Quyết định 983-QĐ

Quyết định 983-QĐ năm 1965 ban hành thể lệ tiền tiết kiệm dài hạn của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Nội dung toàn văn Quyết định 983-QĐ thể lệ tiền tiết kiệm dài hạn


NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 983-QĐ

Hà Nội, ngày 13 tháng 12 năm 1965 

 

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH THỂ LỆ TIỀN TIẾT KIỆM DÀI HẠN

TỔNG GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT

Căn cứ Nghị định số 312-TTg ngày 21/08/1959 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập quỹ tiết kiệm xã hội chủ nghĩa;
Xét tình hình và khả năng tham gia gửi tiền tiết kiệm của cán bộ, công nhân, viên chức, bộ đội và tất cả các tầng lớp nhân dân ở thành thị và nông thôn trong phong trào thi đua chống Mỹ cứu nước
.

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1: Nay ban hành thể lệ gửi tiền tiết kiệm dài hạn kèm theo quyết định này.

Điều 2: Thể lệ này được thi hành kể từ ngày ban hành.

Điều 3: Các ông Chánh văn phòng, Cục trưởng Cụ tiết kiệm, Cục trưởng Cục cho vay hợp tác xã sản xuất nông nghiệp ở Ngân hàng Trung ương và các ông trưởng chi nhánh ngân hàng các tỉnh và thành phố có trách nhiệm thi hành quyết định này.

 

 

 

KT. TỔNG GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC




Vũ Duy Hiệu

THỂ LỆ

GỬI TIỀN TIẾT KIỆM DÀI HẠN

Điều 1: Thể thức tiết kiệm dài hạn có mục đích:

- Khuyến khích mọi người gửi tiền tiết kiệm đều đặn sau một thời  gian tương đối  dài, có một số tiền nhất định dùng vào việc chi tiêu có mục đích;

- Khuyến khích mọi người tiết kiệm tiêu dùng, chi tiêu có kế hoạch, góp phần làm cho việc gửi tiền tiết kiệm thành nếp sống thường xuyên trong sinh hoạt của nhân dân;

- Làm tăng thêm nguồn vốn huy động tiết kiệm của Nhà nước một cách tương đối ổn định để phục vụ nhiệm vụ sản xuất, chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu, góp phần chống Mỹ cứu nước, đồng thời đẩy mạnh công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, ủng hộ cách mạng giải phóng miền Nam.

Điều 2: Đối tượng người gửi tiền là cán bộ, công nhân, viên chức, bộ đội và tất cả các tầng lớp nhân dân ở thành thị và nông thôn.

Điều 3: Tùy theo khả năng của mỗi người, người gửi sẽ gửi từng món đều đặn hàng tháng. Số tiền gửi một lần ít nhất  là 2 đồng. Trường hợp người gửi gặp trở ngại, không gửi được liên tục, thì có thể hoãn việc gửi  tiền một hai tháng, rồi lại tiếp tục gửi. Đôi với những người có thu nhập theo thời vụ, thì có thể gửi tiền theo vụ thu hoạch.

Điều 4: Thời hạn gửi là hai năm trở lên kể từ ngày gửi lần đầu tiên. Sau hai năm người gửi có thể gửi tiếp tục như trước hoặc rút vốn ra.

Gặp hoàn cảnh khó khăn đặc biệt, người gửi có thể rút vốn ra trước thời gian.

Điều 5: Lãi suất quy định là 0,51% một tháng cho mỗi số tiến gửi từ ngày gửi cho đến ngày lấy vốn ra.

Người gửi rút vốn ra trước thời hạn thì:

- Không được trả lãi nếu gửi chưa đủ một năm;

- Được trả lãi 0,51% một tháng nếu rút ra vì có lý do chính đáng và đã gửi đủ một năm trở lên.

Tiền lãi chỉ tính chẵn tháng và trả cùng lúc với tiền vốn khi lĩnh vốn ra.

