

Khu neo đậu tránh, trú bão cho tàu cá Sông Lý - Quảng Xư­ơng

Dự án

1

-

1

B

Lĩnh vực tư nuôi trồng thuỷ sản

 

 

 

 

I

Chương trình chuyển dịch cơ cấu sản xuất xây dựng các vùng nuôi thuỷ sản kết hợp cấy lúa.

ha

7.798

4.000

3.798

II

Chương trình khôi phục và phát triển nuôi cá lồng, bè nước ngọt

lồng

5.000

2.500

2.500

III

Chương trình đầu tư mở rộng vùng nuôi nhuyễn thể

ha

320

320

0

IV

Chương trình đầu tư nuôi thuỷ sản lồng, bè trên biển

lồng

350

0

350

V

Chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng nuôi thuỷ sản tập trung

ha

4.000

2.000

2.000

VI

Chương trình đầu tư xây dựng các trại sản xuất giống thuỷ sản (ngọt, lợ, mặn)

trại

45

20

25

1

Chương trình đầu tư xây dựng các trại sản xuất giống thuỷ sản nước ngọt

trại

30

15

15

2

Chương trình đầu tư xây dựng các trại sản xuất giống thuỷ sản nước lợ, mặn

trại

15

5

10

VII

Dự án nâng cấp trại giống cấp 1 - Đông Sơn

trại

1

1

0

VIII

Dự án xây dựng trung tâm giống hải sản

trại

1

1

0

IX

Chương trình bảo tồn, phát triển giống thuỷ sản bản địa.

Thực hiện trong suốt quá trình từ 2006 – 2015

C

Lĩnh vực chế biến và dịch vụ hậu cần thuỷ sản

 

 

 

 

I

Dự án đầu tư xây dựng các Nhà máy Chế biến TS XK

dự án

2

0

2

1

Nhà máy ĐL chế biến TSXK Hoà Lộc - Hậu Lộc

dự án

1

-

1

2

Nhà máy ĐL chế biến TSXK Xuân Lâm - Tĩnh Gia

dự án

1

-

1

II

Chương trình phát triển các khu chế biến tập trung, đảm bảo VSMT vùng biển và VSAT thực phẩm

khu

30

12

18

1

Khu vực Lạch Sung

khu

3

1

2

2

Khu vực Ngư Lộc

khu

3

1

2

3

Khu vực Lạch Trường

khu

5

2

3

4

Khu vực Lạch Hới

khu

6

3

3

5

Khu vực Lạch Ghép

khu

4

2

2

6

Khu vực Lạch Bạng

khu

6

3

3

7

Khu vực Nghi Sơn - Hải Hà

khu

3

1

2

III

Chương trình phát triển các cơ sở dịch vụ hậu cần nghề cá (đóng sửa tầu thuyền, cung ứng xăng dầu nghề cá)

khu

30

12

18

1

Khu vực Lạch Sung

khu

3

1

2

2

Khu vực Ngư Lộc

khu

3

1

2

3

Khu vực Lạch Trường

khu

5

2

3

4

Khu vực Lạch Hới

khu

6

3

3

5

Khu vực Lạch Ghép

khu

4

2

2

6

Khu vực Lạch Bạng

khu

6

3

3

7

Khu vực Nghi Sơn - Hải Hà

 

3

1

2

IV

Chương trình đầu tư xây dựng phát triển các chợ chuyên doanh và chợ đầu mối thuỷ sản

chợ

6

4

2

1

Chợ đầu mối thuỷ sản Hoà Lộc

chợ

1

1

-

2

Chợ đầu mối thuỷ sản Tĩnh Gia

chợ

1

1

-

3

Chợ đầu mối thủy sản Sầm Sơn

chợ

1

1

-

4

Chợ chuyên doanh thủy sản Nga Sơn

chợ

1

-

1

5

Chợ chuyên doanh thủy sản Hoằng Hoá

chợ

1

-

1

6

Chợ chuyên doanh thủy sản Quảng Xương

chợ

1

1

-

V

Chương trình phát triển chế biến các sản phẩm thuỷ sản truyền thống

Thực hiện trong suốt quá trình từ 2006 - 2015

D

Lĩnh vực GDĐT, NCKH, BVNL Thuỷ sản

 

 

 

 

I

Chương trình củng cố, hoàn thiện quan hệ sản xuất thuỷ sản.

Thực hiện trong suốt quá trình từ 2006 - 2015.

II

Dự án đóng mới tàu kiểm ngư 1.000CV

dự án

1

-

1

III

Dự án đầu tư XD trạm kiểm ngư Lạch Trường

Dự án

1

1

0

IV

Các dự án quy hoạch phát triển thuỷ sản của mối huyện, thị, thành phố

Dự án

27

27

0

V

Các dự án quy hoạch chi tiết theo từng lĩnh vực chuyên ngành: khai thác, nuôi nước ngọt, nuôi nước lợ, nuôi biển, chế biến, dịch vụ thuỷ sản

Dự án

6

6

0

VI

Chương trình điều tra nghiên cứu diễn biến môi trường, nguồn lợi thuỷ sản thuỷ sản ngọt, lợ, mặn

Dự án

3

1

2

VII

Dự án xây dựng cơ sở thực hành, thí nghiệm trường cao đẳng Thuỷ sản

Dự án

1

1

0

VIII

Chương trình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho việc phát triển khai thác, NT, CBTS

Người

25.000

12.000

13.000

IX

Chương trình chuyển giao công nghệ, các tiến bộ khoa học kỹ thuật khai thác, nuôi trồng, chế biến thuỷ sản

Thực hiện trong suốt quá trình từ 2006 - 2015

X

Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản

Thực hiện trong suốt quá trình từ 2006 - 2015

XI

Chương trình nghiên cứu thị trường, xúc tiến thương mại và nâng cao chất lượng hàng hoá thuỷ sản

Thực hiện trong suốt quá trình từ 2006 - 2015

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 980/QĐ-UBND

Loại văn bản Quyết định
Số hiệu 980/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành 17/04/2008
Ngày hiệu lực 17/04/2008
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Lĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lực Còn hiệu lực
Cập nhật 16 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Download Văn bản pháp luật 980/QĐ-UBND

Lược đồ Quyết định 980/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Th


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

Văn bản liên quan ngôn ngữ

Văn bản sửa đổi, bổ sung

Văn bản bị đính chính

Văn bản được hướng dẫn

Văn bản đính chính

Văn bản bị thay thế

Văn bản hiện thời

Quyết định 980/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Th
Loại văn bản Quyết định
Số hiệu 980/QĐ-UBND
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Mai Văn Ninh
Ngày ban hành 17/04/2008
Ngày hiệu lực 17/04/2008
Ngày công báo ...
Số công báo
Lĩnh vực Lĩnh vực khác
Tình trạng hiệu lực Còn hiệu lực
Cập nhật 16 năm trước

Văn bản thay thế

Văn bản hướng dẫn

Văn bản được hợp nhất

Văn bản gốc Quyết định 980/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Th

Lịch sử hiệu lực Quyết định 980/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành Th

  • 17/04/2008

    Văn bản được ban hành

    Trạng thái: Chưa có hiệu lực

  • 17/04/2008

    Văn bản có hiệu lực

    Trạng thái: Có hiệu lực