Điều 6: Người gửi tiền tiết kiệm theo thể thức này sẽ nhận một quyển số tiết kiệm dài hạn. Trong quyển sổ, quỹ tiết kiệm ghi họ tên, chỗ ở, chứng minh thư của người gửi. Nếu không có chứng minh thư có thể đề nghị ghi bí danh vào sổ lưu tại quỹ tiết kiệm.

Mỗi lần gửi vào, người gửi sẽ ký tên vào sổ lưu. Khi lấy vốn ra sẽ ký vào sổ của mình và trả sổ ấy lại cho quỹ tiết kiệm nơi gửi.

Gửi tiền tiết kiệm nơi nào, người gửi chỉ được lấy vốn và lãi tại nơi đó.

Điều 7: Khi mất sổ tiết kiệm người gửi tiền cần báo ngay cho quỹ tiết kiệm nơi gửi biết. Trong giấy báo mất, cần ghi rõ họ tên, chỗ ở, chứng minh thư của người gửi (nếu có), số sổ tiết kiệm, ngày gửi và số dư cuối cùng trên sổ để quỹ tiết kiệm xét và giải quyết.

Điều 8: Nếu người gửi tiền tiết kiệm di chuyển đi nơi khác thì đến quỹ tiết kiệm nơi mình gửi xin chuyển sổ tiết kiệm đến nơi ở mới để tiếp tục gửi. Việc chuyển sổ không phải chịu thủ tục phí.

Điều 9: Trường hợp người gửi tiền tiết kiệm chết thì số tiền tiết kiệm của người ấy thuộc quyền sở hữu của người thừa kế chính thức do pháp luật hiện hành quy định.

Điều 10: Thể lệ này được thi hành kể từ ngày ban hành.

Về chi tiết thi hành sẽ có văn bản hướng dẫn riêng./.

 

 

 

Đã xem:

Đánh giá:  
 

Thuộc tính Văn bản pháp luật 983-QĐ

Loại văn bảnQuyết định
Số hiệu983-QĐ
Cơ quan ban hành
Người ký
Ngày ban hành13/12/1965
Ngày hiệu lực13/12/1965
Ngày công báo31/12/1965
Số công báoSố 18
Lĩnh vựcTiền tệ - Ngân hàng
Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
Cập nhật18 năm trước
Yêu cầu cập nhật văn bản này

Lược đồ Quyết định 983-QĐ thể lệ tiền tiết kiệm dài hạn


Văn bản bị sửa đổi, bổ sung

    Văn bản liên quan ngôn ngữ

      Văn bản sửa đổi, bổ sung

        Văn bản bị đính chính

          Văn bản được hướng dẫn

            Văn bản đính chính

              Văn bản bị thay thế

                Văn bản hiện thời

                Quyết định 983-QĐ thể lệ tiền tiết kiệm dài hạn
                Loại văn bảnQuyết định
                Số hiệu983-QĐ
                Cơ quan ban hànhNgân hàng Nhà nước
                Người kýVũ Duy Hiệu
                Ngày ban hành13/12/1965
                Ngày hiệu lực13/12/1965
                Ngày công báo31/12/1965
                Số công báoSố 18
                Lĩnh vựcTiền tệ - Ngân hàng
                Tình trạng hiệu lựcKhông còn phù hợp
                Cập nhật18 năm trước

                Văn bản thay thế

                  Văn bản được dẫn chiếu

                    Văn bản hướng dẫn

                      Văn bản được hợp nhất

                        Văn bản được căn cứ

                          Văn bản hợp nhất

                            Văn bản gốc Quyết định 983-QĐ thể lệ tiền tiết kiệm dài hạn

                            Lịch sử hiệu lực Quyết định 983-QĐ thể lệ tiền tiết kiệm dài hạn

                            • 13/12/1965

                              Văn bản được ban hành

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 31/12/1965

                              Văn bản được đăng công báo

                              Trạng thái: Chưa có hiệu lực

                            • 13/12/1965

                              Văn bản có hiệu lực

                              Trạng thái: Có hiệu lực